intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học "Xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15" được nghiên cứu với mục tiêu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TLCM của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15, luận án nghiên cứu xây dựng nội dung huấn luyện TLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 để đưa vào ứng dụng nhằm phát triển TLCM, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện và cải thiện thành tích thể thao cho đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRẦN THỊ HỒNG VIỆT XÂY DỰNG NỘI DUNG HUẤN LUYỆN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG BÀN LỨA TUỔI 14-15 Ngành: Giáo dục học Mã số : 9140101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÚC 2. TS. ĐINH THỊ MAI ANH Phản biện 1: PGS.TS. Đặng Hà Việt Cục Thể dục thể thao Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Ngọc Viễn Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Phản biện 3:TS. Lê Vương Anh Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ tại: Vào hồi........ giờ........ ngày....... tháng........ năm 2024 Có thể tìm luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
  3. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN PHẦN MỞ ĐẦU Nâng cao thành tích thể thao của nước nhà tiếp cận với trình độ thể thao khu vực, từng bước hoà nhập với trình độ thể thao Châu Á và thế giới đã trở thành một nhiệm vụ chiến lược của ngành TDTT. Vì vậy việc đào tạo tài năng thể thao một cách khoa học theo định hướng có mục tiêu phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội của đất nước là đòi hỏi tất yếu, là quy luật khách quan. Huấn luyện thể lực chuyên môn (TLCM) cho vận động viên bóng bàn trẻ là phần quan trọng trong hệ thống đào tạo vận động viên, cấu trúc của hệ thống đào tạo bao gồm nhiều mặt mà trong đó quan trọng nhất là đảm bảo các mặt của quá trình huấn luyện (thể lực chuyên môn, kỹ - chiến thuật - tâm lý – ý chí), tạo dựng và duy trì trạng thái sung sức thể thao phục vụ cho thi đấu. Trình độ thể lực chuyên (TĐTLCM) càng phát triển tốt thì càng có lợi cho việc nắm vững kỹ thuật, thúc đẩy sự phát triển và duy trì trạng thái thi đấu tốt cho vận động viên trong những cuộc thi đấu lớn, căng thẳng, phát huy hết trình độ kỹ thuật, chiến thuật, qua đó giúp VĐV đạt được thành tích thể thao cao nhất Những năm gần đây ở nước ta có rất nhiều công trình nghiên cứu về TĐTL cho VĐV Bóng bàn. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về xây dựng nội dung huấn luyện TLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác huấn luyện TLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 theo xu hướng hiện đại, luận án tiến hành nghiên cứu “Xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15”. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TLCM của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15, luận án nghiên cứu xây dựng nội dung huấn luyện TLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 để đưa vào ứng dụng nhằm phát triển TLCM, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện và cải thiện thành tích thể thao cho đối tượng nghiên cứu. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện thể lực
  4. 2 chuyên môn cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 Nhiệm vụ 2: Xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Giả thuyết khoa học Thể lực chuyên môn là yếu tố quan trọng cấu thành trình độ tập luyện (kỹ, chiến thuật, thể lực, tâm lý) của VĐV bóng bàn. Nếu xây dựng được nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn đảm bảo được cơ sơ khoa học và phù hợp với quy luật huấn luyện của giai đoạn đào tạo chuyên môn hóa của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14- 15 sẽ nâng cao được trình độ chuyên môn của họ. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Ý nghĩa khoa học của luận án Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện những kiến thức lý luận về các vấn đề liên quan tới công tác huấn luyện TLCM và các yếu tố ảnh hưởng tới TLCM của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 một cách khoa học và phù hợp với thực tiễn,. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án lựa chọn được 09 test đủ điều kiện đánh giá TĐTLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15, qua đó đã lựa chọn nội dung và xây dựng kế hoạch huấn luyện TLCM cho cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Kết quả đã nâng cao được TĐTLCM cho đối tượng nghiên cứu, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả thành tích thi đấu cho nam VĐV Bóng bàn 14-15 tuổi, đáp ứng được mục tiêu đào tạo thể thao thành tích cao (TTTTC) mà Đảng, Nhà nước và cơ quan lãnh đạo đang đặc biệt quan tâm. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án trình bày trong 152 trang A4, gồm các phần (Mở đầu 5 trang; chương 1 tổng quan các vấn đề nghiên cứu 46 trang; chương 2 phương pháp và tổ chức nghiên cứu 17 trang; chương 3 kết quả nghiên cứu và bàn luận 82 trang). Luận án đã sử dụng 49 tài liệu tham khảo, trong đó có 38 tài liệu tiếng Việt, 5 tài liệu tiếng Anh, 6 tài liệu bằng tiếng Trung. Trong đó, luận án đã sử dụng 54 bảng số liệu, 11 biểu đồ, 8 hình ảnh và 5phụ lục. B. NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
  5. 3 1.1. Đặc điểm công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV Bóng bàn trẻ 1.2. Xu thế huấn luyện thể lực hiện nay trong đào tạo vận động viên Bóng bàn 1.3. Khái niệm, phân loại các tố chất thể lực chuyên môn đặc thù của vận động viên Bóng bàn 1.4. Kế hoạch huấn luyện cho vận động viên Bóng bàn trẻ 1.5. Lượng vận động và quãng nghỉ trong huấn luyện thể thao 1.6. Đặc điểm tâm sinh lý vận động viên lứa tuổi 14-15. 1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan Nhận xét chương 1 Chương 1 của luận án đã phân tích cụ thể kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan và làm rõ các khái niệm có liên quan tới quá trình nghiên cứu. Đây là những căn cứ lý luận cần thiết để tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo của đề tài. CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.1.5. Phương pháp kiểm tra y học 2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.1.7. Phương pháp toán học thống kê. 2.2.Tổ chức nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung huấn luyện TLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng quan trắc: 31 cán bộ, giảng viên, chuyên gia, huấn luyện viên trong lĩnh vực huấn luyện thể thao của Trường đại học TDTT Bắc Ninh và các trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội, Quân Đội, Hải Dương, Bộ Công An, Hải Phòng Khách thể nghiên cứu: 26 Nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Cỡ mẫu nghiên cứu thực nghiệm: 10 nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 của Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội. 2.2.3. Thời gian nghiên cứu Luận án được tiến hành nghiên cứu trong 4 năm từ tháng 11/2018
  6. 4 đến tháng 11/2023 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn của nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 14-15 3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 3.1.1.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 Để Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến TLCM của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15, luận án tiến hành - Phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan, qua quan sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp các HLV tại các trung tâm huấn luyện TDTT: Hà Nội, Quân Đội, Hải Dương, Công An Nhân dân, câu lạc bộ T&T…. - Kiểm nghiệm độ tin cậy của phiếu phỏng vấn bằng hệ số Cronbach's Alpha. - Phỏng vấn các HLV, chuyên gia Bóng bàn Kết quả phỏng vấn cho thấy, có 07 yếu tố như trên được các chuyên gia, HLV Bóng bàn đánh giá cao ở mức ảnh hưởng rất lớn, đạt điểm trung bình từ 4.26 đến 4.68. Đó là: kế hoạch huấn luyện với tổng điểm là 143 điểm, điểm trung bình là 4.61; Bài tập thể lực chuyên môn với tổng điểm là 145, điểm trung bình là 4.68; Phương pháp huấn luyện TLCM với tổng điểm là 134, điểm trung bình là 4.32; đội ngũ HLV với tổng điểm là 138, điểm trung bình là 4.45 và điều kiện tập luyện với tổng điểm là 143, điểm trung bình là 4.61; Trạng thái chức năng cơ thể với tổng điểm là 141, điểm trung bình là 4.55 và nhận thức của VĐV với tổng điểm là 132, điểm trung bình là 4.26. 3.1.1.2. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Về thực trạng kế hoạch huấn luyện TLCM cho VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15: Kết quả khảo sát thực trạng kế hoạch huấn luyện TLCM cho VĐV bóng bàn trẻ của Đội tuyển trẻ quốc gia và một số trung tâm bóng bàn khu vực phía Bắc cho thấy, nhìn chung kế hoạch huấn luyện đều giống nhau về cấu trúc, theo đúng trình tự và cấu trúc giai đoạn trong việc lập kế hoạch; việc phân bổ thời gian huấn luyện và tỷ lệ phân chia các nội dung huấn luyện chính: thể
  7. 5 lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý được sắp xếp hợp lý và có thể đảm bảo thu được hiệu quả huấn luyện. Về thực trạng đội ngũ huấn luyện viên cho thấy: thông qua quan sát thực thế và bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cho thấy, đội ngũ HLV Bóng bàn tại các trung tâm đều là những người có trình độ chuyên môn cao và cũng có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. 100% các HLV từng là VĐV chuyên nghiệp của đội tuyển cấp tỉnh và cấp quốc gia, các HLV luôn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp, phương tiện huấn luyện và đã đạt trình độ cử nhân TDTT. Như vậy, chất lượng của HVL tại các trung tâm Bóng bàn đều đảm bảo được yêu cầu của công tác huấn luyện chuyên môn cao. Về thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác huấn luyện thể lực chuyên môn: các trung tâm huấn luyện đã trang bị tương đối đầy đủ các cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tập luyện cả về kỹ chiến thuật và thể lực cho môn Bóng bàn. Tất cả các phòng tập đều khang trang, sạch đẹp, đủ ánh sáng, đạt tiêu chuẩn khu vực thi đấu theo đúng quy định của luật Bóng bàn quốc tế. Về thực trạng việc sử dụng các bài tập. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực trạng sử dụng các bài tập phát triển TLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 tại một số tỉnh thành phía Bắc được sử dụng tương đối đa dạng, tuy nhiên vẫn tồn tại một số vấn đề sau: Các bài tập được sử dụng tại mỗi đơn vị khác nhau, mức độ sử dụng và số lượng bài tập cũng khác nhau dẫn tới phát triển các tố chất TLCM khác nhau tùy theo kinh nghiệm huấn luyện của từng HLV. Các bài tập chưa được nghiên cứu xác định hiệu quả trên đối tượng nghiên cứu theo hệ thống khoa học mà chỉ được sử dụng theo thói quen và kinh nghiệm huấn luyện của VĐV nên chưa tác động có hướng đích vào quá trình huấn luyện. Các bài tập chưa được phân nhóm chi tiết trong phát triển các tố chất thể lực chuyên môn đặc thù trong quá trình huấn luyện. Về thực trạng việc sử dụng phương pháp, phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 cho thấy: Trong quá trình nghiên cứu cho thấy, thực trạng sử dụng các phương pháp, phương tiện huấn luyện được áp dụng là tương đối đa
  8. 6 dạng nhưng không đồng đều trong công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15, điều đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng buổi tập của VĐV. Về trạng thái chức năng cơ thể của VĐV Từ những phân tích cho thấy, chức năng bộ máy vận động của nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 14 – 15 tại một số đơn vị khu vực phía Bắc còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây chấn thương và bệnh lý bộ máy vận động. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện và thi đấu của VĐV. Về nhận thức của VĐV Sau khi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi cho thấy 100% VĐV được phỏng vấn đều nhận thức được vai trò quan trọng của TLCM trong tập luyện và thi đấu, có 100% VĐV cho rằng, TLCM có ý nghĩa quan trọng giúp nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu; 96.1% đánh giá, TLCM sẽ giúp đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đề ra của buổi tập và 92.3% VĐV đang có thái độ tự giác, tích cực tập luyện, tuy nhiên vẫn còn 23.1% VĐV cảm thấy chán nản, uể oải khi đến giờ tập luyện TLCM. Trao đổi với VĐV luận án được biết, các bài tập TLCM lặp đi lặp lại gây nhàm chán, phương pháp huấn luyện thì đơn điệu nên dẫn đến VĐV chưa có thái độ tập luyện đúng đắn. 3.1.2. Đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15. 3.1.2.1. Lựa chọn các test đánh giá thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 Xác định các tố chất thể lực chuyên môn đặc trưng trong môn Bóng bàn. Để có cơ sở lựa chọn test, bằng phương pháp tham khảo, tổng hợp các tài liệu liên quan, và phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi các HLV, chuyên gia bóng bàn, luận án đã xác định được 03 nhóm tố chất TLCM đặc trưng của VĐV Bóng bàn là: nhóm tố chất tốc độ và tính linh hoạt; nhóm tố chất sức mạnh tốc độ và nhóm tố chất sức bền tốc độ. Lựa chọn Test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 14-15 Qua phân tích, tổng hợp các tài liệu tham khảo có liên quan, qua quan sát sư phạm, đồng thời qua phỏng vấn trực tiếp các HLV Bóng bàn, luận án đã xác định được 40 test đánh giá TLCM thuộc 3
  9. 7 nhóm tố chất TLCM đặc thù trong huấn luyện nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15: Nhóm Test đánh giá tốc độ và tính linh hoạt: 13 test Nhóm Test đánh giá sức mạnh tốc độ: 13 test Nhóm Test đánh giá sức bền tốc độ: 14 test Sau đó, để lựa chọn được những test phù hợp nhất để sử dụng trong quá trình nghiên cứu, luận án đã tiến hành phỏng vấn các HLV, chuyên gia đang trực tiếp làm công tác huấn luyện Bóng bàn tại một số trung tâm khu vực phía Bắc thông qua hình thức phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi. Kết quả, luận án đã lựa chọn được 12 test có kết quả phỏng vấn đạt điểm trung bình từ 2.35 trở lên để áp dụng vào bước tiếp theo của quá trình nghiên cứu. Kiểm nghiệm độ tin cậy và tính thông báo của các Test đã lựa chọn. Sau khi xác định được 12 test đánh giá TLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15, để xác định tính phù hợp, đảm bảo tính khoa học của các Test đã lựa chọn về khả năng đánh giá TĐTLCM cho đối tượng nghiên cứu, luận án đã tiến hành kiểm nghiệm độ tin cậy và tính thông báo của các Test Bằng các phương pháp nghiên cứu thường quy, luận án đã lựa chọn được 9 Test thuộc 3 nhóm đánh giá tố chất TLCM đặc thù của VĐV Bóng bàn vừa có tính thông báo đầy đủ, vừa đảm bảo độ tin cậy cao để đưa vào thực nghiệm các bước tiếp theo của luận án, đó là các Test: Nhóm Test đánh giá tốc độ và tính linh hoạt: Test 1: Di chuyển ngang nhặt bóng 4.5m x 21 quả (giây) Test 2: Phối hợp vụt nhanh thuận- trái tay từ 2 điểm sang 1 điểm trong 1 phút (lần) Test 3: Di chuyển ½ bàn giật bóng thuận tay từ 2 điểm sang 1 điểm trong 1 phút (lần) Nhóm Test đánh giá sức mạnh tốc độ: Test 4: Mô phỏng di chuyển giật bóng thuận-trái tay với tạ tay 1kg trong 30 giây (lần) Test 5: Bạt bóng thuận tay với bóng xoáy lên từ 1 điểm sang 1 điểm trong 1 phút (lần) Test 6: Di chuyển nhảy bước phối hợp đẩy trái- bạt phải từ 2
  10. 8 điểm sang 1 điểm trong 1 phút (lần) Nhóm Test đánh giá sức bền tốc độ: Test 7: Nhảy dây đơn trong 2 phút Test 8: Giật bóng thuận tay với bóng xoáy xuống từ 1 điểm sang 1 điểm trong 2 phút (lần) Test 9: Phối hợp di chuyển giật bóng thuận-trái tay xoáy lên từ 2 điểm sang 1 điểm trong 2 phút (lần) 3.1.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 luận án đã tiến hành các bước sau - So sánh thành tích 9 test đánh giá thể lực chuyên môn của nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 14-15 giữa 2 lần kiểm tra - So sánh kết quả kiểm tra trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14 và lứa tuổi 15. - Phân loại tiêu chuẩn đánh giá trình độ TLCM của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14 – 15 theo nguyên tắc 2 xích ma. - Xây dựng bảng điểm đánh giá các test theo điểm 10, thông qua thang độ C. - Xây dựng bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu. - Quy trình kiểm tra đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 14-15 - Kiểm chứng ngẫu nhiên tiêu chuẩn đánh giá trình độ TLCM cho nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 14-15 được xây dựng 3.1.2.3. Đánh giá thực trạng trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Trên cơ sở các tiêu chuẩn đã xây dựng, luận án tiến hành đánh giá thực trạng TĐTLCM của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 tại 04 đơn vị huấn luyện Bóng bàn gồm: Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội (07 VĐV), Trung tâm huấn luyện và thi đấu Hải Dương (06 VĐV), Trung tâm TDTT Quân Đội (06 VĐV), CLB Bóng bàn T&T (07 VĐV). Các VĐV được kiểm tra theo trình tự thống nhất ở 09 test mà luận án đã lựa chọn, đối chiếu với bảng phân loại và bảng điểm của từng test, sau đó quy ra tổng điểm và phân loại theo từng mức xếp loại. Kết quả được trình bày ở bảng 3.25
  11. 9 Bảng 3.25. Thực trạng trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 tại một số đơn vị khu vực phía Bắc
  12. 10 Kết quả ở bảng 3.25 cho thấy kết quả kiểm tra các test đánh giá trình độ TLCM của VĐV ở các đơn vị là tương đương nhau, điều đó được thể hiện khi so sánh thành tích của đội Hà Nội với các đội khác: Quân Đội, Hải Dương, T&T là không có ý nghĩa với ttính < tbảng với ngưỡng xác suất P>0.05 Tiếp theo, luận án tiến hành đối chiếu thành tích đạt được với bảng điểm tổng hợp để đánh giá xếp loại trình độ TLCM đạt được của VĐV, kết quả được thể hiện ở bảng 3.26 Bảng 3.26. Thực trạng phân loại trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 tại một số đơn vị khu vực phía Bắc Quân Hải CLB Tổng Hà Nội Phân Đội Dương T&T hợp TT (n=7) loại (n=6) (n=6) (n=7) (n=26) mi % mi % mi % mi % mi % 1 Giỏi 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 2 Khá 0 0.0 0 0.0 0 0.0 1 14.3 1 3.8 Trung 3 5 71.4 5 83.3 4 66.7 5 71.4 19 73.1 bình 4 Yếu 2 28.6 1 16.7 2 33.3 1 14.3 6 23.1 5 Kém 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Kết quả ở bảng 3.26 cho thấy, chỉ có 01 VĐV đạt trình độ TLCM ở mức khá (chiếm tỷ lệ 3.8%); và không có VĐV nào đạt trình độ TLCM ở loại giỏi. Số VĐV có trình độ TLCM đạt ở mức trung bình là 19 VĐV, chiếm tỷ lệ 73.1%, và ở mức yếu có 6 VĐV, chiếm tỷ lệ 23.1%. Như vậy, thực trạng trình độ TLCM của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 tại các trung tâm mà luận án đang nghiên cứu tập trung chủ yếu ở mức trung bình và yếu, dẫn đến chưa thể đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của xu thế huấn luyện Bóng bàn hiện đại. 3.1.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1 Luận án đã xác định được 07 yếu tố ảnh hưởng tới trình độ TLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 và tiến hành đánh giá thực trạng các yếu tố đó. Đánh giá được thực trạng trình độ thể lực chuyên môn của nam
  13. 11 vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Bằng các phương pháp nghiên cứu cần thiệt, luận án đã đánh giá được trình độ TLCM của đối tượng nghiên cứu đạt được chủ yếu ở mức độ trung bình và yếu. Vấn đề này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả tập luyện và thi đấu của VĐV, do đó cần có các giải pháp phù hợp để phát triển TLCM cho VĐV lứa tuổi này. 3.2. Xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 3.2.1. Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 3.2.1.1. Căn cứ khoa học lựa chọn bài tập phát triển TLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 Luận án đã căn cứ vào những cơ sở lý luận và thực tiễn, ngoài ra, luận án còn căn cứ vào cơ sở pháp lý trong việc lựa chọn bài tập phát triển TLCM cho nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 14-15, từ đó tiến hành giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. 3.2.1.2. Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 Luận án tiến hành tham khảo và phân tích các nguồn tài liệu liên quan, đồng thời thông qua quá trình khảo sát thực tế công tác huấn luyện tại một số trung tâm Bóng bàn khu vực phía Bắc gồm: Hà Nội, Quân Đội, Hải Dương, Công an nhân dân, T&T Hà Nội. Qua đó đã tổng hợp được 100 bài tập thuộc 03 nhóm: nhóm bài tập phát triển tốc độ và tính linh hoạt (34 bài); nhóm bài tập phát triển sức mạnh tốc độ (36 bài) và nhóm bài tập phát triển sức bền tốc độ (30 bài) để phát triển TLCM cho cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Sau đó, luận án tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, HLV Bóng bàn bằng phiếu hỏi về mức độ ưu tiên sử dụng các bài tập phát triển TLCM cho đối tượng nghiên cứu Theo nguyên tắc phỏng vấn đặt ra, luận án đã lựa chọn được 39 bài tập có mức độ ưu tiên sử dụng cao để tiếp tục đưa vào nghiên cứu, cụ thể như sau: ( mục đích, dụng cụ, cách thức thực hiện, yêu cầu của bài tập được trình bày cụ thể ở phụ lục 3) Nhóm các bài tập phát triển tốc độ và tính linh hoạt: 13 bài tập Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ: 14 bài tập Nhóm các bài tập phát triển sức bền tốc độ: 12 bài tập
  14. 12 3.2.2. Xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Căn cứ vào những cơ sở lý luận và thực tiễn sau, luận án tiến hành xây dựng nội dung huấn luyện TLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 Luận án xây dựng kế hoạch huấn luyện TLCM gồm 02 chu kỳ như sau: Chu kỳ huấn luyện 1: Từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/7/2021. Chu kỳ huấn luyện 2: Từ ngày 01/8/2021 đến 31/12/2021. Xác định tỷ lệ sắp xếp nội dung huấn luyện TLCM theo chu kỳ năm cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 Căn cứ vào thống kê thực trạng kế hoạch huấn luyện TLCM cho nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 14-15 của đội tuyển trẻ bóng bàn quốc gia và 05 trung tâm Bóng bàn: Hà Nội Quân Đội, Hải Dương, Công an nhân dân và CLB T&T Hà, luận án tiến hành phân bổ thời gian huấn luyện trong từng thời kỳ huấn luyện, cụ thể như 3.28 Bảng 3.28. Phân bổ thời gian huấn luyện theo các thời kỳ trong chu kỳ huấn luyện năm cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 Chu Số buổi Số tuần Số giờ kỳ Thời gian tập Thời kỳ HL mi % mi % mi % Thời Chuẩn bị 01/01/ - 8 15.7 48 13.3 144 13.3 kỳ chung 1 7/3/2021 chuẩn Chuẩn 8/3- Chu 12 23.5 72 19.9 216 19.9 bị 1 bị CM 1 31/5/2021 kỳ Thời kỳ thi đấu 01/6/ - HL1 7 13.7 77 21.3 231 21.3 1 18/7/2021 Thời kỳ chuyển 19/7/- 2 3.9 22 6.1 66 6.1 tiếp 1 01/8/2021 Thời Chuẩn bị 02/8/ - 6 11.8 36 10.0 108 10.0 kỳ chung 2 12/9/2021 chuẩn Chuẩn 13/9- Chu 8 15.7 48 13.3 144 13.3 bị 2 bị CM 2 07/11/2021 kỳ Thời kỳ thi đấu 08/11/ - HL2 6 11.8 36 10.0 108 10.0 2 19/12/2021 Thời kỳ chuyển 20/12/- 2 3.9 12 3.3 36 3.3 tiếp 2 31/12/2022 Tổng 51 351 1053
  15. 13 Thống kê ở bảng 3.28 cho thấy: Chu kỳ huấn luyện năm được phân chia làm 02 chu kỳ nhỏ tương đương với 02 đỉnh thi đấu được phân bổ chi tiết: chiếm thời gian nhiều nhất trong quá trình huấn luyện là thời kỳ chuẩn bị (trong đó thời kỳ chuẩn bị 1 chiếm 33.2% số giờ tập luyện (chuẩn bị chung:13.3%, chuẩn bị chuyên môn 19.9%, thời kỳ chuẩn bị 2 chiếm 23.3% số giờ tập luyện (chuẩn bị chung: 10.0%, chuẩn bị chuyên môn 13.3%), tiếp theo là thời kỳ thi đấu 1 chiếm tỷ lệ 21.3% số giờ tập luyện, thời kỳ thi đấu 2 chiếm tỷ lệ 10.0% và thấp nhất là thời kỳ chuyển tiếp. Thời gian huấn luyện của nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 14-15 là 51 tuần/năm (trừ đi 01 tuần nghỉ tết Nguyên đán), mỗi buổi tập 03 giờ, cụ thể : trong thời gian học văn hóa tập mỗi tuần tập 06 buổi (1 buổi/ngày), trong thời gian nghỉ hè thì tập 02 buổi/ngày và tập 11 buổi/tuần. Để đảm bảo tính khách quan và khoa học, luận án tiến hành phỏng vấn 31 HLV, chuyên gia Bóng bàn bằng phiếu hỏi về tỷ lệ thời gian cho các nội dung huấn luyện trong năm, các câu hỏi được xây dựng theo thang đo Likert 5 mức độ: rất tốt, tốt, bình thường, hơi tốt và không tốt. Kết quả được trình bày cụ thể tại bảng 3.29. Bảng 3.29. Kết quả phỏng vấn về tỷ lệ thời gian cho các nội dung huấn luyện trong năm cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 Chu Số Tỷ lệ phân chia nội dung huấn luyện Kết kỳ Thời kỳ giờ TLCM Thể Kỹ Chiến Tâm TĐ- quả H huấn luyện lực thuật thuật lý KT phỏng L chung vấn 1 CB Chung 144 20% 30% 25% 20% 5% 0% 4.86 Chuẩn 1 bị 1 CB CM 216 30% 20% 10% 30% 5% 5% 4.31 1 Thi đấu 1 231 20% 10% 15% 35% 10% 10% 4.63 Chuyển tiếp 66 15% 20% 30% 30% 5% 0% 3.96 1 2 CB Chung 108 20% 30% 25% 20% 5% 0% 4.57 Chuẩn 2 bị 2 CB 144 30% 20% 10% 30% 5% 5% 4.66 CM
  16. 14 2 Thi đấu 2 108 20% 10% 15% 40% 5% 10% 4.55 Chuyển tiếp 36 15% 20% 30% 30% 5% 0% 4.08 2 Bảng 3.30. Kết quả phỏng vấn diễn biến lượng vận động thể lực chuyên môn các thời kỳ cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 Diễn biến lượng vận động Kết Chu Thời Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ 7 quả Thời kỳ huấn kỳ gian 2 3 4 5 6 phỏng luyện HL vấn LVĐ 1 CB Khối 60% 70% 80% 60% 70% 85% 4.36 chung lượng 1 Cường 50% 65% 75% 60% 70% 75% 4.54 Chuẩn độ bị CB Khối 60% 75% 85% 60% 70% 90% 4.63 CM 1 lượng Cường 55% 65% 80% 65% 85% 70% 4.69 độ Khối 40% 45% 65% 50% 40% 55% 4.73% lượng Thi đấu 1 Cường 75% 90% 95% 70% 85% 100% 4.45% độ Khối 40% 35% 45% 50% 40% 55% 3.94% lượng Chuyển tiếp 1 Cường 40% 45% 50% 40% 35% 30% 3.84% độ 2 CB Khối 60% 70% 80% 65% 70% 85% 4.31% chung lượng 2 Cường 50% 65% 75% 60% 70% 75% 4.46% Chuẩn độ bị 2 CB Khối 60% 75% 65% 50% 70% 90% 4.65% CM 2 lượng Cường 65% 80% 90% 65% 85% 70% 4.74% độ Khối 40% 50% 65% 50% 40% 55% 4.85% lượng Thi đấu 2 Cường 70% 85% 95% 70% 85% 100% 4.88% độ Khối 40% 35% 45% 50% 40% 55% 3.88% lượng Chuyển tiếp 2 Cường 40% 45% 50% 40% 35% 30% 4.12% độ Qua bảng 3.29 và bảng 3.30 cho thấy:
  17. 15 Các HLV, chuyên gia Bóng bàn đều có nhất trí cao về tỷ lệ phân chia thời gian các nội dung huấn luyện, với điểm đánh giá trung bình từ 3.96 đến 4.86, đạt mức độ đánh giá từ tốt đến rất tốt. Trong đó, thời gian tập luyện TLCM chiếm từ 15% -30% tổng thời lượng, các yếu tố khác kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý chiếm tỷ lệ từ 70% -85% tùy theo từng thời kỳ huấn luyện. Đồng thời, kết quả phỏng vấn về sắp xếp lượng vận động cho từng thời kỳ theo từng tuần tập luyện cho đối tượng nghiên cứu đã nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia, HLV, với 100% số người được phỏng vấn đánh giá mức độ tốt trở lên, với điểm trung bình đạt được từ 3.84 đến 4.88. Nhiệm vụ cụ thể cho từng thời kỳ huấn luyện trong chu kỳ huấn luyện. Sau khi xác định được tỷ lệ sắp xếp nội dung huấn luyện TLCM, diễn biến LVĐ cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15, luận án đã đề ra mục đích, nhiệm vụ cụ thể cho từng thời kỳ huấn luyện ở 02 chu kỳ huấn luyện trong năm: thời kỳ chuẩn bị (chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn); thời kỳ thi đấu; thời kỳ chuyển tiếp. Chu kỳ huấn luyện 1,2, được trình bày chi tiết trong đề tài từ các bảng 3.31 đến bảng 3.46 và biểu đồ 3.3 đến biểu đồ 3.10 (được trình bày từ trang 118 đến trang 127 của đề tài), qua các bảng và biểu đồ có thể nhận thấy: Diễn biến LVĐ thể lực trong chu kỳ tuần ở các thời kỳ trong kế hoạch huấn luyện đều có 2 đỉnh (2 LVĐ lớn) là phù hợp với lý thuyết huấn luyện dành cho các VĐV bóng bàn trẻ. Với định lượng phân bổ tỷ lệ huấn luyện cụ thể của từng nội dung, luận án đã tiến hành phân chi tiết thời gian huấn luyện của từng nội dung theo từng tuần trong chu kỳ huấn luyện. Trong mỗi thời kỳ huấn luyện, luận án lại tiến hành phân chi tiết lượng vận động (bao gồm khối lượng, cường độ tập luyện, thứ tự bài tập, số lần lặp lại, số tổ và quãng nghỉ). Những yếu tố này được xây dựng phù hợp với đối tượng, lứa tuổi, trình độ tập luyện của VĐV, đồng thời khi xây dựng nội dung huấn luyện TLCM, cần phải chú ý đến việc sử dụng các phương pháp, phương tiện và yêu cầu thực hiện các bài tập sao cho phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của từng thời kỳ huấn luyện.
  18. 16 3.2.3. Kiểm định lý thuyết về nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn do luận án xây dựng. Sau khi đã xây dựng nội dung huấn luyện TLCM cho đối tượng nghiên cứu, luận án tiến hành tham khảo ý kiến của 31 chuyên gia, HLV về nội dung đã xây dựng. Đánh giá được tiến hành theo thang độ Liket 5 mức: rất khả thi, khả thi, bình thường, ít khả thi và không khả thi. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.48 Bảng 3.48. Kết quả đánh giá về nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 14-15 Điểm Tổng trung Xếp TT Nội dung đánh giá điểm bình loại 1. Đảm bảo tính thực tiễn 144 4.65 Rất tốt 2. Đảm bảo tính khả thi 138 4.45 Rất tốt 3. Đảm bảo tính đồng bộ 136 4.39 Rất tốt 4. Đảm bảo tính hiệu quả 130 4.19 Tốt 5. Nội dung huấn luyện phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của từng thời kỳ huấn 145 4.68 Rất tốt luyện 6. Nội dung huấn luyện đa dạng, đồng 140 4.52 Rất tốt đều 7. Số lượng bài tập hợp lý 128 4.13 Tốt 8. Khối lượng vận động 139 4.48 Rất tốt 9. Cường độ vận động 133 4.29 Rất tốt 10. Tỷ lệ thời gian huấn luyện 136 4.39 Rất tốt 11. Tỷ lệ phân chia nội dung huấn luyện 139 4.48 Rất tốt các tố chất TLCM Qua bảng 3.48 cho thấy: Các chuyên gia, HLV đều có đánh giá cao về nội dung huấn luyện TLCM mà luận án đã xây dựng, được thể hiện mức tốt và rất tốt. Kết quả nội dụng về đảm bảo tính
  19. 17 khả thi và số lượng bài tập được đánh giá ở mức tốt, các nội dung còn lại đều được đánh giá ở mức độ rất tốt. Như vậy, có thể thấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia về nội dung huấn luyện TLCM là tốt và thích hợp với cho đối tượng nghiên cứu. 3.2.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2 Bàn luận về lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Nội dung các bài tập được lựa chọn để phát triển TLCM cho đối tượng nghiên cứu rất đa dạng và đồng đều. Các bài tập được phân chia theo nhóm tố chất TLCM đặc thù và giữa các bài tập có bóng và không có bóng với các phương tiện bổ trợ như: dây nhảy, tạ tay, rổ bóng… nhằm tạo sự phong phú và tăng sự hưng phấn cho VĐV trong quá trình tập luyện, tạo thuận lợi trong việc định lượng vận động cho các bài tập sao cho tác động phát triển đúng các tố chất TLCM đặc thù, từ đó phát triển các kỹ thuật chuyên môn cho VĐV Bàn luận về nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 Quá trình nghiên cứu luận án đã xây dựng được nội dung huấn luyện TLCM cho đối tượng nghiên cứu. Đây là công việc giúp ứng dụng có hiệu quả và có định hướng các bài tập lựa chọn trong thực tế, đồng thời cũng là điểm mới trong kết quả nghiên cứu của luận án so với các công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan. Tóm lại, qua nghiên cứu nhiệm vụ 2 luận án có một số nhận xét sau: Quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 39 bài tập thuộc 03 nhóm tố chất TLCM đặc thù để phát triển TLCM cho đối tượng nghiên cứu, trên cơ sở đó, xây dựng LVĐ phù hợp trong tập luyện phát triển TLCM cho VĐV. Các nhóm bài tập cụ thể gồm: -Nhóm bài tập phát triển tốc độ và tính linh hoạt (13 bài tập) -Nhóm bài tập phát triển sức mạnh tốc độ (14 bài tập) -Nhóm bài tập phát triển sức bền tốc độ (12 bài tập) Xây dựng được nội dung huấn luyện TLCM năm 2021 theo các thời kỳ huấn luyện cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Nội dung huấn luyện TLCM cho đối tượng nghiên cứu làm luận án xây dựng được đã nhận được ý kiến đánh giá tốt từ các
  20. 18 chuyên gia, HLV bóng bàn 3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15. 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm Mục đích thực nghiệm: Để kiểm nghiệm tính khoa học và giá trị sử dụng thực tiễn, luận án tiến hành ứng dụng các bài tập lựa chọn, kế hoạch huấn luyện và tiến trình thực nghiệm đã xây dựng trong thực tế và đánh giá hiệu quả. Quy trình thực nghiệm (1) Tập huấn HLV thông qua chương trình huấn luyện, nội dung, phương pháp tổ chức, các Test đánh giá (2) Tổ chức thực nghiệm (3) Đánh giá kết quả thực nghiệm Đối tượng nghiên cứu của luận án gồm các VĐV thuộc bộ môn Bóng bàn- Trung tâm HL và thi đấu TDTT Hà Nội (10 VĐV). Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 01/2021 tới hết tháng 12/2021. Thời gian huấn luyện trung bình là 10-11 buổi/tuần, mỗi buổi tập 180 phút. Địa điểm thực nghiệm: bộ môn Bóng bàn- Trung tâm HL và thi đấu TDTT Hà Nội. Nội dung tập luyện TLCM căn cứ vào mục đích phát triển từng nhóm tố chất theo từng thời kỳ huấn luyện (nội dung, tiến trình và khối lượng theo từng thời kỳ huấn luyện đã được trình bày cụ thể ở mục 3.2.3 của luận án). Loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến huấn luyện, chỉ còn lại sự tác động của các bài tập tới đối tượng nghiên cứu. Để tổ chức thực nghiệm đảm bảo tính khách quan, luận án đã tiến hành chia ngẫu nhiên thành 02 nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Thời điểm và nội dung kiểm tra: Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm được tiến hành ở 2 thời điểm: Thời điểm trước thực nghiệm và sau 12 tháng thực nghiệm. Nội dung kiểm tra: 09 test đã được lựa chọn ở mục 3.1.2.1 của luận án Phương pháp thực nghiệm: Quá trình thực nghiệm sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh song song và phương pháp so
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2