intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu chế tạo vi cảm biến điện hóa trên cơ sở vật liệu lai polyme dẫn - graphen, định hướng ứng dụng xác định ion chì (II) và thuốc trừ sâu

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

104
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu chế tạo vi cảm biến điện hóa trên cơ sở vật liệu lai polyme dẫn - graphen, định hướng ứng dụng xác định ion chì (II) và thuốc trừ sâu" với mục tiêu thực hiện nhằm chế tạo được vi điện cực phủ vật liệu lai polyme dẫn - graphen ứng dụng làm cảm biến điện hóa và tối ưu hóa quá trình phân tích ion Pb(II) và thuốc trừ sâu methamidophos. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu chế tạo vi cảm biến điện hóa trên cơ sở vật liệu lai polyme dẫn - graphen, định hướng ứng dụng xác định ion chì (II) và thuốc trừ sâu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC<br /> VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br /> <br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> ……..….***…………<br /> <br /> ĐĂNG THỊ THU HUYỀN<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VI CẢM BIẾN ĐIỆN HÓA TRÊN<br /> CƠ SỞ VẬT LIỆU LAI POLYME DẪN-GRAPHEN, ĐỊNH HƢỚNG<br /> ỨNG DỤNG XÁC ĐỊNH ION CHÌ (II) VÀ THUỐC TRỪ SÂU<br /> <br /> Chuyên ngành: Hóa lý thuyết và Hóa lý<br /> Mã số:<br /> 62.44.01.19<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC<br /> <br /> Hà Nội – 2016<br /> <br /> Công trình đƣợc hoàn thành tại: Viện Kỹ thuật nhiệt đới - Viện<br /> Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Đại Lâm<br /> 2. PGS. TS. Nguyễn Tuấn Dung<br /> <br /> Phản biện 1: .......................................................................................<br /> ....................................................................................<br /> Phản biện 2: .......................................................................................<br /> ......................................................................................<br /> Phản biện 3: .......................................................................................<br /> ......................................................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp nhà<br /> nước họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học<br /> và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ<br /> ngày<br /> tháng<br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của luận án<br /> Trong số các polyme hữu cơ, polyme dẫn là vật liệu triển vọng<br /> nhất ứng dụng làm cảm biến nhờ có các điện tử π bất định xứ dọc theo<br /> mạch polyme làm cho chúng trở thành vật liệu bán dẫn hoặc thậm chí<br /> có tính dẫn cao. Một số polyme dẫn được chứng minh là những vật<br /> liệu cảm biến tốt ở nhiệt độ phòng. Các loại cảm biến trên cơ sở các<br /> vi điện cực sử dụng polyme dẫn đã được ứng dụng nhiều trong vật lí,<br /> sinh học, hóa học bởi những ưu điểm đặc trưng như cấu trúc đơn giản,<br /> nhỏ gọn, độ tin cậy cao, độ ổn định lâu dài, dễ chế tạo, đặc biệt là khả<br /> năng tương thích sinh học cao. Do vậy, các nghiên cứu ứng dụng vật<br /> liệu polyme dẫn đang là một trong những hướng nghiên cứu được các<br /> nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên ngoài những<br /> đặc tính vượt trội, polyme dẫn có yếu điểm là độ bền cơ học và độ ổn<br /> định của tính chất điện thấp. Để giải quyết vấn đề này, biện pháp<br /> được sử dụng nhiều nhất là biến tính, kết hợp với các vật liệu nano,<br /> tạo thành nanocomposit. Nhờ các kĩ thuật biến tính, người ta có thể<br /> tạo ra những cảm biến có độ chọn lọc, độ nhạy, độ ổn định hay bền<br /> vững cao. Gần đây, hướng chế tạo nanocomposit polyme dẫn với vật<br /> liệu nanocacbon được đặc biệt quan tâm và thu được các kết quả rất<br /> khả quan. Graphen là thành viên mới mẻ nhất vừa được khám phá<br /> năm 2004 và ngay sau khi được phát minh, graphen đã nhanh chóng<br /> được nghiên cứu chế tạo nanocomposit với polyme dẫn và kỳ vọng có<br /> được đặc tính vượt trội nhờ kết hợp các ưu điểm của cả hai vật liệu<br /> thành phần.<br /> Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát<br /> triển cây trồng tuy nhiên đó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc sinh<br /> trưởng và phát triển của sâu bệnh. Để giữ vững an ninh lương thực<br /> quốc gia, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là một biện pháp thiết<br /> yếu. Nhưng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, sai mục đích,<br /> không tuân thủ quy định sử dụng an toàn, đã gây ra tình trạng ô nhiễm<br /> môi trường, gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, do<br /> quá trình đô thị hóa nhanh chóng, sự phát triển các làng nghề, các khu<br /> công nghiệp đã thải ra một lượng lớn các chất ô nhiễm vô cơ và hữu<br /> cơ. Trong đó các ion kim loại nặng được coi là chất ô nhiễm rất nguy<br /> hiểm do có độc tính cao và khả năng tích tụ sinh học. Chì là một trong<br /> số các kim loại nặng có độc tính thuộc dạng cao nhất, chì tích tụ trong<br /> cơ thể người sẽ làm tăng huyết áp, gây ra các chứng đau thần kinh,<br /> phá hủy não, gan, thận, hệ thống tuần hoàn,… trường hợp nặng có thể<br /> dẫn đến tử vong. Vấn đề nhiễm độc chì rất đáng lo ngại do thực tế chì<br /> 1<br /> <br /> có mặt khắp nơi trên thế giới. Do đó xác định vết chì trong các môi<br /> trường công nghiệp, thực phẩm, chuẩn đoán lâm sàng được quan tâm<br /> đặc biệt.<br /> Hiện nay, các phương pháp truyền thống để xác định thuốc bảo<br /> vệ thực vật và ion kim loại đó là phương pháp sắc ký kết hợp với khối<br /> phổ, các phương pháp này có độ nhạy, độ chọn lọc cao. Tuy nhiên,<br /> phân tích tốn nhiều thời gian, vận hành thiết bị phức tạp và chỉ được<br /> sử dụng tại các phòng thí nghiệm, không phù hợp với quan trắc hiện<br /> trường. Nhu cầu đặt ra cần phải phát triển một phương pháp phân tích<br /> đơn giản, thiết bị nhỏ gọn, cho kết quả nhanh chóng, chính xác. Cảm<br /> biến là một công cụ phân tích hiện đại đáp ứng được yêu cầu trên.<br /> Xuất phát từ lí do đó, luận án hướng tới vấn đề: “Nghiên cứu<br /> chế tạo vi cảm biến điện hóa trên cơ sở vật liệu lai polyme dẫn –<br /> graphen, định hƣớng ứng dụng xác định ion chì (II) và thuốc trừ<br /> sâu” làm chủ đề nghiên cứu.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu:<br /> Chế tạo được vi điện cực phủ vật liệu lai polyme dẫn – graphen<br /> ứng dụng làm cảm biến điện hóa và tối ưu hóa quá trình phân tích ion<br /> Pb(II) và thuốc trừ sâu methamidophos.<br /> 3. Nội dung nghiên cứu:<br /> - Chế tạo vật liệu lai polyme dẫn-graphen: Tổng hợp màng dạng<br /> layer-by-layer và composit giữa polyanilin, poly(diaminonaphtalen)<br /> với graphen bằng phương pháp trùng hợp điện hóa.<br /> - Nghiên cứu đặc trưng vật liệu: hình thái, cấu trúc hóa học, hoạt<br /> tính điện hóa.<br /> - Khảo sát tính nhạy của cảm biến với ion chì (II), tối ưu quá trình<br /> phân tích và xây dựng đường chuẩn xác định ion chì (II).<br /> - Khảo sát tính nhạy của cảm biến với thuốc trừ sâu, xây dựng<br /> đường chuẩn xác định thuốc trừ sâu methamidophos.<br /> CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN<br /> Phần tổng quan đề cập đến các vấn đề liên quan đến nội dung luận án:<br />  Tổng quan về polyme dẫn bao gồm giới thiệu chung, phân loại,<br /> phương pháp tổng hợp, các ứng dụng trong chế tạo cảm biến và 2<br /> polyme dẫn được sử dụng trong luận án là poly(1,5diaminonaphtalen) và polyanilin.<br />  Tổng quan về graphen bao gồm khái niệm, các tính chất đặc<br /> trưng và các phương pháp tổng hợp.<br />  Tổng quan về vật liệu lai polyme dẫn – graphen bao gồm khái<br /> niệm, phương pháp chế tạo và ứng dụng trong cảm biến.<br /> 2<br /> <br />  Tổng quan về phân tích ion kim loại nặng trong nước bao gồm<br /> tác hại của ion kim loại nặng, các phương pháp phân tích và tình hình<br /> nghiên cứu xác định ion kim loại nặng.<br />  Tổng quan về phân tích thuốc trừ sâu bao gồm giới thiệu về<br /> thuốc trừ sâu, các phương pháp phân tích thuốc trừ sâu và tình hình<br /> nghiên cứu xác định thuốc trừ sâu.<br /> CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM<br /> 2.1. Nguyên liệu, hóa chất<br /> - Graphen oxit<br /> - Monome 1,5-diaminonaphtalen (1,5-DAN) và anilin (ANi).<br /> - Axetylthiocholin chloride (ATCh), Acetylcholine esterase<br /> (AChE, 1000IU), Methamidophos, Glutaraldehit 25% (GA).<br /> - Tinh thể Pb(NO3)2, axit HClO4 nồng độ 70-72%, CH3COOH,<br /> HCl, CH3COONa, H2SO4, KCl, LiClO4, muối đệm phosphat (PBS).<br /> 2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm<br /> 2.2.1. Chế tạo vật liệu lai polyme dẫn – graphen<br /> Quá trình tạo chế tạo màng polyme dẫn – graphen được sơ đồ<br /> hóa như sau:<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2