intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học cây màn màn hoa tím (Cleome chelidonii L.f.) và màn màn hoa vàng (Cleome viscosa L.)

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

92
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án khảo sát thành phần hóa học hai loài Màn màn hoa tím (Cleome chelidonii L.f.) và Màn màn hoa vàng (Cleome viscosa L.), xác định hoạt tính sinh học hoạt chất phân lập cũng như cao chiết làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng dược liệu hoặc phát hiện ra những hoạt tính mới, góp phần nâng cao giá trị loại dược liệu này tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học cây màn màn hoa tím (Cleome chelidonii L.f.) và màn màn hoa vàng (Cleome viscosa L.)

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br /> <br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> ……..….***…………<br /> <br /> PHAN NHẬT MINH<br /> <br /> NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC<br /> CÂY MÀN MÀN HOA TÍM (Cleome chelidonii L.f.)<br /> VÀ MÀN MÀN HOA VÀNG (Cleome viscosa L.)<br /> Chuyên ngành: Hóa học các hợp chất thiên nhiên<br /> Mã số: 62.44.01.17<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC<br /> <br /> Tp. Hồ Chí Minh – 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br /> <br /> Hướng dẫn khoa học 1: TS. Mai Đình Trị<br /> Hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Mai Thanh Phong<br /> <br /> Phản biện 1: …<br /> Phản biện 2: …<br /> Phản biện 3: ….<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học<br /> và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ .., ngày<br /> … tháng … năm 201….<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> <br /> 1<br /> <br /> I. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo Phạm Hoàng<br /> Hộ, thực vật Việt Nam khoảng 12.000 loài cây có mạch, không kể rong, rêu và nấm[6]. Số loài<br /> cây thuốc đã thống kê được ở Việt Nam là 3948 loài thuộc 307 họ thực vật và nấm, chiếm<br /> 37,6 % số loài trong tự nhiên.<br /> Thông qua việc khảo sát các đặc điểm hóa thực vật, dược tính… của cây thuốc, chúng ta có<br /> thể từng bước lý giải thích việc trị bệnh của thảo dược, đồng thời tiêu chuẩn hoá các bài thuốc<br /> cổ truyền nhằm sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả đồng thời góp phần bảo tồn cây thuốc dân<br /> tộc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên nhiên định hướng vào hoạt tính<br /> sinh học ngày càng được chú trọng.<br /> Màn màn hoa tím (Cleome chelidonii L.f.) và Màn màn hoa vàng (Cleome viscosa L.) mọc<br /> hoang khắp Việt Nam. Trong dân gian, Màn màn hoa tím được dùng chữa các chứng cảm cúm<br /> nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chữa cả rắn cắn, lá dùng chữa viêm đau thận. Toàn cây Màn<br /> màn hoa vàng nấu nước xông chữa nhức đầu. Rễ có tính kích thích và chống bệnh hoại huyết,<br /> bệnh chảy máu chân răng. Quả non ăn kích thích tiêu hoá. Hạt làm thuốc xoa bóp chữa tê thấp<br /> và cũng dùng trị giun.<br /> Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu phục vụ y học nhưng<br /> đa số chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát hoạt tính sinh học của các dịch chiết, và rất ít công trình<br /> nghiên cứu chi tiết về thành phần hóa học của các hợp chất có trong hai loài này.<br /> Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành khảo sát thành phần hóa học hai loài Màn màn hoa tím<br /> (Cleome chelidonii L.f.) và Màn màn hoa vàng (Cleome viscosa L.), xác định hoạt tính sinh học<br /> hoạt chất phân lập cũng như cao chiết làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng dược liệu hoặc phát<br /> hiện ra những hoạt tính mới, góp phần nâng cao giá trị loại dược liệu này tại Việt Nam. Luận án<br /> giới thiệu kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của hai loài Màn màn<br /> hoa tím (Cleome chelidonii L.f.) và Màn màn hoa vàng (Cleome vicosa L.).<br /> 2. Đối tượng nghiên cứu và nội dung của luận án<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là 02 loài Màn màn hoa tím (Cleome chelidonii L.f.) và<br /> Màn màn hoa vàng (Cleome vicosa L.).<br /> Nội dung chính của luận án:<br /> ● Phân lập các hợp chất tinh khiết từ hai loài Màn màn hoa tím và Màn màn hoa vàng.<br /> ● Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được.<br /> ● Thử nghiệm hoạt tính bảo vệ gan của cao chiết và các hợp chất phân lập được.<br /> 3. Những đóng góp mới của luận án<br /> ● Lần đầu tiên nghiên cứu về hóa học của hai loài Màn màn: Cleome chelidonii L.f. và<br /> Cleome vicosa L. và đã phân lập được 25 hợp chất, trong đó có 20 hợp chất đã biết là:<br /> <br /> 2<br /> Quercitrin,<br /> isoquercitrin,<br /> quercetin-7-O-α-L-rhamnopyranoside,<br /> quercetin-3-O-β-Dglucopyranosyl-7-O-α-L-rhamnopyranoside,<br /> quercetin-3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2)]-α-Lrhamnopyranoside-7-O-α-L-rhamnopyranoside,<br /> quercetin-3-O-[2"-O-(6'''-p-coumaroyl)-β-Dglucopyranosyl]-α-L-rhamnopyranoside-7-O-α-L-rhamnopyranoside,<br /> kaempferol-3-O-methyl<br /> ether, kaempferol-3,4'-O-dimethylether, kaempferol-3-O-β-D-glucopyranoside, kaempferol-3-O(4-O-acetyl-α-L-rhamnopyranoside), kaempferol-7-O-α-L-rhamnopyranoside, kaempferol-3-O(2,4-O-diacetyl-α-L-rhamnopyranoside),<br /> kaempferol-3-O-β-D-glucopyranosyl-7-O-α-Lrhamnopyranoside,<br /> kaempferol-3,7-O-α-L-dirhamnopyranoside,<br /> kaempferol-3-O-α-Lrhamnopyranosyl-(1→6)-O-β-D-glucopyranoside, glycerol monostearate, ethyl α-galacto<br /> pyranoside, 5-(hydroxymethyl)-2-furaldehyde, emodin-8-O-β-D-glucopyranoside và adenine.<br /> ● Lần đầu tiên phân lập được 5 hợp chất mới đều thuộc dạng khung flavonol từ hai loài<br /> nghiên cứu:<br /> - Cleomeside A, cleomeside B và cleomeside C trong loài màn màn hoa tím.<br /> - Visconoside A và visconoside B trong loài màn màn hoa vàng.<br /> ● Lần đầu tiên thử nghiệm hoạt tính độc tế bào và tác dụng bảo vệ tế bào gan các cao chiết<br /> phân đoạn và các hợp chất phân lập được.<br /> - Các cao chiết từ thân, lá của cả hai loài đều không có hoạt tính độc tế bào, thể hiện tác dụng<br /> tác dụng kích thích tăng trưởng tế bào khoảng 20 % - 30 % sau 72 giờ.<br /> - Tất cả 8 hợp chất cleomeside A, cleomeside B, cleomeside C, visconoside A, visconoside B,<br /> quercetin-3-O-[β-Dquercetin-3-O-β-D-glucopyranosyl-7-O-α-L-rhamnopyranoside,<br /> glucopyranosyl-(1→2)]-α-L-rhamnopyranoside-7-O-α-L-rhamnopyranoside, kaempferol-3O-β-D-glucopyranosyl-7-O-α-L-rhamnopyranoside đều không thể hiện hoạt tính độc tế bào.<br /> - Hợp chất cleomeside C làm tăng tỷ lệ tế bào sống 100% ở nồng độ 25µM.<br /> - Các hợp chất cleomeside B, visconoside A, visconoside B và kaempferol-3-O-β-Dglucopyranosyl-7-O-α-L-rhamnopyranoside thể hiện tác dụng bảo vệ tế bào gan HepG2 và<br /> phòng ngừa sự ức chế tăng trưởng tế bào do CCl4 2 mM gây ra sau 24 giờ tiếp xúc ở nồng<br /> độ 100 µM trong đó các hợp chất visconoside A, visconoside B và kaempferol-3-O-β-Dglucopyranosyl-7-O-α-L-rhamnopyranoside thể hiện tác dụng bảo vệ tế bào gan tốt với tỷ lệ<br /> phòng ngừa từ 65% đến 75%.<br /> 4. Bố cục của luận án<br /> Luận án gồm 89 trang với 4 sơ đồ, 30 bảng số liệu, 27 hình, 108 tài liệu tham khảo. Bố cục<br /> của luận án: Mở đầu (1 trang), Chương 1: Tổng quan tài liệu (13 trang), Chương 2: Thực<br /> nghiệm (7 trang), Chương 4: Kết quả và biện luận (55 trang), Kết luận và Kiến nghị (2 trang),<br /> Tài liệu tham khảo (10 trang), Các công trình đã công bố (1 trang) và Phụ lục phổ (92 trang).<br /> <br /> 3<br /> II. NỘI DUNG LUẬN ÁN<br /> Mở đầu: Phần mở đầu đề cập đến ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn, đối tượng, mục tiêu và<br /> nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.<br /> CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN<br /> Phần tổng quan tập hợp các nghiên cứu trong nước và quốc tế về các vấn đề:<br /> 1.1. Giới thiệu chung về chi màn màn.<br /> 1.2. Mô tả thực vật 02 loài màn màn hoa tím và màn màn hoa vàng .<br /> 1.3 Vùng phân bố, thu hái và chế biến.<br /> 1.4. Thành phần hóa học 02 loài Màn màn.<br /> 1.5. Những nghiên cứu về dược tính 02 loài Màn màn.<br /> 1.6. Bệnh gan và thuốc bảo vệ gan<br /> 1.7. Dòng tế bào HepG2<br /> CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM<br /> 2.1. Mẫu thực vật<br /> Mẫu thực vật là lá và thân cây Màn màn hoa tím (Cleome chelidonii L.f.) và Màn màn hoa<br /> vàng (Cleome viscosa L.) được thu hái tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương vào tháng 10 năm<br /> 2012. Mẫu cây được TS. Võ Văn Chi giám định tên khoa học.<br /> 2.2. Hóa chất và thiết bị<br /> Các hóa chất và thiết bị cần thiết để phân lập và xác định cấu trúc hoá học các hợp chất sử<br /> dụng trong luận án.<br /> 2.3. Phương pháp thử nghiệm hoạt tính sinh học<br /> Khảo sát khả năng gây độc tế bào và tác dụng bảo vệ tế bào gan của các cao chiết và hoạt<br /> chất trên dòng tế bào HepG2 được xác định theo phương pháp MTT.<br /> 2.4. Phân lập các hợp chất<br /> Phần này trình bày cụ thể cách thức phân lập các hợp chất từ Màn màn hoa tím và Màn màn<br /> hoa vàng. Việc phân tách các hợp chất được nêu tóm tắt ở các sơ đồ 1, 2, 3 4.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2