intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính chống ung thư của cây giác đế đài to (goniothalamus macrocalyx ban) và giác đế cuống dài (goniothalamus gracilipes ban) họ na (annonaceae)

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

72
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiệm vụ của luận án: Thu hái các mẫu thực vật; điều chế các cặn chiết từ các mẫu thực vật; phân lập và tinh chế các hợp chất thiên nhiên từ các cặn chiết; xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được; thử hoạt tính chống ung thư và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các hợp chất phân lập được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính chống ung thư của cây giác đế đài to (goniothalamus macrocalyx ban) và giác đế cuống dài (goniothalamus gracilipes ban) họ na (annonaceae)

  1. I. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Đặt vấn đề Chi Goniothalamus (tên Tiếng Việt là Giác đế) thuộc họ Na (Annonaceae) có 160 loài phân bố ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, đặc biệt ở Châu Á, tập trung nhiều ở Đông Nam Á. Nhiều loài trong số đó đã được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Theo tác giả Nguyễn Tiến Bân, chi Goniothalamus ở Việt Nam có 19 loài. Một số loài trong chi này được sử dụng chữa vết thương, làm thuốc trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa. Cho đến nay mới có khoảng 30 loài trong số 160 loài thuộc chi Goniothalamus được nghiên cứu về hoá thực vật. Các nghiên cứu này cho thấy styryl-lactone, alkaloid và acetogenin là các lớp chất chính có trong các loài Goniothalamus; trong đó nhiều styryl-lactone và acetogenin thể hiện hoạt tính sinh học phong phú như hoạt tính gây độc tế bào, chống khối u, trừ sâu, chống nấm, kháng trùng sốt rét, kháng lao và hoạt tính chống oxi hóa. Trong khuôn khổ của Đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản mã số 104.01.76.09 và dự án Hợp tác Quốc tế Pháp - Việt “Nghiên cứu hóa thực vật của thảm thực vật Việt Nam”; một số loài Goniothalamus của Việt Nam đã được thu hái và thử hoạt tính sơ bộ. Kết quả cho thấy dịch chiết EtOAc của vỏ và quả cây Goniothalamus macrocalyx Ban có khả năng ức chế lần lượt 50,2%; 43,1% dòng tế bào ung thư biểu mô KB ở nồng độ 1 μg/mL. Dịch chiết EtOAc của lá và quả cây Goniothalamus gracilipes Ban có khả năng ức chế lần lượt 29,7%; 17,0% dòng tế bào KB ở nồng độ 1,0 μg/mL. Cho đến nay mới chỉ có 2 loài Goniothalamus của Việt Nam (G. tamirensis, G. vietnamensis) được nghiên cứu về thành phần hóa học và chưa có công trình trong nước hay quốc tế nào nghiên cứu về hóa học của hai loài G. macrocalyx Ban và G. gracilipes Ban. Do vậy chúng tôi lựa chọn hai loài Goniothalamus này làm đối tượng nghiên cứu của Luận án:  Cây Giác đế đài to (Goniothalamus macrocalyx Ban, Annonaceae)  Cây Giác đế cuống dài (Goniothalamus gracilipes Ban, Annonaceae) 2. Nhiệm vụ của luận án  Thu hái các mẫu thực vật.  Điều chế các cặn chiết từ các mẫu thực vật.  Phân lập và tinh chế các hợp chất thiên nhiên từ các cặn chiết.  Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được.  Thử hoạt tính chống ung thư và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các hợp chất phân lập được. 3. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận án 3.1. Ý nghĩa khoa học - Luận án đã đóng góp những hiểu biết mới về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài Goniothalamus macrocalyx Ban (Giác đế đài to) và Goniothalamus gracilipes Ban (Giác đế cuống dài) của Việt Nam. 1
  2. - Ứng dụng phương pháp mới trong nghiên cứu cấu trúc tinh thể của hợp chất hữu cơ, phương pháp phổ khối xác định cấu trúc acetogenin 3.2. Những đóng góp mới của luận án Hai loài Goniothalamus họ Na: Giác đế đài to (Goniothalamus macrocalyx Ban) và Giác đế cuống dài (Goniothalamus gracilipes Ban) của Việt Nam lần đầu được nghiên cứu một cách có hệ thống về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học:  Từ quả cây Giác đế đài to đã phân lập được hợp chất 8- hydroxygoniofupyrone A (GM11) là một furano-pyrone mới và cấu trúc của hợp chất này được khẳng định thông qua phương pháp nhiễu xạ tia X. Hợp chất 4-deoxycardiobutanolide (GM12) lần đầu tiên được phân lập từ tự nhiên, 4 hợp chất acetogenin annonacin (GM14), cis+trans-solamin (GM15), isoannonacin (GM16), trans-murisolinone (GM17) được xác định cấu trúc bằng phương pháp phổ khối lượng (HPLC-Li-(+)ESI-LTQ/Orbitrap và HPLC-Li- (+)ESI/QTOF).  Từ quả cây Giác đế cuống dài đã phân lập được gracilipin A (GG2) là hợp chất linear-acetogenin mới và methylsaccopetrin A (GG3) là hợp chất linear-acetogenin lần đầu tiên được phân lập từ tự nhiên.  Từ lá cây Giác đế cuống dài đã phân lập được gracilipin B (GG13), gracilipin C (GG14), gracilipin D (GG15) là 3 hợp chất mới và cấu trúc của gracilipin B (GG13) được khẳng định bằng phương pháp nhiễu xạ tia X.  Về hoạt tính sinh học của các hợp chất được phân lập: Hợp chất styryl- lactone goniothalamin (GM5), altholactone (GM1); 7-acetylaltholactone (GM13) thể hiện hoạt tính đối với các dòng tế bào KB, HepG2, Lu-1. Trong đó 7-acetylaltholactone (GM13) có hoạt tính mạnh đối với dòng tế bào KB (IC50 = 3,60 µg/mL) và mạnh hơn altholactone (GM1) đối với cả 4 dòng tế bào thử nghiệm. Hợp chất acetogenin annonacin (GM14) thể hiện hoạt tính mạnh đối với dòng tế bào KB (IC50 = 3,50 µg/mL). Hợp chất linear-acetogenin mới gracilipin A (GG2) và saccopetrin A (GG1) thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của dòng tế bào KB khá tốt với giá trị IC50 = 4,40; 4,70 g/mL tương ứng. Hợp chất benzopyran-sesquiterpene mới Gracilipin C (GG14) thể hiện hoạt tính yếu đối với dòng tế bào KB và chủng Gram (+) Staphylococus aureus. 4. Bố cục của luận án Luận án dày 160 trang với 11 bảng số liệu, 49 hình và 108 tài liệu tham khảo được kết cấu như sau: Mục lục, Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt, Danh mục các bảng, Danh mục các hình và Danh mục các phụ lục. Đặt vấn đề (3 trang). Chương 1: Tổng quan (30 trang). Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (4 trang). Chương 3: Thực nghiệm (33 trang). Chương 4: Kết quả và thảo luận (73 trang). Kết luận và kiến nghị (3 trang). Danh mục các công trình có liên quan đến luận án (2 trang) và Phần tài liệu tham khảo (12 trang). Ngoài ra, luận án còn có phần phụ lục gồm các phổ của các hợp chất phân 2
  3. lập được. II. NỘI DUNG LUẬN ÁN ĐẶT VẤN ĐỀ Phần đặt vấn đề cập đến ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Giới thiệu sơ lược về thực vật học của họ Na (Annonaceae). Giới thiệu về thực vật chi Giác đế (Goniothalamus), đặc điểm thực vật lài Giác đế đài to (Goniothalamus macrocalyx Ban) và Giác đế cuống dài (Goniothalamus gracilipes Ban). Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về hóa học và hoạt tính sinh học chi Goniothalamus. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thu hái mẫu cây và xác định tên khoa học Mẫu vỏ và quả loài Giác đế đài to (Goniothalamus macrocalyx Ban, Annonaceae) được thu hái tại Phú Linh, Hà Giang. Mẫu quả và lá cây Giác đế cuống dài (Goniothalamus gracilipes Ban, Annonaceae) được thu hái tại Văn Lang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Hai mẫu cây trên được nhà thực vật học Nguyễn Hữu Hiến định tên. 2.2 Phương pháp xử lý và chiết mẫu Các mẫu thực vật sau khi thu hái được thái nhỏ, phơi trong bóng mát, sấy khô ở nhiệt độ 40-45 oC, sau đó đem nghiền nhỏ. Các mẫu vỏ, quả cây Giác đế đài to và mẫu quả cây Giác đế cuống dài được ngâm chiết theo một quy trình chung: Ngâm chiết lần lượt với dung môi CH2Cl2, MeOH ở nhiệt độ phòng; gộp các dịch chiết đã lọc, cất loại dung môi dưới áp suất thấp thu được cặn chiết CH2Cl2, MeOH tương ứng. Mẫu lá cây Giác đế cuống dài được ngâm chiết với dung môi MeOH ở nhiệt độ phòng. Dịch chiết sau đó được cất loại dung môi ở áp suất thấp thu được dịch chiết thô. Thêm hỗn hợp MeOH và nước theo tỉ lệ thể tích 1/1 vào dịch chiết thô rồi lần lượt chiết bằng các dung môi n-hexane, EtOAc. 2.3 Phương pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các hợp chất từ mẫu thực vật Việc phân tích, phân tách các dịch chiết của cây được thực hiện bằng phương pháp kết tinh và các phương pháp sắc ký khác nhau như: sắc ký lớp mỏng (TLC, dùng để khảo sát, điều chế lượng nhỏ), sắc ký cột thường (CC) với pha tĩnh là silica gel (Merck) và sephadex LH-20. Dung môi rửa giải chủ yếu dùng các hệ dung môi như n-hexane/CH2Cl2, n-hexane/EtOAc, n- hexane/acetone, CH2Cl2/MeOH,… với tỉ lệ thích hợp. 2.4 Các phương pháp xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được Các phương pháp phổ như: phổ hồng ngoại (IR), phổ tử ngoại-khả kiến (UV-vis), phổ khối phun bụi điện tử (ESI-MS), phổ khối phân giải cao (HRMS), phổ khối nhiều lần MS/MS và các phương pháp phổ cộng hưởng từ 3
  4. hạt nhân một chiều (1H-NMR, 13C-NMR và DEPT) và hai chiều (HSQC, HMBC, COSY, NOESY) được sử dụng để nhận dạng và xác định cấu trúc hóa học của các chất được phân lập. Phương pháp phổ khối phân giải cao sàng lọc ion gắn thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao và sử dụng muối lithium ion hóa phân tử HPLC-Li-(+)ESI- LTQ/Orbitrap, HPLC-Li-(+)ESI-QTOF cho tín hiệu về số khối của các ion mảnh đặc trưng cho phép xác định vị trí các nhóm hydroxyl, vòng THF trong phân tử acetogenin. Trong một số trường hợp có sử dụng phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể để khẳng định cấu trúc của hợp chất. Bên cạnh đó còn kết hợp với việc so sánh một số hằng số vật lý như độ quay cực, điểm nóng chảy của các chất. 2.5 Phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định Phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào: Phương pháp thử độ độc tế bào in vitro được Viện Ung thư Quốc gia Hoa kỳ (NCI) xác nhận là phép thử độ độc tế bào chuẩn nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở điều kiện in vitro. Bốn dòng tế bào ung thư ở người được cung cấp bởi ATTC gồm: KB - ung thư biểu mô (CCL – 17TM); Hep G2 - ung thư gan (HB – 8065TM); MCF-7 - ung thư vú (HTB – 22TM) và LU-1 - ung thư phổi (HTB-57TM). Sử dụng phương pháp MTT assay. Phép thử này được tiến hành tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Một số chất phân lập được còn được thử hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào KB và dòng tế bào phổi nguyên bào sợi của người MRC-5 tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên - Cộng hòa Pháp. Phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định: Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được thử theo phương pháp pha loãng đa nồng độ F. Hadacek và H. Greger. Vi khuẩn và nấm kiểm định gây bệnh ở người được sử dụng trong phép thử gồm: Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Lactobacillus fermentum, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella enterica, Candida albicans. CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM Chương này đã mô tả chi tiết các quá trình: - Xử lý các mẫu thực vật của 2 loài Goniothalamus (Giác đế đài to, Giác đế cuống dài), điều chế các phần chiết và phân lập các hợp chất. - Hằng số vật lí và dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập được từ các loài Goniothalamus được nghiên cứu. - Khảo sát hoạt tính chống ung thư và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các chất phân lập được. 4
  5. 3.1 Tách chiết, phân lập các chất từ cây Giác đế đài to 3.1.1 Vỏ cây Giác đế đài to Từ vỏ cây Giác đế đài to đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 10 hợp chất gồm 5 styryl-lactone: altholactone (GM1), goniopypyrone (GM2), goniofufurone (GM3), cardiobutanolide (GM4), goniothalamin (GM5); 2 sesquiterpene (+)-T-cadinol (GM6), α-cadinol (GM7); 2 alkaloid aristolactam BII (GM8), 3-methyl-1H-benz[f]indole-4,9-dione (GM9) và 1 acid béo là acid nonacosanoic (GM10). Hình 3.1. Sơ đồ ngâm chiết vỏ cây Giác đế đài to Hình 3.2. Sơ đồ phân lập dịch chiết CH2Cl2 vỏ cây Giác đế đài to 5
  6. Hình 3.3. Sơ đồ phân lập dịch chiết MeOH vỏ cây Giác đế đài to Dữ kiện phổ của các chất được phân lập từ vỏ cây Giác đế đài to: Altholactone (GM1): Chất dầu màu vàng nhạt; Rf = 0,67 (n-hexane- EtOAc 30/70, v/v); []D25 + 233,5o (c 0,65; EtOH). FT-IR (film) νmax (cm1): 3432, 3070, 2928, 1726, 1637, 1454, 1368, 1252, 1093, 1022, 823, 704, 640, 448. UV maxMeOH nm (log ): 207 (4,34). (+)-ESI-MS: m/z 255 [M+Na]+. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 7,29 (5H, m, C6H5); 6,98 (1H, dd, J=5,0 10,0 Hz, H-4); 6,20 (1H, d, J=10,0 Hz, H-3); 4,90 (1H, dd, J=2,5; 5,5 Hz, H-6); 4,73 (1H, d, J=5,5 Hz, H-8); 4,61 (1H, t, J=5,0 Hz; H-5); 4,42 (1H, m, H- 7); 3,62 (1H, d, J=3,5 Hz, OH). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 161,6 (C-2); 140,5 (C-4); 138,1 (C- 9); 128,6 (C-11, C-13); 128,3 (C-12); 126,1 (C-10, C-14); 123,6 (C-3); 86,6 (C- 6); 86,0 (C-8); 83,5 (C-7); 68,1 (C-5). Goniopypyrone (GM2): Tinh thể hình kim màu trắng; đnc. 179-181 oC; Rf = 0,42 (n-hexane-EtOAc 30/70, v/v); []D25 + 61,7 o (c 0,3; EtOH). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3400, 3272, 2986, 2872, 1741, 1447, 1346, 1223, 1169, 1058, 830, 740, 708, 513, 450. UV maxMeOH nm (log ): 206 (3,93); 252 (2,44). (+)-ESI-MS: m/z 273 [M+Na]+. 6
  7. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 7,42 (4H, m); 7,37 (1H, m); 5,01 (1H, br s, H-8); 4,80 (1H, m, H-5); 4,46 (1H, m, H-4); 4,14 (2H, m, H-7, OH); 4,02 (1H, m, H-6); 3,08 (1H, dd, J=1,5; 19,5 Hz, H-3a); 3,00 (1H, dd, J=5,0; 19,5 Hz, H-3b); 2,37 (1H, d, J=3,5 Hz, OH). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 167,8 (C-2); 135,9 (C-9); 129,0 (C- 11, C-13); 128,6 (C-12); 126,2 (C-10, C-14); 72,7 (C-6); 70,9 (C-4); 70,4 (C-8); 70,1 (C-7); 64,5 (C-5); 35,2 (C-3). Goniofufurone (GM3): Tinh thể hình kim màu trắng; đnc. 152-153 oC; Rf = 0,39 (n-hexane-EtOAc 30/70, v/v); []D25 + 11,5o (c 0,4, EtOH). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3420, 3350, 2996, 2862, 1746, 1450, 1342, 1191, 1046, 905, 702, 635, 493. UV maxMeOH nm (log ): 206 (3,95); 258 (2,31). (+)-ESI-MS: m/z 273 [M+Na]+. 1 H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ (ppm) 7,43 (2H, d, J=7,5 Hz, H-10, H- 14); 7,35 (2H, t, J=7,5 Hz, H-11, H-13); 7,28 (1H, t, J=7,5 Hz, H-12); 4,94 (2H, m, H-4, H-5); 4,89 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-8); 4,47 (1H, m, H-6); 3,98 (1H, dd, J=2,0; 8,0 Hz, H-7); 2,81 (1H, dd, J=6,0; 18,5 Hz, H-3a); 2,42 (1H, d, J=18,5 Hz, H-3b). 13 C-NMR (125 MHz, CD3OD): δ (ppm) 178,1 (C-2); 143,6 (C-9); 129,2 (C-11, C-13); 128,7 (C-12); 128,0 (C-10, C-14); 89,5 (C-5); 85,2 (C-7); 78,4 (C-4); 74,7 (C-6); 72,3 (C-8); 36,3 (C-3). Cardiobutanolide (GM4): Chất bột rắn màu trắng; đnc. 188-190 oC; Rf = 0,41 (CH2Cl2-MeOH 90/10); []D24 +1,3o (c 0,15; MeOH). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3476, 2937, 2852, 1743, 1629, 1581, 1400, 1206, 1113, 985, 645, 608, 500, 452. UV maxMeOH nm (log ): 208 (3,43); 260 (2,06). (+)-ESI-MS: m/z 291 [M+Na]+. 1 H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ (ppm) 7,46 (1H, d, J=7,5 Hz, H-10, H- 14); 7,35 (2H, t, J=7,5 Hz, H-11, H-13); 7,27 (1H, td, J=1,5; 7,5 Hz, H-12); 4,78 (1H, d, J=8,0 Hz, H-8); 4,59 (1H, dd, J=3,5; 8,0 Hz, H-5); 4,53 (1H, td, J=0,5; 4,5 Hz, H-4); 4,41 (1H, dd, J=1,5; 8,0 Hz, H-6); 3,90 (1H, dd, J=1,5; 8,0 Hz, H-7); 2,92 (1H, dd, J=5,0; 17,5 Hz, H-3a), 2,45 (1H, dd, J=0,5; 17,5 Hz, H- 3b). 13 C-NMR (125 MHz, CD3OD): δ (ppm) 178,6 (C=O); 144,2 (C-9); 129,1 (C-11, C-13); 128,5 (C-12); 128,4 (C-10, C-14); 88,2 (C-5); 75,4 (C-8); 74,4 (C-7); 70,3 (C-6); 68,8 (C-4); 40,9 (C-3). Goniothalamin (GM5): Chất rắn màu vàng nhạt; đnc. 82-84 oC; Rf = 0,44 (n-hexane-CH2Cl2 20/80, v/v); []D27 +81,0o (c 0,2; EtOH). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 2925, 1707, 1664, 1627, 1454, 1382, 1244, 1066, 966, 822, 759, 699, 584, 512, 440. UV maxMeOH nm (log ): 210 (4,43); 251 (4,32); 282 (3,25); 290 (3,03). (+)-ESI-MS: m/z 223 [M+Na]+. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 7,40 (2H, m, H-10, H-14); 7,34 (2H, m, H-11, H-13); 7,27 (1H, m, H-12); 6,92 (1H, ddd, J=4,0; 5,0; 9,5 Hz, H-4); 7
  8. 6,73 (1H, d, J=16,0 Hz, H-8); 6,27 (1H, dd, J=6,5; 16,0 Hz, H-7); 6,09 (1H, dt, J=2,0; 10,0 Hz, H-3); 5,10 (1H, ddd, J=1,0; 6,5; 15,5 Hz; H-6); 2,54 (2H, m, H- 5). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 163,8 (C-2); 144,5 (C-4); 135,8 (C- 9); 133,1 (C-8); 128,7 (C-11, C-13); 128,3 (C-12); 126,7 (C-10, C-14'); 125,7(C-7); 121,7(C-3); 77,9 (C-6); 29,9 (C-5). (+)-T-Cadinol (GM6): Chất dầu không màu; Rf = 0,50 (n-hexane-CH2Cl2 20/80, v/v). []D24 +8,3o (c 0,69; EtOH). (+)-ESI-MS: m/z 205 [M-H2O+H]+ (CTPT: C15H26O). FT-IR (film) νmax (cm1): 3457; 2928; 2872; 1637; 1458; 1370; 1100; 1010; 885; 724; 642; 566. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 5,55 (1H, br s, H-5); 2,18 (1H, dquint, J=3,1; 7,0 Hz; H-11); 1,98 (2H, m, H-3); 1,96 (1H, m, H-6); 1,92 (1H, m, H-2ax); 1,74 (1H, dt, J=2,8; 2,8; 13,0 Hz; H-9ax); 1,66 (3H, s, CH3-15); 1,47 (1H, dq, J=3,0; 12,5 Hz; H-8ax); 1,41 (1H, m, H-9eq); 1,37 (1H, m, H-2eq); 1,34 (1H, m, H-8eq); 1,22 (3H, s, CH3-14); 1,07 (1H, ddd, J=2,0; 10,3; 12,3 Hz; H- 1); 1,01 (1H, m, H-7); 0,91 (3H, d, J=7,0 Hz; CH3-13); 0,79 (3H, d, J=7,0 Hz; CH3-12). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 134,4 (C-4); 122,7 (C-5); 70,7 (C- 10); 48,0 (C-1); 46,7 (C-7); 40,3 (C-9); 37,8 (C-6); 30,9 (C-3); 28,5 (C-14); 26,2 (C-11); 23,8 (C-15); 22,6 (C-2); 21,4 (C-13); 19,8 (C-8); 15,2 (C-12). α-Cadinol (GM7): Chất dầu không màu; Rf = 0,34 (n-hexane-CH2Cl2 20/80, v/v); []D27 10,0o (c 0,3; EtOH). FT-IR (film) νmax (cm1): 3392; 2933; 2876; 1654; 1457; 1378; 1122; 1037; 922; 819; 715; 614; 523. (+)-ESI-MS: m/z 205 [M-H2O+H]+ (CTPT: C15H26O). 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 5,50 (1H, br s, H-5); 2,16 (1H, td, J=3,0; 7,0 Hz; H-11); 1,99 (3H, m, H-3, H-2a); 1,81 (1H, dt, J=3,5; 12,5 Hz; H- 9a); 1,72 (1H, m, H-6); 1,67 (3H, s, CH3-15); 1,62 (1H, m, H-8a); 1,41 (1H, dt, J=4,0; 12,5 Hz; H-9b); 1,24 (3H, m, H-1, H-2b); 1,09 (3H, s, CH3-14); 1,06 (1H, dt, J=3,0; 11,0 Hz; H-7); 0,92 (3H, d, J=7,0 Hz; CH3-13); 0,77 (3H, d, J=7,0 Hz; CH3-12). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 135,0 (C-4); 122,3 (C-5); 72,4 (C- 10); 50,0 (C-1); 46,7 (C-7); 42,2 (C-9); 39,9 (C-6); 31,0 (C-3); 26,0 (C-11); 23,8 (C-15); 22,7 (C-2); 22,0 (C-8); 21,5 (C-13); 20,8 (C-14); 15,1 (C-12). Aristolactam BII (GM8): Tinh thể hình kim màu vàng; đnc. 248-250 oC; Rf = 0,38 (n-hexane-acetone 67/33, v/v). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3449, 3194, 2926, 2855, 1717, 1644, 1607, 1462, 1379, 1031, 838, 720, 624, 530, 466. UV maxMeOH nm (log ): 205 (3,59); 232 (3,56); 263 (3,49); 276 (3,54); 286 (3,53); 317 (2,97); 385 (2,94). (+)-ESI-MS: m/z 302 [M+Na]+; 581 [2M+Na]+. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3+ CD3OD): δ (ppm) 9,12 (1H, m, H-5); 7,72 (1H, s, H-2); 7,72 (1H, m , H-8); 7,47 (2H, m, H-6, H-7); 7,00 (1H, s, H-9); 4,02 (3H, s, 4-OCH3); 3,98 (3H, s, 3-OCH3). 8
  9. 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3+ CD3OD): δ (ppm) 170,2 (C=O); 154,4 (C- 3); 151,5 (C-4), 134,8 (C-8a), 134,2 (C-10), 128,9 (C-8), 127,4 (C-5), 127,4 (C- 7), 126,9 (C-5a), 125,8 (C-6), 124,2 (C-10a), 121,2 (C-1), 120,8 (C-4a), 109,5 (C-2), 106,2 (C-9), 60,2 (4-OCH3), 56,8 (3-OCH3). 3-Methyl-1H-benz[f]indole-4,9-dione (GM9): Chất rắn màu vàng; đnc. 248-249 oC; Rf = 0,44 (n-hexane-CH2Cl2 25/75, v/v). ()-ESI-MS: m/z 210 [MH], (+)-ESI-MS: m/z 212 [M+H]+; (+)-HR-ESI-MS m/z 212,0710 [M+H]+ tương ứng với CTPT là C13H9NO2 (theo tính toán lý thuyết [M+H]+ có m/z là 212,0706). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3429, 3322, 2938, 1647, 1588, 1507, 1403, 1238, 1031, 932, 714. UV (MeOH) max nm (log ): 258 (4,07); 330 (3,32). 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3+ CD3OD): δ (ppm) 8,08 (1H, m, H-5); 8,01 (1H, m, H-8); 7,59 (2H, m, H-6, H-7); 6,83 (1H, m, H-2); 2,34 (3H, s, CH3-10). 1 H-NMR (500 MHz, DMSO): δ (ppm) 12,65 (1H, br s, H-1); 8,18 (2H, m, H-5, H-8); 7,76 (2H, m, H-6, H-7); 7,13 (1H, m, H-2); 2,31 (3H, s, CH3-10). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3+ CD3OD): δ (ppm) 182,3 (C-9); 175,7 (C-4); 134,5 (C-8a); 133,4 (C-4a); 133,2 (C-6, C-7); 132,7 (C-9a); 126,5 (C-5); 126,0 (C-8); 125,5 (C-2); 125,1 (C-3a); 122,8 (C-3); 11,0 (CH3-10). Acid nonacosanoic (GM10): 1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 2,34 (2H, t, J=7,5 Hz, CH2-2); 1,62 (2H, quint, J=7,5 Hz, CH2-3); 1,26 (50H, m, 25 x CH2); 0,88 (3H, t, J=7,5 Hz, CH3). 3.1.2 Quả cây Giác đế đài to Từ quả cây Giác đế đài to đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 10 hợp chất gồm 3 styryl-lactone 8-hydroxygoniofupyrone A (GM11), 4- deoxycardiobutanolide (GM12), 7-acetylaltholactone (GM13); 4 acetogenin là annonacin (GM14), cis+trans-solamin (GM15), isoannonacin (GM16), trans- murisolinone (GM17), 1 hợp chất sesquiterpene β-caryophyllene oxide (GM18), 1 hợp chất ceramide 2-(2’-hydroxytetracosanoylamino)octadecane- 1,3,4-triol (GM19) và 1 acid béo là acid palmitic (GM20). Hình 3.4. Sơ đồ ngâm chiết quả cây Giác đế đài to 9
  10. Hình 3.5. Sơ đồ phân lập các chất từ dịch chiết CH2Cl2 quả cây Giác đế đài to Dữ kiện phổ của các chất được phân lập từ quả cây Giác đế đài to: 8-Hydroxygoniofupyrone A (GM11): Tinh thể không màu (MeOH); đnc. 210,3-211,0oC; Rf = 0,50 (n-hexane/EtOAc 20/80, v/v); []D20 38,5o (c 0,32; EtOH). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3445, 2945, 1728, 1661, 1441, 1371, 1210, 1029, 862, 704, 619, 488. UV maxMeOH nm (log ): 206 (4,01); 257 (2,30). ()- ESI-MS: m/z 249 [M-H], HR-ESI-MS: m/z 273,0724 [M+Na]+ tương ứng với CTPT C13H14O5 (theo tính toán lý thuyết [M+Na]+ có m/z là 273,0733). 1H- NMR (500 MHz, acetone d6) và 13C-NMR (125 MHz, acetone d6) (Bảng 4.1). 4-Deoxycardiobutanolide (GM12): Chất dầu không màu; Rf = 0,53 (n- hexane-acetone 45/55, v/v); []D20 3,4o (c 0,44; CHCl3). FT-IR (film) νmax (cm1): 3378, 2926, 1754, 1634, 1414, 1194, 1046, 925, 702, 603, 491. UV maxMeOH nm (log ): 207 (4,25); 257 (2,66). ()-ESI-MS: m/z 251 [M-H], HR- ESI-MS: m/z 275,0895 [M+Na]+ tương ứng với CTPT C13H16O5 (theo tính toán lý thuyết [M+Na]+ có m/z là 275,0890). 10
  11. 1 H-NMR (500 MHz, CD3OD) và 13C-NMR (125 MHz, CD3OD) (Bảng 4.2). 7-Acetylaltholactone (GM13): Tinh thể hình kim không màu; đnc. 141- 143 oC; Rf = 0,31 (n-hexane-acetone 75/25, v/v); []D20 +195,7o (c 0,3; EtOH). IR (KBr): max (cm1): 2937, 1743, 1724, 1636, 1500, 1367, 1225, 1050, 920, 822, 707, 603, 479. UV maxMeOH nm (log ): 204 (4,32). (+)-ESI-MS: m/z 297 [M+Na]+. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 7,30-7,36 (5H, m, C6H5), 7,03 (1H, dd, J=5,5; 10,0 Hz; H-4); 6,28 (1H, d, J=10,0 Hz, H-3); 5,40 (1H, br d, J=3,5 Hz, H-7); 4,98 (1H, d, J=3,5 Hz, H-8); 4,95 (1H, dd, J=1,0; 4,0 Hz, H-6); 4,63 (1H, dd, J=4,5; 5,0 Hz, H-5); 2,16 (3H, s, CH3). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 169,4 (OCOCH3); 160,4 (C-2); 139,1 (C-4); 137,5 (C-9); 128,7 (C-11, C-13); 128,5 (C-12); 126,2 (C-10, C- 14); 124,7 (C-3); 86,1 (C-8); 83,6 (C-6, C-7); 69,1 (C-5); 20,8 (OCOCH3). Annonacin (GM14): Chất rắn dạng sáp màu trắng; đnc. 63-64oC; Rf = 0,44 (EtOAc 100%); []D25 +16o (c 0,40; MeOH). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3440, 2930, 2852, 1744, 1635, 1523, 1344, 1229, 1040, 828, 725, 650, 594, 514. UV maxEtOH nm (log ): 211 (3,82), 272 (2,74). HR-ESI-MS: m/z 619,4544 [M+Na]+ tương ứng với CTPT C35H64O7 (theo tính toán lý thuyết [M+Na]+ có m/z là 619,4544). 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 7,18 (1H, br s, H-33); 5,05 (1H, q, J=6,8 Hz; H-34); 3,84 (1H, m, H-4); 3,79 (2H, dd, J=7,0; 13,5 Hz; H-16, H-19); 3,59 (1H, m, H-10); 3,41 (2H, m, H-15, H-20); 2,51 (1H, m, H-3a); 2,42 (1H, m, H-3b); 1,97 (2H, m, H-17a, H-18a); 1,65 (2H, m, H-17b, H-18b); 1,43 (3H, d, J=7,0 Hz; CH3-35); 1,25-1,53 (m, CH2-59, 1114, 2131); 0,87 (3H, t, J=6,5 Hz; CH3-32). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 174,6 (C-1); 151,8 (C-33); 131,2 (C- 2); 82,7 (C-16); 82,6 (C-19); 78,0 (C-34); 74,1 (C-15); 74,0 (C-20); 71,8 (C- 10); 69,9 (C-4); 37,4 (C-9); 37,3 (C-5, C-11); 33,5 (C-14, C-21); 33,4 (C-3); 31,9 (C-30); 28,8 (C-17, C-18); 25,5-29,7 (C-68, C-12, C-13, C-2229); 22,7 (C-31); 19,1 (C-35); 14,1 (C-32). cis+trans-Solamin (GM15): Chất bột rắn màu trắng; đnc. 68-70 oC; Rf = 0,31 (n-hexane-EtOAc 70/30, v/v); []D25 +20o (c 0,30; MeOH). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3433, 2923, 2860, 1741, 1635, 1467, 1324, 1084, 859, 733, 662, 613, 528. UV maxEtOH nm (log ): 208 (4,79). HR-ESI-MS: m/z 587,4640 [M+Na]+ tương ứng với CTPT C35H64O5 (theo tính toán lý thuyết [M+Na]+ có m/z là 587,4646). 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 6,98 (1H, d, J=1,5 Hz; H-33); 4,99 (1H, dq, J=1,8; 6,8 Hz; H-34); 3,80 (2H, m, H-16, H-19); 3,41 (2H, m, H-15, H-20); 2,26 (2H, t, J=7,8 Hz; H-3); 1,98 (2H, m, H-17a, H-18a) (solamin); 1,95 (2H, m, H-17a, H-18a) (cis-solamin); 1,74 (2H, m, H-17b, H-18b) (cis- 11
  12. solamin); 1,68 (2H, m, H-17b, H-18b) (solamin); 1,40 (3H, d, J=7,0 Hz; CH3- 35); 1,25-1,57 (m, CH2-414, 2131); 0,88 (3H, t, J=6,8 Hz; CH3-32). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 173,9 (C-1); 148,9 (C-33); 134,3 (C- 2); 82,7 (C-16); 82,6 (C-19); 77,4 (C-34); 74,4 (C-15); 74,1 (C-20); 34,1 (C- 14); 33,5 (C-21); 31,9 (C-30); 28,8 (C-17, C-18) (solamin); 28,1 (C-17, C-18) (cis-solamin); 25,6-29,7 (C-413, C-2229); 25,2 (C-3); 22,7 (C-31); 19,2 (C- 35); 14,1 (C-32). Isoannonacin (GM16): Chất bột rắn màu trắng, đnc. 104-105oC; Rf = 0,53 (n-hexane-acetone 60/40, v/v); []D25 +20o (c 0,28; MeOH). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3338, 2925, 2861, 1766, 1704, 1464, 1377, 1189, 1069, 642. HR-ESI- MS: m/z 619,4544 [M+Na]+ tương ứng với CTPT C35H64O7 (theo tính toán lý thuyết [M+Na]+ có m/z là 619,4544). 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 4,54 (1H, m, H-4); 3,79 (2H, dd, J=6,5; 13,0 Hz; H-16, H-19); 3,58 (1H, m, H-10); 3,40 (2H, m, H-15, H-20); 3,02 (2H, m, H-2, H-33a); 2,66 (1H, dd, J=9,8; 19,3 Hz; H-33b); 2,22 (1H, ddd, J=3,3; 9,8; 13,0 Hz; H-3a); 2,19 (3H, s, CH3-35); 1,98 (3H, m, H-3b, H-17a, H- 18a); 1,70 (1H, m, H-5a); 1,68 (2H, m, H-17b, H-18b); 1,54 (1H, m, H-5b); 1,25-1,73 (m, CH2-69, 1114, 2131); 0,87 (3H, t, J=6,8 Hz; CH3-32). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 205,5 (C-34); 178,8 (C-1); 82,7 (C- 16); 82,6 (C-19); 78,9 (C-4); 74,1 (C-15); 74,0 (C-20); 71,7 (C-10); 44,2 (C- 33); 35,4 (C-5); 34,5 (C-2); 33,3 (C-3); 31,9 (C-30); 29,9 (C-35); 28,7 (C-17, C-18); 25,3-37,4 (C-69, C-1114, C-2129); 22,7 (C-31); 14,1 (C-32). trans-Murisolinone (GM17): Chất bột rắn không màu; đnc. 102-103oC; Rf = 0,41 (n-hexane-acetone 80/20, v/v); []D25 +25o (c 0,42; MeOH). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3512, 2918, 2855, 1743, 1711, 1633, 1467, 1380, 1188, 1075, 955, 723, 583, 487. UV maxEtOH nm (log ): 202 (2,50), 279 (1,79). HR- ESI-MS: m/z 603,4585 [M+Na]+ tương ứng với CTPT C35H64O6 (theo tính toán lý thuyết [M+Na]+ có m/z là 603,4595). 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 4,54 (1H, m, H-4); 3,80 (2H, dd, J=6,5; 13,5 Hz; H-16, H-19); 3,40 (2H, br d, J=6,5 Hz; H-15, H-20); 3,02 (2H, m, H-2, H-33a); 2,66 (1H, dd, J=9,5; 19,0 Hz; H-33b); 2,23 (1H, ddd, J=3,3; 9,5; 13,0 Hz; H-3a); 2,19 (3H, s, CH3-35); 1,98 (3H, m, H-3b, H-17a, H-18a); 1,72 (1H, m, H-5a); 1,68 (2H, m, H-17b, H-18b); 1,56 (1H, m, H-5b); 1,25-1,75 (m, CH2-614, 2131); 0,87 (3H, t, J=6,8 Hz; CH3-32). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 205,5 (C-34); 178,8 (C-1); 82,7 (C- 16, C-19); 78,9 (C-4); 74,0 (C-15, C-20); 44,3 (C-33); 35,5 (C-5); 34,5 (C-2); 33,3 (C-3); 31,9 (C-30); 29,9 (C-35); 28,7 (C-17, C-18); 25,3-35,5 (C-614, C- 2129); 22,7 (C-31); 14,1 (C-32). β-Caryophyllene oxide (GM18): Chất dầu không màu; Rf = 0,47 (n- hexane-CH2Cl2 50/50, v/v); []D24 57,6o (c 0,63; CHCl3). IR (KBr): max 12
  13. (cm1): 2933, 2862, 1668, 1627, 1458, 1370, 1266, 1078, 911, 777, 692, 597, 497. (+)-ESI-MS: m/z 221 [M+H]+. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 4,97 (1H, d, J=1,0 Hz, H-12a); 4,85 (1H, d, J=1,5 Hz, H-12b); 2,87 (1H, dd, J=4,3; 10,8 Hz; H-9); 2,61 (1H, dt, J=9,0; 9,5 Hz, H-2); 2,34 (1H, ddd, J=4,0; 8,0; 12,5 Hz, H-11a); 2,24 (1H, m, H-10a); 2,12 (1H, m, H-11b); 2,08 (1H, m, H-7a); 1,76 (1H, t, J=10,0 Hz, H-5); 1,68 (1H, m, H-3a); 1,66 (1H, m, H-6a); 1,63 (1H, m, H-3b); 1,42 (1H, m, H- 6b); 1,32 (1H, m, H-10b); 1,20 (3H, s, CH3-15); 1,00 (3H, s, CH3-13); 0,98 (3H, s, CH3-14); 0,96 (1H, m, H-7b). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 151,8 (C-1); 112,7 (C-12); 63,7 (C- 9); 59,8 (C-8); 50,8 (C-5); 48,7 (C-2); 39,8 (C-3); 39,2 (C-7); 34,0 (C-4); 30,2 (C-10); 29,9 (C-14); 29,8 (C-11); 27,2 (C-6); 21,6 (C-13); 17,0 (C-15). 2-(2’-Hydroxytetracosanoylamino)octadecane-1,3,4-triol (GM19): Chất bột rắn màu trắng; đnc. 141-143 oC; Rf = 0,53 (n-hexane-acetone 67/33); []D24 +9,3o (c 0,23; pyridine). IR (KBr): max (cm1): 3432, 2920, 2850, 1629, 1470, 1353, 1083, 971, 785, 711, 656, 594, 542. (+)-ESI-MS: m/z 684 [M+H]+. 1 H-NMR (500 MHz, pyridine-d5): δ (ppm) 8,59 (1H, d, J=9,0 Hz, NH); 5,12 (1H, dddd, J=4,5; 4,5; 4,5; 9,0 Hz; H-2); 4,63 (1H, dd, J=3,5; 7,5 Hz; H-2’); 4,52 (1H, dd, J=4,5; 11,0 Hz; H-1a); 4,43 (1H, dd, J=4,8; 10,8 Hz; H-1b); 4,37 (1H, dd, J=5,0; 6,0 Hz; H-3); 4,29 (1H, m, H-4); 2,26 (1H, m, H-5a); 2,23 (1H, m, H-3’a); 2,05 (1H, m, H-3’b); 1,93 (2H, m, H-5b, H-6a); 1,78 (1H, m, H-4’a); 1,70 (2H, m, H-6b, H-4’b); 1,25-1,44 (60H, m, H-717, H-5’23’); 0,86 (3H, t, J=7,0 Hz; CH3-24’); 0,85 (3H, t, J=7,0 Hz, CH3-18). 13 C-NMR (125 MHz, pyridine-d5): δ (ppm) 175,2 (C-1’); 76,8 (C-3); 73,0 (C-4); 72,5 (C-2’); 62,1 (C-1); 53,0 (C-2); 35,7 (C-3’); 34,1 (C-5); 32,1 (C-17); 29,6-30,3 (C-716, C-5’22’); 26,7 (C-6); 25,8 (C-4’); 22,9 (C-23’); 14,3 (C- 18, C-24’). Acid palmitic (GM20): 1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 2,35 (2H, t, J=7,5 Hz, CH2-2); 1,64 (2H, quint, J=7,3 Hz, CH2-3); 1,26 (24H, m, 12 x CH2); 0,89 (3H, t, J=7,0 Hz, CH3-16). 3.2 Tách chiết, phân lập các chất từ cây Giác đế cuống dài 3.2.1 Quả cây Giác đế cuống dài Hình 3.6. Sơ đồ ngâm chiết quả cây Giác đế cuống dài 13
  14. Từ quả cây Giác đế cuống dài đã phân lập và xác định được cấu trúc 12 hợp chất; trong đó có 1 hợp chất linear acetogenin mới là gracilipin A (GG2), 1 hợp chất linear acetogenin lần đầu phân lập từ thiên nhiên là methylsaccopetrin A (GG3) và 8 hợp chất đã biết là saccopetrin A (GG1); 7,3’,4’- trimethylquercetin (GG4), rhamnazin (GG5), casticin (GG6), isokanugin (GG7), melisimplexin (GG8), 5-hydroxy-3,7-dimethoxy-3’,4’- methylenedioxyflavone (GG9), 1-phenylpropan-1,2-diol (GG10), acid vanillic (GG11) và phenylmethanol (GG12). Hình 3.7. Sơ đồ phân lập dịch chiết CH2Cl2 quả cây Giác đế cuống dài Dữ kiện phổ của các chất được phân lập từ quả cây Giác đế cuống dài: Saccopetrin A (GG1): Chất rắn dạng sáp; Rf = 0,42 (n-hexane-EtOAc 67/33, v/v); []D25 9,0o (c 0,21; CHCl3). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3456, 3077, 2927, 2862, 1760, 1641, 1468, 1367, 1179, 1048, 911, 727, 625. UV maxMeOH 14
  15. nm (log ): 202 (3,66), 214 (3,52), 227 (3,22), 252 (2,93), 267 (3,02), 283 (2,88). (+)-ESI-MS: m/z 391 [M+H]+; HR-ESI-MS: m/z 391,3206 [M+H]+ tương ứng với CTPT C25H42O3 (theo tính toán lý thuyết [M+H]+ có m/z là 391,3207). 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 5,80 (1H, ddt, J=6,5; 10,0; 17,0 Hz, H-21); 4,99 (1H, ddt, J=1,5; 2,0; 17,0 Hz, H-22a); 4,92 (1H, dd, J=2,0; 10,5 Hz, H-22b); 4,58 (1H, m, H-24); 3,85 (1H, dd, J=3,0; 12,5 Hz, H-25a); 3,63 (1H, dd, J=4,5; 12,5 Hz, H-25b); 2,69 (1H, m, H-2); 2,29 (1H, m, H-23a); 2,12 (4H, t, J=6,5 Hz, H-12, H-15); 2,01 (2H, m, H-20); 2,00 (1H, m, H-23b); 1,83 (1H, m, H-3a); 1,42-1,49 (5H, m, H-3b, H-11, H-16); 1,26-1,41 (20H, m, H-4H-10; H-17H-19). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 179,8 (C-1); 139,1 (C-21); 114,1 (C-22); 80,3 (C-13); 80,2 (C-14); 78,5 (C-24); 64,6 (C-25); 39,6 (C-2); 33,7 (C- 20); 31,3 (C-3); 27,2-29,6 (C-23, C-4  C-11, C-16  C-19); 18,7 (C-12, C-15). Gracilipin A (GG2): Chất dầu màu vàng nhạt; Rf = 0,35 (CH2Cl2-EtOAc 90/10, v/v); []D25 12.2 (c 0,245; CHCl3). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3420, 2933, 2855, 1760, 1631, 1580, 1469, 1343, 1163, 1009, 809, 715, 575, 475. UV (MeOH) max (log ) 207 (4,51), 214 (4,58), 228 (3,42), 240 (3,71), 253 (4,00), 267 (4,18), 284 (4,08) nm.(+)-ESI-MS: m/z 385 [M+H]+, HR-ESI-MS: m/z 385,2728 [M+H]+ tương ứng với CTPT C25H36O3 (theo tính toán lý thuyết [M+H]+ có m/z là 385,2737). 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3) và 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) (Bảng 4.3.). Methylsaccopetrin A (GG3): Chất dầu không màu; Rf = 0,32 (n-hexane- EtOAc 88/12, v/v); []D24 13,3o (c 0,21; CHCl3). FT-IR (film) νmax (cm1): 2923, 2866, 1720, 1685, 1629, 1411, 1301, 1108, 1039, 827, 672, 622, 554, 500, 461. UV maxMeOH nm (log ): 202 (2,62), 225 (2,19), 253 (1,64), 266 (1,59), 282 (1,55). HR-ESI-MS: m/z 405,3369 [M+H]+ tương ứng với CTPT C26H44O3 (theo tính toán lý thuyết [M+H]+ có m/z là 405,3363). 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3) và 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) (Bảng 4.4.) 7,3’,4’-Trimethylquercetin (GG4): Tinh thể hình kim màu vàng; đnc. 174-176 oC; Rf = 0,32 (n-hexane-acetone 70/30). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3440, 2936, 2838, 2872, 1665, 1601, 1494, 1428, 1351, 1210, 1162, 1039, 792, 607, 494. UV maxMeOH nm (log ): 206 (4,72), 255 (4,42), 269 (4,34), 356 (4,42). (+)-ESI-MS: m/z 345 [M+H]+. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 12,64 (1H, s, OH); 7,70 (1H, d, J=2,0 Hz, H-2’); 7,67 (1H, dd, J=2,0; 8,0 Hz, H-6’); 7,04 (1H, d, J=8,5 Hz, H- 5’); 6,42 (1H, d, J=2,0 Hz, H-8); 6,35 (1H, d, J=2,0 Hz, H-6); 6,04 (1H, s, OH); 3,98 (3H, s, OMe); 3,87 (3H, s, OMe); 3,86 (3H, s, OMe). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 178,7 (C-4); 165,4 (C-7); 162,0 (C- 5); 156,7 (C-9); 155,9 (C-2); 148,3 (C-4’); 146,4 (C-3’); 138,8 (C-3); 122,7 (C- 15
  16. 1’); 122,5 (C-6’); 114,6 (C-5’); 110,9 (C-2’); 106,0 (C-10); 97,8 (C-6); 92,2 (C- 8); 60,2 (OMe); 56,1 (OMe); 55,8 (OMe). Rhamnazin (GG5): Chất rắn màu vàng nhạt; đnc. 221-223 oC; Rf = 0,34 (n-hexane-EtOAc 67/33, v/v). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3476, 3290, 2924, 1656, 1609, 1503, 1435, 1312, 1211, 1153, 1038, 836, 749, 610, 416. UV maxMeOH nm (log ): 206 (4,55), 255 (4,32), 268 (4,14), 371 (4,32). (+)-ESI-MS: m/z 331 [M+H]+. 1 H-NMR (500 MHz, aceton-d6): δ (ppm) 12,12 (1H, s, OH); 8,30 (1H, br s, OH); 8,10 (1H, br s, OH); 7,91 (1H, br s, H-2’); 7,84 (1H, br d, J=8,5 Hz, H- 6’); 7,01 (1H, d, J=8,5 Hz; H-5’); 6,71 (1H, br s, H-8); 6,33 (1H, br s, H-6); 3,94 (3H, s, OMe); 3,92 (3H, s, OMe). 13 C-NMR (125 MHz, acetone-d6): δ (ppm) 175,8 (C-4); 165,8 (C-7); 161,1 (C-5); 156,8 (C-9); 149,0 (C-2); 147,4 (C-4’); 146,3 (C-3’); 136,1 (C-3); 122,6 (C-1’); 122,0 (C-6’); 115,2 (C-5’); 111,3 (C-2’); 104,0 (C-10); 97,5 (C-6); 92,0 (C-8); 55,5 (2 x OMe). Casticin (GG6): Chất rắn màu vàng, đnc. 187-189 oC; Rf = 0,41 (n- hexane-EtOAc 60/40, v/v). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3452, 3174, 2939, 2839, 1655, 1600, 1514, 1468, 1355, 1281, 1168, 1006, 810, 695, 607, 466. UV maxMeOH nm (log ): 205 (4,62), 211 (4,59), 257 (4,28), 270 (4,23), 350 (4,35). (+)- ESI-MS: m/z 375 [M+H]+. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 12,60 (1H, s, OH-C5); 7,70 (1H, d, J=1,5 Hz, H-2’); 7,65 (1H, dd, J=1,5; 8,5 Hz, H-6’); 7,03 (1H, d, J=8,5 Hz, H- 5’); 6,49 (1H, s, H-8); 3,98 (3H, s, OMe); 3,95 (3H, s, OMe); 3,92 (3H, s, OMe); 3,85 (3H, s, OMe). Isokanugin (GG7): Chất rắn màu vàng nhạt; đnc. 191-193 oC; Rf = 0,31(n-hexane-acetone 60/40, v/v). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3131, 2926, 2848, 1621, 1605, 1484, 1434, 1363, 1219, 1129, 1016, 935, 804, 628, 476. UV maxMeOH nm (log ): 206 (4,63), 250 (4,37), 267 (4,22), 342 (4,36). (+)-ESI-MS: m/z 357 [M+H]+. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 7,67 (1H, dd, J=2,0; 8,5 Hz, H-6’); 7,60 (1H, d, J=1,5 Hz, H-2’); 6,92 (1H, d, J=8,0 Hz, H-5’); 6,49 (1H, d, J=2,0 Hz, H-8); 6,33 (1H, d, J=2,0 Hz, H-6); 6,05 (2H, s, -OCH2O-); 3,96 (3H, s, OMe); 3,89 (3H, s, OMe); 3,87 (3H, s, OMe). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 174,0 (C-4); 163,9 (C-7); 161,0 (C- 5); 158,7 (C-9); 152,2 (C-2); 149,2 (C-4’); 147,8 (C-3’); 141,2 (C-3); 124,6 (C- 1’); 123,1 (C-6’); 109,4 (C-10); 108,4 (C-5’); 108,3 (C-2’); 101,6 (-OCH2O-); 95,8 (C-6); 92,3 (C-8); 59,9 (OCH3); 56,4 (OCH3); 55,7 (OCH3). Melisimplexin (GG8): Chất rắn màu vàng nhạt; đnc. 183-185 oC; Rf = 0,47 (n-hexane-EtOAc 60/40, v/v). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 2927, 2848, 1610, 1471, 1437, 1331, 1252, 1220, 1127, 1000, 815, 722, 582, 430. UV maxMeOH nm (log ): 209 (4,56), 336 (4,32). (+)-ESI-MS: m/z 387 [M+H]+. 16
  17. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 7,67 (1H, dd, J=2,0; 8,5 Hz, H-6’); 7,59 (1H, d, J=2,0 Hz, H-2’); 6,93 (1H, d, J=8,5 Hz, H-5’); 6,73 (1H, s, H-8); 6,06 (2H, s, -OCH2O-); 4,00 (3H, s, OMe); 3,96 (3H, s, OMe); 3,91 (3H, s, OMe); 3,86 (3H, s, OMe). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 173,6 (C-4); 157,7 (C-9); 153,5 (C- 7); 152,9 (C-5); 152,4 (C-2); 149,4 (C-4’); 147,9 (C-3’); 140,8 (C-3); 140,2 (C- 6); 124,6 (C-1’); 123,2 (C-6’); 113,1 (C-10); 108,4 (C-5’); 108,3 (C-2’); 101,6 (-OCH2O-); 96,0 (C-8); 62,2 (OCH3); 61,5 (OCH3); 59,9 (OCH3); 56,3 (OCH3). 5-Hydroxy-3,7-dimethoxy-3’,4’-methylenedioxyflavone (GG9): Chất rắn màu vàng nhạt; đnc. 182-184 oC; Rf = 0,53 (n-hexane-EtOAc 80/20, v/v). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3426, 3157, 2923, 2852, 1759, 1670, 1604, 1494, 1443, 1368, 1213, 1035, 828, 722, 590, 481. UV maxTHF nm (log ): 213 (3,73), 228 (4,29), 255 (4,35), 350 (4,34). (+)-ESI-MS: m/z 343 [M+H]+. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 12,60 (1H, s, OH-C5); 7,68 (1H, dd, J=2,0; 8,5 Hz, H-6’); 7,59 (1H, d, J=2,0 Hz, H-2’); 6,93 (1H, d, J=8,0 Hz, H- 5’); 6,42 (1H, d, J=2,5 Hz, H-8); 6,34 (1H, d, J=2,0 Hz, H-6); 6,07 (2H, s, OCH2O); 3,87 (3H, s, OMe); 3,86 (3H, s, OMe). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3) δ (ppm): 178,7 (C-4); 165,5 (C-7); 162,0 (C- 5); 156,7 (C-9); 155,5 (C-2); 149,8 (C-4’); 148,0 (C-3’); 139,0 (C-3); 124,2 (C- 1’); 123,6 (C-6’); 108,5 (C-2’, C-5’); 106,0 (C-10); 101,8 (-OCH2O-); 97,9 (C- 6); 92,1 (C-8); 60,2 (OCH3); 55,8 (OCH3). 1-Phenylpropan-1,2-diol (GG10): Chất dầu không màu; Rf = 0,47 (n- hexane-EtOAc 50/50, v/v). []D27 31,6 (c 0,25 EtOH). FT-IR (film) νmax (cm1): 3436, 3105, 2936, 1647, 1570, 1464, 1374, 1236, 1122, 961, 846, 696, 598, 486. UV maxMeOH nm (log ): 206 (3,98), 257 (2,58). (+)-ESI-MS: m/z 135 [M-H2O+H]+ (CTPT: C9H12O2). 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 7,28-7,36 (5H, m, C6H5); 4,69 (1H, d, J=4,4 Hz, H-1); 4,03 (1H, dq, J=4,4; 6,4 Hz, H-2); 1,08 (3H, d, J=6,5 Hz, CH3-3). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 140,4 (C-1’); 128,4 (C-2’, C-6’); 127,9 (C-4’); 126,7 (C-3’, C-5’); 77,6 (C-1); 71,3 (C-2); 17,4 (C-3). Acid vanillic (GG11): Chất rắn màu vàng nhạt; đnc. 204-206 oC; Rf = 0,41 (n-hexane-EtOAc 60/40 x3, v/v). ()-ESI-MS: m/z 167 [M-H] (CTPT: C8H8O4), 152 [M-H-CH3], 137 [M-H-OCH3], 123 [M-H-CO2]. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 7,59 (1H, dd, J=1,5; 8,0 Hz, H-6); 7,51 (1H, d, J=1,5 Hz, H-2); 6,86 (1H, d, J=8,0 Hz, H-5); 3,89 (3H, s, OCH3). Phenylmethanol (GG12): Chất lỏng không màu, Rf = 0,34 (n-hexane- EtOAc 80/20, v/v). (+)-ESI-MS: m/z 91 [M-H2O+H]+ (CTPT: C7H8O). 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ (ppm) 7,28-7,37 (5H, m, C6H5); 4,69 (2H, s, CH2O). 13C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ (ppm) 140,8 (C-1); 128,6 (C-2; C-6); 127,6 (C-4); 127,0 (C-3; C-5); 65,3 (CH2O). 17
  18. 3.2.2 Lá cây Giác đế cuống dài Từ lá cây Giác đế cuống dài đã phân lập và xác định cấu trúc 6 hợp chất, trong đó có 3 hợp chất benzopyran-sesquiterpene mới là gracilipin B (GG13), gracilipin C (GG14), gracilipin D (GG15) và 3 hợp chất đã biết là squalene (GG16), benzyl benzoate (GG17), acid benzoic (GG18). Hình 3.8. Sơ đồ ngâm, chiết phân bố lá cây Giác đế cuống dài Hình 3.9. Sơ đồ phân lập các chất từ lá cây Giác đế cuống dài 18
  19. Dữ kiện phổ của các chất được phân lập từ lá cây Giác đế cuống dài: Gracilipin B (GG13): Tinh thể không màu, đnc. 189-190oC; Rf = 0,69 (n- hexane/EtOAc 97/3, v/v). []D27 +30,6o (c 0,17; EtOH). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3488, 2990, 2934, 1610, 1583, 1489, 1373, 1247, 1190, 1061, 958, 756, 610, 549, 489. UV (EtOH) max nm (log ): 204 (4,53); 219 (4,31); 277 (3,85). HR-ESI-MS: m/z 417,2793 [M+H]+ tương ứng với CTPT C29H36O2 (theo tính toán lý thuyết [M+H]+ có m/z là 417,2788). 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3) và 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) (Bảng 4.5.). Gracilipin C (GG14): Chất dầu không màu; Rf = 0,47 (n-hexane 100%). []D 42,9o (c 0,275; EtOH). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 3450, 3133, 2936, 25 1645, 1554, 1487, 1383, 1194, 1067, 997, 829, 759, 645, 541, 477. UV (EtOH) max nm (log ): 205 (4,24); 226 (3,79); 277 (3,31). ()-ESI-MS: m/z 309[M- H], (+)-ESI-MS: m/z 311[M+H]+. HR-ESI-MS: m/z 311,2374 [M+H]+ tương ứng với CTPT C22H30O (theo tính toán lý thuyết [M+H]+ có m/z là 311,2369). 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3) và 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) (Bảng 4.5.). Gracilipin D (GG15): Chất dầu không màu; Rf = 0,78 (n-Hexane 100%). []D 3,8o (c 0,4; EtOH). FT-IR (KBr) νmax (cm1): 2959, 1586, 1489, 1455, 25 1239, 1114, 1017, 823, 757, 628, 547, 482. UV (EtOH) max nm (log ): 204 (4,32); 221 (3,89); 277 (3,38). HR-ESI-MS: m/z 311,2385[M+H]+ tương ứng với CTPT C22H31O (theo tính toán lý thuyết [M+H]+ có m/z là 311,2369). 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3) và 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) (Bảng 4.5.). Squalene (GG16): Chất lỏng không màu, Rf = 0,78 (n-Hexane 100%). FT- IR (KBr) νmax (cm 1): 3464, 2928, 1720, 1658, 1571, 1452, 1377, 1075, 928, 810, 688, 627, 516. UV (EtOH) max nm (log ): 204 (4,41). (+)-ESI-MS: m/z 411 [M+H]+ (CTPT: C30H50). 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3)  (ppm): 5,08-5,15 (6H, m, H-3, H-7, H-11, H-14, H-18, H-22); 1,96-2,10 (20H, m, CH2-4, CH2-5, CH2-8, CH2-9, CH2-12, CH2-13, CH2-16, CH2-17, CH2-20, CH2-21); 1,68 (6H, s, CH3-25, CH3-30); 1,60 (18H, s, CH3-1, CH3-24, CH3-26, CH3-27, CH3-28, CH3-29). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3)  (ppm): 135,1 (C-6, C-19); 134,9 (C-10, C- 15); 131,3 (C-2, C-23); 124,4 (C-3, C-22); 124,33 (C-7, C-18); 124,30 (C-11, C-14); 39,8 (C-5, C-20); 39,7 (C-9, C-16); 28,3 (C-12, C-13); 26,8 (C-4, C-21); 26,7 (C-8, C-17); 25,7 (C-1, C-24); 17,7 (C-25, C-30); 16,1 (C-26, C-29); 16,0 (C-27, C-28). Benzyl benzoate (GG17): Chất lỏng không màu, mùi thơm nhẹ ; Rf = 0,44 (n-hexane-CH2Cl2 75/25, v/v). FT-IR (KBr) νmax (cm 1): 3471, 3234, 3074, 2935, 1721, 1649, 1591, 1457, 1269, 1107, 1036, 956, 808, 717, 637, 585, 514. UV (EtOH) max nm (log ): 206 (4,12); 230 (4,17); 272 (2,97). (+)-ESI-MS: m/z 235 [M+Na]+. 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3)  (ppm): 8,10 (2H, br d, J = 8,0 Hz, H-2, H- 6); 7,35- 7,59 (8H, m, H-3H-5, H-2’H-6’); 5,39 (2H, s, CH2). 19
  20. 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3)  (ppm): 166,4 (C=O); 136,1 (C-1’); 133,0 (C-4); 130,1 (C-1); 129,7 (C-2, C-6); 128,6 (C-3, C-5); 128,4 (C-4’); 128,1 (C- 2’, C-6’); 66,7 (OCH2). Acid benzoic (GG18): Tinh thể hình kim không màu, đnc. 122-123 oC; Rf = 0,34 (n-hexane-EtOAc 70/30, v/v). FT-IR (KBr) νmax (cm 1): 3060-2565, 1682, 1577, 1423, 1291, 1186, 1054, 935, 803, 714, 652, 543, 466. UV (EtOH) max nm (log ): 228 (4,10); 272 (2,96). ()-ESI-MS: m/z 121 [M-H]; (+)ESI- MS: m/z 123 [M+H]+ (CTPT: C7H6O2). 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3) δ (ppm): 8,14 (2H, dd, J=1,0; 8,0 Hz, H-2, H- 6); 7,62 (1H, t, J=8,0 Hz, H-4); 7,49 (2H, t, J=8,0 Hz, H-3, H-5). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3) δ (ppm): 172,3 (C=O); 133,8 (C-4); 130,2 (C-2, C-6); 129,4 (C-1); 128,5 (C-3, C-5). 3.3 Hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các chất được phân lập Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được trình bày trong phần 4.3. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Các hợp chất phân lập được từ cây Giác đế đài to 4.1.1 Từ vỏ cây Giác đế đài to Từ cặn dịch chiết CH2Cl2 và MeOH của vỏ cây Giác đế đài to (Goniothalamus macrocalyx Ban) sau khi tiến hành kết tinh, sắc kí cột nhiều lần trên cột sephadex và silica gel thu được 10 hợp chất GM1-GM10 gồm 5 styryl-lactone, 2 sesquiterpene, 2 alkaloid và 1 acid béo (Hình 4.1.). Hình 4.1. Cấu trúc các hợp chất được phân lập từ vỏ cây Giác đế đài to Cấu trúc của các hợp chất trên được xác định bằng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1, 2 chiều, phổ khối lượng, phổ hồng ngoại và phổ tử ngoại- khả kiến. Dữ kiện phổ của các chất GM1-GM10 được trình bày trong Chương 3 (trang 6-9). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1