BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br />
<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
----------------<br />
<br />
Phạm Thị Năm<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MÀNG HYDROXYAPATIT BẰNG<br />
PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA TRÊN NỀN THÉP KHÔNG GỈ 316L<br />
CÓ VÀ KHÔNG CÓ MÀNG TITAN NITRUA<br />
<br />
Chuyên ngành: Hóa lý thuyết và Hóa lý<br />
Mã số: 62440119<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC<br />
<br />
Hà Nội – 2016<br />
i<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Viện Kỹ thuật nhiệt đới – Viện Hàn lâm<br />
Khoa học và Công nghệ Việt Nam.<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS. TS. Đinh Thị Mai Thanh<br />
2. PGS. TS. Trần Đại Lâm<br />
<br />
Phản biện 1:..............................................................................................<br />
...............................................................................................<br />
Phản biện 2:.............................................................................................<br />
................................................................................................<br />
Phản biện 3:............................................................................................<br />
…...........................................................................................<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp<br />
tại<br />
................................................................................................................<br />
vào hồi giờ<br />
ngày tháng năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
1. Thư viện quốc gia<br />
2. Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ.<br />
3. Thư viện Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công<br />
nghệ Việt Nam.<br />
ii<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ<br />
1. Dinh Thi Mai Thanh, Pham Thi Nam, Nguyen Thu Phuong, Le Xuan<br />
Que, Nguyen Van Anh, Thai Hoang, Tran Dai Lam. Controlling the<br />
electrodeposition, morphology and structure of Hydroxyapatite coating on<br />
316L stainless steel. Materials Science and Engineering: C, Vol.<br />
33(4), 2013, 2037-2045 (SCIE).<br />
2. Dinh Thi Mai Thanh, Pham Thi Nam, Ho Thu Huong, Nguyen Thu<br />
Phuong, To Thi Xuan Hang, Uong Van Vy, and Thai Hoang. The<br />
electrochemical behavior of TiN/316LSS material in simulated body fluid<br />
solution. Journal of Nanoscience and Nanotechnology 15, 2015, 3887-3892<br />
DOI: 10.1166/jnn.2014.9269 (SCI).<br />
3. Pham Thi Nam, Tran Dai Lam, Ho Thu Huong, Nguyen Thu Phuong,<br />
Nguyen Thi Thu Trang, Thai Hoang, Nguyen Thi Thanh Huong, Le Ba<br />
Thang, Christophe Drouet, David Grossin, Emmanuelle Kergourlay,<br />
Ghislaine Bertrand, Didier Devilliers, Dinh Thi Mai Thanh.<br />
Electrodeposition and characterization of hydroxyapatite on TiN/316LSS.<br />
Journal of Nanoscience and Nanotechnology, accepted 7/2014, DOI:<br />
10.1166/jnn.2015.10329 (SCI).<br />
4. Pham Thi Nam, Didier Devilliers, Tran Dai Lam, Nguyen Thu<br />
Phuong, Dinh Thi Mai Thanh. Electrochemicalbehavior of 316L stainless<br />
steel in simulated body fluid solution. Vietnam Journal of Chemistry, Vol.<br />
50(6B) (2012), 99- 105.<br />
5. Phạm Thị Năm, Nguyễn Thế Huyên, Trần Đại Lâm, Đinh Thị Mai<br />
Thanh. Nghiên cứu diễn biến điện hóa của vật liệu HAp/Thép không gỉ 316L<br />
trong dung dịch mô phỏng cơ thể người. Tạp ch Hóa học 50(6) 2012, 699703.<br />
6. Phạm Thị Năm, Phạm Ngọc Hiếu, Đinh Thị Mai Thanh. Nghiên cứu<br />
diễn biến điện hóa của vật liệu HAp/TiN/TKG316L trong dung dịch mô<br />
phỏng cơ thể người. Tạp ch Hóa học 51(4), 2013, 442-447.<br />
7. Phạm Thị Năm, Đinh Thị Mai Thanh. Đặc trưng hóa lý của vật liệu<br />
TiN/thép không gỉ 3116L tổng hợp bằng phương pháp phún xạ magnetron<br />
một chiều. Tạp ch Hóa học 51(2C), 2013, 622-626.<br />
<br />
iii<br />
<br />
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN<br />
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học của đề tài<br />
Hiện nay, ngành phẫu thuật chấn thương và chỉnh hình có nhiều loại vật<br />
liệu khác nhau được dùng làm nẹp v t cố định xương như: thép không gỉ<br />
316L, hợp kim của Coban, titan kim loại và hợp chất của titan. Những vật<br />
liệu này có độ bền cơ lý hóa và khả năng tương th ch sinh học với môi trường<br />
dịch cơ thể người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cấy ghép cụ thể,<br />
những vật liệu này vẫn t nhiều bị ăn mòn dẫn đến các phản ứng đào thải làm<br />
giảm tuổi thọ của vật liệu và gây ra những khó chịu nhất định cho bệnh nhân.<br />
Để nâng cao t nh tương đồng sinh học giữa các mô của cơ thể người với bề mặt<br />
vật liệu và đáp ứng các yêu cầu cơ bản của vật liệu y sinh, HAp<br />
(Ca10(PO4)6(OH)2) có thành phần và t nh chất giống xương tự nhiên được phủ<br />
lên bề mặt kim loại, hợp kim nhằm mang lại các sản phẩm y sinh chất lượng<br />
cao phù hợp nhu cầu của con người.<br />
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để tổng hợp màng HAp: phương<br />
pháp vật lý, phương pháp hóa học và phương pháp điện hóa. Mỗi phương<br />
pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Màng HAp tổng hợp bằng phương pháp<br />
điện hóa đang thu hút các nhà nghiên cứu bởi vì: nhiệt độ phản ứng thấp, có<br />
thể phủ lên chất nền có hình dạng phức tạp, điều khiển chiều dày màng, có<br />
thể tổng hợp được màng có độ tinh khiết cao…Ch nh vì ưu điểm này nên tên<br />
đề tài được lựa chọn: “Nghiên cứu tổng hợp màng hydroxyapatit bằng<br />
phương pháp điện hóa trên nền thép không gỉ 316L có và không có màng<br />
titan nitrua” với mục đ ch góp phần vào quá trình nghiên cứu tổng hợp cũng<br />
như ứng dụng của HAp trong lĩnh vực y sinh học ngày càng phát triển.<br />
2. Nội dung và mục đích nghiên cứu của luận án<br />
- Khảo sát lựa chọn các điều kiện th ch hợp (nồng độ dung dịch, nhiệt<br />
độ, tốc độ quét thế, số lần quét, nồng độ H2O2) và nghiên cứu đặc trưng hóa<br />
lý của màng HAp tổng hợp trên nền TKG316L.<br />
- Chế tạo màng TiN trên nền TKG316L bằng phương pháp phún xạ<br />
manegtron một chiều và khảo sát lựa chọn các điều kiện th ch hợp (điện thế<br />
áp đặt, nhiệt độ, pH, nồng độ H2O2, thời gian) để tổng hợp màng HAp trên<br />
nền TiN/TKG316L.<br />
- Nghiên cứu hoạt t nh sinh học của bốn loại vật liệu TKG316L,<br />
HAp/TKG316L, TiN/TKG316L và HAp/TiN/TKG316L trong dung dịch mô<br />
phỏng dịch cơ thể người (SBF).<br />
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những đóng góp mới của luận án<br />
- Kết quả nghiên cứu tổng hợp màng HAp trên nền TKG316L và<br />
TiN/TKG316L bằng phương pháp kết tủa điện hóa nhằm làm tăng tuổi thọ<br />
của các nẹp v t xương bằng kim loại và hợp kim. Kết quả cũng là tiền đề để<br />
giải th ch động học tổng hợp màng HAp trên nền kim loại và hợp kim, cũng<br />
như cơ chế, diễn biến của vật liệu có và không có màng HAp trong dung dịch<br />
cơ thể người, một môi trường phức tạp với tác động của các phân tử sinh học.<br />
- Chế tạo thành công vật liệu HAp/TKG316L bằng phương pháp phân cực động<br />
mà chưa có công trình nào trên thế giới cũng như trong nước thực hiện và đưa<br />
1<br />
<br />
ra được điều kiện công nghệ tối ưu (thành phần dung dịch, khoảng thế quét, tốc<br />
độ quét, nhiệt độ).<br />
- Chế tạo thành công vật liệu HAp/TiN/TKG316L bằng phương pháp áp thế và<br />
đưa ra được điều kiện công nghệ tối ưu (pH, điện thế, nhiệt độ, thời gian).<br />
- Màng HAp tổng hợp được có hoạt t nh sinh học tốt trong dung dịch SBF. Thể<br />
hiện bằng sự hình thành một màng apatit trên bề mặt vật liệu và khả năng che<br />
chắn bảo vệ cho vật liệu nền với mật độ dòng ăn mòn giảm từ 2 đến 5 lần.<br />
4. Cấu trúc của luận án<br />
Luận án bao gồm 129 trang: mở đầu (3 trang), tổng quan (34 trang), thực<br />
nghiệm và các phương pháp nghiên cứu (10 trang), kết quả và thảo luận (64<br />
trang), kết luận (1 trang), những đóng góp mới của luận án (1 trang), danh<br />
mục các công trình khoa học đã công bố (1 trang), có 19 bảng biểu, 83 hình<br />
và đồ thị, 125 tài liệu tham khảo.<br />
B. PHẦN NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN<br />
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN<br />
Đã tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước về phương pháp chế tạo<br />
màng TiN bằng phương pháp phún xạ magetron một chiều, chế tạo màng<br />
HAp và ứng dụng của HAp, thử nghiệm mẫu trong dung dịch mô phỏng dịch<br />
cơ thể người (SBF).<br />
CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM<br />
2.1 Nguyên liệu và hóa chất<br />
- Muối: Ca(NO3)2.4H2O, NH4H2PO4, NaNO3, NaCl, NaHCO3, KCl,<br />
Na2HPO4.2H2O, MgCl2.6H2O, CaCl2, KH2PO4, MgSO4.7H2O, đường glucoza<br />
C6H12O6, H2O2 30%, NH4OH, KMnO4, H2SO4. Các hóa chất đều của Merk.<br />
2.2 Tổng hợp màng TiN bằng phương pháp phún xạ magnetron một<br />
chiều<br />
- TKG316L có thành phần: 0,3 % Al; 0,22 % Mn; 0,56 % Si; 17,98 %<br />
Cr; 9,34 % Ni; 2,15 % Mo; 0,045 % P và 69,45 % Fe được đánh bóng bằng<br />
máy rung 3D và nỉ, rửa sạch bằng nước cất trong bể rửa siêu âm.<br />
- Màng TiN tổng hợp trên TKG316L bằng phương pháp phún xạ<br />
magnetron một chiều trong buồng phun chân không (áp suất 0,13 Pa, 400 W,<br />
200oC, 30 phút, tỷ lệ kh N2/Ar là 1/10 với kh N2 6 %). Chiều dày màng TiN<br />
thu được khoảng 2,8 µm.<br />
2.3. Tổng hợp điện hóa HAp trên nền TKG316L<br />
Màng HAp được tổng hợp trên TKG316L bằng phương pháp quét thế<br />
động (từ 0 đến – 2,5 V/SCE) trong bình điện hóa chứa 80 ml dung dịch (bảng<br />
2.1).<br />
Bảng 2.1. Thành phần dung dịch tổng hợp HAp trên nền TKG316L<br />
Ca(NO3)2.4H2O<br />
NH4H2PO4<br />
NaNO3<br />
H2O2<br />
(M)<br />
(M)<br />
(M)<br />
(% khối lượng)<br />
-2<br />
-2<br />
D1<br />
1,6810<br />
1,010<br />
-2<br />
D2<br />
2,510<br />
1,510-2<br />
0,15<br />
0, 2, 4, 6 và 8<br />
D3<br />
3,010-2<br />
1,810-2<br />
D4<br />
4,210-2<br />
2,510-2<br />
2<br />
<br />