Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc giống lan Kiếm Hoàng Vũ (Cymbidium sinense) làm tăng khả năng sinh trưởng phát triển, tăng tỷ lệ ra hoa, chất lượng hoa, đặc biệt điều khiển hoa nở vào dịp tết Nguyên đán góp phần hoàn thiện quy trình để phát triển rộng rãi ngoài sản xuất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Lan Kiếm Hoàng Vũ (Cymbidium sinense) là một trong những loài hoa địa lan bản địa quý hiếm của Việt Nam, với những đặc tính ưu việt về vẻ đẹp của cây hoa, dạng lá thanh thoát, hình dáng hoa đẹp quý phái, mùi thơm dịu dàng , độ bền hoa cao và đặc hoa nở vào dịp tết Nguyên đán nên cây có giá trị kinh tế cao. Cách sử dụng rất phong phú, ngoài chơi hoa thì có thể đặt chậu trưng bày trước cửa, trong phòng khách để vừa uống trà, vừa thưởng lãm vẻ đẹp của cây. Trong điều kiện tinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về thưởng ngoạn hoa cây cảnh ngày một tăng và yêu cầu ngày càng cao, lan Kiếm Hoàng Vũ càng chiếm được tình cảm của người tiêu dùng. Mặc dù vậy, kỹ thuật trồng và chăm sóc hiện nay, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chăm sóc của các nhà vườn nuôi trồng lan áp dụng cho các loài lan Kiếm nhân giống trong điều kiện tự nhiên nên cây sinh trưởng chậm, năng suất, chất lượng thấp và đặc biệt thời điểm ra hoa của cây phụ thuộc vào thời tiết mỗi năm, chưa có những biện pháp xử lý ra hoa cụ thể để cây ra hoa vào đúng dịp tết Nguyên đán. Mặc khác, các nghiên cứu về những đặc điểm nông sinh học đối với lan Kiếm Hoàng Vũ còn chưa được đánh giá một cách đầy đủ. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng loài hoa này cũng chưa nhiều và chưa ứng dụng được vào sản xuất. Trên cơ sở khoa học và thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật phù hợp cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)” sẽ là những nội dung quan trọng trong quá trình nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc để giống hoa này trở thành một giống có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống cho người trồng hoa. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc giống lan Kiếm Hoàng Vũ (Cym. sinense) làm tăng khả năng sinh trưởng phát triển, tăng tỷ lệ ra hoa, chất lượng hoa, đặc biệt điều khiển hoa nở vào dịp tết Nguyên đán góp phần hoàn thiện quy trình để phát triển rộng rãi ngoài sản xuất. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc điểm nông sinh học, tính đa dạng di truyền của một số giống địa lan Kiếm ở Việt Nam và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa
- 2 của giống lan Kiếm Hoàng Vũ; - Bổ sung thêm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học về cây hoa địa lan Kiếm; - Làm cơ sở khoa học để xây dựng quy trình sản xuất cây thương phẩm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất lan Kiếm. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Xác định được một số giống hoa địa lan Kiếm có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu chơi hoa của thị trường; - Đánh giá được mối quan hệ di truyền của các giống địa lan Kiếm, làm cơ sở cho việc chọn tạo giống địa lan Kiếm ở Việt Nam; - Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc nhằm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển và điều khiển cây ra hoa đúng dịp tết, góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất hoa địa lan Kiếm trong sản xuất. 1.4. Tính mới của đề tài - Nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm nông sinh học và tính đa dạng di truyền của một số giống địa lan Kiếm ở Việt Nam; - Xác định được một số biện pháp kỹ thuật cho giống lan Kiếm Hoàng Vũ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống lan này tại khu vực miền Bắc Việt Nam. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học và tính đa dạng di truyền và một số biện pháp kỹ thuật cho giống lan Kiếm Hoàng Vũ (Cymbidium sinense) ở khu vực miền Bắc Việt Nam. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Địa lan Kiếm Cym. sinense là loài hoa có giá trị thẩm mỹ, giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triển ở Việt Nam cũng như nhân rộng ở những vùng sinh phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển loài lan này. Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về địa lan Kiếm. Các nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học, sinh lý cây trồng cũng như tính đa dạng di truyền trong quần thể lan Kiếm, phục vụ cho công tác bảo tồn, chọn tạo giống mới ở những vùng sinh thái khác nhau và biện pháp kỹ thuật: giá thể, nước tưới, phân bón, nhiệt độ, ánh sáng, nhằm tăng khả năng sinh trưởng phát triển của cây đã được đề cập ở những khía cạnh khác nhau trong các nghiên cứu độc lập. Song các nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc phục vụ cho sản xuất quy mô lớn vẫn chưa được đề cập một cách thấu đáo.
- 3 Ở Việt Nam các nghiên cứu về xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cụ thể trên đối tượng cây lan Kiếm bản địa, đặc biệt là loài lan có giá trị kinh tế cao như địa lan Kiếm Hoàng Vũ vẫn còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào: điều tra, thu thập, đánh giá và tuyển chọn một số giống lan bản địa ở miền Bắc Việt Nam; một số biện pháp kỹ thuật như phân bón, giá thể, nước tưới,.. Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng và chăm sóc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các nhà vườn nuôi trồng lan áp dụng cho các loài lan Kiếm nhân giống trong điều kiện tự nhiên nên cây sinh trưởng chậm, năng suất, chất lượng thấp và đặc biệt thời điểm ra hoa (dịp tết Nguyên đán) hiện nay đang bị ảnh hưởng lớn bởi điều kiện thời tiết mỗi năm. Để cây lan Kiếm Hoàng Vũ phát triển rộng rãi trong sản xuất theo hướng sản xuất cây thương phẩm và bảo tồn giống lan bản địa cần có những nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học, kỹ thuật trồng, chăm sóc, điều khiển ra hoa vào dịp tết nhằm bổ sung hoàn thiện quy trình phục vụ nhu cầu sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng lan và hướng tới xuất khẩu. Các kết quả nghiên cứu trước sẽ là cơ sở để đề tài tham khảo và kế thừa, từ đó đề ra các nghiên cứu tiếp theo một cách toàn diện và hiệu quả. Chƣơng 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNGVÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh trưởng, phát triển: 5 giống địa lan Kiếm bản địa: Trần Mộng, Hoàng Vũ, Thanh Ngọc, Mặc Biên và Cẩm Tố. Cây 3 năm tuổi, có 5 nhánh; - Đánh giá đa dạng di truyền: 31 mẫu giống thuộc 7 nhóm địa lan Kiếm bản địa: Trần Mộng, Hoàng Vũ, Thanh Ngọc, Thanh Trường, Mặc Biên, Hoàng Điểm và Cẩm Tố được lấy ở vườn tập đoàn của Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Di truyền Nông nghiệp và vườn lan của ông Nguyễn Văn Sỹ (Văn Giang, Hưng Yên); - Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật: giống lan Kiếm Hoàng Vũ. Cây được nhân giống bằng tách thân, trồng trong chậu nhựa đen hình trụ, kích thước chậu 20×21 cm, chậu được để trên giàn, cách mặt đất 80 cm, cây 4 năm tuổi, mỗi chậu có 7 nhánh. 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu Bao gồm: 25 chỉ thị phân tử SSR, dụng cụ, hóa chất, các loại giá thể, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chậu trồng, lưới đen cản quang, nhiệt kế, máy đo ánh sáng cầm tay, các giống địa lan Kiếm. 2.2. Địađiểm và thời gian nghiên cứu
- 4 - Địa điểm nghiên cứu: Các thí nghiệm được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh, Viện nghiên cứu Rau quả và Bộ môn Sinh học Phân tử , Viện Di truyền Nông nghiệp. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2013 – 2017. 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh trưởng, phát triển và đa dạng di truyền của một số giống địa lan Kiếm - Khảo sát, thu thập bổ sung mẫu giống địa lan Kiếm; - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số giống địa lan Kiếm: Hoàng Vũ; Trần Mộng; Thanh Ngọc; Cẩm Tố, Mặc Biên; - Đánh giá đa dạng di truyền một số giống địa lan Kiếm bằng chỉ thị phân tử SSR. 2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc giống lan Kiếm Hoàng Vũ - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng, phát triển của lan Kiếm Hoàng Vũ; - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng, phát triển của lan Kiếm Hoàng Vũ; - Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng, phát triển của lan Kiếm Hoàng Vũ; - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm xử lý lạnh đến thời gian ra hoa và chất lượng hoa lan Kiếm Hoàng Vũ. 2.3.3. Xây dựng mô hình thử nghiệm đánh giá hiệu quả của biện pháp kỹ thuật tổng hợp trồng và chăm sóc đối với giống lan Kiếm Hoàng Vũ tại các địa phương Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển; năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của lan Kiếm Hoàng Vũ tại các địa phương. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thí nghiệm đánh giá đa dạng di truyền của 31 giống lan Kiếm được tách chiết AND theo phương pháp CTAB có cải tiến của Wang et al. (2004). - Nghiên cứu đặc điểm hình thái của lá, thân, hoa của một số giống địa lan Kiếm bằng cách quan sát, đo đếm, mô tả các chỉ tiêu theo phương pháp mô tả của Trung tâm Tài nguyên Thực vật (2008) và 1 số chỉ tiêu của Upov-Quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất của Hiệp hội quốc tế về bảo vệ giống cây trồng (1999). Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp tuần tự không nhắc lại. Mỗi giống theo dõi 30 chậu, mật độ 6 chậu/1m2.
- 5 - Các thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống địa lan Kiếm và nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm đưa đi xử lý đến thời gian ra hoa và chất lượng hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ được bố trí theo phương pháp tuần tự, không nhắc lại, mỗi giống theo dõi 30 chậu, mật độ 6 chậu/1m2. Định kỳ theo dõi 30 ngày/lần. - Các thí nghiệm: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng, phát triển của lan Kiếm Hoàng Vũ; Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng, phát triển của lan Kiếm Hoàng Vũ; Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng, phát triển của lan Kiếm Hoàng Vũ được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên 3 lần nhắc lại. Mỗi ô thí nghiệm 30 chậu, với mật độ 6 chậu/m2, định kỳ 30 ngày theo dõi/lần. Giá thể được xử lý sâu, bệnh và làm ẩm trước khi trồng. - Xây dựng mô hình thử nghiệm đánh giá hiệu quả của biện pháp kỹ thuật tổng hợp trồng và chăm sóc đối với giống lan Kiếm Hoàng Vũ tại các địa phương được bố trí theo phương pháp tuần tự không nhắc lại. - Phương pháp điều tra sâu bệnh hại theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38: 2010/ BNNPTNT). 2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Exel (2010) và phân tích thống kê bằng phần mềm IRRISTAT 5.0; Chỉ số đa hình PIC (Polymorphic Information Content) được tính theo phương pháp của Weir với công thức: PIC = 1-∑Pi2 (Pi là tần số xuất hiện của alen thứ i); Hệ số tương đồng di truyền trong phân tích đa dạng di truyền được tính toán bằng phần mềm NTSYSpc 2.2 của Rohlf (2005). Sơ đồ hình cây được thiết lập dựa trên phương pháp phân nhóm UPGMA theo hệ số Jaccard. Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh trƣởng, phát triển và đa dạng di truyền của một số giống địa lan Kiếm 3.1.1. Khảo sát, thu thập bổ sung các giống địa lan Kiếm 3.1.1.1. Hiện trạng sản xuất và lưu giữ địa lan Kiếm khảo sát Kết quả khảo sát ở 5 tỉnh, thành điển hình trồng lan Kiếm truyền thống: Hà Nội, Nam Định, Sơn La, Hưng Yên, Quảng Ninh cho thấy: có từ 20 - 30 hộ gia đình trồng hoa lan Kiếm, tuy nhiên quy mô thường nhỏ lẻ, chỉ từ 50 chậu đến vài trăm chậu, rất ít có gia đình sản xuất vài ngàn chậu như 1 số
- 6 chủng loại khác (không kể các hộ trồng dưới 50 chậu). Trong số 5 địa phương trên, thì Sơn La là địa phương có số lượng hộ trồng lan Kiếm truyền thống nhiều nhất với 1.900 chậu, Quảng Ninh 1.670 chậu, Hà Nội 1.505 chậu, Hải Phòng 1.200 chậu, Hưng Yên 1.00 chậu và Nam Định 900 chậu. * Các biện pháp kỹ thuật mà người dân đang áp dụng - Cách thiết kế nhà trồng: đa phần các vườn trồng được thiết kế dưới dạng nhà trồng đơn giản để tạo tiểu khí hậu vùng cho vườn lan. - Nguồn giống: Chủ yếu mua bán, trao đổi cây giống từ các nhà vườn. Cây được thu thập về được thuần hóa và chăm sóc theo kinh nghiệm của các nhà vườn. - Biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc: + Về kỹ thuật bón phân: Ủ phân chuồng hoai mục + trấu + vỏ lạc làm phân (2 tháng bón 1 lần) và ngâm ốc 15 ngày sau đó hòa với nước phân chuồng tưới gốc (cách 1 tháng tưới 1lần). + Nhân giống: chủ yếu bằng phương pháp tách nhánh, tách chồi. + Giá thể nuôi trồng: chủ yếu là trộn phân hữu cơ hoai mục với giá thể, thành phần: Xỉ than + đất giàu mùn+ trấu + phân chuồng. + Nguồn nước tưới: sử dụng nước giếng khoan, ao hồ. + Kỹ thuật phòng trừ sâu hại: Kỹ thuật phòng trừ sâu hại chủ yếu là dùng tay để bắt rầy, nhện, ốc sên, không dùng thuốc. Bệnh hại xuất hiện chủ là thối mềm, thán thư, đốm vòng. Phun định kỳ 1 tháng/ 1 luân chuyển các loại thuốc Anvil 5SC, Ridomil Gold 68WG, Dupont Kocide 53.8DF,.. + Kỹ thuật điều khiển hoa nở vào dịp tết Nguyên đán: đối với các giống địa lan Kiếm ra hoa vào dịp tết Nguyên đán như: Hoàng Vũ, Thanh Ngọc, Cẩm Tố, Mặc Biên., nếu ngồng hoa phát triển chậm không kịp tết, thì biện pháp xử lý là quây nilon trắng xung quanh và thắp điện cả ngày kích cho mầm hoa phát triển kịp bán tết. Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật trên còn rất sơ sài, giá thể, nước tưới, phân bón chưa qua xử lí, giá thể thoát nước kèm khiến cây dễ bị nhiễm các bệnh hại nghiêm trọng như thối mầm, thối thân,... Biện pháp nhân giống chủ yếu được áp dụng là tách nhánh. Đây là biện pháp có hệ số nhân giống thấp, không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thời điểm ra hoa của cây phụ thuộc vào thời tiết mỗi năm, chưa có những biện pháp xử lí ra hoa cụ thể để cây ra hoa vào đúng dịp tết. 3.1.1.2. Thu thập bổ sung mẫu giống địa lan Kiếm Với mục đích bổ sung thêm nguồn vật liệu phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của đề tài, dựa trên tập đoàn mẫu giống địa lan Kiếm có sẵn được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Rau quả và Viện Di truyền Nông nghiệp với 31 mẫu giống thuộc 7 nhóm địa lan Kiếm bản địa, cùng với quá trình khảo sát,
- 7 đánh giá hiện trạng sản xuất và lưu giữ lan Kiếm, đề tài tiến hành thu thập bổ sung thêm một số mẫu giống địa lan Kiếm (Cym. sinense) được trồng phổ biến tại 5 địa phương điều tra: Hà Nội, Quảng Ninh, Hưng Yên và Sơn La với tổng số chậu là 430 chậu. Trong đó lan Kiếm Trần Mộng được 90 chậu, các loài còn lại là Thanh Ngọc, Hoàng Vũ, Mặc Biên và Cẩm Tố là 85 chậu. Hưng Yên là địa điểm có số mẫu thu thập nhiều nhất với tổng số chậu là 135 chậu, Quảng Ninh là 125 chậu, Hà Nội 90 chậu và ít nhất là Sơn La với 55 chậu. Sau khi thu thập, các mẫu giống này được đưa về vườn tập đoàn của Viện Nghiên cứu Rau quả để chăm sóc và nghiên cứu. 3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống địa lan Kiếm 3.1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm a) Nghiên cứu đặc điểm hình thái thân của các giống địa lan Kiếm Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái thân của các giống địa lan Kiếm Chỉ tiêu Màu sắc mầm Hình dạng Đƣờng kính Màu sắc giả Giống non giả hành giả hành (cm) hành Trần Mộng Xanh vàng Gần tròn 2,81± 0,17 Xanh Hoàng Vũ Xanh vàng Bầu dục 2,50± 0,15 Xanh hanh vàng Thanh Ngọc Xanh vàng Bầu dục 2,65± 0,15 Xanh Cẩm Tố Xanh vàng Gần tròn 2,64± 0,16 Xanh đậm Mặc Biên Nâu tía Gần tròn 1,76± 0,14 Xanh đậm Màu sắc mầm non của 5 giống lan Kiếm được chia thành hai nhóm: nhóm I mầm non có màu xanh vàng gồm: Trần Mộng, Hoàng Vũ, Thanh Ngọc, Cẩm Tố; nhóm II chỉ có giống Mặc Biên với màu nâu tía trên bao mầm. Hình dạng giả hành có thể chia thành hai nhóm: nhóm I với giả hành có dạng gần tròn gồm: Trần Mộng, Cẩm Tố, và Mặc Biên; nhóm II với giả hành có dạng bầu dục gồm: Hoàng Vũ và Thanh Ngọc. Đường kính giả hành dao động từ 1,76 – 2,81 cm. Trong đó, giống Trần Mộng có kích thước lớn nhất đạt 2,81 cm, Hoàng Vũ đạt 2,50 cm, Thanh Ngọc đạt 2,65 cm, Cẩm Tố đạt 2,64 cm và nhỏ nhất Mặc Biên đạt 1,76 cm. b) Đặc điểm hình thái lá của các giống địa lan Kiếm Bảng 3.2. Kích thƣớc lá và số lá/thân của các giống địa lan Kiếm Chỉ tiêu Chiều dài lá Chiều rộng lá Số Số gân lá/lá Giống (cm) (cm) lá/thân Trần Mộng 70,2 ± 3,52 2,4 ± 0,13 4,6 3 gân nổi rõ Hoàng Vũ 50,4 ± 2,91 2,2 ± 0,14 6,5 3 gân nổi rõ Thanh Ngọc 58,8 ± 3,24 2,1 ± 0,12 6,3 3 gân nổi rõ Cẩm Tố 54,1 ± 2,98 2,3 ± 0,14 5,8 5 gân nổi rõ Mặc Biên 53,5 ± 2,87 2,2 ± 0,15 3,6 5 gân nổi rõ
- 8 Chiều dài lá của các giống lan Kiếm dao động từ 50,4 cm – 70,2 cm. Trong đó, giống có chiều dài lá lớn nhất là Trần Mộng, đạt 70,2 cm, chiều dài lá ngắn nhất là giống Hoàng Vũ đạt 50,4 cm. Chiều rộng lá giữa các giống lan Kiếm không có sự khác biệt lớn, dao động từ 2,1 cm - 2,4 cm. Lá của giống Trần Mộng có chiều rộng lớn nhất với 2,4 cm và thấp nhất là Thanh Ngọc là 2,1 cm. Về số lá/ thân có sự khác biệt giữa các giống, dao động từ 3,6 – 6,5 lá. Giống Hoàng Vũ có số lá/thân cao nhất đạt 6,5 lá, giống Thanh Ngọc có 6,3 lá, các giống Cẩm Tố, Trần Mộng có số lá/thân là 5,8 lá và 4,6 lá. Giống Mặc Biên là có số lá/thân thấp nhất với 3,6 lá Bảng 3.3. Đặc điểm lá của các giống địa lan Kiếm Chỉ tiêu Góc lá và Đặc điểm đặc trƣng về lá Màu sắc lá Giống dáng lá Lá mỏng, có nếp gẫy trên lá, mặt lá Màu sắc lá non xanh Trần nhăn, thuôn dài, to dần ở giữa và nhỏ -1/3 đầu lá vàng và khi phát triển Mộng ở phần gốc lá và ngọn lá cong xuống tối đa thì màu xanh lục Lá dày, vặn đầu lá. Mặt lá nhẵn, -Vặn vỏ đỗ ½ Lúc non xanh vàng Hoàng thuôn dài, to dần ở giữa và nhỏ ở chiều dài lá rồi dần dần chuển Vũ phần gốc lá và ngọn lá. cong xuống sang xanh lục sáng Lá dày, mép lá có răng cưa, đầu lá -Xiên đứng lá Thanh hơi cong. Mặt lá nhẵn, thuôn dài, to già hơi cong Xanh Ngọc dần ở giữa và nhỏ ở phần gốc lá và xuống ngọn lá. Lá dày, lá vặn vỏ đỗ, mặt lá nhăn, Lá non xanh vàng và -1/3 đầu lá Cẩm Tố thuôn dài, to dần ở giữa và nhỏ ở chuyển dần sang xanh cong xuống phần gốc lá và ngọn lá. đậm Lá dày, lá vặn vỏ đỗ, mặt lá gồ ghề, Lá non xanh vàng sau Mặc -Vặn vỏ đỗ, thuôn dài, to dần ở giữa và nhỏ ở chuyển sang xanh Biên lá đứng phần gốc lá và ngọn lá. đậm 5 giống địa lan Kiếm đều có hình dạng lá giống nhau với đặc điểm lá thuôn dài, to dần ở giữa và nhỏ ở phần gốc lá và ngọn lá, gân lá chia lá thành hai phần lá bằng nhau và đầu lá nhọn. Tuy nhiên, các giống này phân biệt nhau bởi những đặc điểm đặc trưng về lá. Giống Trần Mộng có đặc trưng: lá mỏng, có nếp gẫy trên lá, mặt lá nhăn, 1/3 lá cong xuống, mép lá nhẵn. Giống Hoàng Vũ, lá có đặc trưng dạng thuôn hình kiếm rộng, vặn đầu lá, mặt lá nhẵn, 1/2 lá cong xuống, lá rất dày và có màu lục sáng. Giống Thanh Ngọc lá có dạng thuôn hình kiếm hẹp, lá dày, xiên đứng, lá già hơi cong xuống, mép lá có răng cưa mịn. Giống Cẩm Tố có đặc trưng đầu lá vặn vỏ đỗ, mặt lá nhẵn, 1/3 đầu lá cong xuống, mép lá nhẵn, lá có màu xanh đậm. Còn giống Mặc Biên với đặc trưng lá dày, vặn vỏ đỗ, mặt lá gồ ghề, lá đứng, đầu mép lá có viền màu vàng nhạt, lá màu xanh đậm, lá dày.
- 9 c) Đặc điểm hình thái và chất lượng hoa của một số giống địa lan Kiếm Bảng 3.4. Một số đặc điểm hoa của các giống địa lan Kiếm Chỉ Đặc điểm tiêu Cánh đài Cánh bên Cánh môi cuống hoa Giống Màu trắng vàng với Cứng, mỏng, Màu trắng vàng Màu hồng cánh Trần nhiều đốm hồng cánh hướng lên trên với nhiều kẻ sọc gián với nhiều Mộng gián đậm, cuộn ra phía hồng cánh gián kẻ sọc đậm sau Hoàng Cứng, mỏng, Vàng Vàng Vàng nhạt, cuộn ra sau Vũ nửa rủ xuống Thanh Cứng, mỏng, Xanh ngọc Xanh ngọc Trắng xanh, cuộn ra sau Ngọc nửa rủ xuống Cứng, mỏng, Cẩm Tố Xanh Xanh Vàng xanh, cuộn ra sau nửa rủ xuống Mặc Nâu với nhiều kẻ Nâu với nhiều Nâu sẫm với viền cánh Cứng, mỏng, Biên sọc nâu đậm kẻ sọc nâu đậm trắng, cuộn ra sau nửa rủ xuống Các giống địa lan Kiếm có cánh đài và cánh bên chỉ có một màu nhưng cánh môi có nhiều màu hơn, sặc sỡ hơn. Giống Trần Mộng có cánh bên có nâu đậm, cánh môi có màu trắng vàng với nhiều đốm hồng sẫm. Cánh đài, cánh hoa của giống Hoàng Vũ có màu vàng tươi, cánh môi màu vàng nhạt hơn. Thanh Ngọc hoa có màu xanh. Mặc Biên, cánh đài và cánh bên có màu nâu, cánh môi có màu nâu sẫm viền cánh màu trắng vàng. Cẩm Tố với cánh bên và cánh đài chỉ có một màu là màu xanh, cánh môi vàng xanh, cuộn ra sau. Về hướng cuống hoa có thể chia thành hai nhóm: nhóm I gồm: Hoàng Vũ, Thanh Ngọc, Cẩm Tố, và Mặc Biên với hướng cuống hoa nửa rủ xuống; nhóm II chỉ có Trần Mộng có cuống hoa hướng lên trên. Bảng 3.5. Một số đặc điểm kích thƣớc cánh hoa của các giống địa lan Kiếm Chỉ tiêu Cánh đài Cánh bên Cánh môi Đ.kính hoa C.dài (cm) C. rộng C.dài C.rộng C.rộng C.dài (cm) (cm) Giống (cm) (cm) (cm) (cm) Trần Mộng 3,7±0,15 1,5±0,04 3,6±0,14 1,1±0,05 2,7±0,13 1,8±0,08 4,36± 0,13 Hoàng Vũ 3,3±0,16 1,3±0,05 3,1±0,15 1,3±0,07 2,9±0,14 1,8±0,10 4,15± 0,13 Thanh Ngọc 3,3±0,17 1,3±0,05 3,1±0,16 1,2±0,06 3,0±0,14 1,5±0,09 3,98± 0,14 Cẩm Tố 3,5±0,19 1,4±0,06 3,4±0,18 1,3±0,07 3,3±0,17 1,7±0,09 4,10± 0,12 Mặc Biên 3,3±0,11 1,3±0,04 3,1±0,11 0,7±0,04 1,8±0,09 1,6±0,10 4,02± 0,12 Kích thước cánh đài có sự khác nhau giữa các giống, giống Trần Mộng có cánh đài dài nhất và rộng nhất với 3,7 cm và 1,5 cm, các giống Hoàng Vũ, Thanh Ngọc, Cẩm Tố, Mặc Biên không có sự sai khác đáng kể. Kích thước cánh bên dài nhất là Trần Mộng (3,6 cm). Chiều rộng cánh bên đạt lớn nhất là Hoàng Vũ và Cẩm Tố (1,3 cm), nhỏ nhất là Mặc Biên (0,7 cm). Kích thước cánh môi dài nhất ở Cẩm Tố đạt 3,3 cm và thấp nhất là giống Mặc Biên 1,8 cm. Chiều
- 10 rộng cánh môi đạt lớn nhất ở 2 giống Trần Mộng và Hoàng Vũ là 1,8 cm, các giống Cẩm Tố và Mặc Biên với số liệu tương ứng là 1,7 cm và 1,8 cm và thấp nhất là giống Thanh Ngọc với 1,5 cm. Đường kính hoa của các giống dao động từ 3,98 - 4,36 cm, giống Trần Mộng có đường kính hoa lớn nhất đạt 4,36 cm. 3.1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống địa lan Kiếm a) Đặc điểm phát triển chính và chất lượng của các giống địa lan Kiếm Bảng 3.6. Thời gian ra hoa và chất lƣợng hoa của các giống lan Kiếm Chỉ tiêu Năm 2013-2014 Năm 2014-2015 Tháng ra Tháng ra Độ bền Tháng nở Tháng nở mầm hoa mầm hoa hoa hoa trong hoa trong Giống trong năm trong năm (ngày) năm năm (DL) (DL) Trần Mộng 12/07/2013 23/11/2014 15/07/2014 5/12/2015 20 Hoàng Vũ 2/10/2013 3/03/2014 7/10/2014 11/03/2015 30 Thanh Ngọc 12/10/2013 5/03/2014 10/10/2014 7/03/2014 25 Cẩm Tố 17/10/2013 14/03/2014 20/10/2014 21/3/2015 25 Mặc Biên 10/10/2013 8/03/2014 18/10/2014 20/3/2015 27 Thời gian ra mầm hoa của các loài lan Kiếm chủ yếu tập trung vào mùa Thu gồm 4 giống: Mặc Biên, Cẩm Tố, Hoàng Vũ và Thanh Ngọc, riêng loài lan Kiếm Trần Mộng ra mầm hoa vào mùa Hè. Thời gian nở hoa của các loài cũng khác nhau. Riêng giống Trần Mộng, thời gian bắt đầu nở hoa sớm nhất sau 133 ngày. 4 giống Hoàng Vũ, Thanh Ngọc, Mặc Biên, Cẩm Tố đều nở hoa sau 143 - 154 ngày xuất hiện mầm hoa. Thời điểm này là xung quang dịp tết Nguyên đán và 8-3. Độ bền tự nhiên của hoa lan Kiếm dao động từ 20 -30 ngày. Trong đó Giống Trần Mộng có độ bền tự nhiên thấp nhất là 20 ngày và cao nhất là Hoàng Vũ lên tới 30 ngày. Bảng 3.7. Một số đặc điểm hoa của các mẫu giống địa lan kiếm Chỉ tiêu Đặc điểm ngồng hoa Tỷ lệ ra ố Màu sắc Chiều dài Đƣờng Số ngồng Giống hoa (%) hoa/ngồng ngồng (cm) kính cm hoa/chậu (hoa) hoa Trần Mộng 78,9 75,5 ± 3,18 0,5 ± 0,03 16,3 ± 0,62 1,3 ± 0,08 Tím Hoàng Vũ 82,4 70,5 ± 3,01 0,5 ± 0,03 14,8 ± 0,56 1,6 ± 0,09 Xanh Thanh Ngọc 75,3 60,5 ± 2,62 0,4 ± 0,02 12,1 ± 0,46 1,2 ± 0,08 Xanh Cẩm Tố 72,9 63,5 ± 2,75 0,5 ± 0,02 12,4 ± 0,53 1,2 ± 0,08 Xanh Mặc Biên 81,2 68,7 ± 3,08 0,5 ± 0,03 13,0 ± 0,49 1,4 ± 0,09 Tím Tỷ lệ ra hoa của các loài địa lan Kiếm dao động từ 72,9 - 82,4%. Trong đó, tỷ lệ ra hoa của Hoàng Vũ và Mặc Biên đạt cao nhất là 82,4% và 81,2% và thấp nhất là Thanh Ngọc đạt 75,3%. Chiều dài ngồng hoa ở các giống địa lan Kiếm dao động từ 60,5-75,5 cm, cao nhất là Trần Mộng đạt
- 11 75,5 cm và thấp nhất là Thanh Ngọc chỉ đạt 60,5 cm. Đường kính ngồng hoa dao động từ 0,4-0,5 cm. Giống có đường kính ngồng nhỏ nhất là Thanh Ngọc đạt 0,4 cm, các giống Trần Mộng, Hoàng Vũ, Cẩm Tố và Mặc Biên đều đạt 0,5 cm. Số ngồng hoa/chậu đạt cao nhất là Hoàng Vũ với 1,6 ngồng và thấp nhất là Thanh Ngọc và Cẩm Tố với 1,2 ngồng. Các giống địa lan Kiếm đều có số hoa/ngồng cao. Trong đó, Thanh Ngọc và Mặc Biên có số hoa/ngồng thấp nhất 12 hoa/ngồng; cao nhất là Trần Mộng 16 hoa/ngồng. b) Tình hình bệnh hại trên các giống địa lan Kiếm Bảng 3.8. Tình hình bệnh hại trên các giống địa lan Kiếm Chỉ tiêu Đốm Thối Héo Thối mềm Đốm lá Thán thƣ Giống vòng hạch vàng VK Trần Mộng Cấp3 Cấp 9 Cấp 5 Cấp3 Cấp3 Cấp 5 Hoàng Vũ Cấp3 Cấp 7 Cấp 5 Cấp3 Cấp3 Cấp 5 Thanh Ngọc Cấp3 Cấp 7 Cấp 5 Cấp3 Cấp3 Cấp 5 Cẩm Tố Cấp3 Cấp 7 Cấp3 Cấp3 Cấp3 Cấp3 Mặc Biên Cấp3 Cấp3 Cấp 5 Cấp3 Cấp 3 Cấp3 Bệnh đốm vòng, thối hạch và héo vàng hại trên các loài lan Kiếm chỉ ở mức độ cấp 3 (1-5% diện tích lá bị hại). Bệnh thán thư và thối mềm vi khuẩn hại các loài lan Kiếm ở cấp 5 (5-25% diện tích bị hại). Bệnh đốm lá phát triển nhanh dần theo thời gian, mức độ bị bệnh rất nặng trên cây hoa lan Kiếm, tuy không gây thiệt hại trầm trọng, nhưng những vết bệnh tồn tại trên lá làm giảm giá trị thẩm mỹ của cây lan Kiếm. Bệnh đốm lá hại các loài địa lan Kiếm ở mức độ cao - cấp 7, cấp 9 (trên 25% diện tích bị hại). Tình trạng các loài lan Kiếm bị bệnh có thể l giải như sau: Do điều kiện thời tiết miền Bắc Việt Nam nhiều tháng có ẩm độ không khí cao do mưa nhiều và cường độ ánh sáng mạnh. 3.1.2.3. Đánh giá giá trị các giống địa lan Kiếm Để đánh giá giá trị các giống địa lan Kiếm: giá trị thẩm mỹ, giá trị và hướng sử dụng, đề tài tiến hành khảo sát, phỏng vấn trực tiếp chuyên gia và người trồng địa lan Kiếm thông qua một số chỉ tiêu: a) Kết quả đánh giá giá trị thẩm mỹ các giống địa lan Kiếm Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả đánh giá giá trị thẩm mỹ các giống địa lan Kiếm Các chỉ tiêu đánh giá thang điểm từ 1-10) Điểm Giống Dáng Đặc Thời gian Màu sắc Dáng Độ bền trung cây điểm lá nở hoa hoa hoa hoa bình Trần Mộng 8,2 6,7 6,7 8,5 8,2 8,0 7,7 Hoàng Vũ 8,9 9,2 9,1 8,8 8,3 9,2 8,9 Thanh Ngọc 8,5 8,5 8,9 8,5 8,3 8,9 8,6 Cẩm Tố 8,2 8,2 8,6 8,5 8,1 8,5 8,3 Mặc Biên 8,7 8,7 8,5 8,0 8,0 9,1 8,5
- 12 Giống có điểm số cao nhất là Hoàng Vũ là 8,9 điểm với một số đặc điểm được thị trường đánh giá cao như lá dày, có màu xanh lục bóng, đầu lá vặn vỏ đỗ, thời điểm nở hoa vào dịp tết Nguyên đán. Giống Thanh Ngọc đạt 8,6 điểm, được người tiêu dùng đánh giá cao ở màu sắc và hình dáng hoa. Giống Mặc Biên đạt 8,5 điểm với đặc điểm lá dày, xanh đậm xiên đứng, đầu lá vặn vỏ đỗ, thời điểm nở hoa vào tết Nguyên đán. Giống Cẩm Tố đạt 8,3 điểm, với các đặc điểm được đánh giá cao như thời gian nở hoa, màu sắc hoa và độ bền hoa đạt ≥ 8,5 điểm. Thấp nhất là giống Trần Mộng đạt 7,7 điểm do một số đặc điểm hạn chế như lá tương đối dài, mỏng dễ bị gẫy, dập, thời điểm nở hoa vào tháng 11, cách xa dịp tết Nguyên đán. b) Kết quả đ n gi gi t ị v ư ng ng của c c giống địa lan iế Bảng 3.10. Giá trị và hƣớng sử dụng của các giống địa lan Kiếm Chỉ tiêu Hƣơng Thời gian nở Hƣớng sử Giá trị 1.000 đ Giống thơm hoa trong năm dụng Mùa thu, Chơi chậu, cắt Trần Mộng Thơm nhẹ 1.000 - 1.500 tháng 10 cành Mùa xuân, dịp Chơi chậu, cắt Hoàng Vũ Thơm nhẹ 2.800 - 3.200 tết Nguyên đán cành Mùa xuân, dịp Chơi chậu, cắt Thanh Ngọc Thơm nhẹ 2.000 - 2.500 tết Nguyên đán cành Mùa xuân, dịp Chơi chậu, cắt Cẩm Tố Thơm nhẹ 1.700 - 2.000 tết Nguyên đán cành Mùa xuân, dịp Chơi chậu, cắt Mặc Biên Thơm nhẹ 1.500 - 1.800 tết Nguyên đán cành Tất cả các loài địa lan Kiếm nghiên cứu đều có mùi thơm nhẹ rất hấp dẫn. Đây là một trong những đặc điểm đặc trưng của các giống lan Kiếm, từ đó tạo nên giá trị khác biệt của chúng so với các loài lan khác trên thị trường. Mặt khác, giá trị của chúng cao, từ 1-3,2 triệu đồng/chậu. Trong đó, Hoàng Vũ có giá trị cao nhất 2,8-3,2 triệu đồng/chậu. Giống Trần Mộng do đặc điểm lá dài, mỏng, dễ bị gãy, dập và đặc biệt hoa nở cách xa dịp tết Nguyên Đán nên có giá trị thấp nhất chỉ từ 1-1,5 triệu đồng/chậu. Như vậy, những giống địa lan Kiếm có thời điểm nở hoa vào dịp tết Nguyên đán sẽ cho giá trị cao hơn rất nhiều so với những giống có thời gian nở hoa sớm hơn. Qua đánh giá đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh trưởng, phát triển và giá trị hoa của 5 giống địa lan Kiếm: Hoàng Vũ, Trần Mộng, Thanh Ngọc, Cẩm Tố, Mặc Biên cho thấy: giống Hoàng Vũ có đặc điểm sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa tốt hơn 4 giống còn lại với đặc trưng được thị trường đánh giá cao: lá dày, có màu xanh lục sáng, thời điểm nở hoa vào dịp tết Nguyên đán, màu sắc hoa và độ bền hoa cũng được người chơi lan đánh giá cao. Đồng thời, cũng là giống có giá trị bán ra ngoài thị trường cao nhất so với
- 13 các giống khác, mang lại thu thập cao cho người trồng lan. Vì vậy giống lan Kiếm Hoàng Vũ rất có triển vọng để có thể phát triển rộng rãi ngoài sản xuất. 3.1.3. Đánh giá đa dạng di truyền lan Kiếm bằng chỉ thị phân tử SSR 3.1.3.1. Đánh giá đa dạng di truyền các giống địa lan Kiếm Để xác định tính khác biệt hoặc tương đồng di truyền của các giống địa lan Kiếm, đề tài đã đánh giá tính đa dạng di truyền của 31 mẫu giống địa lan Kiếm đại diện cho 7 nhóm giống nghiên cứu có sẵn và được thu thập bổ sung tại vườn tập đoàn của Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Di truyền Nông nghiệp và vườn lan của ông Nguyễn Văn Sỹ ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. a) Phân tích các chỉ thị SSR đa hình Phân tích kết quả điện di sản phẩm PCR của 25 chỉ thị SSR trên 31 giống địa lan Kiếm xác định được 24 chỉ thị có khả năng khuếch đại (amplify). Trong số các chỉ chị SSR khuếch đại thì có 17 chỉ thị cho kết quả đa hình và 7 chỉ thị đơn hình. Giá trị PIC biến động từ 0,20 đến 0,71, đạt trung bình bằng 0,51. Điều này cho thấy mức độ đa hình về gien tồn tại trong 31 giống địa lan Kiếm nghiên cứu. b) Phân tích hệ số tương đồng di truyền Độ tương đồng di truyền giữa 31 giống địa lan Kiếm dao động từ 0,53-0,95. Trong đó, hai giống LK9 (Hoàng Vũ cổ) và LK10 (Hoàng Vũ cổ) có hệ số tương đồng lớn nhất là 0,95; các cặp: LK1 (Thanh Trường) và LK22 (Đại Mặc), LK1(Thanh Trường) và LK27 (Hoàng Điểm rừng), LK4 (Thanh Trường) và LK17 (Hoàng Vũ rừng), LK4 (Thanh Trường) và LK22 (Đại Mặc), LK7 (Thanh Ngọc rừng) và LK22 (Đại Mặc), có hệ số tương đồng nhỏ nhất là 0,53. Điều đó cho thấy có sự khác biệt có nghĩa về mặt di truyền giữa các giống lan Kiếm nghiên cứu. Dựa vào kết quả này chúng ta có thể chọn cặp lai cho phù hợp, cho ưu thế lai cao. c) Phân tích đa dạng di truyền bằng sơ đồ cây phân loại Với hệ số tương đồng là 0,69 tập đoàn 31 mẫu địa lan Kiếm được chia thành 5 nhóm chính: Nhóm I gồm 7 giống và chủ yếu thuộc loại Thanh Trường và Thanh Ngọc; Nhóm II gồm: 21 giống và chủ yếu thuộc loại Hoàng Vũ, Mặc Biên, Trần Mộng, Hoàng Điểm và Cẩm Tố; Nhóm II gồm 21 giống, chủ yếu thuộc loại Hoàng Vũ, Mặc Biên, Trần Mộng, Hoàng Điểm và Cẩm Tố; Nhóm III, IV, V: trong mỗi nhóm chỉ có một giống lần lượt là Mặc Cao Bằng, Thanh Trường, Hoàng Vũ rừng. Đây là các giống địa lan rừng. Như vậy, có thể thấy các giống địa lan Kiếm bản địa Cym. sinense có sự đa dạng di truyền cao. Qua đó, bước đầu tạo nền tảng cơ sở cho việc tuyển chọn và lai tạo giống mới. 3.1.3.2. Đánh giá đa dạng di truyền và cấu trúc quần thể lan Hoàng Vũ Trong quá trình khảo sát, thu thập mẫu, đề tài thu thập ngẫu nhiên 9
- 14 mẫu lan Kiếm Hoàng Vũ, thông qua đánh giá, phân loại bằng phương pháp chọn lọc cá thể dựa vào đặc điểm hình thái bằng kết hợp với đánh giá cảm quan, đề tài tạm thời phân các mẫu lan Kiếm Hoàng Vũ thành 3 nhóm: nhóm Hoàng Vũ cổ truyền thu thập từ người dân (HV1; HV2), nhóm Hoàng Vũ thu thập, lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Rau quả (HV3 – HV9) và nhóm Hoàng Vũ rừng (HV9) được thu thập ở rừng. Với mục tiêu đánh giá nguồn gốc và tính đa dạng di truyền của các giống Hoàng Vũ này, đề tài tiếp tục đánh giá đa dạng di truyền của 9 mẫu giống lan Kiếm Hoàng Vũ để phục vụ cho công tác chọn tạo giống tiếp theo. a) Kết quả phân tích chỉ thị đa hình Phân tích kết quả điện di sản phẩm PCR của 25 chỉ thị SSR trên 9 giống Hoàng Vũ cho thấy: có 24 chỉ thị được khuếch đại với tổng số 278 allen. Trong số 24 chỉ thị khuếch đại thành công có 12 chỉ thị đa hình. Giá trị PIC nằm trong khoảng 0,00–0,78. Trong đó, xác định được 4 chỉ thị cho mức độ đa hình cao với chỉ số PIC lớn hơn 0,50 và có 9 chỉ thị không đa hình có giá trị PIC bằng 0. b) Kết quả phân tích hệ số tương đồng di truyền Hệ số tương đồng di truyền của 9 dòng Hoàng Vũ dao động trong khoảng 0,51 – 0,94. Có 28/36 cặp dòng có hệ số tương đồng di truyền lớn hơn 0,70. Điều đó chứng tỏ các dòng này tương đối gần nhau về mặt di truyền. Đặc biệt, hai dòng hoa Hoàng Vũ cổ truyền HV1 và HV2 gần như không có sự khác biệt về mặt di truyền. Nhóm Hoàng Vũ HV6, HV7 và HV8 do Viện Nghiên cứu Rau Quả thu thập, lưu giữ cũng có hệ số tương đồng di truyền rất cao. Tuy nhiên, dòng Hoàng Vũ rừng HV9 có sự khác biệt lớn nhất về mặt di truyền với tất cả 8 dòng Hoàng Vũ còn lại, hệ số tương đồng di truyền nằm trong khoảng 0,46 – 0,62. Hệ số này đảm bảo khả năng cho ưu thế lai cao khi tiến hành lai dòng hoa Hoàng Vũ rừng với các dòng Hoàng Vũ khác. c) Kết quả phân tích quan hệ di truyền bằng sơ đồ cây phân loại Với hệ số tương đồng di truyền khác nhau thì 9 giống lan Kiếm Hoàng Vũ được chia thành 2 nhóm chính liên quan đến phân bố địa lý. Nhóm chính I được chia thành hai nhóm phụ tại hệ số tương đồng di truyền bằng 0,79: (i) Nhóm phụ I gồm: HV1, HV2 và HV3. Giữa dòng HV1, HV2 gần như không có sự khác biệt về mặt di truyền và là dòng Hoàng Vũ cổ truyền; (ii) Nhóm phụ 2 II gồm: HV4, HV5, HV6, HV7, HV8. Các dòng Hoàng Vũ này đều do Viện Nghiên cứu Rau Quả thu thập, lưu giữ. Trong đó, dòng HV6, HV8 rất gần nhau về mặt di truyền và được xếp vào cùng phân nhóm phụ. Nhóm chính II gồm duy nhất dòng Hoàng Vũ HV9 - dòng được thu thập từ rừng. Như vậy, giữa các mẫu
- 15 giống lan Kiếm Hoàng Vũ nghiên cứu có sự sai khác về mặt di truyền. Trong đó, các mẫu giống lan Kiếm Hoàng Vũ do Viện Nghiên cứu Rau Quả thu thập, lưu giữ là những dòng Hoàng Vũ mới, có đặc điểm di truyền khác với giống Hoàng Vũ cổ truyền và Hoàng Vũ rừng. Kết hợp kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh trưởng, phát triển và đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử SSR ở trên cho thấy, mẫu giống lan Kiếm Hoàng Vũ do Viện Nghiên cứu Rau quả thu thập, lưu giữ là giống lan Kiếm có các đặc điểm nổi trội, được thị trường đánh giá cao như lá dày, có màu xanh lục sáng, đầu lá vặn vỏ đỗ, thời điểm nở hoa vào dịp tết Nguyên đán, 8-3, là những dịp nhu cầu về hoa tương đối lớn, màu sắc hoa hoa đẹp và độ bền hoa cao,.. sẽ được sử dụng làm vật liệu cho các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc. 3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc giống lan Kiếm Hoàng Vũ 3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng, phát triển của lan Kiếm Hoàng Vũ 3.2.1.1. Ản ưởng của một số loại giá thể đến chỉ tiêu in t ưởng Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng của lan Kiếm Hoàng Vũ Chỉ tiêu Số nhánh Chiều cao Đƣờng Diện tích mới/chậu nhánh mới kính thân lá (cm2) CTTN (cm) (cm) CT1 6,1 51,5 2,30 79,35 CT2 4,2 44,2 2,10 62,7 CT3 5,5 48,6 2,28 73,8 CT4 (đ/c) 4,1 40,0 1,96 59,0 CT5 4,7 46,0 2,27 68,5 LSD 0.05 0,45 2,72 0,15 6,95 CV(%) 5,2 5,7 3,7 5,4 Ghi chú: + CT1:1/3 vỏ thông + 1/3 vỏ lạc + 1/3 đá nhỏ + CT4: 1/2 xơ dừa + 1/2 trấu hun + CT2: 2/3 tổ quạ + 1/3 đá nhỏ + CT5: 2/3 đất bùn ao + 1/3 đá nhỏ + CT3: 1/3 vỏ lạc + 1/3 vỏ thông + 1/3 rong biển Số nhánh mới/chậu ở CT1 (1/3 vỏ thông +1/3 vỏ lạc +1/3 đá nhỏ) cho kết quả đạt cao nhất là 6,1 nhánh, cao hơn hẳn các CT2, CT3, CT4, CT5 một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. CT4 (1/2 sơ dừa + 1/2 trấu hun) có số nhánh mới/chậu thấp nhất với 4,1 nhánh. Chiều cao cây ở các công thức chênh lệch khoảng 4–12 cm. Trong đó, CT1 (1/3 vỏ thông+ 1/3 vỏ lạc+ 1/3 đá nhỏ) đạt chiều cao cây lớn nhất với 51,5 cm, cao hơn hẳn CT2, CT3, CT4 và CT5 một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Diện tích lá ở các công thức biến động trong khoảng 59,0 - 79,35 cm2. Công thức giá thể CT1 (1/3 vỏ thông + 1/3 vỏ lạc + 1/3 đá nhỏ) có diện tích lá cao nhất đạt 79,35 cm2 cao hơn hẳn so với CT2, CT4 và CT5 một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
- 16 3.2.1.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến thời gian xuất hiện mầm hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến thời gian xuất hiện mầm hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ Thời gian từ Thời gian từ Chỉ tiêu xuất hiện xuất hiện nụ Thời gian nở hoa so với tết Nguyên mầm hoa đến đến nở bông đán (ngày) xuất hiện nụ hoa đầu tiên (ngày) (ngày) 2015 2016 CTTN 2015 2016 2015 2016 Trƣớc Sau Trƣớc Sau tết tết tết tết CT1 117 117 32 32 - 16-20 - 20-26 CT2 114 117 25 30 - 23-25 - 25-32 CT3 116 113 28 31 - 24-27 - 23-30 CT4 (đ/c) 114 119 23 30 - 20-28 - 25-32 CT5 115 115 26 30 - 26- 29 - 24-31 Thời gian từ xuất hiện mầm hoa đến xuất hiện nụ ở các công thức không có sự chênh lệch đáng kể, dao động từ 114 – 117 ngày năm 2015 và 113-119 ngày năm 2016. Tương tự, thời gian từ lúc xuất hiện nụ đến nở bông hoa đầu tiên ở các công thức dao động từ 23-32 ngày (năm 2015) và 30-32 ngày (năm 2016). Trong đó, CT1 (1/3 vỏ thông + 1/3 vỏ lạc + 1/3 đá nhỏ) có thời gian từ lúc xuất hiện nụ đến nở bông hoa đầu tiên dài nhất và ngắn ngày nhất là CT4 (1/2 xơ dừa + 1/2 trấu hun). Thời gian nở hoa so với tết Nguyên đán ở các công thức đều cho nở hoa sau tết ở các năm. Như vậy, cần phải có biện pháp kỹ thuật để điều khiển lan Kiếm Hoàng Vũ nở hoa vào đúng dịp tết Nguyên đán nhằm đem lại giá trị kinh tế cao. 3.2.1.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa lan Kiếm Hoàng Vũ Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến tỷ lệ ra hoa và chất lƣợng hoa lan Kiếm Hoàng Vũ năm 2015-2016) Đƣờng Độ bền Chỉ tiêu Tỷ lệ Đƣờng Số Chiều dài Số kính hoa ra kính ngồng/ ngồng hoa/ngồng ngồng (ngày) hoa hoa chậu hoa (cm) (hoa) hoa CTTN (%) (cm) (cm) CT1 94,4 5,7 69,4 15,5 0,55 4,65 30 CT2 64,4 3,8 59,7 12,8 0,51 4,58 28 CT3 91,1 5,4 64,2 14,4 0,54 4,62 29 CT4 (đ/c) 43,3 2,6 50,7 11,2 0,50 4,51 26 CT5 86,7 4,0 60,8 13,5 0,52 4,60 29 LSD0.05 0,29 3,83 0,86 0,02 NS CV(%) 5,2 6,2 5,4 5,0 4,8
- 17 Các công thức giá thể có tỷ lệ ra hoa dao động từ 94,4%- 43,3%. Trong đó, tỷ lệ ra hoa cao nhất ở CT1 (1/3 vỏ thông +1/3 vỏ lạc +1/3 đá nhỏ) đạt 94,4% và thấp nhất là CT4 (1/2 xơ dừa + 1/2 trấu hun) chỉ đạt 43,3%. Số ngồng hoa/chậu ở CT1 (1/3 vỏ thông + 1/3 vỏ lạc + 1/3 đá nhỏ) cao nhất đạt 5,7 ngồng, cao hơn tất cả các công thức khác một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Chiều dài ngồng hoa dài nhất là ở CT1 (1/3 vỏ thông + 1/3 vỏ lạc + 1/3 đá nhỏ) đạt 69,4 cm, cao hơn tất cả các công thức khác một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Đường kính hoa ở các công thức không có sự sai khác có nghĩa, dao động từ 4,51–4,65 cm. Độ bền hoa dài nhất là ở (1/3 vỏ thông + 1/3 vỏ lạc + 1/3 đá nhỏ) đạt 30 ngày và thấp nhất là CT4 (đ/c) với độ bền chỉ đạt 26 ngày. Tổng hợp kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây cho thấy, giá thể trồng thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của lan Kiếm Hoàng Vũ là hỗn hợp công thức gồm: 1/3 vỏ thông + 1/3 vỏ lạc + 1/3 đá nhỏ. 3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một loại phân bón đến sinh trưởng, phát triển của lan Kiếm Hoàng Vũ 3.2.2.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của lan Kiếm Hoàng Vũ Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng của lan Kiếm Hoàng Vũ CTTN Số nhánh Chiều cao nhánh Đƣờng kính Diện tích lá mới/chậu mới (cm) thân (cm) (cm2) CT1 5,9 49,80 2,24 76,8 CT2 6,1 51,0 2,27 82,5 CT3 6,5 54,81 2,29 87,6 CT4 (Đ/c) 3,0 32,50 1,86 51,6 LSD 0.05 0,36 2,96 0,16 6.84 CV(%) 5,0 6,2 3,9 4.8 Ghi chú + CT1: Phân bón Đầu Trâu 009 (20 – 20 – 20) + CT3: Phân bón Plant – Soul 2 (20 – 20 – 20) + CT2: Phân bón Growmore Orchid (20 – 20 – 20) + CT4: Đối chứng – không bón phân Số nhánh mới/chậu đạt cao nhất khi khi sử dụng phân bón Plant – Soul 2 (CT3) với 6,5 nhánh/chậu, CT4 (đối chứng) có số nhánh/chậu thấp nhất đạt 3 nhánh/chậu. Tất cả các công thức sử dụng phân bón đều có nhánh/chậu cao hơn hẳn công thức đối chứng (không bón phân) một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Chiều cao nhánh mới ở CT3 (Phân bón Plant - Soul 2) cho chiều cao cây vượt trội (54,81 cm) hơn các công thức còn lại một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Đường kính thân ở tất cả các công thức bón phân đều cho chỉ tiêu cao hơn hẳn so với công thức đối chứng (CT4) một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Diện tích lá ở CT3 (Phân bón Plant - Soul 2) là tốt nhất cho sự phát triển của lá với số liệu đạt 87,6 cm2. Như vậy, ở tất cả các công thức sử dụng phân bón đều có diện tích lá cao hơn hẳn so
- 18 với công thức đối chứng (CT4) một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. 3.2.2.2. Ảnh hưởng của loại phân bón đến thời gian ra hoa và độ bền hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón đến thời gian ra hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ năm 2015- 2016) Thời gian từ xuất Chỉ tiêu Thời gian từ xuất hiện nụ đến nở hiện mầm hoa đến Thời gian nở hoa so với tết (ngày) bông hoa đầu tiên xuất hiện nụ(ngày (ngày) 2015 2016 2015 2016 2015 2016 Trƣớc Sau Trƣớc Sau CTTN tết tết tết tết CT1 114 118 30 31 - 18-25 - 23-29 CT2 114 116 30 30 - 17-25 - 22-29 CT3 113 115 28 30 - 16-23 - 21-27 CT4 118 120 33 32 - 23-32 - 30-35 (Đ/c) Thời gian từ xuất hiện mầm hoa đến xuất hiện nụ ở các công thức không có sự khác biệt đáng kể, dao động từ 113 - 118 ngày (năm 2015) và 115 - 120 ngày (năm 2016). Trong đó, các công thức bón phân đều rút ngắn thời gian từ xuất hiện mầm hoa đến xuất hiện nụ là 4-5 ngày so với công thức CT4 đối chứng - không bón phân. Tương tự, thời gian từ lúc xuất hiện nụ đến nở bông hoa đầu tiên ở các công thức bón phân ở các năm đều được rút ngắn từ 3-5 ngày so với CT4 đối chứng không bón phân. Thời gian nở hoa ở tất cả các công thức đều cho nở hoa sau tết Nguyên đán ở các năm. Trong đó, các công thức sử dụng phân bón có thời gian nở chậm so với tết từ 16- 29 ngày so với không sử dụng phân bón. Như vậy, cần phải có biện pháp kỹ thuật để điều hoa nở vào đúng dịp tết Nguyên đán nhằm đem lại giá trị kinh tế cao hơn. 3.2.2.3. Ảnh hưởng của loại phân bón đến tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón đến tỷ lệ ra hoa và chất lƣợng hoa lan Kiếm Hoàng Vũ năm 2015-2016) Chỉ tiêu Số Đƣờng Đƣờng Tỷ lệ Số Chiều dài hoa/ Độ bền kính kính ra hoa ngồng/ ngồng ngồng hoa ngồng hoa (%) chậu hoa (cm) (hoa) (ngày) hoa (cm) (cm) CTTN CT1 80,0 5,6 64,5 0,51 13,9 4,64 27 CT2 91,1 5,8 66,2 0,53 14,6 4,66 28 CT3 97,8 6,1 70,5 0,57 14,8 4,68 31 CT4 (Đ/c) 37,8 0,8 50,4 0,45 9,6 4,07 14 LSD0.05 0,28 4,12 0,03 0.89 0,37 CV(%) 5,0 6,0 5,4 5,7 4.9
- 19 Tỷ lệ ra hoa ở các công thức dao động từ 37,8- 97,8%, trong đó các công thức sử dụng phân bón có tỷ lệ cao hơn hẳn so với CT4 (đối chứng), đặc biệt CT3 (Plant - Soul 2) cho tỷ lệ ra hoa cao nhất đạt 97,8%. Số ngồng hoa/chậu ở công thức CT3 (Plant - Soul 2) cao nhất là 6,1 ngồng/chậu, cao hơn tất cả các công thức khác một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Chiều dài ngồng hoa dao động từ 50,4-70,5 cm, trong đó CT3 (Plant - Soul 2) có chiều dài ngồng hoa cao nhất là 70,5 cm, cao hơn tất cả các công thức khác một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Đường kính hoa ở các công thức dao động từ 4,07 - 4,68 cm, trong đó CT3 (Plant - Soul 2) có đường kính hoa đạt cao nhất là 4,68 cm, cao hơn hẳn so với CT4 (đối chứng- không bón phân) một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%, tuy nhiên lại không có sự khác biệt có nghĩa với CT1 (Đầu trâu 009) và CT2 (Growmore Orchid). Độ bền hoa cũng đạt cao nhất ở CT3 (Plant - Soul 2) với 31 ngày và thấp nhất là CT4 ( đối chứng-không sử dụng phân bón) là 14 ngày. 3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng, phát triển của lan Kiếm Hoàng Vũ 3.2.3.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của lan Kiếm Hoàng Vũ Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của chế độ che sáng đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng của lan Kiếm Hoàng Vũ Chỉ tiêu Số nhánh Chiều cao cây Đƣờng kính mới/chậu (cm) giả hành (cm) Màu sắc lá CTTN CT1 (Đ/c) 2,3 41,5 2,07 Vàng CT2 3,8 46,7 2,11 Xanh nhạt CT3 6,7 52,2 2,24 Xanh đậm CT4 5,2 55,4 2,31 Xanh LSD 0.05 0,39 3,09 CV(%) 5,6 6,3 Ghi chú: CT1:Không che lưới đen (Đối chứng) CT3: Che loại lưới đen giảm 50% ánh sáng CT2: Che loại lưới đen giảm 30% ánh sáng CT4: Che loại lưới đen giảm 70% ánh sáng Số nhánh mới/chậu đạt kết quả cao nhất ở CT3 (che loại lưới đen giảm 50% ánh sáng) là 6,7 nhánh/chậu với lá màu xanh đậm, cao hơn hẳn so với các công thức khác một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Đặc biệt CT1( đối chứng -không che lưới đen) cây sinh trưởng phát triển kém, với lá vàng và số lượng nhánh mới/chậu thấp nhất đạt 2,3 nhánh. Chiều cao nhánh mới ở CT4 (che loại lưới đen giảm 70% ánh sáng) cây phát triển cao hơn các các công thức còn lại, đạt 55,4 cm. Tuy nhiên, quan sát cây ở công thức CT4 có biểu hiện thiếu ánh sáng, cây lướt và lá không có màu xanh đậm đặc trưng của lan Kiếm Hoàng Vũ. Cây sinh trưởng khỏe, cứng cáp hơn cả
- 20 với chiều cao cây đạt 52,2 cm quan sát thấy ở CT3 ( che loại lưới đen giảm 50% ánh sáng. Cây sinh trưởng kém, có chiều cao thấp nhất là ở CT1. 3.2.3.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ Bảng 3.19. Ảnh hƣởng của chế độ che sáng đến khả năng ra hoa và chất lƣợng hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ Chỉ tiêu Tỷ lệ Số Chiều dài Số Đƣờng Độ bền ra hoa ngồng/ ngồng hoa hoa/ngồng kính hoa hoa CTTN (%) chậu (cm) (hoa) (cm) (cm) CT1 (Đ/c) 48 2,30 42,55 8,2 3,6 20 CT2 60,5 6,1 56,3 10,8 3,8 27 CT3 98,0 6,5 60,9 13,5 4,2 31 CT4 56,3 4,5 61,6 10,5 3,7 22 LSD 0.05 0,98 0,23 2,8 CV(%) 4,6 3,0 5,7 Tỷ lệ cây ra hoa, số ngồng hoa/chậu ở các công thức có sự khác nhau, trong đó CT3 (che loại lưới đen giảm 50% ánh sáng) đều cho kết quả đạt được là cao nhất với số liệu tương ứng: tỷ lệ cây ra hoa 98%, số ngồng hoa/chậu 6,5 ngồng và thấp nhất ở CT1(đối chứng- không che lưới đen) với tỷ lệ cây ra hoa chỉ đạt 48% và 2,3 ngồng/chậu. Tuy nhiên, chiều dài ngồng hoa ở CT4 (che loại lưới đen giảm 70% ánh sáng) có chiều dài ngồng dài nhất với 61,6 cm và thấp nhất là CT1(đối chứng không che lưới đen) với 42,55 cm. Lý giải cho kết quả chiều dài ngồng hoa ở CT4 (che loại lưới đen giảm 70% ánh sáng) cao hơn CT3 (che loại lưới đen giảm 50% ánh sáng) là do cây bị thiếu ánh sáng, ngồng hoa phải vươn dài để nhận ánh sáng, phụ vụ cho quá trình quang hợp, trao đổi chất. Ở các chỉ tiêu khác như số hoa/ ngồng, đường kính ngồng hoa, độ bền hoa thì CT3 (che loại lưới đen giảm 50% ánh sáng) đều cho kết quả cao hơn so với công thức che giảm 70% ánh sáng (CT4) một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. 3.2.3.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tình hình bệnh hại trên lan Kiếm Hoàng Vũ Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của chế độ che sáng đến tình hình bệnh hại trên lan Kiếm Hoàng Vũ Chỉ tiêu Đốm lá (Cercospora Thán thƣ Khô đầu lá CTTN sp.) (Collectotrichum sp.) (Phylostica sp.) CT1 (Đ/c) Cấp 5 Cấp 5 Cấp 7 CT2 Cấp 1 Cấp 3 Cấp 1 CT3 Cấp 1 Cấp 1 Cấp 3 CT4 Cấp 3 Cấp 1 Cấp 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 253 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn