intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Quy hoạch Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

71
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Quy hoạch Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> TRẦN THỊ THANH NHÀN<br /> <br /> QUY HO¹CH C¸N Bé DIÖN BAN TH¦êNG Vô<br /> TØNH, THµNH ñY QU¶N Lý ë §åNG B»NG<br /> B¾C Bé GIAI §O¹N HIÖN NAY<br /> Chuyên ngành : Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam<br /> Mã số<br /> : 62 31 23 01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Trương Thị Thông<br /> 2. PGS, TS Dương Trung Ý<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ ngày tháng năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và<br /> Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương<br /> Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW<br /> về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh<br /> công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua 10 năm đi vào đời sống<br /> chính trị, mục tiêu của công tác quy hoạch cán bộ trên cả nước đã<br /> từng bước hiện thực hóa. Quy hoạch tạo ra được sự chủ động có tầm<br /> chiến lược trong công tác cán bộ, khắc phục cơ bản tình trạng hẫng<br /> hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đảm bảo tính kế<br /> thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ.<br /> Hiện thực đó cũng đã thể hiện rất rõ ở 11 tỉnh và thành phố vùng<br /> đồng bằng Bắc bộ.<br /> Trong nhiều năm, các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng Bắc bộ đã coi<br /> trọng quy hoạch cán bộ, làm cho công tác này có bước chuyển biến<br /> rõ nét và đạt được những kết quả quan trọng. Quy hoạch cán bộ đã<br /> góp phần xây dựng được một đội ngũ cán bộ nguồn khá dồi dào,<br /> được phát hiện từ phong trào hành động cách mạng của quần<br /> chúng, cán bộ, đảng viên, được tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, rèn<br /> luyện từ thực tiễn công tác qua các cương vị lãnh đạo, quản lý từ<br /> thấp đến cao hơn, mang tính cơ bản và lâu dài. Cơ chế phát hiện<br /> và đào tạo có định hướng đối với cán bộ trẻ, có triển vọng, chú<br /> trọng cán bộ xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp<br /> trí thức, gia đình có công với cách mạng và cán bộ nữ… góp phần<br /> tạo sự đồng bộ trong cơ cấu cả đội ngũ cán bộ của hệ thống chính<br /> trị. Tuy nhiên, việc quy hoạch cán bộ của các tỉnh, thành ủy ở<br /> đồng bằng Bắc bộ cũng còn những hạn chế, vướng mắc cần phải<br /> được tháo gỡ.<br /> Trong nhiều nhóm đối tượng quy hoạch cán bộ cho hệ thống<br /> chính trị các tỉnh, thành phố, cán bộ diện Ban thường vụ các tỉnh,<br /> thành ủy quản lý có tầm quan trọng đặc biệt bởi tính chất vĩ mô, chủ<br /> chốt, quyết định chất lượng lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện<br /> <br /> 2<br /> nhiệm vụ chính trị của đội ngũ này. Bởi vậy, yêu cầu về việc đảm<br /> bảo cơ cấu, chất lượng của đội ngũ nguồn cán bộ trong quy hoạch<br /> phải đặt lên hàng đầu, song trên thực tế không phải ở đâu, lúc nào<br /> cũng được đáp ứng.<br /> Là vùng đất có bề dày văn hóa - lịch sử, nay là một trong những<br /> trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, các tỉnh,<br /> thành phố đồng bằng Bắc bộ đang gánh trên vai trách nhiệm làm<br /> vùng động lực phát triển của cả nước. Trách nhiệm đó chỉ có thể<br /> thực hiện thành công, nếu các cấp ủy, tổ chức đảng các tỉnh, thành<br /> phố xây dựng được một đội ngũ cán bộ đảm bảo chất lượng, thường<br /> xuyên được đổi mới, trẻ hóa, quy chuẩn hóa. Làm gì để nhiệm kỳ<br /> trước mắt (2015-2020) và nhiều nhiệm kỳ tiếp theo, các tỉnh, thành<br /> phố ở đồng bằng Bắc bộ chủ động được nguồn cán bộ để đổi mới,<br /> thay thế mỗi nhiệm kỳ ít nhất 30 - 40% số cán bộ lãnh đạo, quản lý<br /> chủ chốt diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý theo mục tiêu<br /> Chiến lược cán bộ của Đảng? Làm gì để qua mỗi năm, mỗi nhiệm<br /> kỳ, cơ cấu cán bộ diện Ban thường vụ các tỉnh, thành ủy quản lý<br /> ngày càng đồng bộ, chuẩn hóa và trẻ hóa? Làm gì để nâng cao năng<br /> lực đội ngũ cán bộ - thể hiện qua chất lượng xây dựng quyết định và<br /> tổ chức thực hiện quyết định của mỗi cán bộ diện Ban thường vụ<br /> tỉnh, thành ủy quản lý không sa vào ấu trĩ, chủ quan, tùy tiện mà đảm<br /> bảo được tính đúng đắn, hiệu quả, nâng uy tín của Đảng thêm tầm<br /> cao mới? Làm gì để các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Bắc bộ tiếp<br /> tục là nơi cung cấp nguồn cán bộ có chất lượng cho Trung ương, các<br /> ban, bộ, ngành và các địa phương trong cả nước? Đó phải bắt đầu<br /> bằng việc nghiên cứu và triển khai có hiệu quả công tác quy hoạch<br /> cán bộ diện Ban thường vụ các tỉnh, thành ủy quản lý từ gần đến xa,<br /> cho trước mắt và lâu dài.<br /> Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nói trên, chúng tôi chọn nghiên<br /> cứu vấn đề “Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản<br /> lý ở đồng bằng Bắc bộ giai đoạn hiện nay” để thực hiện Luận án tiến sĩ<br /> <br /> 3<br /> chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, với mong muốn góp<br /> phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quy<br /> hoạch cán bộ khi đặt nó trong một phạm vi vùng miền nhất định.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án<br /> - Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và<br /> thực tiễn của công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh,<br /> nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy<br /> quản lý ở đồng bằng Bắc bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,<br /> quản lý ở đồng bằng Bắc bộ ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp<br /> công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.<br /> - Nhiệm vụ:<br /> + Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu ở trong nước và<br /> nước ngoài có liên quan đến đề tài, chỉ rõ những vấn đề đã được<br /> nghiên cứu, những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu.<br /> + Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn trong<br /> quy hoạch cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng<br /> bằng Bắc bộ hiện nay.<br /> + Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ quy hoạch các chức<br /> danh diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ<br /> và thực trạng công tác quy hoạch cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh,<br /> thành ủy quản lý ở vùng này; chỉ rõ nguyên nhân, kinh nghiệm và<br /> những vấn đề đặt ra từ thực tiễn.<br /> + Đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu<br /> nhằm đẩy mạnh quy hoạch cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh, thành ủy<br /> quản lý ở đồng bằng Bắc bộ đến năm 2020.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy hoạch cán bộ diện Ban<br /> thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ.<br /> - Phạm vi nghiên cứu:<br /> + Cán bộ và đối tượng cán bộ quy hoạch các chức danh Ban<br /> thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc bộ.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2