intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học Công nghệ ở Tiểu học theo phương thức giáo dục STEAM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Dạy học Công nghệ ở Tiểu học theo phương thức giáo dục STEAM" là xác định cơ sở lý luận, thực trạng dạy học Công nghệ ở tiểu học theo tiếp cận giáo dục STEAM từ đó đề xuất tiến trình thiết kế và tiến trình tổ chức dạy học Công nghệ Tiểu học theo tiếp cận giáo dục STEAM theo hướng phát triển năng lực công nghệ cho học sinh tiểu học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học Công nghệ ở Tiểu học theo phương thức giáo dục STEAM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN HỒNG DƯƠNG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ Ở TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN GIÁO DỤC STEAM Chuyên ngành: LL VÀ PPDH bộ môn kỹ thuật Công nghiệp Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - Năm 2023
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: KHOA SPKT - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN HOÀI NAM 2. TS. LÊ XUÂN QUANG Phản biện 1: GS.TS. Đỗ Hương Trà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS Phạm Ngọc Thắng Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật Hưng Yên Phản biện 3: PGS. TS Nguyễn Văn Hạnh Đại học Bách khoa Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
  3. Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môn Công nghệ ở tiểu học là môn học mà hoạt động học lí thuyết gắn với hoạt động thực hành giải quyết các vấn đề thực tiễn. Thông qua việc thực hiện các hoạt động học tập trong môn Công nghệ ở tiểu học, HS có cơ hội phát triển các năng lực và phẩm chất (đặc biệt là năng lực công nghệ) được đề cập trong chương trình GDPT 2018. Giáo dục STEAM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học) đã và đang là xu hướng GD toàn cầu và được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới Tại Việt Nam GD STEM/STEAM đang nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý GD, thể hiện ở việc ban hành các văn bản, chính sách khuyến khích triển khai GD STEAM tại các bậc học. Do vậy trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về GD STEM/STEAM trong trường phổ thông. Bên cạnh đó công nghệ là thành tố và đóng một vai trò quan trọng trong GD STEAM. Nhưng do đặc thù môn Công nghệ là môn học lần đầu tiên được triển khai vào bậc học tiểu học từ tháng 9 năm học 2022 – 2023 với lớp 3 nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về dạy học công nghệ ở tiểu học theo phương thức GD STEAM vì vậy đây sẽ là khoảng trống để tác giả tìm hiểu và nghiên cứu. Với những lí do kể trên, đề tài nghiên cứu được chọn trong luận án là “Dạy học Công nghệ ở Tiểu học theo phương thức giáo dục STEAM”. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định cơ sở lý luận, thực trạng DH môn CN ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM từ đó đề xuất tiến trình thiết kế và tiến trình tổ chức DH môn CN Tiểu học theo tiếp cận GD STEAM theo hướng phát triển NL CN cho HS tiểu học.
  5. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của dạy học Công nghệ ở tiểu học và DH môn CN ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM. - Đề xuất tiến trình xây dựng bài học và tiến trình tổ chức DH môn CN Tiểu học theo tiếp cận GD STEAM. Trên cơ sở đó thực nghiệm với môn CN lớp 3. -Thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá sự phát triển NL CN của HS tiểu học qua các bài học trong môn CN ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM đã xây dựng. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình DH môn CN ở Tiểu học. Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục STEAM, dạy môn Công nghệ ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM. Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu: Tiến trình thiết kế và tổ chức các bài học trong môn CN ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM, sự phát triển NL CN của HS khi tham gia các hoạt động học tập trong môn học vận dụng các tiến trình đã đề xuất. + Phạm vi khảo sát: Một số trường TH trên phạm vi toàn quốc + Phạm vi thực nghiệm tại một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng và tỉnh Bình Dương: Nội dung môn CN lớp 3 (Phần TCKT). 5. Giả thuyết nghiên cứu Luận án này đưa ra hai giả thuyết như sau: Nếu mô tả được mối quan hệ giữa các yếu tố chủ quan là niềm tin vào NL bản thân và các yếu tố khách quan là cơ sở vật chất, các cuộc tập huấn chuyên môn, đồng nghiệp, chính sách có tác động đến sự sẵn sàng thực hiện GD STEAM thông qua môn CN ở Tiểu học thì sẽ xác
  6. 3 định được các yếu tố tác động đến sự sẵn sàng thực hiện GD STEAM của GV tiểu học trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới thay đổi căn bản và toàn diện nền GD và Bộ GD và ĐT mới ban hành chính sách khuyến khích triển khai GD STEM/STEAM ở bậc tiểu học trong thời gian gần đây. Nếu vận dụng được kết luận của giả thiết 1 vào việc xây dựng khung lý luận hỗ trợ (bao gồm các tiến trình thiết kế và tổ chức - trong đó có tiến trình TDTK; bộ tiêu chí đánh giá NL CN của HS thông qua môn CN ở tiểu học) GV triển khai bài học môn CN ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM sẽ góp phần phát triển NL CN của HS tiểu học. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận; Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn; và một số Phương pháp hỗ trợ khác. 7. Đóng góp của luận án - Hệ thống và phát triển cơ sở lý luận về DH môn CN ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM. - Xây dựng một số khái niệm liên quan và xây dựng rubrics đánh giá sự phát triển NL CN của HS trong DH môn CN theo tiếp cận GD STEAM. - Tìm hiểu về thực tiễn DH môn CN ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay. - Vận dụng tiến trình thiết kế và tổ chức DH môn CN ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM để xây dựng một số kế hoạch DH trong môn CN 3, phần thủ công kĩ thuật.
  7. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN GIÁO DỤC STEAM 1.1 Tổng quan những vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Phương pháp thực hiện tổng quan Trong luận án này, phương pháp tổng quan hệ thống được sử dụng để thực hiện tổng quan những nghiên cứu về dạy học Công nghệ ở Tiểu học theo phương thức GD STEAM. Luận án đã tóm lược những vấn đề liên quan đến GD STEAM thành hai chủ đề cụ thể như sau: 1.1.2. Những nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận giáo dục STEAM Trong phần này luận án đã tổng kết được kết quả của một số nghiên cứu của Việt Nam và trên thế giới về các lĩnh vực của GD STEAM như: Nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của GD STEAM; lợi ích của tích hợp nghệ thuật vào trong các bài học STEAM đói với sự phát triển toàn diện của HS; phương pháp và tiến trình triển khai GD STEAM trong lớp học 1.1.3. Những nghiên cứu về vận dụng giáo dục STEAM vào dạy học nội dung Công nghệ - Kĩ thuật ở tiểu học Trong phần này luận án đã trình bày khái niệm về “kỹ thuật”; “Công nghệ” làm cơ sở để tổng hợp những kết quả nghiên cứu về hai lĩnh vực này theo tiếp cận GD STEAM tại bậc học tiểu học. Các nghiên cứu về kỹ thuật vô cùng đa dạng nhưng nhận thức về nghề nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật ở GD tiểu học chỉ giới hạn ở những khái niệm cơ bản về cơ khí, lao động và kỹ thuật viên. Việc nhấn mạnh vào kỹ thuật trong các tiêu chuẩn khoa học làm nổi bật tầm quan trọng của kỹ thuật và là động lực để đảm bảo HS trong độ tuổi Tiểu học cũng được tiếp xúc với các lĩnh vực và khái niệm cơ bản về kỹ thuật, công nghệ.
  8. 5 Công nghệ là một lĩnh vực quan trọng trong các dự án STEAM. Mặc dù số lượng nghiên cứu về tính hiệu quả của GD STEAM chưa nhiều nhưng những nghiên cứu này cũng chỉ rõ được cách thức triển khai một bài học STEAM trong trường phổ thông nói chung và cách thức triển khai bài học STEAM trong dạy học Công nghệ - kỹ thuật ở Tiểu học nói riêng. Theo Liao để triển khai GD STEAM có các cách như sau: Triển khai GD STEAM thông qua tích hợp nghệ thuật; Triển khai GD STEAM thông qua dạy học dự án và Phong trào sáng chế (Maker Movement). Xây dựng các dự án học tập vận dụng kiến thức của lĩnh vực khoa học, kỹ thuật là một trong những phương thức triển khai GD STEAM ở tiểu học. 1.1.4. Kết luận về nghiên cứu tổng quan và những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận án 1. GD STEM/ STEAM đã trở thành một xu hướng GD mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam, GD STEM/ STEAM đã thực sự đi vào chương trình GD phổ thông. 2. GD STEAM giúp HS hình thành và bồi dưỡng các kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; giao tiếp; hợp tác; sáng tạo và đổi mới đây là những kỹ năng chính và cần thiết để thành công trong thế kỷ 21 và đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội. 3. GD STEAM đã được nhiều các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu cách thức để triển khai ở các trường phổ thông. Tuy nhiên, việc triển khai dạy học môn Công nghệ ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM chưa được nghiên cứu thấu đáo, đặc biệt với định hướng phát triển năng lực, phẩm chất theo quy định của chương trình GDPT 2018. 4. GD STEAM là sự mở rộng của GD STEM với việc tích hợp thêm yếu tố nghệ thuật và GD nhân văn vào các chủ đề STEM sẽ mang
  9. 6 lại nhiều lợi ích trong việc giúp HS hình thành và phát triển các năng lực phẩm chất được đề cập trong chương trình GDPT 2018. 5. GD STEAM phù hợp và khả thi để triển khai dạy học môn Công nghệ ở Tiểu học. Một số vấn đề sau đây chưa được đề cập hoặc chưa được làm sáng tỏ và đây là những vấn đề mà đề tài sẽ nghiên cứu: 1. Hệ thống khung lý luận, đề xuất phương pháp xây dựng và tổ chức dạy học môn Công nghệ ở Tiểu học theo tiếp cận GD STEAM. 2. Tìm hiểu thực trạng dạy học môn Công nghệ ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM trong bối cảnh môn Công nghệ lần đầu tiên được triển khai ở bậc học tiểu học từ tháng 9 năm học 2022 – 2023 và GD STEAM được khuyến khích triển khai ở bậc học tiểu học theo nội dung công văn 909/BGDĐT – GDTH. 3. Đề xuất tiến trình thiết kế và tổ chức dạy học môn Công nghệ ở Tiểu học theo tiếp cận GD STEAM. 4. Xây dựng một số bài học minh họa dạy học môn Công nghệ Tiểu học theo tiếp cận GD STEAM. 1.2. Giáo dục STEM/STEAM 1.2.1. Giáo dục STEM GD STEM là một mô hình GD tích hợp một cách có mục đích các nguyên tắc riêng lẻ để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực. Mục tiêu của GD STEM ở cấp tiểu học là tạo cơ hội để HS tích hợp kiến thức, kĩ năng ở các môn học đặc thù cho GD STEM như: Tự nhiên và Xã hội (lớp 1 đến lớp 3) hay Khoa học (lớp 4, lớp 5), CN, Tin học, Toán và Mĩ thuật; từ đó vận dụng kiến thức, kĩ năng có được này để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tạo cơ hội cho HS trải nghiệm, khám phá thực tế cuộc sống, có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực STEM.
  10. 7 Bên cạnh thuật ngữ GD STEM còn xuất hiện thuật ngữ GD STEAM khi một số nghiên cứu cho thấy việc tích hợp thêm yếu tố Art vào STEM giúp mở rộng các lợi ích của GD STEAM đối với HS. Các lí luận về GD STEAM cũng đứng trên quan điểm sẵn có về GD STEM. 1.2.1. Giáo dục STEAM 1.2.1.1 Khái niệm về DH theo tiếp cận GD STEAM Cụm từ “DH theo tiếp cận GD STEAM” sử dụng trong luận án được hiểu là: “phương pháp và cách thức GV từng bước kết hợp các nguyên tắc, khái niệm của nghệ thuật và GD nhân văn vào việc thiết kế và tổ chức các bài học STEM”. 1.2.1.2 Đặc điểm của GD STEAM (1) Vai trò của yếu tố nghệ thuật và GD nhân văn trong GD STEAM (2) GD STEAM giúp HS vận dụng kiến thức kỹ năng đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. (3) GD STEAM khuyến khích sự tìm tòi khám phá. 1.3. Khái niệm, mục tiêu, nội dung của dạy học môn Công nghệ ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM Theo quan điểm của tác giả việc DH môn CN ở Tiểu học theo tiếp cận GD STEAM là: “Phương pháp và cách thức GV từng bước kết hợp các nguyên tắc, khái niệm của nghệ thuật và GD nhân văn vào thiết kế và tổ chức các bài học STEM trong môn CN ở tiểu học”. Mục tiêu của môn CN ở Tiểu học là: “GD CN ở cấp tiểu học bước đầu hình thành và phát triển ở HS NL CN trên cơ sở các mạch nội dung về CN và đời sống, thủ công kĩ thuật; khơi dậy hứng thú học tập và tìm hiểu CN. Kết thúc tiểu học, HS sử dụng được một số SP CN thông dụng trong gia đình đúng cách, an toàn; thiết kế được SP thủ công kĩ thuật đơn giản; trao đổi được một số thông tin đơn giản về các SP CN
  11. 8 trong phạm vi gia đình, nhà trường; nhận xét được ở mức độ đơn giản về SP CN thường gặp; nhận biết được vai trò của CN đối với đời sống trong gia đình, ở nhà trường”. 1.4. Sự phù hợp của GD STEAM với bậc học tiểu học Độ tuổi tiểu học là một trong những giai đoạn quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ vì vậy khuyến khích tích hợp thêm các yếu tố nghệ thuật, nhân văn ở một số môn học/hoạt động GD nhằm thúc đẩy tính sáng tạo, thẩm mỹ, tính tò mò và sự thấu cảm của HS. Đối với HS tiểu học việc lồng ghép các hoạt động liên quan đến nghệ thuật là một việc làm khả thi vì khả năng sáng tạo và cảm xúc của HS trong giai đoạn này gần như không có giới hạn, chủ yếu là do thùy trán của não chưa phát triển đủ để phát huy tác dụng hạn chế sự sáng tạo và điều khiển cảm xúc. Việc kết hợp nghệ thuật vào các chủ đề STEM sẽ hỗ trợ cho HS phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21 như: giao tiếp và hợp tác, khả năng thích ứng với những thay đổi trong thế giới ngày nay. Từ kết quả những nghiên cứu trên có thể thấy rằng GD STEAM phù hợp để triển khai ở bậc học tiểu học 1.5. Tiến trình thiết kế và tổ chức dạy học môn Công nghê ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM 1.5.1 Tiến trình thiết kế các bài học trong môn CN ở Tiểu học theo tiếp cận GD STEAM Để vận dụng mô hình bánh xe trong GD STEAM GV Hàn Quốc GV và HS thường phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Lựa chọn chủ đề nghiên cứu; Phân cấp các thông tin trong bài học thành các dữ liệu tìm thấy và dữ liệu tạo ra; Thông qua quá trình xử lý thông tin phân loại thành kiến thức tìm thấy và kiến thức tạo ra; Xác định SP của dự án là một trong các SP: Bài thuyết trình/bài báo cáo/mô hình SP…Với hình thức thiết kế chủ đề STEAM này có thể sẽ phù hợp để thiết kế hai mảng
  12. 9 kiến thức của môn CN ở tiểu học là: CN và đời sống, thủ công và kỹ thuật theo tiếp cận GD STEAM nếu có sự điều chỉnh các bước thiết kế phù hợp với đặc điểm môn học và bối cảnh GD Việt Nam. 1.5.2. Tiến trình tổ chức các bài học trong môn CN ở Tiểu học theo tiếp cận GD STEAM Tiến trình TDTK là sử dụng cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm để tạo ra các giải pháp sáng tạo cho một vấn đề bằng cách tuân theo tiến trình thiết kế gồm năm bước bao gồm: sự đồng cảm, xác định, ý tưởng, nguyên mẫu và thử nghiệm. Đồng cảm: Là việc HS thấu hiểu được nhu cầu của người dùng về SP, đặt mình vào vị trí của người sử dụng để tạo tâm thế, chuẩn bị hướng tới thiết kế SP phù hợp với nhu cầu của người dùng. - Xác định vấn đề: Là quá trình HS phân tích, cụ thể hóa các nhu cầu và mong muốn của người sử dụng thành các yêu cầu, tiêu chí của SP. - Hình thành ý tưởng: Là quá trình HS chia sẻ suy nghĩ và kinh nghiệm cá nhân để phác thảo SP theo sự tưởng tượng đáp ứng các tiêu chí đặt ra. - Chế tạo nguyên mẫu: Là quá trình HS thực hiện chuyển hóa ý tưởng từ bản phác thảo thành SP với các đặc điểm, thành phần, cấu tạo và chức năng theo các tiêu chí đã xác định từ các bước ở trên. - Thử nghiệm: Là quá trình HS sử dụng nguyên mẫu đã chế tạo để đối chiếu với các tiêu chí đã được xác định từ các bước trên.
  13. 10 1.6. Phương pháp và kĩ thuật dạy học có thể vận dụng vào dạy Công nghệ ở tiểu học theo tiếp cận giáo dục STEAM 1.6.1. Một số hình thức và biện pháp thể hiện yếu tố nghệ thuật trong bài học môn CN ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM (1) Đối với nghệ thuật thị giác có thể đề cao việc tạo hình SP như: cắt dán, vẽ thêm các hình trang trí hoặc các TKKT. (2) Đối với nghệ thuật biểu diễn, văn chương và GD nhân văn có thể xây dựng các bài học để sân khấu hóa dưới các hình thức: Diễn kịch, đóng phim, dựng hoạt cảnh, kể chuyện... về các nội dung trong bài học môn CN ở tiểu học. (3) Ngoài ra yếu tố GD nhân văn thể hiện trong bài học môn CN còn có thể được nhận biết dưới các lời nhắc nhở của GV, sự rèn luyện ý thức nhân cách của HS trong quá trình thực hiện các yêu cầu bài học của môn CN ở tiểu học. Ngoài ra, GV có thể sử dụng một số biện pháp để thể hiện yếu tố nghệ thuật khi DH bài học trong môn CN ở Tiểu học theo tiếp cận GD STEAM như sau: (1) Xây dựng nội dung BH trong môn CN ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM đảm bảo yêu cầu cần đạt, gắn với thực tiễn cuộc sống. (2) Thiết kế các hoạt động DH và các tiêu chí đánh giá yếu tố nghệ thuật có trong bài học môn CN ở tiểu học. (3) Đặt HS vào các tình huống GQVĐ bằng sự đồng cảm. 1.6.2. Một số phương pháp và kỹ thuật DH có thể vận dụng vào DH môn CN ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM (1) Phương pháp dạy học dự án Theo quan điểm của tác giả có thể phân loại dự án trong các bài học môn CN ở Tiểu học theo tiếp cận GD STEAM thành 2 loại là dự án nghiên cứu và dự án thực hành.
  14. 11 (2) Phương pháp DH tìm tòi khám phá Khi GV vận dụng PP này HS sẽ chủ động và tự nguyện thu thập thông tin bằng sự đồng cảm, xử lý thông tin trên tinh thần nhân văn, phù hợp với thực tiễn cuộc sống, đảm bảo yêu cầu cần đạt của bài học. Yếu tố nghệ thuật và GD nhân văn phù hợp với phương pháp DH TTKP khi DH môn CN ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM có thể là: kỹ năng thuyết trình, trình bày các bản báo cáo, khả năng xử lý tình huống phù hợp với điều kiện thực tiễn những vẫn đảm bảo hài hòa trong các mối quan hệ với những người xung quanh và không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. (3) Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Nội dung của môn CN ở tiểu học lấy chất liệu từ thực tiễn cuộc sống nên việc vận dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể sẽ phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập trong môn học. SP của HS trong quá trình trải nghiệm ngoài việc làm ra các SP cụ thể được đề cập trong nội dung TCKT của môn CN còn có thể là bản thuyết trình, bản báo cáo kết quả nghiên cứu tìm tòi của nhóm. 1.7. Đánh giá HS trong dạy học môn Công nghệ ở tiểu học theo tiếp cận giáo dục STEAM Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này luận án đề xuất bộ tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ của HS tiểu học dựa trên các chỉ báo thành tố của năng lực công nghệ được quy định trong chương trình GDPT môn Công nghệ. Bộ tiêu chí bao gồm: Bảng tiêu chí đánh giá bản phác thảo và nguyên mẫu sản phẩm của HS; Bảng các mức độ của năng lực công nghệ được đánh giá thông qua bài học STEAM trong môn Công nghệ ở tiểu học.
  15. 12 Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN GIÁO DỤC STEAM 2.1. Mục tiêu, nội dung khảo sát thực trạng 2.1.1. Mục tiêu khảo sát thực trạng - Có số liệu tin cậy về mức độ nhận thức của GV tiểu học về GD STEAM và DH môn CN ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM. - Phân tích số liệu và đánh giá thực trạng để tìm hiểu những những yếu tố tác động lên sự sẵn sàng thực hiện GD STEAM của GV. - Xác lập các cơ sở để đề xuất tiến trình thiết kế và tổ chức thực hiện bài học môn Công nghệ ở Tiểu học theo tiếp cận GD STEAM. 2.1.2. Nội dung, đối tượng và thời gian khảo sát thực trạng a. Lần khảo sát thứ nhất - Khảo sát nhận thức của GV tiểu học về GD STEAM, DH môn CN ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM. Trong lần này khảo sát tiến trình, hình thức và các khó khăn GV có thể sẽ gặp phải khi triển khai dạy học môn Công nghệ ở tiểu học theo tiếp cận GD STEAM. - Đối tượng là 547 cán bộ GV đang công tác tại các trường tiểu học của 15 tỉnh thành trên toàn quốc. Thời gian khảo sát là tháng 7 và tháng 8 năm 2022. Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với các thầy/cô đang công tác tại các trường tiểu học tại thành phố Hải Phòng. b. Lần khảo sát thứ 2: - Căn cứ trên kết quả khảo sát lần 1 và thông qua tổng quan tài liệu đề xuất bộ câu hỏi, khảo sát và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng thực hiện GD STEAM của GV tiểu học. - Đối tượng khảo sát là GV, CB quản lý tại 39 tỉnh thành bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Thời gian khảo sát: T9/2022 đến T12/2022).
  16. 13 3.2. Kết quả khảo sát thực trạng dạy học môn Công nghệ ở tiểu học theo tiếp cận giáo dục STEAM 3.2.1 Thống kê thông tin chung của người trả lời. Nghiên cứu tiến hành khảo sát tại 39 tỉnh thành trên cả nước, thu được 1976 ý kiến. Tuy nhiên chỉ lựa chọn những GV đã có tìm hiều về GD STEAM. Kết quả thu được 1032 ý kiến có giá trị cho phân tích. Về giới tính, trong tổng số 1032 giáo viên tham gia khảo sát, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn với 87,89 %; nam giới chiếm tỷ lệ thấp hơn với 12,11 %. 2.2.2 Kết quả và thảo luận * Mô hình đo lường (Measurement model) Các yếu tố hệ số tải, hệ số Cronbach alpha, độ tin cậy tổng hợp (CR) và trích xuất phương sai trung bình (AVE) cho thấy rằng tất cả các hệ số tải đều lớn hơn giá trị đề nghị là 0.6. Tiêu chí HTMT được chứng minh là mang tính chặt chẽ hơn các phương pháp trước đây và được đề xuất là cách tốt hơn để đánh giá giá trị phân biệt. Các chỉ số HTMT đều dưới ngưỡng 0.85 điều này một lần nữa chứng minh cho giá trị phân biệt của thang đo trong nghiên cứu này. * Mô hình cấu trúc (Structural model) Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc cho thấy có 9 giả thuyết về sự tác động trực tiếp, trong có 7 giả thuyết được ủng hộ (đồng thời có 2 giả thuyết bị bác bỏ. Kết quả của nghiên cứu đã mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố chủ quan và khách quan có tác động đến sự sẵn sàng thực hiện GD STEAM thông qua môn Công nghệ ở Tiểu học. Kết quả phân tích bằng PLS – SEM đã chỉ ra rằng niềm tin vào khả năng thực hiện GD STEAM của GV và các yếu tố khách quan như: Đồng nghiệp, cơ sở vật chất, chính sách và các cuộc tập huấn chuyên môn có tác động đến sự sẵn sàng thực hiện GD STEAM.
  17. 14 Chương 3. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN GD STEAM 3.1. Một số yêu cầu khi thiết kế và tổ chức dạy học các bài học trong môn Công nghệ ở tiểu học theo tiếp cận giáo dục STEAM. 3.1.1 Một số định hướng khi thiết kế bài học STEAM 3.1.1.1 Đảm bảo yếu tố nghệ thuật trong bài học GD STEAM Đặc điểm quan trọng nhất của GD STEAM đó là yếu tố nghệ thuật và GD nhân văn có trong bài học. Yếu tố nghệ thuật trong GD nhân văn thể hiện trong bài học có đặc điểm sau: Trau dồi phẩm chất và GD nhân văn cho HS, thể hiện tính thực tiễn và đổi mới trong bài học, kết hợp kiến thức về kỹ thuật, công nghệ, khoa học, toán học và các ngành khác vào dạy học. 3.1.1.2 Đảm bảo bài học STEAM giải quyết các vấn đề thực tiễn. Về bản chất, tư duy thiết kế thường được coi là khả năng kết hợp sự đồng cảm, sáng tạo và tính hợp lý để phân tích và đưa ra các giải pháp phù hợp với các bối cảnh cụ thể. 3.1.1.3 Bài học STEAM lấy HS làm trung tâm Khi HS giải quyết vấn đề bằng sự đồng cảm HS từ người tiếp nhận kiến thức chuyển sang người chủ động xây dựng kiến thức, lúc này HS sẽ trở thành trung tâm của hoạt động học tập. Với hình thức này HS tích cực làm việc để giải quyết các vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau trong đó yếu tố đồng cảm được quan tâm hàng đầu. Quá trình này sẽ giúp ích cho việc phát triển các năng lực và phẩm chất của HS. 3.1.1.4 Sản phẩm của chủ đề/bài học STEAM không có kết quả duy nhất
  18. 15 Vận dụng tiến trình tư duy thiết kế vào dạy học bài học STEAM tạo cơ hội cho HS nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, đề cao mong muốn của người sử dụng, vì vậy trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập HS có thể đề xuất các nhiều phương án khác nhau, tùy mức mức độ khả thi của mỗi phương án khi giải quyết vấn đề sẽ tạo ra các sản phẩm có những hình thức thể hiện khác nhau để phù hợp với các đối tượng người sử dụng khác nhau. 3.1.2 Một số định hướng khi tổ chức bài học STEAM 3.1.2.1 Đảm bảo tổ chức hoạt động đồng cảm đúng với tinh thần của tiến trình luận tư duy thiết kế Sự đồng cảm này cho phép các nhà thiết kế tiếp cận vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề với sự hiểu biết sâu sắc hơn về bối cảnh và vấn đề cần giải quyết. Với tiến trình tư duy thiết kế thì bước đầu tiên là phải đồng cảm với những người đang gặp vấn đề. Ở một số tình huống đặc biệt người gặp vấn đề ở đây là bản thân người thiết kế vậy sự đồng cảm ở đây chính là mong muốn của bản thân đối với sản phẩm mà mình sẽ thiết kế và chế tạo, so sánh sản phẩm do mình tạo ra với các sản phẩm có cùng cấu tạo và chức năng hiện đang có trên thị trường. Vì vậy tổ chức hoạt động đồng cảm là một yêu cầu cần lưu ý khi tổ chức các chủ đề GD STEAM theo tiến trình của tư duy thiết kế. 3.1.2.2 Hình thức tổ chức bài học STEAM lôi cuốn học sinh vào hoạt động nhóm kiến tạo Để thực hiện được yêu cầu này GV thường tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động học tập theo nhóm. GV xác định các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tiến trình dạy học, yêu cầu đối với sản phẩm phù hợp với các đối tượng HS.
  19. 16 3.1.2.3 Phương pháp và kỹ thuật dạy học sử dụng trong tổ chức bài học STEAM giúp HS chủ động tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức, định hướng hành động, trải nghiệm và tạo ra sản phẩm Sau mỗi bài học STEAM HS thường tạo ra được sản phẩm nhất định, sản phẩm này có thể là các mô hình, các nguyên mẫu sản phẩm nhưng cũng có thể là bản báo cáo, bản thuyết trình một nhiệm vụ học tập nào đó mà GV giao cho. 3.1.2.4 Các hoạt động học tập trong bài học STEAM phù hợp với khả năng của HS và điều kiện về cơ sở vật chất của trường sở tại Đây là một trong những định hướng quan trọng khi GD tổ chức các hoạt động học tập chủ đề/bài học STEAM trong môn Công nghệ ở tiểu học. Để thực hiện được định hướng này GV cần hiểu được trình độ về kiến thức, kỹ năng của HS để đưa ra vấn đề cần giải quyết phù hợp với khả năng của HS, tạo tâm thế hào hứng và tích cực cho HS khi tham gia các hoạt động học tập do GV thiết kế. 3.2. Đề xuất các bài trong môn Công nghệ ở tiểu học có thể dạy học theo tiếp cận giáo dục STEAM Căn cứ vào nội dung chương trình và yêu cầu cần đạt của môn Công nghệ ở tiểu học, luận án trình bày các bài học các bài học trong môn Công nghệ ở tiểu học có thể dạy học theo tiếp cận GD STEAM. 3.3. Vận dụng tiến trình thiết kế và tổ chức đã đề xuất vào dạy học môn Công nghệ ở tiểu học theo tiếp cận giáo dục STEAM 3.3.1 Tiến trình thiết kế bài học STEAM trong môn công nghệ ở tiểu học - Bước 1: GV thu thập các dữ liệu liên quan đến các lĩnh vực của GD STEAM mà HS đã biết có trong chủ đề. Xác định tất cả các yếu tố nghệ thuật và GD nhân văn có thể tích hợp vào bài học STEAM, trên
  20. 17 cơ sở đó xác định các ý tưởng đặt HS giải quyết vấn đề thực tiễn bằng sự đồng cảm. - Bước 2: GV sàng lọc và phân loại thông tin đã thu thập được từ bước 1 so với yêu cầu cần đạt của chủ đề. Thu hẹp các yếu tố nghệ thuật và GD nhân văn có thể tích hợp vào chủ đề. Xác định phương án đặt HS vào tình huống giải quyết vấn đề thực tiễn bằng sự đồng cảm. Thu hẹp kiến thức tìm thấy của chủ đề. Thu hẹp phạm vi các năng lực và phẩm chất có thể phát triển được cho HS thông qua chủ đề (nếu có). - Bước 3: GV dự kiến các sản phẩm HS có thể tạo ra. Các sản phẩm HS tạo ra có thể cùng một công dụng hoặc chức năng nhưng hình dáng, kích thước có thể khác nhau. GV có thể tự mình chuẩn bị một vài nguyên mẫu sản phẩm để minh họa. - Bước 4: GV thiết kế các hoạt động học tập. Đây là bước quan trọng để thiết kế bài học STEAM hoàn thiện theo đúng các định hướng đã đề cập ở mục 2.1.1. Bằng kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm rút ra từ quá trình làm nguyên mẫu sản phẩm GV xác định chính xác các yếu tố nghệ thuật và GD nhân văn có thể tích hợp vào chủ đề GD STEAM 3.2.2 Tiến trình tổ chức dạy học STEAM trong môn công nghệ ở tiểu học Để dễ dàng đưa mô hình tư duy thiết kế vào quá trình dạy học bài học STEAM trong môn Công nghệ ở tiểu học, luận án đã trình bày các bước vận dụng mô hình tư duy thiết kế của Stanford do Watson đề xuất vào năm 2015. Mô hình tư duy thiết kế do Watson đề xuất gồm 5 bước như sau: Đồng cảm - Xác định vấn đề - Hình thành ý tưởng - Chế tạo nguyên mẫu - Thử nghiệm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2