Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013
lượt xem 4
download
Luận án hướng đến mục tiêu nghiên cứu đầy đủ, hệ thống và chuyên sâu về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia trong giai đoạn 1993 - 2013, làm rõ thực trạng sự vận động, phát triển, lý giải những nguyên nhân thành công và hạn chế, rút ra những đặc điểm và một số bài học kinh nghiệm từ quá trình phát triển đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN HẢI ĐỊNH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 9229011 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
- 2 NGHỆ AN – 2018 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia ít nhiều có sự ảnh hưởng lẫn nhau; Việc nghiên cứu những chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia láng giềng trở thành vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. 1.2. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ và cuộc đấu tranh chống tập đoàn Khmer Đỏ thành công thắng lợi (1979), Camuchia bước vào thời kỳ hòa hợp dân tộc. Năm 1991, Hiệp định hoà bình Campuchia được ký tại Paris (Pháp) và sau đó, dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc, từ ngày 23 đến ngày 27/5/1993, cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến được tiến hành ở Campuchia. Ngày 21/9/1993, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới, tái lập nền Quân chủ Lập hiến. Từ đó, Vương quốc Campuchia đã cố gắng đưa ra những chính sách xây dựng và phát triển kinh tế xã hội phù hợp với hoàn cảnh đất nước cũng như xu thế phát triển của thế giới. 1.3. Những biến đổi to lớn về tình hình trong nước và quốc tế trong những thập niên cuối của thế kỷ XX đã đặt ra cho Chính phủ Vương quốc Campuchia nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần giải quyết. Trong thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2013, Vương quốc Campuchia đã có những bước chuyển mạnh mẽ trong phát triển kinh tế xã hội. Campuchia đã có những đóng góp quan trọng đối với cộng đồng quốc tế nói chung và các nước đang phát triển nói riêng. 1.4. Trong hàng ngàn năm qua, nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia đã có mối quan hệ láng giềng hữu nghị, chia ngọt sẻ bùi, tương thân tương ái, chung lưng đấu cật cải tạo tự nhiên và chống ngoại xâm. Hiện nay, quan hệ hợp tác Việt Nam Campuchia đang diễn ra trong bối cảnh khu vực và quốc tế có những chuyển biến quan trọng. Sự phát triển kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia diễn ra như thế nào đều có những ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam.
- 3 Việc nghiên cứu, đánh giá quá trình phát triển, phân tích những nguyên nhân thành công và hạn chế của kinh tế xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 và rút ra những đặc điểm, bài học kinh nghiệm sẽ có ý nghĩa thực tiễn đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử thế giới. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Luận án hướng đến mục tiêu nghiên cứu đầy đủ, hệ thống và chuyên sâu về quá trình phát triển kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia trong giai đoạn 1993 2013, làm rõ thực trạng sự vận động, phát triển, lý giải những nguyên nhân thành công và hạn chế, rút ra những đặc điểm và một số bài học kinh nghiệm từ quá trình phát triển đó. 2.2. Nhiệm vụ Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia giai đoạn 1993 2013; Phân tích các chính sách phát triển, làm rõ quá trình phát triển kinh tế xã hội, đánh giá những thành tựu, hạn chế của kinh tế, một số lĩnh vực xã hội, nguyên nhân đạt được thành tựu và hạn chế của kinh tế xã hội ở Vương quốc Campuchia trong giai đoạn 1993 2013; Rút ra những đặc điểm và bài học kinh nghiệm từ quá trình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1993 2013 của Vương quốc Campuchia. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013. 3.2. Phạm vi Về nội dung: Đề tài Quá trình phát triển kinh tế xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 được nghiên cứu dưới góc độ sử học. Về kinh tế, luận án nghiên cứu chủ yếu sự hình thành và thực thi chính sách, kế hoạch và quá trình phát triển kinh tế. Về xã hội, luận án đề cập đến sự chuyển biến xã hội trên một số lĩnh vực cơ bản như giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, an sinh và phúc lợi xã
- 4 hội, kết cấu hạ tầng và các dịch vụ công. Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013, nghĩa là bắt đầu từ khi Campuchia tái lập thể chế nhà nước Quân chủ lập hiến, thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc đến khi kết thúc nhiệm kỳ thứ IV của Quốc hội vào tháng 7 năm 2013. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và logic của đề tài, chúng tôi đề cập đến một số yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội tiêu biểu của Campuchia cả giai đoạn trước năm 1993 và sau năm 2013. Ngoài giới hạn nêu trên, các vấn đề khác không thuộc phạm vi nghiên cứu chính của Luận án. 4. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu được khai thác, sử dụng chủ yếu trong luận án gồm: 4.1. Tài liệu gốc Các cương lĩnh chính trị, các văn bản, văn kiện của Chính phủ, các bộ, ngành, các đảng phái chính trị của Campuchia và đánh giá của Chính phủ Campuchia về việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (1993 2013). Các văn bản, báo cáo, các số liệu thống kê của Chính phủ và các bộ, ngành của Campuchia; các báo cáo, thống kê, đánh giá của Ngân hàng Thế giới. 4.2. Tài liệu tham khảo khác Các tác phẩm về lịch sử Đông Nam Á, lịch sử Vương quốc Campuchia. Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. Các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Các bài báo điện tử, các websites. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận án dựa trên quan điểm duy vật lịch sử về hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa Mác Lênin để nghiên cứu về sự phát triển kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận án sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Luận án còn kết hợp sử dụng các phương pháp liên ngành như tổng hợp, thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh và suy luận logic… để giải quyết những vấn đề khoa học đặt ra nhằm tái hiện
- 5 một cách khách quan và khoa học quá trình phát triển kinh tế xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013. 6. Đóng góp của luận án Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về quá trình phát triển kinh tế xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu Việt Nam. Trên cơ sở nội dung nghiên cứu, luận án chỉ ra những đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013, đồng thời làm rõ thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Campuchia ở giai đoạn này, từ đó rút ra những kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam và một số nước đang phát triển trong việc hoạch định và thực thi các chích sách, chiến lược, chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận án là một tài liệu chuyên khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử Campuchia, đặc biệt là việc tìm hiểu chuyên sâu về các vấn đề kinh tế xã hội của Campuchia (1993 2013). 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án gồm 5 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 Chương 3. Quá trình phát triển kinh tế của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 Chương 4. Sự phát triển xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 Chương 5. Nhận xét về quá trình phát triển kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về Campuchia nói chung, sự phát triển kinh tế xã hội của Campuchia nói riêng là chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều chính trị gia. 1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam Trước khi gia nhập ASEAN, việc nghiên cứu về các nước Đông Nam Á nói chung, nghiên cứu về Campuchia của các tác giả Việt Nam chưa nhiều. Từ những năm 90 của thế XX, trong quá trình hội nhập ASEAN, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu lịch sử các nước trong khu vực, trong đó có lịch sử Campuchia. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu chính vẫn tập trung đề cập đến chính sách đối ngoại và quan hệ Campuchia với một số nước. Trong đó, khi đề cập đến vấn đề nghiên cứu của mình, các học giả có trình bày một số vấn đề liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội Campuchia nhưng ở mức độ sơ lược và khái quát. Qua khảo sát, tiếp xúc với các nguồn tư liệu nghiên cứu của các tác giả Việt Nam, chúng tôi nhận thấy về quá trình phát triển kinh tế xã hội Camuchia sau khi tái lập vương quốc đã có một số đề cập ở những khía cạnh khác nhau. Những công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, chính trị xã hội, chính sách hợp tác, quan hệ đối ngoại trong đó có đề cập đến kinh tế xã hội Campuchia (1993 2013). Những công trình nghiên cứu về quan hệ Campuchia với ASEAN và các nước, khu vực, trong đó có đề cập đến kinh tế xã hội Campuchia. Bên cạnh các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia (1993 2013), nhiều bài báo, bài nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí khoa học, hội thảo khoa học có đề cập đến một số mặt, một số lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội Campuchia từ 1993 đến 2013 liên quan đến đề tài, có giá trị tham khảo như: 1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 1.2.1. Nghiên cứu của các tác giả Campuchia Kể từ khi Campuchia thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, những công trình nghiên cứu về kinh tế xã hội của Camuchia các tác giả Campuchia được phổ biến khá rộng rãi. Đây là một trong những nguồn tư liệu có
- 7 giá trị làm cơ sở dữ liệu tham khảo để thực hiện các mục tiêu của luận án. 1.2.2. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác Vấn đề kinh tế xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 cũng được các học giả nước ngoài khác quan tâm, nghiên cứu. 1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 1.3.1. Về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thứ nhất, việc nghiên cứu về Campuchia thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước với nhiều công trình đã được công bố. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu đã công bố mới trình bày một số khía cạnh về lịch sử phát triển của đất nước Campuchia nói chung, quá trình ra đời và phát triển của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến nay... hoặc chỉ đi sâu tìm hiểu, phân tích, nhận định về một vấn đề, lĩnh vực mà chưa có công trình nào nghiên cứu một các hệ thống về quá trình phát triển kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013. Thứ hai, cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã có khá nhiều công trình đề cập đến tình hình Campuchia, trong đó có đề cập đến sự phát triển về kinh tế xã hội của quốc gia này từ năm 1993 đến năm 2013. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về Campuchia giai đoạn này chủ yếu được thực hiện dưới góc độ lịch sử hoặc quan hệ quốc tế từ góc nhìn phía Việt Nam; chưa có công trình nào có đối tượng nghiên cứu trực tiếp về quá trình phát triển kinh tế xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013. Thứ ba, trong các công trình đã được công bố, dù vấn đề phát triển kinh tế xã hội của Campuchia được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp, với những cách tiếp cận khác nhau nhưng việc đánh giá quá trình phát triển đó chưa toàn diện, chưa đủ luận cứ khoa học để rút ra những đặc điểm, những bài học kinh nghiệm của quá trình phát triển kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia giai đoạn 1993 2013. Đồng thời, các công trình nghiên cứu nói trên chưa lý giải đầy đủ về những thay đổi về chất bên trong của kinh tế xã hội Campuchia mỗi thời kỳ để làm căn cứ phân kỳ nên việc nhận diện, đánh giá còn thiếu cơ sở khoa học và còn mang tính chủ quan. Thứ tư, phần lớn các công trình nghiên cứu về Campuchia trong giai đoạn
- 8 1993 2013 đã có khắc họa những nét cơ bản về kinh tế xã hội nhưng chưa đi sâu phân tích làm rõ những nhân tố tác động, những chính sách cụ thể, quá trình xây dựng và phát triển, đánh giá những thành công, hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân làm cơ sở cho việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá trình phát triển đó. 1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Thứ nhất, Luận án nghiên cứu, phân tích những nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội Campuchia (1993 2013). Những nhân tố trong nước, khu vực và thế giới có tác động lớn đến việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội, đến việc triển khai thực hiện chính sách và kết quả việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội của Campuchia. Thứ hai, Luận án tập trung phân tích những chính sách phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 về mục tiêu, nội dung, quá trình triển khai, mức độ đạt được, những điểm cốt lõi, trọng tâm của mỗi giai đoạn. Tức là trình bày một cách hệ thống về quá trình phát triển kinh tế xã hội của Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013. Thứ ba, Luận án tổng hợp, phân tích, đánh giá toàn diện và có hệ thống những thành tựu đạt được và những hạn chế của quá trình phát triển kinh tế xã hội Camuchia từ năm 1993 đến năm 2013. Thứ tư, trên cơ sở đánh giá về những thành công, hạn chế, luận án phân tích những nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013, rút ra một số đặc điểm cơ bản, những bài học kinh nghiệm của quá trình phát triển đó. Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 2.1. Bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á 2.1.1. Bối cảnh thế giới
- 9 2.1.1.1. Sự biến đổi của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Chiến tranh Lạnh kết thúc đã làm thay đổi tính chất hai cực trong quan hệ quốc tế. Bước vào thế kỷ XXI, trật tự thế giới đã và đang trải qua những thay đổi to lớn. Những thay đổi này chủ yếu do sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn và sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc đã có tác động sâu sắc đến tình hình chính trị và quan hệ quốc tế. Trong đó, nổi bật lên vai trò của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Cộng hòa Ấn Độ... Sự biến đổi của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh có tác động đến Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia thể hiện ở cả hai mặt. Về tích cực: xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển chiếm ưu thế đã tạo môi trường thuận lợi cho việc bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc; Campuchia có thể thể chủ động tìm kiếm sự hợp tác, giúp đỡ của các nước nhằm hướng tới các mục tiêu chung như hòa bình, ổn định, phát triển... Về tiêu cực: sự sụp đổ của trật tự hai cực đồng nghĩa với việc làm giảm các cuộc xung đột bắt nguồn từ Xô Mỹ trước đó, song trong quan hệ quốc tế cũng mất đi giới hạn kiềm chế đối với các xung đột khác hoặc làm bộc lộ rõ nét và ngày càng gay gắt thêm một số mâu thuẫn vốn tiềm ẩn. Đồng thời, Campuchia ít nhiều bị sự lôi kéo, tranh giành của các nước lớn sẽ khó có thể độc lập trong việc đề ra đường lối, chính sách phát triển quốc gia dân tộc. 2.1.1.2. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới Từ cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới về kinh tế đã diễn ra rất mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Đối với Campuchia, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã có tác động tích cực: Tạo cơ hội cho Campuchia có khả năng theo kịp các nước trong khu vực; tạo điều kiện tăng nhanh việc truyền bá và chuyển giao khoa học công nghệ vào Campuchia; tạo ra khả năng phát triển rút ngắn và mang lại những nguồn lực rất cần thiết, quan trọng cho Campuchia; mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới, những đối tác mới cho Campuchia. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa cũng tác động tiêu cực đến Campuchia như tạo ra những thách thức nghiêm trọng, nhất là trong phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ Campuchia sẽ không còn quyền độc
- 10 lập tuyệt đối trong vấn đề hoạch định chính sách kinh tế, vì Campuchia quá phụ thuộc vào ngoại thương và đầu tư nước ngoài; Vấn đề an ninh kinh tế, nhất là trên lĩnh vực tài chính của Campuchia không được đảm bảo trước xu thế toàn cầu hóa... 2.1.1.3. Xu hướng dân chủ hóa Bước sang thập niên đầu của thế kỷ XXI, xu hướng dân chủ diễn ra mạnh mẽ. Xu hướng dân chủ hóa diễn ra mạnh mẽ trên thế giới cũng đặt ra cho Campuchia những vấn đề cần giải quyết. Về tác động tích cực: Xu hướng dân chủ hóa trên thế giới có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến việc xây dựng chính quyền, ban hành các chính sách phát triển kinh tế xã hội; Dân chủ hóa đã trở thành một quá trình không thể trì hoãn, bởi nếu một nhà nước không tự dân chủ hóa thì nhà nước đó sẽ trở thành một bộ phận biệt lập trong mọi tiến trình quốc tế và không còn cơ hội tồn tại. Về tác động tiêu cực: sự tồn tại của chính trường đa đảng đối lập đòi hỏi đảng cầm quyền cần tạo được niềm tin đối với nhân dân thông qua dân chủ hóa thể chế và bằng các chính sách phát triển kinh tế xã hội phù hợp, đem lại lợi ích trước hết cho nhân dân nước này. Vì vậy, Đảng cầm quyền Campuchia nếu không giải quyết hài hòa những vấn đề trên thì sự tác động từ những nguy cơ bất ổn về chính trị sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. 2.1.1.4. Sự phát triển mạnh mẽ của thông tin truyền thông, mạng xã hội Thập niên cuối cùng của thế kỷ XX và đầu của thế kỷ XXI, thế giới được chứng kiến những thành tựu vượt bậc của khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin và mạng xã hội tác động tích cực góp phần mạnh mẽ trong việc tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạch định chính sách công; tham gia phản biện xã hội và giám sát việc thực thi chính sách, theo dõi quá trình dân chủ hóa chính trị của Chính phủ và các Đảng phái để xác định niềm tin.... Bên cạnh đó, nó cũng tác động tiêu cực đối với Campuchia, vốn là quốc gia nghèo, trình độ dân trí khá thấp cùng với nền tảng hạ tầng lạc hậu thì sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng xã hội trên thế giới đặt ra cho Chính phủ nhiều thách thức. Chính phủ Campuchia đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khai thác hữu ích của công nghệ thông tin vừa phải xây dựng hành lang pháp lý để kiểm soát tối đa mặt trái của vấn đề này. Đồng thời, trong thể chế
- 11 chính trị dân chủ đa đảng, công nghệ thông tin và mạng xã hội cũng có thể góp phần thúc đẩy các hoạt động biểu tình, phản đối hoặc ủng hộ chính trị... 2.1.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á 2.1.2.1. Sự phát triển của tổ chức ASEAN Tiến trình hội nhập của ASEAN cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI và sự hội nhập của Campuchia vào ASEAN có tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế, chính trị và xã hội Campuchia trong giai đoạn 1993 2013. Về thuận lợi, tham gia vào một ASEAN có sự liên kết chặt chẽ, đoàn kết, thống nhất, vai trò và vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao là hoàn toàn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài, tác động tích cực đến công cuộc xây dựng và phát triển của Campuchia. Về kinh tế xã hội, Campuchia có thể đẩy mạnh các hoạt động thương mại, thu hút đầu tư dựa trên lợi thế không gian của một thị trường thống nhất, mở và nâng cao tính cạnh tranh; có cơ hội tiếp cận thị trường trong và ngoài khu vực, qua đó mở rộng thị trường, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu; ổn định nguồn nhập khẩu và hạ giá đầu vào; mở rộng cơ hội đầu tư sang các nước nội khối và kinh doanh từ bên ngoài; tiếp cận các nguồn hỗ trợ về khoa học công nghệ; đẩy mạnh các ngành sản xuất lợi thế như dệt may, giày dép, du lịch… Về khó khăn, thách thức: Quan hệ Campuchia ASEAN vẫn còn những biểu hiện hạn chế về chất lượng, hiệu quả và chiều sâu, còn thiếu các nhân tố cho sự phát triển vững chắc, ổn định, lâu dài. Hợp tác Campuchia ASEAN vẫn còn bị động đối phó với những vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ…Campuchia đứng trước thách thức phải giải quyết hài hòa lợi ích chung trong ASEAN với lợi ích riêng của mình trong ván đề Biển Đông… 2.1.2.2. Cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn ở Đông Nam Á Mối quan hệ giữa Campuchia với các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... trong giai đoạn này có tác động tích cực đối với Campuchia: Phương châm đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa không chỉ tạo ra những sức mạnh mới cho sự vận động của nền kinh tế xã hội Campuchia đang trong quá trình cải cách và phát triển mà còn tạo cho Campuchia có nhiều cơ hội trong việc thu hút nguồn đầu tư từ các nước, các tổ chức để phát triển kinh tế xã hội. Ngược lại, sự cạnh tranh giữa các nước lớn đối với Campuchia cũng có tác động tiêu cực: Sự can thiệp ngày càng sâu và tranh giành ảnh hưởng của Mỹ, Trung Quốc và một số
- 12 nước lớn sẽ là thách thức mức độ độc lập của Campuchia về đường lối đối ngoại, chính trị và cả những chính sách phát triển kinh tế xã hội. 2.2. Tình hình chính trị, kinh tế xã hội Campuchia từ năm 1979 đến năm 1992 2.2.1. Tình hình chính trị Sau khi lật đổ chế độ Campuchia Dân chủ (07/01/1979), nhân dân Campuchia bước vào thời kỳ mới thời kỳ xây dựng chính quyền nhân dân, phát triển kinh tế xã hội. Từ năm 1979 đến năm 1992, Campuchia trải qua những biến đổi phức tạp về chính trị. Đất nước Campuchia chưa có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển. Sau Hiệp định Pari về Campuchia được ký kết, thuận lợi cơ bản nhất mà nhân dân Campuchia có được để xây dựng, khôi phục và phát triển đất nước là Đảng nhân dân Campuchia ngày càng lớn mạnh, tạo được uy tín lớn đối với quốc dân, có khả năng đoàn kết, tập hợp lực lượng. 2.2.2. Tình hình kinh tế xã hội Trước năm 1993, nền tảng kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia hết sức nghèo nàn. Campuchia đứng trước những khó khăn như: nền kinh tế chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp; nguồn vốn tích lũy thiếu thốn cùng với sự suy giảm ngày càng trầm trọng của nguồn tài nguyên; tình trạng giao thông, cơ sở hạ tầng thấp kém gồng gánh sức ép của gia tăng dân số; Bên cạnh đó, Campuchia có mặt bằng trình độ dân trí thấp, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao. 2.3. Tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của Campuchia giai đoạn 1993 2013 2.3.1. Khái quát tình hình chính trị Sau khi Hiệp định hòa bình Paris được ký kết, hầu hết các phe phái chính trị ở Campuchia cùng với cộng đồng quốc tế đã nỗ lực thực hiện Hiệp định. Hệ thống chính trị ở Campuchia cũng từng bước được bổ sung và hoàn thiện; Đây là những nền tảng vững chắc tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội Campuchia (1993 2013). Trong giai đoạn 1993 2013, biến đổi tương quan lực lượng giữa các đảng lớn trên chính trường Campuchia đã diễn ra mạnh mẽ. Thực chất của sự biến đổi
- 13 tương quan này là sự gia tăng hay suy giảm ảnh hưởng của các đảng lớn như CPP, FUNCINPEC, SRP, HRP và CNRP. Trong giai đoạn này, FUNCINPEC, vì nhiều lý do khác nhau, đã đánh mất hầu hết uy tín của mình, từ chỗ là đảng lớn nhất trở thành một đảng nhỏ gần như không còn ảnh hưởng ở Campuchia. Ngược lại, các đảng đối lập, mặc dù được thành lập sau nhưng đã không ngừng gia tăng ảnh hưởng và trở thành đảng lớn thứ hai ở Campuchia. Cũng trong giai đoạn này, CPP không ngừng củng cố, gia tăng ảnh hưởng và trở thành đảng lớn nhất ở Campuchia. Có thể nói, uy tín, ảnh hưởng của các đảng được thể hiện rõ ràng nhất thông qua kết quả các cuộc bầu cử Quốc hội ở Campuchia. 2.3.2. Chính sách đối ngoại Theo quy định của Hiến pháp, Campuchia thực hiện chính sách đối ngoại trung lập, không liên kết vĩnh viễn, không xâm lược hoặc can thiệp vào nội bộ của nước khác. Campuchia chú trọng quan hệ với các nước lớn, các nước tài trợ, các nước láng giềng; tăng cường quan hệ mọi mặt, nhất là kinh tế thương mại với Trung Quốc; tiếp tục tranh thủ Mỹ; thoả thuận giải quyết các vấn đề biên giới với các nước láng giềng. Trong giai đoạn 1993 2013, Campuchia đã thành công trong việc gia nhập ASEAN, WTO; tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các cường quốc (Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ...), và các nước láng giềng (Thái Lan, Việt Nam...).
- 14 Chương 3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 3.1. Giai đoạn tái thiết và cơ cấu lại nền kinh tế (1993 2003) 3.1.1. Các chính sách, kế hoạch chủ yếu Sau khi cuộc tổng tuyển cử năm 1993 thành công, Hiến pháp mới được thông qua cùng với sự ra đời của Chính phủ mới Hoàng gia Campuchia (RGC). Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm khôi phục, tái thiết và cơ cấu lại nền kinh tế. Chương trình Quốc gia Phục hồi và Phát triển Campuchia (NPRD) (năm 1994) là một chương trình phát triển quốc gia toàn diện. NPRD có 2 kế hoạch là Kế hoạch Thực hiện Chương trình Quốc gia Phục hồi và Phát triển Campuchia (INPRD) trong vòng 18 24 tháng đầu (ban hành tháng 2/1995) và một kế hoạch trung hạn kéo dài 3 năm sau đó. Dưới sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), RGC đã ban hành Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội (SEDP) 5 năm đầu tiên (1996 2000) với việc xác định rõ về thể chế kinh tế là thực hiện nền kinh tế thị trường. Các chính sách và chương trình phát triển của Chính phủ nhiệm kỳ II (1998 2003) và Chiến lược giảm nghèo với những biện pháp cải cách thể chế theo hướng kinh tế thị trường, tạo cơ chế cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế tư nhân… Cùng với Chiến lược giảm nghèo, Campuchia ban hành Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 5 năm tiếp theo (2001 – 2005) (SEDP II) với 3 thành tố chủ yếu: tăng trưởng kinh tế bền vững với tỷ lệ đạt trung bình 6 7%; phân phối công bằng những thành quả của tăng trưởng giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn; quản lý và sử dụng bền vững môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 3.1.2. Sự phát triển kinh tế Campuchia trong những năm 1993 2003 3.1.2.1. Cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong những năm 1993 2003 đánh dấu sự thành công trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Campuchia khi tỷ trọng của ngành
- 15 nông nghiệp suy giảm cùng với sự gia tăng tương ứng của tỷ trọng ngành công nghiệp; tỷ trọng của ngành dịch vụ có chiều hướng tăng vào thời điểm cuối. Về tăng trưởng kinh tế: Tỉ lệ tăng trưởng GDP của Campuchia trong thời kỳ 1993 2003 đạt mức khá cao, trung bình 5,5%; Giá trị tổng sản phẩm trong nước tăng từ mức 2.480 triệu USD năm 1993 lên 4.663 triệu USD năm 2003 . Tuy nhiên, mức tăng trưởng kinh tế Campuchia giai đoạn này diễn ra không đều, thiếu ổn định. 3.1.2.2. Phát triển công nghiệp Trong những năm 1993 2003, công nghiệp của Campuchia là ngành đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất cùng với đà hồi phục và tăng trưởng của nền kinh tế. Tính chung cho cả thời kỳ, công nghiệp có mức tăng trưởng trung bình 17,7% mỗi năm với mức giá trị gia tăng của ngành công nghiệp đã tăng từ mức 861,6 triệu USD năm 1993 lên mức 4.096,1 triệu USD năm 2003, tức là tăng lên gần 4,8 lần trong vòng 11 năm. 3.1.2.3. Phát triển nông nghiệp Trong những năm 1993 2003, tăng trưởng của khu vực nông nghiệp đạt mức trung bình 3,6%. Tuy nhiên sự tăng trưởng của nông nghiệp thiếu ổn định (9,9% năm 1994 nhưng lại giảm còn mức từ 1,2% đến 5,1% giai đoạn 1995 1997, thậm chí suy giảm tăng trưởng trong 2 năm 2000 và 2003 với các tỉ lệ tương ứng là 1,2 và 3,5%) 3.1.2.4. Phát triển của ngành dịch vụ Tăng trưởng của ngành dịch vụ khá cao, nhưng thiếu ổn định t rong những năm 1993 2003: 1993 (7,2%); 1994 (0,6%); 1995 ( 8,3%); 1996 (9,2%); 1997 (2,6%), 1998 (5,0%); 1999 (14,6%); 2000 (8,9%); 2001 (8,7%); 2002 (10,0%) và 2003 (10,4%). Trong giai đoạn này, du lịch là ngành phát triển nhanh chóng ở Campuchia kể (từ năm 1995). Trong giai đoạn 1995 2003, số lượng khách du lịch đến Campuchia tăng từ 219.680 lên 786.524, tức là tăng hơn 3,5 lần trong 8 năm. 3.1.2.5. Phát triển ngoại thương, đầu tư và hợp tác kinh tế Trong giai đoạn này, hoạt động ngoại thương, đầu tư và hợp tác kinh tế với nước ngoài của Campuchia chủ yếu diễn ra chủ yếu bằng hình thức song phương với các đối tác láng giềng hoặc những nước vốn có quan hệ hợp tác truyền thống. Sau khi Bộ Luật đầu tư đã chính thức được ban hành(8/1994), hoạt động đầu tư
- 16 phát triển mạnh (năm 1994, Campuchia mới chỉ có 26 dự án với số vốn khoảng 498 triệu USD thì đến năm 2003, tổng số dự án đầu tư trực tiếp (FDI) vào Campuchia đạt 894 với tổng vốn đạt 6.012 triệu USD). ề hợp tác kinh tế, Campuchia đã đạt được một số thành tựu trong quan hệ hợp tác kinh tế với các nước láng giềng, đồng thời bước đầu mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các nước lớn và các tổ chức kinh tế. 3.2. Giai đoạn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải cách và mở rộng hợp tác để phát triển (2004 2013) 3.2.1. Các chiến lược và chính sách phát triển Trong giai đoạn 2004 2013, Campuchia tiếp tục thực hiện các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế đã ban hành trước đó, đồng thời ban hành 2 chiến lược phát triển tứ giác. Chiến lược phát triển tứ giác giai đoạn I (2004 2008) được ban hành vào tháng 7/2004 cho tăng trưởng, việc làm, công bằng và hiệu quả. “Chiến lược phát triển tứ giác” của Chính phủ Campuchia đảm bảo tính liên tục trong các chiến lược và chính sách phát triển từ chiến lược tam giác trong nhiệm kỳ II đến việc kế tục các chiến lược và chính sách phát triển như SEDP II, chiến lược giảm nghèo nhằm thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ. Đồng thời, các nhân tố chủ yếu của chiến lược cũng tạo ra nền tảng của chính sách kinh tế của Chính phủ liên minh trong nhiệm kỳ mới. Chiến lược phát triển tứ giác giai đoạn II (2009 2013) được ban hành sau cuộc tổng tuyển cử ngày 26/9/2008 dựa trên các nền tảng cơ bản là: Đảm bảo duy trì nền hòa bình, ổn định chính trị, an ninh, trật tự xã hội thông qua các biện pháp đặc biệt nhằm mục đích thúc đẩy các nguyên tắc của luật pháp, tôn trọng quyền con người, nền dân chủ tự do, đa đảng; Đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, lâu dài ở mức 7% mỗi năm dựa trên nền tảng kinh tế mang tính cạnh tranh và cơ sở rộng lớn; Đảm bảo phân phối công bằng các cơ hội và thành quả của tăng trưởng kinh tế; Đảm bảo môi trường bền vững thông qua quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên… 3.2.2. Sự phát triển kinh tế Campuchia trong những năm 2004 2013 3.2.2.1. Cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng Về cơ cấu kinh tế, Cơ cấu kinh tế của Campuchia trong những năm 2004 2013 không có sự thay đổi lớn so với giai đoạn trước đó. Đối với ngành dịch vụ, tỷ trọng
- 17 trong nền kinh tế chiếm khoảng trên 40%; ngành công nghiệp dao động trong khoảng 23,1% đến 27,6%; ngành Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 31,7% đến 35,7%. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong những năm 2004 2013, Campuchia đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao (trừ năm 2009 là năm bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới) với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7 8% mỗi năm cho cả thời kỳ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP ở Campuchia diễn ra khá thất thường, không ổn định. 3.2.2.2. Phát triển công nghiệp Trong những năm 2004 2013, Campuchia đã bắt đầu chú trọng điều chỉnh cơ cấu vùng lãnh thổ thông qua việc phát triển các Khu Kinh tế Đặc biệt (SEZ) kể từ tháng 12 2005. Với các chiến lược của Chính phủ, công nghiệp Campuchia đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, nhóm ngành may mặc (bao gồm cả giày dép) và nhóm ngành xây dựng là 2 lĩnh vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong công nghiệp với tỷ trọng là 70% và 20% (2011). 3.2.2.3. Phát triển nông nghiệp Trong những năm 2004 2013, mặc dù chưa ổn định nhưng trồng trọt là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nông nghiệp; Tốc độ tăng trưởng của thủy sản cũng khá thất thường trong giai đoạn 2004 2013: sau khi giảm 1,7% năm 2004, mức tăng trưởng đã đạt 5,6% năm 2005 nhưng chỉ đạt 0,8% năm 2007; trong giai đoạn 2008 2013, mức tăng trưởng bình quân đạt khoảng 5%, với năm cao nhất là 2012 đạt 6,7% và năm thấp nhất là 2010, đạt 2,4%; Trong lĩnh vực chăn nuôi, tình trạng cũng tương tự như thủy sản với mức tăng trưởng không đều: giai đoạn 2004 2009, chăn nuôi gia súc, gia cầm có mức tăng trưởng bình quân 5,1% với năm cao nhất 2006 là 8,2% và năm thấp nhất là 2007 với 3,7% trong khi giai đoạn 2010 2013 thì mức tăng trưởng chỉ đạt 0,8%. 3.2.2.4. Phát triển du lịch, dịch vụ Trong những năm 2004 2013, Campuchia cũng chú trọng phát triển ngành dịch vụ, bao gồm thương mại, giao thông, thông tin, khách sạn, nhà hàng, du lịch, tài chính. Trong các lĩnh vực chủ yếu trên, du lịch được xem là một trong 4 trụ cột trong phát triển kinh tế của Campuchia. Tính chung trong thời kỳ 2004 2013, ngành du lịch của Campuchia đã có mức tăng trưởng nhanh và nâng cao mức đóng góp của du lịch cho tăng trưởng
- 18 kinh tế GDP. Số lượng khách du lịch tới Campuchia (2004 2013) tăng trung bình 20% mỗi năm. 3.2.2.5. Phát triển lĩnh vực tài chính Khu vực tài chính cũng được xem là ngành có mức tăng trưởng nhanh trong những năm 2004 2013, nhất là sự phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại. Năm 2006, Campuchia chỉ có 20 ngân hàng (gồm ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thì năm 2013, con số này đã tăng lên 44. 3.2.2.6. Phát triển ngoại thương, đầu tư và hợp tác kinh tế Về ngoại thương, Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2004, Campuchia đã thực sự tái hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu. Đến năm 2013, chỉ trong vòng 10 năm, tổng giá trị ngoại thương của Campuchia tăng lên nhanh từ mức 3.111 triệu năm 2004 lên 14.896 triệu USD năm 2013, tức là kim ngạch ngoại thương đã tăng gần 5 lần. Về đầu tư, Trong giai đoạn đầu 2004 2006, FDI chỉ đạt mức thấp do những bất ổn chính trị sau cuộc tổng tuyển cử 2003 (từ mức 131 triệu USD năm 2004 lên 483 triệu USD năm 2006). Trong giai đoạn 2007 2011, FDI thường đạt mức trung bình 800 900 triệu USD, trừ năm 2009 là năm bị tác động của khủng hoảng, chỉ đạt 539 triệu USD. Trong 2 năm 2012 2013, tổng FDI vào Campuchia đạt mức cao nhất của thời kỳ khi vốn FDI lần lượt là 1.557 triệu USD và 1275 triệu USD. Chương 4 SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 4.1. Chính sách và kế hoạch phát triển xã hội của Chính phủ Trong giai đoạn 1993 2013, Chính phủ Campuchia cũng đã ban hành các chính sách nhằm khôi phục và phát triển các lĩnh vực xã hội được thể hiện trong Chương trình Quốc gia Phục hồi và Phát triển Campuchia (NPRD) , sau đó là Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội (SEDP) từ 1996 2000 và 2 chiến lược phát triển tứ giác. Ngoài những mục tiêu kinh tế, Chính phủ Campuchia xác định mục tiêu của INPRD trên lĩnh vực phát triển xã hội là Cải thiện giáo dục và y tế để phát triển
- 19 nguồn nhân lực và cải thiện mức sống của người dân; Phục hồi và phát triển cơ sở hạ tầng vật chất và các phương tiện công; Ưu tiên phát triển nông thôn, quản lý môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên theo cách bền vững. Song song với việc triển khai các mục tiêu phát triển giáo dục được đề ra trong EFA, Chính phủ Campuchia đã ban hành các Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục (ESP) cho các giai đoạn 2001 2005, 2006 2009, 2010 2013. Các chiến lược này tập trung vào ba vấn đề cơ bản là: Tiếp cận bình đẳng các dịch vụ giáo dục; Chất lượng và hiệu quả giáo dục và Xây dựng năng lực theo các cấp độ. Về nâng cấp dịch vụ y tế: tăng nguồn lực công, huy động khu vực tư nhân đầu tư cho khu vực y tế, ưu tiên xây dựng các bệnh viện, trung tâm y tế; thực hiện ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, người nghèo; cải thiện dịch vụ y tế chất lượng cao. Về thực hiện chính sách về giới: thực hiện chính sách bình đẳng giới, ưu tiên nâng cao vai trò và địa vị xã hội cho phụ nữ Campuchia, xây dựng năng lực cho phụ nữ ở các khu vực. Về thực hiện chính sách dân số phù hợp với bối cảnh, văn hóa xã hội Campuchia với các ưu tiên: hỗ trợ các gia đình, cặp vợ chống quyết định số trẻ khi sinh, khoảng cách sinh, đảm bảo tiếp cận với thông tin, giáo dục, phân phối dịch vụ; giảm tỷ lệ sinh tự nhiên, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, thúc đẩy bình đẳng và công bằng về giới; giảm tác động bất lợi về áp lực dân số đối với môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên; ngăn ngừa dịch bệnh HIV/AIDS…. 4.2. Sự phát triển một số lĩnh vực xã hội ở Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 4.2.1. Phát triển giáo dục Trong hai mươi năm từ năm 1993 đến năm 2013, giáo dục Campuchia có nhiều chuyển biến tích cực về các tiêu chí: quy mô trường lớp, số lượng học sinh, số lượng giáo viên… ở cả ba cấp học ( tiểu học, THCS và THPT). Do đó, tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban ngày càng giảm, công tác xóa mù chữ đạt được nhiều kết quả (tỉ lệ dân số biết chữ tăng, đặc biệt từ năm 2004 đến năm 2013 với 69,4% lên 80,7%, số người chưa biết chữ giảm từ 30,6% (2004) xuống còn 19,3% (2013)) Bên cạnh phát triển giáo dục phổ thông, giáo dục đại học Campuchia cũng có những bước tiến đáng kể. Nếu như vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Campuchia chỉ có một số cơ sở GDĐH được khôi phục như Đại học Hoàng gia Campuchia (nay là Đại học Hoàng gia Phnom Penh), Học viện Kỹ thuật
- 20 hữu nghị Campuchia Soviet, Đại học Kinh tế, Luật Hoàng gia… thì đến năm 2013, Campuchia đã có tổng cộng 105 cơ sở GDĐH, trong đó có 39 trường công lập và 66 trường tư thục. 4.2.2. Phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Trong giai đoạn 1993 2013, hệ thống cơ sở khám chữa bệnh ở Campuchia đã phát triển toàn diện từ tuyến Trung ương đến địa phương với sự ra đời, hoạt động của các bệnh viện Trung ương, tỉnh, huyện và trạm y tế xã. Năm 2013, Campuchia có 09 Bệnh viện Trung ương, 81 Bệnh viện cấp huyện, 1.088 Trung tâm y tế, 81 Trạm y tế, trong đó có 94 Bệnh viện nội trú với 10.689 giường bệnh. Tính chung đến năm 2013, tổng số cán bộ y tế trên toàn quốc là 20.668 người, trong đó có 2.021 bác sĩ; Năm 2013, trên toàn quốc có 1.795 nhà thuốc, 09 cơ sở sản xuất thuốc chữa bệnh, 277 cơ sở xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế và thuốc men. Nhờ có sự phát triển của hệ thống y tế nên việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng được cải thiện, đặc biệt trên một số lĩnh vực cơ bản như: giảm tỉ lệ trẻ em tử vong; vấn đề tiêm chủng được triển khai hiệu quả; vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ được cải thiện; phòng chống HIV/AIDS và các bệnh dịch khác được kiểm soát. 4.2.3. Xóa đói giảm nghèo Theo giới hạn chuẩn nghèo được xác định, năm 1993, tỉ lệ nghèo ở Campuchia là 39%. Chính phủ Campuchia đã đặt ra mục tiêu giảm tỉ lệ này xuống còn 19,5% vào năm 2015. Với sự nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Campuchia, trong hai mươi năm qua, tỉ lệ nghèo đói ở Campuchia đã giảm nhanh chóng. Năm 2008, tỉ lệ nghèo ở Campuchia là 29,9%, đến năm 2010, tỉ lệ này giảm xuống còn 21,1% và chỉ còn 18,9% vào năm 2012. Tính đến hết năm 2013, tỷ lệ nghèo ở Campuchia là 16%. 4.2.4. An sinh và phúc lợi xã hội Trong giai đoạn 1993 2013, Chính phủ Campuchia đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao an sinh và phúc lợi xã hội cho người dân, đặc biệt chú trọng vào các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội như: người già, phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật. 4.2.5. Công trình hạ tầng xã hội và phát triển dịch vụ công Trong giai đoạn 1993 2013, với sự nỗ lực của Campuchia cùng với sự hỗ trợ, tài trợ của cộng đồng quốc tế, kết cấu hạ tầng xã hội, đặc biệt là hệ thống
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 307 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn