intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

108
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hướng tới nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại một số trường tiểu học, từ đó xây dựng biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp; xây dựng hệ thống biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ THU HUYỀN QUẢN LÝ CÔNG TÁC  BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC  THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý giáo dục  Mã số: 62 14 01 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THANH PHÔ HÔ CHI MINH – 2015 ̀ ́ ̀ ́ CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THANH PHÔ HÔ CHI MINH ̀ ́ ̀ ́ Người hướng dẫn khoa học:  TS. Võ Thị Bích Hạnh
  2. PGS, TS. Phan Minh Tiến Phản biện 1: TS. Nguyễn Đức Danh Phản biện 2: TS. Hồ Văn Liên Phản biện 3: PGS, TS Võ Văn Lộc Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường,  họp tại Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Vào hồi…..giờ, ngày…..tháng…..năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
  3. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đội ngũ giáo viên (GV) được xem là nguồn lực quan trọng của các cơ sở giáo dục, nhà  trường và xã hội. Đội ngũ GV đóng góp tích cực vào quá trình phát triển giáo dục theo định  hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chủ trương đổi mới căn bản, toàn   diện giáo dục và đào tạo cũng mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với GV tiểu học, đòi hỏi  họ phải không ngừng học tập, bồi dưỡng, trau dồi phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng   nhằm đáp ứng ngày càng cao yêu cầu chuẩn nghề nghiệp. Trước những thay đổi trên, cán bộ  quản lý (CBQL) nhà trường cần thể hiện vai trò, trách nhiệm ngày càng cao, đồng thời tăng  cường hơn nữa năng lực quản lý nhà trường, quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo   chuẩn nghề nghiệp. Công cuộc đổi mới giáo dục thời gian qua định hướng vào mục tiêu nâng cao chất  lượng đội ngũ nhà giáo. Các chủ  trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thể  hiện sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng GV và  chất lượng nguồn nhân lực giáo dục, cụ  thể là, Chỉ thị 40­CT/TW của Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và   CBQL giáo dục nêu rõ: “Trước yêu cầu mới của sự  phát triển giáo dục thời kỳ  công   nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục có những hạn chế, bất cập”.  Do vậy cần: “Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục để  có kế  hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ  số lượng và cân đối về  cơ cấu; nâng cao trình độ  chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục”. Hơn nữa, những năm gần đây quy mô trường lớp, số lượng HS tiểu học đang có chiều  hướng gia tăng nhanh chóng, kéo theo sự  gia tăng nhu cầu GV tiểu học. Việc tăng cường  thêm nguồn lực GV đòi hỏi nhà trường tiểu học cần chuẩn bị  nguồn lực cần thiết để  tổ  chức bồi dưỡng đội ngũ GV này sao cho vừa đáp ứng yêu cầu số lượng vừa đảm bảo chất   lượng. Vì thế, quản lý công tác bồi dưỡngGV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, chuẩn bị  đội ngũ nhà giáo có đủ năng lực nghề nghiệp thực hiện mục tiêu  đổi mới căn bản, toàn diện  giáo dục và đào tạo trở thành một trong những vấn đề  quan trọng và cấp bách của quản lý  nhà trường tiểu học.  Thực  tiễn cho  thấy, quản lý công  tác bồi dưỡng  GV  tiểu  học theo  chuẩn  nghề  nghiệp đã đạt được thành quả đáng kể song vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, nhất là   trong quá trình xây dựng kế  hoạch, tổ  chức, chỉ  đạo và kiểm tra, đánh giá công tác bồi  dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, do đó dẫn đến chất lượng quản lý công tác  bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp chưa tương xứng. Xuất phát từ  những lý  do nêu trên, cần thiết phải nghiên cứu vấn đề  “Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên  tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp” một cách đầy đủ và hệ thống. 2. Mục đích nghiên cứu  Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo  chuẩn nghề nghiệp tại một số trường  tiểu học, từ đóxây dựng biện pháp quản lý công tác  bồi dưỡng GV tiểu học  phù hợp,  góp phần nâng cao  chất lượng đội ngũ  GV tiểu học  theochuẩn nghề nghiệp. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý đội ngũ GVtiểu học của CBQL trường tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu
  4. 4 Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu họctheo chuẩn nghề  nghiệp của  CBQL trường tiểu học. 4. Giả thuyết nghiên cứu Quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp hướng đến mục   tiêu nâng cao chất lượng GV tiểu học theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.  Quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề   nghiệp đã được CBQL  trường tiểu học (cấp quản lý cơ sở) thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định, song   vẫn còn tồn tại khó khăn, bất cập và hạn chế trong việc thực hiện các chức năng quản lý. Nghiên cứu đầy đủ  hệ  thống lý luận, đánh giá đúng thực trạng quản lý công tác bồi   dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp và xây dựng các biện pháp quản lý công tác bồi  dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp cần thiết, khả thi sẽ góp phần nâng cao chất  lượng đội ngũ GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác bồi dưỡng GV và quản lý công tác bồi dưỡng  GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp; Khảo sát thực trạng bồi dưỡng GV tiểu học và thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng  GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.   Xây dựng hệ  thống biện pháp  quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu họctheo chuẩn  nghề nghiệp; Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV  tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.   Thực nghiệm biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề  nghiệp tại một số trường tiểu học thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).  6. Phạm vi nghiên cứu  6.1. Về nội dung: nghiên cứu vấn đề quản lý công tác bồi dưỡng GV  tiểu học theo chuẩn  nghề nghiệp dưới sự điều hành, lãnh đạo của CBQL trường tiểu học.  6.2. Về đối tượng nghiên cứu: một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học  theo chuẩn nghề nghiệp. 6.3. Về  địa bàn nghiên cứu: khu vực miền Bắc (tỉnh Hải Dương), khu vực miền Trung  (tỉnh Khánh Hòa), và khu vực miền Nam (TP.HCM). 6.4. Giới hạn phạm vi thực nghiệm : tổ chức thực nghiệm biện pháp quản lý công tác bồi  dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tại một số trường tiểu học TP.HCM.  6.5. Về thời gian thực hiện luận án: từ năm 2011 đến năm 2015 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Đề  tài được nghiên cứu  dựa  trên  tiếp cận  hệ  thống  ­ cấu trúc,  tiếp cận  theo  quan  điểm lịch sử ­ logic, tiếp cận thực tiễn, và tiếp cận chức năng quản lý. 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái  quát hóa các nội dung liên quan đến đề tài. 7.2.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1.  Phương pháp điều tra  giáo dục:  Khảo sát về  công tác bồi dưỡng GV, thực  trạng quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, khảo nghiệm tính  khả  thi, tính cần thiết của biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn  nghề nghiệp. 
  5. 5 7.2.2.2. Phương pháp trao đổi, xin ý kiến chuyên gia:trao đổi, tham khảo ý kiến (các  nhà khoa học, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, CBQL giáo dục và GV) nhằm thu thập thông   tin cần thiết liên quan đến đề tài. 7.2.2.3. Phương pháp thực nghiệm:Phương pháp này được sử dụng nhằm khẳng định   tính khả thi và hiệu quả của một sốbiện pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu họctheo  chuẩn nghề nghiệp. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học: Sử  dụng phần mềm SPSS 20.0 để  xử  lý số  liệu, cụ thể là: thống kê mô tả, trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm định t­test. 8. Những luận điểm bảo vệ Tổ chức triển khai hoạt động cần thiết để bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề  nghiệp là công việc không thể thiếu trong quá trình quản lý nhà trường của CBQL trường  tiểu học. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển, nâng cao   chất lượng đội ngũ GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng   giáo dục; Thực tiễn quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề  nghiệp tại   trường tiểu học hiện nay cho thấy hoạt động này đã được thực hiện và đạt được những   thành công nhất định. Tuy nhiên trước yêu cầu nâng cao chất lượng GV tiểu học theo   chuẩn nghề  nghiệp trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cần  thiết phải thực hiện các biện pháp quản lý theo chức năng quản lý, tiến hành những tác   động một cách đồng bộ vào công tác bồi dưỡng GV nhằm thay đổi thực trạng theo hướng   tốt hơn, đồng thời tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng   của GV tiểu học;  Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tập   trung vào hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng GV, từ đó hình thành   ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng thường xuyên, lâu   dài nhằm phục vụ công việc thực tế, đáp ứng và thoả mãn ngày càng cao yêu cầu nghề nghiệp   của GV tiểu học. 9. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của luận án 9.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận ántrình bày tổng quan công tác bồi dưỡng GV và quản lý công tác bồi dưỡng  GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp trong và ngoài nước, khái quát một số hướng nghiên  cứu chính, những thành tựu đạt được, phát hiện điểm hạn chế hoặc chưa nghiên cứu sâu  từ đó làm cơ sở cho nghiên cứu tiếp theo. Luận án góp phần phát triển hệ thống cơ sở lý   luận của quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp theo tiếp cận   chức năng quản lý. 9.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng GV và thực trạng quản lý công tác bồi  dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề  nghiệp,  đề  xuất  biện pháp quản lý công tác bồi  dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề  nghiệpphù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ  GV tiểu học. Chứng minh tính cần thiết, tính khả  thi và tác dụng của biện pháp quản lý công tác  bồi dưỡng GV  tiểu họctheo chuẩn nghề  nghiệp đã đề  xuất thông qua triển khai thực   nghiệm biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. 10. Cấu trúc của luận án Mở đầu
  6. 6 Chương 1.  Cơ  sở  lý luận về  quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo   chuẩn nghề nghiệp  Chương 2. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn   nghề nghiệp Chương 3. Biện phápquản lý công tác bồi dưỡ ng giáo viên tiểu học theo chu ẩn  nghề nghiệp Kết luận và khuyến nghị Danh mục công trình nghiên cứu liên quan Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG  GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề  1.1.1. Một số kết quả nghiên cứu của tác giả nước ngoài 1.1.1.1. Nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực, quản lý nguồn nhân lực giáo dục Nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống chức năng quản lý: Tập sách Những vấn đề cốt   yếu của quản lý của tác giả Harold Koontz, Cyril O’donnel, Heinz Weihrich (1998).  Nghiên cứu về  nội dung, phương pháp quản lý: Lawrence Holpp (2008) giới thiệu   phương pháp và cách thức quản lý nhằm xây dựng nhóm làm việc hiệu quả,  Phillip L.  Hunsaker (2001) nghiên cứu kỹ năng quản lý trong xây dựng văn hóa tổ chức, quản lý sự  thay đổi và quản lý xung đột trong tổ  chức. Susan D. Strayer (2010)quan tâm vấn đề phát  triển và duy trì khả năng làm việc của nhân viên. Gary S. Becker (2008) xây dựng và phát  triển lý thuyết khoa học về  “vốn con người”.Nhóm tác giảBusiness Edge  (2007)đề  cập  vấn đề  đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, vai trò nhà quản lý trong tổ  chức đào tạo phát  triển nguồn nhân lực cho tổ  chức, đối tượng và nội dung đào tạo phát triển nguồn nhân   lực, phương pháp cải tiến hiệu quả làm việc của đội ngũ… Trong lĩnh vực quản lý giáo dục, quản lý nhà trường: Pam Robbins Harvey B. Alvy  (2004) với Cẩm nang dành cho hiệu trưởng. Tác phẩm Quản lý giáo dục ­Nghiên cứu lý   thuyết và thực tiễncủa Wayne K. Hoy, Cecil G. Miskel (2001) trình bày lý thuyếtvà nghiên  cứuthực tiễn về quản lý giáo dục, nghiên cứu hành vi tổ  chức . Từ  tiếp cận nâng cao kết  quả học tập của HS, nâng cao chất lượng giảng dạy và lãnh đạo giảng dạy, tập sách Lãnh  đạo sự thay đổi­Cẩm nang cải tổ trường học, của Tony Wagner, Robert Kegan (2011) giới   thiệu công trình nghiên cứu, trải nghiệm thực tế  trong công tác quản lý hoạt động giảng   dạy tại một số trường học ở Mỹ.  K.B. Everard, Geofrey Morris, Ian Wilson (2009), nghiên  cứu một số vấn đề cơ bản của quản lý nhà trường, cách thức tổ chức quản lý và sử  dụng  nguồn nhân lực và vấn đề phát triển nguồn lực con người trong trường học… 1.1.1.2. Nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Về chính sách bồi dưỡng, phát triển GV Về nội dung, chương trình bồi dưỡng GV Về phương pháp, hình thức bồi dưỡng GV Về ảnh hưởng của GV đến kết quả học tập của HS và chất lượng giáo dục 1.1.1.3. Nghiên cứu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên
  7. 7 Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông Anh quốc gồm ba thành phần: các giá trị và cách ứng  xử  trong quá trình hành nghề, tiêu chuẩn về  giảng dạy, và tiêu chuẩn về  đạo đức nghề  nghiệp.  Chuẩn nghề nghiệp GV Hoa Kỳ (2008) quy địnhtiêu chuẩn nghề nghiệp của GV gồm:  khối kiến thức chung và kiến thức sư phạm; kiến thức, kỹ năng hướng dẫn, hỗ trợ HS học  tập; và các kiến thức, kỹ năng khác nhằm phát triển nghề sư phạm. Chuẩn nghề nghiệp quốc gia dành cho GV Úc (2011) gồm các yếu tố: kiến thức về  nghề  nghiệp; kỹ  năng thực hành nghề  nghiệp; và sự  cam kết tham gia phát triển nghề  nghiệp. Kết quả nghiên cứu chuẩn nghề nghiệp GV  ở một số quốc gia cho thấy, xác định yêu  cầu chuẩn nghề nghiệp để xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp GV theo định hướng năng lực  là xu hướng tất yếu. Điều này cho phép GV và CBQL giáo dục tập trung khả năng, các nguồn   lực cần thiết vào bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp và quản lý phát triển đội ngũ GV   theo yêu cầu nghề nghiệp. Tóm lại, qua tìm hiểu một số công trình nghiên cứu trên cho thấy, các quốc gia trên  thế giới tuy khai thác vấn đề nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, song đều dành sự quan  tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV theo chuẩn mực nhất định.   Những nghiên cứu này còn phát triểnmột số khía cạnh khác nhau của hoạt động quản lý,   đồng thời là nền tảng lý luận và thực tiễn để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về vai trò, chức   năng và tác động của CBQL nhà trường đến quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo   chuẩn nghề nghiệp.  1.1.2. Một số kết quả nghiên cứu trong nước Liên quan đến đề tài nghiên cứu, luận án đã tìm hiểu một số vấn đề sau: 1.1.2.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực giáo dục: Đảng, Nhà nước ta khẳng định  “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố  cơ  bản để  phát triển xã hội, tăng  trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là   đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ  khoa học, công nghệ, văn hóa đầu   đàn”. 1.1.2.2. Nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực giáo dục: gồm một sốcông trình nghiên  cứu về khoa học quản lý nguồn nhân lực: Quản trị nhân sự của tác giả  Nguyễn Hữu Thân  (2008);Quản trị  nguồn nhân lực  của  các tác giả  Đồng Thị  Thanh Phương, Nguyễn Thị  Ngọc An (2008); Giáo trình quản trị nhân lực của các tác giả  Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn  Ngọc Quân  (2010);  các tác giả  Nguyễn Thị  Mỹ  Lộc, Trần Thị  Bạch Mai  (2009) với tác  phẩm  Quản   lý   nguồn   nhân   lực;  Hứa   Trung   Thắng  ­  Lý   Hồng  (2004)   với   nghiên   cứu  Phương pháp quản lý hiệu quả nguồn nhân lực… 1.1.2.3. Nghiên cứu về  công tác bồi dưỡng  giáo viên:  Dự  án phát triển GV tiểu học   (2002) triển khai nghiên cứu công tác đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQL giáo dục tiểu học đáp  ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học; dự  án Hỗ  trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM)  (2006) nghiên cứu về đổi mới quản lý trường phổ  thông ở  các cấp học, hỗ  trợ thực hiện  mục tiêu Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001­2010;  Dự  án Việt – Bỉ  (1999)  “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng GV tiểu học, trung học cơ sở các tỉnh miền núi  
  8. 8 phía Bắc Việt Nam”; Công trình nghiên cứu đề  xuất các giải pháp cải cách công tác đào  tạo, bồi dưỡng GV phổ thông của tác giả Nguyễn Thị Bình (2013)… Có thể  nói, kết quả  nghiên cứu trên thể  hiện công tác bồi dưỡng giáo viên là một  trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động quản lý nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu  đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Kết quả  nghiên cứu còn phản ánh tương đối   khách quan, khái quát tình hình chất lượng đội ngũ GV tiểu học, xu hướng phát triển GV   tiểu học và những yêu cầu đặt ra đối với nhà quản lý trong việc tổ  chức quản lý công tác  bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới   quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề  nghiệp,  cần quan tâm hơn nữa  đến việc nâng cao ý thức tự giác và phát triển nhu cầu học tập, bồi dưỡng của chính bản  thân GV.  Từ  đó khai thác hợp lý và  thu hút  rộng rãi các nguồn lực phục vụcông tác bồi  dưỡng GV, phát triển quy mô và chất lượng đội ngũ nhà giáo, đảm bảo thực hiện thành công  mục tiêu đổi mới giáo dục.  1.1.3. Nhận định chung tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề Một là, tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề đã phác họa bức tranh khái quátvề quản  lý nguồn nhân lực, về  công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giáo dục. Kết quả  nghiên cứu cũng cho thấy đổi mới giáo dục cùng với xây dựng, nâng cao chất lượng đội  ngũ nhà giáo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.  Hai là,  kết quả  nghiên cứu cũng cho  thấy  nhữngnghiên cứu về  biện pháp quản lý  công tác bồi dưỡng GV tiểu học  theo chuẩn nghề  nghiệp theo hướng thực hiện đầy đủ,  đồng bộ quy trình các chức năng quản lý của nhà quản lý cấp cơ sở là vấn đề phù hợp xu  thế phát triển và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng GV tiểu học. Ba là, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về định hướng quản lý công tác bồi  dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp sau: ­ Các quốc gia trên thế giới hiện nay đều quan tâm xây dựng và phát triển chuẩn nghề  nghiệp, trong đó chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học là một bộ phận không thể tách rời.  ­ Sử dụng chuẩn nghề nghiệp làm căn cứ quan trọng để tổ chức quản lý, sử dụng, đào  tạo, bồi dưỡng, đánh giá GV đồng thời là cơ sở giúp GV tự đánh giá, xác định biện pháp bồi   dưỡng, nâng cao năng lực nghề nghiệp. ­ Việc tổ chức quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp cần   được triển khai theo hướng phát huy tính tự quản, chủ động trong việc xác định đối tượng,  nội dung, hình thức, phương pháp tổ  chức bồi dưỡng phù hợp với tình hình nhà trường,   năng lực sư phạm và nhu cầu của GV tại các trường, cơ sở giáo dục tiểu học. ­ Phát triển giáo dục tiểu học, quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn  nghề nghiệp góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực cho xã hội là nội dung quan trọng và cần   thiết. 1.2. Một số khái niệm cơ bản  1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 1.2.1.1. Quản lý Quản lý là tác động có định hướng, có chủ  đích của chủ  thể  quản lý đến khách thể  quản lý với hệ thống công cụ quản lý, thông qua các chức năng quản lý nhằm làm cho tổ  chức vận hành và đạt được mục tiêu nhất định. 
  9. 9 1.2.1.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là quá trình tổ  chức những tác động giáo dục của chủ thể quản lý   đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý, đồng thời thoả  mãn các điều   kiện: có thông tin hai chiều, chủ thể quản lý và đối tượng quản lý có khả năng thích nghi. 1.2.1.3. Quản lý nhà trường  Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của  chủ  thể  quản lý nhà trường đến đối tượng quản lý, làm cho nhà trường vận hành theo  đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện mục tiêu kế  hoạch của nhà trường,  góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục. 1.2.2. Giáo viên tiểu học và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học Giáo viên tiểu họclà ngườilàm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường   tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học. Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu họcbao gồm tổ hợp các yêu cầu về phẩm chất và năng  lực nghề nghiệp đảm bảo cho GV tiểu học thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục,  đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học. Sơ đồ cấu trúc Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học. Sơ đồ 1 Cấu trúc Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Nguồn: Tổng hợp từ Quyết định Số: 14/2007/QĐ­BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007  Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học)
  10. 10 Theo sơ đồ 1, cấu trúc Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học gồm ba lĩnh vực: 1) Phẩm  chất chính trị, đạo đức, lối sống; 2) Kiến thức; và 3) Kỹ năng sư  phạm. Mỗi lĩnh vực có   năm yêu cầu, mỗi yêu cầu gồm bốn tiêu chí và mỗi tiêu chí thể  hiện những khía cạnh cụ  thể   về   năng   lực   nghề   nghiệp   của   GV   tiểu   học   (xem   thêm   văn   bản  Quyết   định   số  14/2007/QĐ­BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 Quy định về  Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu  học). Đánh giá, xếp loại các tiêu chí Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học theo bốn mức độ là  kém, trung bình, khá và tốt.  1.2.3. Bồi dưỡng, bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 1.2.3.1. Bồi dưỡng Bồi dưỡng là hoạt động nhằm hoàn thiện, nâng cao năng lực, phẩm chất, trình độ  nghề nghiệp cho người lao động, giúp họ ngày càng phát triển và đáp ứng tốt nhất các yêu   cầu nghề nghiệp, thích ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội. 1.2.3.2. Bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp Bồi dưỡng  GV tiểu học theo chuẩn nghề  nghiệp   là quá trình  cập nhật,  bổ  sung  thường xuyên, liên tục những phẩm chất,  kiến thức,  kỹ  năng  theo yêu cầu chuẩn nghề  nghiệp nhằm nâng cao khả  năng làm việc của GV,  đồng thời tạo dựng môi trường và cơ  hội để GV tiếp tục phát triển khả năng nghề nghiệp trong tương lai.  1.2.4. Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp Quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp trên cơ sở tiếp cận  quản lý nhà trường tiểu học là sự tác động có mục đích, có chủ định của chủ thể quản lý  trườngtiểu học đến công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp nhằm thực   hiện mục tiêu nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề  nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.  1.3. Lý luận về công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp  1.3.1. Mục tiêu bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp  1.3.1.1. Mục tiêu chung Bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp nhằm mục tiêu nâng cao, phát  triển phẩm chất, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho GV tiểu học. 1.3.1.2.Mục tiêu cụ thể ­ Đảm bảo nâng cao nhận thức, hiểu biết cho GV tiểu học. ­ Đảm bảo phát triển kiến thức chuyên môn cho GV tiểu học. ­ Đảm bảo phát triển kỹ năng nghề nghiệp (dạy học và giáo dục) cho GV tiểu học. ­ Đảm bảo bồi dưỡng nâng cao sức khỏe cho GV tiểu học. ­ Đảm bảo phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng cho GV tiểu học. 1.3.2.Nội dung bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp Một là, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống, thái độ  nghề  nghiệp cho GV tiểu  học (lĩnh vực 1 của Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học). Hai là, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghề  nghiệp cho GV tiểu học (lĩnh vực 2  của Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học). Ba là, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho GV tiểu học (lĩnh vực 3 của Chuẩn nghề  nghiệp GV tiểu học). 1.3.3. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
  11. 11 Phương pháp bồi dưỡng GV dựa trên cơ sở khoa học của phương pháp giáo dục, dạy   học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ  động, sáng tạo của người học , gồm: Phương  pháp vấn đáp, trao đổi kinh nghiệm; Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, giải quyết   tình huống; Phương pháp tổ  chức hoạt động nhóm; Phương pháp luyện tập thực hành;   Phương pháp đóng vai, trò chơi; Phương pháp động não... Hình thức tổ chức công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp như sau: ­ Bồi dưỡng thường xuyên ­ Bồi dưỡng tại chỗ ­ Bồi dưỡng tập trung tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV  ­ Bồi dưỡng từ xa, bồi dưỡng trực tuyến ­ Tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng  1.3.4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp  ­ Đánh giá đầy đủ, toàn diện dựa trên ba yêu cầu cơ bản của chuẩn nghề nghiệp ­ Đánh giá và xếp loại kết quả bồi  dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp dựa  trên các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp và xếp loại chung cuối năm học.  1.4. Lý luận quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 1.4.1. Mục tiêu quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp Mục tiêu quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu họctheo chuẩn nghề  nghiệp lànhằm  xây dựng đội ngũ GV tiểu học có đủ  phẩm chất, kiến thức và kỹ  năng nghề  nghiệp đáp  ứng ngày càng cao yêu cầu công việc.  1.4.2. Nguyên  tắc quản  lý công tác bồi dưỡng   giáo viên  tiểu  học  theo chuẩn  nghề   nghiệp  ­ Phát huy vai trò tự giác, tích cực, chủ động của GV ­ Đảm bảo tính hệ thống, thường xuyên, liên tục ­ Phát huy tinh thần hợp tác, chia sẻ 1.4.3.  Nội   dung  quản   lý   công  tác   bồi   dưỡng  giáo   viên  tiểu   học  theo   chuẩn   nghề   nghiệp Quản lý mục tiêu bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp Quản lý việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng GV tiểu học theo  chuẩn nghề nghiệp Quản lý hình thức, phương pháp tổ  chức công tác bồi dưỡ ng   GV  tiểu học theo  chuẩn nghề nghiệp Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo  chuẩn nghề nghiệp Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp Quản lý các điều kiện phục vụ  công tác bồi dưỡng   GV  tiểu học theo chuẩn nghề  nghiệp Vận dụng quan điểm “Quản lý dựa vào kết quả” trong quản lý công tác bồi dưỡng  GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 1.4.4.  Ph ươ ng pháp qu ả n  lý công tác b ồ i d ưỡ ng   GV  ti ểu  h ọc  theo chu ẩn  ngh ề   nghi ệp
  12. 12 Ở phương diện sử dụng công cụ  quản lý, phương pháp quản lý gồm: Phương pháp  tổ chức­hành chính; Phương pháp kinh tế; Phương pháp tâm lý xã hội 1.4.5. Chức năng  quản lý công tác bồi dưỡng  giáo viên  tiểu học  theo chuẩn nghề   nghiệp  Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp Tổ chức công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi  dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn   nghề nghiệp 1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề  nghiệp Nhóm yếu tố thuộc về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước Nhóm yếu tố liên quan đến sự phát triển kinh tế ­ xã hội Nhóm yếu tố thuộc về sự quản lý của nhà trường Nhóm yếu tố thuộc về vai trò của giáo viên KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp là một trong những  nội dung thành phần của quản lý nguồn nhân lực giáo dục đã được nhiều tác giả  trong và  ngoài nước quan tâm nghiên cứu, thể hiện trong các công trình nghiên cứu lý luận và thực   tiễn quản lý nhà trường. Những đóng góp của công trình nghiên cứu thể hiện qua các giai   đoạn phát triển, đổi mới giáo dục và sự  chuyển biến trong việc xây dựng, nâng cao chất  lượng đội ngũ nhà giáo.  Quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề  nghiệp là một bộ  phận   của quản lý nguồn nhân lực giáo dục và quản lý đội ngũ GV, do vậy quản lý công tác bồi  dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề  nghiệp là hoạt động của chủ  thể  quản lý với hệ  thống công cụ quản lý, thực hiện các chức năng quản lý, tổ chức điều khiển quá trình bồi   dưỡng nhằm đảm bảo đội ngũ GV tiểu học đạt được phẩm chất, kiến thức, kỹ năng theo   yêu cầu chuẩn nghề nghiệp. Để  đạt được mục tiêu quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu  học theo chuẩn nghề  nghiệp, cần tuân thủ  các nguyên tắc quản lý, thực hiện nghiêm túc  các nội dung quản lý từ  quản lý mục tiêu, quản lý xây dựng kế  hoạch, nội dung chương   trình đến các nguồn lực, yếu tố điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động. Đồng thời nhà   quản lý cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo hệ thống p hương pháp quản lý, quan điểm quản  lý hiện đại vào thực tiễn quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu họctheo chuẩn nghề nghiệp. Có thể nói, quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp là hoạt   động có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết vừa thực hiện chủ  trương, yêu cầu của các cấp  quản lý bên trên đồng thời thể hiện vai trò, trách nhiệm của CBQL nhà trường nhằm đảm  bảo công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm tình   hình, đòi hỏi thực tế của nhà trường và nhu cầu của GV. Đây cũng là nền tảng góp phần  nghiên cứu, xác định các biện pháp, cách thức tác động công tác bồi dưỡng GV tiểu học  theo chuẩn nghề nghiệp một cách phù hợp và có tính khả thi.  Chương 2
  13. 13 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC  THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 2.1. Sơ lược về giáo dục tiểu học và xu hướng phát triển giáo viên tiểu học  Giáo dục tiểu học đóng góp quan trọng vào sự  phát triển nguồn lực con người, là  bộ phận quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế­xã hội đất nước.Theo số liệu công bố  của Tổng cục Thống kê (tính đến 30/9/2014), trong hai năm gần đây: năm học 2012­2013  cả  nước có 15.361 trường tiểu học với 275.000 lớp học, 381.400 giáo viên tiểu học trực   tiếp đứng lớp, và 7.202.800 HS tiểu học; năm học 2013­2014 cả  nước có 15.337 trường  tiểu học với 279.000 lớp học, 386.900 giáo viên tiểu học trực tiếp đứng lớp, và 7.435.600   HS tiểu học. Từ năm học 2000­2001 đến năm học 2013­2014, số lượng trường tiểu học có   biến động tăng giảm từng năm nhưng số lớp, số GV và số HS luôn tăng đều hàng năm. Số  liệu trên cho thấy nếu xu hướng phát triển dân số   ổn định như  hiện tại thì số  lượng HS  tiểu học tiếp tục gia tăng trong những năm sắp tới. Do vậy nhu cầu về  trường lớp, GV   tiểu học cũng như đòi hỏi về chất lượng đội ngũ GV sẽ tiếp tục tăng cao. Việc nghiên cứu  thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề  nghiệp, tìm hiểu  điểm mạnh, hạn chế, phân tích nguyên nhân, phát hiện yếu tố ảnh hưởng nhằm tìm ra giải  pháp tác động phù hợp có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ GV   tiểu học đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. 2.2.Khái quát quá trình khảo sát thực trạng  2.2.1.Đặc điểm về mẫu nghiên cứu thực trạng 2.2.1.1. Mẫu tham gia trả lời bảng hỏi  Số  lượng mẫu tham gia trả  lời bảng khảo sát thăm dò ý kiến gồm 2.376 người, là  CBQL Phòng GD­ĐT và CBQL, GV tiểu học trường tiểu học thuộc các địa phương: miền   Bắc (tỉnh Hải Dương), miền Trung (tỉnh Khánh Hòa), và miền Nam (TP.HCM). Bảng 2.1 Sơ lược về phân bố mẫu nghiên cứu Nhiệ Giới tính Địa  Số  m vụ phươn phiếu CBQL GV Nam Nữ g Tần  % Tần  % Tần số % Tần  % số số số Hải Dương 586  62 10.6 524 89.4 49 8.4 517 91.6 Khánh Hòa 541  64 11.2 477 88.8 61 11.2 480 88.8 TP.HCM 1247  214 17.1 1033 82.9 112 8.9 1135 91.1 Tổng  2376  340 2036 222 2132 2.2.1.2. Mẫu tham gia trao đổi phỏng vấn Số lượng mẫu tham gia trao đổi phỏng vấn gồm 30 người, là CBQL Phòng GD­ĐT  Chí Linh, Phòng GD­ĐT Thủ Đức, Phòng GD­ĐT Cam Ranh và CBQL một số trường tiểu   học thuộc các địa phương: Khánh Hòa, TP.HCM. 2.2.1.3. Mẫu xin ý kiến chuyên gia Số lượng mẫu xin ý kiến chuyên gia gồm 7 người, gồm: CBQL Sở GD­ĐT TPHCM,   nhà khoa học là CBQL và cán bộ  giảng dạy Trường Cán bộ  quản lý giáo dục TP.HCM,   CBQL Nhà xuất bản Giáo dục tại TP.HCM. 2.2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.2.1. Mục đích của khảo sát thực trạng
  14. 14 2.2.2.2. Mô tả bộ công cụ nghiên cứu Công cụ  khảo sát thực trạng bao gồm năm loại phiếu:  Phiếu khảo sát thực trạng  (M1);  Phiếu khảo nghiệm  (M2);  Phiếu  tìm hiểu thông tin nhà trường (dành cho CBQL  trường Tiểu học) (M3); Phiếu tìm hiểu thông tin giáo dục tiểu học (dành cho CBQL Phòng   GD­ĐT) (M4); và Phiếu phỏng vấn (M5).Cụ thể như sau: Nội dung phiếu khảo sát thực trạng ­ Khảo sát thực trạng công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp ­ Khảo sát thực trạng quản lý  công tác  bồi dưỡng GV tiểu học  theo chuẩn nghề  nghiệp của CBQLtrường tiểu học dưới góc độ tiếp cận chức năng quản lý Câu 1, câu 3, câu 5a: Tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV về công tác bồi dưỡng GV  tiểu học theo chuẩn nghề  nghiệp, hình thức, phương pháp, nội dung bồi dưỡng GV tiểu  học theo chuẩn nghề nghiệp; Câu 2: Tìm hiểu tính hiệu quả của một số hình thức, phương pháp bồi dưỡng GV;  Câu 4: Tìm hiểu sự hài lòng của GV khi tham gia các chương trình bồi dưỡng;  Câu 5b:  Tìm hiểu  mức độ  đạt  nội dung bồi dưỡng  GV tiểu học theo chuẩn nghề  nghiệp; Câu 6a: Tìm hiểu thực trạng và hiệu quả tác động quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu  học theo chuẩn nghề nghiệp;  Câu 6b:Tìm hiểu  tính hiệu quả  của  quản  lý  công tác bồi dưỡng  GV  tiểu học  theo  chuẩn nghề nghiệp;  Câu 7:Tìm hiểu mức độ   ảnh hưởng của một số  yếu tố tác động đến quản lý công  tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp; Nội dung phiếu khảo nghiệm Câu 1, 2 (phiếu khảo nghiệm): Đánh giá tính cần thiết và khả  thi của việc sử dụng  biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp; Nội dung phiếu tìm hiểu thông tin nhà trường (dành cho CBQL trường Tiểu học) ­ Tìm hiểu thông tin chung về nhà trường, đội ngũ GV, số HS, tổ chuyên môn; ­ Tìm hiểu tình hình cơ sở vật chất, thư viện, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học,   giáo dục HS và công tác bồi dưỡng GV; Nội dung phiếu tìm hiểu thông tin giáo dục tiểu học (dành cho CBQL Phòng GD­ĐT) ­ Tìm hiểu thông tin chung về giáo dục tiểu học; ­Tìm hiểu tình hình cơ sở vật chất, thư viện, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học, giáo  dục HS và công tác  bồi dưỡng  GV và tình hình chất lượng đội ngũ GV tiểu học tại địa  phương. Nội dung phiếu phỏng vấn Tìm hiểu thông tin và ý kiến, quan điểm của CBQL, GV tiểu học liên quan đến công  tác bồi dưỡng GV và quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Phương pháp thiết kế thang đo  Thang đo được sử dụng chủ yếu trong các mẫu phiếu khảo sát là thang đo định danh  để xác định tên gọi, giới tính và một số đặc điểm của đối tượng khảo sát; thang đo thứ tự  và thang đo khoảng để tính các tham số trong thống kê mô tả như số trung bình, tỷ lệ phần   trăm, độ lệch chuẩn…  Sau khi thiết kế bảng khảo sát ý kiến, tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS để  tính độ  tin cậy thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Từ kết quả phân tích hệ  số  tin   cậy Cronbach’s Alpha ta thấy các thành phần của thang đo đều có hệ  số  tin cậy trong  
  15. 15 khoảng 0.7 đến 0.9. Như vậy, thang đo thiết kế có ý nghĩa trong thống kê và đạt hệ số tin   cậy cần thiết. Phương pháp chọn mẫu khảo sát Mẫu được chọn nghiên cứu dựa trên yếu tố  thuận lợi, tính dễ  tiếp cận của đối  tượng, ở những địa phương có khả năng liên hệ với đối tượng để thực hiện khảo sát thăm  dò ý kiến. Tuy nhiên, để đảm bảo cho mẫu nghiên cứu có khả năng đại diện cho tổng thể  chung, việc chọn mẫu cũng quan tâm đến các yếu tố khu vực, địa bàn đại diện cho một số  vùng miền. Cụ  thể  là: miền Bắc (Hải Dương) 586 người, miền Trung (Khánh Hòa) 541   người, và miền Nam (TP.HCM) 1.249 người. 2.2.3. Quy ước xử lý thông tin Để thuận tiện cho việc đánh giá, phân tích số liệu hợp lý và khoa học, các thông tin  thu thập được từ phiếu khảo sát thực trạng (phiếu M1 và M2) được quy ước dựa vào giá  trị   trung   bình   trong   thang   đo   Likert   4   với   mức   giá   trị   khoảng   cách   =   (Maximum   –  Minimum) / n = (4­1)/4 = 0.75, ý nghĩa các mức tương ứng như sau: 1.00 – 1.75 (kém); 1.76   – 2.50 (trung bình); 2.51 – 3.25; (khá); 3.26 – 4.0: (tốt) và thang đo Likert 5 với mức giá trị  khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5­1)/5 = 0.8, ý nghĩa các mức như sau: 1.00 –   1.80 (không cần thiết, không tham gia, không thực hiện, không ảnh hưởng, chưa hiệu quả,   không khả thi); 1.81 – 2.60 (ít cần thiết, chưa hài lòng, ít khi, ít ảnh hưởng, ít hiệu quả, ít   khả  thi); 2.61 – 3.40; (tương đối cần thiết, tương đối hài lòng, thỉnh thoảng,  ảnh hưởng,   tương đối hiệu quả, tương đối khả  thi); 3.41 – 4.20: (cần thiết, hài lòng, thường xuyên,  ảnh hưởng nhiều, hiệu quả, tốt, khả  thi); 4.21 – 5.00: (rất cần thiết, rất hài lòng, rất   thường xuyên, ảnh hưởng rất nhiều, rất hiệu quả, rất khả thi).  2.3. Thực trạng công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp  2.3.1. Nhận thức về công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 2.3.1.1. Đánh giá sự cần thiết của công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn   nghề nghiệp Kết quả  đánh giá sự  cần thiết  của công tác  bồi dưỡng  GV  tiểu học  theo chuẩn  nghề nghiệp cho thấy phần l ớn CBQL và GV tiểu học nhận thức đầy đủ và thể hiện sự  quan tâm cao, điểm trung bình 4.22 (độ lệch chuẩn 0.705) tương ứng với mức độ  rất cần  thiết. Cụ thể là: trong tổng số mẫu nghiên cứu 2376 người tham gia kh ảo sát (CBQL và  GV tiểu học), có 2351 phiếu có thông  tin, trong đó 35.4% (833) ý kiến nhận định rằng  công tác bồi dưỡng GV là rất cần thiết, 53.3% (1254) đánh giá ở mức cần thiết, 9.1% (213)  cho rằng  tương đối cần thiết, 1.9% (45)  cho  làít cần thiết và 0.3%  (6) cho  là không cần  thiết.  Nhìn chung, theo đánh giá của CBQL và GV tiểu học,  công tác bồi dưỡng GV tiểu  học theo chuẩn nghề  nghiệp là rất cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đố i với hoạt độ ng  nghề nghiệp của GV tiểu học.  2.3.1.2. Đánh giá tính hiệu quả của hình thức, phương pháp bồi dưỡng giáo viên tiểu   họctheo chuẩn nghề nghiệp Ý kiến đánh giá của CBQL và GV tiểu học về  các hình thức, phương pháp bồi  dưỡng GV tiểu học đạt điểm trung bình 3.27 (độ  lệch chuẩn 0.814) tương  ứng với mức  tương đối hiệu quả.Cụ thể là: trong tổng số mẫu nghiên cứu 2.376 người tham gia khảo  sát (CBQL và GV tiểu học), có 2.351 phiếu có thông tin, trong đó có 2.8% (65) đánh giá ở  mức chưa hiệu quả, 11.8% (278) đánh giá  ở  mức ít hiệu quả, 44.7% (1051) cho là tương 
  16. 16 đối hiệu quả, 37.5% (881) cho là hiệu quả, và chỉ  có 3.2% (76) đánh giá  ở  mức rất hiệu  quả. Kết quả  trên phản ánh đa số  đối tượng tham gia khảo sát đánh giá các hình thức,   phương pháp  bồi dưỡng  GV tiểu học theo chuẩn nghề  nghiệp  đang thực hiện  ở  mức   tương đối hiệu quả. Ngoài ra còn một bộ phận khác cho rằng các hình thức, phương pháp  bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp ở mức độ ít và chưa hiệu quả. 2.3.1.3. Tìm hiểu mức độ cần thiết của chương trình đào tạo, bồi dưỡng Tổng hợp từ  mẫu nghiên cứu 2.376 người tham gia kh ảo sát (CBQL và GV tiểu   học), khoảng hơn 2.300 phi ếu có thông tin  cho thấy: nhìn chung, đa số  ý kiến cho rằng   một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng như: đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn (điểm trung   bình 3.73, độ  lệch chuẩn 1.145), bồi dưỡng thường xuyên do Bộ, Sở, Phòng GD­ĐT tổ  chức (điểm trung bình 3.70, độ  lệch chuẩn 1.012), và bồi dưỡng, tập huấn do Trường tổ  chức (điểm trung bình 4.16, độ lệch chuẩn 0.990) được các đối tượng đánh giá mức độ cần   thiết khá cao, tương ứng với mức cần thiết trở lên.  2.3.1.4. Đánh giá sự hài lòng đối với chương trình đào tạo, bồi dưỡng Kết quả tổng hợp từ mẫu nghiên cứu 2.376 ngườ i tham gia khảo sát (CBQL và GV   tiểu học), khoảng hơn 2.300 phi ếu có thông tinthể hiện: Trong số các chương trình đào  tạo, bồi dưỡng đượ c tham gia, phần đông đối tượ ng tham gia khảo sát đánh giá sự  hài   lòng cao nhất đối với chương trình bồi dưỡ ng, tập huấn do chính nhà trườ ng họ  đang  công tác tổ chức, điểm trung bình đạt 3.66, độ  lệch chuẩn 0.888 tương  ứng m ức độ  hài  lòng. Mức độ  hài lòng của nhóm tham gia khảo sát đối với các chươ ng trình đào tạo,   bồi dưỡng khác không cao lắm, chỉ ở mức ít hài lòng và tươ ng đố i hài lòng. 2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 2.3.2.1. Mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng kiến thức chuyên môn Tổng hợp từ  mẫu nghiên cứu 2.376 ngườ i tham gia kh ảo sát  (CBQL và GV tiểu  học), khoảng hơn 2.300 phiếu có thông tin  cho thấy đa số  đối tượng tham gia khảo sát  đều khẳng định mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng kiến thức cho GV tiểu học theo  chuẩn nghề  nghiệp  ở  mức thường xuyên trở  lên, điểm trung bình tương  ứng với mức   thường xuyên đến rất thường xuyên. Tuy nhiên vẫn còn một bộ  phận nhỏ  CBQL và GV  thiếu quan tâm đến một số nội dung khi chưa thường xuyên thực hiện hoặc thỉnh thoảng  mới thực hiện. 2.3.2.2.Mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp Kết quả  tổng hợp thông tin từ  mẫu  nghiên   cứu  2.376  người  tham  gia   khảo  sát  (CBQL và GV tiểu học), với hơn 2.300 phi ếu có thông tin  cho thấy: Một số nội dung bồi  dưỡng  kỹ  năng nghề  nghiệp cho GV tiểu học được đánh giá cao về  mức độ  thực hiện   tương ứng với mức rất thường xuyên, gồm: “Kỹ năng tổ chức và thực hiện các hoạt động   dạy học trên lớp phát huy tính năng động sáng tạo của HS ” (điểm trung bình 4.30, độ lệch  chuẩn 0.782); “Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy   tính sáng tạo của HS” (điểm trung bình 4.26, độ lệch chuẩn 0.792); “Kỹ năng hướng dẫn   HS tự  học, làm chủ  lớp học,  hợp tác, chia sẻ, hòa nhập trong học tập, rèn luyện” (điểm  trung bình 4.23,  độ  lệch chuẩn 0.768); “Kỹ  năng  xây dựng môi trường học tập hợp tác,   thân thiện, tạo sự  tự  tin cho HS”  (điểm trung bình 4.26,  độ  lệch chuẩn 0.804); và “Kỹ  
  17. 17 năng mềm: giao tiếp, xây dựng mối quan hệ, làm việc nhóm, chia sẻ  học tập kinh nghiệm   đồng nghiệp...” (điểm trung bình 4.23, độ lệch chuẩn 0.818).  Các nội dung bồi dưỡng kỹ  năng nghề  nghiệp khác được đánh giá  ở  mức độ  thực   hiện tương  ứng với mức thường xuyên. Riêng nội dung bồi dưỡng “Kỹ  năng  viết sáng   kiến kinh nghiệm, NCKH sư  phạm  ứng dụng cho GV tiểu học”  có tỷ  lệ  ý kiến đánh giá  mức độ  thực hiện thấp hơn so với kỹ năng nghề  nghiệp khác và có số  điểm trung bình   thấp nhất (khoảng 45% ý kiến đánh giá ở mức không thực hiện cho đến thỉnh thoảng thực  hiện, điểm trung bình 3.51, độ lệch chuẩn 0.929). Điều đó cho thấy vẫn còn một bộ phận   không nhỏ  CBQL và GV tiểu học chưa quan tâm thực hiện nội dung bồi dưỡng kỹ năng   này. 2.3.2.3. Đánh giá mức độ  đáp  ứng yêu cầu kiến thức chuyên môn theo chuẩn nghề   nghiệp của giáo viên tiểu học Kết quả  tổng hợp  thông tin  từ  mẫu nghiên cứu gồm 2.376 người tham gia khảo sát  (CBQL và GV tiểu học), với hơn 2.300 phiếu có thông tin cho thấy: nhìn chung đa số ý kiến  đánh giá mức độ đáp ứng nội dung bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho GV tiểu học có số  điểm trung bình từ  2.83 đến 3.32, số điểm này tương ứng với mức độ  đáp ứng từ  khá trở  lên. 2.3.2.4.  Đánh giá mức độ  đáp  ứng yêu cầu kỹ  năng nghề  nghiệp  theo chuẩn nghề  nghiệp của giáo viên tiểu học Kết quả tổng hợp thông tin từ mẫu nghiên cứu 2.376 người tham gia khảo sát (CBQL  và GV tiểu học), với hơn 2.300 phiếu có thông tin cho thấy: Đa số đối tượng tham gia khảo  sát đánh giá mức độ  đáp  ứng yêu cầu kỹ  năng nghề  nghiệp  theo chuẩn nghề  nghiệp của  GV tiểu học khá tốt. Trong đó, nhiều nội dung bồi dưỡng kỹ  năng nghề  nghiệp cho GV  tiểu học đạt mức độ đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cao, tương ứng với mức tốt. 2.3.3. Nhận định chung thực trạng công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề   nghiệp Xuất phát từ  kết quả  phân tích số  liệu thống kê trình bày về  thực trạng công tác   bồi dưỡng GV tiểu học theo chu ẩn ngh ề  nghi ệp nh ư  trên, có thể  rút ra một số  nhận   định sau: ­ Một là, nhận thức về công tác bồi dưỡ ng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp Đa số  đối tượng tham gia khảo sát đánh giá cao sự  cần thiết của công tác bồi   dưỡ ng GV tiểu học theo chu ẩn ngh ề nghi ệp, tuy nhiên vẫn còn tình trạng GV chưa thật  sự hài lòng với chương trình đào tạo, bồi dưỡng và kết quả bồi dưỡ ng đạ t đượ c.  Nhìn chung đa số đối tượng tham gia khảo sát đánh giá việc thực hiện các nội dung   bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp từ mức độ thường xuyên đến rất thường   xuyên. Tuy nhiên vẫn còn một bộ  phận nhỏ  CBQL và GV thực hiện chưa đầy đủ, chưa   thường xuyên một vài nội dung bồi dưỡng. Hai là, mức độ đáp ứng của nội dung bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp Nhìn chung, đa số đối tượng tham gia khảo sát đánh giá mức độ đáp ứngnội dung bồi  dưỡng theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của GV tiểu học khá tốt.  2.4. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp  2.4.1.Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học   theo chuẩn nghề nghiệp 2.4.1.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
  18. 18 Kết quả tổng hợp thông tin từ mẫu nghiên cứu 2.376 người tham gia khảo sát (CBQL   và GV tiểu học), với hơn 2.300 phiếu có thông tin cho thấy : Các nội dung của chức năng  xây dựng kế  hoạch bồi dưỡng GV được phần lớn các đối tượng tham gia khảo sát đánh   giá mức độ thực hiện với số điểm trung bình từ 3.75 đến 4.02, tương ứng với mức thường   xuyên. Trong đó việc “Phổ  biến kế  hoạch bồi dưỡng cho toàn thể  CBGV của trường”   (trung bình 4.02, độ  lệch chuẩn 1.102) có điểm trung bình và số  lượt ý kiến đánh giá mức  độ thực hiện thường xuyên cao nhất (76.3%). Nội dung “ Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của   GV làm cơ  sở  lập kế  hoạch ” có số  điểm trung bình thấp nhất (trung bình 3.75, độ  lệch   chuẩn 1.034). Tuy nhiên hiệu quả thực hiện chức năng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV tiểu học   theo chuẩn nghề  nghiệp không cao, trung bình từ  2.82 đến 3.32, đạt mức tương đối hiệu  quả. 2.4.1.2. Thực trạng tổ chức công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu họctheo chuẩn nghề nghiệp Kết quả tổng hợp thông tin từ mẫu nghiên cứu 2.376 người tham gia khảo sát (CBQL   và GV tiểu học), với hơn 2.300 phiếu có thông tin cho thấy: Nhìn chung nội dung tổ  chức  công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp đều được đa số  đối tượng tham  gia khảo sát đánh giá cao về mức độ  thực hiện, có số điểm trung bình đạt từ 3.01 (độ  lệch  chuẩn 1.018) đến 4.34 (độ  lệch chuẩn 0.815), tương  ứng với mức t hỉnh thoảng đến rất  thường xuyên. Tuy nhiên hiệu quả đạt được từ việc thực hiện chức năng tổ chức công tác  bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp không cao. Cụ thể  là điểm trung bình từ  2.44 (độ  lệch chuẩn 0.593) đến 3.56 (độ  lệch chuẩn 0.522), đạt mức tương đối hiệu quả  đến hiệu quả. 2.4.1.3.  Thực trạng  chỉ  đạo công tác bồi dưỡng giáo viên  tiểu học  theo chuẩn nghề   nghiệp Kết quả tổng hợp thông tin từ 2.376 người tham gia khảo sát (CBQL và GV tiểu học),   hơn 2.300 phiếu có thông tin cho thấy: Nhìn chung những công việc cụ  thể  của chỉ  đạo  công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp được đa số đối tượng tham gia  khảo sát đánh giá cao với điểm trung bình thấp nhất là 3.38  (độ  lệch chuẩn 1.171) và cao  nhất là 4.38 (độ lệch chuẩn 0.983), tương ứng với mức độ từ thỉnh thoảng đến rất thường  xuyên. Tuy nhiên khi xem xét mức độ hiệu quả  của tác động chỉ  đạo công tác bồi dưỡng  GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp  thì kết quả  chưa tương xứng. Cụ thể là điểm trung  bình đạt từ  2.29 (độ  lệch chuẩn 0.762) đến 3.72 (độ  lệch chuẩn 0.539), phân bố từ mức ít  hiệu quả đến hiệu quả. 2.4.1.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn   nghề nghiệp Kết quả tổng hợp thông tin từ 2.376 người tham gia khảo sát (CBQL và GV tiểu học),   trên 2.300 phiếu có thông tin cho thấy: Nhìn chung những công việc thuộc chức năng kiểm  tra, đánh giá công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp  được phần đông đối  tượng tham gia khảo sát đánh giá cao về mức độ thực hiện với số điểm trung bình từ  3.81  (độ  lệch chuẩn 1.195) đến 4.18 (độ  lệch chuẩn 0.858), tương  ứng với mức thường xuyên.  Mặc dù kết quả thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng GV tiểu học  theo chuẩn nghề nghiệp  ở mức thường xuyên trở lên, song hiệu quả  thực hiện chức năng  này chưa tương ứng. Cụ thể là, điểm trung bình chỉ  đạt từ 2.44 (độ lệch chuẩn 0.593) đến  3.44 (độ lệch chuẩn 0.569), tương ứng mức ít hiệu quả và tương đối hiệu quả.
  19. 19 2.4.2. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên  tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp Bảng 2.2 Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý  công tác bồi dưỡng giáo viêntiểu họctheo chuẩn nghề nghiệp Thực  trạng thực  Hiệu quả Đối  STT Nội dung hiện tượng Trung  Độ lệch  Sig. (2­ Trung  Độ lệch  Sig. (2­ bình chuẩn tailed) bình chuẩn tailed) 1 Xây   dựng   kế   hoạch   bồi   dưỡng  CBQL 3.91 1.083 3.14 1.218 GV  tiểu   họctheo   chuẩn   nghề  0.055 0.000 nghiệp GV 4.03 1.105 2.79 1.309 2 Tổ  chức công tác bồi dưỡng GV  CBQL 3.97 0.762 2.91 1.174 tiểu họctheo chuẩn nghề nghiệp 0.416 0.000 GV 4.01 0.954 2.51 1.286 3 Chỉ   đạo  công  tác  bồi  dưỡng  GV  CBQL 3.92 1.131 2.38 1.271 tiểu họctheo chuẩn nghề nghiệp 0.902 0.163 GV 3.93 1.072 2.27 1.182 4 Kiểm   tra,   đánh   giá   công   tác  bồi  CBQL 4.01 1.109 3.14 1.260 dưỡng   GV  tiểu   họctheo   chuẩn  0.265 0.000 GV 4.09 1.089 2.88 1.302 nghề nghiệp Kết quả tìm hiểu ý kiến đánh giá hơn 2.300 đối tượng tham gia khảo sát (CBQL và  GV tiểu học) về  thực trạng  quản lý công tác  bồi dưỡng  GV  tiểu học  theo chuẩn nghề  nghiệp, qua sử  dụng công cụ  thống kê kiểm định Independent­sample t­test, độ  tin cậy  α   ꞊  95%, kết quả bảng 2.2 cho thấy, giá trị sig của kiểm định t về thực trạng thực hiện các chức  năng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp có giá trị kiểm  định t≥ 0.05, có thể  kết luận rằng không có sự  khác biệt về  ý kiến đánh giá mức độ  thực   hiện các chức năng quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp giữa  nhóm CBQL và GV.  Khi phân tích tính hiệu quả thực hiện, kết quả cho thấy  các chức năng “Xây dựng kế   hoạch bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp”, “Tổ chức công tác bồi dưỡng GV   tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp”, và “Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng GV tiểu học  theo chuẩn nghề nghiệp”, có giá trị của kiểm định nhỏ hơn giá trị α, (sig. 
  20. 20 ­ Một là, về giáo dục tiểu học và đội ngũ giáo viên tiểu học: + Xu hướng phát triển giáo dục tiểu học kéo theo nhu cầu về  trường lớp, GV tiểu   học, yêu cầu chất lượng đội ngũ GV sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm sắp tới. Xu thế  này vừa mở  ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo thêm thách thức mới đối với yêu  cầu phát triển giáo dục cũng như việc đảm bảo chất lượng đội ngũ GV tiểu học.  + Nội dung bồi dưỡng GV: hướng đến xác định được nội dung bồi dưỡng thiết thực,   gần gũi, bám sát thực tế và phục vụ hiệu quả công việc của GV tiểu học. +Yêu cầu quản lý công tác bồi dưỡng GV: Nghiên cứu xây dựng chương trình bồi  dưỡng GV tiểu học vừa sức, phù hợp. Tổ  chức tham quan học tập mô hình bồi dưỡng  GV hiệu quả. Sắp xếp, bố trí thời gian bồi dưỡng hợp lý. Tổ  chức các phong trào, cuộc   thi   ứng   dụng   CNTT,   PPDH   mới   cho   GV   tham   gia   (trong   tr ường,   trên   địa   bàn,   thành  phố…) nhằm tạo cơ hội và sân chơi cho GV phát huy khả năng sáng tạo và chia sẻ, trao   đổi với đồng nghiệp PPDH mới. Cải tiến và đa dạng hóa các hình thức tổ  chức bồi  dưỡng GV theo hướng tăng cường ý thức tự giác, chủ động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. + Điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng GV : Trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị  phục vụ hoạt động dạy học và bồi dưỡng GV. ­ Hai là, về thực trạng công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp  + Nhìn chung CBQL và GV tiểu học nhận thức sâu sắc, khách quan về sự cần thiết   và lợi ích của hoạt động bồi dưỡng cũng như  quản lý   công tác bồi dưỡng GV  tiểu học  theo chuẩn nghề nghiệp. + Tuy đánh giá cao sự cần thiết và lợi ích của công tác bồi dưỡng GV, nhưng một bộ  phận CBQL và GV tiểu học khi tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa thật   sự hài lòng. Có lẽ vấn đề này cần được tìm hiểu một cách tường minh hơn, xác định nguyên  nhân cụ  thể, từ  đó đề  xuất được giải pháp phù hợp góp phần cải thiện sự  hài lòng của   CBQL và GV tiểu học khi tham gia các chương trình đào tạo bồi dưỡng. + Có thể  nói, phần lớn đối tượng tham gia khảo sát đánh giá mức độ  đáp  ứng yêu   cầu chuẩn nghề  nghiệp của GV tiểu học khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn một bộ  phận chưa  thiết tha, chưa quan tâm đúng mức về một số nội dung bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn  nghề nghiệp.  ­ Ba là, về thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp  Đa số đối tượng tham gia khảo sát nhận định đúng đắn, đánh giá mức độ  thực hiện   các chức năng quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp tương đối  cao, song tính hiệu quả thực hiện các chức năng này lại chưa tương xứng . Do đó, cần tiếp  tục nghiên cứu nhằm phát hiện nguyên nhân cụ thể, từ đó đề xuất cách thức tác động phù   hợp. 2.4.3.2. Nguyên nhân của thực trạng Những yếu tố   ảnh hưởng đến quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên  tiểu học theo  chuẩn nghề nghiệp Kết quả khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên   tiểu học  theo chuẩn nghề  nghiệp cho thấy,  đa số  ý kiến cho rằng các yếu tố  này  ảnh  hưởng nhất định đến quản lý công tác bồi dưỡng GV tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp với  điểm trung bình từ 2.34 (độ lệch chuẩn 1.217) đến 3.95 (độ lệch chuẩn 0.889) tương ứng từ  mức ít ảnh hưởng đến ảnh hưởng nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2