Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên
lượt xem 4
download
Luận án "Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở trường CĐ và phân tích, làm sáng tỏ thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên, luận án đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên, khảo sát sự cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất và lựa chọn thực nghiệm một biện pháp đã đề xuất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỮU LÀNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 62.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
- Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ VĂN NAM TS. NGUYỄN ĐỨC DANH Phản biện 1: PGS. TS. PHẠM THỊ THANH HẢI Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: PGS. TS. BÙI VĂN HỒNG Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM Phản biện 3: PGS. TS. DƯƠNG MINH QUANG Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia TP. HCM Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường, họp tại: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Vào lúc.....giờ ...... ngày .......tháng ...... năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Đại học Sư phạm TP.HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG ........................................................................................ 3 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài................................................................................................ 3 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................................... 4 1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN............................................................................................... 4 1.2.1. Khái niệm hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng ................................. 4 1.2.2. Khái niệm quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng..................... 5 1.3. HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG .... 5 1.3.1. Mục tiêu hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng .................................... 5 1.3.2. Lực lượng tham gia hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng................... 5 1.3.3. Nội dung hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng ................................... 5 1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG ..... 5 1.4.1. Các đối tượng tham gia quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng 5 1.4.2. Mục tiêu quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng ....................... 6 1.4.3. Chức năng quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng .................... 6 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN ......................................... 8 2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN ................................................................ 8 2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ..................................................................... 8 2.2.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................. 8 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 8 2.2.3. Độ tin cậy của thang đo......................................................................................................... 9 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ...................... 9 2.3.1. Thực trạng nhận thức của nhóm khách thể về hoạt động đảm bảo chất lượng ở các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên ....................................................................................................... 9 2.3.2. Thực trạng hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên .......................................................................................................................................... 10 2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ……...……………………………………………………………………………………...13 2.4.1. Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên .......................................................................................... 13 2.4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên .......................................................................... 18 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN ....................................... 20 3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ............................................................... 20 3.2. CÁC BIỆN PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT .............................................................................. 20 3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÓM BIỆN PHÁP ....................................................... 20 3.4. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT ..................................................................................................................................... 20 3.5. THỰC NGHIỆM MỘT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN ............. 21 3.5.1. Tổ chức thực nghiệm .......................................................................................................... 21 3.5.2. Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm ..................................................... 21 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 23 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.......................................................................... 25
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chất lượng và sự liên quan của giáo dục nghề nghiệp là mối quan tâm của nhiều nước. Nhiều chính phủ yêu cầu trách nhiệm công bố công khai và minh bạch cao hơn từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến hoạt động của họ trong các bảng xếp hạng các trường đại học, cao đẳng (CĐ). Đồng thời, các bên liên quan chủ chốt như doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức sử dụng lao động đang mất dần niềm tin vào khả năng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đáp ứng nhu cầu của nơi làm việc và thị trường lao động hiện đại trong nền kinh tế ngày càng cạnh tranh và thay đổi. Ngoài ra, phương thức giảng dạy của giáo dục đại học mới nổi lên với sự tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), điều này càng cần điều chỉnh chất lượng của các quy định đó (Watson, 2002). Tây Nguyên là khu vực miền núi cao, phía Tây Nam Trung bộ, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên có vị trí chiến lược, nhiều tiềm năng và thế mạnh về quân sự, kinh tế và văn hóa, xã hội. Trong chiến lược phát triển vùng Tây Nguyên, Đảng và Nhà nước xác định: Giáo dục, đào tạo là một trong những khâu đột phá, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của Tây Nguyên, nhằm bảo đảm ổn định an ninh trật tự và phát triển kinh tế xã hội. Từ đó, đã yêu cầu Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTBXH, UBND các tỉnh Tây Nguyên: Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo, dạy nghề; xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, xác định những dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư xây dựng. Mặt khác, cần chủ động sáng tạo, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành cùng thực hiện mục tiêu ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo (Tôn Thị Ngọc Hạnh, 2019). Hiện nay, khu vực Tây Nguyên có 17 trường CĐ. Các trường CĐ khu vực Tây Nguyên trong những năm gần đây đã nỗ lực trong công tác quản lý các hoạt động ĐBCL đào tạo thế nhưng quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo của các trường này vẫn còn một số hạn chế nhất định. Tính đến năm học 2018-2019, có 11/17 trường cao đẳng Khu vực Tây Nguyên tự đánh giá đơn vị; 6/17 trường tự đánh giá các chương trình đào tạo và chưa có trường nào được đánh giá ngoài về đơn vị, kể cả chương trình đào tạo. Cho đến nay chưa có công trình nào hệ thống hóa lại các vấn đề trên và nghiên cứu sâu về quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở trường CĐ khu vực Tây Nguyên. Để các trường CĐ nơi đây đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, cần có công trình nghiên cứu riêng, mang tính đặc thù. Từ các cơ sở trên, đề tài: “Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên” được thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở trường CĐ và phân tích, làm sáng tỏ thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên, luận án đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên, khảo sát sự cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất và lựa chọn thực nghiệm một biện pháp đã đề xuất. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động ĐBCL ở trường CĐ. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định về công tác lập kế hoạch và tổ chức. Tuy nhiên, công tác này có thể còn những hạn chế về công tác chỉ đạo và kiểm tra. Nếu hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở trường CĐ và làm rõ thực trạng quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên thì nghiên cứu có thể
- 2 đề xuất được các biện pháp cần thiết và khả thi. Đồng thời, nếu thử nghiệm một số biện pháp đề xuất thì có thể đánh giá được tính hiệu quả của công tác ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở trường CĐ. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên. - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên và khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. - Thực nghiệm chứng minh hiệu quả của biện pháp được đề xuất. 6. Phương pháp luận nghiên cứu 6.1. Cơ sở phương pháp luận Tiếp cận hệ thống - cấu trúc; Quan điểm lịch sử - lôgic; Tiếp cận thực tiễn; Tiếp cận đảm bảo chất lượng. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận - Mục đích: Hệ thống cơ sở lý luận quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở trường CĐ. - Cách thức thực hiện: Phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu lý luận liên quan đến lý thuyết về ĐBCL và công tác quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Quản lí hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên được khảo sát thông qua việc sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương pháp thực nghiệm. Phương pháp xử lí số liệu - Xử lí số liệu định lượng (số liệu điều tra bằng bảng hỏi): Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lí các số liệu thu được từ PP điều tra bằng bảng hỏi. - Xử lí số liệu định tính (Số liệu phỏng vấn): mã hóa các đối tượng được phỏng vấn, ghi chép lại nội dung phỏng vấn; đối chiếu nội dung phỏng vấn giữa các đối tượng trong nhóm, giữa các nhóm khác nhau để tìm ra điểm chung và điểm khác biệt ở từng nội dung phỏng vấn. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7.1. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo của chủ thể quản lý là hiệu trưởng các trường CĐ khu vực Tây Nguyên. 7.2. Về địa bàn khảo sát Chúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu tại 9 trường trong 17 trường CĐ khu vực Tây Nguyên. Thực nghiệm một biện pháp đã đề xuất về quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo tại 2 trong 9 trường nêu trên theo mô hình thực nghiệm xác lập. 7.3. Về đối tượng khảo sát CBQL, GV, CV các trường CĐ khu vực Tây Nguyên; 7.4. Về thời gian khảo sát Khảo sát thực trạng, thực nghiệm từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020. 8. Cấu trúc của luận án Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở trường CĐ. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên.
- 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Theo Kefalas và các cộng sự (2003), một hệ thống ĐBCL bao gồm các tiêu chuẩn chất lượng: chương trình học tập hiệu quả, đội ngũ GV, khả năng sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, phản hồi tích cực từ học sinh, sinh viên (HSSV ) và sự hỗ trợ từ các bên liên quan và thị trường lao động. Trong tài liệu “Sổ tay hướng dẫn và thực hiện”, tổ chức ĐBCL mạng lưới chất lượng các nước Đông Nam Á (2004) đã nêu rõ: “Mô hình ĐBCL ở các nước Đông Nam Á rất đa dạng nhưng điểm chung là hầu hết các cơ quan ĐBCL quốc gia đều do nhà nước thành lập, nhà nước cấp kinh phí và chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kiểm định”. Báo cáo về các mô hình ĐBCL trong LIS của Tammaro cho biết: Ba mô hình ĐBCL xuất hiện từ các hướng dẫn và tiêu chuẩn khác nhau của LIS là: Định hướng chương trình; Định hướng quá trình giáo dục; Định hướng kết quả học tập (Tammaro, 2005). Trong tài liệu “Xây dựng năng lực trong giáo dục đại học và ĐBCL ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, tác giả đã trình bày: “ĐBCL có thể liên quan đến một chương trình, một cơ sở hay một hệ thống giáo dục đại học. ĐBCL là tất cả các quan điểm, đối tượng, hoạt động và qui trình đảm bảo rằng các tiêu chuẩn thích hợp về mặt giáo dục đang được duy trì và nâng cao trong suốt sự tồn tại và quá trình sử dụng; Cùng với các hoạt động kiểm soát chất lượng bên trong và bên ngoài của mỗi chương trình. ĐBCL còn là việc làm cho các tiêu chuẩn và quá trình đều được cộng đồng giáo dục và công chúng biết đến rộng rãi” (Len, 2005). Tác giả QA Focus team đã cung cấp một khung ĐBCL thông qua “Cẩm nang ĐBCL”. Khung ĐBCL này có các tiêu chuẩn mở theo một khung ma trận có thể hổ trợ để linh hoạt lựa chọn các tiêu chuẩn thích hợp cho từng cơ sở, với một hệ phương pháp ĐBCL trung bình và tính tương hợp, dễ dàng triển khai chuyển giao giúp nâng cao hiệu quả tối đa và toàn diện của dự án (QA Focus team, 2005). Theo báo cáo của Materu, thực tiễn về “ĐBCL giáo dục đại học ở tiểu vùng Sahara châu Phi”, tổ chức tự đánh giá và kiểm toán chất lượng dần được thông qua để bổ sung cho phương pháp ĐBCL truyền thống. Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm tự đánh giá còn hạn chế; thách thức về chi phí, yêu cầu về nhân lực, nhiều nước châu Phi phát triển cách thức “tự đánh giá” thấp hơn cho mỗi tổ chức với các tiêu chuẩn cần thiết trước mắt, cho đến khi khả năng có thể được tăng cường hỗ trợ chính thức nhiều hơn ở cơ quan ĐBCL quốc gia dài hạn (Materu, 2007). Mặc dù tất cả các “biến thể” này, có thể xác định được một số điểm tương đồng giữa các cơ quan ĐBCL khác nhau nhưng một thực tiễn chung là cách tiếp cận đánh giá đồng cấp 3 giai đoạn bao gồm: tự đánh giá, viếng thăm (xem xét – quan sát) và báo cáo. Thông thường, tổ chức phải trải qua quá trình ĐBCL cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan thông qua báo cáo tự đánh giá mới có thể thực hiện việc đánh giá đồng cấp hiệu quả. Có rất nhiều mô hình QLCL có thể áp dụng cho giáo dục và đào tạo như mô hình ĐBCL Australia, mô hình QLCL quốc gia Malcolm Baldridge - Mỹ, mô hình QLCL Châu Âu, mô hình QLCL Nam Phi, Slotland… Một số hệ thống các trường đang theo đuổi cơ chế chính sách thị trường trong quản lý, trong đó có mô hình BS 5750/ ISO 9000; mô hình QLCL tổng thể (TQM) (Ashworth và Harvey, 1994), mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model) (SEAMEO, 1999) và mô hình CIPO (Context - bối cảnh, Input - đầu vào, Process - quá trình và Output - đầu ra) do United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (UNESCO) đề xuất trong chương trình Dakar năm 2000 (UNESCO, 2010).
- 4 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Trong tài liệu “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo dùng cho các trường đại học Việt Nam” có trình bày: các cơ sở đào tạo cần có các điều kiện ĐBCL đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra (Nguyễn Đức Chính, 2000). Tác giả Nguyễn Trung Trực và Trương Quang Dũng (2000) đã thể hiện: ĐBCL bao gồm cả ĐBCL trong nội bộ cơ sở giáo dục nghề nghiệp lẫn ĐBCL với các tổ chức và các doanh nghiệp có nhu cầu tiếp nhận học viên tốt nghiệp. Trong tài liệu “Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học”, tác giả Nguyễn Đức Chính (2002) đã tập trung phân tích cơ sở lý luận khoa học về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học; giới thiệu bộ tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện ĐBCL trong các Trường đại học Việt Nam và có hướng dẫn sử dụng các tiêu chí để đánh giá với những chỉ số cụ thể cho từng tiêu chí, bộ tiêu chí bao gồm 8 lĩnh vực với 26 tiêu chí. Đối với lĩnh vực đào tạo nghề, Nguyễn Đức Trí (2008) cho rằng: “Trong lĩnh vực đào tạo nghề hiện nay đã áp dụng các cấp độ này với các mô hình khác nhau tùy theo đặc điểm của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp”. Ở khía cạnh ĐBCL đào tạo, Trình Thanh Hà (2011) đã xây dựng khung lý luận về ĐBCL đào tạo đại học từ xa, trong đó xây dựng chuẩn mực chất lượng dựa trên các yếu tố đầu vào, quá trình, đầu ra; xác định nội dung ĐBCL. Tác giả Nguyễn Văn Hùng (2010), trong luận án “Cơ sở khoa học và giải pháp quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo tại các Trường ĐHSP kỹ thuật”, đã mô tả 8 yếu tố ĐBCL trong đào tạo bao gồm:“mục tiêu, nội dung, CTĐT; hoạt động dạy của cán bộ giảng dạy, hoạt động học của SV; phương pháp dạy học; phương tiện dạy học; hoạt động đào tạo ngoài giờ lên lớp (tự học, tham quan, thực tập sản xuất); hoạt động tuyển sinh; hoạt động đánh giá kết quả và cấp phát văn bằng, chứng chỉ; cơ sở vật chất”. Các tác giả Nguyễn Đức Trí và Phan Chính Thức (2010), trong tác phẩm “Một số vấn đề về quản lý cơ sở dạy nghề”, đã nêu: Hiện nay, trên thế giới đang áp dụng 03 cách thức ĐBCL chủ yếu đó là: Đánh giá, kiểm toán và kiểm định. Trong các cách thức này, kiểm định chất lượng được sử dụng rộng rãi và hữu hiệu nhất ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyễn Văn Hùng (2016), trong luận án “Quản lý đào tạo của trường CĐ nghề theo tiếp cận ĐBCL”, đã xác định quy trình ĐBCL của trường CĐ gồm: (1) TĐG; (2) đánh giá trong; (3) đánh giá ngoài; (4) kiểm định là kết quả đầu ra của đánh giá chất lượng đào tạo bên trong và bên ngoài. Tác giả đề xuất được hệ thống tiêu chuẩn quản lý đào tạo của trường CĐ nghề theo tiếp cận ĐBCL với 05 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí, 100 chỉ báo và 04 giải pháp quản lý đào tạo của trường CĐ nghề theo tiếp cận ĐBCL. Qua phân tích, đánh giá công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể rút ra được kinh nghiệm ĐBCL cho các trường CĐ ở Việt Nam như sau: − ĐBCL tác động vào cơ chế quản lý, giúp cho hệ thống thực hiện đúng ở mọi khâu, tập trung vào ngăn ngừa sai hỏng là chủ yếu. ĐBCL được áp dụng khá phổ biến trong quản lý đào tạo, là xu thế chung và phù hợp với các nền kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội khác nhau. − Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ có cách triển khai ĐBCL khác nhau, nhưng tựu chung lại, mỗi cơ sở đào tạo đều phải chủ động xây dựng một hệ thống ĐBCL phù hợp của cơ sở đào tạo và TĐG các hoạt động của mình - ĐBCL bên trong - đây là điều kiện quan trọng nhất của ĐBCL. − Thứ ba, hệ thống ĐBCL đã được nghiên cứu quan tâm nhiều tới đầu vào, quá trình và đầu ra; vừa đề cập tới hoạt động, vừa đề cập tới kết quả, nhưng chưa mô hình nào đề cập tới riêng và đầy đủ trong quản lý các hoạt động đào tạo theo hướng ĐBCL ở các trường CĐ. 1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1. Khái niệm hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng Chất lượng, Đảm bảo chất lượng. Hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường CĐ.
- 5 1.2.2. Khái niệm quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng Quản lý; Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng 1.3. HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG 1.3.1. Mục tiêu hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng Mục tiêu hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến liên tục và phát triển các hoạt động hay quá trình đào tạo và kết quả đào tạo, thông qua cách lôi cuốn và làm hài hòa các nỗ lực của tất cả các bên liên quan trong và ngoài hệ thống của trường CĐ, để không chỉ phát huy hết năng lực và nhiệt tình, mà còn lôi cuốn họ tham gia vào cải tiến liên tục như thế nào để ĐBCL đào tạo của trường CĐ (Nguyễn Thị Kim Nhung, 2017). 1.3.2. Lực lượng tham gia hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường; Trưởng các phòng, khoa, tổ trưởng chuyên môn; Giảng viên, nhân viên; Học sinh, sinh viên. 1.3.3. Nội dung hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng Nội dung hoạt động ĐBCL đào tạo ở trường CĐ được trình bày theo mô hình CIPO bao gồm 4 thành tố chính đầu vào, quá trình, đầu ra và bối cảnh. Bối cảnh − Mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn và chiến lược phát triển − Văn hóa chất lượng − Cấu trúc tổ chức − Chính sách đảm bảo chất lượng Đầu vào Quá trình Đầu ra - Market survey - Teaching − Công nhận kết quả, - Building and adjusting - Outside of class time cấp phát bằng Outcome standards and training support − Thu thập, xử lý thông - Building and adjusting - Scientific Research tin đầu ra curriculum - Cooperation − Tự đánh giá kết quả - Admissions - Test, evaluate đào tạo - Resources Hoạt động ĐBCL đào tạo Hình 1.1. Hoạt động ĐBCL đào tạo ở trường CĐ 1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG 1.4.1. Các đối tượng tham gia quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng Hiệu trưởng; Trưởng khoa, tổ trưởng bộ môn; Trưởng các phòng ban; Giám đốc trung tâm/ Trưởng phòng đảm bảo chất lượng.
- 6 1.4.2. Mục tiêu quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng Quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở trường CĐ nhằm đạt được mục tiêu: Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng đào tạo của trường CĐ. 1.4.3. Chức năng quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường CĐ Quản lý hoạt động ĐBCL ở các trường CĐ là toàn bộ các hoạt động trường CĐ triển khai để duy trì, cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo của mình. Từ đó, nội dung quản lý hoạt động ĐBCL ở các trường CĐ, bao gồm các nội dung như sau: Yếu tố ảnh hưởng − Nhận thức và năng lực của lãnh đạo trường − Môi trường đào tạo − Mối quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động − Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội ở địa phương − Cơ chế chính sách và hành lang pháp lý − Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật Lập kế hoạch Thực thi Đầu vào Quá trình Đầu ra − Khảo sát thị trường − Dạy học − Công nhận kết quả, − Xây dựng và điều − Ngoài giờ lên lớp và cấp phát bằng chỉnh CĐR hỗ trợ đào tạo − Thu thập, xử lý thông − Xây dựng và điều − Nghiên cứu khoa học tin đầu ra chỉnh CTĐT − Hợp tác − Tự đánh giá kết quả − Tuyển sinh đào tạo − Kiểm tra, đánh giá − Nguồn lực phục vụ − Hoạt động ĐBCL đào tạo Quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo Cải tiến Kiểm tra Hình 1.2. Quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở trường CĐ Đối với nội dung quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo, chúng tôi xây dựng khung lý thuyết quản lý hoạt động đầu vào, quản lý hoạt động quá trình và quản lý hoạt động đầu ra theo chu trình PDCA (Lập kế hoạch - Thực thi - Kiểm tra, đánh giá - Cải tiến chất lượng).
- 7 Tiểu kết chương 1 Quản lý hoạt động ĐBCL là sự tác động có mục đích, có tổ chức, phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến toàn hệ thống nhằm giúp cho hệ thống được vận hành trong một hệ chất lượng và được chứng minh là đủ sức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng sản phẩm sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng. Quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở trường CĐ theo chu trình PDCA gồm 4 bước: Lập kế hoạch hoạt động ĐBCL đào tạo cho đầu vào, quá trình và đầu ra; Thực thi hoạt động ĐBCL đào tạo cho đầu vào, quá trình và đầu ra; Kiểm tra, đánh giá hoạt động ĐBCL đào tạo cho đầu vào, quá trình và đầu ra và Cải tiến hoạt động ĐBCL đào tạo cho đầu vào, quá trình và đầu ra. Đây là cơ sở quan trọng để xác lập khung lý thuyết, làm cơ sở đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên.
- 8 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN 2.1.KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN Trong 17 trường CĐ khu vực Tây Nguyên, có 3 trường tổ chức hoạt động theo Luật Giáo dục đại học đó là CĐ Sư phạm Gia Lai, CĐ Sư phạm Đắk Lắk và CĐ Sư phạm Lâm Đồng; có 13 trường hoạt động theo Luật Giáo dục nghề nghiệp và có duy nhất trường CĐ Cộng đồng Kon Tum tổ chức hoạt động theo cả 2 luật trên, vì trường vừa đào tạo nghề, vừa đào tạo các ngành sư phạm. 2.2.TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG 2.2.1. Mục đích nghiên cứu - Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và CV về mục tiêu, lực lượng tham gia, đối tượng tham gia quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo; Hoạt động ĐBCL đào tạo; - Thực trạng quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo; Bối cảnh ảnh hưởng hoạt động ĐBCL đào tạo và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, các phương pháp nghiên cứu còn lại là phương pháp bổ trợ. + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Bảng 2.1. Khái quát về mẫu khảo sát Thành phần Tần số Tỉ lệ % Trường CĐ Cộng đồng Kon Tum 24 11.8 Trường CĐ Gia Lai 45 22.1 Trường CĐ Công nghệ Tây Nguyên 34 16.7 Trường CĐ Kỹ thuật Đắk Lắk 21 10.3 Đơn vị Trường CĐ Sư phạm Đắk Lắk 21 10.3 công tác Trường CĐ VHNT Đắk Lắk 18 8.8 Trường CĐ Y tế Đắk Lắk 21 10.3 Trường CĐ Cộng đồng Đắk Nông 16 7.8 Trường TC nghề Đắk Nông 4 2.0 Cử nhân 114 55.9 Trình độ Thạc sĩ 84 41.2 đào tạo Tiến sĩ 6 2.9 Giảng viên/ Chuyên viên 179 87.7 Chức danh nghề Giảng viên chính/ Chuyên viên chính 24 11.8 ngiệp Giảng viên cao cấp/ Chuyên viên cao cấp 1 0.5 Dưới 10 năm 104 51.0 Thâm niên công tác 10 năm đến dưới 20 năm 76 37.3 Trên 20 năm 24 11.8 Chức vụ Có 72 35.3 quản lý Không 132 64.7 Tham gia lớp bồi Đã tham gia 98 48.0 dưỡng nghiệp vụ Đang tham gia 24 11.8 quản lý giáo dục Chưa tham gia 82 40.2 Tổng cộng 204 100.0
- 9 Bảng 2.2. Cách quy điểm thang đo Likert 5 mức độ Điểm quy ước Định khoản MỨC ĐỘ 5 > 4.20 – 5.00 Tốt Rất ảnh hưởng 4 > 3.40 – 4.20 Khá Ảnh hưởng 3 > 2.60 – 3.40 Trung bình Khá ảnh hưởng 2 > 1.80 – 2.60 Yếu Ít ảnh hưởng 1 1.00 – 1.80 Kém Không ảnh hưởng + Phương pháp phỏng vấn Người nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 10 CBQL, 15GV/CV trong 50 người đồng ý tham gia. 2.2.3. Độ tin cậy của thang đo Đề tài tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha trên mẫu phiếu khảo sát CBQL, GV và CV thông qua phần mềm SPSS nhằm xác định độ tin cậy của công cụ khảo sát cũng như thông tin thu thập được từ ý kiến của CBQL, GV và CV. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha tìm được từ 0,705 đến 0,913. Nhìn chung, bộ câu hỏi khảo sát có độ tin cậy tốt và đảm bảo các yêu cầu nghiên cứu. 2.3.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Thực trạng hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên từ kết quả khảo sát của 72 CBQL và 132 GV, CV (nhóm khách thể) cho kết quả như sau: 2.3.1. Thực trạng nhận thức của nhóm khách thể về hoạt động đảm bảo chất lượng ở các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên Bảng 2.3. Ý kiến của CBQL, GV, CV về hoạt động ĐBCL Chọn Không TT Nội dung TS (%) chọn Quan niệm đúng về ĐBCL 182 22 1 ĐBCL bao gồm ĐBCL bên trong và ĐBCL bên ngoài nhà trường (89.2) 10.8% ĐBCL gồm hoạt động xác định mục tiêu, hướng đến chất lượng 170 34 2 theo một tiêu chuẩn để công nhận kết quả hoạt động của trường 83.3% 16.7% ĐBCL bao gồm ĐBCL về sứ mạng, tầm nhìn, giảng dạy, bằng cấp 11 193 3 và việc đạt các tiêu chuẩn về chất lượng kiểm định 5.4% 94.6% ĐBCL bên trong và ĐBCL bên ngoài nhà trường ĐBCL bên trong do nhà trường đảm nhận, ĐBCL bên ngoài do các 163 41 4 cơ quan chức năng bên ngoài nhà trường thực hiện (gồm cả các cơ 79.9% 20.1% quan kiểm định chất lượng) ĐBCL bên trong nhà trường là nhân tố quan trọng nhất, nhà trường 165 39 5 chủ động tạo nên chất lượng còn ĐBCL bên ngoài nhà trường chỉ 80.9% 19.1% là yếu tố phản hồi ĐBCL bên ngoài nhà trường mới là kênh thông tin hiệu quả, còn 158 46 6 ĐBCL bên trong nhà trường thực sự chỉ là TĐG. 77.5% 22.5% Mục đích của hoạt động ĐBCL Hỗ trợ những nỗ lực cải cách, đổi mới; Là cơ sở cho công tác hoạch 166 38 7 định tương lai 81.4% 18.6% 8 Là cơ sở cho hoạt động cải thiện chất lượng; Tăng cường tính linh 175 29
- 10 Chọn Không TT Nội dung TS (%) chọn hoạt của hệ thống giáo dục 85.8% 14.2% Giúp những người sử dụng kết quả của hoạt động ĐBCL đưa ra 167 37 9 những quyết định chính xác hơn 81.9% 18.1% Lực lượng tham gia hoạt động ĐBCL ở các trường CĐ 186 18 10 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường 91.2% 8.8% 186 18 11 Trưởng các phòng, khoa, tổ trưởng chuyên môn 91.2% 8.8% 196 8 12 Giảng viên, nhân viên; Sinh viên 96.1% 3.9% Nội dung của hoạt động ĐBCL ở các trường CĐ 176 28 13 Hoạt động đầu vào - đầu ra 86.3% 13.7% 166 38 14 Hoạt động quá trình 81.4% 18.6% 162 42 15 Các yếu tố điều tiết yếu tố bối cảnh 79.4% 20.6% Cách hiểu phù hợp về quản lý hoạt động ĐBCL ở trường CĐ Quản lý hoạt động ĐBCL ở các trường CĐ là toàn bộ hoạt động 168 36 16 trường triển khai duy trì, cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo 82.4% 17.6% Quản lý hoạt động ĐBCL ở các trường CĐ là hệ thống các thao 166 38 17 tác để đảm bảo nhà trường đạt chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chí 81.4% 18.6% Quản lý hoạt động ĐBCL ở các trường CĐ là yêu cầu nhất quán 18 186 18 từ khâu đào tạo, cấp bằng, tuyển dụng người học của nhà trường 8.8% 91.2% Như vậy, từ phân tích ở trên, có thể đánh giá đa số CBQL, GV và CV đã có những nhận thức đúng đắn về hoạt động ĐBCL cũng như quản lý hoạt động ĐBCL. Bên cạnh đó, số liệu thống kê cho thấy vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ CBQL, GV và CV còn có cái nhìn một chiều, phiến diện, chưa đầy đủ về công tác ĐBCL ở nhà trường CĐ. Kết quả này sẽ là một rào cản tương đối lớn cho quá trình quản lý hoạt động ĐBCL ở nhà trường, đòi hỏi người quản lý cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao nhận thức của họ về hoạt động ĐBCL trường CĐ. 2.3.2. Thực trạng hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên * Thực trạng hoạt động đầu vào Kết quả khảo sát việc thực hiện và hiệu quả thực hiện của CBQL, GV và CV về thực trạng hoạt động đầu vào bao gồm 5 nội dung với ĐTB chung là 3.84 ở mức độ khá, các nội dung có ĐTB từ 3.81 đến 3.90 không có sự chênh lệch đáng kể và đều được đánh giá ở mức độ khá. 100% CBQL, GV và CV cho rằng nội dung hoạt động tuyển sinh đáp ứng yêu cầu của CTĐT và các hoạt động chuẩn bị các nguồn lực phục vụ đào tạo đáp ứng yêu cầu của CTĐT, trong khi các nội dung còn lại có từ 5.9% (12) đến 12.3% (25) CBQL, GV và CV cho rằng chưa thực hiện. Kết quả khảo sát giữa CBQL và GV, CV có sự khác biệt ở các nội dung hoạt động khảo sát thị trường lao động ứng với ĐTB 3.69 và 4.02, hoạt động xây dựng và điều chỉnh CĐR đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ứng với ĐTB 3.66 và 3.89, các nội dung còn lại không có sự chênh lệch đáng kể.
- 11 Bảng 2.4. Đánh giá việc thực hiện và hiệu quả thực hiện của CBQL, GV và CV về hoạt động đầu vào Thực hiện Hiệu quả TT Nội dung CBQL GV, CV Tổng hợp Có Không ĐTB TH ĐTB TH ĐTB TH MĐ Hoạt động khảo sát thị trường 179 25 1 3.69 4 4.02 1 3.90 1 Khá lao động 87.7% 12.3% Hoạt động xây dựng và điều 186 18 2 chỉnh CĐR đáp ứng yêu cầu 3.66 5 3.89 2 3.81 4 Khá 91.2% 8.8% của thị trường lao động Hoạt động xây dựng và điều 192 12 3 chỉnh CTĐT đáp ứng yêu cầu 3.81 3 3.89 2 3.86 2 Khá 94.1% 5.9% CĐR Hoạt động tuyển sinh đáp ứng 204 0 4 3.89 1 3.81 4 3.84 3 Khá yêu cầu của CTĐT 100% 0.0% Các hoạt động chuẩn bị các 204 0 5 nguồn lực phục vụ đào tạo đáp 3.83 2 3.80 5 3.81 4 Khá 100% 0.0% ứng yêu cầu của CTĐT Điểm trung bình chung 3.78 3.88 3.84 Khá Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình; TH: Thứ hạng; MĐ: Mức độ * Thực trạng hoạt động quá trình Bảng 2.5 mô tả kết quả khảo sát việc thực hiện và hiệu quả thực hiện của CBQL, GV và CV về thực trạng hoạt động quá trình bao gồm 5 nội dung với ĐTB chung là 3.77 ở mức độ khá, ĐTB của các nội dung trong hoạt động quá trình không có sự chênh lệch đáng kể với ĐTB từ 3.69 đến 3.85. Bảng 2.5. Đánh giá việc thực hiện và hiệu quả thực hiện của CBQL, GV và CV về hoạt động quá trình Thực hiện Hiệu quả TT Nội dung CBQL GV, CV Tổng hợp Có Không ĐTB TH ĐTB TH ĐTB TH MĐ Hoạt động dạy học đáp ứng 202 2 1 3.78 1 3.88 1 3.85 1 Khá yêu cầu CĐR 99.0% 1.0% Hoạt động ngoài giờ lên lớp 195 9 2 và các dịch vụ hỗ trợ đào tạo 3.76 3 3.82 3 3.79 2 Khá 95.6% 4.4% đáp ứng yêu cầu CĐR Hoạt động NCKH đáp ứng 200 4 3 3.69 4 3.68 5 3.69 5 Khá yêu cầu CĐR 98.0% 2.0% Hoạt động hợp tác trong đào 197 7 4 tạo đáp ứng yêu cầu của 3.70 2 3.79 4 3.76 4 Khá 96.6% 3.4% CTĐT và CĐR Hoạt động kiểm tra, đánh giá 197 7 5 3.69 4 3.83 2 3.78 3 Khá đáp ứng yêu cầu CĐR 96.6% 3.4% Điểm trung bình chung 3.72 3.80 3.77 Khá
- 12 Hầu hết CBQL, GV và CV cho rằng các nội dung trong hoạt động quá trình được thực hiện, chỉ một số ít CBQL, GV và CV (từ 1.0% (2) đến 4.4% (9)) cho rằng các nội dung này chưa thực hiện. Không có sự chênh lệch về ĐTB giữa CBQL và GV, CV trong đánh giá các nội dung của hoạt động quá trình. Các nội dung được CBQL, GV và CV đánh giá ở mức độ khá. * Thực trạng hoạt động đầu ra Đánh giá của CBQL, GV và CV về việc thực hiện và hiệu quả thực hiện thực trạng hoạt động đầu ra gồm 3 nội dung có ĐTB 3.87. ĐTB của nội dung hoạt động công nhận kết quả đào tạo, cấp phát bằng đáp ứng yêu cầu CĐR và CTĐT và hoạt động thu thập, xử lý thông tin đầu ra bám sát yêu cầu CĐR có sự chênh lệch ứng với ĐTB 3.98 và 3.76. Một số CBQL, GV và CV cho rằng hoạt động đầu ra chưa thực hiện từ 1.0% (2) đến 4.4% (9). Nội dung hoạt động thu thập, xử lý thông tin đầu ra bám sát yêu cầu CĐR có sự chênh lệch giữa CBQL và GV, CV ứng với ĐTB 3.64 và 3.84, các nội dung còn lại không có sự chênh lệch. Các nội dung được CBQL, GV và CV đánh giá ở mức độ khá. Bảng 2.6. Đánh giá việc thực hiện và hiệu quả thực hiện của CBQL, GV và CV về hoạt động đầu ra Thực hiện Hiệu quả TT Nội dung CBQL GV, CV Tổng hợp Có Không ĐTB TH ĐTB TH ĐTB TH MĐ Hoạt động công nhận kết quả 202 2 1 đào tạo, cấp phát bằng đáp 3.92 1 4.02 1 3.98 1 Khá 99.0% 1.0% ứng yêu cầu CĐR và CTĐT Hoạt động thu thập, xử lý 195 9 2 thông tin đầu ra bám sát yêu 3.64 3 3.84 3 3.76 3 Khá 95.6% 4.4% cầu CĐR Hoạt động TĐG và sử dụng 195 9 3 kết quả TĐG đáp ứng yêu cầu 3.85 2 3.88 2 3.87 2 Khá 95.6% 4.4% ĐBCL Điểm trung bình chung 3.80 3.91 3.87 Khá Biểu đồ 2.6. Kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện của CBQL, GV và CV về hoạt động ĐBCL đào tạo 4.00 3.91 3.90 3.88 3.87 3.84 Điểm trung bình 3.78 3.80 3.80 3.80 3.77 3.72 3.70 3.60 3.50 Hoạt động đầu vào Hoạt động quá trình Hoạt động đầu ra CBQL GV, CV Tổng hợp Hoạt động ĐBCL đào tạo Như vậy, có thể thấy, CBQL, GV và CV đang rất quan tâm và mong muốn các hoạt động,
- 13 yếu tố, điều kiện liên quan đến phát triển hoạt động đào tạo, đặc biệt là các yếu tố đầu vào cần được quan tâm hơn nữa của lãnh đạo nhà trường để chất lượng đào tạo ngày càng đảm bảo, người học tốt nghiệp đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội địa phương và cả nước. 2.3.3. Thực trạng các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên Khảo sát các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng đến hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên, các nội dung khá tương đồng có ĐTB từ 3.53 đến 3.62, ĐTB chung đạt 3.58 ở mức độ ảnh hưởng. Bảng 2.7. Ý kiến của CBQL, GV, CV về các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng đến hoạt động ĐBCL đào tạo CBQL GV, CV Tổng hợp TT Nội dung ĐTB TH ĐTB TH ĐTB TH MĐ Mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn và chiến lược phát 1 3.60 3 3.59 1 3.59 2 AH triển trường CĐ 2 Văn hóa chất lượng 3.64 2 3.52 3 3.56 3 AH 3 Cấu trúc tổ chức 3.72 1 3.56 2 3.62 1 AH 4 Chính sách ĐBCL 3.56 4 3.52 3 3.53 4 AH Điểm trung bình chung 3.63 3.55 3.58 AH Chú thích: AH: Ảnh hưởng 2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 2.4.1. Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên Thực trạng lập kế hoạch hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo Bảng 2.8 mô tả kết quả khảo sát việc thực hiện và hiệu quả thực hiện của CBQL, GV và CV về lập kế hoạch hoạt động ĐBCL đào tạo bao gồm lập kế hoạch hoạt động đầu vào, lập kế hoạch hoạt động quá trình và lập kế hoạch hoạt động đầu ra. ĐTB chung của 3 hoạt động lập kế hoạch lần lượt là 3.94, 3.87 và 3.96 không có sự chênh lệch nhiều và đều ở mức độ khá. Bảng 2.8. Đánh giá việc thực hiện và hiệu quả thực hiện của CBQL, GV và CV về lập kế hoạch hoạt động ĐBCL đào tạo Thực hiện Hiệu quả TT Nội dung CBQL GV, CV Tổng hợp Có Không ĐTB TH ĐTB TH ĐTB TH MĐ Lập kế hoạch hoạt động đầu vào Lập kế hoạch khảo sát thị 180 24 1 3.77 5 4.01 2 3.92 2 Khá trường lao động 88.2% 11.8% Lập kế hoạch xây dựng và 190 14 2 điều chỉnh CĐR đáp ứng yêu 3.79 4 3.96 3 3.90 5 Khá 93.1% 6.9% cầu của thị trường lao động Lập kế hoạch xây dựng và 193 11 3 3.87 3 3.95 4 3.92 2 Khá điều chỉnh CTĐT đáp ứng yêu 94.6% 5.4%
- 14 Thực hiện Hiệu quả TT Nội dung CBQL GV, CV Tổng hợp Có Không ĐTB TH ĐTB TH ĐTB TH MĐ cầu CĐR Lập kế hoạch tuyển sinh đáp 204 0 4 3.94 1 4.07 1 4.02 1 Khá ứng yêu cầu của CTĐT 100% 0.0% Lập kế hoạch chuẩn bị các 204 0 5 nguồn lực phục vụ đào tạo đáp 3.93 2 3.91 5 3.92 2 Khá 100% 0.0% ứng yêu cầu của CTĐT Điểm trung bình chung 3.86 3.98 3.94 Khá Lập kế hoạch hoạt động quá trình Lập kế hoạch dạy học đáp ứng 203 1 1 3.94 1 3.91 2 3.92 1 Khá yêu cầu CĐR 99.5% 0.5% Lập kế hoạch ngoài giờ lên 194 10 2 lớp và các dịch vụ hỗ trợ đào 3.86 2 3.89 3 3.88 2 Khá 95.1% 4.9% tạo đáp ứng yêu cầu CĐR Lập kế hoạch NCKH đáp ứng 200 4 3 3.82 4 3.79 5 3.80 5 Khá yêu cầu CĐR 98.0% 2.0% Lập kế hoạch hợp tác trong 195 9 4 đào tạo đáp ứng yêu cầu của 3.83 3 3.88 4 3.86 4 Khá 95.6% 4.4% CTĐT và CĐR Lập kế hoạch kiểm tra, đánh 197 7 5 3.81 5 3.92 1 3.88 2 Khá giá đáp ứng yêu cầu CĐR 96.6% 3.4% Điểm trung bình chung 3.85 3.88 3.87 Lập kế hoạch hoạt động đầu ra Lập kế hoạch công nhận kết 202 2 1 quả đào tạo, cấp phát bằng đáp 4.08 1 4.05 1 4.06 1 Khá 99.0% 1.0% ứng yêu cầu CĐR và CTĐT Lập kế hoạch thu thập, xử lý 198 6 2 thông tin đầu ra bám sát yêu 3.73 3 3.88 3 3.83 3 Khá 97.1% 2.9% cầu CĐR Lập kế hoạch TĐG và sử dụng 195 9 3 kết quả TĐG đáp ứng yêu cầu 4.00 2 3.97 2 3.98 2 Khá 95.6% 4.4% ĐBCL Điểm trung bình chung 3.94 3.97 3.96 Khá Kết quả xử lý thống kê ở Bảng 2.9. mô tả đánh giá việc thực hiện và hiệu quả thực hiện của CBQL, GV và CV về thực thi hoạt động ĐBCL đào tạo cho thấy ĐTB chung của thực thi hoạt động đầu vào, thực thi hoạt động quá trình và thực thi hoạt động đầu ra không có sự chênh lệch nhiều với ĐTB chung từ 3.83 đến 3,93 được đánh giá ở mức độ khá. ĐTB giữa các nội dung trong thực thi hoạt động đầu vào từ 3.87 đến 4.01 và thực thi hoạt động quá trình từ 3.75 đến 3.89 khá tương đồng, thực thi hoạt động đầu ra từ 3.83 đến 4.02 có sự chênh lệch giữa Tổ chức, chỉ đạo công nhận kết quả đào tạo, cấp phát bằng đáp ứng yêu cầu CĐR và CTĐT và tổ chức, chỉ đạo TĐG và sử dụng kết quả TĐG đáp ứng yêu cầu ĐBCL.
- 15 Bảng 2.9. Đánh giá việc thực hiện và hiệu quả thực hiện của CBQL, GV và CV về thực thi hoạt động ĐBCL đào tạo Thực hiện Hiệu quả TT Nội dung CBQL GV, CV Tổng hợp Có Không ĐTB TH ĐTB TH ĐTB TH MĐ Thực thi hoạt động đầu vào Tổ chức, chỉ đạo khảo sát thị 180 24 1 3.80 4 4.02 2 3.94 3 Khá trường lao động 88.2% 11.8% Tổ chức, chỉ đạo xây dựng và 189 15 2 điều chỉnh CĐR đáp ứng yêu 3.78 5 3.93 4 3.87 5 Khá 92.6% 7.4% cầu của thị trường lao động Tổ chức, chỉ đạo xây dựng và 193 11 3 điều chỉnh CTĐT đáp ứng yêu 3.84 3 4.01 3 3.95 2 Khá 94.6% 5.4% cầu CĐR Tổ chức, chỉ đạo tuyển sinh 200 4 4 3.97 1 4.03 1 4.01 1 Khá đáp ứng yêu cầu của CTĐT 98.0% 2.0% Tổ chức, chỉ đạo chuẩn bị các 204 0 5 nguồn lực phục vụ đào tạo đáp 3.92 2 3.86 5 3.88 4 Khá 100% 0.0% ứng yêu cầu của CTĐT Điểm trung bình chung 3.86 3.97 3.93 Khá Thực thi hoạt động quá trình Tổ chức, chỉ đạo dạy học đáp 201 3 1 3.75 2 3.97 1 3.89 1 Khá ứng yêu cầu CĐR 98.5% 1.5% Tổ chức, chỉ đạo ngoài giờ lên 198 6 2 lớp và các dịch vụ hỗ trợ đào 3.70 4 3.86 4 3.80 4 Khá 97.1% 2.9% tạo đáp ứng yêu cầu CĐR Tổ chức, chỉ đạo NCKH đáp 200 4 3 3.75 2 3.74 5 3.75 5 Khá ứng yêu cầu CĐR 98.0% 2.0% Tổ chức, chỉ đạo hợp tác trong 195 9 4 đào tạo đáp ứng yêu cầu của 3.84 1 3.90 2 3.88 2 Khá 95.6% 4.4% CTĐT và CĐR Tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, 196 8 5 đánh giá đáp ứng yêu cầu 3.70 4 3.91 3 3.84 3 Khá 96.1% 3.9% CĐR Điểm trung bình chung 3.75 3.88 3.83 Thực thi hoạt động đầu ra Tổ chức, chỉ đạo công nhận kết quả đào tạo, cấp phát bằng 201 3 1 3.90 1 4.09 1 4.02 1 Khá đáp ứng yêu cầu CĐR và 98.5% 1.5% CTĐT Tổ chức, chỉ đạo thu thập, xử 195 9 2 lý thông tin đầu ra bám sát yêu 3.75 3 3.87 3 3.83 3 Khá 95.6% 4.4% cầu CĐR Tổ chức, chỉ đạo TĐG và sử 193 11 3 dụng kết quả TĐG đáp ứng 3.80 2 3.94 2 3.89 2 Khá 94.6% 5.4% yêu cầu ĐBCL Điểm trung bình chung 3.82 3.97 3.92 Khá
- 16 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo Kết quả khảo sát về kiểm tra, đánh giá hoạt động ĐBCL đào tạo ở Bảng 2.10 mô tả việc thực hiện và hiệu quả thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động ĐBCL đào tạo cho thấy từ 86.3% CBQL, GV và CV cho rằng có thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động ĐBCL đào tạo, hiệu quả thực thiện khá đồng đều và có ĐTB từ 3.68 đến 3.73, đạt mức độ khá cho các nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu vào; kiểm tra, đánh giá hoạt động quá trình và kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu ra. 2.10. Đánh giá việc thực hiện và hiệu quả thực hiện của CBQL, GV và CV về kiểm tra, đánh giá hoạt động ĐBCL đào tạo Thực hiện Hiệu quả TT Nội dung CBQL GV, CV Tổng hợp Có Không ĐTB TH ĐTB TH ĐTB TH MĐ Kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu vào Kiểm tra, đánh giá hoạt động 176 28 1 3.52 4 3.88 1 3.75 1 Khá khảo sát thị trường lao động 86.3% 13.7% Kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng và điều chỉnh CĐR 180 24 2 3.58 2 3.79 3 3.72 3 Khá đáp ứng yêu cầu của thị 88.2% 11.8% trường lao động Kiểm tra, đánh giá hoạt động 184 20 3 xây dựng và điều chỉnh CTĐT 3.57 3 3.72 4 3.66 4 Khá 90.2% 9.8% đáp ứng yêu cầu CĐR Kiểm tra, đánh giá hoạt động 196 8 4 tuyển sinh đáp ứng yêu cầu 3.63 1 3.80 2 3.74 2 Khá 96.1% 3.9% của CTĐT Kiểm tra, đánh giá hoạt động chuẩn bị các nguồn lực phục 204 0 5 3.51 5 3.62 5 3.58 5 Khá vụ đào tạo đáp ứng yêu cầu 100% 0.0% của CTĐT Điểm trung bình chung 3.56 3.76 3.69 Khá Kiểm tra, đánh giá hoạt động quá trình Kiểm tra, đánh giá hoạt động 198 6 1 3.65 1 3.80 2 3.75 1 Khá dạy học đáp ứng yêu cầu CĐR 97.1% 2.9% Kiểm tra, đánh giá hoạt động ngoài giờ lên lớp và các dịch 190 14 2 3.59 3 3.67 5 3.64 5 Khá vụ hỗ trợ đào tạo đáp ứng yêu 93.1% 6.9% cầu CĐR Kiểm tra, đánh giá hoạt động 195 9 3 3.60 2 3.68 4 3.65 4 Khá NCKH đáp ứng yêu cầu CĐR 95.6% 4.4% Kiểm tra, đánh giá hoạt động 195 9 4 hợp tác trong đào tạo đáp ứng 3.44 5 3.83 1 3.69 2 Khá 95.6% 4.4% yêu cầu của CTĐT và CĐR Kiểm tra, đánh giá hoạt động 192 12 5 kiểm tra, đánh giá đáp ứng 3.57 4 3.73 3 3.67 3 Khá 94.1% 5.9% yêu cầu CĐR
- 17 Thực hiện Hiệu quả TT Nội dung CBQL GV, CV Tổng hợp Có Không ĐTB TH ĐTB TH ĐTB TH MĐ Điểm trung bình chung 3.57 3.74 3.68 Khá Kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu ra Kiểm tra, đánh giá hoạt động công nhận kết quả đào tạo, cấp 197 7 1 3.76 1 3.97 1 3.89 1 Khá phát bằng đáp ứng yêu cầu 96.6% 3.4% CĐR và CTĐT Kiểm tra, đánh giá hoạt động 189 15 2 thu thập, xử lý thông tin đầu ra 3.59 3 3.71 2 3.67 2 Khá 92.6% 7.4% bám sát yêu cầu CĐR Kiểm tra, đánh giá hoạt động 193 11 3 TĐG và sử dụng kết quả TĐG 3.62 2 3.61 3 3.62 3 Khá 94.6% 5.4% đáp ứng yêu cầu ĐBCL Điểm trung bình chung 3.66 3.77 3.73 Khá Kết quả khảo sát CBQL, GV và CV về cải tiến hoạt động ĐBCL đào tạo được mô tả ở Bảng 2.11. bao gồm cải tiến hoạt động đầu vào, cải tiến hoạt động quá trình và cải tiến hoạt động đầu ra. Kết quả cho thấy đánh giá của CBQL, GV và CV tương đồng ở cả 3 hoạt động với ĐTB lần lượt là 3.56, 3.52 và 3.59 đều ở mức độ khá. Bảng 2.11. Đánh giá việc thực hiện và hiệu quả thực hiện về cải tiến hoạt động ĐBCL đào tạo Thực hiện Hiệu quả TT Nội dung CBQL GV, CV Tổng hợp Có Không ĐTB TH ĐTB TH ĐTB TH MĐ Cải tiến hoạt động đầu vào Cải tiến hoạt động khảo sát thị 179 25 1 3.43 4 3.62 3 3.55 3 Khá trường lao động 87.7% 12.3% Cải tiến hoạt động xây dựng và điều chỉnh CĐR đáp ứng 186 18 2 3.40 5 3.67 1 3.57 2 Khá yêu cầu của thị trường lao 91.2% 8.8% động Cải tiến hoạt động xây dựng 192 12 3 và điều chỉnh CTĐT đáp ứng 3.52 2 3.53 5 3.53 5 Khá 94.1% 5.9% yêu cầu CĐR Cải tiến hoạt động tuyển sinh 204 0 4 3.54 1 3.65 2 3.61 1 Khá đáp ứng yêu cầu của CTĐT 100% 0.0% Cải tiến hoạt động chuẩn bị 204 0 5 các nguồn lực phục vụ đào tạo 3.50 3 3.58 4 3.55 3 Khá 100% 0.0% đáp ứng yêu cầu của CTĐT Điểm trung bình chung 3.48 3.61 3.56 Khá Cải tiến hoạt động quá trình Cải tiến hoạt động dạy học 202 2 1 3.51 1 3.65 1 3.60 1 Khá đáp ứng yêu cầu CĐR 99.0% 1.0% 2 Cải tiến hoạt động ngoài giờ 195 9 3.43 4 3.49 4 3.47 4 Khá
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn