Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lý 10 trường Trung học phổ thông
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm nâng cao nhận thức, điều chỉnh thái độ, hành vi vì sự phát triển bền vững cho học sinh góp phần nâng cao vị thế và chất lượng dạy học môn Địa lí ở nhà trường phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lý 10 trường Trung học phổ thông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐOÀN THỊ THANH PHƯƠNG TÝCH HîP NéI DUNG GI¸O DôC PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG TRONG D¹Y HäC §ÞA LÝ 10 ë TR¦êNG TRUNG HäC PHæ TH¤NG C u u v ộ Đ Mã số 9.14.01.11 TÓM TẮT UẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặ Vă Đứ 2. TS. Trầ T T T ủ P ả iệ 1 PGS.TS. Đỗ Vũ S Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên P ả iệ 2 PGS.TS. Đỗ T uý Mùi Trường ĐHSP Hà Nội 2 P ả iệ 3 TS. N u ễ Quý T o Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam u sẽ đ ợ ảo vệ tr ớ Hội đồ ấ u ấ Tr ờ t i Tr ờ Đ i S H Nội v o ồi .... iờ…. …t … .. ă 2020 Có t ể tì iểu u t it việ T việ Quố Gi , H Nội T việ Tr ờ Đ i S H Nội 2
- CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Đoàn Thị Thanh Phương (2010), Hoạt động ngoại khóa – Một hình thức dạy học hiệu quả dành cho sinh viên Địa lí trong học phần “Giáo dục vì sự phát triển bền vững”, Tạp chí Giáo dục, Số 246 kì 2, tr58-60. 2. Đoàn Thị Thanh Phương (2012), Học tập học phần “Giáo dục vì sự phát triển bền vững” thông qua hoạt động ngoại khóa của sinh viên khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tạp chí Giáo dục, số 294, kì 2, tr53-54. 3. Đoàn Thị Thanh Phương (2012), Sử dụng hình thức khảo sát thực tế trong dạy học Giáo dục vì sự phát triển bền vững cho sinh viên Địa lý (Lấy ví dụ về hình thức khảo sát môi trường nước tại địa phương), Kỉ yếu Hội nghị khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ 6, Huế 9/2012, Nxb khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 348-352. 4. Đoàn Thị Thanh Phương (2013), Tình hình học tập học phần Giáo dục vì sự phát triển bền vững thông qua hoạt động ngoại khóa của sinh viên năm thứ 4 - khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 45 (79) – tr.158 – 164, Tạp chí khoa học giáo dục, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 5. Đoàn Thị Thanh Phương (2014), Hướng dẫn sinh viên khoa Địa lí thiết kế trò chơi dạy học về giáo dục môi trường (thông qua học phần Giáo dục vì sự phát triển bền vững), Tuyển tập Báo cáo khoa học - Hội nghị khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ 8, Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Tr 979 – 986. 6. Đoàn Thị Thanh Phương (2015), Phát triển kĩ năng tổ chức hoạt động tham quan cho sinh viên Sư phạm Địa lí theo định hướng phát triển năng lực người học, Tạp chí Giáo dục và Xã hội 1859 – 3917, Số 56 (117), tr 60-78. 7. Đoàn Thị Thanh Phương (2016), Phát triển năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa Giáo dục vì sự phát triển bền vững cho sinh viên sư phạm Địa lí, Kỷ yếu hội thảo Địa lí toàn quốc lần thứ 9, Tr 1584 – 1590. 8. Đoàn Thị Thanh Phương (2018), Hình thành năng lực báo cáo về giáo dục vì sự phát triển bền vững qua môn Địa lí ở nhà trường phổ thông, Kỷ yếu hội thảo Địa lí toàn quốc lần thứ 10, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Tr 1259 – 1266. 9. Đoàn Thị Thanh Phương (2019), Lựa chọn nội dung Tích hợp nội dung giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lí 10 - THPT, Kỷ yếu hội thảo Địa lí toàn quốc lần thứ 11, Nxb Thanh niên,Tr 998 – 1005. 10. Đoàn Thị Thanh Phương (2020), Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp Giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10 ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 4, quyển 65, tr. 39-47. 3
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí o đề t i Thế giới đang trong giai đoạn nhiều biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc: Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại; sự ra đời của trí tuệ nhân tạo; sự phát triển của nền kinh tế tri thức cùng với xu hướng toàn cầu hóa đang có ảnh hưởng to lớn đến kinh tế - xã hội của các quốc gia. Bên cạnh những thuận lợi của thế giới hiện đại là những thách thức lớn mà con người đang phải đối mặt, đó là: Khủng hoảng kinh tế, đói nghèo, sự cạn kiệt nguồn lực, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, khủng bố v.v... Đứng trước thực tế này đòi hỏi con người có những “thay đổi không chỉ trong lối sống mà cả trong tư duy và hành động. Để đạt được sự thay đổi đó, chúng ta cần phải trang bị thêm nhiều kĩ năng, giá trị và thái độ mới hướng tới tạo dựng những xã hội bền vững hơn”. Phát triển bền vững (PTBV) và giáo dục phát triển bền vững (GDPTBV) đang là một trong những vấn đề được quan tâm trong trong quá trình đổi mới. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai những mục tiêu PTBV bằng cách lồng ghép những nội dung GDPTBV thông qua các hoạt động giáo dục. Dạy học tích hợp là một trong những xu hướng phát triển chung của định hướng đổi mới giáo dục hiện nay, nó giúp cho người học thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành và phát triển các khái niệm, kiến thức, kỹ năng, các năng lực hoạt động thực tiễn cần thiết. Địa lí là một trong số các môn học có mối quan hệ chặt chẽ với GDPTBV vì đây là bộ môn có tính toàn diện và tổng hợp cao, bao gồm các kiến thức về tự nhiên, dân cư, văn hóa, kinh tế - xã hội v.v... Do đó, việc dạy học tích hợp thông qua môn địa lí có rất nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện GDPTBV. Qua điều tra thực tế giáo viên (GV) ở trường phổ thông hiện nay còn chưa có sự hiểu biết đầy đủ, chưa quan tâm sâu sắc về dạy học tích hợp GDPTBV; công tác kiểm tra, đánh giá chưa đồng bộ, chưa thường xuyên. Vì vậy, hơn bao giờ hết, dạy học tích hợp GDPTBV trong môn địa lí là vấn đề cấp bách, cần thiết thực hiện trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Xuất phát từ quan điểm trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Đ a í trường Trung học phổ thông”. 2. Mụ tiêu v iệ vụ i ứu 2. . Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu quy trình và các biện pháp tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy
- 2 học Địa lí 10 nhằm nâng cao nhận thức, điều chỉnh thái độ, hành vi vì sự phát triển bền vững cho học sinh góp phần nâng cao vị thế và chất lượng dạy học môn Địa lí ở nhà trường phổ thông. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí 10. - Xác định những nguyên tắc và yêu cầu đối với việc tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí 10. - Xác định nội dung tích hợp GDPTBV trong dạy học Địa lí 10. - Xây dựng quy trình và biện pháp tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí 10. - Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp GDPTBV một số bài học trong dạy học Địa lí 10. - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của quy trình và các biện pháp đã đề xuất. - Đưa ra kết luận và khuyến nghị. 3. Đối t ợ v vi i ứu 3. . Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quy trình và các biện pháp tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung chủ yếu của PTBV như: Vấn đề môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội. - Điều tra thực trạng việc tổ chức dạy học tích hợp nội dung GDPTBV của GV Địa lí đại diện cho các vùng miền khác nhau của Việt Nam: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Yên Bái, Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Bình Định, Gia Lai, Đồng Nai. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở: Trường THPT - THCS Nguyễn Tất Thành (thành phố Hà Nội); Trường THPT Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương); Trường THPT Nguyễn Lương Bằng (tỉnh Yên Bái). - Nội dung thực nghiệm: Bài thực nghiệm 1: Địa lí các ngành công nghiệp; Bài thực nghiệm 2: Chủ đề “Môi trường và sự phát triển bền vững”.
- 3 4. Giả t u ết k o Nếu vận dụng quy trình và các biện pháp tích hợp nội dung GDPTBV một cách hợp lí, đảm bảo các yêu cầu và nguyên tắc sư phạm thì sẽ nâng cao được nhận thức, thái độ, hành vi vì sự phát triển bền vững, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục ở nhà trường phổ thông trong giai đoạn mới. 5. Tổ qu về vấ đề i ứu Trên thế giới đã có nhiều tổ chức nghiên cứu về PTBV và GDPTBV như: UNESCO, Liên Hợp Quốc, OECD…các tổ chức này đã cung cấp kiến thức nền tảng cơ bản như: khái niệm, nội dung, mục tiêu… Trên cơ sở kiến thức nền tảng đã được cung cấp, UNESCO đưa ra nhiều cách thức và tài liệu cụ thể về tích hợp GDPTBV vào trong chương trình dạy học phổ thông. Các môn học được tích hợp GDPTBV vào chương trình phổ thông đã biên soạn thành tài liệu, trong đó có môn Địa lí. Những nghiên cứu về dạy học tích hợp GDPTBV Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu về nội dung, chương trình, tạo mạng lưới hoạt động GDPTBV. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang xây dựng một số công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy GDPTBV tại Việt Nam, trong đó có dự thảo Khung quốc gia về Giáo dục môi trường vì sự phát triển bền vững. Trên cở sở nghiên cứu và tìm hiểu các công trình đã ra đời, tác giả tiếp tục nghiên cứu trường hợp cụ thể về tích hợp GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 tại Việt Nam. 6. Quan điể và ph ng pháp nghiên ứu 6.1. Quan điểm nghiên cứu: Quan điểm hệ thống, quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, quan điểm giáo dục vì sự phát triển bền vững, quan điểm dạy học tích hợp, quan điểm thực tiễn. 6.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp khảo sát, điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê toán học. 7. Ý nghĩa khoa và ữ điể ới ủ u án 7.1. Về mặt lí uận - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT. - Xác định được những yêu cầu và nguyên tắc tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT.
- 4 - Xây dựng được quy trình tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT. - Đề xuất được các biện pháp tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT. 7.2. Về mặt thực tiễn - Tìm hiểu được thực trạng tổ chức dạy học tích hợp nội dung GDPTBV của GV Địa lí ở trường THPT. - Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp nội dung GDPTBV một số bài học trong Địa lí 10 ở trường THPT . - Chứng minh được tính hiệu quả và khả thi việc tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay qua thực nghiệm sư phạm. 8. Cấu trúc u án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương: Ch ng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp nội dung giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lí 10 ở trường Trung học phổ thông Ch ng 2. Quy trình và biện pháp tích hợp nội dung giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lí 10 ở trường Trung học phổ thông Ch ng 3. Thực nghiệm sư phạm Chương 1 CƠ SỞ LÍ UẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG DẠ HỌC ĐỊA LÍ 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. N ữ vấ đề về đổi ới i o ụ ổt 1.1.1. Đổi mới chương tr nh giáo dục phổ thông Cùng với sự đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, GDPTBV cũng được hiểu như là một phần không thể tách rời của nền giáo dục có chất lượng. Bên cạnh sự đổi mới trong giáo dục, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn chỉ đạo thực hiện dạy học tích hợp và các nội dung: giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; giáo dục môi trường…
- 5 1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học Các chiến lược đổi mới phương pháp dạy học là: Cải tiến và đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học, sử dụng kết hợp các hình thức và phương pháp dạy học trong dạy học tích hợp GDPTBV. 1. .3. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học cần phải: Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận, có công cụ đánh giá thích hợp. 1.2. P t triể ề vữ 1.2.1. Khái niệm Trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) (Liên hợp quốc, 1987) được định nghĩa là: “sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. 1.2.2. Mục tiêu phát triển bền vững 17 Mục tiêu phát triển bền vững (còn được gọi là mục tiêu toàn cầu) có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2016 sau Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc họp vào tháng 9 năm 2015. 17 mục tiêu PTBV đó là: Xóa nghèo, không còn nạn đói, sức khỏe tốt và cuộc sống hạnh phúc, giáo dục chất lượng, bình đẳng giới, nước sạch và vệ sinh, năng lượng sạch và giá hợp lí, tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững, công nghiệp, đổi mới và hạ tầng, giảm bất bình đẳng, thành phố và cộng đồng bền vững, tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm, hành động bảo vệ khí hậu, sự sống dưới nước, cuộc sống trên mặt đất, xã hội hòa bình, công bằng và thể chế vững chắc, quan hệ đối tác toàn cầu. 1.3. Gi o ụ vì sự t triể ề vữ 1.3.1. Khái niệm Giáo dục vì sự phát triển bền vững – Education for Subtainable Deverlopment (ESD) được UNESCO đưa ra như sau: “GDPTBV trao quyền cho người học, giúp người học đưa ra quyết định phù hợp và có trách nhiệm đối với sự toàn vẹn về môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo dựng một xã hội công bằng cho thế hệ hiện tại và tương lai trong khi tôn trọng sự đa dạng văn hóa. GDPTBV là quá trình học tập suốt đời và là một phần của giáo dục có chất lượng. GDPTBV là giáo dục tích hợp và tạo sự chuyển biến, theo đó, chú trọng nội dung và kết quả học tập, phương pháp và
- 6 môi trường học tập. GDPTBV đạt được mục tiêu đặt ra thông qua việc chuyển biến xã hội.” 1.3.2. Mục tiêu giáo dục v sự phát triển bền vững GDPTBV là một trong những mục tiêu thành phần của Mục tiêu phát triển toàn cầu 4 (Giáo dục có chất lượng) và là cách nói ngắn gọn của mục tiêu 4.7: “Đến năm 2030 bảo đảm rằng tất cả những người đi học đều thu được những kiến thức và kĩ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững, thông qua GDPTBV và lối sống bền vững, nhân quyền, bình đẳng giới, thúc đẩy một nền văn hóa hòa bình và không bạo lực, công dân toàn cầu; và coi trọng sự đa dạng văn hóa cũng như những đóng góp của văn hóa đối với PTBV” (Theo: United Nation 2015). 1.3.3. Sự cần thiết phải giáo dục v sự phát triển bền vững Đối với học sinh lớp10 - THPT, được trang bị kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị về GDPTBV tức là mỗi học sinh đã được trang bị những năng lực cần thiết cho phép họ tổ chức tương lai một cách tích cực và có trách nhiệm. Đây là năng lực chúng ta cần để tạo dựng một xã hội nhân văn, công bằng... hôm nay và trong tương lai. 1.3.4. Nội dung cơ bản về PT V GDPTBV hướng tới các kiến thức, kĩ năng, giá trị và năng lực hành động để thực hiện các mục tiêu quốc gia theo các “trụ cột” của PTBV, đó là: Kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường. 1.4. T ợ Gi o ụ t triể ề vữ tro Đ ở tr ờ Tru ổt g 1.4. . Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp 1.4.1.1. Tích hợp Trong cuốn sách Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh: “Tích hợp là sự hợp nhất, sự hòa nh p, sự kết hợp. Đó là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ ph n khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những n t bản chất của các thành phần đối tượng chứ không phải là ph p cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy”. 1.4.1.2. Dạy học tích hợp Dạy học tích hợp là “định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học t p và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng”.
- 7 .4.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp - Phát triển năng lực người học - Tận dụng vốn kinh nghiệm của người học - Thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kỹ năng và phương pháp của các môn học - Tinh giản kiến thức, tránh lặp lại các nội dung ở các môn học - Tăng cường vận dụng kiến thức trong các tình huống cụ thể; - những môn học tích hợp, có điều kiện để phát triển những kĩ năng xuyên môn. 1.4.3. Mức độ tích hợp nội dung iáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lí 10 Dạy học tích hợp GDPTBV trong dạy học địa lí 10 bao gồm các mức độ tích hợp sau: mức độ lồng ghép, liên hệ; vận dụng kiến thức liên môn 1.4.4. Ý nghĩa của việc tích hợp nội dung iáo dục phát triển bền vững trong dạy học trường phổ thông - GDPTBV nhằm phát triển năng lực người học. - Chúng ta đang sống trong thế giới đầy biến động, để mỗi người sống một cách bền vững cần phải hành động sáng tạo và có cách giải quyết vấn đề hợp lí, mọi người cần có khả năng làm việc hợp tác, biết lên tiếng và có hành động thay đổi tích cực. - Tiết kiệm thời gian hơn khi tích hợp GDPTBV trong dạy học Địa lí. GDPTBV tạo nên mối liên hệ gần gũi giữa học tập trên lớp với tình huống học sinh sẽ gặp phải trong thực tế. 1.5. Đặc điểm tâm sinh lí và khả năng nhận thức của h c inh l p ở tr ờ Trung h ổ t ông 1.5.1. Đặc điểm tâm sinh í của học sinh ớp Theo sự phân chia của tâm lí học thì lứa tuổi HS ở lớp 10 THPT là vào độ tuổi đầu thanh niên (15 - 16 tuổi). lứa tuổi này các em đã có sự phát triển nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, sự phát triển về trí tuệ của HS cũng được nâng cao. Hoạt động trí tuệ của con người ở lứa tuổi 15, 16 thường là đã được hình thành, việc tiếp thu các thao tác trí tuệ phức tạp và việc bồi bổ cho các khái niệm làm cho hoạt động trí óc của các em trở nên bền vững hơn và có hiệu xuất cao hơn, đưa hoạt động trí óc của các em đến gần với hoạt động của người lớn. 1.5.2. Khả năng nhận thức của học sinh ớp HS lớp 10 khả năng tri giác có mục đích đã phát triển. Quan sát trở lên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Tuy nhiên, quá trình quan sát chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự chỉ đạo của giáo viên.
- 8 1.6 c ti n i d ng ch ng t nh Đ a lí t ng rung h c phổ thông Chương trình Địa lí 10 mở đầu cho chương trình Địa lí trung học phổ thông, bao gồm kiến thức đại cương về các sự vật hiện tượng của tự nhiên và kinh tế - xã hội thế giới. Chương trình Địa lí được phân chia thành các mạch về mục tiêu và nội dung rất cụ thể như sau: 1.6.1. Mục tiêu của chương tr nh Đ a í - Mục tiêu của chương trình Địa lí 10: Cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về: Kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm. 1.6.2. Nội dung chương tr nh Đ a í Chương trình Địa lí 10 được chia làm 2 phần gồm: Địa lí tự nhiên đại cương và Địa lí kinh tế - xã hội đại cương. 1.6.3. Khả năng tích hợp nội dung iáo dục phát triển bền vững trong dạy học Đ a í Khi tích hợp kiến thức GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 cần cung cấp cho người học thấy rõ mối liên hệ giữa hệ thống sinh thái, kinh tế - xã hội hoặc mối liên hệ về môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngoài ra, GDPTBV cũng đòi hỏi sự kết nối kiến thức giữa địa phương và toàn cầu, giữa hiện tại và tương lai và biết cách giải quyết những vấn đề đang gặp phải trong hiện tại, giải pháp cho tương lai. Trong chương trình dạy học lớp 10, nhiều nội dung có khả năng tích hợp đó là: Bảo tồn hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu ... Việc tích hợp kiến thức GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 là việc làm cần thiết, khả năng tích hợp kiến thức như trên thể hiện rõ điều kiện thuận lợi khi tích hợp GDPTBV trong dạy học Địa lí. 1.7. T ự tr t ợ ội u Gi o ụ t triể ề vữ tron Đ 10 ở tr ờ ở tr ờ Trung h ổ t ông 1.7.1. Đối với giáo viên 1.7.1.1. Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát bao gồm 45 giáo viên dạy Địa lí lớp 10 THPT 1.7.1.2. Phương pháp khảo sát Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các giáo viên Địa lí về thực trạng tích hợp GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT. Bộ câu hỏi gồm 12 câu . 1.7.1.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng tích hợp GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 ở trường T PT
- 9 Nội dung khảo sát bao gồm các vấn đề cơ bản sau: Khả năng tiếp cận nội dung GDPTBV và thái độ của giáo viên Địa lí với dạy học GDPTBV, khó khăn khi tích hợp GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT, nội dung GDPTBV, phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học GDPTBV, thiết bị dạy học GDPTBV. Các GV Địa lí đều có ý thức tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học. Tuy nhiên, để giúp cho HS có những hiểu biết nhất định về GDPTBV và hình thành kĩ năng, giá trị sống cho người học cần có sự đổi mới đồng bộ từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy…Ngoài ra, các GV địa lí vẫn làm theo kinh nghiệm cá nhân là chính nên chất lượng tích hợp nội dung GDPTBV trong môn Địa lí chưa đồng đều. 1.7.2. Đối với học sinh 1.7.2.1. Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát bao gồm 195 học sinh lớp 10 THPT đại diện cho các vùng miền khác nhau thuộc các trường 1.7.2.2. Phương pháp khảo sát Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi về thực trạng học tập tích hợp GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT. Bộ câu hỏi gồm 7 câu. 1.7.2.3. Kết quả khảo sát Nội dung khảo sát bao gồm các vấn đề cơ bản: Các nội dung GDPTBV học sinh được học ở trường phổ thông; sự quan tâm và hứng thú của học sinh đến vấn đề GDPTBV; khả năng tiếp cận vấn đề GDPTBV qua các kênh thông tin khác nhau; các phương pháp dạy học GV sử dụng trong dạy học GDPTBV; những mục tiêu mong muốn đạt được khi HS học tập GDPTBV. Hầu hết HS đều hứng thú và quan tâm tới vấn đề GDPTBV. Các em HS rất mong muốn được học tập nội dung GDPTBV phù hợp với nội dung địa lí như: Các vấn đề mang tính toàn cầu hoặc các vấn đề nổi bật tại địa phương. Ngoài ra, hầu hết HS đều rất hào hứng khi tham gia các hoạt động học tập được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên như: Tham quan, học tập ngoài thực địa, đóng vai…, như vậy sẽ phát huy được khả năng sáng tạo, luôn thích ứng và có giải pháp hợp lí với các vấn đề diễn ra ngoài thực tế.
- 10 Chương 2 QU TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG DẠ HỌC ĐỊA Í 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG g n t c và c đ i v i vi c tích hợp n i d ng Giáo d c phát t iển bền vững t ong d h c Đ a lí t ng ng h c phổ thông 2. . . Nguyên tắc tích hợp nội dung iáo dục phát triển bền vững trong dạy học Đ a í 0 Các nguyên tắc tích hợp GDPTBV trong dạy học địa lí 10 bao gồm: Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu môn học, nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm, nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả của dạy học tích cực - dạy học tập trung vào người học, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn. 2. .2. êu cầu đối với việc tích hợp nội dung iáo dục phát triển bền vững trong dạy học Đ a í 2.1.2.1. Đối với GV GV thiết kế giáo án linh hoạt, phù hợp với các hình thức dạy học khác nhau. GV cần tôn trọng và bám sát chương trình dạy học Địa lí lớp 10 THPT khi tích hợp GDPTBV, phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục dạy học định hướng phát triển năng lực người học. GV nên sử dụng các phướng pháp dạy học tích cực như: Phương pháp làm việc theo nhóm, dự án, dạy học giải quyết vấn đề, tình huống... GV phải là người có kiến thức khá rộng trên nhiều lĩnh vực, am hiểu thực tế trên nền tảng chuyên môn sâu. 2.1.2.2. Đối với S HS cần phải có tư duy hệ thống để nhìn nhận các vấn đề một cách đa chiều, tổng hợp và nhất quán; chú ý đến việc lựa chọn nội dung PTBV liên quan đến những vấn đề xảy ra trong quá khứ và tương lai, vấn đề được toàn xã hội quan tâm; chú ý đến các vấn đề đang xảy ra tại địa phương. 2.2. đ ội u t ợ Gi o ụ t triể ề vữ tro h Đ 10 2.2. . Cơ s để ựa chọn nội dung tích hợp PT V trong dạy học Đ a í Để tránh sự lựa chọn nội dung một cách chủ quan và áp dụng nguyên tắc GDPTBV một cách tùy tiện, sơ đồ mạng nhện là một công cụ phù hợp để việc tích hợp GDPTBV vào trong dạy học Địa lí hiệu quả hơn.
- 11 Hình 2.1. Mạng nhện về cách lựa chọn nội dung địa lí cho GDPTBV (Nguồn: Sách giáo khoa vì sự PTBV) 2.2.2. Nội dung và đ a chỉ tích hợp PT V trong dạy học Đ a í Bảng 2.1. Nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp nội dung GDPTBV Bài/Chủ đề Mức độ tích Nội dung tích hợp GDPTBV Địa chỉ tích hợp hợp Tác động của Quá trình xâm thực là dịch chuyển Quá trình Lồng ghép, ngoại lực đến các sản phẩm phong hóa từ nơi cao bóc mòn liên hệ địa hình bề mặt đến nơi thấp, làm cho địa hình bị Trái Đất biến dạng, cần có biện pháp hạn chế quá trình xâm thực như: Bảo vệ rừng, canh tác hợp lí, trồng cây ven sông, ven biển, kè sông… Thủy quyển. - Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ Một số nhân Lồng ghép, Một số nhân tố nước sông. Liên hệ thực tế địa tố ảnh hưởng liên hệ ảnh hưởng tới phương như: San lấp hồ đầm, khai tới chế độ chế độ nước thác cát sông, phá rừng làm mất lớp nước sông sông. Một số phủ thực vật, biến đổi khí hậu…làm sông lớn trên ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Trái Đất - Biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch. Sinh quyển. Các - Vai trò của các nhân tố ảnh hưởng Các nhân tố Lồng ghép, nhân tố ảnh đến sự phát triển và phân bố sinh ảnh hưởng liên hệ hưởng tới sự vật. Liên hệ thực tế địa phương về đến sự phát
- 12 phát triển và tác động của con người đến sự phát triển và phân phân bố sinh vật triển và phân bố sinh vật (trồng rừng bố sinh vật để mở rộng diện tích, khai thác rừng bừa bãi làm thay đổi thành phần sinh thái, biến đổi khí hậu do tác động của con người làm ảnh hưởng tới sinh vật…). - Lập kế hoạch tham quan (bảo tàng sinh vật, vườn quốc gia…) và viết báo cáo về nội dung tham quan. Lớp vỏ địa lí. - Khái niệm lớp vỏ địa lí. Vận dụng Quy luật thống - Biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, kiến thức nhất và hoàn quy luật địa đới và phi địa đới của lớp vỏ địa lí. liên môn chỉnh của lớp vỏ địa lí Phân bố dân cư. Sơ đồ thể hiện ảnh hưởng tích cực Đô thị hóa Lồng ghép, Các loại hình và tiêu cực của đô thị hóa đến bốn liên hệ quần cư và đô mặt: Văn - xã hội, môi trường, dân thị hóa số, kinh tế. Vai trò, đặc - Áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ - Các nhân Lồng ghép, điểm, các nhân thuật trong nông nghiệp: Tạo ra tố ảnh hưởng liên hệ tố ảnh hưởng tới giống mới năng suất cao, kháng tới phát triển phát triển và được dịch bệnh, sản xuất nông sản và phân bố phân bố nông sạch. nông nghiệp nghiệp. Một số - Vận động người thân, và bản thân hình thức tổ HS trở thành người người tiêu dùng chức lãnh thổ sản phẩm nông nghiệp bền vững. nông nghiệp - Viết báo cáo ngắn về thế mạnh khi sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch. Lấy ví dụ về công nghệ sản - Hoạt động xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch vận dụng ở Việt Nam.
- 13 Địa lí công - Sự cạn kiệt năng lượng như: Than, Công nghiệp Lồng ghép, nghiệp dầu, khí; do ô nhiễm môi trường nên năng lượng liên hệ đã thúc đẩy con người tìm kiếm nguồn năng lượng mới đó là năng lượng sạch có thể tái tạo: năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt… - Việt Nam có tiềm năng lớn ở việc khai thác nguồn năng lượng tái tạo như: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối… Vai trò, các nhân - Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn - Các nhân Lồng ghép, tố ảnh hưởng và hóa du lịch có ảnh hưởng đến sự tố ảnh hưởng liên hệ đặc điểm phân phát triển ngành duc lịch. Hiện nay đến sự phát bố các ngành tình trạng ô nhiễm môi trường (rác triển và phân dịch vụ thải nhựa, ô nhiễm nguồn nước), bố các ngành lạm dụng quá mức việc khai thác di dịch vụ. sản văn hóa làm thiệt hại đến phát - Hoạt động Vận dụng triển kinh tế. vận dụng kiến thức - Tổ chức cuộc thi thiết kế tuyến du liên môn lịch sinh thái tại Việt Nam Môi trường và - Khái niệm : Môi trường, tài nguyên thiên nhiên, Liên hệ, sự phát triển bền phát triển bền vững. lồng ghép vững - Một số vấn đề về môi trường và phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu và ở các nhóm nước. - Tìm hiểu một vấn đề môi trường ở địa phương: Ô Vận dụng nhiễm nguồn nước, ô nhiễm rác thải nhựa, ô nhiễm kiến thức không khí, ô nhiễm môi trường làng nghề…và đề liên môn xuất giải pháp cụ thể vấn đề môi trường địa phương, phê phán những hành động gây tổn hại đến môi trường tự nhiên. 2.3. Qu trì tổ ứ T ợ ội u Giáo ụ t triể ề vữ tro trì Đ 10 ở tr ờ Tru ổt Các bước tiến hành dạy học tích hợp GDPTBV trong Địa lí 10 - THPT được khái quát theo sơ đồ sau đây:
- 14 Tìm hiểu đối tượng HS, nội dung chương trình môn học Xác định mục tiêu, nội dung và mức độ tích hợp GDPTBV Giai đo 1 Xác định phương pháp, hình Xây dựng kế hoạch dạy hình thức tổ chức, phương học tích hợp nội dung tiện dạy học tích hợp GDPTBV GDPTBV Thiết kế các hoạt động học tập của HS Lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá kết quả học tập của HS Định hướng bài học Tổ chức các hoạt động học tập Gi i đo 2 Tổ chức dạy học tích hợp nội cho HS dung GDPTBV Tổ chức cho HS báo cáo kết quả học tập Nhận xét, củng cố, đánh giá kết quả học tập Đánh giá thường xuyên Gi i đo 3 Đánh giá Đánh giá định kì Hình 2.2. Sơ đồ quy trình tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 ở trường Trung học phổ thông
- 15 4 Bi n pháp tích hợp n i d ng Giáo d c phát t iển bền vững t ong d h c Đ a lí 10 2.4.1. Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tích hợp iáo dục Phát triển bền vững trong môn Đ a í 2.4.1.1. V n dụng phương pháp dạy học tích cực Để vận dụng bất kì một phương pháp nào vào dạy học điều đầu tiên phải quan tâm là mục tiêu, nội dung bài học. Mục tiêu và nội dung đề ra khác nhau thì việc lựa chọn phương pháp khác nhau. Mục tiêu đặt ra là phát triển giá trị, thể hiện thái độ, hình thành tư duy phản biện, ra quyết định một vấn đề thì những phương pháp có thể sử dụng là: Thảo luận, tranh luận, giải quyết vấn đề, đóng vai. Nội dung về GDPTBV có sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và dự đoán tương lai thì sử dụng phương pháp thực địa, có thể đưa HS đến các địa điểm như: Đình, chùa, miếu, mạo…để cung cấp cho HS các kinh nghiệm thực tiễn, thúc đẩy họ tìm kiếm, hiểu biết từ những nguồn khác nhau (sách, báo…). Muốn giúp HS học tập có sự kết nối với cộng đồng địa phương, tự tìm hiểu kiến thức PTBV; giúp các em thích thú và hình thành tình cảm với môi trường sống, phát huy trí tưởng tưởng và tinh thần học tập sáng tạo thì sử dụng một số phương pháp: Thực địa, khảo sát điều tra, dự án. Để HS có cơ hội được hợp tác và giao tiếp, cùng nhau được giải quyết nhiệm vụ học tập một cách tích cực, nhằm hoàn thành mục đích chung. Ngoài ra các em còn có cơ hội rèn luyện khả năng trình bày một vấn đề về GDPTBV, hay thể hiện quan điểm của mình trước lớp học, hoặc thuyết phục người khác cùng sống bền vững thì sử dụng một số phương pháp dạy học như: dạy học theo nhóm, kịch. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí lớp 10 là: Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp học tập hợp tác theo nhóm, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp thực địa, phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học tình huống. 2.4.1.2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật khăn trải bàn, Kĩ thuật mảnh ghép, Kĩ thuật tranh luận. 2.4.2. Mô h nh tích hợp nội dung iáo dục phát triển bền vững trong dạy học Đ a í Trong GDPTBV, sử dụng các mô hình nhằm tạo mối liên hệ giữa các thành phần khác nhau trong một chủ đề. Các mô hình đó là: mô hình la bàn bền vững, mô hình núi băng, mô hình kim tự tháp, mô hình cây vấn đề. 2.4.2.1. Mô hình la bàn bền vững Công cụ này được áp dụng dựa vào mô hình la bàn xác định phương hướng:
- 16 Đông, Tây, Nam, Bắc. Trong GDPTBV, sử dụng mô hình la bàn để gắn 4 khía cạnh có mối quan hệ với nhau theo 4 hướng, điều này giúp việc tích hợp các khía cạnh khác nhau của tính bền vững giúp người học nhìn nhận vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tính tổng thể trong một vấn đề cụ thể. Hình 2.3. Mô hình la bàn bền vững (Nguồn: https://www.systainabilityasia.com/tools.html 2.4.2.2. Mô hình núi băng Mô hình núi băng dùng để thể hiện các nguyên nhân của sự kiện và các giá trị thúc đẩy tương ứng. Đỉnh của núi băng là sự kiện đang diễn ra, ví dụ như: Tan băng ở Nam Cực, Lỗ thủng tầng ôdôn ở Nam Cực, chất thải nhựa trên biển…, sau đó chúng ta có thể tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi nói trên ở dưới bề mặt núi băng. Tiếp tục chúng ta tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc hệ thống đã dẫn đến các hành vi diễn ra. Cuối cùng là mô hình tư duy xã hội đã đặt nền tảng cho sự kiện này. ình 2.4. Mô hình Núi băng (Nguồn: SGK vì sự phát triển bền vững) 1. Điều gì đang xảy ra? 2. Trước đây nó đã từng xảy ra chưa/nó có xảy ra ở nơi khác không? 3. Nguyên nhân nào đang góp phần vào mô hình này? 4. Suy nghĩ của chúng ta cho phép tình trạng này tồn tại như thế nào? 2.4.2.3. Mô hình kim tự tháp Mô hình kim tự tháp dùng để thể hiện các giải pháp về các vấn đề mang tính bền vững. Bắt đầu từ đáy kim tự tháp lần lượt là: Điều gì đang xảy ra, tại sao nó lại xảy ra, chúng ta có thể làm gì?, chúng ta có thể làm điều đó như thế nào và hãy làm
- 17 điều đó. GV có thể hướng dẫn HS giải quyết mô hình bằng cách đặt ra các câu hỏi nhằm phát triển tư duy bậc cao cho HS. Giải quyết mô hình này HS có thể giải quyết theo nhóm, đóng vai, tình huống… Hình 2.5. Mô hình kim tự tháp (Nguồn: SGK vì sự phát triển bền vững) 2.4.2.4. Mô hình cây vấn đề Mô hình cây vấn đề cung cấp cái nhìn khái quát về biểu hiện, nguyên nhân, kết quả của vấn đề GDPTBV. Thực hiện phân tích cây vấn đề nhằm phân tích những hiểu biết về nguyên nhân cụ thể của một vấn đề và làm thế nào để có thể giải quyết vấn đề đó. Một cây vấn đề có nhiều nhánh thể hiện nhiều nguyên nhân và biểu hiện dẫn đến vấn đề chính. V ụ Môi trường và phát triển ở các nước phát triển và đang phát triển Hình 2.6. Sơ đồ cây vấn đề để dạy học về môi trường và phát triển ở các nước phát triển và đang phát triển (Nguồn: www.iisd.org/csconservation/conflict_tree.aspx)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 304 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 181 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn