
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tại tỉnh Tuyên Quang
lượt xem 1
download

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường "Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tại tỉnh Tuyên Quang" được nghiên cứu với mục tiêu: Góp phần bảo tồn và phát triển Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tại Huyện Na Hang, Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tại tỉnh Tuyên Quang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ ANH TÚ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG Ngành: Khoa học môi trường Mã số: 9.44.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG THÁI NGUYÊN – 2024
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Đức Minh 2. PGS. TS. Lê Sỹ Trung Phản biện 1: .................................................................... Phản biện 2: .................................................................... Phản biện 3: .................................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường Họp tại: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên Vào hồi ..... giờ .......phút, ngày .....tháng .... năm 2024 Có thể tìm hiểu Luận án tại:
- ............................................................................................ ...... ............................................................................................ ......
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hoạt động của con người ảnh hưởng đến môi trường sống của voọc đen má trắng (trachypithecus francoisi) và giải pháp khắc phục tại tỉnh tuyên quang. Đăng tại tạp chí TNU Journal of Science and Technology, T.227, S.14 (2022) 2. Đặc điểm cấu trúc sinh cảnh của loài voọc đen má trắng (trachypithecus francoisi Pousargues, 1898) tại khu rừng phòng hộ Xã Sinh Long, Khuôn Hà, Thượng Lâm, Huyện Lâm Bình, Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang. Đăng tại tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Số 5/2023 Trang 90-100. 3. Population Status and Conservation of the Largest Population of the Endangered François’ Langur (Trachypithecus francoisi) in Vietnam. Đăng tại tạp chí Diversity 2024, 16(5), 301. https://doi.org/10.3390/d16050301.
- MỞ ĐẦU Table 1. 1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam là nước có đa dạng sinh học linh trưởng phong phú, với 27 loài linh trưởng và phân loài, cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, nhiều loài đang đối mặt với nguy cơ suy giảm số lượng cá thể nghiêm trọng do mất môi trường sống và săn bắn, bao gồm cả các loài đặc hữu như Voọc Cát Bà, khỉ đuôi dài Côn Sơn, Voọc Delacour và Voọc mũi hếch. Đặc biệt, Voọc đen má trắng, phân bố ở miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc, cũng đang gặp phải nguy cơ suy giảm. Tình trạng đe dọa đặt loài này trên bờ vực tuyệt chủng, đặc biệt khi tác động của biến đổi khí hậu cũng đang diễn ra. Mặc dù được pháp luật bảo vệ nhưng số lượng Voọc đen má trắng vẫn giảm sút. Các nghiên cứu gần đây tại tỉnh Tuyên Quang chỉ ra rằng khu vực này đang tồn tại 1 quần thể lớn nhất Việt Nam và đang gặp khó khăn trong việc đánh giá số lượng cụ thể do tính di động và khó quan sát. Cần có nghiên cứu và giải pháp bảo tồn cụ thể cho loài này, đặc biệt là tại khu vực Lâm Bình, Tuyên Quang, nơi kiến thức về đặc điểm sinh thái và môi trường sống của loài này vẫn còn hạn chế. Table 2. 2. Mục tiêu của đề tài Table 3. 2.1. Mục tiêu tổng quát Góp phần bảo tồn và phát triển Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tại Huyện Na Hang, Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang Table 4. 2.2. Mục tiêu cụ thể 1) Xác định được một số đặc điểm cấu trúc quần thể của loài Voọc đen má trắng tại Na Hang, Lâm Bình và biến động quần thể tại khu vực khảo sát trong thời gian nghiên cứu. 2) Đánh giá được một số đặc điểm sinh thái ảnh hưởng đến quần thể Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu. 3) Lập được bản đồ dự báo môi trường sống thích hợp của Voọc đen má trắng tại Na Hang, Lâm Bình, 4) Xác định được các mối đe dọa và đề xuất một số giải pháp hướng tới bảo tồn loài Voọc đen má trắng tại Na Hang, Lâm Bình. Table 5. 3. Ý nghĩa của đề tài Table 6. 3.1. Ý nghĩa khoa học - Bổ sung cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh thái, sinh học, biến động quần thể và phân bố của loài này tại Na Hang và Lâm Bình phục vụ hoạt động nghiên cứu và bảo tồn trong tương lai. - Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu để tham khảo và tiếp tục thực hiện các nghiên cứu về Linh trưởng nói chung và Voọc đen má trắng nói riêng. Table 7. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- - Kết quả nghiên cứu được vận dụng vào thực tiễn sẽ góp phần quản lý hiệu quả các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, là căn cứ khoa học để thực hiện chương trình giám sát loài, xây dựng kế hoạch hoạt động bảo tồn dài hạn cho Khu vực nghiên cứu. Table 8. 4. Những đóng góp mới của luận án - Cung cấp các dẫn liệu khoa học về: đặc điểm cấu trúc đàn, sinh vật học, sinh thái học của Voọc đen má trắng. - Xác định được danh lục các loài thực vật làm thức ăn cho Voọc đen má trắng. - Đã mô hình hóa được dự báo môi trường sống của voọc đen má trắng, từ 7 nhân tố tác động đến sự phân bố của loài Voọc đen má trắng: Loại đất, loại rừng; Độ cao; Độ dốc; Khoảng cách suối; Lớp phủ thực vật; Khoảng cách dân cư; Khoảng cách giao thông. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Luận án đã đi sâu tìm hiểu 8 vấn đề, liên quan đến chủ đề nghiên cứu đó là: Các kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh học Voọc đen má trắng; Các kết quả nghiên cứu về sinh thái cấu trúc đàn, tập tính và thức ăn của một số loài Voọc và Voọc đen má trắng; Nghiên cứu về thực vật thân gỗ; Các nghiên cứu về thực vật trên núi đá vôi; Các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến môi trường sống và phát triển của loài Voọc; Các phương pháp điều tra thú linh trưởng; Các nghiên cứu về mô hình dự báo MaxEnt; Đặc điểm khu vực nghiên cứu. Từ năm 2009 đến 2011, các cuộc khảo sát ở miền Bắc Việt Nam đã phát hiện 5 đàn Voọc đen má trắng tại 3 địa điểm (Vườn quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn Bắc Mê và Khu bảo tồn Thần Xa - Phượng Hoàng), với 26 cá thể. Tuy nhiên, số lượng Voọc đang giảm đáng báo động do săn bắn, trong khi nghiên cứu về loài này còn rất hạn chế. Các nghiên cứu hiện có chủ yếu đánh giá tổng quan về tác động của con người lên môi trường sống và đa dạng sinh học, nhưng thiếu sự chi tiết và hệ thống. Việc điều tra và bảo tồn Voọc đen má trắng cần đầu tư nhân lực, thời gian và phương pháp khoa học chặt chẽ. Công nghệ GIS và MaXent đã được ứng dụng thành công trong việc xác định vùng thích nghi cho các loài động vật hoang dã, hỗ trợ bảo tồn bền vững. Các kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh học, thức ăn của Voọc đen má trắng trên thế giới là cơ sở cung cấp phương pháp luận, các chỉ tiêu sinh học cần nghiên cứu, cũng như kết quả có được là thông tin quan trọng cho luân án xây dựng các nội dung theo dõi, là số liệu đầu vào so sánh với kết quả nghiên cứu của luận án. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Table 9. 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là Voọc đen má trắng và đặc điểm sinh học của chúng tại khu vực nghiên cứu. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn nghiên cứu là: quần thể, phân bố, mật độ và các mối đe dọa đến voọc đen má trắng. Đối với đặc điểm sinh thái của quần thể Voọc đen má trắng: luận án đi sâu phân tích các nhân tố sinh thái như: địa hình, các loại sinh cảnh rừng, thành phần loài và nhóm cây ưu thế, tổ thành tầng cây gỗ, họ/loài làm thức ăn của Linh trưởng, tại khu vực nghiên cứu. Table 10. 2.2. Thời gian và địa điểm 2.2.1. Thời gian Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2021 – 2023. 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu - Điều tra thực địa được thực hiện tại huyện Na Hang, huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang - Phỏng vấn, tham vấn được thực hiện tại 03 xã là những xã có ảnh hưởng lớn đến sinh tồn của Voọc đen má trắng Như xã Khuôn Hà, Thượng Lâm huyện Lâm Bình và xã Sinh Long huyện Na Hang. Table 11. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu một số đặc điểm quần thể Voọc đen má trắng như: Số đàn, số lượng cá thể mỗi đàn, xác định tỷ lệ đực, cái và tập tính sinh hoạt … - Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của Voọc đen má trắng như: Địa hình; thời tiết; một số cấu trúc đặc trưng của các trạng thái rừng, nhóm loài cây chủ yếu và thức ăn của Voọc đen má trắng. - Xây dựng mô hình dự báo vùng thích nghi của loài Voọc đen má trắng. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quần thể Voọc đen má trắng - Kiến nghị một số giải pháp bảo tồn Voọc đen má trắng Table 12. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu về linh trưởng, sinh thái linh trưởng, Voọc đen má trắng để hệ thống hoá các thông tin đã có liên quan đến nội dung của đề tài. 2.4.2. Phương pháp chuyên gia: Việc giám định và phân loại thực vật được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chuyên gia về phân loại thực vật. 2.4.3. Đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA): Dung lượng mẫu điều tra là 96 hộ được xác định theo công thức Slovin. Những người dân được phỏng vấn là những người đại diện điển hình, cho các nhóm hộ khá, trung bình, nghèo và là những hộ sống gần khu vực sinh sống của Voọc. Thảo luận đối với đối tượng là các cán bộ quản lý, Kiểm lâm, cán bộ kỹ thuật. Phiếu phỏng vấn được thiết kế dưới dạng câu hỏi định hướng và bán định hướng. 2.4.4. Phương pháp điều tra linh trưởng theo tuyến điều tra: Đề tài đã áp dụng phương pháp giám sát theo tuyến, với 17 tuyến điều tra, có tổng chiều dài các tuyến là 117.69 km. Các tuyến điều tra được thiết kế bao phủ toàn bộ
- các khu vực Voọc sinh sống, thời gian điều tra mỗi tháng một đợt từ 10-12 ngày. Và bao gồm 01 đợt điều tra tổng thể. 2.4.5. Phương pháp điều tra sinh thái của linh trưởng: Xác định các dạng sinh cảnh và thảm thực vật rừng theo hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng (1978); điều tra sinh thái theo phương pháp OTC, Căn cứ vào diện tích các loại sinh cảnh, căn cứ thông tư 33/2018/ TT- BNN&PTNT, ngày 16/11/2018 về điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Luận án đã xác định được số OTC cần điều tra là 15 ô tiêu chuẩn (OTC) kích thước 20m x 25m ( 500m2) 2.4.6. Phương pháp xác định các mối đe dọa đến Voọc đen má trắng và sinh cảnh của chúng: Khảo sát địa điểm nghiên cứu, phỏng vấn và điều tra trên tuyến, luận án sẽ tiến hành ghi nhận các tác động tiêu cực của con người đến Voọc đen má trắng như: Săn bắt động vật hoang dã, khai thác gỗ, đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc, Các tác động này được đánh giá là các mối đe dọa đến Voọc đen má trắng trong khu vực. 2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu: Ứng dụng phần mềm Excel, SMART, Maxent và Arcgis 10.2. Để nhập liệu giữ liệu thô, trích xuất thông tin và tính toán. 2.4.8. Xây dựng bản đồ dự báo phân vùng thích nghi của Voọc đen má trắng: Ứng dụng GIS và phần mềm Maxent để đánh giá mức độ thích hợp sinh cảnh cho loài Voọc đen má trắng. Tác giả áp dụng phương pháp chuyển đổi bản đồ dạng vecter thành raster và sang ASCII trong ARCGIS để làm dữ liệu đầu vào cho Maxent xây dựng bản đồ khu vực thích nghi cho loài. Đó là những phương pháp nghiên cứu sử dụng phổ biến, có tính hiện đại đang được áp dụng ở Việt Nam và trên thế giới. Các phương pháp này cũng được một số tác giả áp dụng thành công cho các nghiên cứu về sinh thái Linh trưởng. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số đặc điểm quần thể Voọc đen má tráng khu vực nghiên cứu 3.1.1. Kích thước quần thể Kết quả quan sát từ 2018 đến 2021 cho thấy số lượng cá thể có sự thay đổi theo chiều hướng gia tăng, 124 cá thể năm 2018 (Lê Trọng Đạt, 2018), năm 2019 có 126 cá thể (Tổ chức PRCF), năm 2020 có 133 cá thể (Le Khac Quyet và Le Anh Tu, 2020) và năm 2021 có 156 cá thể. Trong đó có 122 cá thể trưởng thành, 23 cá thể chưa trưởng thành và 11 con non. Hình 3.. Số lượng cá thể Voọc đen má trắng tại Lâm Bình 3.1.2. Kích thước đàn Hình 3.2 cho thấy trong tổng số 156 cá thể Voọc có 122 con trưởng thành, 23 con chưa trưởng thành, 11 con non (con non ghi nhận bắt gặp cả 12 tháng trong năm, con non chuyển mầu lông từ vàng hung sang đen mất khoảng 4 tháng, dễ bắt gặp vào tháng 1 đến tháng 7), 122 cá thể trưởng thành có 17 con đực trưởng thành, 34 con cái trưởng thành và 71 con trưởng thành chưa xác định chính xác giới tính. Như vậy, số lượng con đực (17 cá thể) được xác định nhỏ hơn con cái (17 cá thể) với tỷ lệ đực: cái là 1: 2 cá thể; số cá thể trưởng
- thành (122 cá thể) lớn hơn cá thể chưa trưởng thành (99 cá thể) với tỷ lệ con trưởng thành: con chưa trưởng thành là 4,3: 1 cá thể; tỷ lệ con chưa trưởng thành: con non là 1:2,1 cá thể. Hình 3.. Số lượng cá thể quần thể Voọc đen má trắng theo giới tính và độ tuổi Ghi chú: CN- con non, ĐTT- đực trưởng thành, CTT- cái trưởng thành, TTKXĐ- con trưởng thành chưa xác định giới tính Trong 156 cá thể Voọc đen má trắng, chia thành 16 đàn và 2 cá thể riêng lẻ với số lượng cá thể /đàn cao nhất là 17 cá thể và thấp nhất là 1 cá thể (bảng 3.1 trong luận án). 3.1.3. Tổ chức đàn Quần thể Voọc đen má trắng tại Lâm Bình, tổ chức đàn theo các hình thức sau: (1) Nhóm kích thước 10-17 cá thể gồm 1-3 con đực trưởng thành, 4-7 con cái trưởng thành, 2-4 con chưa trưởng thành,1-2 con non (hình 3.4 luận án). (2) Nhóm 6-10 cá thể là một gia đình gồm một con đực trưởng thành, 1-3 con cái trưởng thành, không hoặc 1-3 con chưa trưởng thành và có hoặc không 1-2 con non (hình 3.5 luận án). (3) Nhóm với nhiều con cái và con non gồm 3-4 con cái trưởng thành, 3-4 con non (hình 3.6 luận án). (4) Nhóm kích thước nhỏ gồm 2-5 cá thể với toàn bộ là con trưởng thành, gồm 1- 2 con đực, 2-4 con cái, có hoặc không 1 con non (hình 3.7 luận án). Theo kết quả nghiên cứu thấy rằng cấu trúc của đàn Voọc đen má trắng chặt chẽ và vai trò của con đầu đàn rõ nét. Hoạt động kiếm ăn của Voọc đen má trắng diễn ra ngày 2 buổi, sáng và chiều, trưa nghỉ. Cường độ kiếm ăn của voọc đen má trắng diễn ra mạnh vào 2 thời điểm đầu buổi sáng đến khoảng 10 giờ và từ 14 giờ đến 16 giờ 30. Thời gian hoạt động trong ngày có khác nhau. Mùa nóng, Voọc rời chỗ ngủ sớm, về hang muộn và thời gian nghỉ trưa khá dài. Về mùa lạnh, chúng đi kiếm ăn muộn và về hang sớm. Hoạt động của đàn Voọc ít ồn ào, chúng chỉ phát ra những âm thanh “ẹc, ẹc” đơn lẻ và "oọc, oọc" liên tục kéo dài. Âm thanh của Voọc đen má trắng phát ra rất giống với âm thanh của Voọc mông trắng, Voọc gáy trắng và Voọc đầu trắng. 3.1.4. Vùng sống của Voọc đen má trắng tại Lâm Bình Table 13. 3.1.4.1. Kích thước vùng sống Khu vực nghiên cứu với tổng diện tích khoảng 8556,85 ha được phân làm 5 dạng sinh cảnh. Kết quả trong nghiên cứu này không ghi nhận bất kì khu vực nào khác có sự xuất hiện Voọc đen má trắng ngoài khu vực nghiên cứu. Như vậy, tổng diện tích khu vực có phân bố Voọc đen má trắng sẽ được tính toán khoảng 1372,95 ha kết quả này dựa trên tính toán của phần mềm Arcgis 10.2 và các điểm được xác nhận đã quan sát thấy sự xuất hiện của Voọc đen má trắng trong khoảng thời gian nghiên cứu của đề tài. Từ diện tích vùng sống khoảng 1372,95 ha, chúng tôi cũng đã xác định được diện tích vùng lõi (chiếm 75% số điểm ghi nhận có xuất hiện Voọc) là khoảng 750,53 ha. Còn lại diện tích vùng rìa (chiếm 25% số điểm ghi nhận có xuất hiện Voọc) là khoảng 622,42 ha (Hình 3.8; bảng 3.2 luận án).
- Table 14. 3.1.4.2. Cách thức sử dụng vùng sống Trên tổng diện tích phân bố của loài khoảng 1372,95 ha và vùng lõi khoảng 750,53 ha có 16 đàn được xác định, mỗi đàn có một vùng sống và cách thức sử dụng vùng sống là khác nhau, trường hợp vùng sống trùng nhau giữa hai đàn gần nhau khá là phổ biến khoảng 50%- 65% có đàn trùng đến 75- 80% giữa các đàn gần nhau do hoạt động ăn, di chuyển, và xã hội. Theo Kirkpatrick (2007), nhóm khỉ ăn lá Châu á giữa hai đàn sống gần nhau có diện tích vùng sống trùng nhau từ 0-100%. So sánh với các loài cùng giống Trachypithecus cho thấy T. poliocephalus diện tích trùng nhau giữa hai đàn từ 10-24% (Harrison, 1986), T. francoisi diện tích trùng nhau giữa hai đàn từ 1- 83% (Hu, 2011), T. germaini có diện tích trùng nhau giữa đàn là 60% (Le, T.H, 2019). Trong nghiên cứu này diện tích trùng nhau giữa đàn T. francoisi là từ 50- 80%. Nhưng các đàn có vùng lõi không trùng nhau. Ngoài ra, diện tích vùng sống mùa khô cao hơn mùa mưa. Điều này có thể giải thích, vào mùa mưa thực vật sinh trưởng tốt, Voọc có thể dễ dàng tìm thức ăn. Trong khi mùa khô thực vật rụng lá, thức ăn giảm Voọc thường di chuyễn theo chiều ngang và phải di chuyển đoạn đường xa hơn nên tổng diện tích vùng sống sẽ cao hơn mùa mưa. 3.1.5. Quỹ thời gian ăn và các hoạt động khác của Voọc đen má trắng Kết quả quan sát 32 lần với tổng thời gian 768 tiếng từ 4 đàn Voọc đen má trắng (đàn 1, 2, 6 và 7) cho thấy, Voọc đen má trắng hoạt động từ sáng sớm, bắt đầu từ 5 giờ 15 sáng vào Hè và khoảng 6 giờ sáng vào mùa đông với điều kiện thời tiết mưa lớn chúng sẽ di chuyển ra khỏi hang muộn hơn. Chúng kết thúc hoạt động vào lúc chiều tối trong khoảng thời gian từ 17 giờ 30 đến 18 giờ 30. Trong đó, thời gian dành cho các hoạt động di chuyển, ăn, nghỉ ngơi, hoạt động xã hội khác nhau đáng kể. Hình 3.10 cho thấy về quỹ thời gian hoạt động, voọc dành hơn một nửa thời gian hàng ngày để nghỉ ngơi, tiếp theo là hơn 20% thời gian cho ăn và hơn 10% thời gian di chuyển. Các hoạt động khác chiếm ít hơn 10% thời gian hoạt động. Hình 3.. Biểu đồ quỹ thời gian hoạt động của Voọc đen má trắng Bảng 3.4. Kết quả về quỹ thời gian hoạt động của Voọc đen má trắng giống với các loài cùng giống Voọc là dành nhiều thời gian cho việc ăn và nghỉ ngơi hơn. Tuy nhiên, về tỷ lệ thời gian có sự khác nhau giữa các loài Voọc có thể giải thích do sinh cảnh sống khác nhau và sự phong phú của nguồn thức ăn cho Voọc, chúng sẽ phải dành nhiều thời gian cho việc ăn và tìm kiếm thức ăn nếu không đáp ứng đủ nhu cầu. Mặt khác thời gian cho nghỉ ngơi nhiều và di chuyển, hoạt động xã hội ít điều đó phù hợp với phương thức tiêu hóa thức ăn và tránh tiêu tốn năng lượng của giống Voọc. Bảng 3.4. So sánh quỹ thời gian hoạt động của các loài giống Voọc Quỹ thời gian hoạt động (%) Loài Di Nghỉ Ăn Khác Nguồn chuyển ngơi Voọc đen má trắng 12 57 22 9 Nghiên cứu này
- (T. francoisi) Voọc đen má trắng 17 52 23 8 Zhou, 2007 (T. francoisi) Voọc xám Đông Dương Nguyen, H.D, 6 22 49 23 (Trachypithecus crepusculus) 2018 Voọc đầu trắng 15 52 13 20 Li, 2004 (T. leucocephalus) Voọc quần đùi trắng 28, 4,2 61,3 6,3 Workman, 2010 (T. delacouri) 2 Voọc Cát Bà 12 55 19 14 Hendershott, 2017 (T. poliocephalus) Voọc bạc Đông Dương 9 25 45 21 Le, T.H, 2019 (T. germaini) Voọc bạc Trường Sơn 8 26 38 28 Tran, 2013 (Trachypithecus margarita) 3.2. Đặc điểm sinh thái học của Voọc đen má trắng ở khu vực nghiên cứu Table 15. 3.2.1. Các kiểu thảm thực vật hiện có (các kiểu sinh cảnh) Khu vực nghiên cứu có tổng diện tích thảm thực vật rừng tự nhiên là: 8556,85 ha và được chia ra làm 5 dạnh sinh cảnh có diện tích và đặc chưng khác nhau. Bảng 3.5. Các dạng sinh cảnh tại khu nghiên cứu Bậc phân loại Đặc điểm Tên viết tắt Diện tích (ha) I. Rừng kín I.A. Rừng thường xanh I.A.1. Rừng nhiệt đới ưa ẩm I.A.1.a. Rừng nhiệt đới ưa ẩm ở địa hình thấp Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp cây lá rộng trên thung lũng đá I.A.1.a (1) SC1 353.69 vôi và phiến sét phân lớp, có độ cao từ 400m -800m so với mặt nước biển Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp cây lá rộng ở thung lũng suối I.A.1.a (2) ẩm ngập nước theo SC2 491,7 mùa, đá vôi và phiến sét phân lớp, có độ cao từ 300m-500m so với mặt nước biển IA.2. Rừng thường xanh theo mùa nhiệt đới và Á nhiệt đới IA.2.a. Rừng thường xanh theo mùa nhiệt đới hay á nhiệt đới vùng thấp Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên sườn núi đá vôi kết I.A.2.a (1) SC3 2879,95 tinh, có độ cao từ 800m -1200m so với mặt nước biển. I.A.2.a (2) Rừng kín thường SC4 1925,52
- xanh mưa mùa nhiệt đới trên đất sườn hay vách núi, đỉnh thấp đá vôi kết tinh, có độ cao từ 500m -900m so với mặt nước biển. Rừng kín thứ sinh giầu thường xanh mưa mùa nhiệt đới đất núi cao cây lá rộng trên I.A.2.a (3) đỉnh núi đá vôi, có độ SC5 2905,99 cao từ 1000m -1300m so với mặt nước biển (loài cây ưu thế là họ ngọc lan) Tổng 8556,85 3.2.2. Đặc điểm cơ bản của thực vật Kết quả quan sát trên 17 tuyến điều tra và điều tra 15 OTC đại diện điền hình cho 5 kiểu thảm thực vật cho thấy: Khu vực nghiên cứu đã phát hiện được 90 họ, 194 chi và 250 thực vật bao gồm: Thực vật thân gỗ 31,3%, cây tái sinh 27,4%, cây bụi, cỏ 29,1%, dây leo 12,2% (Phụ lục 06 bảng phân loại thực vật). Khu vực nghiên cứu có độ tàn che của cây gỗ trung bình là 62,6% (Hình 3.12 luận án). 3.2.3. Đặng điển cơ bản của thực vật trên từng loại sinh cảnh 3.2.3.1. Sinh cảnh 1 Cấu trúc của rừng: Tầng 1: Bao gồm nhiều loài cây gỗ cao đến 20-30 m, vượt tán, với đường kính đến 80 cm với tàn che chiếm 20-30%. Trên 1 ha có 73 cây chiếm (5%). Các loài cây gỗ điển hình nhất là dâu da xoan (Allospondias lakonensis), Xoan mộc (Toona ciliate), Muồng đỏ (Senna timoriensis), mọc cùng với cây Da xia (Magnolia rostrata), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Trám hồng (Canarium bengalensis), Meliosma sp, dâu quả dài (Morus macroura), Nghiến (Burretiodendron hsienmu). Một số cây gỗ như Toona ciliata và Senna timoriensis có thể cao đến 35 m là cây trội vượt trên hẳn tầng 1. Tầng 2: Bao gồm nhiều loài cây gỗ cao 8-19 m với đường kính ngang ngực 12-20 cm và độ tàn che từ 40 đến 50%, Trên 1 ha có 349 cây chiếm (22%). Các loài cây gỗ phổ biến nhất của tầng này là Da xia (Magnolia rostrata), Giổi na (Magnolia grandis), muồng đỏ (Senna timoriensis), Vạng trứng (Endospermum chinense), Trôm đài màng ( Sterculia hymenoeairyx), Litsea sp, Sảng (Sterculia lanceolata), Ràng ràng xanh (Ormosia glaberrima). Tầng 3: Cây tái sinh chủ yếu là Dâu da xoan ( Allospondias lakonensis), Xoan môc (Toona ciliata, Senna timoriensis), và Da xia (Magnolia rostrata), Mán đỉa (Pithecellobium clypearia), Vạng trứng (Endospermum chinense), Gội nếp (Aglaia gigantean), Hu đay (Trema orientalis). Trên 1 ha có 506 cây chiếm (32%). Cây bụi khá nghèo, cây bụi cao 3-5 m với độ che phủ thay đổi từ 10 đến 40%, Trên 1 ha có 506 cây chiếm (32%). Thường thành phần loài không giàu,
- các loài điển hình gặp ở đây là Thiên nhiên kiện (Aglaia sp), Bời lời (Archidendron clypearia), Lứa (Diospyros s), Chít (Ficus variolosa). Cỏ cao khoảng 0,05 đến 3 m với độ che phủ đến 80%. Nó bao gồm các loài phổ biến như: Cỏ rác (Ficus langkokensis), Ráy (Alocasia macrorrhiza), Lá dong (Pterospermum angustifolium), Tràm tía (Strobilanthes sp), Ngọc bút (Tabernamontana sp), Râu Hùm ( Tacca subflabellata), Lá dong sậy (Donax canniformis) Thực vật ngoại tầng: Dây leo Rất nghèo (độ che phủ chưa đến 1%), và cũng bao gồm một ít cây con chưa định loại được, Trên 1ha có 160 cây chiếm (10%). Những loài phổ biến nhất là: Dây lung bùng (Artabotrys hexapelalus), Calamus poilanei, Song mật (Calamus nambariensis), Cóc kén (Combretum sp), Dây hương (Derris balansae) (hình 3.1 luận án) Table 16. Tổ thành tầng cây gỗ Trong sinh cảnh 01 có 24 loài cây gỗ khác nhau, 66 cá thể (phụ lục 5.1 luận án) với 66 loài trong đó có 04 loài chính chiếm tỷ lệ trên 5% được tham gia vào công thức tổ thành thể hiện ở (bảng 3.6 luận án) Công thức tổ thành SC1= 12,9 Mđ + 11,3 Dx + 8 Sg + 7,1 Vtr + 60,7 Lk Mđ: mán đỉa; Dx: daxia; Sg: Sảng; Vtr: Vạng trứng 3.2.3.2.Sinh cảnh 2 Cấu trúc của rừng: Tầng 1: Cây gỗ gồm nhiều loài cây gỗ cao 20-32,3 m với đường kính thân đến 50 - 101,3 cm, độ tàn che 10%, Trên 1 ha có 73 cây chiếm (5,19%). Các loài cây gỗ phổ biến nhất là: Thanh thất (Ailanthus triphysa), Dâu da xoan (Allospondias lakonensis), Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Trai lý (Garcinia fagraeoides ) có tán vượt trội. Tầng 2: Gồm các loài cây gỗ nhỏ, cao 7-20 m với đường kính ngang ngực 8- 35 cm, độ tàn che từ 55%, Trên 1 ha có 460 cây chiếm (32,72%). Các loài cây phổ biến nhất là: Dâu da xoan (Allospondias lakonensis), Thị Lá Nhẵn (Diospyros susarticulata), Nàng hai (Sumbaviopsis albicans), Lát khét (Toona ciliate), Bồ kết (Gleditsia sinensis) ,Trám đen (Canarium pimela), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Côm Gritf (Elaeocarpus griffithii), Các loài mọc cùng: Ni lan conet (Eria corneri), Dẻ Bonnet (Lithocarpus bonnetii), Hồ bi (Linociera ramiflora), Dành dành (Rothmannia daweishanensis), Trâm trắng (Syzygium formosum), Côm Grif (Elaeocarpus griffithii ) và Dạ hợp trứng gà (Magnolia liliifera). Tầng 3: Cây tái sinh khá nghèo, gồm cây gỗ nhỏ và cây bụi cao 3-4m , với độ che phủ 30%, Trên 1 ha có 400 cây chiếm (28,45%). Thường thành phần loài không giàu, gồm Quyết gai (Atalantia roxburghiana), Song môi (Miliusa balansae), Om nếp (Pittosporum balansae), Thông đỏ (Taxus chinensis), Bứa (Garcinia sp), Kim giao (Nageia fleuryi), Me (Tamarindus indica), cây tái sinh là cây con, non của các loài cây gỗ tầng trên.
- Cây bụi gồm cỏ và cây bụi nhỏ, có phổ biến là nơi có nhiều ánh sáng, cây có độ cao 0,05-3 m, có độ che phủ 80% . Trên 1 ha có 320 cây chiếm (22,76%). Trong số các loài của tầng cỏ này có thể kể đến: Ngọc bút (Taberna montana), Cứt lợn đài bì (Miliusa balansae), Hắc châu Balansa (Pittosporum balansae), Mẫu đơn (Ixora cephalophora ), Xã bi bắc bộ (Ophiopogon tonkinensis), Móng ngựa vân nam (Atalantia roxburghiana) Thực vật ngoại tầng: Dây leo những loài dây leo gỗ và cỏ khá phổ biến ở nơi khi cây gỗ bị đổ do già cỗi hay bị chặt hạ, trên 1 ha có 153 cây chiếm (10,88%). Có loài dài đến 20 m với đường kính ở gốc đến 15-20 cm. Các loài phổ biến nhất là Cổ am (Anamirta cocculus), Mã tiền (Strychnos axillaris) và Tứt hư (Tetrastigma lanceolarium), Chân rết (Pothos repens), Tiết dê lá dầy (Pericampylus glaucus), Ráy leo lá rách (Epipremnum pinnatum). (hình 3.14 luận án) Table 17. Tổ thành tầng cây gỗ Trong sinh cảnh 02 có 33 loài cây gỗ khác nhau với 80 cá thể (phụ lục 5.2 luận án) trong đó có 04 loài chính có tỷ lệ chiểm trên 5% được tham gia vào công thức tổ thành (Bảng 3.7 luận án). Công thức tổ thành SC2= 7,5Nh +7,25Ddx +6,25Thln +5Ngh + 74Lk Nh: Nàng hai, Ddx: Dâu da xoan; Thln: Thị lá nhẵn; Ngh: nghiến 3.2.3.3. Sinh cảnh 3 Cấu trúc của rừng: Tầng 1: Các cây gỗ vượt tán là những cây gây nhiều ảnh hưởng đến các loài cây khác, nó thường xuất hiện ở chân, sườn núi ít dốc và các chỗ trũng giữa sườn khi rừng chưa bị chặt hạ. Các cây gỗ vượt tán này có thể cao 22- 35 m với đường kính ngang ngực đến 50-96 cm. Trên 1 ha có 80 cây chiếm (6%). Phổ biến nhất là đại diện của các loài Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Lát khét (Toona ciliate), Thị chợ bờ (Diospyros choboensis), Lim xoẹt (Peltophorum pterocarpum), Lát hoa (Chukrasia tabularis). Đường kính tán của các cây này có thể đến 25 m với độ rậm của tán từ 10 đến 15%. Tầng 2: Cây gỗ với chiều cao đến 8-18 m, đường kính ngang ngực 8-24 cm, độ tàn che 40%. Trên 1 ha có 440 cây chiếm (32,98%). Các loài cây gỗ phổ biến nhất là: Gội (Aglaia sp), Thôi ba (Alangium chinense) , An phong bắc bộ (Alphonsea tonkinensis), Mán đỉa (Archidendron clypearia), Trai lý (Artocarpus gomezianus) , Chay lá mít (Artocarpus nitidus), Bưởi (Citrus grandis), Quách tía (Chisocheton cumingianus), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Mít chay (Garcinia fagraeoides), Bời lời (Litsea sp), Bứa (Garcinia oblongifolia), Máu chó lá lớn (Knema erratica), Lát khét (Toona ciliate), Găng (Rothmannia daweishanensis), Soloan lông dầy (Sloanea tomentosa), Sồi (Quercus sp). Tầng 3: Cây tái sinh chúng thường cao 1- 5 m độ che phủ 40%. Trên 1 ha có 374 cây chiếm (28,04%). Các loài cây thường gặp ở đây là: Gội (Aglaia
- sp), Bời lời (Litsea sp), Cây dù dì Calophyllum balansae, Quyếch tía (Chisocheton cumingianus), Nhội tía (Bischofia javanica), Tai chua (Garcinia cowa Roxb. ex Choisy), Vả (Ficus oligodon). Tầng cây bụi gồm cỏ và cây bụi nhỏ, có phổ biến là nơi có nhiều ánh sáng, cây có độ cao 1-3 m, có độ che phủ 60% .Trên 1 ha có 240 cây chiếm (17,99%). Trong số các loài của tầng cỏ này có thể kể đến: Đùng đình (Caryota mitis), Cây móc (Caryota urens), Riềng ấm (Costus zerumbet Pers), Ra Bắc bộ (Licuala tonkinensis), Mật cật hoa-nhỏ (Rhapis micrantha), Sẹ nước (Alpinia globosa (Lour.) Horan). Thực vật ngoại tầng: Dây leo Trong thảm thực vật ngoại tầng rất giàu thành phần loài, nhất là ở phần trên của sườn. Đó là các loài sống bám trên thân và cành cây, dây leo sống bám, cây sống bám trên đá và nhiều loại dây leo gỗ (22 loại), trên 1 ha có 200 cây chiếm (14,99%). có loài dài đến 30 m với đường kính ở gốc đến 10-20 cm. Các loài phổ biến nhất Là: Ráy leo lá rách (Epipremnum pinnatum), Mơ leo (Paederia scandens), Sắn dây rừng (Pueraria thunbergiana), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. & Arn.) Planch ), Mật đuôi chồn (Flemingia strobilifera (L.) W.T.Aiton ), Tiết dê (Cissampelos pareira L.), Kim ngân hoa to (Lonicera macrantha (D. Don) Spreng), Vắc can (Tinomiscium petiolare), Hoàng đằng Việt Nam (Fibraurea recisa Pierre), Dây mật (Derris sp), Bàm bàm (Entada phaseoloides), Chi thuộc họ Kim đồng (Hiptage sp).(hình 3.15 luận án) Table 18. Tổ thành tầng cây gỗ Trong sinh cảnh 03 có 34 loài cây gỗ khác nhau với 71 cá thể (phụ lục 5.3 luận án) trong đó có 07 loài chính có tỷ lệ chiểm trên 5% được tham gia vào công thức tổ thành (bảng 3.8 luận án) Công thức tổ thành SC3 = 9 Trl + 9G + 7,7Bl + 6,4Ngh + 6,4Mch +5,1 Xnh + 5,1Apb + 51,3 Lk Trl: trai lý, G: gang, Ngh: nghiến: Bl: Bời lời, Mch: Mít chay, Xnh:Xoan nhừ, Apb: An phong bắc bộ. 3.2.3.4. Sinh cảnh 4 Cấu trúc của rừng: Tầng 1: Cây gỗ cao nhất chỉ cao đến 8-13,5 m với đường kính thân đạt 10-16 cm. Mặc dầu có kích thước nhỏ bé nhưng đó thường là cây gỗ có tuổi cao vì sự sinh trưởng của chúng trên đá vôi rất chậm. Độ tàn che trung bình 30%. Các loài cây gỗ là: Kim Giao (Nageia fleury), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Thông Làng (Dacrycarpus imbricatus) & Thông đỏ Trung Quốc (Taxus chinensis), Cây dù dì (Calophyllum balansae), Thanh hương môc (Pistacia weinmanifolia), Sồi sa pa (Quercus chapaensis), Sồi guối (Quercus langbianensis), Giổi vân nam (Magnolia aff. yunnanensis). Trên 1 ha mật độ cây gỗ là 440 cây chiếm tỷ lệ 35%.
- Tầng 2: Cây tái sinh cao 2-4 m có độ che phủ thấp, 20-30%. Cây nhỏ, còn non của các cây gỗ của tầng trên chiếm một tỷ trọng lớn, thuộc các loài như: Cây dù dì (Calophyllum balansae), Thông làng (Dacrydium elatum), Sến mật (Madhuca pasquieri), cây Sầm (Memecylon edule), Thanh hương (Pistacia weinmanifolia). Trên 01 ha mật độ cây tái sinh là 231 cây chiếm tỷ lệ 18,38%. Cây bụi, cỏ gồm hầu hết là các loài cỏ sống bám trên trên đá, cao 0,05-1 m. Ở đây chúng chỉ mọc trong các hốc và khe đá với độ che phủ chỉ 5-10%. Môi trường sống trên đường đỉnh núi đá vôi khá khô, và một số loài có thân hay lá mọng nước. Cây có lá mọng nước thường gặp là Thu hải đường (Begonia crystalline), Song bào đá (Disporum trabeculatum), Chi bóng nước (Impatiens), tạo nên nét hoang mạc khô. Ngoài ra còn có tre ót cao 1-2 m, rất dày, độ che phủ có thể đến 80% khá phổ biến, nhất là khi đã chịu qua lửa rừng. Trên 01 ha mật độ cây bụi là 506 cây chiếm tỷ lệ 40,25%. Thực vật ngoại tầng: Dây leo không phát triển, gồm chủ yếu cây non bám trên đá ở hướng bắc, độ che phủ ít hơn 10%. Trên 01 ha mật độ dây leo là 80 dây chiếm tỷ lệ 6,36%. Một số loại chính như: Mơ leo (Paederia scandens), Hoàng mộc leo (Zanthoxylum scandens), Trâm bầu sun đa (Combretum sundaicum), Thủy tiên (Dendrobium thyrsiflorum), Bích nũ vặn (Byttneria tortilis) (hình 3.1 luận án). Tổ thành tầng cây gỗ Trong sinh cảnh 04 có 22 loài cây gỗ khác nhau với 66 cá thể (phụ lục 5.4 luận án) trong đó có 05 loài chính có tỷ lệ chiểm trên 5% được tham gia vào công thức tổ thành (bảng 3.9 luận án) Công thức tổ thành SC4 = 10,4 Hđg + 10,4 Givn + 7,4 Thtld +7,4 Kg + 5,9 Sg +… Hđg: Hoàng đàn giả, Givn: Giổi vân nam, Ttld: Thông lá dài, Kg: Kim giao, Re: Gừng, Sg: Sồi ruối. 3.2.3.5. Sinh cảnh 5 Cấu trúc của rừng: Tầng 1: Gồm cây lá rộng cao 16- 22 m với đường kính ngang ngực 40- 62 cm. Các loài cây ưu thế là Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Re gừng (Cinnamomum orocolum), Dẻ quả tròn (Lithocarpus sp), Mộc lan tím (Magnolia liliflora), Giổi (Magnolia hypolampra), Giổi vân nam (Magnolia yunnanensis), Sồi quang (Quercus chrysocalyx). Độ che phủ đến 30%. Trên 01 ha mật độ cây gỗ là 173 cây chiếm tỷ lệ 13,67% Tầng 2: Gồm các cây gỗ cao 10- 15 với đường kính ngang ngực 11-28 cm, độ che phủ từ 30- 40%. Các loài sau đây là cùng ưu thế phổ biến nhất trong
- tầng này: Ngội (Aglaia sp), Côm tầng (Elaeocarpus griffithii), Chi chè (Gordonia sp), Sồi guồi (Quercus langbianensi), Máu chó lá lớn (Knema erratica), Vàng anh lá lớn (Saraca diver), Thôi ba (Alangium chinense), Giổi (Magnolia kwangsiensis) và một số loài trong chi mộc lan (Magnolia foveolata, Magnolia grandis, Magnolia yunnanensis). Trên 01 ha mật độ cây gỗ là 213 cây chiếm tỷ lệ 16,82% Tầng 3: Cây tái sinh cao 2-5 m với độ che phủ 30%. Thành phần loài giàu có và gồm các loài phổ biến sau đây: Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Re gừng (Cinnamomum orocolum), Dẻ quả tròn (Lithocarpus sp), Mộc lan tím (Magnolia liliflora), Giổi (Magnolia hypolampra), Ngội (Aglaia sp), Côm tầng (Elaeocarpus griffithii), Chi chè (Gordonia sp), Sồi guồi (Quercus langbianensi), Máu chó lá lớn (Knema erratica), Vàng anh lá lớn (Saraca diver), Thôi ba (Alangium chinense), Cây tái sinh là minh chứng sự tái sinh tự nhiên bình thường của tầng 1 và 2 của kiểu rừng này. Trên 01 ha mật độ cây tái sinh là 320 cây chiếm tỷ lệ 25,28% Cây bụi, cỏ cao 2-4 m với độ che phủ 40%. Thành phần loài giàu có và gồm các loài phổ biến sau đây: Củ bình vôi (Stephania rotunda), Vắc can (Tinomiscium petiolare), Cóc kèn Balansa (Derris balansae), Ráy leo lá rách (Epipremnum pinnatum), Chi bóng nước (Impatiens sp), Họ lan (Dendrobium sp), Hoàng đằng (Fibraurea recisa), Chân trâu hoa vàng (Lysimachia insignis). Trên 01 ha mật độ cây bụi, cỏ là 560 dây chiếm tỷ lệ 44,23% (hình 3.1 luận án). Table 19. Tổ thành tầng cây gỗ Trong sinh cảnh 05 có 20 loài cây gỗ khác nhau với 58 cả thể (phụ lục 5.5 luận án) trong đó có 05 loài chính có tỷ lệ chiểm trên 5% được tham gia vào công thức tổ thành (bảng 3.10 luận án) Công thức tổ thành SC5 = 10,3 Xnht + 8,6 Chtr + 7,4 S + 6,9 Rg + 6,9 Chn +… Xnh: Xoan nhừ, Chtr: chẹo trắng, S: sồi, Rg: re gừng, Chn: chò nâu 3.2.3.6. So sánh sự khác biệt của các loại sinh cảnh Bảng 3.11. So sánh một số đặc trưng của 05 sinh cảnh Sinh cảnh TT Tiêu chí Đơn vị SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 Độ cao tuyệt tinh 400- 300- 800- 1000- 1 M 500-900 đối 800 500 1200 1300 Độ dầy tầng đất 2 cm 15 20 5-15 5-15 5-10 (tầng A) 3 Độ tàn che % 63,6 65 75 30 65 4 Độ che phủ % 85 90 90 90 80 Số 5 Tầng thứ 3 3 3 2 3 tầng 6 Số loài cây gỗ loài 24 32 33 22 20 7 Số lượng cây gỗ cây 422 533 520 440 386 Loài cây tái 8 loài 10 9 9 8 12 sinh
- Số lượng cây tái 9 cây 560 400 374 231 320 sinh Thực vật ngoại 10 dây 14 15 23 8 0 tầng Số loài tham ra 11 loài 4 4 7 5 5 tổ thành Trai lý, Hoàng đàn Nàng Găng, Muồng giả, Giổi Xoan hai, Bời lời, đỏ, vân nam, nhừ,Chẹo Dâu da Nghiến, Tên Daxia, Thông lá trắng, 12 Loài cây xoan, Xoan cây Sảng, dài, Re Sồi, Re Thị lá nhừ, Mít Vạng gừng, Kim Gừng, nhẵn, chay, An trứng giao, Sồi Chò nâu Nghiến phong ruối bắc bộ Từ bảng 3.11 cho thấy: Về điều kiện tự nhiên phân bố của các sinh cảnh theo độ cao so với mặt nước biển có sự khác nhau khá rõ, sinh cảnh phân bố cao nhất là SC5 (1000-1300), SC2 phân bố thấp nhất (300-500m). Về đất đai chủ yếu được hình thành trên sươn núi đá, đỉnh núi đá vôi kết tinh (SC3, SC4, SC5) có độ dầy tầng đất 5-15 cm, có những lũng đất dầy tới 1 mét. Đối với SC1, SC2, đất được hình thành trên các thung lũng đá vôi hoặc các sườn núi thấp, độ dốc nhỏ mẫu đất là phiên sét phân lớp. Độ dầy tầng đất canh tác 15- 20cm. về thời tiết không có sự khác biệt rõ rệt. Về thảm thực vật: đối với SC1, SC2, SC3 có cấu trúc 3 tầng rõ rệt đó là: (1) Tầng cây gỗ vượt tán, (2) Tầng cây gỗ tham gia tán chính của rừng, (3) Tầng cây bụi, cây tái sinh, (4) Thực vật ngoại tầng. SC4 chỉ có 02 tầng không có tầng cây vượt tán. SC5 có 03 tầng, không có thực vật ngoại tầng, cây ở SC5 sinh trưởng phát triển kém nhất. Số loài cây gỗ và số lượng cây trên 1 ha đối với sinh cảnh 2, sinh cảnh 3 là nhiều nhất SC2 (33 loài và 533 cá thể), SC3 ( 32 loài - 520 cá thể). Sau đó đên SC4, SC1, SC5. Số lượng loài cây tái sinh không có sự khác nhau rõ rết biên động từ 8-12 loài, xong số lượng cây trên 1ha có sự khác biết rõ rệt nhiều nhất là SC1 (560 cây) ít nhất là SC4 (231 cây), các cây tái sinh cơ bản là cây con của các cây gỗ tầng cao. Về dây leo khác nhau khá rõ rệt nhiều nhất là SC3 (23 loài), có những sinh cảnh không có như SC5. Cây gỗ có ít nhất 5% trong tổng số cây trên 1ha đối với từng sinh cảnh, để được tham gia công thức tổ thành không nhiều. SC3 nhiều nhất 7 loài, SC4, SC5 có 5 loài, SC1, SC2 có 4 loài nhưng các loài chiến tỷ lệ không cao nhiều nhất là 13%, ít nhất là 5%. Các loài chiếm ưu thế trong các sinh cảnh có sự khác nhau. Các hoạt động của loài Voọc đen má trắng diễn ra ở cả 5 dạng sinh cảnh. Tập trung nhiều thời gian nhất ở sinh cảnh 3,4 đây là khu vực rừng phát triển tốt số lương thức ăn đa dạng cho loài. Sinh cảnh 1,2 khu vực có nhiều đất canh tác nông nghiệp, sinh cảnh 4,5 là khu vực vách đá cao phù hợp cho ngủ nghỉ và các hoạt động xã hội khác của loài Voọc.
- 3.2.4. Đặc điểm sinh thái dinh dưỡng của Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu Table 20. 3.2.4.1. Sự lựa chọn thành phần thức ăn Thành phần thức ăn của Voọc đen má trắng tại khu vực Lâm Bình- Sinh Long, được ghi nhận trong nghiên cứu này gồm 37 loài thuộc 28 họ. Trong các loài này có 28 loài thân gỗ (75,7%), 9 loài dây leo (24,3%). Ghi nhận 37 loài thực vật Voọc chọn làm thức ăn bao gồm: 28 loại lá non, 19 loại lá trưởng thành, 3 loại hoa, 15 loại quả, 4 loại hạt và một số bộ phận khác như chồi, vỏ. Như vậy Voọc đen má trắng chọn ăn đa dạng các bộ phận (lá non, lá trưởng thành, hoa, quả). Lá non là bộ phận được Voọc đen má trắng sử dụng nhiều nhất 28 loài, chiếm tỉ lệ 75,7%. Quả cũng được Voọc đen má trắng ưu tiên sử dụng với tỉ lệ 40,5%, ăn quả vào các tháng cây có quả. Hoa là bộ phân thuộc nhóm thức ăn được Voọc đen má trắng lựa chọn tỉ lệ lựa chọn hoa ăn chiếm không cao (8,1%). Quả hạt cũng được Voọc lựa chọn ăn, chiếm tỉ lệ 10.8% (Phụ biểu 11 luận án). 3.2.4.2. Sự lựa chọn thức ăn theo tháng Bảng 3.12 cho Sự lựa chọn thức ăn theo tháng phụ thuộc nhiều vào loài thực vật mà Voọc đen má trắng ưa thích và phụ thuộc vào sự phong phú của chúng trong tự nhiên như: Ràng ràng xanh (Ormosia glaberrima), Mán đỉa (Pithecellobium clypearia), Đa gân (Ficus nervosa), Sung (Ficus fistulosa), Găng trâu (Randia spinosa). Bảng 3.12. Kết quả về lựa chọn thức ăn theo tháng của một số loài thực vật chính Thức ăn theo tháng Tên khoa STT Lá học Tên Việt Hoa Lá non Hoa/Quả Chồi TT Nam 1 Spondia lakonensis Dâu gia xoan 11,12,1 3 2 Garcinia paucinervis Cây bứa 7,8 2,3…7 2,3 3 Apodytes dimidiata dung 4,5,6,7 Pithecellobium 4 Mán đỉa 2,4,9,11 * 6,7,8 clypearia Ràng ràng 5 Ormosia glaberrima 2,4 * 6,7,8,9,10 xanh 6 Ficus nervosa Đa gân 9,10,11 * 6,7,8 7 Ficus microcarpa Si quả nhỏ 2,4,9,11 * 5,6 2,3 8 Ficus glaberrima Đa trơn 2,4,9,11 * 7,8,9 9 Ficus fistulosa Sung 2,4,9,11 * 8,9,10,11,12 2,3 Pueraria 10 Sắn dây rừng 6,7 2,4,5 * thunbergiana 11 Randia spinosa Găng trâu 9,10,11 * 3,4…11 12 Sinosideroxylon Sến 2,3,4 Burretiodendron 13 Nghiến 3,4 5….11 hsienmu
- Table 21. 3.3. Xây dựng bản đồ dự đoán phân vùng thích nghi cho loài Voọc đen má trắng Table 22. 3.3.1. Hiệu suất mô hình và sự đóng góp của các nhân tố Kết quả cho thấy AUC cho mô hình phân bố Voọc đen má trắng là 0,907 (Hình 3.18 luận án), cao hơn so với mô hình ngẫu nhiên với giá trị 0,5. Giá trị cho thấy mô hình đang ở trong tình trạng “rất tốt” (Hosmer Jr, D. W và cs., 2013) và chỉ ra rằng mô hình đáng tin cậy và có thể phản ánh 07 nhân tố được lựa chọn có ảnh hưởng đến sự phân bố loài. Table 23. 3.3.2. Tầm quan trọng và sự đóng góp của các nhân tố đến sự phân bố loài (Bảng 3.13 và hình 3.20 luận án) cho thấy kết quả của thử nghiệm jackknife về mức độ đóng góp quan trọng khác nhau giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố loài. Nhân tố loại đất loại rừng (ldlr) có đóng góp lớn nhất là 49,9 %, do đó tự nó dường như là thông tin hữu ích nhất. Tiếp đó là biến độ cao (docao) là 31,7 % và độ dốc (dodoc) là 9,8%. Giá trị được hiển thị là giá trị trung bình qua các lần chạy lặp lại mô hình. Table 24. 3.3.3. Biểu đồ dự đoán phân vùng thích nghi cho loài Voọc đen má trắng Theo như bản đồ mô hình Maxent đã dự đoán dựa vào 7 nhân tố tác động đến sự phân bố của loài Voọc đen má trắng do tác giả cung cấp, tác giả có thống kê diện tích, tiêu chí phân loại khu vực có điều kiện thích hợp/không thích hợp cho loài Voọc đen má trắng như sau (hình 3.21 luận án) khu vực không phù hợp (P < 0,1): 24232.32 ha; khu vực thích hợp thấp (0,1< P

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p |
335 |
18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p |
387 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p |
439 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p |
443 |
16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p |
302 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p |
308 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p |
370 |
11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p |
328 |
9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p |
254 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p |
296 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p |
362 |
8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p |
323 |
6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p |
278 |
5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p |
161 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
275 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p |
151 |
4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p |
176 |
3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p |
319 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
