intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của rủi ro công nghệ thông tin đến chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:27

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài "Ảnh hưởng của rủi ro công nghệ thông tin đến chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại Việt Nam" là nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro công nghệ thông tin đến chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của rủi ro công nghệ thông tin đến chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒNG QUANG CHUNG ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TINKẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2022 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
  2. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Xuân Hưng 2. TS. Nguyễn Đình Hùng Phản biện 1:............................................................................................................................... Phản biện 2:............................................................................................................................... Phản biện 3:............................................................................................................................... Luận án được trình bày trước hội đồng tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh vào lúc ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Đại học Kinh tế TP.HCM.
  3. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Bất kỳ DN nào thì cũng cần phải có một hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) để phục vụ cho công tác quản lý và ít nhiều nó bị chi phối bởi CNTT. Khi mà rủi ro CNTT xuất hiện, nếu chúng không được kiểm soát tốt thì HTTTKT của đơn vị sẽ bị đe doạ, chất lượng hệ thống thông tin kế toán (CLHTTTKT) bị giảm sút, từ đó dẫn đến chất lượng thông tin kế toán (CLTTKT) bị ảnh hưởng và nhà quản lý sẽ đi đến những quyết định sai lầm nếu sử dụng những thông tin kém chất lượng. Những nghiên cứu do tổ chức diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố trong báo cáo 2020 về các rủi ro hàng đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cho thấy rủi ro CNTT được xếp vào một trong 5 nhóm rủi ro cao bên cạnh các rủi ro về kinh tế, môi trường, địa chính trị và xã hội. Các rủi ro CNTT được nêu rõ trong báo cáo bao gồm hậu quả bất lợi của tiến bộ công nghệ, sự cố cơ sở hạ tầng và mạng thông tin, các cuộc tấn công mạng quy mô lớn và sự cố hàng loạt về gian lận hoặc đánh cắp dữ liệu. Diễn đàn kinh tế thế giới đã đưa ra nhận định và cảnh báo nếu chúng xảy ra, có thể gây ra tác động tiêu cực đáng kể cho một số quốc gia hoặc các lĩnh vực, ngành nghề trong vòng 10 năm tới (Báo cáo rủi ro toàn cầu của WEF, 2020). Quản lý dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây đã và đang là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế số. Đe doạ liên quan đến an toàn thông tin mạng sẽ khó tránh khỏi đối với hầu hết các tổ chức. Kết quả nghiên cứu được tập đoàn công nghệ Bkav công bố trong báo cáo đánh giá an ninh mạng năm 2020 cho thấy thiệt hại do virus máy tính gây ra ở Việt Nam đã đạt kỷ lục vượt mốc 1 tỷ USD (23,9 nghìn tỷ đồng).Hàng trăm tỷ đồng thiệt hại bởi tấn công an ninh mạng liên quan đến ngân hàng; nhiều tổ chức, DN bị tấn công có chủ đích theo một cách thức mới…Năm 2020, Covid-19 bùng phát, hàng loạt DN, cơ quan và tổ chức đã chuyển sang làm việc từ xa. Các phần mềm làm việc trực tuyến được tìm kiếm và sử dụng ngày một tăng. Nhiều đơn vị buộc phải đưa hệ thống lên internet để nhân viên có thể truy cập và làm việc từ xa và điều này tạo điều kiện cho kẻ xấu khai thác lỗ hổng, tấn công và đánh cắp thông tin (Báo cáo đánh giá an ninh mạng của Bkav, 2020).
  4. 4 Các nghiên cứu về rủi ro CNTT ảnh hưởng đến HTTTKT trong môi trường máy tính của Davis (1997), Korvin và cộng sự (2004), Rajeshwaran N và Gunawardana K. D (2008), Wang và He (2011), Yang và Jiang (2014), Zhuang (2014), Fang và Shu (2016) và Susanto (2018)vẫn chưa cho thấy nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này. Ở trong nước, liên quan đến HTTTKT có các nghiên cứu về chủ đề ERP: Xác định và kiểmsoát các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trong môi trường ERP (Nguyễn Bích Liên, 2012); các nhân tố tác động đến thành công dự án ERP (Nguỵ Thị Hiền và Phạm Quốc Trung, 2013), … Số còn lại là các nghiên cứu về HTTTKT nói chung như: nhân tố ảnh hưởng lên hiệu quả của HTTTKT trên nền máy tính (Phan Đức Dũng và Phạm Anh Tuấn, 2015); tác động của CNTT đến HTTTKT (Trịnh Viết Giang, 2017); nhân tố tác động đến sự thành công của HTTTKT (Nguyễn Phước Bảo Ấn, 2018), … Từ các minh chứng trên cho thấy ở Việt Nam: (1) HTTTKT của các DN trong thời đại số ngày nay luôn bị đe doạ và thực tiễn cần quản trị rủi ro CNTT hiệu quả để đảm bảo CLTTKT và (2) là sự thiếu hụt lý thuyết để giải quyết vấn đề thực tiễn. Từ thực trạng trên, “Ảnh hưởng của rủi ro công nghệ thông tin đến chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại Việt Nam” được lựa chọn là chủ đề nghiên cứu cho luận án này. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro CNTT đối với CLTTKT trong các DN tại Việt Nam.  Mục tiêu cụ thể: - Thứ 1: Nhận diện các rủi ro CNTT ảnh hưởng đến HTTTKT. - Thứ 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các rủi ro CNTT đến CLHTTTKT và CLTTKT. - Thứ 3: Hàm ý quản lý của kết quả nghiên cứu đối với các bên liên quan. 3.Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, cần đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
  5. 5 - Câu hỏi 1: Các rủi ro CNTT nào ảnh hưởng đến HTTTKT? - Câu hỏi 2: Các rủi ro CNTT được nhận diện ảnh hưởng như thế nàođến CLHTTTKT và CLTTKT? - Câu hỏi 3: Các hàm ý quản lý nào được đưa ra đối với các bên liên quan từ kết quả của nghiên cứu? 4. Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các rủi ro CNTT ảnh hưởng đến CLTTKT trong các DN tại Việt Nam.  Đối tượng khảo sát Các kế toán viên, kiểm toán viên, nhà quản lý tài chính–kế toán và quản lý DN làm việc tại các DN ở Việt Nam, đang tham gia vào việc sử dụng HTTTKT trên thực tế.  Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa các rủi ro CNTT với CLTTKT, được xem xét trong phạm vi môi trường nội bộ DN mà không xem xét đến môi trường bên ngoài như quy định pháp lý và công nghệ điện toán đám mây. - Các DN được nghiên cứu trong đề tài là các DN ở Việt Nam, không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ngành nghề. - Thời gian khảo sát từ tháng 02/2020 đến tháng 03/2020. 5. Phương pháp nghiên cứu PPNC được sử dụng trong nghiên cứu này là PP hỗn hợp, bao gồm PPNC định tính và PP định lượng. 6. Ý nghĩa của nghiên cứu  Ý nghĩa khoa học - Đề tài đã kiểm định các lý thuyết về mối quan hệ giữa CLTTKT với các rủi ro CNTT như rủi ro phần cứng, rủi ro phần mềm, rủi ro dữ liệu, rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT, rủi ro nguồn lực con người, rủi ro cam kết quản lý và rủi ro
  6. 6 văn hoá tổ chức. Qua đó, bổ sung vào các lý thuyết liên quan đã thực hiện trên thế giới. - Đề tài bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm cho thấy các thang đo liên quan đến HTTTKT được sử dụng trong các nghiên cứu trước tiếp tục được sử dụng trong luận án là phù hợp. - Đề tài đã cung cấp bằng chứng cho thấy có sự xuất hiện của nhân tố mới là nhân tố rủi ro phần mềm và dữ liệu đã được hình thành từ việc hội tụ của hai nhân tố rủi ro phần mềm và rủi ro dữ liệu so với mô hình nghiên cứu ban đầu sau khi triển khai nghiên cứu định lượng.  Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu định hướng cho lãnh đạo DN đưa ra hoạch định chính sách quản trị, kiểm soát rủi ro CNTT sao cho hữu hiệu và hiệu quả để tăng cường CLHTTTKT và CLTTKT trong DN. 7. Kết cấu của luận án - Phần mở đầu - Chương 1 - Tổng quan nghiên cứu - Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và xây dựng giả thuyết, mô hình nghiên cứu - Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu - Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và bàn luận - Chương 5 – Kết luận và hàm ý quản lý CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về các nghiên cứu trước 1.1.1. Các nghiên cứu về rủi ro CNTT và an toàn thông tin liên quan đến môi trường kế toán Thành công của dòng nghiên cứu này cho thấy các rủi ro CNTT ảnh hưởng tới HTTTKT nhưng chỉ dừng lại ở nghiên cứu khám phá định tính. Các nghiên cứu nàychưa đo lườngảnh hưởng của các rủi ro CNTT đến HTTTKT và CLTTKT.
  7. 7 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống thông tin kế toán và chất lượng hệ thống thông tin kế toán Các nghiên cứu đã đặt trọng tâm vào nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tổ chức như cam kết của nhà quản lý, nguồn lực con người, cam kếttổ chức, cơ cấu tổ chức, văn hoá tổ chức, sự tham dự của nhà quản lý, … đối với HTTTKT hay CLHTTTKT, nhưng chưa cho thấy nghiên cứu ảnh hưởng của HTTTKT hay CLHTTTKT đến CLTTKT. Chính vì thế, cũng cần có thêm những nghiên cứu ảnh hưởng của HTTTKT hay CLHTTTKT đối với CLTTKT, đặc biệt là nghiên cứu dưới góc nhìn của rủi ro CNTT. 1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến chất lượng thông tin kế toán Các nghiên cứu theo hướng này đã xác định được các nhân tố tổ chức như cam kết/ hỗ trợ của nhà quản lý, nguồn lực con người, cam kết tổ chức, cơ cấu tổ chức và văn hoá tổ chức có ảnh hưởng đáng kể lên CLTTKT. PP định tính và định lượng cũng đã được triển khai đầy đủ trong các nghiên cứu này nhưng chỉ tập trung vào các nhân tố tổ chức mà chưa thấy đề cập đến các nhân tố CNTT như phần cứng, phần mềm và ứng dụng tiến bộ CNTT. Thực tế này cho thấy cần có những nghiên cứu xem xét thêm tác động của các nhân tố CNTT, đặc biệt là rủi ro CNTT đến CLTTKT. 1.1.4. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro CNTT với chất lượng HTTTKT và chất lượng thông tin kế toán Nghiên cứu của Bansah(2018) cho thấy rằng các nguồn đe dọa đáng lo ngại nhất đối với HTTTKT trên nền máy tính bao gồm mất điện, rủi ro do nhân viên gây ra, vi rút và các mối đe dọa từ bên ngoài. HTTTKT là một tập hợp các hoạt động, tài liệu và công nghệ có liên quan với nhau được thiết kế để thu thập, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin cho nhiều nhóm người ra quyết định trong nội bộ và bên ngoài tổ chức. Sự phát triển của CNTT là một động lực tích cực trong kinh doanh; nhưng cũng như tất cả các đổi mới khác, nó cũng có mặt trái là rủi ro đi kèm (Hurt, 2010). 1.2. Nhận xét chung về các nghiên cứu
  8. 8 Qua tổng kết các nghiên cứu cho thấy vẫn chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT tiếp cận dưới góc nhìn rủi ro CNTT gắn liền với cả hai nhóm nhân tố tổ chức và nhân tố CNTT. 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án 1.3.1. Xác định khoảng trống nghiên cứu Theo phạm vi khảo cứu của tác giả về các nghiên cứu trước đã cho thấy chủ đề nghiên cứu về ảnh hưởng của rủi ro CNTT đến CLTTKT chưa được nghiên cứu là khoảng trống nghiên cứu mà luận án này thực hiện. Sự cần thiết và tầm quan trọng của nghiên cứu này xuất phát từ các khía cạnh: Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CLHTTTKT và CLTTKT đã được thực hiện ở các nước như Thái Lan, Malaysia, Jordan, Indonesia, Trung Quốc, Sri Lanka, Ghana, Lybia, … nhưng chưa được thực hiện nhiều ở Việt Nam. Ngoại trừ Trung Quốc, các quốc gia còn lại đều là những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, có nhiều đặc điểm tương đồng như Việt Nam. Tuy nhiên, ở chừng mực nào đó vẫn cho thấy có sự khác biệt giữa các nước này và Việt Nam, thể hiện qua thể chế chính trị, quy định pháp luật, loại hình DN hay tư duy quản lý. Chính vì thế, việc triển khai nghiên cứu về chủ đề này sẽ bổ sung thêm bằng chứng cho thấy kết quả nghiên cứu ở Việt Nam giống hay khác gì so với các kết quả nghiên cứu trước. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CLHTTTKT và CLTTKT cho thấy vẫn chưa có nghiên cứu có đầy đủ các nhân tố tổ chức và nhân tố CNTT như đã đề cập ở trên. Đặc biệt là nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố này đến CLHTTTKT và CLTTKT dưới góc nhìn của rủi ro CNTT. Do đó, khi thực hiện nghiên cứu này ở Việt Nam sẽ có cơ hội kiểm chứng và khẳng định các lý thuyết có liên quan thêm một lần nữa. Nghiên cứu về ảnh hưởng của rủi ro CNTT đến CLTTKT trong luận án này có sự kế thừa các nhân tố và thang đo từ các nghiên cứu trước, nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với góc nhìn của rủi ro CNTT. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đem lại bổ sung cho việc xây dựng và phát triển thang đo cho các nghiên cứu tương tự trong tương lai. Cuối cùng, nghiên cứu này khi thực hiện sẽ giúp các DN và các bên liên quan hiểu rõ hơn về các rủi ro CNTT ảnh hưởng đến CLTTKT, từ đó gợi ý về chính sách quản lý cho các DN và
  9. 9 các bên liên quan sao cho có thể kiểm soát các rủi ro CNTT một cách tốt nhất, đồng thời giúp tăng cường CLTTKT. 1.3.2. Định hướng nghiên cứu của luận án Từ việc kế thừa và kết hợp kết quả của những nghiên cứu trước, luận án đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro CNTT đến CLTTKT. Trong đó, luận án đã tập trung xây dựng mô hình nghiên cứu, kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLHTTTKT và ảnh hưởng của CLHTTTKT lên CLTTKT trong các DN tại Việt Nam. Các nhân tố được kế thừa từ các nghiên cứu trước như cam kết của nhà quản lý, nguồn lực con người, văn hóa tổ chức, phần cứng, phần mềm, dữ liệu và ứng dụng tiến bộ CNTT đã được đưa vào mô hình trong mối liên hệ với CLHTTTKT và CLTTKT. Tiếp theo, mô hình nghiên cứu đã được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu dưới góc nhìn rủi ro CNTT và cuối cùng là đưa vào kiểm định và phân tích định lượng trên thực tế để đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro CNTT đối với CLHTTTKT và CLTTKT. Kết luận chương 1 CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm nghiên cứu 1.3.3. Hệ thống thông tin kế toán 1.3.4. Rủi ro công nghệ thông tin 1.3.5. Rủi ro phần cứng 1.3.6. Rủi ro phần mềm 1.3.7. Rủi ro dữ liệu 1.3.8. Rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT 1.3.9. Rủi ro nguồn lực con người 1.3.10. Rủi ro cam kết quản lý 1.3.11. Rủi ro văn hoá tổ chức 1.3.12. Chất lượng hệ thống thông tin kế toán
  10. 10 Vận dụng mô hình HTTT thành công của các tác giả DeLone & McLean (2016). Các thuộc tính chất lượng HTTT trong mô hình D&M (2016) bao gồm: (1) Dễ học hỏi, (2) Dễ sử dụng, (3) Khả năng sẵn sàng, (4) Thời gian đáp ứng, (5) Độ tin cậy, (6) tính linh hoạt, (7) Cá nhân hoá, (8) Tương tác hệ thống & (9) Bảo mật. 1.3.13. Chất lượng thông tin kế toán Theo quan điểm hòa hợp giữa IASB & FASB (2010) đã thống nhất khuôn mẫu các tiêu chuẩn về CLTTKTbao gồm: Có liên quan (relevance), trình bày trung thực (faithful representation), có thể kiểm chứng (verifiability), có thể so sánh (comparability), dễ hiểu (understandability) và kịp thời (timeliness). Tính liên quan và trình bày trung thực là đặc tính nền tảng. Bốn đặc tính: có thể kiểm chứng, có thể so sánh, dễ hiểu và kịp thời là các đặc tính tăng cường bổ sung. 1.4. Quản lý rủi ro hệ thống thông tin kế toán trong môi trường máy tính 1.4.1. Mục tiêu của hệ thống thông tin kế toán trong môi trường máy tính 1.4.2. Quản lý rủi ro 1.4.3. Nhận diện rủi ro 1.4.4. Đánh giá rủi ro 1.4.5. Phòng ngừa rủi ro 1.5. Các lý thuyết nền có liên quan đến nghiên cứu 1.5.1. Lý thuyết cấu trúc 1.5.2. Lý thuyết ngẫu nhiên 1.6. Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 1.6.1. Các giả thuyết nghiên cứu Bảng 2 – Tổng kết các giả thuyết nghiên cứu Kỳ vọng chiều Giả thuyết Nội dung ảnh hưởng Rủi ro phần cứng có ảnh hưởng đến chất lượng - H1 HTTTKT Rủi ro phần mềm có ảnh hưởng đến chất lượng - H2 HTTTKT H3 Rủi ro dữ liệu có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT -
  11. 11 Kỳ vọng chiều Giả thuyết Nội dung ảnh hưởng Rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTTcó ảnh hưởng đến chất - H4 lượng HTTTKT Rủi ro nguồn lực con người có ảnh hưởng đến chất lượng - H5 HTTTKT Rủi ro cam kết quản lý có ảnh hưởng đến chất lượng - H6 HTTTKT Rủi ro văn hoá tổ chức có ảnh hưởng đến chất lượng - H7 HTTTKT H8 Chất lượng HTTTKT có ảnh hưởng lên CLTTKT + Nguồn: Tác giả tự tổng kết 1.6.2. Mô hình nghiên cứu Hình 2.2 – Mô hình nghiên cứu dự kiến ban đầu (Nguồn: Tác giả tự xây dựng và tổng hợp) Kết luận chương 2 CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. 3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
  12. 12 PPNC của luận án được lựa chọn là PP hỗn hợp, trong đó bao gồm PPNC định tính kết hợp cùng PPNC định lượng. 3.1.2. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu gồm 3 giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu định tính để xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu & thang đo nháp, (2) Nghiên cứu định lượng sơ bộ & (3) Nghiên cứu định lượng chính thức. 3.2. Nghiên cứu định tính 3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu, phác thảo thang đo nháp thông qua nghiên cứu từ tài liệu gồm các bài báo khoa học, sách chuyên khảo, các luận án và lấy ý kiến chuyên gia. 3.2.2. Nghiên cứu tài liệu Xác định được các nhân tố rủi ro CNTT để đưa vào mô hình các nhân tố rủi ro CNTT ảnh hưởng đến CLHTTTKT vàảnh hưởng của CLHTTTKT lên CLTTKT; phác thảo thang đo nháp lần 1 có điều chỉnh cho phù hợp với góc nhìn của nghiên cứu để đo lường các khái niệm nghiên cứu đề xuất trong mô hình. 3.2.3. Phỏng vấn chuyên gia Giúp đánh giá sự hợp lý và phù hợp của mô hình nghiên cứu, hoàn thiện các thang đo nháp lần 1 để xây dựng bảng khảo sát phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu tại Việt Nam và phát hiện ra nhân tố mới để đưa vào mô hình (nếu có). Ngoài ra, phỏng vấn chuyên gia được thực hiện cũng giúp hoàn chỉnh bảng câu hỏi nháp trước khi khảo sát định lượng sơ bộ. 3.2.3.1. Phương pháp chọn mẫu Mẫu nghiên cứu là một nhóm nhỏ thoả các đặc tính của tổng thể nên mẫu có 13 chuyên gia tham gia vào trả lời phỏng vấn, được thực hiện tuần tự theo từng chuyên gia từ 1 đến 11 và đến đây do không khám phá thêm được gì mới nên tác giả quyết định phỏng vấn thêm 2 đến 3 chuyên gia nữa và nếu điều này là đúng sẽ không khảo sát thêm nữa và dừng lại. Kết quả từ chuyên gia 12, 13 không có thêm gì mới, tức điểm bão hoà đã xuất hiện nên cỡ mẫu 13 trong nghiên cứu này là hợp lý.
  13. 13 3.2.3.2. Đối tượng tham gia phỏng vấn Đối tượng tham gia phỏng vấn, thảo luận trong nghiên cứu của luận án là các chuyên gia đang hoạt động trong các tổ chức giáo dục có uy tín, các nhà nghiên cứu trong cùng lĩnh vực, các chuyên gia làm việc tại các DN và tất cả đều có kinh nghiệm làm việc từ 10 đến >= 20 năm trong lĩnh vực kế toán – tài chính, quản trị kinh doanh, kiểm toán và IT. Thời gian phỏng vấn bắt đầu từ tháng 12/2019 đến tháng 01/2020. 3.2.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu PP phỏng vấn sâu các chuyên gia sẽ được áp dụng thông qua dàn bài câu hỏi thảo luận. Các chuyên gia tham gia phỏng vấn được lựa chọn dựa vào các tiêu chí sau: Thứ nhất: phải là những chuyên gia có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm về quản lý DN, quản lý CNTT và kế toán. Thứ hai: phải là những chuyên gia có thâm niên làm việc nhiều năm liên quan đến các chuyên môn, tối thiểu là 10 năm. Thứ ba: phải có sự tham gia của các chuyên gia là các giảng viên hay nhà nghiên cứu đang làm công tác chuyên môn cùng lĩnh vực tại các trường Đại học. 3.2.3.4. Công cụ thu thập dữ liệu Để thu thập dữ liệu định tính, dàn bài thảo luận được sử dụng. 3.2.3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu Thảo luận với các chuyên gia nhằm thu thập và phân tích dữ liệu để hiểu ý nghĩa của nó, tiếp tục thảo luận và tìm hiểu ý nghĩa của dữ liệu cho đến khi đạt điểm bão hoà, tức là không còn gì để khám phá thì dừng lại. 3.3. Xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan và thông qua phân tích định tính, tham khảo ý kiến của các chuyên gia đã hình thành nên các thang đo phục vụ cho nghiên cứu. Hơn nữa, thang đo cũng có điều chỉnh lại về từ ngữ cho phù hợp với góc nhìn của nghiên cứu là rủi ro CNTT. 3.4. Nghiên cứu định lượng 3.4.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ
  14. 14 3.4.1.1. Mục tiêu Nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm đánh giá sơ bộ về độ tin cậy, giá trị hội tụ & giá trị phân biệt và hoàn chỉnh các thang đo phục vụ cho nghiên cứu định lượng chính thức. 3.4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu PP khảo sát được sử dụng để thu thập dữ trong nghiên cứu định lượng, dữ liệu khảo sát sử dụng trong nghiên cứu này là dạng dữ liệu chéo (cross-sectional data) được thu thập tại một thời điểm. 3.4.1.3. Công cụ thu thập dữ liệu Công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu được đo lường theo thang đo cấp độ (thang Likert). Hình thức khảo sát chủ yếu qua mạng internet bằng công cụ hỗ trợ Google Forms. Đối tượng khảo sát là nhân viên kế toán, kiểm toán viên, nhà quản lý kế toán – tài chính và quản lý DN đang sử dụng HTTTKT tại các DN. 3.4.1.4. Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu PP chọn mẫu là PP chọn mẫu phi xác suất theo PP thuận tiện. H ai kỹ thuật xử lý dữ liệu được sử dụng là đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo. Theo Hair & cộng sự (2019), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn nên là100. Trong nghiên cứu này, kích thước mẫu n = 100 được lựa chọn để đảm bảo kết quả phân tích là đáng tin cậy. 3.4.1.5. Công cụ xử lý dữ liệu Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng với hai bước xử lý lần lượt là kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. 3.4.2. Nghiên cứu định lượng chính thức 3.4.2.1. Mục tiêu Mục tiêu nghiên cứu ở giai đoạn chính thức sau khi đã thực hiện nghiên cứu sơ bộ là kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra và đạt được các mục tiêu của đề tài. 3.4.2.2. Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu
  15. 15 PP khảo sát (Survey method) lại tiếp tục được sử dụng trong nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi có cấu trúc với các câu hỏi đóng được phỏng vấn qua mạng internet với sự hỗ trợ của công cụ Google Forms. Đối tượng khảo sát chính là kế toán viên, kiểm toán viên, nhà quản lý kế toán – tài chính và quản lý DN đang sử dụng HTTTKT tại các DN ở Việt Nam. Đơn vị phân tích là DN có đối tượng tham gia khảo sát. 3.4.2.3. Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu PP chọn mẫu phi xác suất mà cụ thể là chọn mẫu thuận tiện. Để đạt độ tin cậy cho phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA thì theo Hair & cộng sự (2019) thì cỡ mẫu tối thiểu phải gấp năm lần số lượng biến đo lường trong mô hình nghiêncứu (theo tỷ lệ 5:1). Mô hình nghiên cứu của luận án gồm 9 biến tiềm ẩn với 54 biến đo lường (biến quan sát) nên cỡ mẫu xác định trong nghiên cứu này là n = 5 x 54 = 270 quan sát. Để tăng độ tin cậy, nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát với cỡ mẫu dự kiến là n >= 300. 3.4.2.4. Công cụ xử lý dữ liệu Ngoài kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và đánh giá giá trị hội tụ & phân biệt của thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA và kiểm định mô hìnhcấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng. Trong đó, kết quả sau khi chạy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA trên phần mềm SPSS sẽ được kế thừa đưa vào phần mềm AMOS để phân tích CFA với các chỉ số CMIN/df, CFI, TLI, GFI và RMSEA để đánh giá giá trị của thang đo (độ tin cậy, tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và giá trị liên hệ lý thuyết) và đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường và phân tích mô hìnhcấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Cuối cùng là kiểm định sự khác biệt trung bình giữa các tổng thể bằng phân tích One-Way ANOVA. Kết luận chương 3 CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính
  16. 16 13 chuyên gia tham gia vào thảo luận bao gồm: 4 chuyên gia đang công tác tại các trường Đại học (tỉ lệ: 30,8%); 3 chuyên gia đến từ Công ty kiểm toán và kiểm toán Nhà nước (23,1%); 2 chuyên gia làm việc tại Công ty hoạt động trong lĩnh vực tin học (15,4%); 4 chuyên gia còn lại đang giữ vị trí quan trọng trong các công ty kinh doanh (30,8%). Thang đo các khái niệm nghiên cứu đã điều chỉnh theo góp ý chuyên gia (thang đo nháp lần 2): 1. Rủi ro phần cứng: (1) Nguy cơ từ yếu tố môi trường; (2) Lỗ hổng trong quy định về tiếp cận hệ thống máy tính; (3) Sự không tương thích giữa các phần cứng; (4) Hiệu suất sử dụng phần cứng kém; (5) Chế độ bảo trì phần cứng không tốt. 2. Rủi ro phần mềm:(1) Phần mềm không đáp ứng yêu cầu sử dụng/ yêu cầu quản lý; (2) Sử dụng phần mềm không có bản quyền/ không rõ nguồn gốc; (3) Hỗ trợ dịch vụ không tốt từ nhà cung cấp/ đội ngũ tư vấn phần mềm; (4) Sự tiềm ẩn phần mềm độc hại trong hệ thống máy tính; (5) Lỗ hổng về kiểm soát nhập liệu, xử lý dữ liệu và truy xuất thông tin trên các phần mềm; (6)Không có tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm không đầy đủ. 3. Rủi ro dữ liệu: (1) Kế hoạch khắc phục sự cố về dữ liệu không được chú trọng; (2) Kiểm toán chất lượng dữ liệu không được thực hiện; (3) Mã hoá dữ liệu để đảm bảo độ tin cậy, an toàn và bảo mật không được thực hiện; (4) Đe doạ đến từ bên trong tổ chức (bất cẩn, phá hoại dữ liệu, trộm cắp dữ liệu, sử dụng không đúng cách, ...); (5) Đe doạ đến từ bên ngoài tổ chức (sử dụng dữ liệu bất hợp pháp, phá hoại dữ liệu, trộm cắp dữ liệu, …). 4. Rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT: (1) Không bắt kịp với sự tiến bộ quá nhanh của CNTT; (2) CNTT mới khó sử dụng; (3) Sự không tương thích của CNTT hiện có với các CNTT bổ sung khác; (4) Sự tinh vi/ phức tạp của CNTT mới. 5. Rủi ro nguồn lực con người: (1) Người sử dụng HTTTKT không được đào tạo đầy đủ những kỹ năng cần thiết; (2) Kinh nghiệm và năng lực làm việc kém của đội ngũ hỗ trợ IT/ đội ngũ kế toán; (3) Kiến thức về IT và kế toán của nhà quản lý kém; (4) Ngại thay đổi, ứng dụng công nghệ mới từ người sử dụng.
  17. 17 6. Rủi ro cam kết quản lý: (1) Sự tham gia vận hành HTTTKT của nhà quản lý chưa đầy đủ; (2) Giám sát hiệu quả vận hành HTTTKT chưa hoặc không đầy đủ từ nhà quản lý; (3) Nhà quản lý chưa hoặc không ủng hộ thay đổi và buộc nhân viên thay đổi; (4) Cam kết hỗ trợ các nguồn lực (tài chính, con người, thời gian, trang thiết bị) từ nhà quản lý chưa hoặc không được thực hiện đầy đủ. 7. Rủi ro văn hóa tổ chức: (1) Sự khác biệt về văn hoá trong việc vận hành HTTTKT; (2) Các tiêu chuẩn về nhân sự chưa thực sự thu hút và phát triển nhân viên để khơi gợi sự trung thực, lòng trung thành và sự cống hiến; (3) Thiếu hoạt động làm việc đội nhóm và truyền thông qua lại giữa các bộ phận; (4) Nhân viên theo đuổi công việc cá nhân hơn là hợp tác và cạnh tranh; (5) Thiếu sự ổn định trong vận hành HTTTKT (ổn định về nhân sự, chính sách, tài chính, công nghệ, …). 8. Chất lượng HTTTKT: (1)HTTTKT này dễ học hỏi; (2) HTTTKT này dễ sử dụng; (3) HTTTKT này luôn ở trạng thái sẵn sàng; (4)HTTTKT này có thời gian phản hồi kết quả nhanh khi thao tác; (5)HTTTKT này có độ tin cậy cao (xử lý dữ liệu chính xác và đầy đủ); (6)HTTTKT này có tính linh hoạt (dễ sửa đổi, nâng cấp theo yêu cầu sử dụng); (7)HTTTKT này đáp ứng các nhu cầu nhiệm vụ của cá nhân; (8)HTTTKT này có các thành phần bên trong tương tác tốt với nhau; (9)HTTTKT này có tính bảo mật cao. 9. CLTTKT: (1) Thông tin kế toán được cung cấp là có thể hiểu được; (2) Thông tin kế toán được cung cấp là kịp thời; (3) Thông tin kế toán được cung cấp là hữu ích và áp dụng được cho nhiệm vụ hiện tại; (4) Nội dung thông tin kế toán được cung cấp có thể phục vụ cho một mục đích nào đó; (5) Thông tin kế toán được cung cấp là có thể kiểm tra được; (6) Thông tin kế toán được cung cấp là khách quan; (7) Thông tin kế toán được cung cấp là trung thực; (8) Thông tin kế toán được cung cấp là đầy đủ; (9) Thông tin kế toán được cung cấp là nhất quán. 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng 4.2.1. Nghiên cứu sơ bộ 4.2.1.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
  18. 18 Hầu hết các thang đo đều đạt độ tin cậy do Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) của các biến này đều > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố > 0,6; chỉ có 3 biến quan sát là SWR6 thuộc nhân tố Rủi ro phần mềm và OCR4, OCR5 thuộc nhân tố Rủi ro văn hoá tổ chức bị loại và không đủ điều kiện tham gia phân tích nhân tố khám phá EFA. 4.2.1.2. Đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo Chiến lược phân tích EFA để đánh giá thang đo trong luận án này được thực hiện trên 2 nhóm riêng biệt: nhóm các nhân tố độc lập và nhóm nhân tố phụ thuộc. 4.2.1.3. Kết luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ Tổng hợp các biến quan sát sau khi phân tích EFA sơ bộ - Nhân tố độc lập: SWR: SWR5, DATR4, SWR1, SWR3, DATR5, SWR2, DATR3, DATR2, SWR4, DATR1 (10 biến quan sát, không loại biến nào;nhân tố SWR & DATR có sự hội tụ) HWR: HWR2, HWR5, HWR4, HWR3, HWR1 (5 biến quan sát, không loại biến nào) ITAR: ITAR4, ITAR2, ITAR1, ITAR3 (4 biến quan sát, không loại biến nào) HRR: loại tất cả các biến MCR: MCR2, MCR3, MCR1, MCR4 (4 biến quan sát, không loại biến nào) OCR: OCR3, OCR1, OCR2 (3 biến quan sát, loại OCR4 & OCR5) - Nhân tố phụ thuộc/ trung gian: AISQ: AISQ7, AISQ3, AISQ9, AISQ4, AISQ8, AISQ5, AISQ6 (7 biến quan sát, loại AISQ1 & AISQ2) - Nhân tố phụ thuộc: AIQ: AIQ4, AIQ8, AIQ9, AIQ5, AIQ1, AIQ3, AIQ7, AIQ2 (8 biến quan sát, loại AIQ6) 4.2.2. Nghiên cứu chính thức 4.2.2.1. Mô hình nghiên cứu và thang đo các khái niệm nghiên cứu chính thức Các thang đo đều đạt độ tin cậycao sau bước nghiên cứu sơ bộ và thang đo nháp lần 2 đủ điều kiện trở thành thang đo chính thức cho 9 khái niệmnghiên cứu với 51 biến quan sát.
  19. 19 Mô hình nghiên cứu như đề xuất ban đầu ở chương 2 tiếp tục được sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức. 4.2.2.2. Kết quả thống kê mô tả Thống kê về một số đặc điểm của người trả lời khảo sát Thống kê về một số đặc điểm của DN tham gia khảo sát 4.2.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha với cỡ mẫu n=368. Hầu hết các thang đo đều đạt độ tin cậy do Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) đều > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố > 0,6; biến quan sát SWR6 thuộc nhân tố Rủi ro phần mềm bị loại và không đủ điều kiện tham gia phân tích EFA. 4.2.2.4. Đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo Phân tích EFA cho nhóm nhân tố độc lập: Chỉ số KMO = 0,909 nên phân tích nhân tố là phù hợp. Sig. (Bartlett’s Test) = 0,000 (sig. < 0,05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Tổng phương sai trích: Extraction Sums of Squared Loadings (Cumulative %) = 56,393% > 50 %., chứng tỏ 56,393% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 6 nhân tố. Phân tích EFA với mẫu n=368cho thấychỉ có các biến quan sát của 2 nhân tố Rủi ro phần mềm & Rủi ro dữ liệu hội tụ về cùng nhân tố do có mối tương quan với nhau và không có nhân tố nào bị loại khỏi mô hình. Ở bước này chỉ có 2 biến quan sát thuộc nhân tố Rủi ro văn hoá tổ chức bị loại là OCR4 (Nhân viên theo đuổi công việc cá nhân hơn là hợp tác và cạnh tranh) &OCR5 (Thiếu sự ổn định trong vận hành HTTTKT) do có hệ số tải < 0,5. Phân tích EFA cho nhóm nhân tố phụ thuộc: KMO = 0,961 nên phân tích nhân tố là phù hợp. Sig. (Bartlett’s Test) = 0,000 (sig. < 0,05) cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Tổng phương sai trích: Extraction Sums of Squared Loadings (Cumulative %) = 53,530% > 50 %., chứng tỏ 53,530% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 2 nhân tố. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh lại theo phân tích EFA:
  20. 20 Hình 4.1 – Mô hình nghiên cứu điều chỉnh(Nguồn: Tác giả tự xây dựng) Các giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh lại theo phân tích EFA H1: Rủi ro phần mềm & dữ liệu có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT H2: Rủi ro phần cứng có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT H3: Rủi ro cam kết quản lý có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT H4: Rủi ro nguồn lực con người có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT H5: Rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT H6: Rủi ro văn hoá tổ chức có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT H7: Chất lượng HTTTKT có ảnh hưởng lên CLTTKT 4.2.2.5. Phân tích nhân tố khẳng định Phân tích nhân tố khẳng định CFA cho nhóm các nhân tố độc lập: Phân tích CFA được tiến hành trên phần mềm AMOS. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số phù hợp mô hình Model Fit đều đạt mức tốt (Hu, L., Bentler, P.M., 1999). Kết luận mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Cụ thể:(CMIN/df) = 1,233< 2;GFI (Goodness of fit index) = 0,919> 0,9;CFI (Comparative Fit Index ) = 0,982> 0,9;RMSEA (Root Mean Square Error Approximation) = 0,025< 0,06;PCLOSE = 1,000>0,05.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1