Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước nghiên cứu tại Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ những vấn đề về vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu, quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; đánh giá đúng thực trạng và xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại SCIC.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước nghiên cứu tại Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Trong nền kinh tế Việt Nam, các DNNN nói chung và các Tập đoàn kinh tế nhà nước nước nói riêng có vai trò quan trọng là trụ cột của nền kinh tế quốc gia thể hiện qua tỷ lệ phần trăm đóng góp và nền kinh tế quốc dân của đất nước. Tuy nhiên, quá trình quản lý đầu tư vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp này cũng bộc lộ những vấn đề bất cập như kinh doanh thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả, trong đó nổi lên vấn đề hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến mục tiêu bảo toàn vốn nhà nước trong các doanh nghiệp này, để vốn nhà nước kinh doanh có hiệu quả các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu cần phải có sự thay đổi về quản trị. Theo lý thuyết đại diện cho rằng những doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư và doanh nghiệp khác được quản trị tốt hơn gắn với tập trung sở hữu cao hơn và hiệu quả hoạt động tốt hơn. Ảnh hưởng của tập trung sở hữu lên hiệu quả doanh nghiệp (được đo lường bằng lợi nhuận và giá trị doanh nghiệp) và quan trọng đối với chủ sở hữu vốn Nhà nước là người đại diện vốn. Tại Việt Nam, quản trị công ty đang trở thành chủ đề nóng trong các cuộc thảo luận của Chính phủ, đặc biệt khi Chính phủ cam kết thúc đẩy mạnh cải cách DNNN hay còn gọi là cổ phần hóa. Một trong những yếu tố quan trọng của cải cách DNNN là minh bạch hóa tài chính và tính trách nhiệm của quản trị hiệu quả để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNN. Từ thực trạng nêu trên, tại Nghị quyết Hội nghị TW3, Hội nghị TW9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và Nghị quyết Đại hội Đảng lần X, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 thành lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước là tổ chức kinh tế đặc biệt của Chính phủ được thành lập theo yêu cầu khách quan của quá trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh DNNN. Để tìm hiểu thực trạng về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như những vướng mắc, trở lực ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước do SCIC làm đại diện chủ sở hữu và đưa ra những kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy năng lực và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt
- 2 động kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cuả SCIC là việc làm rất có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước nghiên cứu tại Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)” làm luận án tiến sĩ kinh tế. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án thực hiện giải quyết 03 mục tiêu Thứ nhất, tìm hiểu về hiệu quả kinh doanh VNN của SCIC tại doanh nghiệp và các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC. Trên cơ sở phân tích định tính và phân tích định lượng; xác định được điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của những điểm yếu trong hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu để xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại SCIC. Thứ ba, đề xuất đưa ra những quan điểm, những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại SCIC. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án làm rõ 03 câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Những yếu tố nào tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu? 2. Thực trạng kinh doanh vốn Nhà nước của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước hoạt động như thế nào? Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước chưa đạt hiệu quả. 3. Những kiến nghị nào có thể rút ra cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu của SCIC. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước và các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- 3 1.4.2. Phạm vi - Về nội dung: Hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu được nghiên cứu theo cách tiếp cận quá trình quản lý với các nội dung: (1) Ban hành chính sách quy định pháp luật về quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm các chính sách quy định về đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước vào các doanh nghiệp, sử dụng vốn; (2) Tổ chức thực hiện kinh doanh vốn Nhà nước (3) Giám sát kiểm tra việc vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Chủ thể ở đây là SCIC với vai trò đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng kết quả hoạt động của SCIC từ năm 2012- 2016. Giải pháp và đề xuất cho đến năm 2025. - Về không gian: Nghiên cứu xác định phạm vi các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa sau khi Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu, tác giả nghiên cứu 143 doanh nghiệp, số liệu thứ cấp từ 2012-2016. Giải pháp cho đến năm 2025. 1.5. Phương pháp và quy trình nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và nghiên cứu thực nghiệm để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 1.5.2. Quy trình nghiên cứu 1.5.2.1. Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính được tiến hành để khám phá nhân tố nhân tố đặc thù ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Nghiên cứu định được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu 14 cán bộ Ban đổi mới doanh nghiệp Văn phòng Chính phủ và 07 chuyên gia nghiên cứu về vấn đề kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Thời gian thực hiện từ tháng 4 năm 2016. 1.5.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm Tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trong nghiên cứu thực trạng kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC tại doanh nghiệp Chọn mẫu và thu thập thông tin dữ liệu đối nghiên cứu thực nghiệm 1 Chọn mẫu: Luận án sẽ tiến hành nghiên cứu các doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc Tổng công ty SCIC quản lý làm đại diện chủ sở hữu tính đến thời điểm
- 4 tháng 12/2016 (tác giả nghiên cứu 143 doanh nghiệp gồm nhóm chiến lược, nhóm đầu tư linh hoạt và doanh nghiệp thoái vốn) được phân ra theo nhóm A1, A2, B1, B2. Thời kỳ lấy số liệu là giai đoạn 2012-2016. 2 Quy trình thu thập dữ liệu + Các dữ liệu được tích lũy có hệ thống trong báo cáo tài chính, báo cáo của các doanh nghiệp thuộc SCIC sẽ được giới hạn từ 2012-2016 và các báo cáo khác của SCIC. Xử lý số liệu Tổng hợp phân tích số liệu: Dữ liệu thu thập từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp do SCIC quản lý phân tích số liệu, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu tác động của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Luận án nghiên cứu sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để chạy mô hình. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP 2.1. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan 2.1.1 Tổng quan về quản trị công ty Quản trị công ty được xây dựng và phát triển trên lý thuyết được cho là nguồn gốc và phổ biến là lý thuyết người đại diện. Theo lý thuyết này, “người đại diện” là người sở hữu công ty nhưng không trực tiếp tham gia vào quản lý. Do đó, quản trị công ty là việc giải quyết mối quan hệ giữa cổ đông và hoạt động của công ty. Theo OECD (2004): QTCT là tổng hòa các mối quan hệ đầy đủ giữa quản lý công ty, các cổ đông, ban giám đốc và các bên có liên quan. QTCT sẽ là cơ sở để thiết lập các mục tiêu của công ty và các phương thức được đưa ra nhằm đạt được mục tiêu cũng như kiểm soát các kết quả hoạt động. Lý thuyết đại diện cho rằng những công ty được quản trị tốt hơn gắn với tập trung sở hữu cao hơn và hiệu quả hoạt động tốt hơn. Ảnh hưởng của tập trung sở hữu lên hiệu quả doanh nghiệp (được đo lường bằng lợi nhuận và giá trị doanh nghiệp) như nghiên cứu của Gedajlovic và Shapiro (2002) tìm thấy mối quan hệ dương giữa tập trung sở hữu và hiệu quả tài chính của 334 doanh nghiệp Nhật Bản trong giai đoạn 1986 -1991; Joh (2003) tìm thấy rằng những doanh nghiệp Hàn Quốc có tập trung sở hữu thấp thường có lợi nhuận thấp trong giai đoạn 1993-
- 5 1997. Những phát hiện này là nhất quán phù hợp với dự đoán của lý thuyết đại diện cho rằng những cổ đông lớn có thể giảm chi phí đại diện vì họ có thể giám sát những người quản lý hiệu quả hơn những cổ đông nhỏ. Một trong những tài liệu nghiên cứu nổi bật liên quan đến chính sách quản lý phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước là: “Hướng dẫn của OECD về quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2005). Trong hướng dẫn này, OECD đề cập đến những khó khăn chính của các quốc gia khi quản lý các doanh nghiệp nhà nước; đó là: Thứ nhất, cân bằng giữa trách nhiệm của nhà nước đối với việc chủ động thực hiện chức năng sở hữu; ví dụ như bổ nhiệm và bầu hội đồng quản trị và ban kiểm soát; đồng thời lại không được áp đặt hay can thiệp chính trị quá mức đối với tình hình quản trị doanh nghiệp. Thứ hai, nhằm đảm bảo có một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước, trong đó nhà nước không tác động vào sự cạnh tranh thông qua các quy định hoặc quyền hạn giám sát mà tham gia với vai trò tư cách là cổ đông của nhà nước được thể hiện như sau: Một là, Nhà nước cần đóng vai trò chủ sở hữu có hiểu biết và tích cực, đảm bảo việc quản trị DN được thực hiện một cách minh bạch và có trách nhiệm với mức độ chuyên nghiệp, hiệu quả cao. Nhà nước cần đóng vai trò như một chủ sở hữu luôn chủ động và nắm rõ đầy đủ thông tin, thiết lập một chính sách về quyền sở hữu rõ ràng và nhất quán, đảm bảo rằng việc quản trị tại các DNNN được thực hiện một cách minh bạch có trách nhiệm, mang tính chuyên nghiệp đem lại hiệu quả, đảm bảo khuôn khổ pháp lý, quy định hiệu quả cho các DNNN; đảm bảo một sân chơi bình đẳng trong thị trường mà DNNN và công ty tư nhân cạnh tranh công bằng để tránh làm biến đổi thị trường. Hai là, đối xử công bằng với các cổ đông: Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước phải công nhận quyền của tất cả cổ đông, đảm bảo đối xử công bằng và bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin của công ty. Ba là, Quan hệ với các bên có quyền lợi liên quan và hoạt động kinh doanh có trách nhiệm. Chính sách sở hữu nhà nước cần công nhận đầy đủ trách nhiệm của DNNN đối với các bên có quyền lợi liên quan và yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về mối quan hệ của họ với các bên có quyền lợi liên quan. Chính sách nên làm rõ mọi kỳ vọng của nhà nước đối với quy tắc kinh doanh có trách nhiệm mà DNNN thực hiện.
- 6 Bốn là, Tính minh bạch và công bố thông tin: DNNN phải thực hiện tiêu chuẩn cao về tính minh bạch và phải tuân thủ cùng các chuẩn mực kế toán, công bố thông tin, tuân thủ và kiểm toán chất lượng cao như các công ty niêm yết. Đặc biệt nội dung thông tin phải bao gồm các hoạt động của DNNN được thực hiện vì lợi ích chung của xã hội. Phù hợp với năng lực và quy mô của doanh nghiệp. 2.1.2. Tổng quan hiệu quả kinh doanh vốn nhà nước. Từ lý thuyết và thực tiễn cho thấy, một trong những các mục tiêu quan trọng nhất của kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là phải đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, tăng khả năng sinh lời đồng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Liên quan đến mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và chi phí đại diện, Mak & Li (2001) cho rằng chính phủ thường có xu hướng kém chủ động trong việc kiểm soát khoản đầu tư của mình, đồng thời do việc huy động vốn dễ dàng hơn, dẫn đến hiện tượng các công ty có vốn đầu tư của nhà nước có cơ chế kiểm soát công ty kém hơn, hay nói cách khác sẽ làm tăng chi phí đại diện. Tuy nhiên, Bos (1991) lại cho rằng ở những công ty mà chính phủ sở hữu phần lớn vốn cổ phần, chính phủ lại có động cơ để kiểm soát công ty một cách chặt chẽ và hiệu quả, do đó có thể làm giảm chi phí đại diện và nâng cao khả năng sinh lời cho công ty. Nghiên cứu của Gumbau – Albert và Maudos (2002) đã phát hiện sự suy giảm về hiệu quả hoạt động của công ty khi tăng tỷ lệ sở hữu của nhà nước Tương tự tác giả Li, Yue và Zhao (2009) cho rằng, sở hữu nhà nước dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các khoản nợ dài hạn và có mối quan hệ dương giữa sở hữu nhà nước và đầu tư dài hạn và quan hệ âm giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả doanh nghiệp… 2.2. Khoảng trống của các công trình đã công bố Trên cơ sở tổng quan những nội dung và kết quả nghiên cứu chính của các công trình có liên quan đến hiệu quả kinh doanh của DNNN được đề cập ở trên, có thể rút ra những kết quả của các công trình khoa học đã công bố mà luận án có thể tiếp tục cần nghiên cứu cụ thể: Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào việc giải thích quản trị công ty, ban điều hành công ty, trong khi có rất ít các nghiên cứu đi sâu vào hiệu quả kinh doanh phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đứng trên góc độ chủ sở hữu Nhà nước đại diện vốn tại doanh nghiệp. Thứ hai, Chưa có nghiên cứu cụ thể đối với việc hoạt động kinh doanh vốn
- 7 Nhà nước do Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) làm đại diện chủ sở hữu. Trong đó, việc đại diện quản lý vốn Nhà nước tại Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước hiện nay còn có nhiều bất cập, nhiều câu hỏi quản lý được đặt ra nhưng chưa có câu trả lời đầy đủ như: cơ chế đầu tư vốn Nhà nước, cơ chế quản lý sử dụng vốn, cơ chế giám sát, hình thức thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước, quản trị công ty có vốn Nhà nước và vai trò người đại diện vốn Nhà nước… Thứ ba, tại Việt Nam các nghiên cứu về hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước, chưa có một nghiên cứu nào xây dựng được mô hình đo lường mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước với doanh nghiệp như: các yếu tố thuộc về đặc điểm tài chính của doanh nghiệp, yếu tố thuộc về quản trị trong bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ tư, tại Việt Nam các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào việc quản lý vốn Nhà nước tại DNNN nói chung. Tuy nhiên, để nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại SCIC thì chưa có nghiên cứu nào đề cập đến. Như vậy, nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) còn khá ít và còn nhiều hạn chế. Bởi một lẽ, đây là mô hình đại diện chủ sở hữu kinh doanh vốn Nhà nước mang đặc trưng riêng, cơ chế tổ chức quản lý và nghiệp vụ quản lý khá mới mẻ ở Việt Nam. Chính vì vậy, đây chính là khoảng trống để nghiên cứu sinh có mục tiêu nghiên cứu, có chỗ đứng riêng, kế thừa nhưng không trùng lặp với các luận án, công trình khoa học trước đó. 2.3. Các lý thuyết về quản trị công ty 2.3.1. Lý thuyết người đại diện Quản trị công ty được xây dựng và phát triển trên lý thuyết được cho là nguồn gốc và phổ biến là lý thuyết người đại diện. Theo lý thuyết này, “người đại diện” là người sở hữu công ty nhưng không trực tiếp tham gia vào quản lý. Do đó, quản trị công ty là cách thức hệ giải quyết mối quan hệ giữa cổ đông và hoạt động của công ty. OECD (2004) đã đưa ra định nghĩa về quản trị công ty mang nghĩa rộng hơn; OECD (2004) cho rằng quản trị công ty là tổng hòa các mối quan hệ đầy đủ giữa quản lý công ty, các cổ đông, ban giám đốc và các bên có liên quan. Quản trị công ty sẽ là cơ sở để
- 8 thiết lập các mục tiêu của công ty và các phương thức được đưa ra nhằm đạt được mục tiêu cũng như kiểm soát các kết quả hoạt động của công ty 2.3.2. Lý thuyết về nhà quản lý Ý tưởng chính của lý thuyết nhà quản lý là phản ánh quan niệm về bổn phận và trách nhiệm đối với người khác dựa trên việc duy trì mối quan hệ giao ước. Theo như Penner, Dovidio, Piliavin và Schroeder (2005) thì các hành vi quản lý là một loại hành động xã hội nhằm mục đích ảnh hưởng tích cực lên người khác. Có thể thấy, hầu hết các lý thuyết về quản trị công ty bắt nguồn từ lợi ích cá nhân. Tuy vậy, lý thuyết về nhà quản lý lại không đề cao lợi ích cá nhân.Trong khi “lý thuyết người đại diện” giả định rằng các nhà quản lý làm việc nhằm cải thiện vị trí của chính họ; Hội đồng quản trị tìm cách kiểm soát nhà quản lý và do đó, cần phải thu hẹp khoảng cách giữa hai đối trọng này, thì lý thuyết về nhà quản lý lại chỉ ra rằng nhà quản lý còn tìm kiếm các lợi ích khác ngoài lợi ích về kinh tế như: vị trí xã hội, lòng trắc ẩn, danh tiếng tốt, việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cảm giác hài lòng về công việc và ý thức được làm việc vì mục đích tốt đẹp.“Lý thuyết về nhà quản lý” cũng chỉ ra rằng các nhà quản lý tự họ muốn làm tốt công việc, tối đa hóa lợi nhuận của công ty và đem lại lợi nhuận tốt cho các cổ đông. Họ không nhất thiết làm việc này vì lợi ích tài chính của họ, mà họ cảm thấy có một trách nhiệm cao cả đối với công ty. Khi một công ty thực hiện quản trị theo trường phái này thì một số chính sách sẽ tự nhiên được thiết lập. 2.3.4. Lý thuyết các bên có liên quan Quản trị công ty chia các nhóm liên quan thành hai nhóm chính: bên trong và bên ngoài công ty. Nhóm bên ngoài công ty gồm: cổ đông, chủ nợ, nhà cung cấp, nhà cung cấp cho trả chậm, khách hàng và cơ quan quản lý. Nhóm bên trong hay còn gọi là nhóm nội bộ công ty gồm: ban điều hành, nhân viên và Hội đồng quản trị của công ty. Tất cả các bên tham gia đều nằm trong quá trình giám sát hiệu quả hoạt động của công ty hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng ở các cấp độ khác nhau và với các mục tiêu khác nhau. Theo Barger (2004), bên liên quan trực tiếp và đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý công ty để đảm bảo tất cả các mục tiêu của công ty được hoàn thành và tài sản của cổ đông đạt được mức tối đa là: các cổ đông, Hội đồng quản trị và nhân sự quản lý cao cấp tham gia điều hành công ty hàng ngày thường được gọi là Giám đốc điều hành hoặc Ban điều hành.
- 9 2.3.5. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp Dựa vào lý thuyết quản trị Công ty và lý thuyết người đại diện, dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm trước đây có liên quan, theo kết quả nghiên cứu đi trước cho thấy, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có những yếu tố đặc thù ảnh hưởng so doanh nghiệp thông thường khác, kết quả hoạt kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ngoài các yếu tố về quản trị tác giả sẽ trình bày chi tiết tại phần nghiên cứu định lượng tại chương 04, tại nghiên cứu này tác giả đưa ra 04 nhân tố có khả năng tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cụ thể: - Thời gian hoạt động của doanh nghiệp: Theo Arrow (1962), Jovanovic (1982), Ericson và Pakes (1995) trong nghiên cứu của mình đã phát hiện mối quan hệ dương giữa tuổi của một công ty và hiệu quả hoạt động của nó, tương tự Majumdar (1997) cho rằng, doanh nghiệp hoạt động lâu năm có vị thế cao hơn trong hiệu quả so với doanh nghiệp mới thành lập, Stinchcome (1965) cũng cho rằng, những doanh nghiệp hoạt động lâu năm hơn có nhiều kinh nghiệm hơn do vậy có thể đạt hiệu quả cao hơn trong khi nghiên cứu của Leonard-Barton (1992), Agarwal và Gort (1996 và 2002) lại có kết quả ngược lại. Sự khác biệt này, theo nhóm nghiên cứu là do xuất phát từ những ưu điểm và nhược điểm của một công ty lâu năm. Ưu điểm của các công ty hoạt động lâu năm là có thương hiệu, trình độ của Ban điều hành đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhờ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn Nhà nước, nhược điểm là kỹ năng và nguồn nhân lực lỗi thời so với các công ty mới thành lập và cấu trúc hoạt động các công ty này cũng cứng nhắc hơn và khó thay đổi khi cần thiết. - Tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước sở hữu tại doanh nghiệp: Theo Li, Yue và Zhao (2009) cho rằng tỷ lệ sở hữu Nhà nước lớn tại doanh nghiệp công ty dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các khoản nợ dài hạn và có mối quan hệ dương giữa sở hữu Nhà nước và đầu tư dài hạn và quan hệ âm giữa sở hữu Nhà nước và hiệu quả doanh nghiệp. Cùng quan điểm Liao và Young (2012) sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 514 doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc đã CPH trong giai đoạn 1999-2004 tìm thấy mối quan hệ dương giữa cổ phần nắm giữ bởi chính phủ và hệ số Tobin’s Q. Kết quả này cho thấy sở hữu Nhà
- 10 nước có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, bởi vì Chính phủ Trung Quốc đã có những tín hiệu cho cam kết của mình để tạo đột phá cho tiến trình CPH DNNN. Tuy nhiên, nghiên cứu của Gumbau - Albert và Maudos (2002) đã phát hiện sự suy giảm về hiệu quả hoạt động của công ty khi tăng tỷ lệ sở hữu của Nhà nước. Từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, nghiên cứu kỳ vọng yếu tố tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp là yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. - Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp: Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu thể hiện ở trình độ các nguồn lực và các hoạt động của doanh nghiệp như nguồn nhân lực, tài chính, máy móc thiết bị và công nghệ, uy tín, thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, thời gian hoạt động,v.v.. Tốc độ tăng trưởng đó càng cao thì hiệu quả kinh doanh vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu đó càng có hiệu quả. Theo nghiên cứu của Khatab và cộng sự (2011) cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu tác động dương đến ROE nhưng tác động âm đến ROA. - Doanh thu của doanh nghiệp: Chỉ số số doanh thu của doanh nghiệp càng cao thì càng được kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận càng nhiều và hoạt động càng hiệu quả. Chỉ số này đo bằng log của tổng doanh. Những nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng cho thấy doanh thu của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tác động dương đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Võ Thị Quý (2011). CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC (SCIC) 3.1.Tổng quan về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, Hội nghị Trung ương 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, với mục tiêu đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Năm 2005, Chính phủ Việt Nam chính thức ban hành Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) như một mô hình thí điểm về thực hiện đại diện vốn chủ sở hữu chuyên nghiệp, một mô hình tiên phong trong việc tách rời chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Ngày 15/11/2012, Chính phủ ban hành Nghị định 151/2013/NĐ CP về chức
- 11 năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC. Ngày 16/6/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2014/NĐ-CP về điều lệ và tổ chức hoạt động của SCIC. Triển khai đề án tái cơ cấu DNNN theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012. Ngày Chính phủ vừa ban hành Nghị định 147/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 1/11/2013 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Nghị định 148/2017/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của (SCIC). 3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước 3.2.1. Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC Các chỉ tiêu kinh doanh là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC, sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận và vốn chủ sở hữu là những chỉ tiêu tổng quát đánh giá hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC được thể hiện tại bảng 3.3 cụ thể: Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC giai đoạn 2006 – 2016 ĐV: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng 10.530 1 144 1.272 2.195 2.962 2.809 3.773 3.897 4.946 6.889 10.500 doanh thu Lợi nhuận 2 110 1.021 1.315 1.697 2.282 2.929 3.960 4.273 5.217 7.669 7.875 sau thuế Tổng tài 3 5.294 14.092 40.588 46.311 52.603 53.334 62.386 65.942 66.167 74.512 73.745 sản Tổng vốn 4 3.656 14.092 13.386 19.232 21.714 24.593 27.705 29.865 31.165 35.094 38.078 chủ sở hữu 5 Vốn điều lệ 5.000 5.000 5.000 5.000 19.000 19.000 19.000 19.000 19.000 21.110 21.885 Nộp ngân 6 9 128 109 116 166 333 613 2.424 5.221 6.121 6.122 sách Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm của Tổng công ty 2006-2016. Tổng công ty SCIC Tình hình doanh thu: Doanh thu theo báo cáo tài chính hợp nhất của SCIC từ
- 12 năm 2006 – 2016 là 144 tỷ đồng; 1.272 tỷ đồng; 2.195 tỷ đồng; 2.962 tỷ đồng; 2.809 tỷ đồng; 3.773 tỷ đồng; 3.897 tỷ đồng; 4.946 tỷ đồng; 6.889 tỷ đồng và 10.530 tỷ đồng. Năm 2016, doanh thu tăng 264% so với năm 2012, tương đương là 16.633 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu của SCIC tại các doanh nghiệp 2012- 2016 là tương đối cao, điều này có thể lý giải trong những năm gần đầy hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC đã tăng trưởng đáng kể, để có được kết quả trên do SCIC từng bước cải tổ tái cơ cấu doanh nghiệp, tham gia trực tiếp vào ban điều hành doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xây dựng điều lệ, các quy chế để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn Lợi nhuận sau thuế: Năm 2006 lợi nhuận là 110 tỷ đồng nhưng đến năm 2015 lợi nhuận đạt 7.850 tỷ đồng, tăng 71 lần; doanh thu năm 2006 là 144 tỷ đồng, năm 2015 là 10.500 tỷ đồng, tăng gấp 73 lần. Có thể lý giải lợi nhuận sau thuế năm của SCIC tăng dần qua các năm nguồn lợi nhuận chính là công tác thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng đem lại thặng dư vốn cổ phần khi Nhà nước bán vốn và nguồn thu cổ tức của các doanh nghiệp, cụ thể nguồn lợi nhuận cổ tức đáng kể từ Tổng công ty Sữa Việt Nam, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, CTCP Nhựa Bình Minh chiếm đến trên 10% lợi nhuận sau thuế và một hoạt động quan trọng chính là đầu tư vốn Nhà nước tại các DN đem lại lợi nhuận cao cho SCIC. Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của SCIC tăng trưởng rõ rệt được thể hiện qua các năm như năm 2006 là 3.656 tỷ đồng đến năm 2016 vốn chủ sở hữu 38.078 tỷ đồng tăng 10,4 lần so với năm 2006. Vốn điều lệ được bổ sung qua từng năm. Năm 2006 là 5.000 tỷ đồng đến 2016 là 21.855 tỷ đồng. Tổng tài sản: Năm 2006: 35.294 tỷ đồng; năm 2007: 14.092 tỷ đồng; năm 2008: 40.588 tỷ đồng; năm 2009: 46.311 tỷ đồng; năm 2010: 52.603 tỷ đồng; 53.334 tỷ đồng; 62.386 tỷ đồng; 65.942 tỷ đồng; 66.167 tỷ đồng; 74.512 tỷ đồng; 73.745 tỷ đồng. Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước của SCIC: Giai đoạn 2006 -2016, tổng số thuế và các khoản nộp ngân sách của SCIC, nộp ngân sách nhà nước tăng 41 lần so với đầu năm thành lập bình quân là 21.370 tỷ đồng, bình quân hàng năm là 2.137 tỷ đồng. Trong đó, thuế và các khoản phải nộp ngân sách năm 2016 là
- 13 6.122 tỷ đồng tăng 680.2 % so với năm mới thành lập 2006, tương đương 6.113 tỷ đồng. Trong đó khoản nộp ngân sách lớn nhất của SCIC chính là hoạt động kinh doanh phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp khi tiến hành thoái vốn, hoạt động này nộp ngân sách chiếm trên 50% trong tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh vốn của SCIC. Mặc dù, khi SCIC tiến hành tái cơ cấu để thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp này có đến gần 7% là các doanh nghiệp hoạt động yếu kém quy mô nhỏ được tiếp nhận từ các Bộ ban ngành và địa phương. Điều này cho thấy để có được kết quả kinh doanh trên là một sự nỗ lực rất lớn của SCIC, lợi nhuận tăng trưởng qua từng năm, nộp ngân sách Nhà nước tăng lên, vốn Nhà nước được bảo toàn. 3.2.3. Hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa khi chuyển giao về SCIC Bảng 3.9. Kết quả kinh doanh vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa khi chuyển giao về SCIC Chi tiết Tỷ lệ (%) Tăng trưởng vốn điều lệ 36% Tăng trưởng VNN 26% Tăng trưởng doanh thu 44% Tăng trưởng lợi nhuận 105% ROA tại thời điểm bàn giao 5% ROA tính đến 31/12/2016 7% ROE tại thời điểm bàn giao 9% ROE tính đến 31/12/2016 17% Nguồn: Báo cáo tổng kết (2006-2016) báo cáo chính phủ hoạt động của SCIC Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp CPH được bàn giao cho SCIC đã có sự tăng trưởng lớn so với thời điểm nhận bàn giao. Theo báo cáo của SCIC hơn 1000 DN chiếm khoảng 80% giá trị vốn của SCIC, doanh thu đã tăng 44% và lợi nhuận tăng 105% so với thời điểm bàn giao. Các chỉ số ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) của thuộc SCIC quản lý cũng có tăng trưởng. Chỉ số ROA đạt 7% và ROE đạt 17% tại thời điểm 31/12/2016 so với thời
- 14 điểm các doanh nghiệp trước khi chuyển giao đây là một sự tăng trưởng có tín hiệu tốt. Nếu xét đến thực trạng là 85% số doanh nghiệp thành viên khi tiếp nhận của SCIC có quy mô nhỏ (vốn dưới 10 tỷ đồng), máy móc thiết bị lạc hậu và nhiều doanh nghiệp còn làm ăn thua lỗ. Từ kết quả kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC tại bảng 3.9 cho thấy các hệ số bình quân đã tăng rõ rệt, đồng vốn Nhà nước đem vào hoạt động kinh doanh có sự tăng trưởng sinh lời, vốn Nhà nước được bảo toàn. Để có kết quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC được như kết quả trên không thể thiếu một phần đóng góp có các doanh nghiệp Nhóm A có Quy mô lớn chẳng hạn như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, Công ty cổ phần FPT, Nhựa Bình Minh, Bảo Hiểm Bảo Minh, Tái Bảo Hiểm VNR, Công ty cổ phần Traphaco... điển hình như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam và Công ty cổ phần Dược Hậu Giang hàng năm trả cổ tức về SCIC chiếm gần 30% doanh thu cổ tức của SCIC tương ứng với tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp từ phần lợi nhuận được chia và doanh thu bán bớt vốn Nhà nước các doanh nghiệp Quy mô nhóm A này. Mặt khác, SCIC đã nỗ lực phối hợp với ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng như nhiều người đại diện trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. SCIC đã tích cực thực hiện việc phân loại doanh nghiệp, tư vấn tái cơ cấu và tư vấn quản trị cho doanh nghiệp theo nhóm ngành và cho từng doanh nghiệp cụ thể. Một số hoạt động cơ bản mà SCIC đã thực hiện: Thuê kiểm toán để kiểm toán doanh nghiệp, tư vấn chọn nhà đầu tư chiến lược, tư vấn phát hành thêm, tư vấn niêm yết cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục cổ phần hóa, tư vấn cơ cấu đội ngũ lãnh đạo, tư vấn tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, hỗ trợ rà soát và/hoặc ban hành các quy chế quản trị cho doanh nghiệp, cử người đại diện tham gia trực tiếp vào HĐQT công ty, hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh cụ thể của doanh nghiệp, v.v… 3.4. Đánh giá chung thực trạng hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại SCIC 3.4.1. Các nhận xét Thông qua các số liệu từ những phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC có thể đưa ra những nhận xét sau: Về tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Qua mười năm hoạt động, vốn Nhà nước tại SCIC quản lý mới bằng khoảng 3% tổng số
- 15 vốn Nhà nước đầu tư tại DN, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa tại các Sở Ban ngành, địa phương vẫn chưa được chuyển giao về SCIC. Quyền thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước thông qua ủy quyền người đại diện: Địa vị pháp lý, trách nhiệm, quyền lợi của Người đại diện không rõ ràng; Chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Người đại diện còn bất cập, chưa có hướng dẫn cụ thể, việc cử người đại diện của SCIC thì cơ chế trao quyền còn ít ỏi và yêu cầu báo cáo, đánh giá, khen thưởng như đối với cán bộ Nhà nước khiến Người đại diện không thực sự thực hiện chức năng đại diện mà giống như một người thu thập thông tin và “người phát ngôn” của SCIC. Công tác thoái vốn Nhà nước: Công tác thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm, số lượng doanh nghiệp bán vốn thành công giảm dần qua các năm, các quy định về thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp do SCIC quản lý còn bó hẹp, nhiều bất cập, sức mua giảm, thị trường chứng khoán khó khăn nhiều cổ phiếu chưa hấp dẫn nhà đầu tư. Về công tác đầu tư: Đối với hoạt động đầu tư vốn Nhà nước của SCIC tại doanh nghiệp, các dự án SCIC nghiên cứu đầu tư chủ yếu thuộc các lĩnh vực chiến lược, quan trọng trong nền kinh tế, lại đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Cơ chế tài chính cho SCIC vẫn đang được áp dụng như những DNNN khác, không phù hợp với đặc thù hoạt động của SCIC và do mô hình và chính sách quy định hoạt động của SCIC mang tính đặc thù, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của SCIC còn chưa đầy đủ nên phát sinh nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của SCIC. 3.4.2. Phân tích các nguyên nhân * Nguyên nhân từ phía SCIC Do thời gian hoạt động của SCIC ngắn, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động vẫn đang tiếp tục hoàn thiện theo Nghị định của Chính phủ, số lượng và chất lượng của cán bộ nhân viên còn hạn chế, lực lượng cán bộ còn mỏng nên có những vấn đề phát sinh tại công tác quản trị doanh nghiệp và đầu tư chưa được giải quyết kịp thời và đạt hiệu quả cao. Với số lượng doanh nghiệp nhiều, phân tán khắp cả nước và các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau (đa ngành) nên đòi hỏi kiến thức tổng hợp, chuyên sâu của các cán bộ quản lý DN... Sự quan tâm phối hợp với các bộ, địa phương của SCIC trong việc tiếp nhận doanh nghiệp chưa được xử lý dứt điểm, nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng SCIC chưa
- 16 quyết liệt gửi văn bản đôn đốc các bộ, địa phương chuyển giao doanh nghiệp. * Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp Đối với một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa, không muốn chuyển giao về SCIC quản lý đã không phối hợp hoàn thiện hồ sơ tiếp nhận, cố tình kéo dài thời gian trong công tác tiếp nhận chuyển giao doanh nghiệp. Hoạt động thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Một số doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước thoái hết vốn nhưng không phối hợp, hợp tác trong việc cung cấp hồ sơ tài liệu phục vụ cho hoạt động thoái vốn của SCIC, khiến việc bán vốn của SCIC gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định giá và công bố thông tin trước khi thoái vốn. Quản trị doanh nghiệp: Việc quản lý vốn của SCIC vẫn còn gặp nhiều vướng mắc do các tồn tại phát sinh trước thời điểm cổ phần hóa chưa giải quyết dứt điểm; Nhiều vấn đề phức tạp phát sinh tại doanh nghiệp như kiện cáo kéo dài, nhiều bất cập, tồn tại về tài chính, quản trị doanh nghiệp. * Nguyên nhân từ môi trường thể chế Ngoài những nguyên nhân từ phía SCIC và doanh nghiệp thì môi trường thế chế cũng là nguyên nhân của việc hạn chế hiệu quả hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC. + Về hình thức chuyên trách đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước của SCIC: Bên cạnh những bước tiến đáng kể trong cải thiện quản trị doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư theo hướng chuyên nghiệp hóa thông qua SCIC vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: chưa tạo lập môi trường pháp lý đầy đủ thuận lợi cho SCIC hoạt động kinh doanh vốn nhà nước có hiệu quả, quản trị công ty chưa theo tiệm cận quốc tế. + Về khung pháp lý hoạt động của SCIC: Về hoạt động của SCIC hiện tại thì thay đổi lại một số nội dung trong chức năng, nhiệm vụ, điều lệ của SCIC như Nghị định 151/2013-NĐ-CP; Nghị định 147/2017/NĐ-CP hay Nghị định số 57/2014/NĐ- CP; Nghị định 148/2017/NĐ-CP và Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước giúp giải quyết một số vướng mắc trước đây của SCIC, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh vốn nhà nước. Tuy nhiên, khung pháp lý này SCIC vẫn bị rằng buộc và chưa tự quyết về các vấn đề khi SCIC quyết định tham gia đầu tư vốn kinh doanh vốn Nhà nước. Các văn bản pháp lý hiện hành tổ chức và hoạt động của SCIC mới ở mức Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy chế nội bộ của SCIC.
- 17 CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Nghiên cứu định tính 4.1.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính Mục tiêu chính của nghiên cứu định tính trong phần này là tìm hiểu các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC tại doanh nghiệp trong đó tác giả hướng tới khám phá ra các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước để đưa ra phần giải pháp khuyến nghị tại chương 5. 4.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính 21 người được phỏng vấn trong đó cán bộ Ban đổi mới doanh nghiệp là 14 người và chuyên gia là 07 người. Say khi có ý kiến các chuyên gia tác giả tiến hành điều tra khảo sát 200 người họ là Tổng Giám đốc, Giám đốc tại doanh nghiệp SCIC đại diện chủ sở hữu. 4.2. Kết quả nghiên cứu định tính Qua tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu tác giả rút ra được mấy nhóm nội dung như sau: (1) Kết quả chỉ ra phần lớn nguyên nhân dẫn đến quản trị doanh nghiệp của SCIC chưa tốt do một số người đại diện vốn của SCIC tại doanh nghiệp chưa có sự phối hợp thường xuyên về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các tiêu chí giám sát chưa đầy đủ và rõ ràng, ít hướng đến kết quả cuối cùng. Hệ thống cơ sở cho giám sát thông tin còn hạn chế (2) Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng cần có cơ chế khen thưởng đối với người đại diện và công bố thông tin tính minh bạch kết quả tài chính của doanh nghiệp (3) Kết quả nghiên cứu định tính cũng chỉ ra rằng cơ chế quản lý vốn của SCIC tại doanh nghiệp còn gặp khó khăn các vấn đề tồn tại về tài chính của doanh nghiệp đồng thời phải kế thừa cán bộ DNNN khi cổ phần hóa. Sau khi có kết quả phỏng vấn của 14 lãnh đạo cán bộ Ban đổi mới doanh nghiệp Văn phòng Chính phủ và 7 chuyên gia nghiên cứu về vấn đề kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để có những điều chỉnh cho các phát biểu rõ ràng, dễ hiểu hơn. Kết thục giai đoạn này tác giả có một bảng khảo sát chính thức để tiến hành điều tra trên diện rộng. 4.2. Nghiên cứu định lượng 4.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng Từ tổng quan các nghiên cứu và nghiên cứu định tính tác giả tiến hành điều tra
- 18 trên diện rộng, thu thập ý kiến của chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp, sau đó phân tích dữ liệu và tiến hành điều tra trên diện rộng để tìm ra các nguyên nhân hạn chế trong hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC tại doanh nghiệp. - Kích thước chọn mẫu nghiên cứu Xác định kích thước mẫu dựa cơ sở một số yếu tố: Độ chính xác (phương sai hoặc độ lệch chuẩn) của các ước lượng, hệ số tương quan và mức sai lầm có thể chấp nhận được trong bài toán kiểm định giả thuyết. Trong trường hợp tổng thể lớn, không xác định được kích thước tổng thể. Độ chính xác của ước lượng không vượt quá số ε cho trước thì phải lấy mẫu kích thước n thỏa mãn: p(1-p)u2α/2 n= ε2 Trường hợp tổng thể nhỏ và biết được tổng thể thì kích thước mẫu tối thiểu có thể xác định theo công thức: N n= 1+ N (ε)2 Bảng 4.1: Kích thước chọn cỡ mẫu Cỡ mẫu với sai số cho phép là 5%, 7% và 10% Độ tin cậy là 95% và p =0.5 Cỡ của tổng Cỡ mẫu với sai số tương ứng thể 5% 7% 10% 200 133 101 66 300 171 121 75 500 222 145 83 600 240 152 86 700 255 158 88 800 266 163 89 900 277 166 90
- 19 1,000 286 169 91 (Nguồn: tính toán của tác giả) - Dữ liệu nghiên cứu Theo kết quả báo cáo của SCIC. Tính tới thời điểm tháng 12 năm 2016, SCIC đại diện vốn Nhà nước tại 200 doanh nghiệp. Như vậy, tác giả sử dụng công thức tính kích thước mẫu điều tra trong trường hợp biết kích thước tổng thể N. Với kết quả Bảng 4.1, với sai số cho phép là 5%, kích thước mẫu tối thiểu là 133 quan sát. Tác giả Luận án thực hiện gửi 200 Phiếu điều tra đến các lãnh đạo của các doanh nghiệp Tổng giám đốc/giám đốc các doanh nghiệp SCIC đại diện chủ sở hữu. Kết quả thu về được 147 Phiếu, có 4 Phiếu không đạt yêu cầu. Cuối cùng, số phiếu điều tra hợp lệ là 143 phiếu điều tra. Kết quả này là phù hợp, đảm bảo yêu cầu nghiên cứu. 4.3. Kiểm định sự phù hợp của thang đo và phân tích nhân tố khám phá Kết quả kiểm định sự phù hợp của thang đo của 06 nhóm nhân tố được thể hiện qua các bảng dưới đây: Biến Cronbach's Alpha Nhóm 1 0.833 Nhóm 2 0.822 Nhóm 3 0.817 Nhóm 4 0.786 Nhóm 5 0.867 Nhóm 6 0.886 Nguồn:Nghiên cứu của tác giả Theo kết quả trên thì không cần phải loại bỏ biến quan sát nào để làm tăng độ tin cậy của thang đo. 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá Tác giả thực hiện phân tích nhân tố khám phá với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20, những nhân tố không đạt yêu cầu về phương sai trích và hệ số tải sẽ bị loại. Quá trình phân tích nhân tố khám phá cho kết quả như sau: Bảng 4.14. Kết quả phân tích EFA với số liệu thu được
- 20 Total Variance Explained Extraction Sums of Rotation Sums of Initial Eigenvalues Squared Loadings Squared Loadings Component % of % of % of Cumulati Cumula Cumula Total Varianc Total Varianc Total Varianc ve % tive % tive % e e e 1 4.307 16.566 16.566 4.307 16.566 16.566 3.516 13.523 13.523 2 4.123 15.856 32.422 4.123 15.856 32.422 3.495 13.442 26.965 3 2.706 10.408 42.830 2.706 10.408 42.830 3.064 11.785 38.750 4 2.656 10.215 53.045 2.656 10.215 53.045 3.061 11.773 50.522 5 2.049 7.882 60.927 2.049 7.882 60.927 2.468 9.491 60.014 6 1.953 7.510 68.437 1.953 7.510 68.437 2.190 8.423 68.437 Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Phương pháp EFA được cho là phù hợp khi phân loại thông tin từ dữ liệu bảng hỏi này, có thể nhận thấy tổng phương sai trích đạt 68.437% > 50%, nên việc phân tích nhân tố là có ý nghĩa. Ngoài ra khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá cần quan tâm đến kết quả KMO and Bartlett’s test. Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .745 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1921.039 df 325 Sig. .000 Nguồn:Nghiên cứu của tác giả Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0,745 > 0,5 điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa (p_value) sig = 0.000 < 0.05, như
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 267 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 252 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn