intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng SMA tại các DNNY tại Việt Nam; Xác định ảnh hưởng của vận dụng SMA đến HQKD của các DNNY tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ********* ĐỖ THỊ THU THẢO CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng 2. TS. Nguyễn Thị Lan Anh Phản biện 1:..................................................................................... Phản biện 2:..................................................................................... Phản biện 3:..................................................................................... Luận án được trình bày trước hội đồng tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh vào lúc ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Đại học Kinh tế TP.HCM
  3. 3 MỞ ĐẦU 1. Sự cấp thiết của nghiên cứu Tình hình cạnh tranh và nhiều biến động hiện nay của môi trường kinh doanh thách thức các nhà quản trị trong việc duy trì và phát triển DN bền vững. Điều này đòi hỏi các DN phải có chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Quá trình ra quyết định chiến lược, thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược cần rất nhiều thông tin liên quan nội bộ và bên ngoài DN. Thông tin kế toán quản trị truyền thống đã không đảm bảo sự phù hợp trong hỗ trợ cho quá trình này. Một sự thay đổi sâu sắc hơn về vai trò kế toán quản trị bắt đầu vào đầu những năm 1980 khi các công ty lớn còn trở nên lớn hơn về quy mô và hoạt động, khái niệm toàn cầu hóa đã thu hút các tập đoàn quốc gia lớn vươn ra quốc tế. Cùng với đó, thời đại máy tính len lỏi để cách mạng hóa toàn bộ thế giới kinh doanh, thêm nhiều phát minh mới thay thế các sản phẩm truyền thống, vòng đời sản phẩm ngắn hơn và khách hàng không chỉ ít trung thành hơn mà còn khó nắm bắt hơn (Li, 2018) Tại Việt Nam, với sự cạnh tranh ngày càng tăng, sự không chắc chắn của MTKD, nhu cầu thông tin tối ưu hơn cho quản trị chiến lược, SMA được quan tâm như một cách tiếp cận nâng cao của KTQT cho vai trò tư vấn chiến lược (Thiều, 2016). Một số nghiên cứu tại Việt Nam gần đây đã được thực hiện nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến SMA tại Việt Nam như nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), Bùi Thị Trúc Quy (2020), Lê Thị Mỹ Nương (2021). Mặc dù đã có sự quan tâm hơn của các nhà nghiên cứu trong nước đối với SMA nhưng nhìn chung số lượng nghiên
  4. 4 cứu vẫn chưa nhiều. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, các DN chưa vận dụng đầy đủ nội dung của từng kỹ thuật SMA, tên gọi của các kỹ thuật SMA thường ít được biết đến nhưng có tồn tại việc cung cấp thông tin kế toán định hướng bên ngoài, định hướng thị trường. So với các quốc gia phát triển, mức độ vận dụng SMA tại Việt Nam vẫn còn rất thấp (Vân & Lan, 2020). Hung (2016) đã lập luận những khó khăn lớn trong việc thực hiện SMA có liên quan đến quan điểm không đầy đủ của nhà điều hành Việt Nam về SMA cũng như năng lực kế toán viên. Với tình hình trên, có thể thấy rằng SMA tại Việt Nam cần được quan tâm nghiên cứu thêm. Trong luận án này, tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vận SMA tại các DNNY Việt Nam với bối cảnh sau: - Sự không chắc chắn của MTKD. MTKD tại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề như môi trường pháp lý kinh doanh còn chưa minh bạch, chưa ổn định, không dễ dự báo, hạn chế tiếp cận nguồn lực và thị trường (Hòa & Yến, 2016). - Định hướng chiến lược năng động: Đứng trước những thách thức của MTKD, các DN Việt Nam cũng đã có những nỗ lực đổi mới sáng tạo khi chú trọng tìm kiếm để tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới, đổi mới quy trình sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật mới hướng tới cải tiến chất lượng sản phẩm, thay đổi chiến lược năng động hơn (Hưng, 2020). - Phân quyền trong quản lý: Với chiến lược thay đổi năng động, lĩnh vực kinh doanh cần sự linh hoạt, chủ động, sáng tạo, vì thế cần có những thay đổi mang tính đột phát trong quản trị như
  5. 5 nên tập trung vào quản trị mục tiêu hơn là kiểm soát hành chính, chú ý hơn đến việc phân quyền (Hưng, 2020). - Sự bùng nổ của CNTT: Tại Việt Nam, việc sử dụng CNTT trong quản lý và điều hành DN đã có những chuyển biến tích cực, số lượng DN có sử dụng máy vi tính, kết nối internet với tỉ lệ cao ở các ngành, mặc dù có nhận thức về tầm quan trọng của CNTT nhưng số lượng DN khai thác sâu tiềm năng của CNTT còn hạn chế (Hùng & Trang, 2021) - Theo thống kê của UBCKNN qua các năm 2010 đến nay, số lượng DNNY liên tục gia tăng. Hiện nay đã có hơn 400 DNNY trên sàn HOSE, 338 DNNY trên HNX (tính đến tháng 4/2023), các DNNY hoạt động SXKD ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Các DNNY đã huy động vốn trên TTCK Việt Nam với nhiều loại chứng khoán khác nhau cùng với đó là rất nhiều các bên liên quan, do đó họ được yêu cầu công khai thông tin nhiều hơn, cũng chú ý hơn về vấn đề quản trị công ty, quản trị chiến lược của DN để duy trì vị thế, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kinh doanh cũng như thu hút vốn đầu tư. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng SMA tại Việt Nam còn chưa nhiều, tập trung vào DNSX nên nhân tố công nghệ được đề cập đến là công nghệ sản xuất tiên tiến (Anh (2012); Quy (2020); Nương (2021)). Phân cấp quản lý thể hiện ở cơ cấu tổ chức DN (Quy, 2020) có thể còn tính hình thức, yếu tố trình độ kế toán viên (Nương, 2021) được đo lường dựa trên trình độ học vấn chưa thể hiện được khả năng phối hợp khi tham gia vào các hoạt động chiến lược. Hiệu quả của việc vận dụng SMA được đánh giá qua mối quan hệ với thành quả hoạt động được thu thập thông qua
  6. 6 phiếu khảo sát còn phụ thuộc vào cảm tính của người được khảo sát. Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các DNNY tại Việt Nam” làm luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng SMA và ảnh hưởng đến HQKD của các DNNY tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Xác định nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng SMA tại các DNNY tại Việt Nam - Xác định ảnh hưởng của vận dụng SMA đến HQKD của các DNNY tại Việt Nam 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Nhân tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến vận dụng SMA tại các DNNY tại Việt Nam? Câu hỏi 2: Ảnh hưởng của việc vận dụng SMA đến HQKD của các DNNY tại Việt Nam? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là SMA và các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng SMA.
  7. 7 Đối tượng khảo sát là các DNNY tại Việt Nam, đối tượng trả lời khảo sát những người làm công tác kế toán quản trị, các nhà quản lý cấp cao hoặc cấp trung tại các DNNY này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi các DNNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam Thời gian thực hiện: Quá trình liên lạc và lấy ý kiến chuyên gia được tiến hành vào tháng 6/2021. Quá trình thu thập dữ liệu định lượng thông qua khảo sát được thực hiện trong suốt tháng 9/2021, dựa trên danh sách các đơn vị trả lời khảo sát, dữ liệu thứ cấp của các đơn vị tương ứng được thu thập dựa trên BCTC được công bố của năm tài chính 2021. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết từng câu hỏi nghiên cứu được trình bày cụ thể như sau: PPNC định tính: Tác giả dựa vào việc tổng hợp các nghiên cứu trước liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến SMA cũng như vận dụng lý thuyết nền để đề xuất mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu. Sau đó tiến hành lấy ý kiến chuyên gia bằng bảng hỏi kết hợp với trao đổi bổ sung nhằm làm rõ ý kiến của tác giả và chuyên gia, từ đó tinh chỉnh, xác định các nhân tố đưa vào mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và thang đo chính thức cho các biến trong mô hình nghiên cứu. PPNC định lượng: Từ mô hình nghiên cứu chính thức, thang đo chính thức đã được chọn lọc, điều chỉnh cho phù hợp từ nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng mô hình PLS-SEM với công
  8. 8 cụ xử lý SmartPLS3 để thực hiện kiểm định mô hình đo lường và kiểm định mô hình đường dẫn, nhằm giải quyết cho mục tiêu xác định, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng SMA cũng như xác định ảnh hưởng của vận dụng SMA đến HQKD của các DNNY tại Việt Nam. 5. Một số đóng góp mới của luận án 5.1. Về mặt lý thuyết Luận án góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng SMA. Lý thuyết ngẫu nhiên vẫn duy trì sức hút trong các nghiên cứu học thuật về kế toán quản trị và sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh. Bên cạnh lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết thể chế và học thuyết quản trị cũng được vận dụng giải thích cho các nhân tố mới được xác định trong mô hình nghiên cứu như trình độ kế toán viên và sự tham gia của nhân viên trong quá trình ra quyết định. Cụ thể, một số nghiên cứu vận dụng lý thuyết quản trị cấp cao khi nghiên cứu hành vi tập trung vào việc quản trị nhân lực, đề cập đến ảnh hưởng của nhà quản lý đến việc triển khai hệ thống kế toán mang tính áp đặt từ phía nhà quản lý mà chưa thể hiện vai trò của đội nhóm, trong khi vai trò đội nhóm đã ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của DN và xã hội ngày nay. Cũng không dựa trên lập trường áp lực cưỡng chế, đề tài sử dụng học thuyết lãnh đạo, lý thuyết thể chế theo trụ cột văn hóa – nhận thức (cognitive pillar) trong việc giải thích khả năng ảnh hưởng của việc có sự tham gia của nhân viên trong việc ra quyết định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vận dụng SMA.
  9. 9 5.2. Về mặt thực tiễn Luận án cung cấp kết quả thực nghiệm ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng SMA và mối quan hệ của việc vận dụng SMA đến hiệu quả kinh doanh của DNNY tại Việt Nam. Luận án đã đề xuất hàm ý thực tiễn để nâng cao mức độ vận dụng SMA tại các DNNY ở Việt Nam, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các DNNY trong môi trường kinh doanh hiện nay như các hàm ý về: sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của DN, sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân viên trong việc ra quyết định, trình độ kế toán viên, nhận thức về sự không chắc chắn của môi trường kinh doanh, định hướng chiến lược có ảnh hưởng tích cực đến SMA. Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các NCS về kế toán quản trị chiến lược và hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được trình bày theo 5 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Ở chương này, tác giả trình bày tổng quan về quá trình nghiên cứu trước đây trên thế giới và Việt Nam liên quan đến SMA, vận dụng SMA, các nhân tố ảnh hưởng đến SMA và ảnh hưởng của vận dụng SMA đến hiệu quả của DN . Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương 2 hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến quản trị chiến lược, SMA, hiệu quả kinh doanh và những lý thuyết nền tảng để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng SMA và ảnh hưởng của vận dụng SMA đến hiệu quả kinh doanh của DN, từ đó đề xuất mô hình và giả thuyết
  10. 10 nghiên cứu, giải thích các giả định và kỳ vọng định hướng cho nghiên cứu của tác giả Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Tác giả trình bày việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu của luận án. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Tác giả trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu định tính và định lượng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc vận dụng SMA tại các DNNY và ảnh hưởng của vận dụng SMA đến HQKD của DNNY tại Việt Nam. Chương 5: Kết luận và hàm ý. Chương này tập trung trình bày các kết luận cho những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, đồng thời trình bày hàm ý lý thuyết và quản trị xung quanh việc vận dụng SMA nhằm nâng cao mức độ vận dụng SMA, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho DN. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC. 1.1. Các nghiên cứu về SMA 1.1.1. Các nghiên cứu về sự ra đời và hình thành SMA Các nghiên cứu xoay quanh nhu cầu cho việc ra đời và vận dụng SMA xuất phát từ bối cảnh kinh tế - xã hội: Sức ép cạnh tranh ngày càng tăng do công nghệ sản xuất tiến bộ Xu hướng toàn cầu hóa, cạnh tranh toàn cầu mạnh mẽ Kế toán quản trị truyền thống trở nên thiếu phù hợp khi thông tin mang tính ngắn hạn và nội bộ. Từ những yếu tố trên, SMA xuất hiện như là một phát triển trong lĩnh vực KTQT, cung cấp thông tin cho quản trị chiến lược, tạo điều kiện cho việc ra quyết định quản lý và tạo lập lợi thế cạnh tranh.
  11. 11 1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ thuật SMA Dòng nghiên cứu này tập trung vào việc tiếp cận chiến lược của các thực hành SMA, hướng vào việc chuyển trọng tâm của KTQT từ quan điểm hướng nội sang quan điểm không chỉ hướng nội mà còn hướng thông tin bên ngoài, định hướng thị trường, mang tính dài hạn. Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm được nghiên cứu nhằm xác định và hệ thống hóa các kỹ thuật được phân loại là SMA dựa trên một hoặc nhiều định hướng: tập trung vào các yếu tố môi trường kinh doanh, tập trung vào đối thủ cạnh tranh, hướng tới tương lai và định hướng dài hạn. 1.1.3. Các nghiên cứu về vận dụng SMA Nghiên cứu về vận dụng SMA là nghiên cứu được thực hiện liên quan đến mức độ các kỹ thuật SMA được áp dụng, so sánh mức độ và kỹ thuật SMA được sử dụng giữa các quốc gia. 1.2 Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến vận dụng SMA Dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên, nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu những nhân tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến vận dụng SMA như định hướng chiến lược, nhận thức về sự không chắc chắn của môi trường kinh doanh, quy mô DN, hiệu quả của DN trong quá khứ, văn hóa tổ chức, sự tham gia của kế toán viên, …. Ngoài lý thuyết ngẫu nhiên, một số tác giả vận dụng lý thuyết thể chế hay lý thuyết cấp cao, lý thuyết vai trò để xem xét nhân tố sự tham gia của kế toán viên, đặc điểm của đội ngũ quản lý ảnh hưởng đến vận dụng SMA
  12. 12 1.3 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của vận dụng SMA đến hiệu quả của DN Ảnh hưởng của vận dụng SMA đến hiệu quả của DN được quan tâm nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực và quy mô DN khác nhau, kết quả nghiên của các công trình nghiên cứu trước đều cho thấy mối quan hệ tích cực của vận dụng SMA đến hiệu quả kinh doanh của DN. 1.4 Xác định khoảng trống nghiên cứu Từ việc xem xét, đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, tác giả xác định hướng nghiên cứu của luận án như sau: - Về mô hình nghiên cứu: Kế thừa mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng vận dụng SMA trước, điều chỉnh và bổ sung việc đo lường các nhân tố theo bối cảnh hiện nay của Việt Nam. Ngoài việc dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên, tác giả còn dựa trên lý thuyết thể chế và học thuyết quản trị để đề xuất mô hình nghiên cứu. - Về phạm vi nghiên cứu: Đối tượng khảo sát được thực hiện với tất cả các DNNY thuộc các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Điều này giúp bổ sung vào nghiên cứu thực nghiệm về vận dụng SMA được toàn diện hơn. - Về phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Sử dụng mô hình PLS-SEM để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Tác giả sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để thực hiện nghiên cứu định lượng, trong đó dữ liệu thứ cấp được thu thập từ BCTC được công bố để đo lường hiệu quả kinh doanh của DNNY, điều này giúp tăng tính khách quan cho kết quả nghiên cứu của luận án.
  13. 13
  14. 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 2 trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến quản trị chiến lược, SMA, hiệu quả kinh doanh, các lý thuyết nền để phân tích, nhận diện các nhân tố, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án. Phần đầu tiên của chương, tác giả trình bày tổng quan về quản trị chiến lược, SMA: sự hình thành, vai trò hỗ trợ cho quản trị chiến lược, các kỹ thuật SMA. Kế tiếp là cơ sở lý luận liên quan đến hiệu quả và hiệu quả kinh doanh. Ở phần thứ ba và thứ tư, tác giả trình bày nội dung và vận dụng lý thuyết nền gồm lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết thể chế và học thuyết quản trị để làm cơ sở nhận diện nhân tố và đề xuất các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 9 biến trong đó có 7 biến độc lập, 2 biến phụ thuộc; 8 giả thuyết nghiên cứu trong đó 7 giả thuyết về tác động của các nhân tố đến vận dụng SMA, 1 giả thuyết về tác động của vận dụng SMA đến hiệu quả kinh doanh của DN. Cụ thể các giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết H1: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến vận dụng SMA Giả thuyết H2: Định hướng chiến lược tìm kiếm triển vọng phát triển có ảnh hưởng tích cực đến vận dụng SMA Giả thuyết H3: Sử dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến vận dụng SMA Giả thuyết H4: Sự tham gia của nhân viên vào quá trình ra quyết định có ảnh hưởng tích cực đến vận dụng SMA
  15. 15 Giả thuyết H5: Trình độ kế toán viên có ảnh hưởng tích cực đến vận dụng SMA Giả thuyết H6: Cường độ cạnh tranh ảnh hưởng cùng chiều với vận dụng SMA Giả thuyết H7: Nhận thức về sự không chắc chắn của môi trường kinh doanh ảnh hưởng cùng chiều đến vận dụng SMA Giả thuyết H8: Vận dụng SMA có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở các giả thuyết xây dựng, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến của luận án. Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Tác giả đề xuất
  16. 16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu 3.1.1 Khung nghiên cứu của luận án Hình 3.1. Khung nghiên cứu của luận án Nguồn: Tác giả thiết kế 3.1.2 Quy trình nghiên cứu của luận án Quy trình nghiên cứu được triển khai bao gồm các bước như sau: Bước 1: Đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo dự kiến. Ở giai đoạn này, tác giả thực hiện tổng quan nghiên cứu và các cơ sở lý thuyết có liên quan (được trình bày ở chương 1 và 2) để đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo dự kiến. Bước 2: Nghiên cứu định tính. Bước này được thực hiện để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng SMA tại các DNNY tại Việt Nam, điều chỉnh mô hình và thang đo biến thông qua kỹ thuật lấy ý kiến chuyên gia nhằm tinh chỉnh và hình thành mô
  17. 17 hình nghiên cứu và thang đo chính thức cho nghiên cứu định lượng. Để có thể đạt được sức mạnh thông tin từ mẫu phỏng vấn. Tác giả tập trung vào đặc tính của mẫu là những người có kinh nghiệm trong thực hành kế toán quản trị và quản lý cấp trung/cao. Do đó, đối tượng được mời phỏng vấn là những người có kiến thức chuyên sâu về kế toán, quan tâm đến lĩnh vực SMA hoặc những nhà quản lý có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về việc chuyển đổi các thực hành kế toán. Ngoài ra, đối tượng phỏng vấn cần có tâm thế sẵn sàng cho việc giao tiếp tạo điều kiện tăng chất lượng của cuộc trao đổi. Tác giả thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc với câu hỏi được thiết kế chủ yếu là dạng câu hỏi định hướng cho việc trao đổi, thảo luận và có các ý kiến mở nhằm xác định các nhân tố được cho là quan trọng ảnh hưởng đến vận dụng SMA theo bối cảnh Việt Nam, qua đó giúp tác giả xem xét mô hình nghiên cứu phù hợp để đưa vào giai đoạn NCĐL, đồng thời trong quá trình phỏng vấn cũng thảo luận nhằm hoàn thiện thang đo đo lường phù hợp liên quan đến các biến trong mô hình Bước 3 – Nghiên cứu định lượng. Từ mô hình nghiên cứu chính thức, tác giả thu thập dữ liệu để thực hiện nghiên cứu định lượng. Căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng nghiên cứu, sự thuận tiện và có sẵn của thông tin liên quan đến từng đối tượng nghiên cứu trên thị trường, tác giả linh hoạt sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu cả sơ cấp và thứ cấp. Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng SMA, các dữ liệu cần thu thập để phân tích gồm dữ liệu về từng nhân tố trong đó có nhân tố như quy mô DN có khả năng thu thập từ BCTC đã được kiểm toán của các DNNY
  18. 18 (dữ liệu thứ cấp) thông qua việc tải từ trang Cafef.vn hoặc Vietstock.vn. Các nhân tố khác như cạnh tranh, sự tham gia của nhân viên trong việc ra quyết định, định hướng chiến lược, … do dữ liệu này chưa có sẵn theo mục tiêu nghiên cứu, do đó nghiên cứu này sử dụng phương pháp gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến để thu thập dữ liệu. Số liệu khảo sát sau đó sẽ được xử lý và sử dụng để đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc. Việc đánh giá được tiến hành theo mô hình PLS-SEM, sử dụng công cụ SmartPLS 3.3. Kết quả nghiên cứu ở bước 3 giúp đưa ra nhận định chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết đã được đặt ra, bàn luận và đề xuất các giải pháp. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính. Dựa trên kết quả tổng hợp phỏng vấn chuyên gia xác định mô hình nghiên cứu chính thức để tiến hành kiểm định dựa trên dữ liệu định lượng cũng như hoàn thiện thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu Về giả thuyết nghiên cứu: Giả Nội dung Tác động thuyết dự kiến Quy mô DN có ảnh hưởng cùng chiều + H1 đến việc vận dụng SMA Định hướng chiến lược tìm kiếm triển + H2 vọng phát triển có ảnh hưởng tích cực với việc vận dụng SMA Sử dụng CNTT trong DN có ảnh + H3 hưởng tích cực đến vận dụng SMA H4 Sự tham gia của nhân viên vào quá + trình ra quyết định có ảnh hưởng tích
  19. 19 cực đến vận dụng SMA Trình độ nhân viên kế toán có ảnh + H5 hưởng tích cực đến vận dụng SMA Cường độ cạnh tranh ảnh hưởng cùng + H6 chiều với vận dụng SMA Nhận thức về sự không chắc chắn của + H7 MTKD ảnh hưởng cùng chiều đến vận dụng SMA Vận dụng SMA có ảnh hưởng tích cực + H8 đến HQKD của DN Về mô hình nghiên cứu chính thức Các biến độc lập Quy mô DN: được ký hiệu là “SIZE”, với 3 biến quan sát được ký hiệu từ SIZE1 đến SIZE3. Định hướng chiến lược: được ký hiệu là “OS”, với 4 biến quan sát được ký hiệu từ OS1 đến OS4. Sử dụng CNTT: được ký hiệu là “AIT”, với 6 biến quan sát được ký hiệu từ AIT1 đến AIT6.
  20. 20 Sự tham gia của nhân viên vào quá trình ra quyết định: được ký hiệu là “PDM” với 6 biến quan sát được ký hiệu từ PDM1 đến PDM6. Trình độ KTV: được ký hiệu là “CAP” với 6 biến quan sát được ký hiệu từ CAP1đến CAP6 Cường độ cạnh tranh: được ký hiệu là “CI” với 6 biến quan sát được ký hiệu từ CI1 đến CI6 Nhận thức về sự không chắc chắn của MTKD: được ký hiệu là “PEU” với 6 biến quan sát được ký hiệu từ PEU1 đến PEU6 Biến phụ thuộc “Vận dụng SMA”: Ký hiệu là “SMA” với 5 biến quan sát được ký hiệu từ SMA1 đến SMA5. Biến phụ thuộc “Hiệu quả kinh doanh”: Ký hiệu là “PER” với 3 biến quan sát được ký hiệu là PER1 đến PER3. 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động (được phân loại theo Chuẩn Phân ngành Toàn cầu (GICS®) cho thấy trong số DNNY tham gia khảo sát thuộc ngành công nghiệp là nhiều nhất (26,5%). Dữ liệu khảo sát thu thập được có đối tượng tham gia khảo sát từ vị trí kế toán tổng hợp trở lên cấp quản lý trung và cao cấp chiếm 56,5%, 43,5% ở vị trí kế toán; 53.1% ở vị trí đương nhiệm trên 5 năm trở lên, có hiểu biết và tham gia quy trình chiến lược của DN.  Kết quả đánh giá mô hình đo lường Kết quả đánh giá mô hình đo lường cho thấy hệ số tải ngoài của các biến quan sát CAP2, CAP6, CI5, PDM1, PEU5, PEU6, PER3 nhỏ hơn 0.708 nên được xem xét loại bỏ khỏi mô hình do
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2