BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM<br />
<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
BÙI ĐAN THANH<br />
<br />
CẤU TRÚC VỐN VÀ VỐN LUÂN CHUYỂN TÁC<br />
ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH<br />
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN<br />
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng<br />
Mã số: 62.34.02.01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
TP. Hồ Chí Minh - 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
PGS. TS. Đoàn Thanh Hà<br />
<br />
Phản biện 1:………….<br />
Phản biện 2:………….<br />
Phản biện 3:………….<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:<br />
Trường Đại Học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
Vào lúc:……giờ…….ngày…...tháng…..năm 2016.<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
Thư viện Quốc gia<br />
Thư viện Trường Đại Học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do nghiên cứu<br />
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn giữ một vị trí quan trọng,<br />
là một trong những thành phần kinh tế có đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế, giải<br />
quyết việc làm và an sinh xã hội của quốc gia. Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp nhỏ và<br />
vừa chiếm tới 97,5% tổng số doanh nghiệp của cả nước, đóng góp khoảng 40% tổng sản<br />
phẩm quốc nội, và tạo ra hơn 1 triệu việc làm mỗi năm (VINASME, 2015). Ở nhiều địa<br />
phương, khối doanh nghiệp SME đang đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế, điều này được thể<br />
hiện qua sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, số lượng việc làm, đóng góp vào ngân sách<br />
trong khối này ngày càng gia tăng. Với đặc điểm quy mô nhỏ, linh hoạt và dễ thích ứng, các<br />
doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần làm cho nền kinh tế năng động hơn và dễ điều chỉnh<br />
trước những biến động của môi trường kinh doanh.<br />
Với vai trò ngày càng tăng trong nền kinh tế, việc làm thế nào để phát triển khối doanh<br />
nghiệp nhỏ và vừa một cách bền vững đang nhận được sự quan tâm của nhiều phía - từ các<br />
nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách. Hiện nay, một<br />
trong những vấn đề đang được tranh luận là hiệu quả quản trị tài chính (QTTC) của các<br />
doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng như thế nào bởi cấu trúc vốn và vốn luân chuyển<br />
của doanh nghiệp. Tranh luận này xuất phát từ khía cạnh lý thuyết là hiệu quả QTTC có thể<br />
chịu ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực bởi cấu trúc vốn (Modigliani và Miller, 1958; Myers<br />
và Majluf, 1984; Fama và Miller, 1972). Tại Việt Nam một số nghiên cứu của các tác giả<br />
trong nước đã chỉ ra rằng quản trị tài chính ở khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đang bộc lộ<br />
nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả không cao (Võ Hồng Đức và Võ Tường Luân, 2014; Nguyễn<br />
Hữu Huân và Lê Nguyễn Quỳnh Hương, 2014; Võ Xuân Vinh và Nguyễn Thành Phú, 2014).<br />
Theo Nguyễn Minh Kiều (2014) để đánh giá quản trị tài chính có hiệu quả hay không<br />
chúng ta cần có chuẩn mực nhất định. Chuẩn mực để đánh giá hiệu quả QTTC chính là mục<br />
tiêu do doanh nghiệp đề ra. Doanh nghiệp có rất nhiều mục tiêu khác nhau được đề ra nhưng<br />
dưới góc độ quản trị tài chính, mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ<br />
sở hữu.<br />
Theo Nguyễn Văn Thuận (2010), quản trị tài chính thực hiện thông qua các quyết định:<br />
Quyết định đầu tư vào tài sản (thể hiện chức năng sử dụng vốn), quyết định chọn nhà tài trợ<br />
(thể hiện chức năng tổ chức và huy động vốn), và quyết định phân phối thu nhập (thể hiện<br />
chức năng phân phối). Đó là ba trong tâm cơ bản của công tác quản trị tài chính.<br />
Các trường phái lý thuyết khác nhau xác định các yếu tố khác nhau tác động đến hiệu<br />
quả QTTC của các doanh nghiệp. Chúng t a có thể t ạ m chia thành hai trường phái<br />
chính: Trường phái thứ nhất đề cập đến ảnh hưởng của cấu trúc vốn của doanh nghiệp đến<br />
hiệu quả QTTC (Huang và Song, 2006); trường phái thứ hai cho rằng vốn luân chuyển<br />
doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả QTTC (Mathuva, 2010) .<br />
Hiệu quả QTTC được phản ánh thông qua kết quả hoạt động tài chính doanh nghiệp,<br />
thuật ngữ này như một thước đo đánh giá khách quan hiệu quả sử dụng tài sản cũng như các<br />
chính sách của công ty tạo ra lợi nhuận tối ưu. (Chakravathy, 1986) .<br />
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong số khoảng 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại<br />
Việt Nam thì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97,5 đến 98%. Trong kế<br />
hoạch 5 năm 2016-2020, Chính phủ Việt Nam dự kiến phát triển số lượng doanh nghiệp lên<br />
gấp đôi thành 1 triệu doanh nghiệp để bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc<br />
làm an sinh xã hội. Để có thể thực hiện được kế hoạch này rất cần có các nghiên cứu đánh<br />
giá về hiện trạng hoạt động, hiệu quả của doanh nghiệp nhỏ và vừa.<br />
Đây là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển trong tương lai. Trong điều kiện giới<br />
hạn tài liệu và thời gian cho phép, tác giả thực hiện đề tài “Cấu trúc vốn và vốn luân<br />
chuyển tác động đến hiệu quả QTTC của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành<br />
phố Hồ Chí Minh”.<br />
<br />