intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh: Trường hợp các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đề xuất nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành logistics hình thành và phát triển chất lượng mối quan hệ, cũng như hàm ý chính sách với Nhà nước trong vai trò đòn bẩy hỗ trợ cho ngành logistics.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh: Trường hợp các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam

  1. BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH -------------- NGUYỄN THỊ THANH VÂN CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ TRONG KINH DOANH: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62.34.05.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Thanh Phong và PGS.TS. Bùi Thị Thanh Phản biện 1: ............................................................................ Phản biện 2: ............................................................................ Phản biện 3: ............................................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại .................................................................................................. Vào hồi..........giờ..........ngày...........tháng..........năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  3. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh và lý do chọn vấn đề nghiên cứu Xét trong bối cảnh lý thuyết chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh là khái niệm đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu. Luận án tiến hành khảo lược các nghiên cứu liên quan, cho thấy: Những nghiên cứu về mô hình chất lượng mối quan hệ ở các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam là rất hiếm (Hoàng Lệ Chi, 2013). Athanasopoulou (2009, trang 605) đề nghị “để khái niệm chất lượng mối quan hệ mang tính tổng quan hơn, thì nó cần được nghiên cứu ở những ngành nghề khác nhau và ở những nền văn hóa khác nhau”. Các nghiên cứu ở môi trường Việt Nam dù không nhiều nhưng chất lượng mối quan hệ cũng được quan tâm và nghiên cứu từ khá sớm. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ tập trung ở một số lĩnh vực nhất định, trong đó ngành logistics chưa được đề cập đến. Trong bối cảnh của nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam và của ngành logistics có thể khám phá những điểm mới khi nghiên cứu về chất lượng mối quan hệ. Nghiên cứu về chất lượng mối quan hệ trong lĩnh vực logistics, chuỗi cung ứng cũng cho thấy nhiều nghiên cứu liên quan, trình bày về các nhân tố tác động đến chất lượng mối quan hệ giữa bên mua và bên bán dịch vụ logistics, trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, với bối cảnh mỗi quốc gia khác nhau, tồn tại đặc thù riêng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nên vẫn có thể khám phá những nhân tố mới tác động đến chất lượng mối quan hệ. Xét trong bối cảnh thực tiễn, ở Việt Nam, theo Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020, ngành dịch vụ logistics được nhấn mạnh là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Như vậy, thị trường dịch vụ logistics ở Việt Nam còn hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển và cũng có những đặc thù riêng.
  4. 2 Lý thuyết nền và khoảng trống trong lý thuyết chất lượng mối quan hệ Barringer và Harrison (2000) cho rằng các doanh nghiệp có hàng loạt những lý do khác nhau để dẫn đến mối quan hệ giữa các doanh nghiệp ví dụ như tối thiểu hóa chi phí, hoặc chia sẻ rủi ro, hoặc bổ sung nguồn lực cho doanh nghiệp, cũng có thể là nhiều lý do cùng một lúc. Do đó, nếu xem xét chỉ một lý thuyết để dẫn đến chất lượng mối quan hệ sẽ là phiến diện, mà cần thiết kết hợp các lý thuyết để có thể xem xét mối quan hệ kinh doanh trên nhiều quan điểm, đó cũng là cách để phát triển và thử nghiệm các lý thuyết mới. Bolumode và cộng sự (2007) đã đứng trên nhiều góc độ của các lý thuyết khoa học xã hội nhằm xác định khung phân tích cho lĩnh vực thuê ngoài logistics, theo đó, nghiên cứu đã nhấn mạnh khi xem xét lý do dẫn đến mối quan hệ của doanh nghiệp với doanh nghiệp logistics thì cần xem xét ba lý thuyết nền tảng đó là lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (resource dependence theory - RDT) và lý thuyết mạng (network theory - NT). Nghiên cứu của Bolumode đã cung cấp một khung lý thuyết hoàn chỉnh và thực tế hơn, từ đó Bolumode đề nghị các nghiên cứu sau này có thể dựa vào khuôn khổ lý thuyết này để xây dựng mô hình và phân tích bằng các dữ liệu nghiên cứu cụ thể. Do đó, luận án này sẽ kế thừa gợi ý của Bolumode để làm nền tảng nghiên cứu. Kế thừa từ kết luận của những nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy một khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu là dựa vào khuôn khổ lý thuyết được đề nghị bởi Bolumode và cộng sự (2007), luận án sẽ vận dụng ba lý thuyết TCE, RDT và NT để xác định các nhân tố tác động đến chất lượng mối quan hệ, kiểm định cho trường hợp doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, đặc biệt xem xét trên các khía cạnh văn hóa, môi trường kinh doanh cũng như đặc trưng riêng có của ngành logistics ở một quốc gia chuyển đổi là Việt Nam. Từ đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh: Trường hợp các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam”.
  5. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Từ vấn đề nghiên cứu được giới thiệu ở trên, với việc nghiên cứu lý thuyết nền từ đó xác định mục tiêu tổng quát là chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh. Cụ thể hơn nghiên cứu này được thực hiện để đạt hai mục tiêu chính sau đây: (1) Xác định các nhân tố tác động đến chất lượng mối quan hệ giữa doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics; (2) Kiểm định tác động của chất lượng mối quan hệ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Từ kết quả nghiên cứu đó, một số hàm ý kiến nghị được đề xuất nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành logistics hình thành và phát triển chất lượng mối quan hệ, cũng như hàm ý chính sách với Nhà nước trong vai trò “đòn bẩy” hỗ trợ cho ngành logistics. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Từ mục tiêu trên, tác giả tập trung vào các khái niệm chất lượng mối quan hệ giữa doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, kết quả kinh doanh dựa trên lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực và lý thuyết mạng. Các lập luận trong luận án đều được xem xét trên cả hai góc độ: người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ logistics. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và kinh phí nên tác giả chọn đối tượng tham gia khảo sát là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời sử dụng những câu hỏi để đo được cảm nhận của các doanh nghiệp logistics về đối tác của họ trong cùng nội dung, từ đó có thể đạt được thông tin giả định từ hai phía đối tượng: doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nguồn số liệu:
  6. 4 Số liệu là số liệu sơ cấp, được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu và khảo sát qua bảng số liệu. Quy trình nghiên cứu và phương pháp phân tích số liệu: Nghiên cứu này vận dụng kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 1.5. Đóng góp mới của nghiên cứu Ý nghĩa về mặt lý thuyết Chất lượng mối quan hệ là chủ đề đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, song đa phần các nghiên cứu tập trung ở các nước phát triển, ở phương Tây, vì thế, việc tiếp tục nghiên cứu về chất lượng mối quan hệ để bổ sung cho những quốc gia có hoàn cảnh đặc thù vẫn là điều cần thiết. Kết quả của nghiên cứu này đã góp phần bổ sung cho lý thuyết chất lượng mối quan hệ ở những điểm sau: Thứ nhất, góp phần hoàn thiện khung lý thuyết về chất lượng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics, đặc biệt trong bối cảnh văn hóa, môi trường kinh doanh ở một nước đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển. Thứ hai, sử dụng lý thuyết chi phí giao dịch (TCE), lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (RDT) và lý thuyết mạng (NT) để hình thành các nhân tố tác động đến chất lượng mối quan hệ trong ngữ cảnh nghiên cứu là ngành logistics. Thứ ba, nghiên cứu đã điều chỉnh thang đo cho các thành phần của mô hình lý thuyết và kiểm định mô hình đo lường dựa trên dữ liệu thị trường ở Việt Nam. Từ đó, góp phần bổ sung và hoàn thiện thang đo cho các khái niệm khi nghiên cứu trong lĩnh vực logistics. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp logistics có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về các nhân tố tác động đến chất lượng mối quan hệ trong lĩnh vực logistics, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm xây dựng và gia tăng chất lượng mối quan hệ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics nói riêng và các lĩnh vực dịch vụ nói
  7. 5 chung. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác về chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu về hoạt động thuê ngoài Logistics (Logistics outsourcing) 2.1.1. Định nghĩa về Logistics Dựa trên nhiều định nghĩa về logistics, trong luận án này xem xét logistics là một quá trình thực hiện tất cả các hoạt động từ nguồn nguyên liệu - điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng - thành phẩm đến tay người tiêu dùng, sao cho tối ưu và hiệu quả nhất. 2.1.2. Định nghĩa về hoạt động thuê ngoài Logistics Dựa trên nhiều định nghĩa về hoạt động thuê ngoài logistics, trong luận án xem xét hoạt động thuê ngoài logistics là doanh nghiệp không tự thực hiện các hoạt động logistics mà chuyển cho các đối tác bên ngoài thực hiện. Doanh nghiệp logistics được coi là nhà hỗ trợ trung gian giữa nhà cung cấp và người mua trong chuỗi cung ứng, là một đơn vị độc lập, có tiềm lực và khả năng để thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động logistics cho một doanh nghiệp khác. 2.1.3. Đặc trưng của ngành logistics hình thành đặc thù mối quan hệ giữa doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Thứ nhất, năng lực của doanh nghiệp logistics là yếu tố then chốt cho doanh nghiệp sản xuất giảm chi phí ở các khâu ngoài sản xuất và tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Vì vậy, mối quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp logistics không dừng ở mối quan hệ bình thường của đối tượng cung cấp dịch vụ và đối tượng sử dụng dịch vụ, mà là mối quan hệ cộng sinh để cùng gia tăng lợi nhuận. Thứ hai, một điểm khác biệt với các dịch vụ thông thường là các bên đòi hỏi phải có sự tin tưởng cao hơn các ngành khác. Thứ ba, dòng chảy thông tin chính là điểm tạo nên sự khác biệt của dịch vụ logistics so với các dịch vụ thông thường.
  8. 6 2.2. Chất lượng mối quan hệ (Relationship Quality) 2.2.1. Khái niệm chất lượng mối quan hệ Dựa trên nhiều định nghĩa về logistics, trong luận án này xem xét chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh nói chung và trong hoạt động logistics nói riêng là khái niệm hàm ý chỉ mức độ gần gũi khi tham gia hoạt động dịch vụ này, đôi bên cam kết và tạo cho nhau lòng tin, sự hài lòng để hướng đến một mối quan hệ lâu bền. Chất lượng mối quan hệ được xem xét, đánh giá trên cảm nhận của cả hai bên đối tác. 2.2.2. Đo lường chất lượng mối quan hệ Hai công trình nghiên cứu của Vieira và cộng sự (2008) và Athanasopoulou (2009) đã tổng hợp đầy đủ các nghiên cứu từ 1987 cho đến 2007, rút ra kết luận rằng các yếu tố đo lường chất lượng mối quan hệ được sử dụng nhiều nhất là lòng tin, sự hài lòng, sự cam kết. Ngoài ra, luận án này đã phỏng vấn ý kiến các chuyên gia trong ngành logistics ở Việt Nam và kết quả đều đồng ý rằng, với đặc điểm của dịch vụ logistics ở Việt Nam thì chất lượng mối quan hệ cũng cần thiết xem xét ở ba khía cạnh trên. Do đó, trong luận án này sử dụng ba thành tố để diễn đạt cho chất lượng mối quan hệ là lòng tin, sự hài lòng, sự cam kết. Kế thừa từ các nghiên cứu trước, tác giả sử dụng các khái niệm trong luận án: Lòng tin (Trust) là sự tin tưởng, sự mong chờ đối tác sẽ hành động một cách tốt nhất cho mình. Sự hài lòng (Satisfaction) là cảm nhận của người mua dịch vụ khi được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của mình và là cảm nhận của người bán dịch vụ khi gặp khách hàng cùng chia sẻ lợi ích chung với mình.
  9. 7 Sự cam kết (Commitment) là sự sẵn sàng để phát huy nỗ lực làm gia tăng mối quan hệ và đưa mối quan hệ đến lâu dài. 2.3. Lý thuyết nền liên quan đến mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics Bolumode và cộng sự (2007) đề nghị khi xem xét lý do dẫn đến mối quan hệ của doanh nghiệp với doanh nghiệp logistics thì cần xem xét ba lý thuyết nền tảng đó là lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (resource dependence theory - RDT) và lý thuyết mạng (network theory - NT). Tuy vậy, Bolumode chỉ dừng ở việc gợi ý một khung lý thuyết và đề nghị các nghiên cứu sau này có thể dựa vào khuôn khổ đó để xây dựng mô hình và phân tích bằng các dữ liệu nghiên cứu cụ thể. Do vậy, nghiên cứu này tiến hành kết hợp ba lý thuyết TCE, RDT và NT để có thể có những lý giải tốt hơn về mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sử dụng và cung cấp dịch vụ logistics. 2.3.1. Lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction cost economics theory- TCE) Nội dung chính của lý thuyết chi phí giao dịch (TCE) Nếu chi phí giao dịch lớn hơn chi phí quản lý nội bộ thì doanh nghiệp có xu hướng tự thực hiện và ngược lại chi phí giao dịch càng nhỏ sẽ càng thúc đẩy hoạt động thuê ngoài (Williamson, 1985). Do đó, chi phí giao dịch (động cơ kinh tế) là động cơ để các doanh nghiệp hình thành mối quan hệ trong lĩnh vực logistics (Ivanaj và Franzil, 2006) Các thuộc tính của chi phí giao dịch (TCE) Williamson (1979) đã xem xét một giao dịch dưới ba đặc tính là mức độ thường xuyên của giao dịch; sự không chắc chắn (sự không chắc chắn về môi trường và sự không chắc chắn về hành vi); mức độ của sự đặc thù tài sản, đồng thời phân tích các đặc tính này dưới hai giả định về hành vi của con người là khả năng hạn chế và hành vi chủ nghĩa cơ hội. 2.3.2. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource dependence theory - RDT) RDT cho rằng, khi doanh nghiệp thiếu nguồn lực quan trọng buộc phải phụ thuộc vào đối tác cung cấp nguồn lực, vì vậy, họ luôn phải hành động để
  10. 8 quản lý sự phụ thuộc. Tuy nhiên, doanh nghiệp quản lý sự phụ thuộc của họ trong tình huống không chắc chắn và khi môi trường càng trở nên không chắc chắn thì sự phụ thuộc càng tăng. Do đó, doanh nghiệp sẽ tìm cách tạo mối quan hệ thân thiết để cải thiện tình trạng trao đổi thông tin, cam kết chặt chẽ hơn, ổn định trao đổi (Fink và cộng sự, 2006). 2.3.3. Lý thuyết mạng (Network theory - NT) Giả thuyết cơ bản của sự hình thành mạng lưới chính là sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào nguồn lực bên ngoài (Johanson và Mattsson, 1987). Cũng như lý thuyết phụ thuộc nguồn lực đã phân tích, doanh nghiệp đôi khi bị chi phối nguồn lực bởi một doanh nghiệp khác, ví dụ như cung ứng các yếu tố đầu vào hoặc đảm bảo cho phân phối đầu ra sản phẩm. Để đạt được nguồn lực đó, doanh nghiệp buộc phải hợp tác với nhau và kết quả là một hệ thống mạng lưới được hình thành. Vì vậy, thiết lập, phát triển và duy trì mối quan hệ gần gũi giữa các đối tác trong mạng lưới có ý nghĩa rất quan trọng. 2.4. Các khái niệm nghiên cứu và sự hình thành giả thuyết 2.4.1. Vận dụng lý thuyết chi phí giao dịch (TCE) trong hoạt động thuê ngoài logistics 2.4.1.1. Các khái niệm nghiên cứu (1) Sự đặc thù tài sản (asset specificity) là những tài sản được đầu tư lâu bền - những đầu tư để bảo đảm hỗ trợ cho những giao dịch đặc biệt, sự đặc thù tài sản bao gồm đặc thù tài sản cố định, đặc thù tài sản công nghệ và đặc thù tài sản con người (Williamson, 1981). Trong ngữ cảnh logistics, Ivanaj và Franzil (2006) cho rằng mức độ đặc thù của tài sản là nhân tố rất quan trọng và các nhà cung cấp dịch vụ logistics ngày càng bị đòi hỏi phải phát triển hơn nữa các tài sản mang tính đặc thù như xe nâng, xe làm lạnh, hệ thống chỉ đường, hệ thống kho bãi thông minh. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics cũng được yêu cầu phải chia sẻ tài chính, thông tin với bên doanh nghiệp logistics. (2) Hành vi chủ nghĩa cơ hội có thể hiểu là những lời hứa hoặc những hành vi để lừa đảo định hướng của đối tác nhằm trục lợi cho doanh nghiệp mình
  11. 9 (John, 1984). Khi phân tích TCE, Williamson đã đặc biệt nhấn mạnh đến đặc tính hành vi của con người đó là hành vi chủ nghĩa cơ hội và ông cho rằng mức độ hành vi chủ nghĩa cơ hội càng cao sẽ dẫn đến thiếu thẳng thắn, trung thực trong quá trình trao đổi, do đó các bên sẽ không thể cùng hợp tác giải quyết vấn đề (Williamson, 1985). (3) Văn hóa định hướng dài hạn là những giá trị định hướng đến tương lai (Hofstede, 1993). Khlif và cộng sự (2015) cho rằng văn hóa định hướng dài hạn là thể hiện ý định của doanh nghiệp muốn duy trì các quyết định tốt trong dài hạn, bao hàm sự cần thiết thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác nhằm đạt được kết quả tốt hơn. (4) Môi trường pháp lý và hành chính Agboli và Ukaegbu (2006) đã dẫn giải một khảo sát của Ngân hàng thế giới năm 2005 cho thấy, các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển thường phải đối mặt với nhiều gánh nặng pháp lý hơn các nước phát triển. Họ phải đối mặt gấp ba lần chi phí hành chính và gần gấp đôi thủ tục hành chính cũng như sự chậm trễ trong thủ tục. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển thường phải quan tâm tới những tác động của môi trường pháp lý và hành chính hơn. Môi trường pháp lý và hành chính là một thành phần của môi trường kinh doanh, có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Agboli và Ukaegbu, 2006). Môi trường pháp lý và hành chính hình thành dựa trên đặc điểm, tình hình thực tiễn của mỗi quốc gia cũng như sự tác động từ bên ngoài, do đó, đây sẽ là nhân tố mang đặc thù riêng khi xem xét trong từng trường hợp nghiên cứu. 2.4.1.2. Mối quan hệ giữa các khái niệm và sự hình thành giả thuyết nghiên cứu Căn cứ trên các nghiên cứu của Anderson (1988), Rindfleisch và Heide (1997), Rieple và Helm (2008) luận án đề xuất giả thuyết H1: Nếu sự đặc thù tài
  12. 10 sản càng cao thì hành vi chủ nghĩa cơ hội càng nhiều (doanh nghiệp hướng đến lợi ích cá nhân). Căn cứ trên các nghiên cứu của Anderson và Coughlan (1987), Anderson và Weitz (1992), Ganesan (1994), Joshi và Stump (1999), Knemeyer và Murphy (2004), Knemeyer và Murphy (2005), Grafamy (2012) luận án đề xuất giả thuyết H2: Nếu sự đặc thù tài sản càng cao thì chất lượng mối quan hệ càng tốt. Căn cứ trên các nghiên cứu của Dwyer và cộng sự (1987), Dorsch và cộng sự (1998), Knemeyer và Murphy (2004), Knemeyer và Murphy (2005), Wang và Yang (2013), Hoàng Lệ Chi (2013) luận án đề xuất giả thuyết H3: Nếu hành vi chủ nghĩa cơ hội càng ít (doanh nghiệp càng hướng đến lợi ích chung) thì chất lượng mối quan hệ càng tốt. Căn cứ trên các nghiên cứu của Ryu và Moon (2009), Ndubisi (2003), Ganesan (1994); Heide và John (1990), Lui và Ngo (2012) và từ đặc điểm riêng của văn hóa định hướng dài hạn ở Việt Nam luận án đề xuất giả thuyết H4: Nếu văn hóa định hướng dài hạn càng cao thì chất lượng mối quan hệ càng tốt. Căn cứ trên các nghiên cứu của Wang và Fang (2012), Nagarajan và cộng sự (2013), Agboli và Ukaegbu (2006) và từ đặc điểm riêng của môi trường pháp lý và hành chính ở Việt Nam, luận án đề xuất giả thuyết H5: Nếu môi trường pháp lý và hành chính càng ít chắc chắn thì chất lượng mối quan hệ càng tốt. 2.4.2. Vận dụng lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (RDT) trong hoạt động thuê ngoài logistics và hình thành giả thuyết nghiên cứu Tầm quan trọng của đối tác là các doanh nghiệp đang nắm giữ các nguồn lực quan trọng giúp đối tác gia tăng giá trị Chu và Wang (2012). Căn cứ trên các nghiên cứu của Heide và John (1990); Cai và Yang (2008) Chu và Wang (2012) luận án đề xuất giả thuyết H6: Nếu tầm quan trọng của đối tác càng cao thì chất lượng mối quan hệ càng tốt.
  13. 11 2.4.3. Vận dụng lý thuyết mạng (NT) trong hoạt động thuê ngoài logistics và hình thành giả thuyết nghiên cứu Hiểu biết về đối tác là những thông tin về tổ chức, cấu trúc của đối tác, những thông tin này không chỉ là những thông tin hiện tại của đối tác mà còn là những thông tin để dự đoán hoạt động tương lai (Walter và cộng sự, 2006). Căn cứ trên nghiên cứu của Mitrega (2012) luận án đề xuất giả thuyết H7: Nếu hiểu biết về đối tác càng nhiều thì chất lượng mối quan hệ càng tốt. 2.4.4. Mối quan hệ giữa chất lượng mối quan hệ và kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh cho biết tổ chức đạt được những mục tiêu thị trường và mục tiêu tài chính tốt như thế nào (Li và cộng sự, 2006). Căn cứ trên các nghiên cứu của Panayides và So (2005), Lai và cộng sự (2013), Hsu và cộng sự (2008), Chu và Wang (2012), Trang T.M. Nguyen và cộng sự (2014) luận án đề xuất giả thuyết H8: Nếu chất lượng mối quan hệ càng tốt thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Từ các giả thuyết đề xuất, có thể biểu diễn mô hình nghiên cứu như sau: Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu BƯỚC 1 - Sự hình thành bảng câu hỏi Từ việc nghiên cứu tổng quan lý thuyết, căn cứ trên các nghiên cứu đã thực hiện để đề xuất các biến cho mô hình, đồng thời dựa trên các thang đo từ
  14. 12 các nghiên cứu trước phác thảo bảng câu hỏi sơ bộ. Tiếp theo, trong luận án này đã phỏng vấn 5 chuyên gia là các quản lý cấp trung trở lên (trưởng phòng kinh doanh/logistics, phó giám đốc, giám đốc) của các doanh nghiệp logistics. Thông qua những ý kiến đóng góp thiết thực đã hiệu chỉnh thang đo phù hợp cho các biến nghiên cứu. BƯỚC 2 - Nghiên cứu chính thức Sau khi có bảng câu hỏi chính thức, trong bước 2 sẽ chia thành hai phần và thực hiện song song: Phần 1: Nghiên cứu định lượng với bốn nội dung chính (a) Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha; (b) Đánh giá giá trị thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA); (c) Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA); (d) Phương pháp mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM). Cỡ mẫu là 301 đáp viên, dữ liệu được xử lý bằng phần mềm AMOS. Phần 2: Nghiên cứu định tính bằng cách thức phỏng vấn các quản lý cấp trung trở lên (trưởng phòng kinh doanh/logistics, phó giám đốc, giám đốc) của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics – với cỡ mẫu là 20. Dữ liệu sẽ được mã hóa và xử lý bằng phần mềm NVIVO. 3.2. Sự hình thành thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu Luận án đã học hỏi từ nghiên cứu của Wilson và Nelson (2000), Trang T.M. Nguyen (2002) để sử dụng thêm những câu hỏi đo lường ý kiến của phía đối tác thông qua cảm nhận của đối tượng được khảo sát. Mục đích sử dụng dạng câu hỏi này là đạt được cặp thông tin giả định từ cả hai khía cạnh, tức là sẽ thu nhận được quan điểm của doanh nghiệp logistics và nhận thức của họ về quan điểm của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics về cùng vấn đề đó. 3.2.1. Thang đo các nhân tố tác động đến chất lượng mối quan hệ: gồm thang đo cho nhân tố “Sự đặc thù tài sản” (AS) gồm 7 biến quan sát; thang đo cho nhân tố “Hành vi chủ nghĩa cơ hội” (OB) gồm 6 biến quan sát; thang đo cho nhân tố “Văn hóa định hướng dài hạn” (LOC) gồm 3 biến quan sát; thang đo
  15. 13 cho nhân tố “Môi trường pháp lý và hành chính” (RAE) gồm 3 biến quan sát; thang đo cho nhân tố “Tầm quan trọng của đối tác” (PI) gồm 6 biến quan sát; thang đo cho nhân tố “Hiểu biết về đối tác” (NPK) gồm 5 biến quan sát. 3.2.2. Thang đo chất lượng mối quan hệ (RQ): gồm thang đo cho nhân tố “Lòng tin” (TR) gồm 6 biến quan sát; thang đo cho nhân tố “Sự hài lòng” (SA) gồm 4 biến quan sát; thang đo cho nhân tố “Sự cam kết” (CO) gồm 4 biến quan sát. 3.2.3. Thang đo kết quả của chất lượng mối quan hệ - “Kết quả kinh doanh” (PER): gồm 5 biến quan sát. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả nghiên cứu định lượng 4.1.1. Thiết kế nghiên cứu Mẫu nghiên cứu: 301 các quản lý từ cấp trung trở lên của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ 20/10/2015 đến 28/12/2015. 4.1.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo – Hệ số Cronbach’s Alpha: Sau khi loại các biến có mức tương quan biến tổng < 0,3 (AS7, PI4, NPK5, NPK3, NPK4, SA1), kết quả cho thấy các biến còn lại đều tin cậy với Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu (≥ 0,3). 4.1.3. Kết quả đánh giá giá trị thang đo (kết quả EFA các thành phần) Kết quả phân tích nhân tố cho nhân tố sự đặc thù tài sản Kết quả phân tích EFA lần 2 có chỉ số KMO đạt 0,840 > 0,5 và giá trị kiểm định mức ý nghĩa Sig đạt 0%; Tổng phương sai có khả năng giải thích được của mô hình đạt 55,992%; chỉ số Eigen-value đạt trên 1; các hệ số tải nhân tố của nhân tố được hình thành đều trên 0,5; khác biệt hệ số tải giữa các nhân tố đạt tối thiểu 0,3, từ đó kết luận sự hình thành nhân tố có ý nghĩa là sự đặc thù tài sản gồm 5 biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố cho nhóm nhân tố hành vi chủ nghĩa cơ
  16. 14 hội, văn hóa định hướng dài hạn, tầm quan trọng của đối tác, hiểu biết về đối tác. Kết quả phân tích EFA lần 4 có chỉ số KMO đạt 0,825 > 0,5 và giá trị kiểm định mức ý nghĩa Sig đạt 0%; Tổng phương sai có khả năng giải thích được của mô hình đạt 58,674%; chỉ số Eigen-value đạt trên 1; các hệ số tải nhân tố của nhân tố được hình thành đều trên 0,5; khác biệt hệ số tải giữa các nhân tố đạt tối thiểu 0,3, thỏa mãn điều kiện để mỗi biến quan sát tồn tại trong mô hình tập trung giải thích cho một nhân tố duy nhất. Từ đó, kết luận, sự hình thành 5 nhân tố có ý nghĩa là hành vi chủ nghĩa cơ hội; văn hóa định hướng dài hạn; môi trường pháp lý và hành chính; tầm quan trọng của đối tác; hiểu biết về đối tác. Kết quả phân tích nhân tố cho nhóm thành tố chất lượng mối quan hệ gồm lòng tin, sự hài lòng, sự cam kết. Kết quả phân tích EFA lần 5 có chỉ số KMO đạt 0,794 > 0,5 và giá trị kiểm định mức ý nghĩa Sig đạt 0%; Tổng phương sai có khả năng giải thích được của mô hình đạt 60,796%; chỉ số Eigen-value đạt trên 1; các hệ số tải nhân tố của nhân tố được hình thành đều trên 0,5; khác biệt hệ số tải giữa các nhân tố đạt tối thiểu 0,3, thỏa mãn điều kiện để mỗi biến quan sát tồn tại trong mô hình tập trung giải thích cho một nhân tố duy nhất. Từ đó, kết luận, sự hình thành 3 nhân tố có ý nghĩa để đo lường cho chất lượng mối quan hệ là lòng tin; sự hài lòng; sự cam kết. Kết quả phân tích nhân tố của nhân tố kết quả kinh doanh Kết quả phân tích EFA lần 1 có chỉ số KMO đạt 0,843 > 0,5 và giá trị kiểm định mức ý nghĩa Sig đạt 0%; Tổng phương sai có khả năng giải thích được của mô hình đạt 55,760%; chỉ số Eigen-value đạt trên 1; các hệ số tải nhân tố của nhân tố được hình thành đều trên 0,5; khác biệt hệ số tải giữa các nhân tố đạt tối thiểu 0,3. Từ đó, kết luận, sự hình thành nhân tố Kết quả kinh doanh với 5 biến quan sát
  17. 15 4.1.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định – CFA (mô hình tới hạn) Kết quả CFA ở hình 4.1 với GFI = 0,862; TLI = 0,911 và CFI = 0,921. Như vậy, các chỉ số trên cho thấy, dữ liệu khảo sát rất phù hợp với dữ liệu thị trường trong trường hợp nghiên cứu. Đồng thời, chỉ số Chi-square hiệu chỉnh (Chi-square/df) đạt 1,694; kết hợp với RMSEA = 0,048 cho thấy, dữ liệu phù hợp cho trường hợp nghiên cứu. Hình 4.1: Kết quả CFA các thang đo mô hình tới hạn (đã chuẩn hóa) Nguồn: theo tính toán của tác giả Các trọng số CFA của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 cho thấy các thang đo đạt giá trị hội tụ. Đồng thời, kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa các khái niệm (các nhân tố) ở bảng 4.1 cho thấy, tất cả các hệ số tương quan của các khái niệm (các nhân tố) đều nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, các khái niệm trên đều đạt được giá trị phân biệt.
  18. 16 Bảng 4.1: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt thang đo trong mô hình tới hạn Tương quan R Se('r) CR P-value Kết luận AS  OB -0,279 0,0555 5,0239 0,0000 Phân biệt AS  RQ -0,130 0,0573 2,2671 0,0241 Phân biệt OB  RQ -0,113 0,0575 1,9665 0,0502 Phân biệt RQ  LOC 0,307 0,0550 5,5779 0,0000 Phân biệt RAE  RQ 0,189 0,0568 3,3281 0,0010 Phân biệt PI  RQ 0,308 0,0550 5,5980 0,0000 Phân biệt NPK  RQ 0,152 0,0572 2,6592 0,0083 Phân biệt RQ  PER 0,141 0,0573 2,4627 0,0144 Phân biệt Nguồn: theo tính toán của tác giả Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của từng khái niệm (từng nhân tố) thể hiện kết quả ở bảng 4.2. Kết quả cho thấy, các hệ số tin cậy tổng hợp đều >50% (tối thiểu đạt 72,28%), phương sai trích >50% (tối thiểu đạt 50,02%). Do vậy, có thể khẳng định các thang đo trong mô hình tới hạn đạt yêu cầu. Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo trong mô hình tới hạn N Hệ số tin cậy tổng hợp (c) Phương sai trích (vc) (AVE) RQ 301 70,51% 50,02% PI 301 86,55% 56,30% TR 301 79,85% 56,96% SA 301 85,83% 75,42% CO 301 83,37% 55,67% OB 301 78,62% 55,28% RAE 301 79,00% 55,79% NPK 301 72,28% 56,74% LOC 301 81,40% 59,46% AS 301 86,35% 56,08% PER 301 86,20% 55,72% Nguồn: theo tính toán của tác giả
  19. 17 4.1.5. Kết quả phân tích mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM) và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Kết quả ước lượng cho thấy mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thị trường thể hiện qua các chỉ số: Chi-square với bậc tự do là 923,697; Chi- square/df= 1,720; P=0,000; GFI = 0,861; TLI = 0,907, CFI = 0,916 và RMSEA đạt 0,049. Chi-square/df= 1,720; P= 0,000; GFI= 0,861; TLI= 0,907; CFI= 0,916; RMSEA= 0,049 Hình 4.2: Kết quả phân tích SEM (đã chuẩn hóa) Nguồn: theo tính toán của tác giả Qua bảng 4.3, giả thuyết H7 không có ý nghĩa thống kê (p- value > 10%). Các giả thuyết còn lại đều được chấp nhận. Đồng thời, tác động của nhân tố sự đặc thù tài sản đến hành vi chủ nghĩa cơ hội là một tác động ngược chiều, ngược lại với giả thuyết đặt ra ở chương 2.
  20. 18 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định mối tương quan giữa các khái niệm (chưa chuẩn hóa) Ước Lượng Sai số C.R. Giá trị P Giả thuyết OB  AS -0,374 0,095 -3,945 *** H1 RQ  AS 0,189 0,097 1,952 0,051 H2 RQ  OB 0,092 0,055 1,676 0,094 H3 RQ  LOC 0,263 0,091 2,898 0,004 H4 RQ  RAE 0,229 0,074 3,117 0,002 H5 RQ  PI 0,149 0,067 2,233 0,026 H6 RQ  NPK -0,004 0,08 -0,056 0,956 H7 PER  RQ 0,134 0,073 1,842 0,065 H8 Nguồn: theo tính toán của tác giả Theo bảng 4.4 cho hệ số hồi quy đã chuẩn hóa, giả thuyết về sự tác động của môi trường pháp lý và hành chính đến chất lượng mối quan hệ (H5) là mạnh nhất, sau đó mức độ tác động này giảm dần lần lượt là văn hóa định hướng dài hạn đến chất lượng mối quan hệ (H4); sự đặc thù tài sản đến hành vi chủ nghĩa cơ hội (H1); sự đặc thù tài sản đến chất lượng mối quan hệ (H2); tầm quan trọng của đối tác đến chất lượng mối quan hệ (H6); chất lượng mối quan hệ đến kết quả kinh doanh (H8); hành vi chủ nghĩa cơ hội đến chất lượng mối quan hệ (H3). Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mối tương quan giữa các khái niệm (đã chuẩn hóa) Ước lượng Giả thuyết Độ mạnh tác động OB  AS -0,282 H1 3 RQ  AS 0,200 H2 4 RQ  OB 0,128 H3 7 RQ  LOC 0,305 H4 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2