1<br />
<br />
2<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
một cách có hệ thống đánh giá ảnh hưởng của việc thực hiện các chính sách đầu<br />
tư phát triển cho vùng tái định cư đến kết quả công tác tái định cư trong thực tế,<br />
sau khi các hộ gia đình đã chuyển về nơi ở mới chứ không phải những báo cáo<br />
khi lập dự án. Từ căn cứ của kết quả nghiên cứu để đề xuất những phương<br />
hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách đầu tư phát triển cho các dự án<br />
tái định cư thủy điện, nâng cao chất lượng chính sách và những giải pháp cho<br />
việc cải thiện đời sống người dân chịu ảnh hưởng từ các dự án thủy điện, đặc<br />
biệt là các khu vực còn nhiều khó khăn, đa dạng các thành phần dân tộc thiểu số<br />
như vùng núi phía Bắc. Do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Chính sách<br />
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư trong các dự án thủy điện<br />
vùng núi phía Bắc (Nghiên cứu trường hợp dự án thủy điện Sơn La)” cho<br />
luận án tiến sĩ của mình.<br />
3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chính sách đầu tư<br />
phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư các dự án thủy điện. Những vấn đề liên<br />
quan đến tái định cư dự án thủy điện và ảnh hưởng của các chính sách đầu tư<br />
phát triển kinh tế xã hội tới kết quả công tác tái định cư dự án thủy điện.<br />
Thứ hai, nghiên cứu đánh giá thực trạng kết quả các chính sách đầu tư phát<br />
triển kinh tế xã hội và tác động của thực hiện chính sách đến công tác tái định<br />
cư các dự án thủy điện phía Bắc thông qua nghiên cứu dự án thủy điện Sơn La<br />
giai đoạn 2005 đến nay (2016).<br />
Thứ ba, thiết lập mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đầu tư<br />
phát triển kinh tế xã hội tới kết quả công tác tái định cư các dự án án thủy điện<br />
tiếp cận ở khía cạnh cảm nhận của các hộ gia đình chịu ảnh hưởng từ dự án tái<br />
định cư.<br />
Thứ tư, đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các<br />
chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư các dự án thủy điện<br />
vùng núi phía Bắc.<br />
4. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Các câu hỏi nghiên cứu chính được xác định bao gồm:<br />
Một là, kết quả thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội và<br />
kết quả công tác tái định cư cho dự án thủy điện vùng núi phía Bắc hiện nay như<br />
thế nào (thông qua dự án tái định cư thủy điện Sơn La)?<br />
Hai là, những chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội chính nào có ảnh<br />
hưởng đến kết quả công tác tái định cư qua nghiên cứu trường hợp dự án thủy<br />
điện Sơn La?<br />
Ba là, mức độ ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội<br />
<br />
1. Giới thiệu luận án<br />
Nghiên cứu của luận án tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của các chính<br />
sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho vùng tái định cư tới kết quả công tác tái<br />
định cư các dự án thủy điện. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về các chính<br />
sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội, chỉ ra đặc điểm riêng của tái định cư thủy<br />
điện và xây dựng mô hình đánh giá ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát<br />
triển tới kết quả tái định cư ở khía cạnh khảo sát các hộ gia đình chịu ảnh hưởng<br />
từ dự án.<br />
2. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Điện năng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc<br />
gia, đặc biệt là các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. Tại Việt<br />
Nam nhu cầu điện năng tăng trung bình 10%/năm và tiếp tục tăng trong tương lai<br />
(Tổng sơ đồ điện VI), điều này đặt ra yêu cầu phải phát triển các nhà máy điện<br />
trong đó có các nhà máy thủy điện để đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển<br />
kinh tế. Việc phát triển các dự án thủy điện lại kéo theo vấn đề di dân, tái định cư<br />
cho cư dân địa phương đảm bảm việc phát triển bền vững và dài hạn.<br />
Việc xây dựng các con đập cho các dự án thủy điện có ảnh hưởng lớn đến<br />
cộng đồng dân cư địa phương. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ảnh hưởng<br />
của các dự án thủy điện tới các cộng đồng địa phương chịu ảnh hưởng rất khác<br />
nhau cả tích cực (Nakayama & cộng sự, 1999; Agnes & cộng sự, 2009) và tiêu<br />
cực (Bartalome & cộng sự, 2000; Cernea, 2003). Điều này đặt ra yêu cầu phải<br />
có những cân nhắc cẩn trọng khi triển khai các dự án thủy điện, thực hiện tốt các<br />
chính sách đầu tư phát triển cho vùng tái định cư để đảm bảo ổn định đời sống<br />
và phát triển kinh tế cho vùng tái định cư.<br />
Trong thực tế, bên cạnh những thành quả đạt được khi triển khai các dự<br />
án thủy điện thì quá trình tái định cư cho người dân cũng gặp những khó khăn<br />
nhất định. Mặc dù trên nguyên tắc thực hiện dự án tái định cư đảm bảo người<br />
dân vùng tái định cư có đời sống tốt hơn nơi ở cũ ở các dự án thủy điện trong đó<br />
có dự án thủy điện Sơn La. Tuy nhiên, trong thực tế đã xuất hiện việc các hộ gia<br />
đình bỏ nơi tái định cư trở lại nơi sinh sống cũ hoặc đi nơi khác (Báo điện tử Đài<br />
Tiếng nói Việt Nam, 2016). Đây là tín hiệu cho thấy có dấu hiệu việc thực hiện<br />
các chính sách đối với các nhóm di dân tái định cư chưa đạt được mục tiêu đặt<br />
ra, đặc biệt là các chính sách đầu tư phát triển vùng tái định cư như các chính<br />
sách về phát triển hạ tầng sản xuất, hạ tầng xã hội, chính sách cho vay vốn,<br />
chính sách đất đai hay chính sách đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp đối với các hộ<br />
gia đình chịu ảnh hưởng từ dự án. Bởi vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
khác nhau như thế nào đến kết quả công tác tái định cư dự án thủy điện Sơn La<br />
ở khía cạnh cảm nhận của các hộ gia đình chịu ảnh hưởng từ dự án?<br />
Bốn là, làm thế nào để hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã<br />
hội và những hỗ trợ để cải thiện nâng cao hiệu quả công tác tái định cư tiếp cận<br />
ở khía cạnh người dân chịu ảnh hưởng từ các dự án tái định cư thủy điện vùng<br />
núi phía Bắc?<br />
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được xác định là các chính<br />
sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội, kết quả thực hiện chính sách và tác động<br />
của các chính sách đến các kết quả công tác tái định cư tiếp cận ở khía cạnh cảm<br />
nhận của các hộ gia đình chịu ảnh hưởng từ dự án (các nhóm di dân).<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
- Về không gian: Nghiên cứu thực hiện đánh giá với các nhóm người dân tái định<br />
cư về kết quả thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội, tác động của<br />
các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội đến công tác tái định cư các dự án thủy<br />
điện vùng núi phía Bắc qua nghiên cứu điển hình dự án thủy điện Sơn La.<br />
- Về thời gian: Nghiên cứu kết quả thực hiện các chính sách đầu tư phát triển<br />
kinh tế xã hội và ảnh hưởng của các chính sách này đến kết quả công tác tái định cư<br />
dự án thủy điện Sơn La trong giai đoạn từ 2005 đến nay (số liệu điều tra các hộ gia<br />
đình sau tái định cư được thực hiện trọng năm 2016). Các gợi ý nhằm thực hiện hoàn<br />
thiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện<br />
được đề xuất đến năm 2025.<br />
6. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu<br />
Nghiên cứu có ý nghĩa và đóng góp cả về mặt học thuật và thực tiễn đối với<br />
các nhà quản lý:<br />
Về mặt khoa học luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý<br />
luận về chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư dự án thủy<br />
điện, tái định cư và ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã<br />
hội tới kết quả công tác tái định cư ở khía cạnh cảm nhận của người dân vùng tái<br />
định cư. Thông qua nghiên cứu, xem xét các dự án thủy điện đã triển khai,<br />
nghiên cứu sinh đã khái quát hóa thành bốn đặc điểm chính của các dự án tái<br />
định cư thủy điện cho khu vực miền núi bao gồm (1) hoạt động tái định cư diễn<br />
ra ở những khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn; (2) số lượng di dân lớn; (3)<br />
thành phần di dân đa dạng về các thành phần dân tộc; (4) mức độ thay đổi về<br />
môi trường sống nhanh. Nghiên cứu thông qua các phương pháp định tính đã<br />
thiết lập được một mô hình và các chỉ tiêu đánh giá cho các nhân tố ảnh hưởng<br />
của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội tới kết quả công tác tái định<br />
<br />
cư tiếp cận ở khía cạnh cảm nhận của các hộ gia đình bao gồm: (1) chính sách<br />
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất (2) chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ<br />
tầng xã hội; (3) chính sách cho vay vốn; (4) chính sách đầu tư đào tạo nghề và<br />
(5) chính sách đất đai. Bằng phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng, nghiên<br />
cứu đã kiểm chứng được tính tin cậy của các thang đo cho các nhân tố được phát<br />
triển trong mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy có ba nhóm chính<br />
sách có ảnh hưởng tích cực đến kết quả công tác tái định cư là (i) chính sách đầu<br />
tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất; (ii) chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ<br />
tầng xã hội và (iii) chính sách cho vay vốn. Nghiên cứu cũng cho thấy chính<br />
sách đất đai và chính sách đầu tư đào tạo nghề hiện tại có ảnh hưởng tiêu cực tới<br />
kết quả công tác tái định cư. Nghiên cứu cũng là nguồn tham khảo tốt cho các<br />
nghiên cứu về đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố chính sách tới kết quả công<br />
tác tái định cư từ việc thiết lập mô hình nghiên cứu, xây dựng các chỉ tiêu đo<br />
lường các nhân tố chính sách và kết quả công tác tái định cư cho các dự án,<br />
chương trình di dân không tự nguyện.<br />
Về mặt thực tiễn, luận án đưa ra được một số gợi ý nhằm hoàn thiện các<br />
chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho dự án tái định cư thủy điện Sơn La<br />
và trên cơ sở đó gợi ý cho việc hoàn thiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế<br />
xã hội cho các dự án di dân, tái định cư thủy điện vùng núi phía Bắc. Các gợi ý<br />
chính từ kết quả nghiên cứu bao gồm: (1) phát huy hiệu quả và hoàn thiện chính<br />
sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất; (2) duy trì hiệu quả và hoàn thiện<br />
chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội; (3) hoàn thiện chính sách cho<br />
vay vốn; (4) hoàn thiện chính sách đầu tư đào tạo nghề; (5) hoàn thiện các chính<br />
sách về đất đai; (6) nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện quy<br />
hoạch và kết hoạch đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư và (7) nâng<br />
cao hiệu quả công tác huy động vốn cho việc triển khai các dự án phát triển kinh<br />
tế xã hội vùng tái định cư.<br />
7. Kết cấu của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận luận án được cấu trúc thành bốn chương<br />
như sau:<br />
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội<br />
vùng tái định cư dự án thủy điện<br />
Chương 3: Thực trạng chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái<br />
định cư các dự án thủy điện (Thông qua nghiên cứu dự án thủy điện Sơn La)<br />
Chương 4: Quan điểm, định hướng và nội dung hoàn thiện chính sách đầu<br />
tư phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện vùng núi phía Bắc<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án<br />
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới<br />
1.1.1.1 Các nghiên cứu về thu hồi đất và tái định cư<br />
Các nghiên cứu của Oluwamotemi (2010) về thu hồi đất, bồi thường và tái<br />
định cư tại các nước đang phát triển nghiên cứu qua trường hợp của Kenya;<br />
Fernando và cộng sự (2009) về di cư bắt buộc, tái định cư, các chính sách và<br />
thực hành nghiên cứu tại Sri Lanka; Ngân hàng phát triển Châu Phi và Quỹ phát<br />
triển Châu Phi (2003) về chính sách tái định cư không tự nguyện<br />
1.1.1.2 Các nghiên cứu về tái định cư thủy điện<br />
Các nghiên cứu về tái định cư thủy điện đã được thực hiện phổ biến trên<br />
thế giới tại các dự án xây đập thủy điện như: Nghiên cứu của Wilmsem (2016)<br />
dự án xây dựng đập Tam Hiệp tại Trung Quốc; Sayatham & Suhardiman (2015)<br />
về tái định cư và tạo nguồn sinh kế của dự án thủy điện Nam Mang 3 tại Lào;<br />
Singer và cộng sự (2014) về việc mở rộng sự tham gia của các bên liên quan vào<br />
cải thiện kết quả tái định cư bắt buộc ở các dự án xây dựng đập nước tại Việt<br />
Nam; Cernea (2008) về lý do tại sao chính sách và việc thực hiện công tác tái<br />
định cư cần được cải tổ; Webber & Mcdonald (2004) về tái định cư không tự<br />
nguyện đối với người dân tái định cư tại đập thủy điện Xiaolangdi trên sông<br />
Hoàng Hà.<br />
1.1.2 Những công trình nghiên cứu trong nước<br />
1.1.2.2 Các nghiên cứu trong nước về tái định cư, thu hồi đất cho phát triển kinh<br />
tế<br />
Các nghiên cứu của CPO (2013) về các dự án cải thiện nông nghiệp có lưới<br />
phân tích khung chính sách tái định cư cho các địa điểm từ Hà Giang, Phú Thọ,<br />
Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Nam; Liên Hợp Quốc (2010) tại Việt<br />
Nam về di cư trong nước những cơ hội và thách thức với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam; Nguyễn Thị Hoàng Hoa (2009) về thực trạng và giải pháp di<br />
dân tái định cư từ các công trình phát triển tài nguyên nước; Lê Thanh Sơn &<br />
Trần Tiến Khai (2016) về thu hồi đất và thay đổi cơ cấu thu nhập của các hộ gia<br />
đình nông thôn tại thành phố Cần Thơ; Nguyễn Doãn Hoàn (2016) về những<br />
giải pháp nâng cao thu nhập của người lao động di cư làm thuê trong khu vực phi<br />
chính thức tại Hà Nội; Nguyễn Hoài Nam (2015) về chính sách việc làm cho lao<br />
động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ; Nguyễn Thị<br />
Diễn, Vũ Đình Tôn & Lebailly (2012) về đánh giá ảnh hưởng của thu hồi đất<br />
nông nghiệp tại Hưng Yên; Nguyễn Văn Nhường (2011) về chính sách an sinh xã<br />
<br />
hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp tại<br />
Bắc Ninh; Lê Du Phong & cộng sự (2007) về thu nhập, đời sống, việc làm của<br />
người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ<br />
tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia<br />
1.1.2.2 Các nghiên cứu tái định cư thủy điện trong nước<br />
Nghiên cứu của Bui & cộng sự (2013) về phát triển thủy điện, vấn đề tái<br />
định cư đối với thủy điện Sơn La;VRN (2012) về thực hiện các chính sách bảo<br />
trợ xã hội của ADB về tái định cư bắt buộc và dân tộc thiểu số tại dự án thủy<br />
điện Sông Bung 4; CIEM (2014) về những vấn đề an sinh xã hội từ công tác tái<br />
định cư các dự án thủy điện.<br />
1.2 Khoảng trống nghiên cứu<br />
Các khoảng trống nghiên cứu chính được xác định là:<br />
Thứ nhất, chưa có nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của<br />
chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư tới kết quả công tác<br />
tái định cư đối với dự án thủy điện nói chung và dự án thủy điện Sơn La nói<br />
riêng.<br />
Thứ hai, các nghiên cứu chưa xây dựng mô hình đánh giá ảnh hưởng của<br />
các chính sách đầu tư phát triển tới kết quả thực hiện công tác tái định cư.<br />
Thứ ba, các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu mới dừng lại ở việc đưa ra<br />
các nhân tố có thể ảnh hưởng tới kết quả công tác tái định cư mà chưa lượng hóa<br />
được ảnh hưởng của từng nhân tố tới kết quả công tác tái định cư.<br />
Thứ tư, các đề xuất giải pháp thường dựa vào các đánh giá có tính chất chủ<br />
quan, không xây dựng được cách định hướng giải pháp có tính chất ưu tiên dựa<br />
trên các bằng chứng khách quan từ nghiên cứu.<br />
1.3 Phương pháp nghiên cứu<br />
1.3.1 Quy trình nghiên cứu<br />
Xác định vấn đề<br />
và mục tiêu<br />
nghiên cứu<br />
<br />
Báo cáo kết quả<br />
nghiên cứu<br />
<br />
Cơ sở lý thuyết và<br />
các NC tiên nghiệm<br />
<br />
Xây dựng mô hình<br />
nghiên cứu<br />
<br />
Phát triển thang đo<br />
<br />
Phân tích dữ liệu<br />
<br />
Thu thập dữ liệu<br />
chính thức<br />
<br />
Đánh giá sơ bộ và<br />
hiệu chỉnh thang đo<br />
<br />
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
1.3.2 Thiết kế nghiên cứu<br />
1.3.2.1 Phát triển mô hình nghiên cứu<br />
Mô hình được phát triển dựa trên các quy trình nghiên cứu của Suanders<br />
và cộng sự (2007), Cresswell (2009), Mackenzie và cộng sự (2011) thông qua<br />
phỏng vấn phi cấu trúc các chuyên gia nghiên cứu.<br />
1.3.2.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu<br />
Chính sách đầu tư<br />
CSHT sản xuất<br />
<br />
1.3.2.3 Phát triển các thang đo nghiên cứu<br />
Đánh giá đa chuyên<br />
gia hai vòng<br />
<br />
Phỏng vấn bán cấu<br />
trúc<br />
<br />
Hiệu chỉnh thang<br />
đo<br />
<br />
Hình 1.3 Chu trình phát triển thang đo<br />
Thiết lập thang đo nháp bằng phỏng vấn bán cấu trúc<br />
Trong phần này tác giả sử dụng hai kỹ thuật phỏng vấn là (1) thảo luận<br />
<br />
H1<br />
<br />
tay đôi với các chuyên gia và (2) thảo luận nhóm tập trung với đối tượng điều tra<br />
Chính sách đầu tư<br />
CSHT xã hội<br />
<br />
Chính sách<br />
cho vay vốn<br />
<br />
dự kiến. Mẫu được lấy theo nguyên tắc bão hòa thông tin (Hình 1.4).<br />
<br />
H2<br />
H3<br />
<br />
Kết quả tái định cư<br />
<br />
H4<br />
Chính sách đầu tư<br />
đào tạo nghề<br />
<br />
Dữ<br />
liệu<br />
phát<br />
triển<br />
lý<br />
thuyết<br />
<br />
D3<br />
<br />
Di<br />
<br />
D2<br />
<br />
H5<br />
<br />
Chính sách đất đai<br />
<br />
Di-<br />
<br />
D..<br />
<br />
D<br />
1<br />
<br />
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu<br />
H1: Nhân tố chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất có tác động tích cực<br />
đến kết quả công tác tái định cư.<br />
H2: Nhân tố chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội có tác động tích cực<br />
đến kết quả công tác tái định cư.<br />
H3: Nhân tố chính sách vay vốn có tác động tích cực đến kết quả công tác<br />
tái định cư.<br />
H4: Nhân tố chính sách đầu tư đào tạo nghề có tác động tích cực đến kết<br />
quả công tác tái định cư.<br />
H5: Nhân tố chính sách đất đai có tác động tích cực đến kết quả công tác<br />
tái định cư.<br />
<br />
Số phần tử lấy<br />
mẫu<br />
<br />
Hình 1.4 Mô tả lấy mẫu nghiên cứu<br />
Đánh giá các thang đo thiết lập được bằng phương pháp Delphi đa<br />
chuyên gia phỏng vấn hai vòng<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn thang đo đánh giá<br />
Điều kiện đánh giá<br />
<br />
Tiêu chuẩn đánh giá<br />
Vòng 1<br />
<br />
Vòng 2<br />
<br />
Chấp nhận chỉ tiêu và<br />
Điểm đánh giá chỉ tiêu >= 3.5 và mức<br />
không thảo luận chi<br />
khác biệt ý kiến không vượt quá 15%<br />
tiết thêm<br />
Điểm đánh giá chỉ tiêu > = 3.5 và mức Chỉ tiêu tiếp tục được<br />
khác biệt ý kiến lớn hơn 15%<br />
<br />
xem xét ở vòng 2<br />
<br />
Điểm đánh giá trong khoảng 2.5 - 3.5 Chỉ tiêu tiếp tục được<br />
và mức khác biệt ý kiến nhỏ hơn 15% xem xét ở vòng 2<br />
Điểm đánh giá trong khoản 2.5 - 3.5<br />
<br />
Chấp nhận nếu điểm đánh<br />
giá vòng 2 vẫn lớn hơn 3.5<br />
Chấp nhận nếu tỷ lệ thay<br />
đổi ý kiến ở vòng 2 nhỏ<br />
hơn 15%<br />
<br />
Loại chỉ tiêu khỏi<br />
<br />
và mức khác biệt ý kiến lớn hơn 15% thang đo lường<br />
Điểm đánh giá < 2.5<br />
<br />
Loại chỉ tiêu khỏi<br />
thang đo lường<br />
<br />
Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên tham khảo từ Chu & Hwang (2008);<br />
Trần Đình Nam và cộng sự (2016)<br />
1.3.2.4 Chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng và phương pháp thu thập dữ liệu<br />
Trong nghiên cứu này tác giả lấy mẫu theo nguyên tắc của Comrey &<br />
Lee (1992) với cỡ mẫu dự kiến 300 đạt mức tốt. Dữ liệu được điều tra bằng<br />
cách phát bảng hỏi trực tiếp tới từng hộ dân trong các vùng tái định cư của<br />
tỉnh Sơn La.<br />
1.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu<br />
1.3.3.1 Đối với dữ liệu thứ cấp<br />
Các dữ liệu này được phân loại tiến hành phân tích bằng các phương<br />
pháp tổng hợp, so sánh.<br />
1.3.3.2 Đối với dữ liệu sơ cấp<br />
Đối với dữ liệu sơ cấp định tính<br />
Sắp xếp dữ liệu<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN<br />
KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN<br />
2.1 Tái định cư các dự án thủy điện<br />
2.1.1 Di cư không tự nguyện và đặc điểm của di cư không tự nguyện<br />
Di cư không tự nguyện là quá trình di cư bắt buộc của các nhóm chịu ảnh<br />
hưởng của các dự án phát triển kinh tế xã hội mà không có lựa chọn khác.<br />
Đặc điểm: (1) di cư không tự nguyên thường liên quan đến quyền hạn của<br />
chính quyền h; (2) người chịu ảnh hưởng được hưởng các hình thức bồi thường<br />
và hỗ trợ; (3) các dự án cho di cư không tự nguyện cần một kế hoạch cẩn trọng.<br />
2.1.2 Tái định cư và các loại hình tái định cư<br />
2.1.2.1 Khái niệm tái định cư<br />
Tái định cư thường được hiểu là quá trình ổn định chỗ ở, đời sống vật chất<br />
tinh thần của các nhóm di cư.<br />
2.1.2.2 Các loại hình tái định cư:<br />
Phân loại theo hình thức tái định cư có các dạng: (i) di cư và tái định cư đô<br />
thị; (ii) chuyển dịch nội thành; (iii) tái định cư tại chỗ; Phân loại theo sở nguyện<br />
của các nhóm chịu ảnh hưởng có: (i) tái định cư tự phát, (ii) tái định cư tự giác<br />
và (iii) tái định cư cưỡng bức. Phân loại theo tính chất của tái định cư có: (i) tái<br />
định cư bắt buộc; (ii) tái định cư tự nguyện.<br />
<br />
Sàng lọc dữ liệu<br />
<br />
Mã hóa dữ liệu<br />
<br />
Diễn tả và bàn luận<br />
<br />
Các dữ liệu định lượng thông qua khảo sát được tiến hành làm sạch và<br />
phân tích qua các bước như sau: (1) mô tả dữ liệu; (2) đánh giá sự tin cậy<br />
thang đo các nhân tố; (3) phân tích khám phá nhân tố; (4) phân tích tương<br />
quan; (5) phân tích hồi quy; (6) so sánh các nhóm trung bình; (4) đánh giá<br />
mức độ cảm nhận của các hộ gia đình bằng điểm trung bình, độ lệch chuẩn và<br />
khoảng tin cậy 95%.<br />
<br />
Kết nối dữ liệu<br />
<br />
Hình 1.5 Quy trình phân tích dữ liệu định tính<br />
Nguồn: Tham khảo từ Cresswell (2009)<br />
Phân tích dữ liệu sơ cấp định lượng<br />
<br />
2.1.3 Đặc điểm của tái định cư và tái định cư thủy điện<br />
2.1.3.1 Đặc điểm chung về tái định cư<br />
(1) Gắn với quá trình di chuyển người, tài sản đến nơi ở mới. (2) Gắn với<br />
việc cắt bỏ một số kết nối xã hội trong cộng đồng giữa nơi ở cũ và nơi ở mới. (3)<br />
Gắn với quá trình bồi thường thiệt hại, phục hồi sinh kế cho các nhóm chịu ảnh<br />
hưởng. (4) Quá trình tái định cư cần đảm bảo hài hòa lợi ích của cả nhóm di dân<br />
đến và người dân sở tại.<br />
<br />