BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
------------*----------<br />
<br />
SOUKTHAVONE VONGSAY<br />
<br />
CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ<br />
TÍN DỤNG Ở CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2020<br />
<br />
Chuyªn ngµnh : Kinh doanh th−¬ng m¹i (Kinh tÕ vµ qu¶n lý th−¬ng m¹i)<br />
M· sè<br />
: 62 34 01 21<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
Hà Nội - 2016<br />
<br />
Công trình này được hoàn thành tại<br />
<br />
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn<br />
2. PGS.TS. Trần Đăng Khâm<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước<br />
họp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội<br />
vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia<br />
- Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
<br />
năm 2016<br />
<br />
1<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong những năm qua, CHDCND Lào đã rất tích cực theo đuổi chủ trương hội nhập<br />
khu vực và toàn cầu, đẩy mạnh hợp tác với các nước bạn bè và các đối tác chiến lược, trong<br />
đó, những dấu mốc hội nhập quan trọng cần phải kể đến đó là: gia nhập Hiệp hội các quốc gia<br />
Đông Nam Á (ASEAN) năm 1997; gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2013<br />
và gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày 31/12/2015. Có thể nói, hội nhập<br />
kinh tế quốc tế đã và sẽ đem lại cho CHDCND Lào nhiều cơ hội song hành với nhiều thách<br />
thức trong thời gian tới. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay đã thúc<br />
đẩy sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu các ngành kinh tế của các quốc gia theo hướng<br />
tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao và các ngành dịch vụ, đặc<br />
biệt là các ngành đem lại giá trị gia tăng cao như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, logistics,<br />
công nghệ thông tin. Trong xu thế đó, việc phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng, trong đó<br />
có dịch vụ tín dụng (DVTD), là một định hướng đúng đắn, nhằm thúc đẩy nhanh quá trình<br />
phát triển của CHDCND Lào. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, sự phát triển của DVTD<br />
tại Lào còn rất hạn chế, biểu hiện ở quy mô tín dụng còn nhỏ; đối tượng, phạm vi cung cấp<br />
dịch vụ còn hạn hẹp; phương thức cung ứng dịch vụ còn đơn giản, đơn điệu; chất lượng,<br />
hiệu quả dịch vụ còn thấp... Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, những hạn chế này sẽ trở<br />
thành những thách thức không nhỏ cho sự phát triển lĩnh vực DVTD nói riêng và sự phát<br />
triển kinh tế của CHDCND Lào nói chung.<br />
Đối với mỗi quốc gia, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, sự quản lý vĩ mô của Nhà<br />
nước là những yếu tố bên trong mang tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế đất nước<br />
nói chung và của mỗi ngành kinh tế nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, mỗi quốc gia<br />
đều phải rất nỗ lực cải thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý để đáp ứng yêu cầu hội nhập khi trở<br />
thành thành viên của các Hiệp định thương mại song phương và đa phương trong khu vực và<br />
trên thế giới. Có thể khẳng định, lĩnh vực tín dụng của CHDCND Lào trong thời gian qua<br />
chưa đạt được những bước phát triển lớn, một phần cơ bản là do hệ thống chính sách Nhà<br />
nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại Lào còn chưa hoàn thiện. Nhà nước Lào còn thiếu kinh<br />
nghiệm trong việc đưa ra những chính sách hợp lý nhằm tạo nên những bước đột phá trên con<br />
đường phát triển của lĩnh vực tín dụng trong nền kinh tế quốc dân.<br />
Nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ tín dụng của CHDCND Lào trong thời gian tới,<br />
tận dụng được những cơ hội và hạn chế những thách thức mà hội nhập đem lại, việc cải<br />
thiện và đổi mới hệ thống chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước trong lĩnh vực tín dụng<br />
đang trở thành một yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn<br />
đề tài: “Chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào đến năm<br />
2020” làm Luận án tiến sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án<br />
Mục đích của Luận án:<br />
- Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của Luận án là tìm kiếm giải pháp nhằm hoàn thiện<br />
chính sách Nhà nước về phát triển DVTD tại CHDCND Lào, qua đó tạo điều kiện thuận lợi<br />
cho sự phát triển của DVTD tại CHDCND Lào trong bối cảnh CHDCND Lào đang đẩy<br />
mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.<br />
<br />
2<br />
<br />
- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của Luận án là đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn<br />
thiện chính sách Nhà nước về phát triển DVTD ở CHDCND Lào, tập trung vào DVTD do<br />
các tổ chức tín dụng (TCTD) cung cấp, đến năm 2020. Hệ thống chính sách Nhà nước về<br />
phát triển DVTD ở CHDCND Lào được Luận án nghiên cứu với ba trụ cột cơ bản: chính<br />
sách Nhà nước về phát triển các TCTD; chính sách Nhà nước về phát triển các chủ thể sử<br />
dụng DVTD; và chính sách Nhà nước về phát triển các sản phẩm DVTD.<br />
Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án: Để đạt được mục đích của Luận án nêu trên,<br />
Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:<br />
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách của Nhà nước về phát triển tín dụng nhằm<br />
thúc đẩy phát triển DVTD của nước CHDCND Lào.<br />
- Phân tích thực trạng chính sách của Nhà nước về phát triển DVTD ở CHDCND Lào<br />
trong thời gian qua, trên cơ sở đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên<br />
nhân dẫn đến những hạn chế.<br />
- Đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ<br />
tín dụng ở CHDCND Lào đến năm 2020.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án<br />
Đối tượng nghiên cứu của Luận án:<br />
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là chính sách Nhà nước về phát triển DVTD và<br />
tiếp cận chủ yếu trên giác độ thương mại, bao gồm chính sách Nhà nước về phát triển sản<br />
phẩm DVTD, phát triển chủ thể cung ứng DVTD và phát triển chủ thể sử dụng DVTD.<br />
Chính sách tín dụng (CSTD) có nội dung rộng lớn, bao hàm cả CSTD của Ngân hàng<br />
Nhà nước và CSTD của bản thân mỗi một TCTD hoặc các tổ chức tài chính tham gia hoạt<br />
động cung ứng dịch vụ tín dụng. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu và giải quyết của Luận án<br />
là chính sách Nhà nước về phát triển DVTD do các TCTD cung cấp. Với dịch vụ tín dụng<br />
này, chủ thể cung ứng dịch vụ là các TCTD được thành lập hợp pháp và thực hiện nghiệp vụ<br />
cấp tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng và các tổ<br />
chức tín dụng phi ngân hàng (công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính; quỹ tín dụng;<br />
hợp tác xã tín dụng... ); và khách hàng tiếp nhận dịch vụ là các doanh nghiệp, các tổ chức<br />
kinh tế - xã hội và các cá nhân. Bên cạnh đó, khái niệm DVTD trong Luận án này không<br />
bao hàm nghĩa “Tín dụng chính sách” của Nhà nước, bởi tín dụng chính sách chỉ là một loại<br />
tín dụng có tính chất ưu đãi cho một số đối tượng và chương trình kinh tế - xã hội nhất định.<br />
Như vậy, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu chính sách Nhà nước ở tầm vĩ mô, đóng<br />
vai trò là công cụ quản lý và điều hành hoạt động dịch vụ tín dụng trong nền kinh tế quốc<br />
dân, mà không đi vào phân tích CSTD mang tính vi mô thuộc sách lược và nghiệp vụ kinh<br />
doanh của mỗi TCTD. Về giác độ nghiên cứu, Luận án nghiên cứu thực trạng và đề xuất<br />
giải pháp hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng đứng trên giác độ<br />
của các cơ quan Nhà nước ban hành chính sách phát triển dịch vụ tín dụng tại CHDCND<br />
Lào hiện nay, bao gồm: Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan.<br />
Phạm vi nghiên cứu của Luận án:<br />
Về không gian nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách Nhà nước về<br />
phát triển DVTD, tập trung vào DVTD do các TCTD cung cấp, tại CHDCND Lào.<br />
<br />
3<br />
<br />
Về thời gian nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng hệ thống chính<br />
sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng và thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng tại<br />
CHDCND Lào trong giai đoạn 2000 - 2015 và định hướng giải pháp hoàn thiện hệ thống<br />
chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào đến năm 2020.<br />
4. Những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án<br />
Về phương diện lý luận, Luận án đã có đóng góp: (i) Tổng kết được kinh nghiệm<br />
hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ tín dụng ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam, là<br />
những nước có điều kiện tương đồng với CHDCND Lào, qua đó, đúc kết được những bài<br />
kinh nghiệm mới, tạo điều kiện cho việc phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào; (ii)<br />
Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ tín dụng và chính sách<br />
của Nhà nước nhằm phát triển dịch vụ tín dụng, làm rõ nội dung chính sách phát triển dịch<br />
vụ tín dụng trên ba trụ cột: Chính sách phát triển các chủ thể cung cấp dịch vụ - các tổ chức<br />
tín dụng; chính sách phát triển các chủ thể sử dụng dịch vụ - các khách hàng của các TCTD;<br />
chính sách phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng; (iii) Luận án xây dựng được hệ thống<br />
các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển dịch vụ tín dụng cũng như hệ thống các chỉ tiêu đánh<br />
giá mức độ hoàn thiện của chính sách phát triển dịch vụ tín dụng, đồng thời, luận giải được<br />
các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hoàn thiện của chính sách phát triển dịch vụ tín dụng.<br />
Về phương diện thực tiễn, Luận án đã phân tích được thực trạng chính sách phát<br />
triển DVTD của CHDCND Lào trên ba trụ cột: Chính sách phát triển các chủ thể cung cấp<br />
dịch vụ - các TCTD; chính sách phát triển các chủ thể sử dụng dịch vụ - các khách hàng của<br />
các TCTD; chính sách phát triển các sản phẩm DVTD, qua đó, khẳng định chính sách phát<br />
triển dịch vụ tín dụng của CHDCND Lào chưa hoàn thiện. Từ những nguyên nhân chủ quan<br />
và khách quan khiến chính sách phát triển DVTD của CHDCND Lào chưa hoàn thiện và<br />
định hướng hoàn thiện chính sách, Luận án đã đề xuất được 10 nhóm giải pháp và 2 nhóm<br />
kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển DVTD của CHDCND Lào đến năm 2020.<br />
5. Ý nghĩa của Luận án<br />
- Ý nghĩa về lý luận: Luận án tổng hợp được những vấn đề lý thuyết về chính sách<br />
Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng.<br />
- Ý nghĩa về thực tiễn: Luận án mô tả và phân tích thực trạng chính sách của Nhà<br />
nước Lào đối với phát triển dịch vụ tín dụng, từ đó đề xuất được hệ thống giải pháp nhằm<br />
hoàn thiện hệ thống chính sách. Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể làm tài liệu tham<br />
khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học; là tài liệu tham khảo trong hoạch<br />
định chính sách của Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng.<br />
6. Kết cấu của Luận án<br />
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu<br />
thành 4 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu<br />
Chương 2: Tổng quan chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng<br />
Chương 3: Thực trạng chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở<br />
CHDCND Lào<br />
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển<br />
dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào<br />
<br />