intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc" nhằm phân tích, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2022; Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG NHUNG LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH VĨNH PHÚC TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 9 31 01 02 HÀ NỘI - 2023
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Vũ Văn Phúc 2. TS. Phạm Anh Phản biện 1: ................................................................ ................................................................. Phản biện 2: ................................................................ ................................................................ Phản biện 3: ................................................................ ................................................................ Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi.......giờ......, ngày.....tháng...... năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại Thƣ viện Quốc gia và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch được coi là “cầu nối”, “cách thức” quan trọng tạo ra nên những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch hướng tới mục tiêu khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, lợi thế về không gian du lịch và sự hợp tác có hiệu quả giữa các chủ thể du lịch của các địa phương còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh tạo ra những động lực quan trọng cho sự phát triển ngành du lịch của các địa phương và hình ảnh du lịch của đất nước Việt Nam nói chung. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, liên kết kinh tế trong phát triển du lịch được coi là một xu hướng mang tính tất yếu khách quan, có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành “đòn bẩy” quan trọng để tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ du lịch của các địa phương cũng như của Việt Nam. Vĩnh Phúc được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với vị trí địa lý thuận lợi, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng; hệ thống di tích văn hóa, tâm linh dày đặc; các sản phẩm thủ công, nghệ thuật ẩm thực độc đáo… Ngoài ra, ngành du lịch Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có trình độ chuyên môn;…Vì thế, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc cũng đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, nhận thức được những lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc trong liên kết kinh tế để phát triển du lịch, vai trò quan trọng của liên kết kinh tế trong phát triển du lịch, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện những hoạt động liên kết kinh tế trong phát triển du lịch với một số địa phương trong khu vực Bắc Bộ trên các lĩnh vực tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch, xuất bản các ấn phẩm, video tuyên truyền quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, huy động vốn đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch, liên kết nâng cao năng lực cạnh tranh đã tạo ra những bước tiến quan trọng đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc, thích ứng hiệu quả với những biến động của thị trường du lịch và ngành du lịch có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc có chủ trương đúng đắn, kịp thời với “Nghị quyết số 01-NQ/TU về phát triển dịch vụ, du lịch giai đoạn 2011 - 2020” và hiệu quả liên kết kinh tế trong phát triển du lịch đã tạo cho du lịch Vĩnh Phúc có diện mạo mới
  4. 2 và du lịch có những đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, vấn đề liên kết kinh tế trong phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định. Để du lịch tỉnh Vĩnh Phúc thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh, tăng tỷ trọng của ngành du lịch trong tăng trưởng kinh tế, tỉnh Vĩnh Phúc cần thực hiện có hiệu quả hoạt động liên kết kinh tế trong phát triển du lịch để tạo ra “cầu nối” nhằm khai thác lợi thế về tài nguyên du lịch, không gian địa lý của tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh lân cận trong khu vực Bắc Bộ. Những điều đó đòi hỏi cần có một nghiên cứu hệ thống, toàn diện, làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng, đề xuất những giải pháp phù hợp về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch Vĩnh Phúc. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn chủ đề “Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc” làm Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị là có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2022, luận án đề xuất quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch; (2) Phân tích, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2022; (3) Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu liên kết kinh tế vùng trong phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc. - Về thời gian: Đánh giá kết quả liên kết kinh tế trong phát triển du lịch giai đoạn 2011- 2022, trên cơ sở đó sẽ đề xuất định hướng, giải pháp cho giai đoạn đến năm 2030 ở tỉnh Vĩnh Phúc.
  5. 3 - Về không gian: Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc dưới góc độ: liên kết giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và liên kết giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các địa phương thuộc khu vực Bắc Bộ: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng, Nhà nước về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp trừu tượng hoá khoa học; Phương pháp kinh tế học; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp nghiên cứu so sánh; Phương pháp lôgic và lịch sử. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Về lý luận Một là, luận án đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trên địa bàn cấp tỉnh. Hai là, những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định việc liên kết kinh tế trong phát triển du lịch là yếu tố quan trọng, là yêu cầu tất yếu. 5.2. Về thực tiễn Một là, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết kinh tế trong phát triển du lịch Vĩnh Phúc; các giải pháp này nếu được áp dụng sẽ góp phần tăng cường liên kết phát triển du lịch Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Hai là, kết quả nghiên cứu cho thấy muốn tăng cường liên kết phát triển du lịch cần tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng vùng, tránh tình trạng chồng chéo, liên kết du lịch giữa các tỉnh trong vùng nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và những người trực tiếp tham gia hoạt động du lịch. Ba là, kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề liên kết vùng, liên kết du lịch. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương, 10 tiết.
  6. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch * Những nghiên cứu ngoài nước tiêu biểu như: “The handbook on sustainable tourism development” (Cẩm nang về phát triển du lịch bền vững); Công trình “Making Tourism More Sustainable - A Guide for Policy Makers” (Để du lịch bền vững hơn - Hướng dẫn cho các nhà hoạch định); Principles and practice of sustainable tourism planning” (Nguyên tắc và thực hành kế hoạch du lịch bền vững); “Indicators of Sustainable Development for Tourism Destinations” (Bộ chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch); Sustainable Tourism as driving force for cultural heritage site development”… * Các nghiên cứu trong nước như: “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”; “Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tây Bắc Việt Nam trên phương diện đánh giá điều kiện tự nhiên”; "Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cho phát triển du lịch bền vững”; Bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững”; “Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”; “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng”; Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên”…. Các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề phát triển du lịch bền vững, bàn đến các vấn đề chính sách, lý thuyết, vai trò ý nghĩa phát triển du lịch bền vững, cũng như phân tích, đánh giá thực trạng du lịch bền vững và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến liên kết kinh tế * Những nghiên cứu ngoài nước: Trên thế giới, các nghiên cứu về liên kết kinh tế, liên kết kinh tế trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào: i) Các lý thuyết làm cơ sở cho liên kết kinh tế, liên kết trong phát triển kinh tế; ii) Các nghiên cứu về sự cần thiết của liên kết kinh tế, những hạn chế trong thực hiện liên kết và giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của liên kết kinh tế trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại một cách bền vững nhất. * Những nghiên cứu trong nước tiêu biểu như: “Tăng cường, phối hợp, liên kết giữa Hà Nội với các tỉnh phụ cận trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp”; “Liên kết kinh tế vùng: từ lý thuyết tới thực tiễn Việt Nam”; “Đánh giá liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: lý luận và thực tiễn”; “Đẩy
  7. 5 mạnh liên kết kinh tế giữa Hà Nội và các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”; “Liên kết kinh tế Đông Á: vài nét về lý luận và thực tiễn”; “Liên kết giữa các địa phương trong phát triển vùng tại Cộng Hòa Liên Bang Đức”; “Liên kết kinh tế trong phát triển nông nghiệp ở huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang”…Các tác giả nghiên cứu liên kết theo chiều cạnh không gian hành chính, liên kết vùng thông qua các chủ thể cũng đã các công trình quan tâm bàn đến, với quan điểm cho rằng liên kết kinh tế được là sự thiết lập các mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh, có thể giữa các doanh nghiệp thuộc cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các đối tác cạnh tranh hoặc giữa các doanh nghiệp có các hoạt động mang tính chất bổ sung… 1.1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến liên kết kinh tế trong phát triển du lịch * Những nghiên cứu ngoài nước Một số công trình tiêu biểu như: “Linkages between tourism and agriculture in Mexico”; “Developing regional tourism in China: The potential for activating business clusters in a socialist market econom”; “Tourism and Regional Integration in Southeat Asia”… các tác giả quan tâm nghiên cứu liên kết kinh tế trong phát triển du lịch với nông nghiệp, thiết lập mô hình liên kết giữa vùng và cụm du lịch, đồng thời chỉ ra sự liên kết trong phát triển du lịch đã tạo ra sự tăng trưởng chung của cả vùng và các địa phương. * Những nghiên cứu trong nước Bàn về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch được một số tác giả quan tâm nghiên cứu ở một số công trình sau: “Liên kết phát triển và tổ chức điều phối liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam”; “Liên kết phát triển du lịch: Nhìn từ thực tế các địa phương”; “Đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch”; “Thanh Hóa và liên kết kinh tế phát triển du lịch quốc gia- quốc tế”; “Thực trạng và giải pháp liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch Tây Bắc”…đã phân tích yếu tố liên kết phát triển trong nền kinh tế trọng điểm khu vực; liên kết phát triển du lịch, liên kết phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, Nước); liên kết phát triển nguồn nhân lực du lịch; các chương trình hợp tác xây dựng những sản phẩm, tua du lịch; đưa ra những quan điểm định hướng và giải pháp xoay quanh liên kết kinh tế để giúp một số địa phương phát triển du lịch, phát triển vùng du lịch. 1.2. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Một là, các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững được rất nhiều nhà khoa học, các tổ chức cả trong nước và quốc tế quan tâm. Nội dung cũng rất phong phú với các loại hình du lịch.
  8. 6 Hai là, các công trình đã đưa ra được một số vấn đề lý luận trong liên kết kinh tế như các khái niệm, các hình thức liên kết kinh tế, nội dung liên kết kinh tế, các nguyên tắc trong liên kết kinh tế… Ba là, đã có những công trình về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó có đề cập đến các chủ trương, chính sách của tỉnh, những thành tựu và hạn chế trong liên kết kinh tế trong phát triển du lịch, cũng như đã đề xuất được những giải pháp thúc đẩy liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu Một là, xây dựng khung lý luận về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch. Hai là, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc với những đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội. Ba là, đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu thúc đẩy liên kết kinh tế trong phát triển du lịch đến năm 2030, góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ 2.1.1. Liên kết kinh tế và các chủ thể tham gia liên kết kinh tế 2.1.1.1. Quan niệm về liên kết kinh tế Liên kết kinh tế là sự kết nối chặt chẽ của các chủ thể liên quan: nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, và nhiều bên liên quan khác theo một quá trình và phương thức nhất định đòi hỏi có sự ra đời của các thể chế, chính sách, công cụ lựa chọn và cách thức quản lý liên kết phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng của vùng hoặc quốc gia. 2.1.1.2. Các chủ thể tham gia liên kết kinh tế Thứ nhất, chính quyền các cấp. Một là, chính quyền tham gia vào liên kết kinh tế dọc. Hai là, chính quyền tham gia liên kết kinh tế ngang bao gồm sự tham gia của nhiều chính quyền cấp địa phương trong trong vùng. Ba là, chính quyền các cấp cao hơn, trường hợp muốn tạo hiệu ứng lan tỏa từ vùng phát triển mạnh sang vùng lân cận thì chính quyền cấp cao hơn cần phải tham gia để thúc đẩy liên kết kinh tế này. Thứ hai, các bộ, ngành. Thứ ba, các doanh nghiệp tư nhân.
  9. 7 2.1.2. Các hình thức liên kết kinh tế * Căn cứ theo chiều của liên kết kinh tế có những loại liên kết như sau: Liên kết theo chiều dọc: là liên kết giữa các khâu của mối quan hệ dọc của quá trình sản xuất, kinh doanh. Liên kết theo chiều ngang: là liên kết giữa các chủ thể kinh tế cùng một chức năng hoạt động, đó là sự liên kết giữa những người sản xuất, những người chế biến hay những người tiêu thụ sản phẩm với nhau. Liên kết ngành: liên kết theo chiều ngang và liên kết theo chiều dọc có thể nhóm thành hàng trăm, thậm chí hàng ngàn doanh nghiệp liên quan đến nhau trong một lĩnh vực cụ thể. * Căn cứ theo hình thức của liên kết Bảng 2.1: Phân loại liên kết kinh tế theo truyền thống và liên kết kinh tế theo nền tảng khoa học Nền tảng khoa học Truyền thống Ngành mới, lĩnh vực mới Ngành đã lâu đời, đã có sự tập Tập trung đang có sự ưu tiên trung từ trước Loại giao dịch Theo thị trường, thiết lập liên minh Quan hệ lâu dài, chuỗi cung ứng và quan hệ cho nghiên cứu và phát triển địa phương theo hướng thị trường Hoạt động Cải tiến từng bước, tăng khả năng Sáng tạo công nghệ sáng tạo hấp thụ công nghệ 2.2. PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 2.2.1. Du lịch và phát triển du lịch trên địa bàn cấp tỉnh Trên cơ sở nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc các quan niệm, tác giả cho rằng: Du lịch là sự di chuyển và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục, nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Theo tác giả, phát triển du lịch là một dạng phát triển kinh tế với tư cách là một ngành. Các chỉ số thể hiện kết quả của quá trình phát triển du lịch bao gồm: số lượng khách du lịch và thu nhập từ du lịch; số lượng lao động/số việc làm mà ngành du lịch tạo ra; số lượng các doanh nghiệp du lịch được thành lập; số lượng các khu/điểm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của khách trong một khoảng thời gian nhất định tại điểm đến cụ thể. Điểm đến đó có thể là khu vực, quốc gia, vùng, địa bàn, hoặc địa phương (tỉnh/thành phố).
  10. 8 2.2.2. Quan niệm, nội dung, hình thức và sự cần thiết liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trên địa bàn cấp tỉnh 2.2.2.1. Quan niệm, nội dung và các hình thức liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trên địa bàn cấp tỉnh * Quan niệm về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trên địa bàn cấp tỉnh Khái niệm liên kết kinh tế trong phát triển du lịch được hiểu là sự kết nối chặt chẽ của các chủ thể liên quan: nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức và nhiều bên liên quan khác trong lĩnh vực kinh tế hướng tới mục tiêu phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. * Nội dung về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trên địa bàn cấp tỉnh Thứ nhất, liên kết tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu trong nội bộ các địa phương trong tỉnh và giữa các các tỉnh trong khu vực. Thứ hai, liên kết xây dựng sản phẩm du lịch, chương trình du lịch (tour du lịch) chung của toàn vùng. Thứ ba, liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thứ tư, liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch. Thứ năm, liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế mạnh. Thứ sáu, liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch. * Các hình thức liên kết kinh tế trong phát triển du lịch trên địa bàn cấp tỉnh Với nhiều đối tượng tham gia hợp tác liên kết kinh tế trong phát triển du lịch được thể hiện ở nhiều phạm vi khác nhau với nhiều đối tượng khác nhau. Hợp tác, liên kết kinh tế trong phát triển du lịch có thể chia thành 3 phạm vi là hợp tác nội bộ địa phương, liên kết vùng cấp kinh doanh và liên kết vùng cấp quản lý (hành chính). 2.2.2.2. Sự cần thiết phải liên kết kinh tế trong phát triển du lịch Một là, liên kết phát triển du lịch là xu hướng và yêu cầu tất yếu khách quan nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển du lịch theo hướng bền vững và chuyên nghiệp của tỉnh nói riêng và khu vực nói chung. Hai là, áp lực cạnh tranh ngày càng cao trong lĩnh vực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Ba là, liên kết kinh tế trong phát triển du lịch cho phép khai thác và khắc phục sự khác biệt giữa các vùng liên kết, nhằm phát huy cao nhất lợi thế, nguồn lực sẵn có của vùng.
  11. 9 2.2.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả liên kết kinh tế trong phát triển du lịch Một là, kết quả của hoạt động quảng bá thương hiệu du lịch của tỉnh và xúc tiến du lịch. Hai là, liên kết xây dựng sản phẩm du lịch của tỉnh và các tỉnh thực hiện liên kết kinh tế phát triển du lịch. Ba là, liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng về số lượng, chất lượng phù hợp với yêu cầu phục vụ du lịch trong thực tiễn của địa phương. Bốn là, liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch. Hiệu quả của hoạt động hợp tác xây dựng không gian du lịch thống nhất dựa trên cơ sở kết nối các tour, tuyến, khu, điểm du lịch nhằm phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông cho từng địa phương trong vùng, khớp nối với hệ thống giao thông liên vùng, khu vực và quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch vùng như khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đồng bộ, hiện đại, hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và nước ngoài. Năm là, liên kết có hiệu quả trong huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế mạnh của các địa phương trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Bộ và điều chỉnh quy hoạch du lịch phù hợp với từng địa phương là cần thiết. Sáu là, liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch: Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển du lịch giữa các địa phương nhằm tăng cường năng lực quản lý, điều hành về du lịch của Chính quyền địa phương. 2.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới liên kết kinh tế trong phát triển du lịch 2.2.4.1. Nhân tố khách quan Thứ nhất, điều kiện không gian địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương của khu vực liên kết kinh tế trong phát triển du lịch. Thứ hai, thị trường và hội nhập quốc tế. Thứ ba, kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch. 2.2.4.2. Nhân tố chủ quan Thứ nhất, nhận thức và hợp tác chặt chẽ giữa các chủ thể du lịch thông qua thể chế, chính sách liên kết kinh tế trong phát triển du lịch của địa phương, cũng như của các địa phương trong vùng liên kết. Thứ hai, nguồn nhân lực phục vụ du lịch.
  12. 10 2.3. KINH NGHIỆM VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ VÀ BÀI HỌC CHO TỈNH VĨNH PHÚC 2.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố 2.3.1.1. Kinh nghiệm của Thừa Thiên Huế- Quảng Nam- Đà Nẵng Năm 2019, ba tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng đã được Lonely Planet - Công ty du lịch danh tiếng toàn cầu đánh giá là một trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á. Sở dĩ có được sự đánh giá trên là do các địa phương đã có sự kết nối các chuỗi giá trị để tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn theo từng nhóm loại hình cung cấp cho du khách. 2.3.1.2. Kinh nghiệm của vùng Tây Bắc Tây Bắc là một vùng rộng lớn gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch. Việc liên kết vùng du lịch vùng Tây Bắc diễn ra từ rất sớm, đầu tiên phải kể đến là mô hình liên kết giữa 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ trong chương trình “Du lịch về cội nguồn” năm 2005. Kể từ khi xây dựng sản phẩm “Du lịch về cội nguồn”, diện mạo kinh tế, xã hội và văn hóa của 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ đã có nhiều thay đổi. Đối với vùng Tây Bắc, liên kết đang là xu hướng tốt, được nhiều địa phương tích cực tham gia để phát triển du lịch. 2.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh Thời gian qua, Quảng Ninh luôn chú trọng đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong nước, nhất là các tỉnh, thành phố lân cận, nhằm hỗ trợ, phát huy lợi thế, khai thác nguồn lực hợp lý để phát triển du lịch. Quảng Ninh đã ký kết hợp tác với nhiều tỉnh, thành phố trong nước để xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính liên vùng. Việc liên kết kinh tế để phát triển du lịch vùng không chỉ dừng lại ở các chương trình xúc tiến sản phẩm du lịch, mà còn ở công tác phối hợp truyền thông, quảng bá. Để phát triển thị trường nội địa, Quảng Ninh tiếp tục triển khai nhiều hoạt động quảng bá xúc tiến, xây dựng gói sản phẩm cạnh tranh; tổ chức các chương trình, sự kiện để thu hút khách ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác sẽ giúp khai thác những thế mạnh của từng địa phương, hình thành những sản phẩm du lịch độc đáo, hạn chế trùng lặp sản phẩm và dịch vụ, tránh tạo cảm giác nhàm chán cho du khách, giảm chi phí xúc tiến, quảng bá... qua đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp ứng xử, để đảm bảo có được chất lượng phục vụ, thái độ phục vụ tốt nhất ở các điểm đến, các địa phương liên kết phát triển du lịch.
  13. 11 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc Một là, để liên kết kinh tế trong phát triển du lịch vùng, các địa phương nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành xây dựng những tour du lịch mới nhằm thu hút khách quốc tế đến. Hai là, các tỉnh liên kết nghiên cứu xây dựng các thương hiệu và các sản phẩm du lịch mang bản sắc của mỗi vùng, mỗi địa phương. Ba là, muốn đẩy mạnh được liên kết kinh tế cần coi trọng vấn đề quảng bá, xúc tiến du lịch. Bốn là, kêu gọi và thu hút các nguồn vốn đầu tư, tạo cơ sở hạ tầng đồng bộ để phục vụ kinh tế-xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Năm là, phải tập trung hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch địa phương trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm và thực hiện quy hoạch chung những vùng giáp ranh, quy hoạch tổng thể và chi tiết các tuyến, điểm du lịch trọng yếu. Sáu là, đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Bảy là, cần có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của các địa phương liên kết trong tham gia vào các hoạt động chung; chú trọng đến giám sát, điều hành thực thi trong các liên kết; các nội dung liên kết về xây dựng sản phẩm đặc thù, về đào tạo nguồn nhân lực, về quy hoạch, về đầu tư. Chƣơng 3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011-2022 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH VĨNH PHÚC 3.1.1. Điều kiện về vị trí địa lý kinh tế, chính trị của tỉnh Vĩnh Phúc PhúcVĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,76 km2, dân số trung bình năm 2009 (theo tổng điều tra 01/4/2009) là 1.003,0 ngàn người, năm 2010 là 1.010,4 nghìn người, mật độ dân số 820 người/km2. 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Năm 2022, trong bối cảnh thế giới và trong nước phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của địa chính trị trên thế giới và của đại dịch Covid -19, tỉnh Vĩnh Phúc cũng như các địa phương trong cả nước đã kịp thời triển khai đồng bộ
  14. 12 các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và quyết tâm thực hiện “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ” với hiệu quả cao, nhờ vậy tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc về cơ bản được duy trì ổn định trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội và an ninh, chính trị, trật tự xã hội, tạo đà cho sự phát triển vượt bậc của tỉnh. “Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010 năm 2022 ước tăng 9,54% so với năm 2021, đây là mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2014 đến nay, cao hơn so với mức tăng bình quân chung cả nước (ước tăng 8%); đưa tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2022 đạt gần 9%/năm”. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng định hướng, tỷ trọng khu vực công nghiệp ‑ xây dựng. GRDP bình quân/người ước đạt khoảng 127,8 triệu đồng/người/năm; tiếp tục nằm trong top 10 địa phương có GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước. 3.1.3. Tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Có dãy Tam Đảo với phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phong phú, địa thế đẹp có thể vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Dị Nậu, Vân Trục, Đầm Vạc, đầm Dưng, Thanh Lanh... Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn phong phú mang giá trị cao như: Khu Di tích Danh thắng Tây Thiên, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức, đền thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, tháp Bình Sơn - chùa Vĩnh Khánh, chùa Hà Tiên, cụm đình Hương Canh, đình Thổ Tang, Khu Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu… các lễ hội truyền thống (lễ hội Tây Thiên, lễ hội Chọi trâu, lễ hội đền Thính…); các làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo (hát Trống quân, hát Soọng cô, hát Sình ca…) và các sản phẩm thủ công, làng nghề truyền thống… 3.2. TÌNH HÌNH LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011- 2022 3.2.1. Thành tựu về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2022 3.2.1.1. Liên kết tuyên truyền, quảng bá thương hiệu du lịch và xúc tiến du lịch Để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh, định vị thương hiệu du lịch Vĩnh Phúc trong vùng, cả nước và thế giới, cuối năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3278 -QĐ/UBND về việc phê duyệt Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 -2025.
  15. 13 Trong năm 2023, Trung tâm đã liên kết với Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức chương trình Fantrip đón các công ty lữ hành phía Nam đến các khách sạn tại Vĩnh Phúc và Phú Thọ; liên kết với các tỉnh Đông Bắc tham gia gian hàng chung xúc tiến, quảng bá du lịch tại Ngày hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2021, “công tác xúc tiến du lịch, tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch và hợp tác liên kết du lịch vùng, khu vực, quốc tế được đẩy mạnh đưa du lịch Vĩnh Phúc đứng thứ 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. 3.2.1.2. Liên kết xây dựng sản phẩm du lịch của tỉnh và các tỉnh thực hiện liên kết kinh tế phát triển du lịch Nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch; tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành hoạt động theo chuỗi sản phẩm ở trong và ngoài tỉnh; đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh lân cận, nhất là những địa phương có ngành du lịch phát triển để xây dựng những tour du lịch nội địa hấp dẫn du khách. Trong đó, việc liên kết kết tour giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, các điểm đến; giữa doanh nghiệp lữ hành với các cơ sở lưu trú, các cơ sở kinh doanh sản phẩm OCOP; phát triển các tour du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh bước đầu hình thành. Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Bắc đã đánh dấu một bước phát triển mới trong mối quan hệ liên kết hợp tác, phối hợp giữa các tỉnh nghiên cứu xây dựng thêm sản phẩm tour du lịch mới. Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phối hợp Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 9 doanh nghiệp trong Nhóm liên kết đẩy mạnh truyền thông quảng bá và khai thác 2 chương trình du lịch liên vùng đặc sắc đã xây dựng từ năm 2020. Tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai các chương trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch với nhiều tỉnh, thành trong cả nước như: Hà Nội, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Hà Giang và một số tỉnh phía Đông Bắc, tạo nên nhiều tuyến liên kết du lịch hấp dẫn như: Tam Đảo - Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên); chuỗi du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử gồm: Tam Cốc, Bích Động - Cúc Phương - Hà Nội - Ba Vì - Đền Hùng - Đại Lải - Tam Đảo - Hồ Núi Cốc - Chiến khu ATK Việt Bắc - Hồ Ba Bể; Tam Đảo - Sơn Dương - Chiến khu Tân Trào (Tuyên Quang)... Liên kết phát triển du lịch với các tỉnh Bắc Bộ, du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo nên những sản phẩm du lịch đa dạng hơn như: “Phối hợp kết nối các tour du lịch: Xây dựng sản phẩm du lịch kết nối giữa khu Di tích - danh thắng Tây Thiên - Tam Đảo với khu du lịch Tân Trào - ATK…
  16. 14 3.2.1.3. Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực * Số lượng Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL thì số lao động trong ngành du lịch 2015 tăng lên 1200 lao động và đến cuối năm 2020 là 2910 người. Tỷ lệ lao động bình quân trên một phòng khách sạn ở Vĩnh Phúc năm 2015 là 0,96 và đến năm 2020 chỉ còn là 0,68 (mức trung bình của cả nước là 1,4). * Về chất lượng nguồn nhân lực Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU, UBND tỉnh đã ban hành đề án số 769/ĐA-UBND ngày 07/2/2013 về việc Kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch, dịch vụ tỉnh Vĩnh Phúc. Từ năm 2016 đến nay, được sự quan tâm đầu tư kinh phí của UBND tỉnh và Tổng cục Du lịch, Sở VH-TT&DL đã phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội mở tại Vĩnh Phúc một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch. Qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn trên đã giúp phần nào cho cán bộ công nhân viên làm việc trong các khách sạn, nhà hàng hiểu rõ và nâng cao nhận thức về hoạt động du lịch, ý nghĩa vai trò của du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, đồng thời qua các lớp bồi dưỡng trình độ tay nghề của các cán bộ, công nhân viên đã được nâng lên rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. 3.2.1.4. Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch Hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp; mạng lưới xe buýt được mở rộng. Mạng lưới vận tải tuyến cố định được phủ khắp trên địa bàn tỉnh, tới trung tâm hầu hết các huyện, xã. Từ năm 2010, về cơ bản quốc lộ 2, đoạn qua Vĩnh Phúc đã hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng cho phép giảm đáng kể thời gian từ Hà Nội, nơi có cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài, đến Vĩnh Yên và các địa danh du lịch nổi tiếng như Tam Đảo, Tây Thiên, v.v.. Yếu tố hạ tầng này tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch, của Vĩnh Phúc trong mối quan hệ phát triển với Thủ đô Hà Nội - trung tâm vùng du lịch Bắc Bộ. Ngày 12 tháng 5 năm 2022 Dự án đầu tư xây dựng Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc mở ra tiềm năng lớn cho phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, sau khi tuyến đường này được hoàn thành được kỳ vọng sẽ là một điểm nhấn đột phá về hạ tầng giao thông, góp phần khai mở những tiềm năng kinh tế - xã hội, du lịch, thu hút đầu tư của Thái Nguyên và các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Việc đầu tư xây dựng Tuyến đường là liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang thông qua 5 tuyến đường cao tốc; kết nối trực tiếp cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên với Khu du lịch Quốc gia hồ Núi Cốc và Khu di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa. Số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú du lịch tăng lên đáng kể. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành và 05 văn phòng
  17. 15 đại diện du lịch. Đến nay, trên địa bàn tỉnh hiện có 430 cơ sở lưu trú du lịch với 7.500 buồng. Trong đó có 3 khách sạn 5 sao; 01 khách sạn 4 sao; 4 khách sạn 3 sao; 45 khách sạn 2 sao; 23 khách sạn 1 sao và các sơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7799: 2017; TCVN 7800: 2017. Hạ tầng mạng lưới, dịch vụ bưu chính và tài chính của tỉnh không ngừng phát triển và được phủ sóng rộng khắp. 3.2.1.5. Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế mạnh * Đầu tư vào phát triển hạ tầng du lịch Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển, theo số liệu thống kê giai đoạn 2011-2019. “Tổng mức đầu tư của toàn xã hội vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh đạt hơn 6.000 tỷ đồng; trong đó, nguồn ngân sách nhà nước là hơn 2.100 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa là 3.900 tỷ đồng. Ngân sách nhà nước dành cho các dự án gián tiếp phục vụ du lịch là 7 dự án với tổng mức đầu tư 2.077 tỷ đồng, vốn đã cấp 1.808 tỷ đồng và đến nay, các dự án này cơ bản đã hoàn thành. Đặc biệt, Tỉnh Vĩnh cũng luôn chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ; cải thiện môi trường đầu tư; chủ động dành quỹ đất cho các dự án đầu tư du lịch. Hiện nay, tỉnh có tổng số 17 dự án của các nhà đầu tư và một số công trình đầu tư xã hội vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ đã được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 9.000 tỷ đồng. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo triển khai việc xúc tiến, thu hút các nguồn vốn trong nước và quốc tế (WB, ADB, OFID, JICA,...) hợp pháp để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ, du lịch gắn với an sinh xã hội, xoá đói giảm ngh o trên địa bàn. *Quản lý nhà nước về du lịch và cơ chế, chính sách phát triển du lịch Quản lý nhà nước về du lịch đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan. Hiện nay công tác tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn do Sở VH-TT&DL Vĩnh Phúc đảm nhiệm. Sở đã tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện được nhiều việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Bước đầu đã quản lý và giám sát được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành. 3.2.1.6. Liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của các địa phương và tạo ra những sản phẩm du lịch với các điểm đến hấp dẫn đối với du khách tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh trong khu vực phía Bắc đã có sự liên kết kinh tế trong phát triển du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch như: Vĩnh Phúc với Tuyên Quang với “công văn số: 469/SVHTTDL-QLDSVH của Sở Văn
  18. 16 hoá, Thể thao và Du lịch năm 2023: V/v đề xuất nội dung kết nối, liên kết phát triển KT-XH giữa tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang”; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc”; “Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc” và Hội nghị liên kết phát triển du lịch “Kết nối tinh hoa” giữa TP.Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Đông Bắc (Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh)… 3.2.2. Kết quả liên kết kinh tế trong phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2022 3.2.2.1. Hiện trạng khách du lịch Trong giai đoạn 2011 - 2022, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 16,65% - đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Vĩnh Phúc. * Khách quốc tế - Số lượng khách: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua (2015 - 2022) có dấu hiệu tăng trưởng nhưng chưa ổn định, trung bình hàng năm tăng từ 2% - 4%, chưa thật sự có sự đột biến lớn như một số tỉnh khác. Như vậy khẳng định rằng, các điểm du lịch ở Vĩnh Phúc vẫn có sức hấp dẫn khách du lịch quốc tế trong thời gian dài mặc dù trên thị trường ngày nay sự cạnh tranh ngày càng đang trở nên gay gắt hơn. - Ngày khách lưu trú trung bình: Ngày khách quốc tế lưu trú ở khách sạn tương đối ngắn, trung bình khoảng 0,5-1,5 ngày... * Khách nội địa Khách du lịch nội địa vẫn là nguồn khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàng năm chiếm 99,03% tổng lượng khách đến. 3.2.2.2. Thực trạng doanh thu, thu nhập và giá trị gia tăng du lịch * Tổng doanh thu ngành du lịch Theo số liệu thống kê của Sở VH-TT&DL Vĩnh Phúc, thu nhập du lịch của tỉnh trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Đến năm 2014 toàn ngành du lịch đã đạt ngưỡng doanh thu 1014 tỷ đồng, năm 2019 là năm du lịch Vĩnh Phúc phát triển mạnh ước tính toàn ngành thu được 1,910 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình về doanh thu du lịch giai đoạn 2011-2019 đạt 11,32%/năm. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ giai đoạn 2016-2020 đạt 6%/năm, Lượng khách quốc tế thu hút được mỗi năm không đạt mục tiêu thu hút từ 13- 15% đề ra…
  19. 17 * Thu nhập từ kinh tế du lịch Bảng 3.7: Hiện trạng thu nhập du lịch của các cơ sở lƣu trú và cơ sở lữ hành tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2022 Thu nhập du lịch (Triệu đồng) Cơ cấu doanh thu (%) Năm Tổng số Quốc tế Nội địa Tổng số Quốc tế Nội địa 2012 203.190 40.340 162.850 100,00 19,85 80,15 2013 266.990 87.870 179.120 100,00 32,91 67,09 2014 320.000 104.400 215.600 100,00 32,63 67,38 2015 345.000 119.330 225.670 100,00 34,59 65,41 2016 428.000 150.000 278.000 100,00 35,05 64,95 2017 525.000 220.000 305.000 100,00 41,90 58,10 2018 620.000 253.000 367.000 100,00 40,80 59,20 2019 713.000 298.540 414.460 100,00 41,87 58,13 2020 578.000 198.430 379.570 100,00 34,33 65,57 2021 700.000 250.000 450.000 100,00 35,7 64,3 2022 720.000 250.000 470.000 100,00 34,7 65,3 Nguồn: Sở VH-TT&DL Vĩnh Phúc Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch: Theo kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch do Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch tiến hành năm 2015 tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn trên địa bàn Vĩnh Phúc, bình quân chi tiêu của khách du lịch: - Khách du lịch quốc tế là 1,05 triệu VND/ngày/người. Trong đó khách quốc tế chi 300.000VND cho dịch vụ lưu trú; 250.000VND cho ăn uống; 150.000VND cho vận chuyển đi lại; 120.000VND cho hoạt động tham quan... - Khách du lịch nội địa chi 304.110 VND/ngày/người. Trong đó chi trung bình 178.000 VND cho dịch vụ lưu trú; 100.000 VND cho ăn uống; còn lại là cho các hoạt động khác. * Giá trị gia tăng ngành du lịch Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân toàn tỉnh đạt 11,03%/năm, trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 10,63%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 12,83%/năm và dịch vụ tăng 12,28%/năm. Giá trị tổng sản phẩm của tỉnh từ 73,940 tỷ đồng năm 2015 tăng lên 122,640 tỷ đồng vào năm 2020, tính theo giá hiện hành.
  20. 18 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH VĨNH PHÚC 3.3.1. Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân 3.3.1.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, những kết quả đạt được trong liên kết kinh tế trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2022. Một là, Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các sở, ban ngành của tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận thức được vai trò quan trọng của liên kết kinh tế trong phát triển du lịch, vì vậy đã hết sức quan tâm tới thực hiện liên kết kinh tế trong phát triển du lịch. Hai là, trong các hoạt động liên kết xúc tiến du lịch, quản bá hình ảnh du lịch, xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đi vào chiều sâu, thu hút sự tham gia của nhiều địa phương và doanh nghiệp trong và ngoài vùng, tăng cường sự gắn kết về xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch phong phú đa dạng gắn với thế mạnh của du lịch tỉnh Vĩnh Phúc và các địa phương trong khu vực Bắc Bộ. Ba là, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cũng đã và đang từng bước được hoàn thiện với việc kết hợp với các cơ sở đào tạo trên cả nước để đào tạo lại và đào tạo bổ sung phát triển chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Bốn là, trong hoạt động liên kết trong xây dựng kết cấu hạ tầng đường giao thông được thực hiện hiệu quả giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh trong khu vực Bắc Bộ đã tạo nên những tuyến đường kết nối du lịch mở ra những tiềm năng liên kết du lịch giữa các tỉnh trong khu vực. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khu du lịch, các khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí... đang từng bước được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch, góp phần tạo nên diện mạo mới cho Tỉnh. Năm là, hoạt động liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế mạnh và hoạt động liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch cũng được các địa phương tích cực tham gia. Thứ hai, những kết quả đạt được trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2022. Một là, lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc không ngừng tăng lên. Hai là, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) “bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 7,06%/năm. Trong đó, tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân giai đoạn 2011-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2