intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng đào tạo nghề và việc làm của lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ -------------------------------- TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 9620115 PHẠM ĐỨC THUẦN ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Cần Thơ, 2018
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn: PGS.TS. Dương Ngọc Thành Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: Hội trường ….., Trường Đại học Cần Thơ). Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. Phản biện 1: ………………… Phản biện 2: ……………….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Xác định những thuận lợi và khó khăn - cơ hộ và thử thách của lao động trong việc làm và học nghề của thành phố Cần Thơ, Số 47-5+6/2012, Tạp chí Quản lý kinh tế (CEM), Bộ kế hoạch và Đầu tư, trang 3-18. 2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của người lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Số 36c (2015) trường Đại học Cần Thơ, trang 97-104. 3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Số 40d (2015), trường Đại học Cần Thơ, trang 83-91. 4. Chương 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và việc làm nông thôn”, Sách: “Lao động việc làm và đào tạo nghề nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long (thực trạng và định hướng)”, Nhà xuất bản trường Đại học Cần Thơ, trang 36-60. 5. Chương 7: Kinh nghiệm và định hướng giải pháp đào tạo nghề, giải quyết việc làm trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, Sách: “Lao động việc làm và đào tạo nghề nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long (thực trạng và định hướng)”, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, trang 131-160.
  4. Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Lao động và việc làm luôn là một trong những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, là mối quan tâm của toàn thể nhân loại nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Đối với mỗi quốc gia, giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Cùng với sự tăng dân số và quá trình đô thị hóa ngày càng cao nên đã dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bình quân trên đầu người giảm xuống, xảy ra tình trạng đất chật người đông, thiếu việc làm là một điều tất yếu; thực trạng này đã và đang là rào cản ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và quốc gia. Thực trạng nguồn lực lao động của thành phố trong thời gian qua của người lao động chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có xu hướng tăng, sự chênh lệch về nhu cầu tuyển dụng theo giới tính giữa nam và nữ, giữa khu vực thành thị và nông thôn. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động các vùng nông thôn nói riêng và lao động của toàn thành phố nói chung đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho chính quyền của mỗi địa phương ở từng cấp của thành phố. Áp lực lao động và việc làm ngày càng tăng, nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn đang là vấn đề thời sự. Hiện tại chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề việc làm của người lao động nông thôn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), và từ thực trạng trên đề tài: “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ” được lựa chọn nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn nhằm đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn, góp phần tạo thêm thu nhập cho lao động nông thôn trong thời gian tới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Đánh giá thực trạng đào tạo nghề và việc làm của lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ; (2) Xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ; (3) Đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Nội dung nghiên cứu (1) Mô tả tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về nhu cầu việc làm để làm cơ sở lý thuyết. 1
  5. (2) Trên cơ sở lý thuyết, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu để phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của bản thân người lao động ở thành phố Cần Thơ. (3) Luận án mô tả thực trạng và kết quả đào tạo nghề và việc làm của lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ; (4) Luận án xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của bản thân người lao động ở thành phố Cần Thơ. Qua kết quả phân tích để đề xuất các giải pháp giải pháp nào cần được thực hiện nhằm góp phần giúp người lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu việc làm trong thời gian tới. 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án này là nhu cầu việc làm của bản thân người lao động được hình thành trong khu vực nông thôn và theo từng đối tượng lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đối tượng khảo sát của luận án (lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp) là những người lao động trong độ tuổi lao động tại khu vực nông thôn, các đối tượng này tham gia lao động và làm việc trong khu vực nông thôn. 1.3.3. Phạm vi không gian và thời gian - Về thời gian: thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2013 đến 2016 và số liệu sơ cấp năm 2015-2016. - Về không gian: địa bàn nghiên cứu của đề tài tại các huyện Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh trong khu vực nông thôn, những huyện này có những đặc trưng về sản xuất nông nghiệp và nguồn lao động nông thôn chiếm khoảng 68,1% trên tổng số lao động nông thôn trong độ tuổi lao động của thành phố Cần Thơ. Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO 2.1 Các khái niệm 2.1.1 Khái niệm về nhu cầu việc làm Nhu cầu việc làm là những khả năng của bản thân người lao động để thích nghi với điều kiện môi trường làm việc nhằm thỏa mãn theo mong muốn có việc làm hoặc tìm kiếm công việc cho bản thân người lao động. 2.1.2 Khái niệm về nhóm đối tượng nghiên cứu On-Farm là người lao động nông thôn có đất đai nông nghiệp và làm việc, sản xuất trên đất đai của họ (gọi tắt là làm nông nghiệp). Off-Farm là người lao động nông thôn làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất của chính họ, mà họ làm thuê, sản xuất nông nghiệp trên đất của người khác (gọi tắt là làm thuê trong nông nghiệp). Non-Farm là người lao động nông thôn làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp (như: công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại), các ngành nghề không trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (gọi tắt là phi nông nghiệp). 2
  6. 2.2 Các nghiên cứu về đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các lý thuyết về hành vi gia đình của Howard N. Barnum (1978), cung ứng lao động của Orazio Attanasio (2004), lý thuyết nông dân ghét rủi ro của Frank Ellis (1993), các lý thuyết tạo việc làm cho người lao động củaTrần Xuân Cầu và Mai Quốc Khánh (2008), lựa chọn bộ ba - làm việc kiếm tiền, làm việc ở nhà và nghỉ ngơi của Tạ Đức Khánh (2009). 2.3 Về các mô hình nghiên cứu tìm việc làm Kế thừa các nghiên cứu: Wayne Howard, Michael Swidinsky (2000) về cung lao động ở Canada; Bamlaku A. Alemu, E-A Nuppenau and H. Boland (2008) về nông hộ trong các khu nông nghiệp ở Etiopia; Junior Davis (2006) đa dạng hóa công việc và các hoạt động có lợi khác của nông dân nông thôn; Tăng Minh Trí (2016), Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014), Trương Minh Đức (2011), Hoàng Thị Hồng Lộc và Nguyễn Quốc Nghi (2014) về nhu cầu việc làm của người lao động cũng cần có động lực dựa trên phân tích các biến nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của bản thân người lao động. Nghiên cứu phân tích của Hồ Thị Diệu Ánh (2015) đã chỉ ra các yếu tố tác động đến quá trình tự tạo việc làm của lao động nông thôn, trong đó phân tích các nhóm yếu tố và từng yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn. 2.4 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu Cách tiếp cận về đối tượng của luận án là nhu cầu việc làm của lao động nông thôn, hay nói cách khác là nhu cầu của bản thân người lao động. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung phân tích về nhu cầu việc làm của bản thân lao động nông thôn, cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động nông thôn, cũng như nội dung xây dựng giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có nhu cầu việc làm. Về việc làm: việc nghiên cứu về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của các tác giả nêu trên, cho thấy trình độ học vấn đã ảnh hưởng phần nào đến việc lựa chọn nghề nghiệp của người lao động. Nếu lao động có trình độ học vấn càng cao thì sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp của mình, chương trình đào tạo nghề cho lao động có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực lao động trong thời kỳ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Việc đào tạo nghề không đáp ứng nhu cầu thực tế của việc làm thì không đảm bảo chất lượng công việc được tốt và người lao động rất khó khăn trong vấn đề tìm việc làm sau khi được đào tạo; để lao động tìm được công việc phù hợp với khả năng của mình, lao động cần nhiều kênh thông tin tìm việc làm. Tuy nhiên, lao động nông thôn là không thường xuyên tiếp cận các thông tin về tuyển dụng, không tham gia các hoạt động tư vấn việc làm, chưa mạnh dạn tự tìm kiếm việc làm cho bản thân, do hạn chế tay nghề và khả năng giao tiếp kém. Bên cạnh đó, nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn đang là hiện trạng thực tế cần được nghiên cứu, tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được tốt hơn và hiệu quả trong giai đoạn phát triển của thành phố Cần Thơ. Khung nghiên cứu: các mô hình nghiên cứu được kế thừa chưa đi sâu vào nghiên cứu nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn, chưa phân định rõ nhân tố từ bên ngoài, nhân tố về khả năng của bản thân người lao động ảnh hưởng đến nhu 3
  7. cầu việc làm của người lao động nông thôn. Từ đó, tổng hợp nghiên cứu về nhóm nhân tố và nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ để xây dựng khung nghiên cứu, với 07 nhóm nhân tố. Về mô hình nghiên cứu nhân tố: kế thừa việc xây dựng các nhóm nhân tố tại mục (i) của khung nghiên cứu và các nghiên cứu về mô hình nhân tố đã được nêu của các tác giả nghiên cứu trước đây; đặc biệt về mô hình nghiên cứu của Hồ Thị Diệu Ánh (2015) thì kết quả có 03 nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để làm cơ sở tiếp cận, kế thừa và xây dựng mô hình phân tích cho luận án. Về mô hình nghiên cứu hồi quy: với kết quả phân tích của các nghiên cứu về mô hình hồi quy đã phân tích, trong đó các nhân tố có hưởng đến đào tạo nghề, việc làm của lao động nông thôn, như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số nhân khẩu, thu nhập,… làm cơ sở kế thừa và xây dựng cho phương pháp phân tích của luận án. Trong đó, phương pháp tiếp cận nghiên cứu của Hồ Thị Diệu Ánh (2015) phân tích hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng các xác suất sự kiện xảy ra với những thông tin của biến độc lập có được (0= không tự tạo việc làm; 1= tự tạo việc làm phi nông nghiệp). Vì vậy, nghiên cứu của luận án đi sâu phân tích về nhu cầu việc làm lao động nông thôn (ý muốn của bản thân người lao động) theo từng đối tượng lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp), là một luận án bổ sung thêm cho các nghiên cứu trước, gồm các nôi dung sau: (1) Nghiên cứu năng lực, đào tạo nghề, việc làm của lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, thuê nông nghiệp và phi nông nghiệp); (2) Nghiên cứu các nhân tố độc lập ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, thuê nông nghiệp và phi nông nghiệp); (3) Tập trung các giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới. Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp tiếp cận Cách tiếp cận của luận án là kế thừa nghiên cứu mô hình về khung nghiên cứu ở Chương 2, để các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn; cũng là luận cứ khoa học để xây dựng cácnhân tố phù hợp cho nội dung trong khung nghiên cứu của luận án, làm cơ sở để đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn trong thời gian tới. Để có đáp ứng được nhu cầu của công việc cần tìm kiếm, đòi hỏi người lao động phải có năng lực, trình độ, sức khỏe,… và khi đã có môi trường làm việc, thì người lao động xem xét các điều kiện, cập nhật thông tin để phát triển nghề nghiệp, tạo thu nhập cao hơn, an toàn hơn. Cho nên việc kế thừa mô hình nghiên cứu đã nêu trong Chương 2 về Tổng quan tài liệu tham khảo và kết hợp với các mục tiêu nghiên cứu đặt ra của luận án, khung nghiên cứu của luận ánđược khái quát trên cơ sở lý 4
  8. thuyết, lý luận về lao động việc làm và thu thập thông tin để phân tích những nhân tố tác động của nhu cầu việc làm của lao động nông thôn. 3.2. Khung nghiên cứu Với việc thực hiện khung nghiên cứu này (Hình 3.1), luận án tập trung nghiên cứu về những nhân tố bên trong của người lao động nông thôn có ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu việc làm của bản thân; song song đó, phân tích các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến việc tìm kiếm việc làm đáp ứng nhu cầu của người lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 1. Nhóm Sinh học cơ bản - Tuổi - Giới tính - Tình trạng sức khỏe 2. Nhóm Khả năng - Trình độ học vấn NHÂN TỐ BÊN TRONG - Trình độ chuyên môn - Kinh nghiệm làm việc 3. Nhóm Sinh kế - Số người phụ thuộc - Lợi nhuận (tích lũy) - Thất nghiệp NHU CẦU 1. Nhóm Sự thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội VIỆC - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Chuyển dịch cơ cấu lao động LÀM - Đầu tư vào giáo dục 2. Nhóm Doanh nghiệp - Doanh nghiệp tuyển dụng lao động - Mức lương trả cho người lao động - Hiệu quả của các Chương trình đào tạo nghề 3. Nhóm Chính sách của địa phương - Đào tạo nghề - Việc làm NHÂN TỐ BÊN NGOÀI - Vay vốn - Thông tin việc làm 4. Nhóm Điều kiện làm việc - Nơi làm việc - Đất sản xuất - An toàn lao động Hình 3.1: Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất 5
  9. Nghiên cứu của luận án đi sâu phân tích về nhu cầu việc làm lao động nông thôn (ý muốn của bản thân người lao động) theo từng đối tượng lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp), là một luận án bổ sung thêm cho các nghiên cứu trước, gồm các nôi dung sau: (i) Nghiên cứu năng lực, đào tạo nghề, việc làm của lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, thuê nông nghiệp và phi nông nghiệp); (ii) Nghiên cứu các nhân tố độc lập ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, thuê nông nghiệp và phi nông nghiệp); (iii) Tậptrung các giảipháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới. 3.5 Phương pháp thu thập dữ liệu - Thu thập số liệu thứ cấp về đào tạo nghề, việc làm, chính sách tổng hợp từ các Sở, ngành, địa phương, các tài liệu nghiên cứu đã công bố. - Thu thập số liệu sơ cấp phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, số quan sát được xác định theo công thức N=5*m (trong đó: N là kích thước số quan sát tối thiểu; m: là tổng số biến quan sát) của J.F., Anderson, R.E., Tatham, R.L., Black, W.C. (1998). Tổng số quan sát 530, trong đó lao động nông nghiệp là 210 quan sát, lao động làm thuê trong nông nghiệp là 110 quan sát, lao động phi nông nghiệp là 210 quan sát. 3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu 3.6.1 Phân tích sự hài lòng về nhu cầu việc làm của bản thân người lao động nông thôn Phương pháp tiếp cận: cách tiếp cận của luận án là vận dụng lý thuyết mô hình phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis, EFA) để đo lường các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn. Từ nghiên cứu Hồ Thị Diệu Ánh (2015) về tự tạo việc làm của lao động nông thôn chịu sự ảnh hưởng lớn các yếu tố thuộc về gia đình, các mối quan hệ của gia đình với các hộ khác, với hàng xóm với cộng đồng dân cư là những ảnh hưởng tác động đến khả năng khởi nghiệp trong lĩnh vực phi nông nghiệp của người lao động nông thôn, sử dụng thang đo như sau: không quan trọng, quan trọng, trung bình, quan trọng nhiều, rất quan trọng, để làm cơ sở vận dụng nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm; cũng là cơ sở sở khoa học để phân tích nhân tố nào có tác động đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn, làm luận cứ để đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu phân tích sử dụng phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha bằng thang đo Likert theo lý thuyết về thang đo của A. H. Maslow (1932), với 5 cấp độ để ý kiến về sự hài lòng của bản thân lao động nông thôn đến nhu cầu việc làm: 1= Rất không đồng ý; 2= Không đồng ý; 3= Ít đồng ý; 4= Đồng ý; 5= Rất đồng ý. 3.6.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn Đối với cách tiếp cận về mô hình phân tích hồi quy để đo lường các nhân tố có nhu cầu việc làm theo mô hình của theo Wayne Howard, Michael Swidinsky (2000), để đo lường các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn được sử dụng mô hình phân tích của nông hộ trong các khu nông nghiệp ở Etiopia của Bamlaku A. Alemu, E-A Nuppenau and H. Boland (2008) gồm 05 biến độc lập chính 6
  10. và 15 biến độc lập phụ; Richard J. Smith and Richard W. Blundell (1986) yếu tố thu nhập của hộ gia đình tác động đến việc làm; Agnes C. Rola and Ian Coxhead (2003), David Stifel (2010) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; trong phương pháp tiếp cận nghiên cứu của Hồ Thị Diệu Ánh (2015) phân tích hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng các xác suất sự kiện xảy ra (0= không tự tạo việc làm; 1= tự tạo việc làm phi nông nghiệp) và với những thông tin của biến độc lập có được 13 biến độc lập). k k Pi P(Y = 1) Ln ( ) = Ln [ ] α + ∑ βi X i + ∑ γj Dj + ui 1 − Pi P(Y = 0) 0 j j Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu phân tích hồi quy (Binary Logistic model) được sử dụng, với biến phụ thuộc là việc người lao động có xảy ra hay không về nhu cầu việc làm, biến phụ thuộc Y lúc này có hai giá trị Y = 1: có nhu cầu việc làm (tìm/ chuyển đổi thêm việc làm mới,..); Y = 0: không có nhu cầu việc làm (đang có việc làm ổn định- không muốn chuyển đổi). Mô hình hồi quy lý thuyết tổng quát có dạng k k Pi P(Y = 1) Ln ( ) = Ln [ ] α + ∑ βi Xi + ∑ γj Dj + ui 1 − Pi P(Y = 0) 0 j j Pi Trong đó:Ln ( )là tỷ số log-odds, tỉ số này là một hàm tuyến tính của các 1−Pi biến giải thích Xivà Dj. Với P(Y=1) = P0: xác suất khi lao động có nhu cầu việc làm (về nhu cầu việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê nông nghiệp và phi nông nghiệp); P(Y=0) = 1-P0: xác suất khi lao động không có nhu cầu việc làm (về nhu cầu việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp). k k P0 Ln ( ) = α0 + ∑ βi Xi + ∑ γj Dj + ui 1 − P0 j j Tiếp theo phân tích bảng chéo (Cross-Tabulation) nhằm tập trung xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn theo từng đối tượng. Theo Wagner A. Kamakura và Michel Wedel (1997), phân tích này dùng để kiểm tra “có hay không” mối quan hệ giữa hai yếu tố trong tổng thể, đây là loại kiểm định độc lập. Kiểm định chi bình phương (χ2- Chi-square) phù hợp khi hai yếu tố nghiên cứu là biến định tính hay định lượng rời rạc. Giả thuyết trong kiểm định có nội dung như sau: H0: không có mối quan hệ giữa các biến (độc lập). H1: có mối quan hệ giữa các biến (phụ thuộc). 7
  11. Giá trị kiểm định Chi Bình phương (χ2- Chi-square) trong kết quả phân tích sẽ cung cấp mức ý nghĩa của kiểm định (P - Value). Nếu mức ý nghĩa nhỏ hơn hoặc bằng (mức ý nghĩa phân tích ban đầu = 0,05) thì kiểm định hoàn toàn có ý nghĩa hay nói cách khác bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là các biến có mối liên hệ với nhau. Ngược lại thì các biến không có mối liên hệ với nhau. Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng đào tạo nghề của người lao động nông thôn Số liệu khảo sát dựa trên người lao động tham gia học nghề và được cấp chứng chỉ nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho thấy có 61,7% lao động nông thôn được đào tạo nghề, phần lớn trình độ của người lao động nông thôn khu vực nông thôn thấp, chủ yếu là tiểu học, rất ít người lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng. Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn khi người lao động khi tham gia đào tạo nghề: sau học nghề không xin được việc làm, hạn chế đối tượng tham gia đào tạo nghề, ngành nghề đào tạo không phù hợp, chất lượng dạy nghề thấp, học lý thuyết nhiều, ít thực hành, học phí lớp học cao. Nguyên nhân đào tạo nghề cho lao động nông thôn không hiệu quả chiếm khoảng 22,7%: (1) đối với đối tượng lao động nông nghiệp cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do đào tạo nghề chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của địa phương, thời gian đào tạo chưa phù hợp, lý thuyết nhiều, chênh lệch giữa lý thuyết học và thực tiển ngoài xã hội, trình độ tiếp thu đối với một số người còn chậm, các lớp dài hạn người nghèo không tham gia học được; (2) đối với đối tượng lao động làm thuê trong nông nghiệp cho rằng chủ yếu là không tìm được việc làm sau học nghề; (3) đối với đối tượng lao động phi nông nghiệp cho rằng chủ yếu là do cơ sở đào tạo thiếu trang thiết bị thực hành, nặng về lý thuyết, thời gian đào tạo nghề không phù hợp, không tìm được việc làm sau học nghề. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương chưa có khảo sát về nhu cầu lao động trên địa bàn và khả năng đáp ứng của người lao động nông thôn; công tác đào tạo nghề của địa phương còn mang tính phụ động (đào tạo theo chỉ tiêu kế hoạch), số lượng người và trình độ của lao động nông thôn không phù hợp (đưa vào danh sách đào tạo cho đủ số lượng người, không sắp xếp trình độ theo từng lớp cụ thể), thông tin đào tạo nghề tại địa phương chưa rộng rãi (chỉ thông báo trân bảng thông tin của xã, phường). 4.2 Thực trạng việc làm của người lao động nông thôn Theo số liệu khảo sát về tình trạng việc làm, ở nông thôn tỷ lệ người lao động có việc làm là 49,79%. Phần lớn người lao động nông nghiệp với nghề nghiệp chủ yếu là nghề nông, đang có một việc làm ổn định, do có kinh nghiệm làm việc là nghề nông, tạo được nguồn thu cho bản thân và gia đình, họ tham gia sản xuất theo truyền thống của gia đình, khi có thời gian nông nhàn họ mới chuyển sang một số ngành nghề theo khả năng của họ. Về nghề nghiệp của người lao động nông thôn làm thuê trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, nghề nghiệp của người lao động thuê nông nghiệp có nghề nghiệp cũng là nghề nông thì họ đang dự định thay đổi việc làm, đang tìm việc, chờ việc làm mới do công việc làm thuê mang tính chất thời vụ, với thời gian nông nhàn hoặc không có đất sản xuất người lao động tìm kiếm việc làm khác để tăng thêm thu nhập; 8
  12. Về người lao động phi nông nghiệp thì trong đó ngành nghề dịch vụ tại khu vực phi nông nghiệp chủ yếu là hộ khá giả (buôn bán phân bón, kinh doanh nhỏ lẻ tại nơi cư ngụ) hoặc các ngành nghề dịch vụ có liên quan đến nông - thủy sản, kế đến một tỷ lệ không nhỏ làm nội trợ, một số ít làm thuê nghề phi nông nghiệp (cán bộ, dịch vụ, mua bán nhỏ,…), người lao động đi làm phi nông nghiệp mong muốn thay đổi việc làm khác để có nguồn thu nhập tốt hơn nơi làm việc cũ. 4.3 Thực trạng nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn Với nhu cầu cải thiện thu nhập của bản thân nói riêng và tác động nhiều nhất đến thu nhập là do quá trình đô thị hóa, thì người lao động tự thân vận động, tìm kiếm thêm việc làm hoặc chuyển đổi việc làm hiện tại để đảm bảo nhu cầu của bản thân và gia đình. Nhóm lao động nông nghiệp, lao động có nhu cầu cải thiện thu nhập trên mảnh đất của mình thì cần thêm nhiều các về kỹ thuật như: nhân giống cây trồng (cây ăn trái, lúa) và vật nuôi (bò, heo), kỹ thuật nuôi thủy sản (tôm càng xanh, cá), bảo quản nông sản (cây ăn trái, hoa màu) sau thu hoạch, kỹ thuật trồng rau màu theo hướng an toàn; bảo vệ thực vật đối với cây ăn trái. Công việc của lao động nông nghiệp tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp với 40,1%, đây là lao động chính ở gia đình, chủ yếu chăn nuôi, sản xuất lúa là chính, do họ tận dụng từ kinh nghiệm và cập nhật kỹ thuật sản xuất qua các lớp tập huấn của địa phương tổ chức nhằm tạo ra nguồn thu nhập từ sản phẩm trên mảnh đất của mình; bên cạnh đó, do trình độ của người lao động nông nghiệp phần lớn ở trình độ tiểu học và trung học cơ sở, nên họ vẫn tiếp tục có nhu cầu việc làm từ sản xuất nông nghiệp. Với lý do cần có việc làm và có nhu cầu việc làm trong lao động nông nghiệp chủ yếu là thu nhập hiện nay thấp (12,4%), muốn thay đổi cuộc sống (12,0%), cần đa dạng thu nhập cho gia đình (10,3%), muốn sống và làm việc gần nhà (14,1%). Với nhóm lao động làm thuê trong nông nghiệp, có nhu cầu việc làm khá cao (chiếm 89,1%), do đối tượng đa phần là ít và không đất canh tác, người lớn tuổi, không có trình độ, đã quen với công việc làm thuê chân tay. Tuy nhiên, trong nhóm hộ này có nhu cầu việc làm của họ là chuyển sang làm thuê trong nông nghiệp cho các doanh nghiệp, cơ sở làm nông nghiệp có quy mô lớn, có diện tích nhiều, có nhiều điều kiện làm việc đỡ cực nhọc hơn, không cần chuyên môn, được hưởng các quyền lợi nhiều hơn (đóng bảo hiểm y tế, trả thưởng thêm, có thời gian nghỉ phù hợp,…). Đối với nhu cầu việc làm của lao động làm thuê trong nông nghiệp chủ yếu là tận dụng thời gian nhàn rỗi (12,1%), cuộc sống gia đình đang khó khăn (12,4%), cần đa dạng thu nhập cho gia đình (25,3%). Phần lớn lao động làm thuê trong nông nghiệp chủ yếu là lao động tay chân và làm việc theo mùa vụ, do lao động làm thuê trong nông nghiệp ở vùng nông thôn phần lớn là lao động lớn tuổi (nhóm tuổi nhóm tuổi từ 51-60 tuổi chiếm 34,6%), nên họ tiếp tục có nhu cầu việc làm trong việc làm thuê trong nông nghiệp; ngoài ra, do nguồn lao động thanh niên trẻ đi làm việc ở các doanh nghiệp hoặc các khu công nghiệp, nên trong thời gian sản xuất, thu hoạch nông nghiệp rất cần thuê lao động (gặt lúa, phun thuốc, làm đất, bón phân, bơm nước,…) thì sẽ có thu nhập cao mức bình thường và có việc làm suốt trong mùa vụ đó. Thu nhập bình quân của nhóm làm thuê nông nghiệp khoảng hơn 2 triệu đồng/ tháng nhưng chủ yếu vào mùa vụ chính, ngoài mùa vụ thì thu nhập thấp hơn. Còn đối với nhóm lao động phi nông nghiệp có nhu cầu tìm và chuyển đổi việc làm chiếm 87,1%. Hiện nay và trong thời gian tới quá trình công nghiệp hóa và đô thị 9
  13. hóa tiếp tục phát triển mạnh, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ) tất yếu xảy ra. Do đó, nhu cầu đào tạo nghề của lao động hiện nay cũng nghiêng về lĩnh vực phi nông nghiệp sẽ nhiều hơn và nhu cầu việc làm sẽ cao hơn như: nhóm việc làm thương mại - dịch vụ (buôn bán nhỏ, sửa điện thoại di động, trang điểm, uốn/ hớt tóc, may gia dụng, trang điểm, nấu ăn, nhân viên phục vụ nhà hàng,...); nhóm việc công nghiệp (sửa xe ô tô, sửa xe mô tô, hàn, tiện, sửa máy nông nghiệp, máy công nghiệp, điện tử, điện gia dụng, điện lạnh), sửa điện công nghiệp, lái ô tô,...); nhóm việc làm tiểu thủ công nghiệp (đan lát, lục bình, dây nhựa, chằm nón, dệt chiếu, đan lợp, việc làm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp); nhóm việc làm xây dựng và nghề khác (mộc, mộc mỹ nghệ, trang trí nội thất, tin học, tiếp thị và bán hàng). Với lý do lao động phi nông nghiệp cần có nhu cầu việc làm chủ yếu là thu nhập hiện nay thấp (14,8%), tìm việc làm ổn định hơn (13,9%), cuộc sống gia đình đang khó khăn (11,9%), cần đa dạng thu nhập cho gia đình (13,7%). Với lý do không cần có nhu cầu việc làm trong lao động nông nghiệp chủ yếu là đã có thu nhập và công việc ổn định (15,8%), có vốn đầu tư (13,7%), có nhiều kinh nghiệm (12,4%). Đối với lý do không cần có nhu cầu việc làm trong lao động làm thuê trong nông nghiệp chủ yếu là đã có thu nhập và công việc ổn định (25,4%), yêu cầu cao chuyên môn (18,2%). Còn đối với lý do không cần có nhu cầu việc làm trong lao động phi nông nghiệp chủ yếu là thích công việc hiện tại (13,5%), có nghề truyền thống gia đình (25,3%), gia đình có đất sản xuất (17,5%). Kết quả khảo sát cũng cho thấy người lao động có nhu cầu việc và sớm có được làm việc khi việc đào tạo cho lao động nông thôn có sự liên kết giữa Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm ở các huyện với doanh nghiệp đào tạo theo nhu cầu tuyển dụng lao động. Riêng các nhóm nghề còn lại như công nghiệp (xây dựng, cơ khí, cơ điện lạnh, điện tử công nghiệp, điện dân dụng,…) chủ yếu lao động tự tìm việc làm nên cơ hội tìm được việc làm thấp và không ổn định. Nhóm nghề nghiệp tiểu thủ công nghiệp (đan thảm lục bình, đan giỏ nhựa, kết hạt cườm, dệt chiếu, đan ghế mây tre,...) là do phần lớn lao động phụ nữ thường tận dụng thời gian làm thêm để tạo thu nhập cho gia đình. Phương thức chuyển đổi việc làm: người lao động trong khu vực nông thôn hiện nay có nhiều tác động (quá trình hình thành các khu đô thị mới, dịch chuyển dần đất ở khu vực nông nghiệp sang đất chuyên dụng, đất công nghiệp và đất thương mại dịch vụ) trực tiếp đến người lao động (phần lớn diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, việc chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ), dẫn đến nhu cầu chuyển đổi việc làm của lao động ngày càng tăng và người lao động cũng muốn thay đổi và thích ứng để phù hợp với nhu cầu cuộc sống và thay đổi của địa phương. Với lao động nông nghiệp thì việc sản xuất nông nghiệp trong nông thôn thường có tính thời vụ trong nông nghiệp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Do đó, việc chuyển đổi việc làm của người lao động nông nghiệp chủ yếu là chuyển đổi nghề phù hợp với năng lực, kỹ năng cá nhân (12,6%), đầu tư vốn trong sản xuất nông nghiệp (80,3%); đối với việc chuyển đổi việc làm của người lao động Làm thuê trong nông nghiệp chủ yếu là chọn nghề có thu nhập cao hơn (chọn nghề có thu nhập cao hơn%); còn đối với việc chuyển đổi việc làm của người lao động phi nông nghiệp chủ yếu là tìm việc làm mới (18,1%), chọn nghề có thu nhập cao hơn (34,3%). 10
  14. 4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn (phân tích EFA) Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn, từ thực trạng đánh giá các điều kiện kinh tế và chính sách của địa phương tác động đến việc làm của lao động nông thôn, với các đối tượng nghiên cứu: lao động nông nghiệp, lao động thuê nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Thang đo được sử dụng như sau: 1= Rất không đồng ý; 2= Không đồng ý; 3= Ít đồng ý; 4= Đồng ý; 5= Rất đồng ý. Các biến tham gia vào phân tích nhân tố bao gồm: X1 = Tuổi X12 = Đầu tư cho giáo dục X2 = Giới tính X13 = Doanh nghiệp tuyển dụng lao động X3 = Tình trạng sức khỏe X14 = Mức lương trả cho người lao động X15 = Hiệu quả của các chương trình đào X4 = Trình độ học vấn tạo nghề X5 = Trình chuyên môn X16 = Đào tạo nghề X6 = Kinh nghiệm làm việc X17 = Việc làm X7 = Số người phụ thuộc X18 = Vay vốn X8 = Lợi nhuận X19 = Thông tin việc làm X9 = Thất nghiệp X20 = Nơi làm việc X10 = Chuyển dịch cơ cấu kinh tế X21 = Đất sản xuất X11 = Chuyển dịch cơ cấu lao động X22 = An toàn lao động Việc phân tích những nhân bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông nghiệp để làm rõ ý kiến của bản thân người lao động có thể đáp ứng các yêu cầu của việc làm trong thời gian tới, gồm các nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài (với 22 biến độc lập): - Nhóm sinh học cơ bản, gồm có 03 nhân tố được xác định (tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe); - Nhóm khả năng, gồm có 03 nhân tố được xác định (trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc); - Nhóm Sinh kế, gồm có 03 nhân tố (số người phụ thuộc, lợi nhuận, thất nghiệp); - Nhóm Sự thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách, gồm có 07 nhân tố (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, đầu tư vào giáo dục, đào tạo nghề, việc làm, vay vốn và thông tin việc làm ); - Nhóm Doanh nghiệp và điều kiện làm việc, gồm có 06 nhân tố (doanh nghiệp tuyển dụng lao động, mức lương trả cho người lao động, hiệu quả của các Chương trình đào tạo nghề, nơi làm việc, đất sản xuất và an toàn lao động).  Đối với lao động nông nghiệp - Phần lớn độ tuổi lao động tập trung ở độ tuổi từ 31-40, chiếm tỷ lệ 24,7%, đây là nhóm tuổi có quyết định mạnh dạn hơn trong việc đầu tư phát triển kinh tế hộ. 11
  15. - Giữa giới tính nam và nữ không có chênh lệch trong sản xuất nông nghiệp và trực tiếp làm việc trên đất đai của họ; - Người lao động nông nghiệp có khỏe mạnh (từ 95% trở lên), một số ít già yếu, bệnh tật không lao động, để đảm đương các công việc chủ yếu là chân tay. - Trình độ học vấn và trình chuyên môn: phần lớn tỷ lệ người lao động nông nghiệp có là tiểu học và trung học cơ sở, nên công việc của người lao động nông nghiệp tập trung trên đất của họ, cũng không có nhu cầu đào tạo để nâng trình độ. - Với kinh nghiệm làm việc trong khu vực nông thôn thì người lao động nông nghiệp (trên 10 năm chiếm 65,2%) chủ yếu phần lớn người dân khu vực nông thôn còn nguồn lực về đất đai, do vẫn tạo được thu nhập trong họ gắn bó với việc sản xuất nông nghiệp việc sản xuất nông nghiệp. - Số người phụ thuộc chủ yếu là lao động chưa đến tuổi lao động và người già yếu, chiếm tỷ lệ ít trong gia đình người lao động. Một trong những gánh nặng cho người lao động chính trong hộ gia đình. - Nguồn thu nhập có thể là động lực để người lao động quyết định tìm kiếm việc làm (có nhu cầu việc làm) để có thu nhập nhiều hơn, người lao động sẽ tiếp tục đầu tư thêm cho sản xuất nông nghiệp (theo kết quả khảo sát thu nhập trung bình của người lao động trên địa bàn nghiên cứu phần lớn thu nhập từ 1-3 triệu đồng/tháng). - Phần lớn người lao động nông nghiệp đang có một việc làm và dự định thay đổi (30,5%), nên cũng có nhu cầu cầu việc làm trong thời gian nhàn rỗi . - Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động có ảnh hưởng đến chuyển đổi việc làm của người lao động nông nghiệp chủ yếu là chuyển đổi nghề phù hợp với năng lực, kỹ năng cá nhân (12,6%), đầu tư vốn trong sản xuất nông nghiệp (80,3%). - Các chính sách về đầu tư cho giáo dục, đào tạo nghề, việc làm, vay vốn tạo điều kiện cho người lao động nông nghiệp tìm tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của người lao động. Tóm lại, các nhân tố bên trong và bên ngoài nêu trên có ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp trong khu vực nông thôn, phần lớn người lao động nông nghiệp sản xuất nông nghiệp trên đất của chính mình, gần nhà, hoặc trong khu vực ấp, là điều kiện người lao động sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai, kinh nghiệm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho lao động. Tuy nhiên, một trong những gánh nặng cho người lao động chính trong hộ gia đình là có số người phụ thuộc cao (chủ yếu: nội trợ, đang học, còn nhỏ, thất nghiệp, mất sức lao động và những lao động dưới 15 và trên 60 tuổi) nên gặp khó khăn việc thu chi trong sinh hoạt hàng ngày của hộ.  Đối với lao động làm thuê trong nông nghiệp - Phần lớn độ tuổi lao động tập trung ở độ tuổi từ 41-50 tuổi (chiếm 65%), theo khảo sát do hiện nay ở các vùng nông thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa, phần lớn lao động chuyển sang lao động phi nông nghiệp để có thu nhập cao và có thể làm suốt năm, trong khi đó, lao động ở vùng nông thôn làm thuê trong nông nghiệp chỉ làm theo mùa vụ là chính và là lao động lớn tuổi. 12
  16. - Phần lớn độ tuổi lao động tập trung ở độ tuổi từ 41-50 tuổi (chiếm 65%), theo khảo sát do hiện nay ở các vùng nông thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa, phần lớn lao động chuyển sang lao động phi nông nghiệp để có thu nhập cao và có thể làm suốt năm, trong khi đó, lao động ở vùng nông thôn làm thuê trong nông nghiệp chỉ làm theo mùa vụ là chính và là lao động lớn tuổi. - Tỷ lệ người lao động làm thuê trong nông nghiệp có trình độ thấp chiếm phần lớn, cũng không có nhu cầu đào tạo để nâng trình độ, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, nên họ có nhu cầu công việc phù hợp với kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp để có thu nhập trang trải cuộc sống. - Thu nhập chủ yếu từ làm thuê trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là lao động tay chân và làm việc theo mùa vụ, ngoài ra họ làm các công việc khác để tạo thêm thu nhập như: trồng trọt, chăn nuôi trên diện tích nhỏ của gia đình; tham gia làm thuê các ngành nghề phi nông nghiệp. Việc thỏa thuận thuê mướn và trả tiền công cho lao động làm thuê trong nông nghiệp không có tiền công (lương) cố định, nên thu nhập của người thuê nông nghiệp không ổn định, nên mức thu nhập từ làm thuê trong nông nghiệp không cao do với việc làm việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp. - Người lao động làm thuê trong nông nghiệp luôn trong tình trạng thất nghiệp khu không tìm được các công việc làm thuê trong sản xuất nông nghiệp, do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, nên thời gian nhàn rỗi họ luôn tìm các công việc khác (phi nông nghiệp) để có thu nhập, người lao động làm thuê trong nông nghiệp phần lớn không có đất sản xuất. - Người lao động làm thuê trong nông nghiệp do có trình độ thấp, điều kiện gia đình khó khăn, nên việc tham gia chính sách đào tạo nghề rất ít tham gia, ngành nghề tham gia đào tạo chủ yếu là lái máy kéo, máy cấy, máy cày,… ngoài ra, nguyên nhân đào tạo nghề cho lao động nông thôn không hiệu quả chiếm khoảng 20,7%, trong đó đối với đối tượng lao động làm thuê nông nghiệp cho rằng chủ yếu là không tìm được việc làm sau học nghề. - Qua kết quả quan sát, theo tính chất công việc mà lao động chọn những nơi làm việc làm khác nhau, những lao động làm thuê trong nông nghiệp tập trung khu vực gần nhà (hoặc trong địa bàn xã) để làm việc, nhằm giảm thấp nhất các chi phí đi lại và sinh hoạt hàng ngày. Tóm lại, người lao động làm thuê trong nông nghiệp phần lớn không có đất sản xuất hoặc có rất ít đất, nên người lao động làm thuê trong nông nghiệp có nhiều thời gia nhàn rỗi để tham gia sản xuất nông nghiệp dựa vào sức khỏe, tuổi tác, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, điều kiện sản xuất,… nhằm tạo thu nhập để giải quyết các chi phí cần thiết trong sinh hoạt.  Đối với lao động phi nông nghiệp - Lực lượng lao động phi nông nghiệp thì nhóm tuổi 31-50 chiếm tỷ lệ cao (31,4%) so với các nhóm tuổi khác, do phần lớn lao động có thâm niên trong các cơ sở kinh doanh, công ty hoặc làm thuê trong các lĩnh vực ngoài nông nghiệp, có thu nhập ổn định. - Lao động phi nông nghiệp nữ tập trung tại địa phương (buôn bán nhỏ, đan lát, đan nón, đan lụt bình, uốn tóc, công nhân,…), còn lao động phi nông nghiệp nam có 13
  17. các công việc chủ yếu như: công nhân, thợ sắt, thợ hồ, bốc vác, buôn bán,… qua khảo sát, phần lớn lực lượng lao động trẻ tập trung làm việc trong khu vực phi nông nghiệp, - Lao động phi nông nghiệp cũng có trình độ thấp, nên trong tương lai họ có nhu cầu đào tạo để nâng trình độ để tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định. Theo khảo sát người lao động phi nông nghiệp tại địa phương vẫn có trình độ còn rất thấp (cấp 1: 28%, cấp 2: 33,5% và cấp 3: 23%) so với nhu cầu công việc cần tuyển dụng của doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ cao. - Người lao động phi nông nghiệp với ngành nghề chủ yếu là mua bán nhỏ, buôn bán vật tư nông nghiệp, may,… người lao động thích ứng với điều kiện kinh tế tại địa phương sinh sống. - Với số lao động chính trong mỗi hộ gia đình có từ 01 đến 02 người và số người phụ thuộc ít nhất từ 01 đến 02 người (chủ yếu là con cái trong độ tuổi đi học). Do đó, nhu cầu chi tiêu trong gia đình cũng tăng lên, tạo thêm nhiều áp lực trong việc tìm kiếm việc làm để có thu nhập đảm bảo các chi tiêu của người lao động phi nông nghiệp trong nông thôn. - Thu nhập chủ yếu từ các công việc phi nông nghiệp khác nhau như: thu nhập theo thời vụ, lương hàng tháng, lương công nhật hay lương theo sản phẩm, kết quả khảo sát phần lớn việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp đa dạng, nên thu nhập trung bình của lao động phi nông nghiệp từ 2-3 triệu đồng/tháng. - Do tính chất công việc và mức lương chưa đảm bảo cuộc sống, theo khảo sát cho thấy khoảng 20% lao động cho rằng họ gặp phải những công việc bấp bênh và thu nhập không ổn định; nguyên nhân đối với lao động phi nông nghiệp là lương thấp, đi làm xa nhà, bệnh nghề nghiệp/môi trường độc hại (do trình độ của người lao động thấp, công việc chủ yếu là làm thuê); - Trong quá trình đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, định hướng phát triển kinh tế, xã hội đã có nhiều tác động trực tiếp đến người lao động, giải quyết được số lượng lớn lao động ở địa phương, lao động có nhiều lựa chọn việc làm, thu nhập của lao động là công nhân ổn định hơn so với làm thuê trong nông nghiệp, người lao động có có điều kiện và cơ hội được đào tạo nghề, các doanh nghiệp tại đia phương (trong và ngoài khu và cụm công nghiệp) có nhu cầu tuyển dụng lao động từ 18-35 tuổi, chủ yếu là lao động phổ thông, giúp người lao động tiếp cận để có việc làm, góp phần giảm thất nghiệp tại địa phương. - Phần lớn người lao động phi nông nghiệp chưa có kinh nghiệm đều được doanh nghiệp đào tạo lại (tập huấn chuyên môn, vừa thử việc vừa được đào tạo lại), do việc đào tạo ngành nghề chưa gắn với đầu ra (nơi tuyển dụng), ngành nghề không phù hợp với nhu cầu xã hội. Hiệu quả của các chương trình đào tạo nghề tốt sẽ góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn và là yếu tố làm giảm chi phí của doanh nghiệp. Nơi làm việc tập trung tại địa phương (tại huyện và huyện giáp ranh nơi cư trú, chiếm 27%). Lao động phi nông nghiệp tập trung làm việc ở khu vực gần các doanh nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn, nhằm giảm các chi phí đi lại, di chuyển, với mong muốn có thu nhập ổn định hơn. Tóm lại, trong 09 nhân tố bên trong và 12 nhân tố ngoài ảnh hưởng đến nhu cầu lao động phi nông nghiệp trong khu vực; riêng nhân tố đất sản xuất không ảnh hưởng đến lao động phi nông nghiệp, do nhu cầu việc làm của lao động phi nông 14
  18. nghiệp tập trung tại các cơ sở, doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đóng trên địa bàn tập trung nhiều, thu hút phần lớn lao động tập trung làm việc, và có nhiều chính sách thu hút lao động của doanh nghiệp, điều kiện làm việc,… góp phần tạo việc làm và tăng nguồn thu nhập cho người lao động. 4.4 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn (phân tích Binary Logistic) Biến phụ thuộc Y - Nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn (với các đối tượng nghiên cứu: lao động nông nghiệp, lao động thuê nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp) với 2 giá trị: Y = 1: có nhu cầu việc làm (tìm/ chuyển đổi thêm việc làm mới,..); Y = 0 : không có nhu cầu việc làm (đang có việc làm ổn định- không muốn chuyển đổi) Các biến độc lập được đưa vào mô hình bao gồm: X8= Đất sản xuất (1=có đất sản xuất; X1 = Tuổi (trong độ tuổi lao động) 0=không đất sản xuất) X2= Giới tính (0=nữ; 1=nam) F1 = Nhóm sinh học cơ bản X3= Tình trạng sức khỏe (0=không tham gia lao động được; 1=khỏe mạnh) F2 = Nhóm khả năng X4 = Tình trạng việc làm (0=không thất F3 = Nhóm sinh kế nghiệp; 1=thất nghiệp) X5 = Trình độ học vấn và chuyên môn (0=không biết chữ; 1=cấp 1; 2=cấp 2; F4 = Nhóm điều kiện kinh tế - xã hội, 3=cấp 3; 4= trung cấp; 5=cao đẳng; chính sách 6=đại học; 7= trên đại học) F5 = Nhóm doanh nghiệp, điều kiện làm X6 = Số người phụ thuộc (người) việc X7 = Lợi nhuận (triệu đồng/tháng)  Đối với lao động nông nghiệp Các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm (các biến độc lập có ý nghĩa thống kê) gồm: X1= Tuổi, X4 = Thất nghiệp, X8= Đất sản xuất, F1= Nhóm sinh học cơ bản, F3= Nhóm sinh kế, F4= Nhóm điều kiện kinh tế - xã hội, chính sách và F5= Nhóm doanh nghiệp, điều kiện làm việc; trong đó: người lao động nông nghiệp có tuổi cao trong độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm cao hơn lao động có tuổi trẻ. Kết quả nhu cầu việc làm của người lao động nông nghiệp mong muốn có công việc thường xuyên (do sản xuất theo mùa vụ, có thời gian rảnh rỗi) để tạo được nguồn thu nhập tăng thêm cho bản thân, và người lao động nông nghiệp có đất sản xuất thì họ càng có nhu cầu việc làm trên diện tích đất của họ (thời gian rảnh rỗi do sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ). Người lao động nông nghiệp luôn tìm kiếm các cây trồng, vật nuôi để tối ưu sản xuất, nhằm tạo ra thu nhập từ công việc sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai của mình. 15
  19.  Đối với lao động làm thuê trong nông nghiệp Các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm (các biến độc lập có ý nghĩa thống kê) gồm: X1= Tuổi, X4 = Thất nghiệp, X6 = Số người phụ thuộc, F1= Nhóm sinh học cơ bản, F2= Nhóm khả năng và F3= Nhóm sinh kế; trong đó, F2= Nhóm khả năng (có 03 nhân tố: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc): biến nhóm khả năng có giá trị âm, phản ánh trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thấp thì người lao động làm thuê trong nông nghiệp càng có nhu cầu việc làm thuê trong trong nông nghiệp cao, do các công việc thuê làm sản xuất nông nghiệp không cần trình độ, chỉ cần lao động chân tay, có sức khỏe để đảm bảo công việc được thuê mướn. Kết quả quan sát cho thấy người lao động làm thuê trong nông nghiệp có trình độ thấp (có trường hợp không biết chữ), có độ tuổi lao động từ 45-60 tuổi, đã có kinh nghiệm trong việc làm thuê trong sản xuất nông nghiệp, có đất sản xuất ít (có trường hợp không có đất sản xuất), chưa muốn thay đổi sang công việc phi nông nghiệp. 16
  20. Bảng 4.1: Kết quả phân tích hồi quy nhu cầu việc làm cùa lao động nông thôn thành phố Cần Thơ Làm thuê trong nông Phi nông nghiệp Nông nghiệp (n=210) Khoản mục nghiệp (n=110) (n=210) B Wald Sig. B Wald Sig. B Wald Sig. X1= Tuổi 0,173 7,856 0,000 0,534 9,155 0,001 -1,089 5.450 0,020 X2= Giới tính 0,018 0,016 0,739 -0,645 0,357 0,525 -0,637 1,385 0,239 X3= Tình trạng sức khỏe 0,237 0,867 0,350 1,476 1,264 0,207 0,509 0,738 0,390 X4 = Thất nghiệp 0,903 4,556 0,033 2,848 5,577 0,018 2,126 4,078 0,042 X5 = Trình độ học vấn và chuyên môn -0,029 0,254 0,394 -0,619 0,157 0,711 2,78 6,435 0,011 X6 = Số người phụ thuộc 0,431 1,879 0,182 2,371 6,679 0,007 0,966 8,332 0,004 X7 = Lợi nhuận 0,003 0,04 0,842 0,007 0,308 0,642 0,002 1,448 0,229 X8= Đất sản xuất 3,402 8,376 0,000 -0,801 1,663 0,216 -1,722 2,523 0,112 F1= Nhóm sinh học cơ bản 2,526 7,527 0,000 2,348 2,726 0,068 -0,43 0,069 0,792 F2= Nhóm khả năng 0,118 0,568 0,451 -1,467 3,568 0,059 2,157 3,121 0,081 F3= Nhóm sinh kế 1,804 7,169 0,000 3,097 3,328 0,068 -1,196 2.905 0,084 F4= Nhóm điều kiện kinh tế - xã hội, chính sách 2,953 3,984 0,042 -2,219 0,061 0,805 0,229 5.363 0,024 F5= Nhóm doanh nghiệp, điều kiện làm việc 3,283 9,588 0,000 -1,879 0,516 0,473 -0,225 0,161 0,506 Hằng số -6,196 8,387 0,000 -7,421 12,257 0,000 2,951 2,07 0,150 Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ kết quả điều tra 530 quan sát TPCT, 2015-2016. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1