intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

96
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" nghiên cứu với mục tiêu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về FDI ở vùng kinh tế trọng điểm; trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng đắn thực trạng FDI ở vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI ở vùng kinh tế trọng điểm trong thời gian tới. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> PHẠM NGỌC TUẤN<br /> <br /> ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI<br /> Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG<br /> <br /> Chuyên ngà nh : Kinh tế chính trị<br /> Mã số<br /> <br /> : 62 31 01 01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH<br /> TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Đỗ Thanh Phương<br /> 2. TS Mai Văn Bảo<br /> Phản biện 1: ………………………………………………..<br /> ………………………………………………..<br /> Phản biện 2: ………………………………………………..<br /> ………………………………………………..<br /> Phản biện 3: ………………………………………………..<br /> ………………………………………………..<br /> <br /> Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp<br /> tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi . . . . . giờ . . . ., ngày . . . . . tháng . . . . . . năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện<br /> Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) có vai trò lớn<br /> trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực miền<br /> Trung, Tây Nguyên cũng như cả nước. Đó là vị trí chiến lược hết sức quan<br /> trọng của cả nước, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước tiểu<br /> vùng sông Mêkông trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, với hệ thống<br /> giao thông đa dạng. Đặc biệt, đây là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế<br /> biển, kinh tế du lịch, với các di sản văn hóa thế giới và bãi biển dài, đẹp.<br /> Vùng cũng sở hữu đến 4/13 khu kinh tế trọng điểm cả nước, được Chính<br /> phủ cho áp dụng cơ chế, chính sách vượt trội nhằm phát huy vai trò “trụ<br /> cột” trong việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp<br /> nước ngoài (FDI). Trong những năm qua, sự gia tăng các dự án FDI ở các<br /> địa phương trong VKTTĐMT đã thực sự tạo nên cú hích đẩy nhanh tốc độ<br /> tăng trưởng kinh tế của vùng; góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu<br /> kinh tế; nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu; đổi mới công<br /> nghệ; tạo ra nhiều việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động;<br /> khai thông thị trường, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; đóng góp tích<br /> cực vào ngân sách Nhà nước; làm cho đời sống của người dân ngày càng<br /> khởi sắc.<br /> Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, hoạt động FDI ở<br /> VKTTĐMT cũng đã gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng không<br /> nhỏ đến sự phát triển KT-XH của vùng, đó là: hành vi chuyển giá, trốn<br /> thuế gây thiệt hại cho ngân sách các địa phương có biểu hiện ngày càng<br /> tăng; sự cạnh tranh không bình đẳng gây ra áp lực lớn cho các doanh<br /> nghiệp địa phương; nhiều máy móc, thiết bị lạc hậu được chuyển giao vào<br /> vùng; việc làm tạo ra chưa tương xứng với nhu cầu người lao động; đời<br /> sống vật chất và tinh thần của người lao động chưa được quan tâm một<br /> cách thỏa đáng; tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp<br /> FDI có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trong vùng; hiện<br /> tượng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp FDI<br /> còn phổ biến, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe của người dân...<br /> <br /> 2<br /> <br /> Tất cả tác động tiêu cực này đang tiềm ẩn nguy cơ, thách thức lớn đối với<br /> sự phát triển KT-XH VKTTĐMT.<br /> Để thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH đến năm 2020, cần đánh giá<br /> một cách đầy đủ về hoạt động FDI ở VKTTĐMT trong thời gian qua, rút<br /> ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời đưa ra phương hướng và đề xuất<br /> hệ thống giải pháp khả thi để đẩy mạnh FDI là vấn đề mang tính cấp bách.<br /> Vì thế, với tư cách là nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế chính trị, tôi<br /> chọn vấn đề: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm<br /> miền Trung” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br /> 2.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận<br /> và thực tiễn về FDI ở VKTTĐ. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng đắn<br /> thực trạng FDI ở VKTTĐMT, luận án đề xuất những phương hướng và<br /> giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI ở VKTTĐMT trong thời gian tới.<br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Để thực hiện mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ chủ yếu sau<br /> đây:<br /> Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về FDI ở VKTTĐ cho việc<br /> phân tích và đánh giá thực trạng FDI ở VKTTĐMT.<br /> Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia và VKTTĐ<br /> phía Nam về FDI, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho<br /> VKTTĐMT.<br /> Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng FDI ở VKTTĐMT. Trên cơ sở<br /> đó, luận án đưa ra phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu<br /> nhằm đẩy mạnh FDI ở VKTTĐMT trong thời gian tới.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là đầu tư trực tiếp nước ngoài ở<br /> VKTTĐMT.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án<br /> - Về nội dung: Luận án nghiên cứu tác động của FDI đến phát triển<br /> KT-XH VKTTĐMT. Trên cơ sở đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của<br /> <br /> 3<br /> <br /> FDI đến VKTTĐMT, luận án đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh FDI ở<br /> VKTTĐMT.<br /> - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố<br /> VKTTĐMT gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,<br /> Bình Định.<br /> - Về thời gian: Luận án nghiên cứu FDI ở VKTTĐMT chủ yếu trong<br /> giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013. Dự kiến giải pháp đến 2020.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học, duy vật<br /> biện chứng, duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các phương<br /> pháp cụ thể: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thu thập và<br /> xử lý thông tin. Đồng thời có sự kế thừa của các kết quả nghiên cứu liên<br /> quan đến luận án.<br /> - Đặc biệt, luận án tiến hành khảo sát các DN FDI thông qua 300<br /> phiếu hỏi (300 mẫu) để làm rõ thêm những vấn đề cần phân tích.<br /> 5. Đóng góp khoa học của luận án<br /> - Xây dựng khái niệm, đặc điểm và làm rõ yêu cầu đối với FDI ở<br /> VKTTĐ.<br /> - Phân tích tác động của FDI đến phát triển KT-XH ở VKTTĐ. Làm<br /> rõ các nhân tố ảnh hưởng đến FDI ở VKTTĐ.<br /> - Nnghiên cứu kinh nghiệm về đẩy mạnh FDI ở một số nước và<br /> VKTTĐ phía Nam, đúc rút một số bài học bổ ích cho VKTTĐMT.<br /> - Đánh giá thực trạng FDI ở VKTTĐMT giai đoạn 2005-2013, chỉ ra<br /> các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.<br /> - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy<br /> mạnh FDI ở VKTTĐMT trong thời gian tới.<br /> 6. Kết cấu của luận án<br /> Ngoài phần phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết<br /> cấu luận án gồm 4 chương, 11 tiết.<br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1