VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
HÀ THỊ THOA<br />
<br />
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TIỀN GIANG<br />
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ<br />
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TÀI THỦY-BỘ<br />
NỘI ĐỊA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
<br />
Chuyên ngành:<br />
Mã số:<br />
<br />
Kinh tế chính trị<br />
62.31.01.02<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
HÀ NỘI – NĂM 2017<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
<br />
Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. TS. Võ Quế<br />
2. TS. Trần Thế Ngọc<br />
<br />
Phản biện 1: ............................................................<br />
Phản biện 2: .............................................................<br />
Phản biện 3: .............................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,<br />
tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội<br />
Vào hồi ...... giờ, ngày ....... tháng ...... năm 2017<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ<br />
CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN<br />
[1]. Hà Thị Thoa (2016), “Du lịch Tiền Giang làm gì để phát triển?”,<br />
Tạp chí Du lịch Việt Nam, số tháng 4-2016, tr. 42 - 43.<br />
[2]. Hà Thị Thoa (2014), “Du lịch Tiền Giang phát triển theo hướng<br />
bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số tháng 12-2014, tr. 40 41.<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng<br />
của ngành du lịch Việt Nam nói chung, ngành du lịch Tiền Giang đã<br />
phát huy lợi thế địa kinh tế, địa chính trị nằm trong vùng du lịch đồng<br />
bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khai thác<br />
tiềm năng phong phú về tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên, văn hoá<br />
truyền thống, lịch sử địa phương để phát triển du lịch thành ngành<br />
kinh tế mũi nhọn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng<br />
tích cực, nâng cao mức sống của người dân, bảo tồn các giá trị văn<br />
hoá, bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ vững an ninh quốc phòng…<br />
Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2010-2015 lượng khách du<br />
lịch đến với Tiền Giang ngày một tăng với tốc độ trung bình trên<br />
9,6%/năm, thu nhập du lịch tăng bình quân trên 20%, đóng góp đáng<br />
kể cho sự phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những kết quả đáng ghi<br />
nhận, du lịch Tiền Giang đã và đang bộc lộ những hạn chế trong quá<br />
trình hội nhập kinh tế quốc tế như: đang mất dần vị thế dẫn đầu về<br />
thu hút khách quốc tế; phát triển du lịch chưa thực sự tạo được nhiều<br />
việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng; phát triển du lịch chưa thực<br />
sự trở thành động lực để kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh<br />
tế. Những hạn chế này là do chất lượng du lịch không được nâng lên,<br />
chậm đổi mới các loại hình dịch vụ du lịch, chưa khai thác hết tiềm<br />
năng hiện có để tạo nên sản phẩm đặc thù của địa phương, môi<br />
trường phát triển du lịch chưa thực sự có tính cạnh tranh, thiếu sự<br />
liên kết phát triển với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long,<br />
nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu… Đặc biệt, lợi thế về địa<br />
kinh tế của Tiền Giang bị ảnh hưởng do tốc độ phát triển cơ sở hạ<br />
<br />
tầng, nhất là giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long phát<br />
triển mạnh mẽ.<br />
Từ những nhận diện về những thách thức của quá trình hội<br />
nhập kinh tế quốc tế mang lại cũng như vai trò của du lịch trong phát<br />
triển kinh tế xã hội của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ X nên<br />
nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Giải pháp phát triển du lịch Tiền<br />
Giang trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu luận án<br />
tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
2.1 Mục đích nghiên cứu: góp phần đẩy mạnh phát triển du<br />
lịch Tiền Giang trong bối cảnh HNKTQT.<br />
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) tổng quan những vấn đề lý luận<br />
và thực tiễn về phát triển du lịch cấp tỉnh trong hội nhập kinh tế quốc<br />
tế; (2) phân tích, đánh giá hiện trạng du lịch Tiền Giang trong hội<br />
nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010-2015 dưới góc độ tiếp cận<br />
chuyên ngành kinh tế chính trị; (3) giải pháp phát triển du lịch tỉnh<br />
Tiền Giang trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2030.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1.Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch<br />
cấp tỉnh trong hội nhập kinh tế quốc tế và du lịch tỉnh Tiền Giang.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
3.2.1. Về không gian: trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.<br />
3.2.2. Về thời gian: từ năm 2010 đến năm 2015, định hướng<br />
tới năm 2030.<br />
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Phương pháp luận: Đứng trên góc độ kinh tế chính trị để<br />
vận dụng và phân tích các nội dung có liên quan đến luận án. Vận<br />
dụng lý luận kinh tế chính trị Mác – Lênin trong thời kỳ quá độ lên<br />
<br />