intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa" là đề xuất các quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa có luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRỊNH THỊ THÙY GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại Học viện Tài chính Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Tiến Thuận 2. TS. Hoàng Thị Minh Châu Phản biện 1: ........................................................ ........................................................ Phản biện 2: ........................................................ ........................................................ Phản biện 3: ........................................................ ........................................................ Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính Vào hồi ..... giờ....., ngày..... tháng..... năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại Thƣ viện Quốc gia và Thƣ viện Học viện Tài chính
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thanh Hóa là tỉnh ven biển nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam, có địa bàn kinh tế rộng lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi để PTDL nội địa và quốc tế do có hệ thống giao thông thuận tiện và đa dạng các loại hình đường bộ, đường sắt Bắc - Nam, đến cửa khẩu quốc tế với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Sân bay Thọ Xuân, cảng nước sâu Nghi Sơn... Những năm qua, ngành du lịch đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển KTXH của tỉnh Thanh Hoá. Giai đoạn 2014 - 2020 du lịch đóng góp 5,95% tổng sản phẩm trên địa bàn, tạo ra 24.120 việc làm, đóng góp 2.684 tỷ đồng và chiếm 2,76% trong tổng thu NSNN. Ngành du lịch Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu quan trọng như trên là do chính quyền Trung ương và địa phương đã coi trọng đầu tư PTDL bền vững. Trong đó, giải pháp quan trọng được chính quyền áp dụng là việc sử dụng các giải pháp tài chính Nhà nước điển hình là chi NSNN, các ưu đãi về thuế và tín dụng Nhà nước. Tuy nhiên, việc sử dụng các giải pháp tài chính nêu trên chưa thực sự đạt hiệu quả, ngành du lịch của tỉnh đã có sự tăng trưởng và phát triển, song sự phát triển đó chưa thực sự bền vững. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, song có thể thấy một trong các nguyên nhân quan trọng là do việc sử dụng các giải pháp tài chính của nhà nước còn thiếu đồng bộ, còn thiếu vốn đầu tư của NSNN và các cơ chế khuyến khích về tài chính của Nhà nước chưa đủ mạnh để thu hút các nguồn lực đầu tư khác vào PTDL bền vững của tỉnh. Trước thực tiễn đó, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL tỉnh Thanh Hoá bền vững là yêu cầu cấp thiết cần đặt ra. Với những lý do trên, NCS đã lựa chọn đề tài “Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hoá” làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 2.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững 2.2. Các công trình nghiên cứu về giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững 2.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án Qua hệ thống các công trình nghiên cứu về PTDL bền vững cho thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu về các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tại tỉnh Thanh Hóa, do vậy tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu luận án là đề xuất các quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các giải pháp tài chính thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa có luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao.
  4. 2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây: Thứ nhất, hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, PTDL bền vững và giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững. Tổng kết kinh nghiệm về sử dụng giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững của một số địa phương ở Việt Nam, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2020, cụ thể là đánh giá việc sử dụng các giải pháp chi NSNN, thuế và tín dụng Nhà nước đối với các yếu tố chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở nhằm thúc đẩy PTDL bền vững, kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Thứ ba, xây dựng các quan điểm, đề xuất các giải pháp và kiến nghị với các cơ quan chức năng có liên quan, hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp tài chính từ phía Nhà nước là chi NSNN, thuế và tín dụng Nhà nước đối với các yếu tố chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở thúc đẩy PTDL bền vững, gồm: (i) Giải pháp tài chính đối với CSHT du lịch; (ii) Giải pháp tài chính đối với đào tạo NNL du lịch; (iii) Giải pháp tài chính đối với tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; (iv) Giải pháp tài chính đối với SPDL. Phạm vi không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu tại tỉnh Thanh Hóa, thực trạng các giải pháp tài chính từ Nhà nước đối với các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở cho PTDL bền vững được nghiên cứu trong giai đoạn 2014 - 2020 và các mục tiêu, quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa áp dụng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu khoa học được sử dụng nghiên cứu luận án là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như thống kê, so sánh phân tích, phương pháp qui nạp, diễn dịch, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, tham khảo ý kiến các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan đến đề tài của luận án để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
  5. 3 6. Những đóng góp mới của luận án Về mặt lý luận: Một là, luận án đã bổ sung, làm rõ các vấn đề lý luận về PTDL bền vững trên các khía cạnh: Khái niệm PTDL bền vững; vai trò; các tiêu chí đánh giá PTDL bền vững và các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở nhằm thúc đẩy PTDL bền vững. Hai là, luận án góp phần xây dựng, hoàn thiện khái niệm và cơ chế tác động của các giải pháp tài chính từ phía Nhà nước thúc đẩy PTDL bền vững, nhấn mạnh đến giải pháp chi NSNN, thuế và tín dụng Nhà nước đối với các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở nhằm thúc đẩy PTDL bền vững như: giải pháp tài chính đối với CSHT du lịch; đào tạo NNL du lịch; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và phát triển SPDL. Ba là, luận án đã xây dựng các tiêu chí đánh giá tác động tổng hợp của giải pháp tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Về mặt thực tiễn: Một là, luận án đã tổng kết kinh nghiệm về giải pháp tài chính PTDL bền vững ở một số địa phương có những thành công trong việc sử dụng các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững và có nét tương đồng về tài nguyên du lịch và khí hậu so với tỉnh Thanh Hóa. Từ đó rút ra kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng cho tỉnh Thanh Hóa. Hai là, luận án đã phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hoá; phân tích thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020. Ba là, luận án đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2020, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó. Bốn là, luận án đã đi sâu nghiên cứu đề xuất hoàn thiện giải pháp tài chính đối với 4 yếu tố chủ yếu tạo điều kiện và cơ sở thúc đẩy PTDL bền vững và đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có liên quan để hoàn thiện giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu khoa học của tác giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu 3 chương: Chương 1. Lý luận cơ bản và kinh nghiệm của một số địa phương về giải pháp tài chính phát triển du lịch bền vững. Chương 2. Thực trạng các giải pháp tài chính phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa. Chương 3. Hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa.
  6. 4 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1.1. Du lịch và sản phẩm du lịch “Du lịch là một ngành kinh tế bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư địa phương, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho địa phương, nước làm du lịch, cho cơ sở kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư địa phương”. Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức hợp được tạo ra từ nhiều yếu tố trong đó có 3 yếu tố cơ bản: Tài nguyên du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; NNL du lịch. 1.1.2. Phát triển du lịch bền vững 1.1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững “PTDL bền vững là sự PTDL đáp ứng đồng thời các yêu cầu về tăng trưởng kinh tế bền vững; thực hiện tốt công bằng xã hội và quan tâm đến công tác bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo đảm phát triển hài hòa lợi ích của chủ thể tham gia trong hoạt động du lịch theo đúng định hướng Nhà nước, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”. 1.1.2.2. Nội dung về phát triển du lịch bền vững 1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững Một là, PTDL bền vững đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của địa phương và quốc gia. Hai là, PTDL bền vững đóng vai trò tích cực vào thực hiện mục tiêu ổn định chính trị - xã hội và tiến bộ xã hội ngày càng tăng, bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương. Ba là, PTDL bền vững tạo điều kiện và đóng góp tích cực cho công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch. Bốn là, PTDL bền vững góp phần nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho địa phương, đất nước. 1.1.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững 1.1.4.1. Các tiêu chí về kinh tế 1.1.4.2. Các tiêu chí về xã hội 1.1.4.3. Các tiêu chí về môi trường
  7. 5 1.1.5. Các yếu tố thúc đẩy phát triển du lịch bền vững 1.1.5.1. Cơ sở hạ tầng du lịch Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường xá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, nhà vệ sinh công cộng, hệ thống các công trình hỗ trợ… các yếu tố này còn được xem là những yếu tố đảm bảo điều kiện cho việc phát triển KT - XH nói chung và ngành du lịch nói riêng. 1.1.5.2. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch Chất lượng đội ngũ lao động luôn là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các SPDL, chất lượng dịch vụ và kết quả cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đến sự tăng trưởng các chỉ tiêu khác. 1.1.5.3. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào cũng luôn luôn là việc làm quan trọng và cần thiết. Hoạt động này không chỉ quan trọng đối với riêng ngành du lịch mà đối với hầu hết các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. 1.1.5.4. Sự đa dạng các sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Như vậy với mỗi loại tài nguyên du lịch khác nhau thì sẽ có tiềm năng để phát triển các loại SPDL khác nhau. Tài nguyên du lịch là điều kiện, là yếu tố đầu vào quan trọng để hình thành SPDL, đồng thời cũng là yếu tố tác động đến PTDL bền vững. 1.2. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.2.1. Khái niệm và vai trò của giải pháp tài chính phát triển du lịch bền vững 1.2.1.1. Khái niệm giải pháp tài chính phát triển du lịch bền vững „„Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững là tổng thể các cách thức, biện pháp mà Nhà nước sử dụng các công cụ tài chính một cách hợp lý và đồng bộ nhằm tác động vào các yếu tố để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy PTDL bền vững trong một thời gian nhất định”. 1.2.1.2. Vai trò của giải pháp tài chính phát triển du lịch bền vững - Vai trò định hướng quá trình PTDL bền vững - Vai trò tạo lập nguồn tài chính cho quá trình PTDL bền vững - Vai trò nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CSKDDL
  8. 6 1.2.2. Nội dung các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển du lịch bền vững 1.2.2.1. Cơ chế tác động của giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển du lịch bền vững a. Chi Ngân sách Nhà nước Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Đây là quá trình phân phối lại các nguồn lực tài chính đã được tập trung vào quỹ NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Cơ chế tác động: Chi NSNN có tác động gián tiếp đến PTDL bền vững thông qua các khoản đầu tư cho CSHT du lịch; đào tạo NNL du lịch; hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và SPDL. b. Thuế Thuế là một hình thức động viên bắt buộc của Nhà nước theo luật định, thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhân vào NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phục vụ cho lợi ích công cộng. Cơ chế tác động: Tác động trực tiếp của thuế: là sự tác động làm tăng hoặc giảm trực tiếp thu nhập của các CSKDDL cũng như có những tác động mạnh mẽ đến cung cầu du lịch; Tác động gián tiếp: Tác động gián tiếp đến chi NSNN, khi nguồn thu từ thuế tăng, sẽ tạo điều kiện tăng chi NSNN, do đó sẽ có điều kiện gia tăng các khoản chi NSNN cho các yếu tố thúc đẩy PTDL bền vững c. Tín dụng Nhà nước Tín dụng Nhà nước là quan hệ vay và cho vay giữa Nhà nước và các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội do nhà nước thực hiện khi thực hiện các chức năng của mình. Cơ chế tác động: Tác động rõ nhất của TDNN là trực tiếp làm gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp cho các CSKDDL, đối tượng thường trong tình trạng thiếu vốn thì điều này có ý nghĩa hết sức thiết thực. 1.2.2.2. Nội dung các giải pháp tài chính đối với các yếu tố thúc đẩy phát triển du lịch bền vững a. Giải pháp tài chính đối với phát triển cơ sở hạ tầng du lịch Thứ nhất, chi NSNN là nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư xây dựng hệ thống CSHT đồng bộ, hiện đại nhằm PTDL bền vững. Cơ chế tác động: Chi NSNN tác động đến PTDL bền vững qua đầu tư phát triển CSHT du lịch được thực hiện thông qua các khoản chi đầu tư phát triển của NSNN. Thứ hai, chính sách thuế khuyến khích đầu tư xây dựng CSHT du lịch. Chính sách thuế sẽ tác động đến đầu tư xây dựng CSHT du lịch thông qua việc định hướng phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.
  9. 7 Thứ ba, chính sách tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn đầu tư xây dựng CSHT du lịch. Chính sách tín dụng có tác động làm thay đổi bộ mặt của các CSKDDL theo hướng khang trang, hiện đại trong nền kinh tế thị trường. b. Giải pháp tài chính đối với đào tạo nguồn nhân lực du lịch Thứ nhất, chi NSNN hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng NNL du lịch Cơ chế tác động: Đối với chiến lược phát triển NNL du lịch, chi NSNN là nguồn vốn quan trọng tạo ra cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo NNL du lịch. Thứ hai, chính sách thuế hỗ trợ đào tạo NNL du lịch thông qua hoạt động khuyến khích phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp. c. Giải pháp tài chính đối với tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Thứ nhất, chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Cơ chế tác động: chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được xem là đòng bẩy trong việc giới thiệu về đất nước, con người, tài nguyên du lịch… của địa phương đến khách du lịch. Thứ hai, chính sách thuế khuyến khích hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Chính sách thuế khuyến khích hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua chính sách thuế TNDN ưu đãi đối với các doanh nghiệp, cho phép các doanh nghiệp được tính chi phí quảng cáo vào chi phí được trừ, từ đó giảm thuế TNDN phải nộp. d. Giải pháp tài chính đối với phát triển sản phẩm du lịch Thứ nhất, chi NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển SPDL Cơ chế tác động: Chi NSNN sẽ tác động lên việc phát triển đa dạng các SPDL đặc thù gắn với tài nguyên du lịch là tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Thứ hai, chính sách thuế khuyến khích phát triển sản phẩm du lịch: Để hỗ trợ các làng nghề du lịch phát triển thì thông qua chính sách thuế tác động đến các yếu tố đầu vào của cơ sở làng nghề du lịch như chính sách miễn, giảm thuế (thuế GTGT) đối với các cơ sở làng nghề du lịch mới thành lập, cơ sở sản xuất nhỏ và vừa thúc đẩy SPDL làng nghề phát triển. 1.2.3. Tiêu chí đánh giá tác động tổng hợp của giải pháp tài chính đến phát triển du lịch bền vững 1.2.3.1. Tiêu chí định tính - Tính hiệu lực của chính sách - Tính hiệu quả của chính sách - Tính phù hợp của chính sách
  10. 8 1.2.3.2. Tiêu chí định lượng - Tốc độ tăng trưởng của CSHT du lịch - Tốc độ tăng trưởng NNL du lịch đã qua đào tạo - Kết quả của hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch - Doanh thu từ các SPDL 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng các giải pháp tài chính phát triển du lịch bền vững a. Nhân tố khách quan * Điều kiện tự nhiên * Tài nguyên du lịch * Điều kiện kinh tế - xã hội b. Nhân tố chủ quan * Quan điểm, chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc thực hiện mục tiêu PTDL bền vững * Nguồn lực tài chính của địa phương * Bộ máy tổ chức thực hiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL * Khả năng tiếp nhận hỗ trợ của CSKDDL 1.3. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG CỦA VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH THANH HÓA 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng 1.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Năm 2019, thành phố Đà Nẵng đã đón 8,692 triệu lượt khách (doanh thu đạt 30.973 tỷ đồng) gấp 2,2 lần so với số lượng khách năm 2014 là 3,755 triệu lượt khách (doanh thu đạt 9.740 tỷ đồng). Có được kết quả trên là do thành phố Đà Nẵng đã nỗ lực thực hiện các giải pháp tài chính phù hợp nhằm PTDL như ưu tiên phát triển CSHT du lịch; NNL du lịch; hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch (thành lập Quỹ Xúc tiến phát triển du lịch); phát triển sản phẩm du lịch. 1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh Trong những năm qua, ngành công nghiệp không khói của tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Năm 2019 tỉnh đã thu hút được 14 triệu lượt khách, tăng 14% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế đạt 5,7 triệu lượt. Thu NSNN nội địa từ du lịch năm 2019 đạt 3.568 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2018 (chiếm 10,7% tổng thu ngân sách nội địa của tỉnh Quảng Ninh). Để đạt được kết quả trên, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã sử dụng đồng bộ các giải
  11. 9 pháp tài chính đối với CSHT du lịch (đặc biệt là đường cao tốc; cảng hàng không quốc tế Vân Đồn…); hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch với nhiều hoạt động lớn; phát triển sản phẩm du lịch (đặc biệt là các sản phẩm mới). 1.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình Ninh Bình là một tỉnh nằm phía Nam đồng bằng Bắc Bộ nằm cách thủ đô Hà Nội 90Km và là tỉnh có biển, rừng thuận lợi cho giao thông thương mại, phát triển du lịch và giao lưu quốc tế. Năm 2019, tỉnh Ninh Bình đã đón trên 7,6 triệu lượt khách (doanh thu đạt 3.600 tỷ đồng) tăng 3% so với năm 2018. Để đạt được kết quả trên trong thời gian qua tỉnh Ninh Bình đã nỗ lực sử dụng các giải pháp tài chính: ưu tiên vốn từ NSNN cho phát triển CSHT du lịch (ưu tiên vào các Khu sinh thái tự nhiên); ưu tiên kinh phí để mở các lớp đào tạo chuyển từ lao động nông nghiệp sang du lịch; ưu tiên phát triển hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch với nhiều hoạt động lớn; lựa chọn đầu tư SPDL có lợi thế và cạnh tranh cao (đặc biệt là các làng nghề du lịch). 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hoá Thứ nhất, ưu tiên ngân sách và các ưu đãi thuế cho đầu tư hệ thống CSHT du lịch. Thứ hai, ưu tiên bố trí một phần kinh phí từ NSNN và ưu đãi các thủ tục thuế nhằm mở các lớp đào tạo nâng cao chất lượng NNL du lịch. Thứ ba, tăng cường chi NSNN và ưu đãi về thuế nhằm thúc đẩy hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Thứ tư, cần phân bổ chi NSNN một cách hợp lý nhằm phát triển các SPDL là lợi thế, tiềm năng của địa phương. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1, luận án đã tìm hiểu và giải quyết các vấn đề cơ bản liên quan đến du lịch, SPDL, PTDL bền vững và giải pháp tài chính từ phía Nhà nước nhằm thúc đẩy PTDL bền vững với các nội dung: Thứ nhất, khái niệm du lịch và phát triển du lịch bền vững, vai trò, các tiêu chí đánh giá PTDL bền vững và các yếu tố thúc đẩy PTDL bền vững. Thứ hai, tìm hiểu các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm hỗ trợ các CSKDDL phát triển, từ đó thúc đẩy PTDL bền vững. Các giải pháp chủ yếu tập trung vào chi NSNN, thuế và tín dụng Nhà nước đối với 4 yếu tố chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở thúc đẩy PTDL bền vững. Thứ ba, tổng kết kinh nghiệm của các địa phương trong nước như thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Ninh Bình trong việc sử dụng các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững.
  12. 10 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THANH HÓA 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA NHỮNG NĂM QUA 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng đến phát triển du lịch bền vững của tỉnh Thanh Hoá 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Về vị trí địa lý: Thanh Hoá là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ nằm ở phía Nam vùng Du lịch Bắc bộ; phía Bắc giáp với các tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông. Về khí hậu, môi trường: Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô, nóng, mùa đông lạnh và ít mưa. Về tài nguyên thiên nhiên: Thanh Hóa có ba vùng sinh thái đặc trưng: trung du miền núi, đồng bằng và ven biển với nguồn tài nguyên thiên nhiên khá dồi dào về đất đai, rừng, biển và khoáng sản, thuận lợi cho phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Đặc biệt Thanh Hóa có 102 km bờ biển hình cánh cung, chạy dài từ cửa Đáy (tỉnh Ninh Bình) đến Đông Hồi (huyện Tĩnh Gia) và vùng lãnh hải rộng lớn diện tích 1,7 vạn km2, có tiềm năng phát triển SPDL biển. 2.1.1.2. Điều kiện về dân cư, kinh tế, xã hội Về dân cư: Tỉnh Thanh Hóa hiện có 3.640.128 người, là tỉnh có số dân đông thứ ba trong cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội). Về kinh tế: Trong những năm trở lại đây, kinh tế của tỉnh phát triển mạnh; đặc biệt là giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 12,5%. Về năng suất lao động: NSLĐ xã hội giai đoạn 2014 - 2020 liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước; năm 2020 đạt 101 triệu đồng/người, gấp 2,1 lần năm 2015, gấp 2,25 lần năm 2014. Về chuyển dịch cơ cấu lao động: Năm 2020, lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 37,9%, giảm 10,0% so với năm 2015 và giảm 12,24% so với năm 2014. Thu NSNN: Thu NSNN trên địa bàn giai đoạn 2014 - 2020 tăng bình quân hằng năm 17,92%/năm (giai đoạn 2014 - 2015 tăng bình quân 17%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 18,1%/năm). Về xã hội: Cùng với phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội trên địa bàn tỉnh cũng được quan tâm, chăm lo, có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên rõ rệt.
  13. 11 2.1.2. Thực trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hoá 2.1.2.1. Về kinh tế a. Số lượng khách du lịch Trong những năm qua số lượng khách du lịch đến Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2019 có xu hướng tăng mạnh với tốc độ tăng bình quân đạt 16,37%/năm, năm 2014 đạt 4.536 nghìn lượt khách với doanh thu là 3.690 tỷ đồng thì đến năm 2019 số khách du lịch đã tăng lên cao đạt 9.655 nghìn lượt khách với doanh thu tăng đạt 14.526 tỷ đồng, đứng thứ 4 cả nước về số lượng khách đến tham quan. b. Doanh thu và giá trị gia tăng của ngành du lịch Về doanh thu của ngành du lịch: Trong giai đoạn 2014 - 2019, doanh thu du lịch của tỉnh Thanh Hóa tăng trưởng khá cao, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 31,7%/năm. Giá trị gia tăng của ngành du lịch: Giai đoạn 2014 - 2019, GTGT ngành du lịch tăng trưởng bình quân đạt 12,19%/năm, đạt kế hoạch đề ra và không có năm nào tăng trưởng dưới 10%. Năm 2020 do diễn biến của dịch covid 19, ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch, nhưng giá trị tăng thêm của ngành du lịch vẫn đóng góp vào ngân sách tỉnh là 7.525 tỷ đồng, đóng góp 7,4% vào nền kinh tế địa phương. c. Hệ thống cơ sở lưu trú Về số lượng CSLT: CSLT du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020 gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Năm 2014 số lượng CSLT du lịch đạt 608 cơ sở và tăng lên 925 cơ sở vào năm 2020, tốc độ tăng bình quân giai đoạn đạt 8,18%/năm và tăng không đều. Về số lượng phòng: Trong đó số phòng tương ứng với khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên tăng nhiều nhất, năm 2014 số phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao đạt 980 phòng, đến năm 2020 đã tăng lên đạt 5.040 phòng, gấp 5,14 lần so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 - 2020 là 36,23%/năm. 2.1.2.2. Về xã hội a. Đóng góp cho ngân sách địa phương: Trong giai đoạn 2014 - 2020 thu NSNN của ngành du lịch luôn tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng bình quân đạt 28,42%/năm. b. Tỷ lệ lao động địa phương đang làm việc trong ngành du lịch: Trong giai đoạn 2014 - 2020 tốc độ tăng trưởng lao động trong ngành du lịch bình quân đạt 16,28%, đạt kế hoạch đề ra và không có năm nào tăng trưởng dưới 10%. 2.1.2.3. Về môi trường a. Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo và bảo vệ: Trong giai đoạn 2014 - 2020 có 14 dự án di tích du lịch được đầu tư tôn tạo tương ứng với nguồn kinh phí 418,256 tỷ đồng, chiếm 9,73%, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn đạt 243,17% được triển khai thực hiện, tiêu chí này chưa đạt kế hoạch đề ra [phụ lục 22].
  14. 12 b. Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch: Trong những năm qua với sự quan tâm của UBND tỉnh chi NSNN cho quy hoạch khu, điểm du lịch giai đoạn 2014 - 2020 đạt 47,269 tỷ đồng tương ứng với 34 dự án quy hoạch du lịch được lập, với tốc độ tăng là 11,7%, đã đạt kế hoạch đề ra [phụ lục 21]. c. Bảo vệ môi trường du lịch: Chi NSNN cho bảo vệ môi trường du lịch giai đoạn 2014 - 2020 cũng đã được tỉnh Thanh Hoá chú trọng. 2.1.3. Thực trạng các yếu tố thúc đẩy phát triển du lịch bền vững 2.1.3.1. Cơ sở hạ tầng du lịch Thanh Hóa là tỉnh có đường biên giới cả trên bộ và trên biển, khu vực miền núi, vùng biển rộng lớn, có đảo Mê, đảo Nẹ. Với hệ thống giao thông thuận lợi, gồm đầy đủ các loại hình, với nhiều trục tuyến giao thông quan trọng của quốc gia đi qua: Đường bộ có tuyến cao tốc Bắc Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh, đường ven biển, quốc lộ 47, quốc lộ 45, quốc lộ 217, quốc lộ 15, Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, đường tuần tra biên giới, đường sắt Bắc Nam... 2.1.3.2. Nguồn nhân lực du lịch Kết quả cho thấy số lượng lao động làm việc ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2020 có xu hướng gia tăng cả về số lượng và chất lượng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 16,28%. 2.1.3.3. Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch a. Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước b. Quảng bá, xúc tiến du lịch tại nước ngoài 2.1.3.4. Sản phẩm du lịch Thanh Hóa là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển SPDL tự nhiên và nhân văn phong phú, đặc sắc. Trong những năm qua, các SPDL Thanh Hóa đang dần được hình thành và ngày càng hoàn thiện, điển hình là các SPDL chính nổi bật như sau: SPDL nghỉ dưỡng biển, đảo từng bước tạo dựng được thương hiệu nổi trội tại khu vực phía Bắc và Bắc miền Trung; Sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử được chú trọng phát huy giá trị, bước đầu thu hút số lượng đáng kể khách du lịch tham gia; Sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng đã và đang trở thành thế mạnh của du lịch Thanh Hoá; Sản phẩm bổ trợ: Các SPDL bổ trợ rất đa dạng và phong phú điển hình. 2.2. THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THANH HÓA 2.2.1. Thực trạng các giải pháp tài chính về xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch 2.2.1.1. Thực trạng chi NSNN đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch Trong giai đoạn 2014 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức triển khai thực hiện tương đối đồng bộ các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối
  15. 13 với lĩnh vực CSHT du lịch. Các chính sách này nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho CSHT du lịch nhằm tạo ra hệ thống CSHT đồng bộ, hoàn thiện tạo cơ sở để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài vào PTDL. Đơn vị: Triệu đồng 2.000.000 1.000.000 0 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 CSHT du lịch Đường giao thông CSHT phục vụ đường sông Hệ thống nước thải, rác thải, điện nước Cơ sở hạ tầng làng nghề Nhà vệ sinh công cộng Hạ tầng phụ trợ Biểu đồ 2.1. Chi NSNN đối với cơ sở hạ tầng du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2020 Nguồn: Sở Tài chính Thanh Hóa 2.2.1.2. Thực trạng chính sách thuế đối với khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch Chính sách thuế khuyến khích đầu tư xây dựng CSHT du lịch tại tỉnh Thanh Hóa đã phần nào tạo động lực khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư vào một số dự án CSHT du lịch có vốn lớn, góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho NSNN nhằm PTDL bền vững. 2.2.1.3. Thực trạng tín dụng Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng du lịch Để khai thác những tiềm năng, thế mạnh nhằm PTDL bền vững của tỉnh Thanh Hoá. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã luôn thay đổi tích cực về cơ chế, chính sách quản lý TDNN. Tín dụng đầu tư được coi là một giải pháp cực kỳ quan trọng nhằm giúp các CSKDDL có điều kiện để đầu tư phát triển CSHT nhằm thúc đẩy du lịch phát triển. 2.2.2. Thực trạng các giải pháp tài chính đào tạo nguồn nhân lực du lịch 2.2.2.1. Thực trạng chi ngân sách nhà nước đào tạo nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hoá Đối với chi NSNN cho đào tạo NNL cho PTDL bền vững, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có một số chính sách tiêu biểu nhằm hỗ trợ kinh phí từ NSNN cho đào tạo NNL trong lĩnh vực du lịch cụ thể:
  16. 14 (Đơn vị: Triệu đồng) 4000 544,7 1.550,75 2.187,80 1.788,92 2.211,43 1.470,99 1.944,55 2000 544,7 1.176 1.558 1.489 1.611 1.445 630 600 971 500 500 0 0 375 300 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chi NSNN NNL du lịch Chi NSNN nâng cao chất lượng lao động du lich Chi NSNN nâng cao chất lượng đào tạo các cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành du lịch. Biểu đồ 2.2. Chi NSNN cho đào tạo NNL du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014-2020 Nguồn: Sở Tài chính Thanh Hóa 2.2.2.2. Chính sách thuế hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch thông qua hoạt động khuyến khích phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp Chính sách thuế GTGT ưu đãi đối với lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như: hoạt động dạy học, dạy nghề, xuất bản sách báo nhằm nâng cao chất lượng NNL du lịch. Thông qua thuế GTGT đã hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch giảm được chi phí đầu vào, nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, để từ đó nâng cao chất lượng SPDL. 2.2.3. Thực trạng các giải pháp tài chính cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch 2.2.3.1. Thực trạng chi NSNN đối với tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Trong thời gian qua UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm phát triển hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch: Đơn vị: Triệu đồng 23.431 21.931 21.931 20.431 17.378 14.266 12.258 8.618 2.080 2.500 1.700 2.830 3.112 750 1.500 1.500 800 0 0 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chi NSNN cho tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch nước ngoài Biểu đồ 2.3. Chi NSNN cho tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2020 Nguồn: Sở Tài chính Thanh Hóa
  17. 15 2.2.3.2. Thực trạng giải pháp thuế đối với quảng bá, xúc tiến du lịch Thời gian qua chính sách thuế đối với hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được thực hiện thông qua chính sách thuế TNDN có tác động tích cực đối với doanh nghiệp du lịch nhằm tăng cường đầu tư cho hoạt động quảng bá, xúc tiến SPDL trên thị trường trong và ngoài nước. Từ đó giúp các doanh nghiệp du lịch chi nhiều hơn cho hoạt động quảng bá, xúc tiến để thu hút khách du lịch. 2.2.4. Thực trạng các giải pháp tài chính phát triển các sản phẩm du lịch 2.2.4.1 Thực trạng chi NSNN đối với sản phẩm du lịch Trong giai đoạn 2014 - 2020, chi NSNN với vai trò định hướng phát triển đa dạng các SPDL đã đạt được những kết quả nhất định: SPDL biển đảo đã từng bước tạo dựng được thương hiệu, nổi trội tại khu vực phía Bắc và Bắc miền Trung; SPDL văn hoá, lịch sử đã dần phát huy giá trị; SPDL sinh thái, cộng đồng, làng nghề đã và đang trở thành thế mạnh của tỉnh. Đơn vị: Triệu đồng 40000 20000 0 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chi NSNN cho sản phẩm du lịch Thanh Hoá Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng, làng nghề Phát triển các sản phẩm du lịch khác Biểu đồ 2.4. Chi NSNN cho sản phẩm du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020 Nguồn: Sở Tài chính tỉnh thanh Hoá 2.2.4.2. Thực trạng giải pháp thuế đối với sản phẩm du lịch Chính sách thuế khuyến khích các cơ sở sản xuất làng nghề du lịch nhỏ giảm toàn bộ gánh nặng chi phí đầu vào. Từ đó, thúc đẩy các cơ sở làng nghề du lịch có điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề, từ đó hỗ trợ phát triển SPDL. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THANH HÓA 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc Thứ nhất, các giải pháp tài chính đã từng bước hoàn thiện CSHT du lịch với nhiều dự án, công trình được xây mới, nâng cấp và cải thiện. Thứ hai, giải pháp tài chính thúc đẩy NNL du lịch đã qua đào tạo ngày càng tăng lên
  18. 16 Thứ ba, giải pháp tài chính đã nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước. Thứ tư, giải pháp tài chính đã góp phần nâng cao chất lượng SPDL theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự, mang đậm bản sắc văn hoá xứ Thanh 2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế của việc sử dụng các giải pháp tài chính cho phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa Thứ nhất, giải pháp tài chính đối với xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch Thứ hai, giải pháp tài chính đối với đào tạo nguồn nhân lực du lịch Thứ ba, giải pháp tài chính đối với tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Thứ tư, giải pháp tài chính đối với sản phẩm du lịch 2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh thanh Hóa còn thấp, dàn trải vì nguồn thu NSNN không đủ trang trải. Thứ hai, du lịch chưa được quy hoạch đầu tư bài bản, nhiều dự án du lịch đã được chi NSNN đầu tư nhưng lại lỗi thời, không hiệu quả. Thứ ba, chưa có chính sách chi NSNN cho lĩnh vực du lịch một cách hợp lý, cân đối dẫn đến tình trạng phân bổ vốn ngân sách không đều. Thứ tư, địa phương vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương nên các chính sách chi NSNN cho PTDL chưa được thực hiện kịp thời, các công trình CSHT du lịch chưa được đầu tư đúng mức. Thứ năm, thông tin về các chính sách ưu đãi đối với các dự án du lịch còn chưa được công bố rộng rãi, kịp thời. Thứ sáu, việc gắn kết, điều chỉnh, sử dụng nguồn vốn NSNN cho các chính sách ưu đãi PTDL còn gặp nhiều khó khăn Thứ bảy, do nhận thức, trách nhiệm của một số cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang còn hạn chế chưa thực sự quan tâm, chú ý đến PTDL bền vững, chưa ưu tiên nguồn lực ngân sách cho PTDL bền vững. Thứ tám, chưa có chính sách chi NSNN cho sự hợp tác, liên kết phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương trong vùng thật sự hiệu quả; đó là những yếu tố làm cho Thanh Hóa chưa phát huy hết được tiềm năng, lợi thế du lịch của tỉnh. b. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa thật sự ổn định, rõ ràng và ưu đãi cho địa phương. Thứ hai, do điều kiện tự nhiên của tỉnh Thanh Hoá.
  19. 17 Thứ ba, do tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực diễn biến phức tạp. Thứ tư, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá phần lớn có quy mô nhỏ và hộ cá thể. Thứ năm, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra ở nhiều địa phương. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Chương 2, luận án đã trình bày, phân tích bức tranh tổng thể về PTDL của tỉnh Thanh Hoá và các giải pháp tài chính đã sử dụng đối với 4 yếu tố chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở thúc đẩy PTDL bền vững, cụ thể: Thứ nhất, khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá theo tiêu chí PTBV. Thứ hai, thực trạng các giải pháp tài chính như: chi NSNN, thuế, tín dụng Nhà nước đối với các yếu tố chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở nhằm thúc đẩy PTDL bền vững ở tỉnh Thanh Hoá thời gian qua. Thứ ba, đánh giá chung về thực trạng các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hoá. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình sử dụng các giải pháp đó. Chƣơng 3 HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THANH HÓA 3.1. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội và phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 3.1.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Thứ nhất, xây dựng và phát triển Thanh Hoá trở thành tỉnh kiểu mẫu, phấn đấu đến năm 2025, Thanh Hoá sẽ nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Thứ hai, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển tỉnh Thanh Hoá nhanh và bền vững với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn. Thứ ba, phát triển kinh tế xã hội gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ cao. Thứ tư, tạo đột phá trong cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
  20. 18 Thứ năm, phát triển KTXH của tỉnh Thanh Hoá phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. 3.1.1.2. Định hướng phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Thứ nhất, PTDL phải gắn liền với qui hoạch, kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh Thanh Hoá, qui hoạch phát triển CSHT. Thứ hai, PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tỷ trọng của du lịch ngày càng cao trong cơ cấu GDP. Thứ ba, PTDL theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm. Thứ tư, PTDL bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Thứ năm, PTDL hài hòa, hợp lý giữa các khu vực trong tỉnh. Thứ sáu, PTDL phù hợp theo qui luật thị trường và xu thế PTDL trên thế giới, trong nước. Thứ bảy, PTDL gắn với tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ phục vụ PTDL trong tình hình mới. Thứ tám, phát triển du lịch hướng đến việc liên kết giữa Thanh Hoá với các tỉnh, thành phố khác trong đầu tư khai thác, phát triển du lịch. 3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 * Mục tiêu kinh tế Về khách du lịch: Đến năm 2025 thu hút 350 nghìn lượt khách quốc tế (tốc độ tăng trung bình 10,0%/năm). Năm 2030 thu hút 500 nghìn lượt khách quốc tế (tốc độ tăng trung bình 7,4%/năm). Về tổng thu từ khách du lịch: Mục tiêu tổng thu từ khách du lịch đến năm 2025 đạt 31.800 tỷ đồng (tốc độ tăng trung bình 15,7%/năm). Phấn đấu năm 2030 đạt 64.600 tỷ đồng (tốc độ tăng trung bình 15,0%/năm). Giá trị GDP du lịch: Năm 2025, GDP du lịch đạt 30.120 tỷ đồng (tốc độ tăng trung bình 15,0%/năm) bằng 8,7% giá trị GDP toàn tỉnh. Năm 2030, GDP du lịch đạt 57.000 tỷ đồng (tốc độ tăng trung bình 14,5%/năm) bằng 9,4% giá trị GDP toàn tỉnh. Tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển. * Mục tiêu xã hội: Phát triển du lịch nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo: Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và khai thác hiệu quả tài nguyên, nguồn lực xã hội. * Mục tiêu môi trường: Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2