intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hành vi chia sẻ thông tin về trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh của người dùng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:29

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Hành vi chia sẻ thông tin về trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh của người dùng" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra hành vi chia sẻ trải nghiệm người dùng trong quá trình chăm sóc sức khỏe thông minh. Nói cách khác, nghiên cứu đo lường ảnh hưởng của các biến số đến trải nghiệm và hành vi của cá nhân khi chia sẻ thông tin về trải nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hành vi chia sẻ thông tin về trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh của người dùng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------------- LÊ THỊ HUỆ LINH HÀNH VI CHIA SẺ THÔNG TIN VỀ TRẢI NGHIỆM CHĂM SÓC SỨC KHỎE THÔNG MINH CỦA NGƯỜI DÙNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
  2. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------------- LÊ THỊ HUỆ LINH HÀNH VI CHIA SẺ THÔNG TIN VỀ TRẢI NGHIỆM CHĂM SÓC SỨC KHỎE THÔNG MINH CỦA NGƯỜI DÙNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại Mã số: 9340121 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TỪ VĂN BÌNH
  3. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
  4. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Từ Văn Bình Phản biện 1:........................................................................................... ………………………………………………………………………... Phản biện 2: .......................................................................................... ………………………………………………………………………... Phản biện 3: .......................................................................................... ………………………………………………………………………... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
  5. 5 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do nghiên cứu Chăm sóc sức khỏe thông minh là một thị trường có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai. Do đó, các học giả và nhà quản trị đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe thông minh trong những năm gần đây. Các nghiên cứu trước điều tra thái độ, ý định và hành vi sử dụng chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số, chăm sóc sức khỏe di động (ví dụ: Baudier et al. (2023); Liu and Tao (2022); O'Connor et al. (2021); Alam et al. (2021); Alam et al. (2020); Li et al. (2020); Santos-Vijande et al. (2022)). Tuy nhiên, vấn đề trải nghiệm người dùng và hành vi chia sẻ thông tin về trải nghiệm trong chăm sóc sức khỏe thông minh ít được khám phá trong tài liệu trước đây. Việc chia sẻ của người dùng rất quan trọng đối với thương hiệu, góp phần giúp lan tỏa thương hiệu, nâng cao nhận thức thương hiệu cũng như ý định và hành vi sử dụng. Mặc dù vậy, hành vi chia sẻ trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh ít được điều tra trong các nghiên cứu trước. Các nghiên cứu này chủ yếu điều tra ý định và hành vi tiết lộ thông tin nói chung; và rất ít đề cập đến các thông tin cụ thể mà người dùng chia sẻ (Libaque-Sáenz et al., 2021; Liu & Tao, 2022; Walter & Abendroth, 2020; Kang & Oh, 2021; Chung et al., 2021). Trải nghiệm người dùng được đánh giá rất quan trọng trong dịch vụ nói chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng. Nó có thể ảnh hưởng đến việc khách hàng có tiếp tục sử dụng hay ủng hộ bằng cách chia sẻ thông tin cho người khác hay không. Các khía cạnh trải nghiệm người dùng đã được phân tích trong nhiều lĩnh vực bao gồm bán lẻ (Banik & Gao, 2023; Gulfraz et al., 2022; Molinillo et al., 2022), công nghệ di động, mạng xã hội, dịch vụ nhà hàng khách sạn, giải trí và viễn thông (Cambra-Fierro et al., 2021; Chen et al., 2021; Jeannot et al., 2022; Tuguinay et al., 2022); nhưng trong chăm sóc sức khỏe
  6. 6 thông minh chưa có nhiều nghiên cứu về trải nghiệm khách hàng cũng như mối quan hệ của nó đối với hành vi chia sẻ thông tin về trải nghiệm. Vì vậy, nghiên cứu hiện tại bổ sung vào khoảng trống nghiên cứu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thông minh bằng cách xây dựng mô hình lý thuyết để kiểm tra tiền đề tác động đến các khía cạnh khác nhau của trải nghiệm người dùng và hành vi chia sẻ thông tin về trải nghiệm. Kết quả nghiên cứu tạo cơ sở để đề xuất giải pháp nâng cao trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy hành vi chia sẻ thông tin về trải nghiệm. Các giải pháp này góp phần giúp các doanh nghiệp phát triển và triển khai chăm sóc sức khỏe thông minh hiệu quả, mang lại lợi ích cho người dùng và cộng đồng. 1.2. Các khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, mở rộng lý thuyết tính toán quyền riêng tư bằng cách đánh giá vai trò trung gian của trải nghiệm người dùng đối với tác động của các lợi ích và rủi ro đến hành vi chia sẻ thông tin. Thứ hai, hành vi chia sẻ thông tin về trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh ít được khám phá trong các nghiên cứu trước. Thứ ba, trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh còn mới mẻ và chưa được khám phá nhiều tại các thị trường đang phát triển. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu o Đo lường mức độ ảnh hưởng của các lợi ích và rủi ro đối với trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh. o Đo lường ảnh hưởng của trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh đến hành vi chia sẻ trải nghiệm người dùng. o Phân tích vai trò trung gian của trải nghiệm người dùng giữa các tính năng chăm sóc sức khỏe thông minh và hành vi chia sẻ thông tin.
  7. 7 o Đánh giá tác động của năng lực cá nhân đối với trải nghiệm và chia sẻ thông tin của người dùng. o Đề xuất hàm ý quản trị đến các nhà quản lý trong ngành chăm sóc sức khỏe. 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hành vi chia sẻ trải nghiệm người dùng. Đối tượng đáp viên là các cá nhân sử dụng các ứng dụng/thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh. Nghiên cứu thực hiện trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thông minh tại thị trường Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh) 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính và định lượng được sử dụng cho luận án này. Nghiên cứu định tính tiếp cận những người có chuyên môn chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin và marketing (số mẫu n = 3) để thực hiện phỏng vấn sâu; và đối tượng phỏng vấn nhóm là những người dùng các ứng dụng/thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh (số mẫu n = 12, phỏng vấn 3 nhóm với 4 người/nhóm). Nghiên cứu định lượng tiến hành khảo sát qua hai giai đoạn sơ bộ và chính thức. Mẫu được chọn theo phương pháp phán đoán, phát triển mầm và thuận tiện. Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được áp dụng để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu. 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu Về lý thuyết: Nghiên cứu này bổ sung vào tài liệu hiện tại bằng cách mở rộng lý thuyết tính toán quyền riêng tư để điều tra tác động của các đặc điểm của ứng dụng/thiết bị công nghệ chăm sóc sức khỏe đến hành vi chia sẻ thông tin thông qua trải nghiệm khách hàng. Nghiên cứu cũng góp phần vào dữ liệu nghiên cứu dựa trên lý thuyết nhận thức xã hội bằng cách phân tích tác động của sự tự tin vào năng lực bản thân của người dùng đến trải nghiệm và hành vi chia sẻ. Hơn nữa, nghiên cứu bổ sung vào tài liệu nghiên cứu về
  8. 8 hành vi chia sẻ thông tin với dữ liệu điều tra về chia sẻ thông tin trải nghiệm người dùng. Cuối cùng, nghiên cứu này bổ sung vào tài liệu trải nghiệm khách hàng khi xem xét trải nghiệm khách hàng trong ngữ cảnh mới - chăm sóc sức khỏe thông minh. Về thực tiễn: Các nhà quản trị có thể áp dụng kết quả từ việc phân tích mối quan hệ giữa các tiền đề, trải nghiệm và hành vi chia sẻ thông tin để có những giải pháp nâng cao trải nghiệm, và từ đó thúc đẩy hành vi chia sẻ của người dùng. Kết quả nghiên cứu có thể hỗ trợ các nhà quản trị đề xuất các hoạt động giáo dục người dùng, nâng cao năng lực sử dụng công nghệ và chăm sóc sức khỏe của họ, từ đó thúc đẩy khả năng sử dụng và chia sẻ cho người khác. 1.7. Kết cấu của luận án Nội dung của luận án sẽ được trình bày trong năm chương: tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và mô hình, phương pháp nghiên cứu, kết quả và thảo luận, kết luận và hàm ý. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Chăm sóc sức khỏe thông minh Chăm sóc sức khỏe thông minh sử dụng thế hệ công nghệ thông tin mới, chẳng hạn như internet vạn vật, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, để biến đổi hệ thống y tế truyền thống một cách toàn diện, làm cho chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn và cá nhân hóa hơn (Chen et al., 2023; Keshta, 2022; Renukappa et al., 2022; Tian et al., 2019). Ở góc độ của người dùng, họ có thể sử dụng thiết bị đeo được để theo dõi sức khỏe của mình mọi lúc, tìm kiếm hỗ trợ y tế thông qua trợ lý ảo và thực hiện các dịch vụ từ xa. (Zhang & Liu, 2016) Các nghiên cứu trước đây tập trung vào khía cạnh phát triển công nghệ cho sản phẩm và vận hành hệ thống chăm sóc sức khỏe
  9. 9 thông minh. Đối với người dùng, các học giả chủ yếu nghiên cứu về ý định, thái độ và hành vi chấp nhận sử dụng chăm sóc sức khỏe thông minh. Tài liệu điều tra trải nghiệm người dùng và hành vi chia sẻ thông tin trong chăm sóc sức khỏe thông minh còn rất hạn chế. 2.2. Trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh (CX) Áp dụng từ nghiên cứu của O'Connor et al. (2021), trải nghiệm khách hàng trong chăm sóc sức khỏe thông minh được xác định là một cấu trúc bậc hai bao gồm các khía cạnh của trải nghiệm: tiêu khiển (HeX), nhận thức (CogX), xã hội/cá nhân (SoPeX) và thực dụng (PraX). Các nghiên cứu trước đã phân tích trải nghiệm khách hàng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về trải nghiệm khách hàng trong chăm sóc sức khỏe thông minh, cụ thể là mối quan hệ giữa trải nghiệm khách hàng và hành vi chia sẻ thông tin về trải nghiệm. 2.3. Hành vi chia sẻ thông tin về trải nghiệm (UEIS) Tài liệu nghiên cứu trước đây đã khám phá ý định hành vi liên quan đến quyền riêng tư thông tin, hành vi chia sẻ thông tin và hành vi bảo vệ thông tin của người dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nghiên cứu về ảnh hưởng của trải nghiệm người dùng trong chăm sóc sức khỏe thông minh đến hành vi chia sẻ thông tin của họ còn rất hạn chế. Các nghiên cứu trước cũng rất ít điều tra về chia sẻ thông tin cụ thể mà chủ yếu kiểm tra ý định và hành vi chia sẻ thông tin cá nhân nói chung. Nghiên cứu hiện tại kiểm định mối quan hệ giữa trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh và hành vi chia sẻ thông tin cụ thể về trải nghiệm của người dùng nhằm bổ sung vào tài liệu nghiên cứu hành vi liên quan đến thông tin và chăm sóc sức khỏe. 2.4. Các đặc điểm của các ứng dụng/thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh 2.4.1. Cá nhân hóa (Personalization - PER)
  10. 10 Áp dụng từ nghiên cứu của Liu and Tao (2022), nghiên cứu hiện tại đề cập cá nhân hóa là mức độ các ứng dụng/thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh cung cấp thông tin và đề xuất phù hợp với từng người dùng trên cơ sở thông tin mà họ chia sẻ. Các nghiên cứu trước cho thấy cá nhân hóa có tác động tích cực đến ý định hành vi chấp nhận hay sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa cá nhân hóa và trải nghiệm người dùng chưa được khám phá nhiều, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Do đó, nghiên cứu này sẽ tiếp tục khai thác yếu tố cá nhân hóa trong chăm sóc sức khỏe thông minh. 2.4.2. Nhân tính hóa (Anthropomophism - ANT) Kết quả từ các nghiên cứu trước về tác động của nhân tính hóa đến hành vi rất đa dạng và không thống nhất, do đó cần nghiên cứu thêm để tăng cường hiểu biết về vai trò của nhân tính hóa đối với hành vi người dùng. Dựa vào nghiên cứu của Gursoy et al. (2019), nghiên cứu hiện tại xác định nhân tính hóa là mức độ nhận thức về các đặc điểm giống con người đối với các ứng dụng/thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh, chẳng hạn như suy nghĩ, ý thức bản thân và cảm xúc của con người. Nghiên cứu nhằm điều tra các tính năng giống con người của các ứng dụng/thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh có tác động như thế nào đến trải nghiệm và hành vi chia sẻ của người dùng. 2.4.3. Sự thân thuộc (Intimacy - INT) Sự thân thuộc đề cập đến mức độ gần gũi, hiểu biết lẫn nhau và cởi mở giữa các đối tác trong mối quan hệ. Theo tâm lý xã hội, việc bộc lộ bản thân, lắng nghe và quan tâm là những khía cạnh nổi bật của các mối quan hệ thân thuộc. (Thorbjørnsen et al., 2002). Trong chăm sóc sức khỏe thông minh, người dùng tương tác với các ứng dụng/thiết bị công nghệ trong quá trình chăm sóc sức khỏe nên cảm nhận thân thuộc của người dùng đối với ứng dụng/thiết bị có khả năng ảnh hưởng đến trải nghiệm của họ. Áp dụng từ Thorbjørnsen et
  11. 11 al. (2002) và các nghiên cứu liên quan, nghiên cứu này xác định sự thân thuộc là cảm nhận của người dùng về mức độ gần gũi và quen thuộc khi tương tác với các ứng dụng/thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh. Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của sự thân thuộc đối với trải nghiệm người dùng và thông qua đó ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ thông tin. 2.4.4. Sự an toàn (Security - SER) Đánh giá tài liệu cho thấy có rất ít nghiên cứu kiểm tra tác động của sự an toàn đến trải nghiệm người dùng khi họ sử dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe và chia sẻ thông tin. Do đó, yếu tố này cần được tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn nhận thức sự an toàn của người dùng trong bối cảnh trải nghiệm các công nghệ khác nhau. Sự an toàn trong nghiên cứu hiện tại chuyển thể từ O'Connor et al. (2021), đề cập đến cảm nhận của các cá nhân rằng sử dụng ứng dụng/thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh là an toàn và thông tin cá nhân của họ được bảo vệ. Nghiên cứu này điều tra mối quan hệ của sự an toàn và trải nghiệm người dùng; đồng thời kiểm tra tác động gián tiếp của nó đến hành vi chia sẻ thông tin thông qua trải nghiệm. 2.4.5. Mất quyền riêng tư (Loss of privacy - LOP) Mất quyền riêng tư trong nghiên cứu hiện tại được xác định là nhận thức của các cá nhân như thế nào về việc các ứng dụng/thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh xâm phạm quyền riêng tư của họ, dựa theo Y.-l. Liu et al. (2021). Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mất quyền riêng tư đã được điều tra trong mối quan hệ với ý định chấp nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông minh, chấp nhận công nghệ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe di động, sử dụng thiết bị đeo chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, các học giả chưa quan tâm khám phá tác động của mất quyền riêng tư đối với trải nghiệm của khách hàng và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Do đó, nghiên cứu này đánh giá tác động của mất quyền riêng tư đối với trải nghiệm chăm
  12. 12 sóc sức khỏe thông minh của người dùng để bổ sung vào cơ sở dữ liệu về quản lý thông tin và trải nghiệm khách hàng. 2.5. Năng lực người dùng Khả năng của bản thân hay năng lực bản thân (Self-efficay) đề cập đến đánh giá của các cá nhân về hiệu quả hoặc năng lực của họ để thực hiện thành công một hành vi cụ thể (Bandura, 1977a). Khả năng của bản thân được đánh giá như một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức của cá nhân đối với công nghệ. Các nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực thông tin kiểm tra mối quan hệ của năng lực bản thân và ý định bảo vệ quyền riêng tư thông tin khi sử dụng ứng dụng di động và hành vi chia sẻ thông tin (ví dụ: Rodríguez-Priego et al., 2022; Wottrich et al., 2019; Kuttschreuter & Hilverda, 2019). Các nghiên cứu về vai trò của năng lực bản thân trong lĩnh vực công nghệ liên quan đến chăm sóc sức khỏe khá hạn chế, chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng của năng lực bản thân đối với thái độ và sự chấp nhận công nghệ chăm sóc sức khỏe (ví dụ: Rahman et al. (2016); Sun et al. (2013) Nghiên cứu hiện tại khám phá năng lực bản thân trong bối cảnh chăm sóc sức khỏe thông minh bằng cách điều tra tác động của khả năng sử dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe (HTSE) và sự tự tin kiểm soát sức khỏe (HSE) đến trải nghiệm người dùng và hành vi chia sẻ thông tin. Khả năng sử dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe là nhận thức của cá nhân về khả năng sử dụng các ứng dụng/thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh (chuyển thể từ Rahman et al. (2016)). Sự tự tin kiểm soát sức khỏe là niềm tin của các cá nhân về khả năng quản lý sức khỏe của họ (Lee et al., 2008; Oh et al., 2013). 2.6. Các nghiên cứu liên quan đến chủ đề tại Việt Nam Từ các nghiên cứu trước cho thấy trải nghiệm người dùng trong chăm sóc sức khỏe thông minh và hành vi chia sẻ trải nghiệm của họ chưa được chú ý khám phá tại thị trường Việt Nam. Các nghiên cứu gần đây chủ yếu đánh giá thách thức và tính khả thi khi áp dụng
  13. 13 chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số tại các bệnh viện (Chanh et al. (2023); Imamura et al., 2021); sự chấp nhận mHealth của bệnh nhân để điều trị bệnh (Tran, Nguyen, et al., 2018; Tran, Zhang, et al., 2018); sẵn sàng sử dụng mHealth để theo dõi COVID-19 (Nguyen et al.,2022). Do đó, nghiên cứu hiện tại khai thác khía cạnh trải nghiệm và chia sẻ để góp phần mang lại giá trị học thuật và thực tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại thị trường đang phát triển. 2.7. Cơ sở lý thuyết 2.7.1. Lý thuyết tính toán quyền riêng tư (Privacy Calculus Theory) Lý thuyết tính toán quyền riêng tư (Laufer & Wolfe, 1977) là một trong những cách tiếp cận phổ biến nhất để hiểu các tác động hình thành nên nhận thức về quyền riêng tư và hành vi tiết lộ thông tin của người dùng (Kang & Oh, 2021). Theo lý thuyết tính toán quyền riêng tư, các cá nhân cân nhắc lợi ích và rủi ro về việc tiết lộ thông tin cá nhân của họ. Nghiên cứu hiện tại mở rộng lý thuyết tính toán quyền riêng tư bằng cách khai thác các thành phần của lợi ích (cá nhân hóa, nhân tính hóa, sự thân thuộc) và rủi ro (sự an toàn và mất quyền riêng tư) khi cá nhân sử dụng các ứng dụng/thiết bị công nghệ để chăm sóc sức khỏe; đồng thời đánh giá vai trò trung gian của trải nghiệm người dùng đối với các lợi ích, rủi ro và hành vi chia sẻ thông tin về trải nghiệm. 2.7.2. Mô hình Kích thích – Quá trình – Phản ứng (Stimulus – Organism - Response Model) Mô hình Kích thích – Quá trình – Phản ứng (SOR) mô tả mối liên hệ giữa các kích thích môi trường và phản ứng hành vi được trung gian bởi phản hồi cảm xúc bên trong (Mehrabian & Russell, 1974). Mô hình SOR cũng chỉ ra rằng trải nghiệm người dùng là trung gian giữa các kích thích và phản ứng hành vi (Mehrabian & Russell, 1974). Dựa vào mô hình SOR, các yếu tố kích thích (S) bao gồm cá nhân hóa, nhân tính hóa, sự thân thuộc, sự an toàn, mất
  14. 14 quyền riêng tư và khả năng sử dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe. Trải nghiệm người dùng được giả định là quá trình (O) và phản ứng (R) là hành vi chia sẻ thông tin về trải nghiệm. 2.7.3. Lý thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory - SCT) Lý thuyết nhận thức xã hội (Bandura, 1977b, 1986, 2001; Bandura et al., 1999) cho rằng hành vi của con người hoạt động dưới sự tương tác qua lại giữa ba nhóm yếu tố bao gồm cá nhân (ví dụ: nhận thức, niềm tin, kỹ năng, cảm xúc), hành vi, và xã hội/môi trường. Những ảnh hưởng qua lại này có thể được chứng minh bằng cách sử dụng năng lực bản thân (self-efficacy) như một yếu tố cá nhân. Dựa vào lý thuyết nhận thức xã hội, nghiên cứu hiện tại điều tra năng lực bản thân là khả năng sử dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe thông minh và sự tự tin kiểm soát sức khỏe của cá nhân. Nó được xem như là yếu tố cá nhân liên quan đến hành vi (trải nghiệm và chia sẻ) trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thông minh. 2.8. Phát triển các giả thuyết và mô hình nghiên cứu 2.8.1. Các thành phần liên quan đến nhận thức lợi ích H1: Cá nhân hóa có tác động tích cực đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh H2: Nhân tính hóa có tác động tích cực đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh H3: Sự thân thuộc ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh 2.8.2. Các thành phần liên quan đến nhận thức rủi ro H4: Sự an toàn có tác động tích cực đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh H5: Mất quyền riêng tư có tác động tiêu cực cực đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh
  15. 15 2.8.3. Tác động của năng lực người dùng đối với trải nghiệm chăm sức khỏe thông minh H6: Khả năng sử dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm người dùng. 2.8.4. Ảnh hưởng của trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh đến hành vi chia sẻ thông tin H7: Trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh có tác động tích cực đến hành vi chia sẻ thông tin 2.8.5. Vai trò trung gian của trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh H8a: Trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh là trung gian mối quan hệ giữa cá nhân hóa và hành vi chia sẻ thông tin H8b: Trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh là trung gian mối quan hệ giữa nhân tính hóa và hành vi chia sẻ thông tin H8c: Trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh là trung gian mối quan hệ giữa sự thân thuộc và hành vi chia sẻ thông tin H8d: Trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh là trung gian mối quan hệ giữa sự an toàn và hành vi chia sẻ thông tin H8e: Trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh là trung gian mối quan hệ giữa mất quyền riêng tư và hành vi chia sẻ thông tin H8f: Trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh là trung gian mối quan hệ giữa khả năng sử dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe và hành vi chia sẻ thông tin 2.8.6. Tác động điều tiết của năng lực người dùng H9a: Khả năng sử dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe điều tiết tiêu cực mối quan hệ giữa cá nhân hóa và trải nghiệm người dùng
  16. 16 H9b: Khả năng sử dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe điều tiết tích cực mối quan hệ giữa sự an toàn và trải nghiệm người dùng H9c: Khả năng sử dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe điều tiết tích cực mối quan hệ giữa trải nghiệm và hành vi chia sẻ thông tin về trải nghiệm của người dùng. H10: Sự tự tin kiểm soát sức khỏe khỏe làm tăng tác động tích cực của trải nghiệm đến hành vi chia sẻ thông tin của người dùng. Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
  17. 17 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Qui trình nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo ba giai đoạn chính bao gồm nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Qui trình nghiên cứu được mô tả trong Hình 3.1. 3.2. Nghiên cứu định tính 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính Phỏng vấn sâu được thực hiện với ba chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, marketing và chăm sóc sức khỏe, bao gồm Chuyên viên kiểm định phần mềm (Công ty Samsung Việt Nam), Quản lý Marketing (Công ty Fossil Việt Nam) và Bác sĩ (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM). Phỏng vấn nhóm được tiến hành với mười hai người dùng có sử dụng ứng dụng/thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh.
  18. 18 Dữ liệu định tính được thu thập bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc. Đáp viên được mời tham gia phỏng vấn bằng phương pháp phát triển mầm. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành trực tiếp bởi nhà nghiên cứu và hai trợ lý (một người là thư ký, một người là quan sát viên). Mỗi cuộc phỏng vấn diễn ra trong khoảng 90 phút đến 120 phút. 3.2.2. Phân tích dữ liệu định tính Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nội dung có định hướng (directed content analysis) để phân tích dữ liệu định tính. Mục tiêu của cách tiếp cận này này là xác nhận hoặc mở rộng về mặt khái niệm của một khuôn khổ lý thuyết hoặc lý thuyết hiện có. Nghiên cứu nhằm cấu trúc các ý kiến của đáp viên dựa trên lý thuyết hiện có để xác định và khám phá các biến số liên quan đến trải nghiệm người dùng và hành vi chia sẻ về trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh, cũng như mối quan hệ giữa các biến. Do đó, phương pháp phân tích nội dung có định hướng được áp dụng. 3.3. Nghiên cứu định lượng 3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng 3.3.1.1. Qui trình chọn mẫu Qui trình chọn mẫu được chia thành năm bước: (1) Xác định đám đông nghiên cứu; (2) Chọn phương pháp thu thập dữ liệu; (3) Xác định kích thước mẫu; (4) Chọn phương pháp lấy mẫu; (5) Tiến hành chọn. 3.3.1.2. Thang đo nghiên cứu Mô hình nghiên cứu gồm cấu trúc bậc một và cấu trúc bậc hai. Thang đo các cấu trúc áp dụng từ các nghiên cứu trước và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của nghiên cứu hiện tại trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thông minh. Mỗi cấu trúc đo lường với thang đo Likert 7 điểm (từ 1 đến 7, với 1 là “Hoàn toàn không đồng ý” đến 7 là “Hoàn toàn đồng ý”).
  19. 19 Các cấu trúc bậc một được đo lường với thang đo kết quả (reflective): Cá nhân hóa kế thừa từ Liu and Tao (2022); Nhân tính hóa áp dụng từ Lu et al. (2019); Sự thân thuộc chuyển thể từ Thorbjørnsen et al. (2002); Sự an toàn áp dụng của O'Connor et al. (2021); Mất quyền riêng tư áp dụng từ Xu et al. (2011); Khả năng sử dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe kế thừa từ Rahman et al. (2016); và Hành vi chia sẻ trải nghiệm áp dụng từ Venkatesh et al. (2003). Trải nghiệm chăm sóc sức khỏe thông minh là một cấu trúc bậc hai với mối quan hệ kết quả (reflective) - nguyên nhân (formative), được áp dụng từ Verleye (2015). 3.3.1.3. Thiết kế bảng câu hỏi Bảng câu hỏi chính thức gồm bốn phần. Phần một: giới thiệu về chủ đề nghiên cứu, các ứng dụng/thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh và câu hỏi gạn lọc để chọn đúng đối tượng. Phần hai: hành vi sử dụng ứng dụng/thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh. Phần ba: các cấu trúc trong mô hình. Phần bốn: nhân khẩu học. 3.3.1.4. Thu thập dữ liệu Dữ liệu được thu thập tại Việt Nam vì tiềm năng phát triển chăm sóc sức khỏe thông minh tại thị trường này. Thành phố Hồ Chí Minh được chọn vì dẫn đầu trong cả nước về số dân và phát triển kinh tế. Dữ liệu thu thập trực tiếp với tỷ lệ 79.7% số mẫu. Điều tra viên cung cấp một mã QR để đáp viên truy cập vào bảng câu hỏi và trả lời. Dữ liệu thu thập trực tuyến chiếm 20.3% số mẫu. Đáp viên được chọn bằng phương pháp phát triển mầm. Khảo sát trực tuyến được gửi qua email và tin nhắn đính kèm liên kết để truy cập vào bảng câu hỏi. 3.3.2. Phân tích dữ liệu định lượng Dữ liệu nghiên cứu được phân tích bằng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (partial least squares structural equation modeling – PLS-SEM).
  20. 20 3.4. Kết quả nghiên cứu định tính Kết quả nghiên cứu định tính xác định năm yếu tố (cá nhân hóa, nhân tính hóa, sự thân thuộc, sự an toàn và khả năng sử dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe) tác động đến trải nghiệm và hành vi chia sẻ. Mất quyền riêng tư được cho là không có tác động và biến số này sẽ tiếp tục được kiểm tra lại trong nghiên cứu định lượng. Khả năng sử dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe điều tiết mối quan hệ giữa các đặc điểm của ứng dụng/thiết bị chăm sóc sức khỏe thông minh với trải nghiệm. Bên cạnh đó, khả năng sử dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe và sự tự tin kiểm soát sức khỏe có tác động đến mối quan hệ giữa trải nghiệm và hành vi chia sẻ trải nghiệm. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 4.1.1. Đánh giá mô hình đo lường kết quả (reflective measurement models) Kết quả phân tích từ 256 mẫu cho thấy Mất quyền riêng tư (LOP) còn 3 biến quan sát LOP1, LOP2 và LOP3 sau khi loại LOP4 (hệ số tải = 0.448 < 0.5). Các biến quan sát khác đều đạt yêu cầu với hệ số tải đạt từ 0.676 đến 0.904. Cronbach’s Alpha và độ tin cậy tổng hợp (CR) của các cấu trúc lớn hơn 0.7. Giá trị AVE lớn hơn 0.5, cụ thể là từ 0.534 đến 0.76; tỷ lệ HTMT đạt dưới 0.85. Do đó, mô hình đo lường các cấu trúc đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. 4.1.2. Đánh giá mô hình đo lường nguyên nhân (formative measurement model) Tất cả các biến quan sát có hệ số tải từ 0.757 đến 0.910, Cronbach’s Alpha và CR của CogX, HeX, SoPeX và PraX từ 0.784 đến 0.927. Giá trị AVE của các khía cạnh đạt từ 0.634 đến 0.809. Các khía cạnh của CX có tỷ lệ HTMT từ 0.841 đến 0.864 dưới ngưỡng 0.90, do đó đạt yêu cầu về giá trị phân biệt (Hair et al., 2019).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2