intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam

Chia sẻ: Bi Anh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:34

73
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày và phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ hướng đến quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Nghiên cứu để đưa ra những giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hướng đến quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam và các điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện đã được đề xuất một cách hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                   BỘ TÀI  CHÍNH     HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG  CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY VIỆT  NAM  Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9.34.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
  2. HÀ NỘI – 2018 CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Phản biện 1:..............................................................                      .............................................................. Phản biện 2:..............................................................                       .............................................................. Phản biện 3:..............................................................                       ..............................................................
  3. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện  họp tại Học viện Tài chính Vào hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm 20...... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện  Tài chính
  4. 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Kiểm soát nội bộ  (KSNB) là các qui định và các thủ  tục kiểm   soát do đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân   thủ pháp luật và các quy định, để ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa  gian lận, sai sót, phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn tài sản, thông  tin và hiệu quả hoạt động trong đơn vị. Về  lý luận, cho đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học,  bài viết được công bố  trên các sách báo, tạp chí… nghiên cứu về  KSNB trong DN nhưng các nghiên cứu này vẫn còn những quan   điểm khác biệt cần được làm sáng tỏ. Về thực tiễn, từ khi chuyển   sang nền kinh tế thị trường, các nhà quản lý DN Việt Nam đã quan  tâm hơn và ngày càng nhận thức rõ hơn về  tầm quan trọng của   KSNB đối với quản trị  DN. Tuy nhiên, quan điểm, nhận thức của   nhà quản trị, trong đó có nhà quản trị  trong các doanh nghiệp sản   xuất giấy (DNSXG) về  KSNB trong quản trị DN cũng còn những   điểm khác biệt và bất cập, mặt khác vẫn chưa có công trình khoa  học nào đi sâu nghiên cứu về  KSNB trong các DNSXG Việt Nam   hiện nay.  Từ  những phân tích trên cho thấy đề  tài của luận án: “Hoàn   thiện kiểm soát nội bộ  trong các doanh nghiệp sản xuất giấy   Việt Nam” có ý nghĩa thời sự, cần thiết về lý luận và thực tiễn.  2. Tổng quan tình hình nghiên cứu      NCS hệ thống hóa, phân tích tổng quan về các công trình, đề  án, đề  tài nghiên cứu có liên quan đến đề  tài luận án để  thấy rõ  kết quả đạt được của các nghiên cứu liên quan có thể tham khảo,  đồng thời thấy được điểm trống cần nghiên cứu làm rõ đối với   đề tài luận án của mình.  2.1. Các nghiên cứu về KSNB ở nước ngoài        Qua quá trình tra cứu và tham khảo nhiều tài liệu khác nhau   đối với các mảng vấn đề liên quan đến đề tài luận án, NCS nhận 
  5. 5 thấy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến KSNB  trong DN tại nhiều quốc gia trên thế giới đã được các cá nhân và  tập thể  tác giả  thực hiện trong thời gian vừa qua... Các nghiên  cứu đã chỉ  ra rằng, KSNB đã được quan tâm từ  năm 1900 trở  đi,  những nhận thức ban  đầu về  KSNB được hình thành gắn với  việc quản trị DN và gắn với phục vụ hoạt động kiểm toán nội bộ  và kiểm toán tài chính... Cho đến nay, hệ thống lý luận về KSNB   đã có được khung lý thuyết căn bản và đầy đủ, tuy nhiên cùng với   sự  biến đổi của môi trường kinh doanh, khả  năng tư  duy, nhận  thức thay đổi cũng đòi hỏi lý luận về  KSNB cần tiếp tục được  nghiên cứu bổ sung và phát triển chuyên sâu hơn nữa vào những   ngành nghề cụ thể.    2.2. Các nghiên cứu về KSNB ở trong nước 2.2.1. Các nghiên cứu về KSNB trong các giáo trình kiểm toán  của các trường Đại học        Ở  Việt Nam, lý luận về  KSNB trước hết được trình bày  trong các giáo trình Lý thuyết kiểm toán, giáo trình Kiểm toán tài  chính của các Trường Đại học khối kinh tế và mọt sô sách tham ̂ ́   khảo, chuyên khảo của các tác gia cũng đ̉ ề cập đến lý luạn chung ̂   ̀ ệ thông KSNB và nghiên c vê h ́ ứu về KSNB để phục vụ cho hoạt   động   kiểm   toán,   chưa   có   nhiều   tác   giả   viết   sách   tham   khảo,  chuyên khảo sâu về KSNB trong quản trị DN.  2.2.2. Các nghiên cứu về  KSNB công bố  trong các đề  tài khoa  học Qua tìm hiểu NCS được biết đã có các đề  tài   nghiên cứu  cấp  Bộ, đề tài nghiên cứu cấp ngành nghiên cứu về KSNB, điển hình  như: Đề tài “Xây dựng HTKSNB với việc tăng cường quản lý tài   chính tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam” của tác  giả Ngô Trí Tuệ và cộng sự (2004); Đề tài“Nâng cao chất lượng   công tác nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các tập   đoàn kinh tế  Nhà nước trong quá trình kiểm toán do Kiểm toán  
  6. 6 Nhà nước tiến hành”, do GS.TS Ngô Thế  Chi và TS Phạm Tiến  Hưng đồng chủ nhiệm thực hiện năm 2013… 2.2.3. Các nghiên cứu về  KSNB trong các luận án tiến sĩ, luận  văn thạc sĩ, bài viết đăng tạp chí      Có khá nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, bài viết đăng tạp  chí  nghiên cứu về  KSNB và HTKSNB  theo hướng tiếp cận  để  hoàn thiện KSNB và HTKSNB tại một DN hoặc một ngành, điển  hình như các nghiên cứu sau:  + Các luận án tiến sĩ nghiên cứu về  KSNB và HTKSNB, gồm:   Luạn án tiên si cua tác gia Nguyên Thu Hoài ̂ ́ ̃ ̉ ̉ ̃  (nam 2011 ̆ )  vềđề    tài“Hoàn thiẹn̂  HTKSNB  trong các  DNSX  xi mang thu ̆ ộc Tổng   công ty  xi mang Vi ̆ ẹt Nam ̂ ”;Luạn án tiên si cua tác gia Bùi Thi ̂ ́ ̃ ̉ ̉ ̣  Minh Haỉ  (nam 2012 ̆ )  vềđ   ề  tài  “Hoàn thiẹn HTKSNB ̂   trong các  doanh nghiẹp may m̂ ạc Vi ̆ ẹt Nam ̂ ”;  Luạn  ́ ̃ về   đề  tài  ̂ án tiên si “Hoàn thiện HTKSNB tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam” cua tác ̉   ̉ ̣ gia Nguyên Thi Lan Anh ( ̃ năm  2013);  Luạn án tiên si ̂ ́ ̃  về  đề  tài  “Hoàn thiẹn HTKSNB ̂ ̣   trong các  DN  ngành dich vu ky thu ̣ ̃ ạt dâu ̂ ̀  ̣ khí tai Vi ẹt Nam ̂ ̉ ̉ ” cua tác gia Nguyên Thanh Trang ( ̃ năm  2015);  Luạn án tiên si ̂ ́ ̃ về  đề  tài“Hoàn thiện  HTKSNB  tại cácDN trong   Tổng công ty đầu tư  phát triển nhà và đô thị”  cua tác gia Đinh ̉ ̉   Hoài Nam (năm 2016); Luận án tiến sĩ về đề tài “HTKSNB trong   các DN Bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay ” cua tác gia ̉ ̉  Nguyễn Thị Thu Hà (năm 2016); Luận án tiến sĩ về đề tài “Hoàn  thiện HTKSNB trong các DN chế  biến thủy sản Thanh hóa” cuả   ̉ tác gia Nguy ễn Thị Thu Phương ( năm 2016);  Luạn án ti ̂ ến sĩ về  đề  tài“Hoàn thiện  HTKSNB  tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam”   của tác giả Nguyễn Thanh Thuỷ (năm 2017)… + Các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về  KSNB và HTKSNB: C ó  khá nhiều các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về KSNB và HTKSNB.  Tuy nhiên,  các nghiên cứu  chỉ  dừng lại  ở  một số  lĩnh vực, hoặc  một quá trình, quy trình trong một đơn vị cụ thể… 
  7. 7 + Các bài viết đăng tạp chí nghiên cứu về  KSNB và HTKSNB:   Nhiều   bài   đăng  tạp   chí   chuyên   ngành   kế   toán,   kiểm   toán,   tài  chính…về    KSNB và HTKSNB, tuy nhiên chưa có  bài  về  KSNB  trong DNSXG Việt Nam hướng đến quản trị rủi ro. 2.3. Kết luận về  các nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận  án Sau khi nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước,  tác giả nhận thấy các công trình này đã góp phần quan trọng vào việc  xây dựng, hoàn thiện cả lý luận và thực tiễn về KSNB trong DN, tuy  nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn   diện cả  về  lý luận và thực tiễn về  KSNB trong  DN nhằm phòng  ngừa và quản lý rủi ro, đặc biệt đối với loại hình  DN  sản xuất  giấy (DNSXG). Từ khoảng trống này cho thấy đề tài luận án "Hoàn  thiện KSNB trong các DNSXG Việt Nam” mà tác giả  chọn nghiên  cứu là đề tài thực sự cần thiết, có tính thời sự.  3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án    Luận án nhằm hoàn thiện KSNB trong DN trên cả 2 giác độ lý  luận và thực tiễn. Đó là: + Hệ  thống hóa, làm rõ và bổ  sung lý luận về  KSNB trong DN  và các yếu tố KSNB hướng đến quản trị rủi ro (QTRR) trong DN; + Trình bày và phân tích, đánh giá thực trạng KSNB hướng đến  QTRR  trong các  DNSXG Việt Nam  hiện nay,  chỉ  rõ những kết  quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; +  Nghiên   cứu   để   đưa   ra   những   giải   pháp   hoàn   thiện  KSNB  hướng đến QTRR trong các DNSXG Việt Nam và các điều kiện  để thực hiện các giải pháp hoàn thiện đã được đề xuất một cách  hiệu quả.   4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Nghiên cứu cơ  sở  lý luận về  KSNB và các yếu tố  KSNB hướng   đến QTRR trong DN. 
  8. 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án + Nghiên cứu lý luận về  KSNB trong DN, khảo sát về  KSNB  trong các DNSXG Việt Nam. + Về  không gian: Tập trung khảo sát DNSXG Việt Nam có  công suất 10.000 tấn/năm trở lên. + Về thời gian: Từ năm 2015 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận án 5.1. Cơ sở phương pháp luận: Chủ  nghĩa duy vật biện chứng và  duy vật lịch sử. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể (*) Phương pháp thu thập tài liệu:  + Thu thập tài liệu trong và ngoài nước, chỉ ra vấn đề đã nghiên  cứu và khoảng trống của luận án. +  Nghiên cứu  lý luận về  QTRR,  KSNB và KSNB  hướng  đến  QTRR trong DN.    + Xây dựng  phiếu khảo sát và gửi    đến các nhà lãnh đạo, kế  toán trưởng, trưởng BKS, KTNB và các nhân viên tại các DNSXG  Việt Nam. + Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, kế  toán trưởng, trưởng BKS,  KTNB tại các DNSXG Việt Nam. + Nghiên cứu, khảo sát các hồ sơ, tài liệu về KSNB và quan sát  tại các DNSXG Việt Nam. (*) Phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin:      Tổng hợp, phân loại kết quả  khảo sát từ  các  Phiếu khảo sát và  kết quả  phỏng vấn trực tiếp, khảo sát hồ sơ, quan sát thực tế tại  các DNSXG. (*) Phương pháp phân tích, diễn giải: Phân tích, đối chiếu giữa  lý luận và thực trạng, chỉ rõ ưu điểm và hạn chế để làm cơ sở đưa  ra giải pháp hoàn thiện KSNB tại các DNSXG Việt Nam.  6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án  
  9. 9 6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học:        Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung làm rõ thêm những vấn đề  lý luận về  KSNB và  các yếu tố  KSNB hướng đến QTRR  trong  DN. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn       Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng KSNB, đề xuất giải  pháp hoàn thiện  các yếu tố  KSNB  hướng  đến QTRR trong các  DNSXG Việt Nam.  7. Kết cấu của luận án  Ngoài mở đầu, kết luận, các danh mục tài liệu và phụ lục, luận  án gồm 03 chương sau: + Chương 1:  Lý luận chung về  kiểm soát nội bộ  trong doanh   nghiệp.  +  Chương   2:  Thực   trạng  kiểm   soát   nội   bộ   trong   các   doanh  nghiệp sản xuất giấy Việt Nam. + Chương 3: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp  sản xuất giấy Việt Nam. 
  10. 10 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ  TRONG DOANH NGHIỆP 1 KHÁI QUÁT VỀ  QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VÀ QUẢN  TRỊ RỦI RO TRONG DN 1.1 Khái quát về quản lý và kiểm soát  1.1.1 Khái quát về quản lý  Luận án đã trình bày và phân tích rõ nét về  khái niệm quản lý  theo các tác giả  Koontz, O’Donnell và Heinr Weihrich, James H.  Donnelly và các cộng sự, John F. M, GS.TS Nguyễn Quang Quynh,   Stoner và Robbins…, từ đó kết luận quản lý là một quá trình diễn  ra liên tục, nhằm phân bổ và sử  dụng các nguồn lực trong đơn vị,  tổ chức bằng các chức năng quản lý điển hình để đạt được những  mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả nhất. 1.1.2 Khái quát về kiểm soát               Luận án đã trình bày và phân tích rõ nét khái niệm kiểm soát   theo   quan   điểm   của   tác   giả,   gồm:   Henri   Fayol,   GS.TS   Nguyễn   Quang Quynh,…từ  đó kết luận: Kiểm soát là một chức năng quan  trọng của quá trình quản lý, được thiết lập và thực hiện nhằm đạt  được mục tiêu của đơn vị, tổ chức. 1.2 Khái quát chung về QTRR trong DN 1.1.1.2. Khái niệm, tác dụng QTRR trong DN Có nhiều quan điểm về  QTRR, quan điểm của tổ  chức COSO  về  QTRR được các nhà khoa học và tổ  chức chấp nhận phổ  biến   đó là: QTRR trong DN là “một quy trình được thiết lập bởi HĐQT,  ban quản lý và các cán bộ  có liên quan khác áp dụng trong quá   trình xây dựng chiến lược của DN, xác định những sự  vụ  có khả   năng xảy ra gây ảnh hưởng đến DN đồng thời quản lý rủi ro trong   phạm vi cho phép nhằm đưa ra mức độ  đảm bảo trong việc đạt   được mục tiêu của DN”
  11. 11 QTRR giúp DN đánh giá, phân tích được các RR có thể đến từ  các nhân tố  nội tại, từ  môi trường bên ngoài trong quá trình hoạt  động của DN, qua đó giúp đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp.  1.2.1 Phương thức, biện pháp, quy trình QTRR trong DN (*)  Phương thức  QTRR:  DN có thể  áp dụng 2 phương thức  QTRR chủ động; QTRR thụ động. (*) Các biện pháp QTRR: Né tránh rủi ro; Chấp nhận rủi ro; Tự  bảo hiểm; Ngăn ngừa thiệt hại; Giảm bớt thiệt hại; Chuyển dịch  rủi ro;… (*) Quy trình  QTRR, gồm:  Xác định mục tiêu  và bối cảnh RR  xảy ra; Nhận diện RR; Đánh giá RR; Xác định các biện pháp  ứng  phó với RR; Các hoạt động kiểm soát RR; Giám sát và báo cáo. 2 KHÁI QUÁT VỀ KSNB TRONG DN 2.1 Khái niệm và nguyên tắc thiết kế và thực hiện  kiểm soát nội bộ trong DN 2.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ  Có nhiều quan điểm về  KSNB, NCS đồng thuận cao với khái  niệm của COSO kết hợp với sự  phát triển của các nhà khoa học,   đặc biệt tác giả  Robert R. Moeller và  Ủy ban BASEL về  KSNB  trong đơn vị, tổ  chức. Qua đó, có thể  khái quát hóa về  KSNB như  sau:   (1)   KSNB   là   một   quá   trình;  (2)  Ba   mục   tiêu   chủ   yếu  của  KSNB là: BCTC;  Sự  tuân thủ  và mục tiêu về  hoạt động;  (3)  Các  đơn vị phải thiết kế và thực hiện các chính sách, thủ tục, nội quy,  quy chế KS để  bảo vệ tài sản, thực hiện được sứ mệnh, mục tiêu   và kết quả của đơn vị, đảm bảo tính chính trực và giá trị đạo đức ;  (4) KSNB trong đơn vị  gắn liền với QTRR…; (5) KSNB chỉ  đảm  bảo tính hợp lý cho nhà quản lý. 2.1.2 Nguyên tắc thiết kế và thực hiện KSNB           Việc thiết kế  và thực hiện KSNB trong DN phải theo 3   nguyên   tắc   chủ   yếu   là:  “phân   công,   phân   nhiệm”;   “bất   kiêm  nhiệm”;   “phê   chuẩn,   ủy   quyền”  và   một   số   nguyên   tắc  khác: 
  12. 12 Nguyên tắc “4 mắt”;  “cân nhắc lợi ích, chi phí”; “chứng từ và sổ  sách kế  toán đầy đủ”;  Nguyên tắc  “bảo vệ  an toàn  tài sản vật  chất và sổ  sách”;  Nguyên tắc  “kiểm tra độc lập”;  Nguyên tắc  “phân tích rà soát”. 2.2 Các yếu tố  cấu thành của KSNB trong  DN  và  hạn chế cố hữu của KSNB  2.2.1 Các yếu tố cấu thành của KSNB trong DN Luận án đã trình bày rõ các quan điểm khác nhau và kết luận rõ:  Cách    tiếp cận KSNB gồm 5 yếu tố  cấu thành,  là: Môi trường  kiểm soát (MTKS); Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông  tin và truyền thông; Hoạt động giám sát là phù hợp với thực tiễn  KSNB của DN trong nền kinh tế   thị  trường vì  đã  chú trọng đến  QTRR.   2.2.2 Hạn chế cố hữu của KSNB trong DN Những  hạn chế  cố  hữu của KSNB có khả  năng xuất phát từ:  Mối quan hệ  giữa chi phí và lợi ích; Nhân tố  con người; tầm bao   quát của hệ thống; sự biến đổi của môi trường. Do vậy, nhà quản  trị DN phải có biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ những  hạn chế này. 2.3 Mối liên hệ giữa KSNB với QTRR trong DN   + Khi xây dựng các mục tiêu KSNB, DN phải    nhận dạng  được nguy cơ  RR để  đưa ra  các giải pháp để  QTRR, nhằm giúp  DN có thể  ngăn ngừa và giảm thiểu các RR có thể xảy ra gây nên  những ảnh hưởng bất lợi tới các mục tiêu của KSNB. + Khi xây dựng các mục tiêu KSNB, DN  phải xem xét, nhận  dạng và phân tích nguy cơ  RR cụ  thể   ở  mức độ  toàn DN và từng  hoạt động cụ thể. 
  13. 13 3 CÁC YẾU TỐ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DN 3.1 Môi trường kiểm soát hướng đến QTRR trong  DN MTKS  hướng đến QTRR gồm các yếu tố  hướng đến QTRR:   Triết lý và cách thức điều hành của nhà quản lý; Tính trung thực và  các giá trị  đạo đức;  Cơ  cấu tổ  chức; Các cam kết về  năng lực;  Năng lực của HĐQT, BGĐ  và bộ  phận quản lý RR;  Chính sách  nhân sự, tiền lương, thưởng; Văn hóa trong DN hướng đến QTRR. 3.2 Đánh   giá   rủi   ro  hướng   đến   quản   trị   rủi   ro  trong DN    Lãnh đạo và CBCNV phải nhận thức đúng các loại RR trong DN;  Nhận diện cụ  thể  RR  trong hoạt động dài hạn và ngắn hạn đối  với từng hoạt động, theo cấp độ  để quyết định mức độ  RR có thể  chấp nhận; thiết lập phương pháp QTRR phù hợp. 3.3 Hoạt động KS hướng đến QTRR trong DN Hoạt động KS hướng đến QTRR, gồm: (*) Chọn lựa và xây dựng các biện pháp kiểm soát để  có khả  năng đảm bảo RR  ở  mức chấp nhận được, gồm: Phòng (né) tránh  RR; hạn chế RR; chuyển giao hoặc phân tán RR; chấp nhận RR... (*) Lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát theo hướng   sử dụng công nghệ thông tin. (*) Triển khai các hoạt động kiểm soát RR thông qua hệ thống  chính sách và thủ tục. (*)  Thiết kế  các chính sách và thủ  tục kiểm soát   RR  đối với  từng loại RR, từng loại hoạt động. 3.4 Thông tin và truyền thông hướng đến quản trị  rủi ro trong DN (*) Hệ thống thông tin hướng đến QTRR, gồm: Thông tin về tài  chính, kế  toán, thông tin về  sự  tuân thủ  và thông tin về  mọi hoạt 
  14. 14 động để cảnh báo nguy cơ RR, nhận diện và đánh giá RR để  đưa   ra biện pháp ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời. * Truyền thông hướng đến QTRR, gồm: Trao đổi thông tin hai  chiều  liên  tục,  kịp  thời  giữa  DN   với  CBCNV   trong  DN  và  chú  trọng truyền thông tin ra bên ngoài một cách đầy đủ, kịp thời  nhằm  tác động tích cực đến môi trường bên ngoài DN. 3.5 Hoạt  động giám  sát hướng   đến  QTRR   trong  DN Hoạt động giám sát hướng đến QTRR trong DN, gồm: Thiết kế  và thực hiện hoạt động giám sát hướng đến QTRR trong DN; Giám  sát việc thực hiện các biện pháp ứng phó với RR đã xây dựng, lựa   chọn và cải tiến KSNB hướng đến QTRR. 4 KINH NGHIỆM VỀ  KIỂM SOÁT NỘI  BỘ  TRONG  DOANH NGHIỆP TẠI MỘT SỐ  NƯỚC TRÊN THẾ  GIỚI   VÀ   BÀI   HỌC   KINH   NGHIỆM   CHO   CÁC  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM  Luận án đã trình bày và phân tích khái quát  về  kinh nghiệm  chủ  yếu  về  KSNB hướng tới QTRR của Mỹ, Nhật Bản, từ đó   rút ra 10 bài học kinh nghiệm cụ thể cho các DN Việt Nam. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1   Chương 1  đã  hệ  thống hóa và  làm rõ  lý  luận   cơ   bản  về   quản   lý,   kiểm   soát   và  QTRR trong DN, khái quát về KSNB, 5 yếu  tố  cấu thành của KSNB hướng đến QTRR  trong DN. Nội dung chương 1 đủ  cơ  sở  để  nghiên   cứu   thực   trạng   KSNB   và   đề   xuất  giải   pháp   hoàn   thiện   KSNB   hướng   đến 
  15. 15 quản   trị   rủi   ro   trong   các   DNSXG   Việt  Nam.
  16. 16 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ  TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY VIỆT  NAM 5 SƠ  LƯỢC VỀ  NGÀNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC  RỦI RO THƯỜNG GẶP  ĐỐI VỚI  DOANH NGHIỆP  SẢN XUẤT GIẤY 5.1 Sơ lược về ngành sản xuất giấy Luận án đã khái quát về  sự  hình thành, phát triển ngành SXG   trên thế giới và tại Việt Nam, nêu rõ quy trình SXG và đặc thù của   ngành SXG. 5.2 Các RR thường gặp đối với các DNSXG Các DNSXG có các RR thường gặp và rủi ro đặc thù, cụ  thể  như  : RR kinh tế; RR tài chính (RR lãi suất và RR tỷ  giá); RR từ  thuế xuất, nhập khẩu; RR cạnh tranh; RR nguồn nhân lực; RR về  pháp luật; RR về nguyên liệu và Rủi ro khác.  6 KHÁI QUÁT VỀ  CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT  GIẤY VIỆT NAM 6.1 Sơ   lược   về   quá   trình   hình   thành,   phát   triển  của các DNSXG Việt Nam    Luận án đã khái quát về  sự  hình thành, phát triển và thành tựu   của các DNSXG Việt Nam. 6.2 Một số đặc điêm cua DNSXG Vi ̉ ̉ ệt Nam     Các DNSXG Việt Nam hiện nay có những đặc điểm như: Đang  đối mặt với sự  cạnh tranh và áp lực kinh doanh cao; Có trình độ  công nghệ  còn lạc hậu,  năng lực sản xuất thấp; Còn phụ  thuộc  vào bột giấy nhập khẩu; ...
  17. 17 7 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ  CỦA KSNB HƯỚNG  ĐẾN QTRR TRONG CÁC DNSXG VIỆT NAM HIỆN   NAY 7.1 Thực trang môi tru ̣ ̛ơng kiêm soát h ̀ ̉ ướng  đến  QTRR tai các DNSXG Vi ̣ ệt Nam hiện nay 7.1.1 Thực trạng về triết lý và cách thức điều hành của nhà   quản  lý  hướng  tới  QTRR  tại các  DN  sản  xuất  giấy   Việt Nam hiện nay                      Đa phần lãnh đạo các DNSXG Việt Nam đã nhận thức được sự  cần thiết của việc xác định triết lý, cách thức điều hành của nhà  quản lý hướng tới QTRR, tuy nhiên vẫn còn không ít lãnh đạo chua̛   tìm hiêủ  đây đu vê KSNB h ̀ ̉ ̀ ướng đến QTRR.  7.1.2 Thực trạng về  đảm bảo và duy trì tính chính trực và   các giá trị  đạo đức trong DN hướng tới QTRR tại các   DNSXG Việt nam hiện nay                             Các DNSXG Việt Nam đã chú trọng đến việc đảm bảo chuyên  môn,   nghiệp   vụ,  phẩm   chất   đạo   đức  của   CBCNV  bằng   tuyên  truyền, hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng , tuy nhiên mức độ  đảm  bảo tại các DN còn có sự khác nhau. 7.1.3 Thực trạng về  việc đảm bảo cơ  cấu tổ  chức hướng   đến QTRR tại các DNSXG Việt nam hiẹn nay                 ̂ Nhiều  DNSXG Việt Nam đã xây dựng được cơ  cấu quản lý  hợp lý, tuy nhiên, hầu hết các DNSXG Việt Nam chưa có bộ phận  QTRR riêng biệt, chưa quy định rõ về trách nhiệm QTRR. 7.1.4 Thực trạng  đảm bảo cam kết về  năng lực hướng tới   QTRR tại các DNSXG Việt nam hiện nay                   Một   số   DNSXG   Việt   Nam   đã   chú   ý   cam   kết   nhưng   nhiều   DNSXG Việt nam chưa cam kết về  việc đảm bảo năng lực từng  thành viên của HĐQT, BGĐ phù hợp với trách nhiệm QTRR.
  18. 18 7.1.5 Thực trạng về  việc đảm bảo  năng lực của các thành   viên của HĐQT, BGĐ hướng tới QTRR tại các DNSXG   Việt nam hiện nay          Tại một số  DNSXG Việt Nam đã đảm bảo  năng lực của các  thành viên của HĐQT, BGĐ hướng tới QTRR, tuy nhiên còn không   ít DNSXG Việt Nam chưa đủ năng lực, chưa đủ  số lượng và năng  lực của các thành viên HĐQT, BGĐ phù hợp với QTRR. 7.1.6 Thực   trạng   về   chính   sách   nhân   sự   và   tiền   lương,   thưởng hướng đến QTRR  tại các  DN  sản xuất giấy   Việt Nam hiện nay    Các DNSXG Việt Nam đều đã xây dựng chính sách nhân sự, tiền  lương, tiền thưởng, tuy nhiên đa phần các DN chưa xây dựng được  chính sách nhân sự, tiền lương, tiền thưởng gắn kết cụ thể với kết  quả QTRR trong DN. 7.1.7 Thực trạng về  việc xây dựng văn hóa DN hướng đến   QTRR tại DNSXG Việt Nam hiện nay Nhiều DNSXG Việt Nam đã chú trọng đến công tác văn hóa  trong DN nhưng chưa chú trọng đến xây dựng văn hóa DN để đảm  bảo không khí và tinh thần làm việc trong DN theo hướng QTRR. 7.2 Thực trang ̣  đánh giá rui ro t ̉ ại các DNSXG Việt  Nam hiện nay 7.2.1 Thực trang nh ̣ ận thức của lãnh đạo và CBCNV về  rủi   ro trong DN hướng đến quản trị rủi ro tại các DN sản   xuất giấy Việt Nam hiện nay Nhiều lãnh  đạo  DNSXG  Việt Nam  đã nhận thức  được  tầm  quan trọng của hoạt động  QTRR,  tuy nhiên có một số  lãnh đạo  DNSXG   Việt   Nam   chưa  nâng   cao   nhận   thức   của   lãnh   đạo   và  CBCNV về rủi ro.
  19. 19 7.2.2 Thực trang nh ̣ ận diện cụ  thể  rủi ro trong hoạt động   dài hạn và ngắn hạn mà DN có thể  gặp phải hướng   đến quản trị rủi ro tại các DN sản xuất giấy Việt Nam   hiện nay Nhiều  DNSXG  Việt Nam  đã  nhận diện  RR  trong hoạt động  của DN trong dài hạn và ngắn hạn, nhưng vẫn còn  có  DNSXG  Việt Nam chưa nhận diện và đánh giá rủi ro trong hoạt động của  DN. 7.2.3 Thực trang ṿ ề  phân tích và đánh giá RR hướng đến   quản  trị  rủi ro tại  các DN  sản  xuất giấy  Việt  Nam   hiện nay Nhiều DNSXG Việt Nam đã nhận diện và đánh giá RR để đưa  ra biện pháp kiểm soát phù hợp, tuy nhiên vẫn còn nhiều DN chưa  yêu cầu CBCNV  ở tưng vi trí phai viêt báo cáo đinh ky và báo cáo ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̀   ́ ̛ơng vê bât thu ̀ ̀ kết quả phát hiẹn, phân tích đinh lu ̂ ̣ ̛ơng các  ̣ RR để có  căn cứ đê xuât các bi ̀ ́ ện pháp khăc phuc ́ ̣ , phòng ngừa RR kịp thời.  7.3 Thực   trạng   hoạt   động   kiểm   soát   tại   các  DNSXG Việt Nam hiện nay 7.3.1 Thực trang ch ̣ ọn lựa và xây dựng các biện pháp kiểm   soát có khả  năng đảm bảo rủi ro đến mức chấp nhận   được hướng đến quản trị  rủi ro tại các DN sản xuất   giấy Việt Nam hiện nay Đã có DNSXG Việt Nam thực hiện nhận diện và đánh giá RR  tuy nhiên chưa có nhiều DNSXG Việt Nam coi trọng xây dựng các  phương án xử  lý  RR  phù hợp,  chưa  quan tâm đúng mức đến  xác  định“rủi ro chấp nhận được” trong kiểm soát, quản lý RR.
  20. 20 7.3.2 Thực  trang ̣ chọn   lựa  xây   dựng  các  hoạt   động  kiểm   soát   RR   theo   hướng   sử   dụng   công   nghệ   thông   tin   hướng đến quản trị  rủi ro tại các DN sản xuất giấy   Việt Nam hiện nay Hầu hết các DNSXG Việt Nam đã chú trọng  ứng dụng công  nghệ, tuy nhiên  chưa thực hiện đầy đủ  việc sử  dụng công nghệ  thông tin trong chọn lựa xây dựng các hoạt động kiểm soát rủi ro. 7.3.3 Thực trang ṭ riển khai các hoạt động KSRR thông qua   chính sách và thủ tục KS hướng đến quản trị rủi ro tại   các DN sản xuất giấy Việt Nam hiện nay     Một số  DNSXG Việt Nam chưa quan tâm chọn lựa và thiết lập  các chính sách và thủ tục kiểm soát RR phù hợp với phương án xử  rủi ro. 7.3.4 Thực   trang ̣   việc   thiết   kế   các   chính   sách   và   thủ   tục   kiểm soát rủi ro đối với từng loại rủi ro hay từng loại   hoạt động trong DN hướng đến quản trị rủi ro tại các   DN sản xuất giấy Việt Nam hiện nay Chỉ một số ít DNSXG Việt Nam đã chọn lựa và thiết lập chính  sách và thủ  tục kiểm soát RR đối với từng loại RR hay từng hoạt  động trong DN, còn đa phần các DNSXG Việt Nam chưa chú trọng. 7.4 Thực   trang ̣   thông   tin   và   truyên ̀   thông  hướng  đến QTRR tai các DN s ̣ ản xuất giấy Việt Nam hiện   nay 7.4.1 Thực trang thông tin  ̣ hướng đến QTRR tai các DN s ̣ ản   xuất giấy Việt Nam hiện nay (*)  Thực trang h ̣ ệ  thống thông tin kế  toán hướng đến QTRR:   Các DNSXG Việt Nam đã thiết lập hẹ thông k ̂ ́ ế toán theo quy định,  tuy nhiên  một số  DNSXG Việt Nam  hiện nay chưa đáp  ưng đu ́ ̉  nhân sự có trình độ chuyên môn tốt cho kế toán, do vậy chưa cảnh  báo rủi ro.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2