Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối liên hệ giữa phát triển bền vững xã hội và hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng, vai trò trung gian của liên kết trong chuỗi cung ứng trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài "Mối liên hệ giữa phát triển bền vững xã hội và hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng, vai trò trung gian của liên kết trong chuỗi cung ứng trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam" là Xác định mối quan hệ giữa phát triển bền vững về mặt xã hội và hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng, vai trò trung gian của sự liên kết trong chuỗi cung ứng; kiểm tra tác động của PTBVXH trên ba khía cạnh của sự liên kết trong chuỗi cung ứng; các định mối quan hệ giữa sự liên kết trong chuỗi cung ứng với hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối liên hệ giữa phát triển bền vững xã hội và hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng, vai trò trung gian của liên kết trong chuỗi cung ứng trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------- DƯƠNG NGỌC HỒNG MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG, VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA LIÊN KẾT TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 9340101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Đông Phong 2. PGS. TS. Bùi Thanh Tráng Thành phố Hồ Chí Minh – 2022
- ii Công trình được hoàn thành tại: ...................................................................................... Người hướng dẫn khoa học: ......................................... (ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vị) Phản biện 1: .................................................................. ...................................................................................... Phản biện 2: .................................................................. ...................................................................................... Phản biện 3: .................................................................. ...................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại ......................................................... ...................................................................................... Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm thấy luận án tại thư viện: …………….………………………………………… (ghi tên các thư viện nộp luận án)
- 1 CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Trên thế giới, các nhà lãnh đạo và nhà quản lý tại các công ty lớn đang quan tâm và hướng đến việc phát triển bền vững. Nhiều tác giả chỉ ra rằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt tại khu vực Châu Á, phát triển bền vững hiện vẫn đang hạn chế và chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu (Gugler và Shi, 2009). Hơn nữa, các công ty đa quốc gia phần lớn hoạt động tại các nước đang phát triển. Các vấn đề về xã hội trong chuỗi cung ứng là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất ở các quốc gia này. Tuy nhiên, các nhà quản lý không dành nhiều sự quan tâm đến việc tìm hiểu và giải quyết. Bên cạnh đó, việc áp dụng các tiêu chuẩn xã hội để đo lường hiệu quả hoạt động liên quan đến môi trường, tài chính và xã hội hầu như không được thực hiện, đặc biệt là trong chuỗi cung ứng (Torugsa, O'Donohue, & Hecker, 2013; Hutchins và Sutherland, 2008). Do đó, nhiều học giả cho rằng lĩnh vực này cần được nghiên cứu sâu hơn để tìm được những giải pháp triệt để liên quan đến phát triển bền vững về mặt xã hội tại các quốc gia này. Tác giả nhận thấy cần phải có một nghiên cứu về tác động của phát triển bền vững tại Việt Nam. Thứ nhất, như đã đề cập ở trên, tác giả nhận thấy sự cần thiết về một nghiên cứu chuyên sâu: mối liên hệ của phát triển bền vững xã hội (PTBVXH) và hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng với vai trò trung gian của sự liên kết, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển. Trong thời gian gần đây, với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng và thực hiện các chiến lược thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Chính phủ và Nhà nước đã ban hành một số chính sách và chương trình nhằm nâng cao nhận thức, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh
- 2 bền vững. Do đó, nghiên cứu của tác giả xem xét các vấn đề chính: (1) PTBVXH ảnh hưởng như thế nào sự liên kết và hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng? (2) Sự liên kết trong chuỗi cung ứng (nội bộ, nhà cung cấp, và khách hàng) có tác động như thế nào đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng? (3) Sự liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng làm trung gian cho mối quan hệ giữa tính bền vững xã hội và hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng như thế nào? Thông qua việc xem xét các vấn đề trên, nghiên cứu của chúng tôi sẽ mang đến những đóng góp về mặt học thuật cũng như thực tiễn, trong bối cảnh tại các nền kinh tế đang phát triển. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1. Xác định mối quan hệ giữa phát triển bền vững về mặt xã hội và hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng, vai trò trung gian của sự liên kết trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu 2. Kiểm tra tác động của PTBVXH trên ba khía cạnh của sự liên kết trong chuỗi cung ứng: nội bộ, khách hàng, và nhà cung cấp. Mục tiêu 3. Xác định mối quan hệ giữa sự liên kết trong chuỗi cung ứng với hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1. PTBVXH sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng với vai trò trung gian của sự liên kết trong chuỗi cung ứng như thế nào? Câu hỏi 2. PTBVXH ảnh hưởng như thế nào đến sự liên kết trong chuỗi cung ứng (nội bộ, nhà cung cấp, và khách hàng)? Câu hỏi 3. Sự liên kết trong chuỗi cung ứng ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng?
- 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu Nghiên cứu này được chia thành hai giai đoạn: (1) Nghiên cứu thí điểm, và (2) Nghiên cứu chính. Các biến quan sát liên quan đến PTBVXH trong chuỗi cung ứng được điều chỉnh từ nghiên cứu của Mani và cộng sự, (2016) và Mani & Agrawal (2015). Ngoài ra, các biến quan sát từ một nghiên cứu trước của Jajja, Chatha, & Farooq (2018) đã được sử dụng để đo lường Sự liên kết trong chuỗi cung ứng, bao gồm Sự liên kết với nhà cung cấp, nội bộ, và khách hàng. Đối với hiệu quả hoạt động khách hàng, hiệu quả hoạt động nhà cung cấp, và hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng, tác giả đã sử dụng các biến quan sát từ nghiên cứu của Mani, Jabbour và Mani (2020). Bên cạnh đó, tác giả đã thực hiện khảo sát kết hơp trực tuyến và trực tiếp với các nhân viên điều hành và nhà quản lý tại các công ty ở Việt Nam. Dữ liệu của nghiên cứu này được lấy từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2021; đối tượng khảo sát là các công ty vừa, nhỏ và lớn tại Việt Nam, các công ty đa phần tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có những khu công nghiệp và khu chế xuất lớn. Tất cả các công ty phải có ít nhất 4-5 năm hoạt động trong chuỗi cung ứng. Tác giả đã áp dụng các tiêu chí này nhằm đảm bảo các công ty đều có thời gian hoạt động lâu dài cũng như có những kiến thức liên quan đến PTBVXH. 1.5 Đóng góp nghiên cứu 1.5.1 Đóng góp lý thuyết Kết quả của nghiên cứu sẽ làm rõ những lý thuyết liên quan đến PTBVXH tại các quốc gia đang phát triển. Thứ nhất, kết quả của nghiên cứu giải thích sâu hơn những khái niệm về PTBVXH trong chuỗi cung ứng và chứng minh rằng PTBVXH sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng một cách đáng kể. Thứ hai, nghiên
- 4 cứu này có thể là nghiên cứu đầu tiên điều tra về mối liên hệ giữa PTBVXH và hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng tại các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở Việt Nam. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng sự liên kết với khách hàng không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng trong chuỗi cung ứng. Việc này có thể lý giải là do có sự khác biệt trong nhận thức và kiến thức quản lý giữa nhân viên điều hành và nhà quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ thu hẹp được khoảng trống bằng cách giải thích các khía cạnh khác nhau của phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Kết quả chứng minh rằng nếu công ty thường xuyên đóng góp, hỗ trợ tích cực vào các hoạt động xã hội, từ thiện tại địa phương, cũng như nâng cao đời sống cho nhân viên, thì công ty sẽ dễ dàng nâng cao được danh tiếng và uy tín. Khách hàng cũng sẵn sàng mua các sản phẩm và dịch vụ đến từ các công ty đã và đang thực hiện cam kết về phát triển bền vững. Hơn nữa, các công ty có thể khuyến khích các nhà cung cấp cũng như khách hàng của họ cùng chung tay hành động, nâng cao ý thức về tầm quan trọng của việc phát triển bền vững. 1.5.2 Đóng góp thực tiễn Trước hết, các nhà quản lý nên quan tâm đến việc nâng cao sự liên kết trong chuỗi cung ứng, bao gồm sự liên kết với nhà cung cấp, khách hàng và nội bộ công ty. Hơn nữa, nghiên cứu chứng minh rằng tùy vào từng lĩnh vực và ngành nghề cụ thể, sự liên kết sẽ có sự thay đổi, không đồng nhất với nhau. Vì vậy, nhà quản lý cần phải có những chính sách cũng như giải pháp cụ thể phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty. Ngoài ra, nghiên cứu giúp các nhà quản lý giải quyết các vấn đề về PTBVXH một cách hiệu quả. Kết quả nghiên cứu khuyến khích các nhà quản lý nên tăng cường các phúc lợi và nâng cao điều kiện làm
- 5 việc của nhân viên trong công ty cũng như đóng góp cho các hoạt động xã hội và thiện nguyện tại địa phương. Cuối cùng, nghiên cứu này cung cấp hướng dẫn quan trọng cho các nhà quản lý về lợi lích của phát triển bền vững và tác động của phát triển bền vững lên hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng. CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương này sẽ đề cập đến những lý thuyết được trình bày trong nghiên cứu nhằm làm rõ khoảng trống nghiên cứu. Bên cạnh đó, những lý thuyết nền tảng liên quan đến phát triển bền vững, sự liên kết, và hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng sẽ được đề cập trong phần này. Ngoài ra, những giả thuyết và mô hình nghiên cứu sẽ được tác giả đề nghị ở cuối chương. 2.1 Lý thuyết chính 2.1.1 PTBVXH trong chuỗi cung ứng Nhiều tác giả giải thích rằng PTBVXH đề cập đến việc giải quyết các sản phẩm và dịch vụ trong chuỗi cung ứng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn, sức khỏe và quyền lợi của tất cả thành viên tham gia (Tate, Ellram, & Kirchoff, 2010; Giannakis & Papadopoulos, 2016; Castka & Corbett, 2016). Trong những năm gần đây, các chuyên gia và nhà nghiên cứu trên thế giới đang có xu hướng quan tâm nhiều hơn về việc PTBVXH trong chuỗi cung ứng (Lu và cộng sự, 2012; Mani, Gunasekaran, & Delgado, 2018). Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng có liên quan trực tiếp đến việc áp dụng các quy tắc PTBVXH tại doanh nghiệp (Carter, 2005). Ngoài ra, các nhà lãnh đạo trên thế giới cũng dành nhiều sự quan tâm về vấn đề phát triển bền vững (Carter & Liane Easton, 2011; Carter & Jennings, 2004). Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu ở các nước đang phát triển về
- 6 chủ đề này (Ashby, Leat, & Hudson-Smith, 2012). Đây là có thể được xem là một khoảng trống trong nghiên cứu. Trong khi sự chú ý đến việc áp dụng các quy tắc về thực hành PTBVXH ngày càng gia tăng trên toàn cầu, nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các nghiên cứu trong lĩnh vực này tại các nước đang phát triển, đặc biệt là tại châu Á đang rất hạn chế (Gugler và Shi, 2009). Nhiều công ty đa quốc gia đang đặt nhiều cơ sở và nhà máy sản xuất tại các nước đang phát triển. Các vấn đề xã hội trong chuỗi cung ứng được xem là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất tại các thị trường mới nổi; tuy nhiên, các nhà quản lý đã không quan tâm đến việc tìm hiểu và giải quyết triệt để những vấn đề này vì nhiều lý do khác nhau. Bên cạnh đó, việc áp dụng các tiêu chuẩn xã hội để đo lường hiệu quả về môi trường, tài chính và xã hội hầu như không được thực hiện, đặc biệt là trong chuỗi cung ứng (Torugsa và cộng sự, 2013; Hutchins và Sutherland, 2008). Hơn nữa, Yawar và Seuring (2017) cho rằng các vấn đề xã hội trong chuỗi cung ứng tại các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển có rất nhiều sự khác biệt. Nên có nhiều nghiên cứu liên quan đến các vấn đề xã hội tại các quốc gia đang phát triển, nơi có nền kinh tế – chính trị, văn hóa – xã hội rất đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu đo lường sẽ có sự thay đổi, tùy thuộc vào môi trường kinh doanh nơi mà các công ty đa quốc gia đang hoạt động (Hoejmose, Brammer, & Millington, 2013). Hiện nay, có rất nhiều tác giả chứng minh rằng, PTBVXH sẽ tạo ra một tiền đề quan trọng trong tương lại, cũng như mang lại rất nhiều lợi ích và hiệu quả trong chuỗi cung ứng. Dựa trên những nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất sáu nhân tố ảnh hưởng đến PTBVXH tại Việt Nam, bao gồm “Từ thiện, Công bằng, Nhân quyền, An toàn, Sức khỏe & Phúc lợi, và Đạo đức”.
- 7 2.1.2 Sự liên kết trong chuỗi cung ứng Sự liên kết trong chuỗi cung ứng được giải thích là một quá trình trong đó tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng đều tham gia và liên kết chặt chẽ với nhau nhằm đạt được mục tiêu một cách hiệu quả. Theo Horvath (2001), một trong những chìa khóa chính dẫn đến thành công trong chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các thành viên. Do đó, các doanh nghiệp cần phải tập trung phát triển sự liên kết và hợp tác trong chuỗi cung ứng để tăng khả năng cạnh tranh. Liên kết nhà cung cấp, liên kết nội bộ và liên kết khách hàng được xác định là ba khía cạnh quan trọng của sự liên kết trong chuỗi cung ứng (Frohlich & Westbrook, 2001; Zhao, Huo, Selen, & Yeung, 2011). Ngoài ra, nhu cầu liên kết chặt chẽ giữa các nhà cung cấp, khách hàng và nội bộ đang được quan tâm nhiều hơn do sự cạnh tranh toàn cầu. Điều này dẫn đến việc cung cấp đầy đủ thông tin, sự trao đổi chặt chẽ về nhu cầu hàng hóa và dịch vụ trong chuỗi cung ứng (Chang & Lee, 2007). Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra sự hợp tác giữa liên kết nội bộ, nhà cung cấp, và khách hàng (Hillebrand & Biemans, 2004), điều này sẽ tạo ra một mối quan hệ tích cực giữa bên trong và bên ngoài công ty (Stank, Keller, & Daugherty, 2001). Tương tự, một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng hợp tác nội bộ có tác động tích cực đến hợp tác bên ngoài (Braunscheidel & Suresh, 2009). Có rất nhiều tác giả cho rằng mối quan hệ giữa liên kết bên ngoài và liên kết bên trong cần phải được tăng cường và chú ý nhiều hơn nếu công ty muốn đạt được hiêu quả kinh danh và nâng cao chất lượng dịch vụ/sản phẩm trong chuỗi cung ứng tòan cầu (Salvador, Rungtusanatham, & Forza, 2004; Sanders & Premus, 2005; Sanders, 2007; Carr & Kaynak, 2007). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự phối hợp trong chuỗi
- 8 cung ứng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của các sản phẩm/dịch vụ mới (Koufteros, Vonderembse, & Doll, 2001). 2.1.3 Hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng Hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng là khả năng tiếp cận để xác định hiệu suất tổng thể của chuỗi cung ứng. Một định nghĩa khác về hiệu suất của chuỗi cung ứng là việc thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng (Grimm, 2004). Ngoài ra, hiệu suất của chuỗi cung ứng đề cập đến các hoạt động mở rộng của chuỗi cung ứng trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cuối, bao gồm tính sẵn có của sản phẩm, giao hàng đúng thời hạn, chất lượng của sản phẩm. Việc doanh nghiệp có thể kiểm soát được lượng hàng tồn kho, và năng lực cung ứng hàng hóa/dịch vụ một cách hiệu quả và phù hợp với nhu cầu thị trường. Hơn nữa, hiệu suất của chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm hiệu quả hoạt động của một công ty, mà nó còn bao hàm toàn bộ hiệu suất của các thành viên trong chuỗi cung ứng: nhà cung cấp, khách hàng, và các bên liên quan (Hausman, 2004). Theo Fugate, Stank, & Mentzer (2009), hiệu suất trong chuỗi cung ứng là tỷ lệ nguồn lực được sử dụng so với kết quả thu được. Nếu nguồn lực bỏ ra càng ít, mà hiệu quả đạt được càng cao, thì hiệu suất trong chuỗi cung ứng đạt được mức tối đa (Mentzer & Konrad, 1991). Ngày nay, khi đo lường hiệu suất trong chuỗi cung ứng, các nhà quản lý thường đo lường hiệu suất của khách hàng cũng như hiệu suất của nhà cung cấp, để tính toán mức độ hiệu quả của toàn bộ quá trình trong chuỗi cung ứng. 2.2 Cơ sở lý thuyết Trong phần này, tác giả sử dụng ba lý thuyết nền để giải thích sự phát triển các giả thuyết và mô hình nghiên cứu của luận án. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory): mối quan hệ giữa PTBVXH và sự liên kết trong chuỗi cung ứng.
- 9 Năng lực động (Dynamic capabilities view): mối quan hệ giữa sự liên kết trong chuỗi cung ứng và hiệu suất trong chuỗi cung ứng. Quan điểm dựa trên nguồn lực của các bên liên quan (Stakeholder resource based view): mối quan hệ giữa PTBVXH và hiệu suất trong chuỗi cung ứng. 2.3 Phát triển giả thuyết Bảng 1 – Giả thuyết nghiên cứu STT Giả thuyết Mô tả 1 H1 PTBVXH tác động tích cực đến sự liên kết với NCC. 2 H2 PTBVXH tác động tích cực đến sự liên kết nội bộ. 3 H3 PTBVXH tác động tích cực đến sự liên kết với KH. Sự liên kết nội bộ tác động tích cực đến sự liên kết 4 H4 NCC. Sự liên kết nội bộ tác động tích cực đến sự liên kết 5 H5 KH. Sự liên kết NCC tác động tích cực đến hiệu quả hoạt 6 H6 động NCC. Sự liên kết KH tác động tích cực đến hiệu quả hoạt 7 H7 động KH. Sự liên kết nội bộ tác động tích cực đến hiệu quả hoạt 8 H8 động chuỗi cung ứng. Hiệu quả hoạt động NCC tác động tích cực đến hiệu 9 H9 quả hoạt động chuỗi cung ứng. Hiệu quả hoạt động KH tác động tích cực đến hiệu 10 H10 quả hoạt động chuỗi cung ứng. PTBVXH tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động 11 H11 chuỗi cung ứng. Nguồn: đề xuất từ tác giả, 2021.
- 10 Hình 1 – Mô hình nghiên cứu Nguồn: đề xuất từ tác giả, 2021. CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này mô tả phương pháp thực hiện nghiên cứu và cung cấp một số thông tin về cách tiếp cận nghiên cứu, bảng câu hỏi thiết kế, và cách thu thập dữ liệu. Các phương pháp như đánh giá độ tin cậy, giá trị hội tụ và phân biệt của các thang đo cũng được giới thiệu trong chương này. Cuối cùng, tác giả sẽ áp dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (PLS-SEM) để kiểm tra các tác động trực tiếp, biến trung gian, biến kiểm soát và phân tích đa nhóm. 3.1 Nghiên cứu thí điểm 3.1.1 Thiết kế bảng câu hỏi Bảng câu hỏi được thiết kế chia thành 2 phần chính. Phần đầu tiên bao gồm các mục hỏi đo lường SCSS (PTBVXH trong chuỗi cung ứng). Các phản hồi được đo lường trên thang đo Likert 7 điểm gồm 1 = hoàn toàn không đồng ý, 4 = không ý kiến và 7 = hoàn toàn đồng ý. PTBVXH trong chuỗi cung ứng được điều chỉnh từ nghiên cứu của
- 11 Mani, Agarwal, et al. (2016) và Mani & Agrawal (2015). Ngoải ra, các biến quan sát từ một nghiên cứu trước đây của Jajja et al. (2018) được sử dụng để đo lường Sự liên kết trong chuỗi cung ứng, bao gồm Sự liên kết với nhà cung cấp (4 biến quan sát), Sự liên kết trong nội bộ (4 biến quan sát) và Sự liên kết với khách hàng (4 biến quan sát). Đối với hiệu quả hoạt động của Khách hàng (2 biến quan sát), hiệu quả hoạt động của Chuỗi cung ứng (4 biến quan sát) và hiệu quả hoạt động của Nhà cung cấp (3 biến quan sát), tác giả đã sử dụng các biến quan sát từ nghiên cứu của Mani, Jabbour và Mani (2020). Các câu hỏi này được trình bày trong Bảng 2. Người trả lời được yêu cầu dựa vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của họ về các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng trong công ty, sau đó sẽ đánh giá mức độ đồng ý dựa trên thang điểm Likert (từ 1 điểm đến 7 điểm). Trong bước tiếp theo, một nghiên cứu thí điểm được thực hiện với 10 nhà quản lý và 30 nhân viên điều hành để đánh giá kết quả bài khảo sát. Những người trả lời phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc. Ngoài ra, các công ty của họ phải tham gia vào chuỗi cung ứng trong một thời gian dài và thường xuyên có những hoạt động đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Tất cả các nhà quản lý trong các nghiên cứu thí điểm đều đến từ các công ty vừa và lớn tại Việt Nam. Tác giả lựa chọn tiêu chí trên vì người tham gia sẽ có đầy đủ kiến thức và hiểu biết sâu sắc về văn hóa tổ chức cũng như các mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đầu tiên, tác giả sẽ gửi bảng câu hỏi qua email và gửi bản giấy trực tiếp đến công ty của người tham gia. Tiếp theo, tác giả phải đảm bảo thông tin cá nhân và kết quả trả lời của người tham gia hoàn toàn được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích của nghiên cứu này. Ngoài ra, tác giả sẽ phỏng vấn chuyên sâu thông qua hình thức họp trực tuyến
- 12 với một số nhà quản lý để thu thập thêm thông tin cũng như các khuyến nghị nhằm cải thiện, nâng cao các hoạt động liên quan đến PTBVXH. Tác giả sẽ tham khảo và sử dụng các khuyến nghị này trong phần cuối của nghiên cứu này. 3.1.2 Cronbach's Alpha Dựa trên ý kiến của hai GVHD, bản tiếng Việt của bộ câu hỏi đã được sửa đổi nhằm phù hợp hơn với văn phong và ngữ cảnh tại Việt Nam. Bộ câu hỏi ban đầu được phát triển bằng tiếng Anh và được tác giả dịch sang tiếng Việt. Kết quả thử nghiệm cho thấy Cronbach's Alpha của hầu hết các biến quan sát đều có ý nghĩa > 0,7 (Cortina, 1993) và hệ số tương quan biến tổng đều có ý nghĩa > 0,5 (Francis và White, 2002; Kim và Stoel, 2004) ngoại trừ ssph5 (0,495 ) và scpf3 (0,487). Đối với câu hỏi (ssph5 - Công ty hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ phát triển xã hội ), nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam chưa quen thuộc với các tổ chức phi chính phủ nên không có nhiều thông tin. Các doanh nghiệp cũng không tin tưởng vào các tổ chức này, đặc biệt là trong việc từ thiện. Ngoài ra, đối với câu hỏi (scpf3 - Tốc độ giao hàng được cải thiện ), trong thời gian bùng phát dịch Covid-19 ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn và việc giao hàng đã bị chậm trễ hoặc trì hoãn một thời gian do giãn cách xã hội toàn quốc. Dẫn đến thời gian giao hàng lâu hơn bình thường. Kết quả là ssph5 và scpf3 đã bị loại khỏi bảng câu hỏi cuối cùng do không phù hợp với bối cảnh hiện tại. Chỉ còn 38 câu hỏi được sử dụng trong bảng câu hỏi cuối cùng. 3.2 Nghiên cứu chính 3.2.1 Phương pháp lấy mẫu Chọn mẫu không xác suất là người nghiên cứu chọn các đối tượng tham gia nghiên cứu một cách chủ định, dựa trên các cá thể có sẵn khi thu thập số liệu và không tính cỡ mẫu (Davis, 2005). Chọn mẫu không
- 13 xác suất có thể là chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu chỉ tiêu hay chọn mẫu có mục đích; nhằm thăm dò hay tìm hiểu sâu một vấn đề vào đó của quần thể (kiến thức, thái độ, niềm tin…) (Wilson, 2010). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu có mục đích. 3.2.2 Cỡ mẫu Việc xác định cỡ mẫu theo ước lượng tổng thể thường yêu cầu cỡ mẫu lớn. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu lại có quỹ thời gian giới hạn và nếu không có nguồn tài chính tài trợ thì khả năng lấy mẫu theo ước lượng tổng thể sẽ khó có thể thực hiện. Do đó, các nhà nghiên cứu thường sử dụng công thức lấy mẫu dựa vào phương pháp định lượng được sử dụng để phân tích dữ liệu. Theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên. Tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1, một số nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ này nên là 20:1. “Số quan sát” hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết; “biến đo lường” là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát. Trong nghiên cứu này, có 38 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 7 bậc (tương ứng với 38 biến quan sát), 38 câu hỏi này được sử dụng để phân tích trong EFA. Áp dụng tỷ lệ 5: 1, kích thước mẫu tối thiểu sẽ là 38 × 5 = 190, nếu tỷ lệ là 10: 1, kích thước mẫu tối thiểu là 38 × 10 = 380. Kích thước mẫu này lớn hơn 50 hoặc 100, vì vậy tác giả cần cỡ mẫu tối thiểu để thực hiện EFA từ 190 đến 380 tùy tỷ lệ lựa chọn dựa trên khả năng có thể khảo sát được. 3.2.3 Đối tượng khảo sát và thu thập dữ liệu Để chứng minh cho việc phát triển giả thuyết, mô hình nghiên cứu đề xuất và các thang đo phù hợp với nghiên cứu, tác giả sẽ xây dựng một bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát nhằm thu thập dữ liệu. Nghiên cứu thí điểm sẽ được thực hiện trước bước này. Sau khi phân tích kết quả
- 14 từ nghiên cứu thí điểm, tác giả sẽ chỉnh sửa và điều chỉnh bảng câu hỏi cuối cùng. Phiên bản này bao gồm bốn phần chính: (1) Tổng quan về mục đích chính của nghiên cứu này cũng như tầm quan trọng của tính bền vững, (2) Các câu hỏi chính liên quan đến chủ đề nghiên cứu: PTBVXH, Sự liên kết trong chuỗi cung ứng và Hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, (3) Thông tin về công ty: Năm hoạt động, Quy mô, Ngành và Loại hình kinh doanh, và (4) Thông tin của người trả lời: Kinh nghiệm làm việc và Chức vụ hiện tại. Bắt đầu từ tháng 4 năm 2021, Việt Nam đã trải qua đợt bùng phát dịch Covid-19 lớn nhất. Do đó, tác giả đã khảo sát kết hợp cả hai hình thức trực tiếp (nếu điều kiện cho phép) và trực tuyến (để giữ an toàn và khoảng cách ) đối với nhân viên điều hành và quản lý đến từ các công ty khác nhau. Dữ liệu trong nghiên cứu này được lấy vào năm 2021; tổng thời gian để thu thập dữ liệu là khoảng sáu tháng. Bên cạnh đó, đối tượng khảo sát là các công ty vừa, nhỏ và lớn ở Việt Nam, cụ thể là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, và Đồng bằng sông Cửu Long, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất. Ngoài ra, hầu hết các công ty đã và đang tham gia vào chuỗi cung ứng. Tất cả các công ty đều có ít nhất 4 đến 5 năm hoạt động. Tác giả đã áp dụng các tiêu chí này để đảm bảo tất cả các công ty đã trưởng thành trong hoạt động và có đủ kiến thức về các thực hành bền vững xã hội. Ngoài ra, tác giả chỉ chọn những người tham gia có ít nhất 4-5 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí hiện tại vì họ sẽ có đầy đủ thông tin và hiểu biết sâu sắc về công ty và văn hóa tổ chức của họ. Ngoài ra, một bản mô tả ngắn gọn về tầm quan trọng của PTBVXH đã được gửi cùng với bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi ban đầu được phát triển bằng tiếng Anh và sau đó được tác giả dịch sang tiếng Việt. Trước khi tiến hành khảo sát, bảng câu hỏi đã được kiểm tra kỹ lưỡng với một số nhà quản
- 15 và hai giảng viên hướng dẫn. Tác giả muốn đảm bảo bảng câu hỏi logic, dễ hiểu, và phù hợp với ngữ cảnh tại Việt Nam. Tổng cộng tác giả đã nhận được 428 phản hồi. Sau khi sàng lọc để đáp ứng các điều kiện nêu trên, 408 phản hồi đã được giữ lại và sử dụng để phân tích. CHƯƠNG 4 – PHÂN TÍCH DỮ LIỆU, KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Chương này sẽ đề cập đến việc phân tích dữ liệu, kết quả cũng như thảo luận. Đầu tiên, tác giả sẽ mô tả các đặc điểm của mẫu thông qua thống kê mô tả. Thứ hai, tác giả sẽ tiến hành phân tích nhân tố và kiểm tra độ tin cậy trong SmartPLS 3.0 để kiểm tra tính nhất quán của các biến biến. Ngoài ra, phương pháp sai lệch phổ biến và phân tích đa nhóm được trình bày trong chương này. 4.1 Đặc điểm mẫu Dữ liệu trong nghiên cứu này được lấy vào năm 2021; tổng thời gian để thu thập dữ liệu từ những người trả lời sẽ khoảng sáu tháng. Tổng cộng đã nhận được 428 phản hồi. Ngoài ra, sau khi sàng lọc để đáp ứng các điều kiện nêu trên, 408 phản hồi được giữ lại và sử dụng để phân tích ở những bước sau. Bảng 2 – Đặc điểm mẫu Tổng số mẫu Phần trăm Đặc điểm (N = 408) (100%) Thời gian hoạt động của công ty 4 đến 5 năm 36 8.8 6 đến 10 năm 136 33.4 11 đến 15 năm 111 27.3 16 đến 20 năm 72 17,6 Trên 20 năm 53 12,9 Vốn điều lệ của công ty Doanh nghiệp nhỏ 113 27,8 Doanh nghiệp vừa 116 28.3
- 16 Tổng số mẫu Phần trăm Đặc điểm (N = 408) (100%) Doanh nghiệp lớn 179 44.0 Ngành nghề kinh doanh Công ty sản xuất 135 33.1 Công ty gia công theo HĐ 49 12 Công ty vận chuyển 63 15.4 Công ty bán lẻ và phân 70 17,2 phối Công ty kho bãi/Cảng 43 10,5 Công ty làm trong lĩnh vực 48 11,8 dịch vụ Kinh nghiệm làm việc 4 đến 5 năm 93 22.8 6 đến 10 năm 220 54.1 11 đến 15 năm 77 18.8 16 đến 20 năm 15 3.6 Trên 20 năm 3 0,7 Vị trí trong công ty Nhân viên điều hành 197 48.3 Quản lý cấp trung 141 34,6 Giám đốc điều hành và 70 17.1 quản lý cấp cao Nguồn: tính toán từ tác giả, 2022. Theo Bảng 2, hơn 75% người được phỏng vấn có kinh nghiệm làm việc lâu năm (> 6 năm) tại công ty của họ. Điều này chứng minh những người được phỏng vấn có đầy đủ kiến thức và hiểu biết rất rõ về công ty. Ngoài ra, hơn 50% số người được hỏi là quản lý cấp trung hoặc quản lý cấp cao, phần còn lại là nhân viên điều hành. Do đó, tất cả người được phỏng vấn đều có khả năng đáp ứng hiệu quả khảo sát trong nghiên cứu này. Việc này cũng giúp tác giả hiểu được tầm quan trọng của việc PTBVXH trong chuỗi cung ứng từ các góc độ quản lý khác nhau. Ngoài ra, gần 60% công ty có thời gian hoạt động trên 11
- 17 năm, và hơn 70% công ty là doanh nghiệp vừa và lớn. Do đó, họ sẽ quan tâm nhiều đến việc phát triển bền vững và tập trung nâng cao sự liên kết trong chuỗi cung ứng. Để phục vụ cho việc phân tích đa nhóm PLS-MGA, tác giả đã phân loại 408 mẫu theo sáu ngành nghề kinh doanh chính trong chuỗi cung ứng: công ty sản xuất, công ty gia công theo hợp đồng, công ty vận chuyển, công ty bán lẻ và phân phối, công ty làm trong lĩnh vực dịch vụ, và công ty kho bãi/cảng. 4.2 Phương pháp phổ biến thiên vị (CMB) Common method bias (CMB) sẽ ngụ ý rằng hiệp phương sai giữa các mục được đo lường bị ảnh hưởng bởi thực tế là một số hoặc tất cả các câu trả lời được thu thập với cùng một loại thang đo. Do đó, hiệp phương sai có thể được giải thích bằng cách người trả lời sử dụng một loại thang đo nhất định thay vì căn cứ vào nội dung của các thang đo. Tác giả sẽ áp dụng hai phương pháp khác nhau để xác định dữ liệu thu thập có an toàn với CMB. Đầu tiên, phương pháp Harman được thực hiện trong SPSS, kết quả cho thấy CMB không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, phương pháp kiểm tra VIF được thực hiện trong PLS-SEM. Kết quả cho thấy tất cả các giá trị VIF trong mô hình đều nằm dưới ngưỡng 3,3, việc này chứng minh CMB không phải là vấn đề trong nghiên cứu này (Ned, 2015). 4.3 Tóm tắt kết quả kiểm tra giả thuyết Phần sau đây sẽ tóm tắt các kết quả kiểm định giả thuyết trong nghiên cứu này.
- 18 Bảng 3 – Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết STT Giả thuyết β Độ lệch chuẩn T P Kết luận 1 H1 0.486 0.049 9.918 0.000*** Ủng hộ 2 H2 0.679 0.035 19.353 0.000*** Ủng hộ 3 H3 0.387 0.055 7.068 0.000*** Ủng hộ 4 H4 0.330 0.063 5.231 0.000*** Ủng hộ 5 H5 0.393 0.058 6.806 0.000*** Ủng hộ 6 H6 0.511 0.048 10.761 0.000*** Ủng hộ 7 H7 0.069 0.066 1.042 0.298 Không ủng hộ 8 H8 0.285 0.063 4.298 0.000*** Ủng hộ 9 H9 0.086 0.048 1.812 0.000 *** Không ủng hộ 10 H10 0.100 0.036 2.776 0.006** Ủng hộ 11 H11 0.472 0.067 7.000 0.000*** Ủng hộ STT Mô tả Thống kê a Sig. Kết luận 1 Thời gian hoạt động của công ty 1.531 0.196 Không đáng kể 2 Vốn điều lệ của công ty 0.169 0.845 Không đáng kể Nguồn: tính toán từ tác giả, 2022.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn