intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa các tác nhân trong Logistics ngược và kết quả kinh tế - Nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử tại thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

40
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án này là làm rõ khái niệm logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ và xác định các hoạt động cụ thể của thực thi logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ; xác định các nhân tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh logistics ngược và phát triển mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố này với thực thi logistics ngược và kết quả kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa các tác nhân trong Logistics ngược và kết quả kinh tế - Nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử tại thành phố Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- NGUYỄN HUY TUÂN MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG LOGISTICS NGƯỢC VÀ KẾT QUẢ KINH TẾ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 93.40.10.1 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ TẤN BỬU PGS.TS. TỪ VĂN BÌNH Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: ________________________________________________ Vào hồi ……… giờ ……… ngày ……… tháng ……. năm …… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ________________________
  3. CÁC CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Huy Tuân và Lê Tấn Bửu, 2020. Mối quan hệ giữa các tác nhân của Thực thi logistics ngược và Kết quả kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm cho lĩnh vực kinh doanh bán lẻ hàng điện tử tại Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á. Số 31(2), trang 61-92. 2. Nguyễn Huy Tuân và Lê Tấn Bửu, 2020. Các nhân tố ảnh hưởng đến Thực thi logistics ngược: Nghiên cứu thực nghiệm cho ngành bán lẻ hàng điện tử tại Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Số 15(5), trang 104-126. 3. Nguyễn Huy Tuân và Lê Tấn Bửu, 2020. Tiếp cận lý thuyết nền trong xác lập các mối quan hệ với thực thi Logistics ngược. Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng Châu Á. Số 137(8), trang 63-83.
  4. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở nghiên cứu 1.1.1. Giới thiệu về logistics ngược Cụm từ logistics ngược (RL: Reverse Logistics) hình thành vào khoảng thời gian từ 1970 và ngày càng có nhiều định nghĩa về logistics ngược, một trong những định nghĩa nhận được nhiều sự quan tâm xuất phát từ RevLog (1998) và nhóm nghiên cứu Rogers và Tibben- Lembke (1999) đã đưa ra. RevLog (1998) đưa ra định nghĩa “logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các dòng ngược của nguyên liệu thô, sản phẩm dở dang, bao bì đóng gói và thành phẩm từ sản xuất, phân phối hoặc sử dụng đến điểm phục hồi hoặc điểm xử lý thích hợp” (định nghĩa thứ nhất). Tiếp theo đó, thêm một định nghĩa logistics ngược cũng được đưa ra đó là: “logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát một cách có hiệu quả và mang lại lợi nhuận các dòng nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và thông tin liên quan từ điểm tiêu thụ tới điểm xuất xứ nhằm mục đích thu lại giá trị hoặc xử lý một cách hợp lý” (Rogers và Tibben-Lembke, 1999) (định nghĩa thứ hai). Xem xét quan điểm này trong sự kết hợp với hai định nghĩa trên, tác giả phát triển khái niệm logistics ngược để sử dụng như là nền tảng cơ sở cho việc thực hiện luận án, cụ thể như sau: “Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát các dòng ngược của vật chất dưới các dạng nguyên liệu thô, sản phẩm dở dang, bao bì đóng gói, thành phẩm, và những thông tin liên quan từ sản xuất, phân phối hoặc tiêu thụ đến điểm xử lý hoặc điểm phục
  5. 2 hồi thích hợp nhằm mang lại lợi ích về kinh tế và/hoặc lợi ích về môi trường” (RevLog, 1998; Rogers và Tibben-Lembke, 1999). 1.1.2. Bối cảnh logistics ngược trên thế giới và tại Việt Nam 1.1.2.1. Bối cảnh logistics ngược trên thế giới Logistics ngược ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm trong lý thuyết quản trị chuỗi cung ứng và marketing vì nó cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong quá trình phân phối để có sự chi phối tích cực trong những mối quan hệ gắn liền với khách hàng (Horvath và cộng sự, 2005). Mặc dù doanh nghiệp luôn có sự chú trọng trong hoạt động logistics xuôi (từ nhà cung cấp đến khách hàng tiêu dùng) nhưng thực tế cho thấy các dòng ngược ngày càng tăng lên do xuất hiện nhiều nhu cầu trả lại sản phẩm của khách hàng tiêu dùng, điều này dễ dàng nhìn thấy trong lĩnh vực ngành công nghiệp bao gồm cả lĩnh vực kinh doanh sản phẩm hàng điện tử. 1.1.2.2. Bối cảnh logistics ngược tại Việt Nam Tại thị trường Việt Nam, Tran và Luc (2018) đã nhận định logistics ngược mặc dù được xem là một khái niệm khá mới mẻ nhưng có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược kinh doanh bền vững. Trong xu hướng hội nhập vào thị trường quốc tế, hoạt động logistics ngược ở quốc gia Việt Nam cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Bối cảnh logistics ngược tại Thành phố Đà Nẵng: Được xem như một trong những thành phố lớn trực thuộc Trung ương, Thành phố Đà nẵng đã sớm đề ra mục tiêu phấn đấu trở thành Thành phố môi trường, do đó chính quyền thành phố đã sớm ban hành Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND về việc xây dựng Thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường (UBND Thành phố Đà Nẵng,
  6. 3 2008). Quyết định này yêu cầu toàn bộ người dân thành phố, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đến làm việc và sinh sống tại Đà Nẵng cần tuân thủ ý thức bảo vệ môi trường. Các mục tiêu về việc thực hiện xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và đặc biệt là tăng cường hoạt động tái chế chất thải rắn cũng được thành phố Đà Nẵng hết sức chú trọng, phấn đấu đạt 50% chất thải thu gom được tái chế (UBND Thành phố Đà Nẵng, 2008). Với dân số ước tính đến thời điểm hiện tại đạt khoảng 1.2 triệu người trong đó tỷ lệ dân cư sinh sống ở thành thị chiếm khoảng 87.7% (Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương, 2019) đã mang lại một sức hút khá lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử. Bên cạnh đó, để tăng cường trong việc thu hút khách hàng trong môi trường đầy cạnh tranh, các doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử tại thành phố Đà Nẵng ngày càng chú ý đến việc tuân thủ các chính sách bảo vệ người tiêu dùng, thực hiện công tác quản lý thu hồi, chính sách bảo hành, nhận trả hàng miễn phí, hỗ trợ sửa chữa, khắc phục các lỗi sản phẩm trả lại và thường xuyên nhận và giải đáp thông tin phản hồi từ phía khách hàng tiêu dùng. 1.1.3. Tính cấp thiết của đề tài Xuất phát từ bối cảnh logistics ngược trên thế giới, tại quốc gia Việt Nam và Thành phố Đà Nẵng, cho thấy logistics ngược là lĩnh vực khá thiết thực đáng được nghiên cứu trong xã hội hiện nay khi mà nhu cầu tiêu dùng đối với các mặt hàng điện tử ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng về khoa học công nghệ, chu kỳ sống của sản phẩm điện tử ngày nay cũng khá ngắn so với các sản phẩm điện tử trước đây. Điều này cho thấy việc nghiên cứu trong lĩnh vực logictics ngược trở nên cấp thiết đối với một xã hội phát triển theo hướng hội
  7. 4 nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, trong đó có quốc gia Việt Nam. Hơn nữa, trong nghiên cứu của Daugherty và cộng sự (2003) cho thấy tác động của logistics ngược thường không được các doanh nghiệp bán lẻ am hiểu rõ, doanh nghiệp bán lẻ thường xem logistics ngược như là điều xấu cần thiết hơn là cơ hội để giúp doanh nghiệp cải thiện kết quả kinh tế. Ngoài ra do tính đại diện rõ nét của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành bán lẻ điện tử gắn liền trực tiếp với khách hàng cuối cùng, tiếp nhận kịp thời các thông tin về môi trường và xã hội cũng như có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động logistics ngược đối với việc trả lại hàng hóa và bao bì đóng gói cho chuỗi cung ứng, vì vậy tác giả cũng tập trung nghiên cứu chuyên sâu về logistics ngược trong ngành bán lẻ hàng điện tử. 1.2. Tổng quan về logistics ngược 1.2.1. Tổng quan về tình hình tài liệu liên quan đến logistics ngược 1.2.1.1. Thu thập tài liệu sơ bộ Hoạt động thu thập các tài liệu được tác giả thực hiện từ tháng 9/2017 đến tháng 12/2019 dựa vào thuật ngữ tìm kiếm trên các trang tạp chí có sử dụng ngôn ngữ khoa học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, các tài liệu thu thập được công bố trong giai đoạn từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2019. 1.2.1.2. Chọn lọc tài liệu Trong bước này, tác giả đã xác định được 32 bài viết ngoài nước cần được loại trừ. Như vậy còn 157 tài liệu dưới dạng bài viết toàn văn (trong đó có 146 bài viết ngoài nước và 11 bài viết trong nước) được đưa vào bước đánh giá tài liệu trong phần tiếp theo.
  8. 5 1.2.1.3. Đánh giá tài liệu 25 19 20 16 15 13 12 9 8 10 4 5 5 3 3 2 3 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Hình 1.2: Phân bố tài liệu qua các năm 1.2.1.4. Phân tích đặc điểm của các tài liệu đánh giá tổng quan về logistics ngược Theo kết quả thống kê, có 15 bài đánh giá tổng quan được thực hiện trong thời gian qua. Trong đó không có nhiều nghiên cứu đánh giá toàn diện đồng thời về logistics ngược, chuỗi cung ứng khép kín, cung ứng xanh, cung ứng bền vững, và logistics ngược đối với ngành bán lẻ. 1.2.1.5. Phân loại các tài liệu liên quan đến logistics ngược 56 60 50 40 30 24 20 10 7 10 0 Logistics ngược Chuỗi cung ứng khép kín Chuỗi cung ứng xanh Chuỗi cung ứng bền vững Hình 1.3: Phân phối tài liệu theo lĩnh vực (Nguồn: Tổng hợp thống kê từ tài liệu lựa chọn)
  9. 6 1.2.2. Tổng quan nội dung chính liên quan đến logistics ngược Nội dung chính của phần này được trình trình bày với ba vấn đề chính bao gồm (i) Logistics ngược nói chung, (ii) Logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ, và (iii) Logistics ngược trong mối quan hệ với chuỗi cung ứng khép kín, cung ứng xanh và cung ứng bền vững. Vai trò quan trọng của logistics ngược không chỉ được biểu hiện rõ ràng trong chuỗi cung ứng khép kín, mà còn là một nội dung đáng chú ý trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững và chuỗi cung ứng xanh (Govindan và cộng sự, 2015). Quản lý chuỗi cung ứng bền vững quan tâm đến tính cấp bách về vấn đề môi trường liên quan đến toàn bộ các giai đoạn trong một vòng đời của sản phẩm (Gupta và Palsule-Desai, 2011). Trong khi đó, quản lý chuỗi cung ứng xanh xem xét đến vấn đề xanh hóa hoặc hoạt động trong các mối quan hệ gắn liền với thân thiện môi trường. Tóm lại, sự phát triển về mặt lý thuyết và thực tiễn của chuỗi cung ứng khép kín, cung ứng bền vững, và cung ứng xanh đòi hỏi có sự gắn kết chặt chẽ cùng với sự phát triển của logistics ngược. 1.3. Khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, phần lớn các nghiên cứu tập trung tiếp cận nhiều hơn đối với logistics ngược trong một chuỗi tổng thể xuất phát từ khách hàng tiêu dùng ngược dần về nhà cung cấp, trong khi đó có khá ít nghiên cứu chuyên sâu theo từng giai đoạn trong chuỗi logistics ngược, chẳng hạn như logistics ngược trong giai đoạn từ khách hàng tiêu dùng đến nhà bán lẻ, giai đoạn từ nhà bán lẻ đến nhà bán sỉ/ nhà cung cấp/ nhà sản xuất, giai đoạn từ nhà bán sỉ đến nhà cung cấp/nhà sản xuất, giai đoạn từ nhà sản xuất đến nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào.
  10. 7 Thứ hai, kết quả nghiên cứu tổng quan cũng cho thấy chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đề cập đồng thời cả môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động logistics ngược của doanh nghiệp. Thứ ba, nhìn chung các nghiên cứu đã được công bố trước đây liên quan đến logistics ngược đã giải quyết nhiều vấn đề rộng lớn đứng trên quan điểm của hoạt động sản xuất như hoạt động sản xuất xanh, sản xuất thân thiện với môi trường, sản xuất bền vững. Tuy nhiên vẫn còn khá ít nghiên cứu logistics ngược tiếp cận cụ thể dưới quan điểm marketing. Tác giả cho rằng thực chất của hoạt động logistics ngược là hướng tới đáp ứng, thỏa mãn các yêu cầu ràng buộc của các bên hữu quan như là cơ quan chính phủ, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và nhà cung cấp. Suy cho cùng cũng là làm cho khách hàng tin tưởng, hài lòng đối với hoạt động logistics ngược của doanh nghiệp và từ đó thu hút khách hàng mua hàng nhiều hơn, làm cho khách hàng trung thành với các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Thứ tư, mặc dù các tài liệu công bố giải quyết vấn đề logistics ngược được phát hiện khá nhiều tại các quốc gia nước ngoài, tuy nhiên ít được tìm thấy tại thị trường Việt Nam. Tác giả cho rằng với thị trường ngày càng thu hút đầu tư từ nhiều đối tác trong nước cũng như nước ngoài gắn liền với xu thế hội nhập quốc tế, lĩnh vực hoạt động kinh doanh bán lẻ sản phẩm điện tử ngày càng phát triển sôi động, đặc biệt là các sản phẩm như điện thoại di động, máy vi tính, máy ảnh, máy giặt, mặt hàng ti vi, tủ lạnh, và nhiều loại sản phẩm điện tử khác, vì thế cần thiết phải có sự quan tâm xác đáng đối với hoạt động logistics ngược tại quốc gia Việt Nam để có thể tiếp tục phát triển lớn mạnh, bền vững trong môi trường kinh doanh toàn cầu có tính cạnh
  11. 8 tranh cao. Thêm vào đó, Việt Nam có những thành phố lớn trên đà phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, và Thành phố Đà Nẵng, trong đó địa danh Thành phố Đà Nẵng là một trong những thành phố luôn chú trọng với vấn đề phát triển gắn liền với bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Do đó đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động logistics ngược tại thị trường Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. 1.4. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu 1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu (i) Logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ được hiểu như thế nào và hoạt động logistics ngược của doanh nghiệp bán lẻ bao gồm những hoạt động cụ thể nào? (ii) Các nhân tố thuộc môi trường bên trong và môi trường bên ngoài gồm những nhân tố gì và chúng có mối quan hệ như thế nào với thực thi logistics ngược và kết quả kinh tế của doanh nghiệp bán lẻ? (iii) Mức độ tác động và vai trò của các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp bán lẻ đến thực thi logistics ngược và kết quả kinh tế được thể hiện cụ thể như thế nào? 1.4.2. Mục tiêu nghiên cứu (i) Làm rõ khái niệm logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ và xác định các hoạt động cụ thể của thực thi logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ. (ii) Xác định các nhân tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh logistics ngược và phát triển mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố này với thực thi logistics ngược và kết quả kinh tế.
  12. 9 (iii) Đánh giá mức tác động của các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp bán lẻ đến thực thi logistics ngược và kết quả kinh tế. (iv) Đưa ra các hàm ý nghiên cứu về quản lý thực thi logistics ngược nhằm giúp doanh nghiệp bán lẻ cải thiện kết quả kinh tế. 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài được xác định là: Hoạt động logistics ngược và kết quả kinh tế của doanh nghiệp bán lẻ. Trong đó, đề tài đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa các tác nhân trong logistics ngược (được hiểu là các nhân tố tác động được xem xét trong bối cảnh logistics ngược) và Kết quả kinh tế của doanh nghiệp bán lẻ. Trong nghiên cứu này, các tác nhân (nhân tố tác động) trong logistics ngược được đề cập cụ thể đó là: Thực thi logistics ngược, Áp lực thể chế, Cam kết nguồn lực, Khả năng công nghệ thông tin, và Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được xem xét trên khía cạnh không gian và thời gian. Theo đó đề tài tập trung vào nghiên cứu hoạt động logistics ngược của doanh nghiệp bán lẻ hàng điện tử tại Thành phố Đà Nẵng trên cơ sở tiếp cận các công trình nghiên cứu liên quan đến logistics ngược có thời gian công bố trước đây đến thời điểm hiện tại và phổ biến là giai đoạn từ năm 2008 đến 2019. Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu định lượng sơ bộ từ tháng 5/2019 đến tháng 8/2019, thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu định lượng chính thức từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2020. Ngoài ra một số dữ liệu thứ cấp được sử dụng có phạm vi trong khoảng thời gian từ
  13. 10 2005 đến 2020 và các hàm ý chính sách về logistics ngược được đưa ra cho những năm tiếp theo. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện thông qua sử dụng hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp những người đại diện có sự thấu hiểu thực tiễn về hoạt động logistics ngược. Nghiên cứu định lượng chính thức nhằm mục đích khẳng định thang đo đo lường các tác nhân trong logistics ngược, đánh giá độ tin cậy (bằng phân tích Cronbach’ Alpha và EFA cho bộ dữ liệu được thu thập mới), tính giá trị của các tác nhân đó cũng như tiến hành kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu thông qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling) trong phần mềm ứng dụng AMOS (Analysis of Moment Structures). Số mẫu để thực hiện khảo sát có kích thước là 405, việc chọn mẫu và cách thức chọn người phỏng vấn được thực hiện tương tự như ở bước nghiên cứu định lượng sơ bộ. 1.7. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, dựa vào việc nghiên cứu các lý thuyết về logistics ngược nói chung, kết hợp với bối cảnh lựa chọn nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ hàng điện tử, khái niệm logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ và khái niệm thực thi logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ được phát triển có thể kỳ vọng xem là một trong những đóng góp bổ sung về mặt lý thuyết nghiên cứu về logistics ngược.
  14. 11 Thứ hai, thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp với nghiên cứu lý thuyết danh tiếng doanh nghiệp nói chung, nhân tố mới Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ được tích hợp vào mô hình lý thuyết nghiên cứu. Thứ ba, gắn liền với việc phát hiện nhân tố mới (nhân tố Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ trong logistics ngược), mối quan hệ giữa Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ trong logistics ngược với Thực thi logistics ngược, mối quan hệ giữa Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ trong logistics ngược với Cam kết nguồn lực được khám phá. Thứ tư, xác định được các lý thuyết có ý nghĩa làm nền tảng cho lý thuyết logistics ngược bao gồm lý thuyết thể chế, các bên liên quan, sự phát triển xã hội, và quan điểm dựa vào nguồn lực. Thứ năm, nghiên cứu cứu về logistics ngược hiện vẫn chưa được thực hiện nhiều tại thị trường Việt Nam. Việc thực hiện đề tài nghiên cứu này như là một minh chứng góp phần bổ sung làm rõ hơn về mặt lý luận và thực tiễn của logistics ngược tại quốc gia Việt Nam. 1.8. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu có bố cục gồm 05 chương, trong đó Chương 1 trình bày giới thiệu chung về lĩnh vực lựa chọn nghiên cứu, Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về logistics ngược và xây dựng mô hình khái niệm, Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu để khám phá, bổ sung và điều chỉnh các khái niệm và các thang đo, kiểm định thang đo dựa trên kỹ thuật đánh giá độ tin cậy và cuối cùng là mô hình lý thuyết đề xuất được phát triển phù hợp. Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu, trong đó thực hiện phân tích các thông tin về mô hình nghiên cứu thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức. Cuối cùng là chương 5 trình bày kết luận và các ý
  15. 12 nghĩa nghiên cứu và một số ý kiến đề xuất, các hạn chế của nghiên cứu, và đề xuất định hướng nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực logistics ngược. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LOGISTICS NGƯỢC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu 2.2. Cơ sở lý thuyết về logistics ngược 2.2.1. Khái niệm và phạm vi của logistics ngược 2.2.1.1. Khái niệm logistics ngược Logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ được khái niệm là quá trình mà doanh nghiệp bán lẻ hoạch định, triển khai và kiểm soát dòng ngược của hàng hóa, sản phẩm, bao bì, và những thông tin liên quan từ khách hàng tiêu dùng đến doanh nghiệp bán lẻ hoặc từ doanh nghiệp bán lẻ đến nhà cung cấp để phục hồi, xử lý phù hợp nhằm đem đến giá trị lợi ích về kinh tế và/hoặc lợi ích về môi trường. 2.2.1.2. Phạm vi của logistics ngược Logistics ngược khác với quản lý chất thải. Logistics ngược tập trung vào những luồng nơi mà có một số giá trị được phục hồi và kết quả là sẽ đưa các giá trị đó vào một chuỗi cung ứng. Logistics ngược cũng khác với Logistics xanh. Logistics xanh xem xét các khía cạnh môi trường trong tất cả các hoạt động logistics và tập trung cụ thể trong logistics xuôi, tức là từ nhà sản xuất tới khách hàng (McKinnon, 2015). Logistics ngược có thể được xem như một phần của phát triển bền vững, có nghĩa là đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu.
  16. 13 2.2.2. Nguyên nhân của logistics ngược Logistics ngược mang lại lợi ích về kinh tế; Đảm bảo thực thi pháp luật về môi trường; Nhận thức trách nhiệm thực thi logistics ngược. 2.2.3. Quy trình hoạt động của logistics ngược Phục hồi trực tiếp Thu gom Kiểm tra/ Chọn lọc/ Phân loại Sử dụng lại; bán lại; phân phối lại Xử lý lại Sửa chữa; tân trang; chế tạo lại; tái chế; thiêu đốt Thị trường Hình 2.3: Quy trình hoạt động logistics ngược (Nguồn: De Brito và Dekker, 2004) 2.2.4. Các chủ thể tham gia trong logistics ngược Bên cạnh những chủ thể có trách nhiệm quản lý như cơ quan nhà nước, nhà sản xuất, nhà bán sỉ, bán lẻ, và khách hàng, còn có các bên tham gia khác như bên thu gom và bên xử lý, và bên phân phối lại cũng thực hiện hoạt động logistics ngược. Ngoài ra có thêm các chủ thể khác chẳng hạn như là bên cung ứng dịch vụ hỗ trợ. 2.2.5. Nội dung hoạt động logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ 2.2.5.1. Lập kế hoạch logistics ngược Như đã trình bày trong khái niệm logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ cho thấy việc lập kế hoạch logistics ngược là một trong những nội dung quan trọng. Để thực hiện tốt nội dung này, doanh nghiệp bán lẻ cần xác định rõ mục tiêu của hoạt động logistics ngược, xem xét cụ
  17. 14 thể các khía cạnh gồm lý do, quy trình của logistics ngược, đặc điểm của sản phẩm trả lại, và các chủ thể tham gia thực hiện. Bên cạnh đó doanh nghiệp bán lẻ cũng cần xem xét đến việc đo lường kết quả thực hiện hoạt động logistics ngược. 2.2.5.2. Thực thi logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ Thực thi logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ là việc doanh nghiệp bán lẻ thực hiện một hoặc một số các hoạt động thu gom, tân trang, sửa chữa, phục hồi và xử lý các sản phẩm hàng hóa, bao bì đóng gói được trả lại và thông tin phản hồi từ người tiêu dùng; hoặc các hoạt động trả lại hàng hóa, bao bì đóng gói cũng như thông tin phản hồi từ doanh nghiệp bán lẻ đến nhà cung cấp. 2.2.5.3. Hoạt động kiểm soát của logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ Kiểm soát hoạt động xử lý thông tin hàng trả lại từ khách hàng tiêu dùng; Kiểm soát hoạt động phân loại các sản phẩm trả lại; Kiểm soát hoạt động quản lý tồn kho hàng trả lại. 2.3. Lý thuyết nền tảng của logistics ngược CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU Lý thuyết Sự phát triển xã hội nền tảng của Lý thuyết thể chế logistics Lý thuyết các bên liên quan ngược Quan điểm dựa vào nguồn lực Hình 2.10: Lý thuyết nền tảng của logistics ngược (Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)
  18. 15 2.4. Phát triển mô hình đề xuất nghiên cứu Áp lực từ cơ quan chính phủ Áp lực từ khách hàng Áp lực thể chế Áp lực từ nhà cung cấp H3(+) Áp lực từ đối H2(+) thủ cạnh tranh Thực thi H1(+) Kết quả kinh tế logistics ngược H4(+) Cam kết nguồn lực H6(+) H7(+) H5(+) Khả năng công nghệ thông tin Hình 2.12: Mô hình đề xuất nghiên cứu (Nguồn: Được xem xét từ tác giả dựa vào dữ liệu nghiên cứu) CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu 3.2. Thiết kế nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện thông qua sử dụng hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng gồm nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ. Nghiên cứu định tính được tổ chức bằng hình thức thảo luận nhóm chuyên gia có sự thấu hiểu về hoạt động logistics ngược trong lĩnh vực bán lẻ sản phẩm điện tử nhằm mục đích phát hiện tác nhân mới có thể tác động đến thực thi logistics ngược, bên cạnh đó, việc thảo luận nhóm cũng góp
  19. 16 phần bổ sung, điều chỉnh thang đo lường các khái niệm nghiên cứu trong logistics ngược. 3.2.2. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông ba giai đoạn: Giai đoạn 1-giai đoạn nghiên cứu định tính, giai đoạn 2-giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ và giai đoạn 3-giai đoạn nghiên cứu chính thức. 3.3. Nghiên cứu định tính - Phác thảo dàn ý thảo luận nhóm. - Lên kế hoạch thời gian, địa điểm cho buổi thảo luận nhóm. - Kết quả thảo luận nhóm: Một trong những phát hiện trong quá trình thảo luận nhóm là phần lớn các chuyên gia nhận định Thực thi logistics ngược không những bị tác động chi phối bởi Áp lực thể chế, Khả năng công nghệ thông tin, Cam kết nguồn lực, mà còn chịu sự tác động từ Danh tiếng doanh nghiệp bán lẻ trong logistics ngược. 3.4. Điều chỉnh mô hình khái niệm nghiên cứu Áp lực từ cơ quan chính phủ Áp lực từ khách hàng Áp lực thể chế Áp lực từ nhà cung cấp H3(+) Áp lực từ H2(+) đối thủ cạnh tranh Danh tiếng doanh H8(+) Thực thi H1(+) Kết quả kinh tế nghiệp bán lẻ logistics ngược H9(+) H4(+) H6(+) H7(+) Cam kết H5(+) Khả năng công nguồn lực nghệ thông tin Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu chính thức (Nguồn: Được xem xét từ tác giả dựa vào dữ liệu nghiên cứu)
  20. 17 3.5. Phát triển thang đo lường các khái niệm nghiên cứu Các thang đo đo lường các nhân tố được phát triển bằng cách xem xét tài liệu cũng như tiếp thu những ý kiến đóng góp từ những chuyên gia đã tham gia thảo luận nhóm, ngoài ra có một số điều chỉnh nhỏ để làm rõ hơn về mặt ý nghĩa cũng như tạo sự phù hợp với bối cảnh thực tế hoạt động kinh doanh bán lẻ hàng điện tử. 3.6. Nghiên cứu định lượng sơ bộ - Đánh giá thang đo thông qua phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha. - Phân tích nhân tố khám phá EFA. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Giới thiệu 4.2. Kết quả phân tích tần số Nội dung này xem xét phân tích kết quả thống kê mô tả và tần số mẫu từ dữ liệu khảo sát chính thức. 4.3. Đánh giá thang đo thông qua phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả Cronbach’s Alpha (thang đo cuối) Trung bình Phương Biến Tương Cronbach's thang đo sai thang quan quan biến- Alpha nếu nếu loại đo nếu sát tổng loại biến biến loại biến Áp lực từ khách hàng: Cronbach’s Alpha = 0.886 AKH1 12.82 15.851 0.732 0.860 AKH2 12.90 15.861 0.719 0.863 AKH3 12.88 16.235 0.703 0.866 AKH4 12.92 15.754 0.732 0.860 AKH5 12.81 15.681 0.734 0.859 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh: Cronbach’s Alpha = 0.894 ACT1 11.50 18.444 0.758 0.867 ACT2 11.48 18.528 0.727 0.874 ACT3 11.48 18.265 0.740 0.871
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0