intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu, nhận thức rào cản xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam sang thị trường Asean+3

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn với mục tiêu xây dựng mô hình mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp, nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp, nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp, nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu; kiểm định các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các yếu tố trên trong mô hình. Kiểm định sự khác biệt về các mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình theo một số đặc điểm doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu, nhận thức rào cản xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam sang thị trường Asean+3

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- MAI XUÂN ĐÀO MỐI QUAN HỆ GIỮA HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CỦA CHÍNH PHỦ, NHẬN THỨC ĐỘNG CƠ XUẤT KHẨU, NHẬN THỨC RÀO CẢN XUẤT KHẨU VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN+3 Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 9340121 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2021
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Tấn Bửu TS. Ngô Thị Ngọc Huyền Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Vào hồi ……… giờ ……… ngày …… tháng …… năm…… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: .....................................................................
  3. 3 CÁC CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Mai Xuân Đào và các cộng sự (2020). Mối quan hệ giữa nhận thức rào cản xuất khẩu, đặc điểm doanh nghiệp và lựa chọn thị trường xuất khẩu ASEAN+3 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Tài chính – Marketing. Chủ nhiệm đề tài. Bài báo đăng trên tạp chí khoa học: Lê Tấn Bửu và Mai Xuân Đào (2020). Tác động của nhận thức về động cơ xuất khẩu đến lựa chọn thị trường ASEAN+3 để xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Tài chính Marketing. Số 55 tháng 2/2020. ISSN 1859-3690. Bài báo đăng trên Hội thảo khoa học quốc tế: 1. Le Tan Buu and Mai Xuan Dao (2019). Effect of perceived external export motives and barriers on ASEAN+3 export market selection: The case of small and medium-sized agricultural exporters in Vietnam. The 2nd International Conference on Contemporary Issues in Economics, Management and Business - CIEMB 2019. November 26th – 27th, 2019. 2. Le Tan Buu, Mai Xuan Dao, Dang Thi Thanh Mai (2020). The relationship among Government support programs, perceived export stimuli and export performance: the case of Vietnamese small and medium-sized agricultural enterprises exporting to ASEAN+3. The 3rd International Conference on Contemporary Issues in Economics, Management and Business - CIEMB 2020. November 18th – 19th, 2020. 3. Mai Xuan Dao, Nguyen Thi Thuy Giang, Tran Thi Lan Nhung, Ta Hoang Thuy Trang (2020). Effect of perceived export stimuli and export barriers on export performance: the case of Vietnamese agricultural SMEs exporting to ASEAN+3. International Conference on on Finance – Accounting for promoting Sustainable Development in Private Sector – FASPS 2020. December 10th, 2020.
  4. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu 1.1.1. Về mặt thực tiễn Từ năm 2012, Việt Nam đã chuyển từ thâm hụt thương mại sang thặng dư thương mại. Tuy nhiên Việt Nam lại thâm hụt ở một số thị trường, đặc biệt là thị trường ASEAN+3 với trên 60 tỷ USD mỗi năm trong 4 năm gần đây 2017, 2018, 2019, 2020 (Tác giả tính toán từ số liệu báo cáo xuất nhập khẩu 2018, 2019, 2020 của Bộ Công Thương và Thống kê Hải quan 2021b). Bên cạnh đó, là một quốc gia nông nghiệp, nông sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống và ASEAN+3 là những thị trường chủ yếu của Việt Nam. Bài toán cải thiện thâm hụt thương mại với ASEAN+3 có thể được giải quyết bằng việc tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của DNNVV Việt Nam sang nhóm thị trường này. Ngoài ra, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang ASEAN+3 còn tạo việc làm cho đại bộ phận dân số, phù hợp DNNVV với nguồn lực hạn chế, khó xuất khẩu sang các thị trường xa hơn, khó tính hơn. Để đạt được điều này, vấn đề đặt ra là phải hiểu được doanh nghiệp nhận thức có những động cơ nào khuyến khích, những rào cản nào cản trở làm ảnh hưởng kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang nhóm thị trường ASEAN+3. Bên cạnh đó, theo Sách trắng DNNVV (2017), DNNVV Việt Nam tồn tại những khó khăn cố hữu từ bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp nên rất cần những chương trình hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước. Doanh nghiệp có đánh giá cao lợi ích các chương trình hỗ trợ xuất khẩu trong việc góp phần tăng động cơ, giảm rào cản xuất khẩu cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu hay không cũng cần được nghiên cứu. 1.1.2. Về khía cạnh khoảng trống lý thuyết Có nhiều nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa hỗ trợ Chính phủ và kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Trong mối quan hệ gián tiếp, đối với biến trung gian là nhận thức rào cản xuất khẩu thì mới có nghiên cứu của Karakaya và Yannopoulos (2012) và chưa có nghiên cứu qua biến trung gian là nhận thức động cơ xuất khẩu. Đối với những nghiên cứu trong nước liên quan đề tài, qua lược khảo cho thấy
  5. 2 còn thiếu những nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơ, rào cản xuất khẩu, kết quả hoạt động xuất khẩu và kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố này. Từ đây cho thấy sự cần thiết về mặt thực tiễn nghiên cứu về đề tài và sự cần thiết về mặt lý luận nhằm lấp khe hổng nghiên cứu trong và ngoài nước khi chưa đo lường và kiểm định mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơ, nhận thức rào cản xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu của DNNVV ở một quốc gia đang phát triển, với nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Một là, xây dựng mô hình mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp, nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp, nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp, nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu; kiểm định các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các yếu tố trên trong mô hình. Hai là, kiểm định sự khác biệt về các mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình theo một số đặc điểm doanh nghiệp. Ba là, đề xuất một số hàm ý quản trị cho cơ quan quản lý Nhà nước và DNNVV xuất khẩu nông sản sang thị trường ASEAN+3. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong, bên ngoài doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu. Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính là thành viên ban giám đốc DNNVV xuất khẩu nông sản trực tiếp, chính ngạch sang ASEAN+3, đại diện cơ quan quản lý nhà nước liên quan hàng nông sản và xúc tiến xuất khẩu, một số nhà khoa học là giảng viên. Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định lượng là giám đốc/phó giám đốc, trưởng/phó phòng kinh doanh xuất khẩu hoặc những chuyên viên trong doanh nghiệp có trên 5 năm kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp được khảo sát.
  6. 3 Phạm vi nghiên cứu về mặt lý luận là tiếp cận nhận thức động cơ và rào cản xuất khẩu theo bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, hỗ trợ xuất khẩu theo từng nhóm chương trình hỗ trợ, kết quả hoạt động xuất khẩu theo thang đo chủ quan. Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là khảo sát doanh nghiệp ở miền Bắc, Trung, Tây Nguyên và Nam. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: được tiến hành vào năm 2019. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được tiến hành qua phỏng vấn tay đôi, thảo luận nhóm tập trung để điều chỉnh thang đo cho phù hợp bối cảnh nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua phần mềm Smart-PLS với 120 doanh nghiệp được khảo sát để đánh giá sơ bộ thang đo ở bước định lượng sơ bộ, 257 doanh nghiệp được khảo sát để đánh giá thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết, mô hình cạnh tranh, các giả thuyết và phân tích đa nhóm ở bước định lượng chính thức. 1.5. Đóng góp mới của nghiên cứu  Về phương diện lý thuyết:  Kiểm định đồng thời các mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu, nhận thức rào cản xuất khẩu với kết quả hoạt động xuất khẩu.  Nhận thức động cơ xuất khẩu đóng vai trò biến trung gian là sự kế thừa và phát triển nghiên cứu của Karakaya và Yannopoulos (2012).  Kiểm định mối quan hệ trực tiếp giữa nhận thức động cơ xuất khẩu và nhận thức rào cản xuất khẩu, mối quan hệ gián tiếp giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và nhận thức rào cản xuất khẩu thông qua nhận thức động cơ xuất khẩu trong mô hình cạnh tranh.  Hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ ảnh hưởng tới nhận thức rào cản xuất khẩu theo hướng tiếp cận hỗ trợ xuất khẩu theo nhóm các chương trình và rào cản xuất khẩu theo rào cản bên trong và bên ngoài doanh nghiệp là mới so với nghiên cứu trước.  Điều chỉnh thang đo hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ cho hàng nông sản từ kế thừa nghiên cứu của Leonidou (2011).
  7. 4  Về phương diện thực tiễn:  Bối cảnh nghiên cứu mới là ở Việt Nam.  Nghiên cứu về doanh nghiệp ở nhóm hàng cụ thể là nông sản. Mẫu khảo sát ở các miền trên đất nước Việt Nam.  Góp phần đề xuất một số hàm ý quản trị. 1.6. Kết cấu của nghiên cứu Ngoài lời mở đầu, phụ lục thì luận án bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý nghiên cứu. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đề tài Crick và Spence (2005), Coviello và Cox (2006), Damoah (2011) cho rằng hành vi xuất khẩu của DNNVV khá phức tạp, vì vậy không thể dựa trên lý thuyết đơn lẻ để giải thích mà cần sử dụng tổng hợp các lý thuyết hành vi xuất khẩu của DNNVV gồm 5 lý thuyết dưới đây. 2.1.1. Lý thuyết quan điểm dựa vào nguồn lực (RBV): Barney (1991) cho rằng doanh nghiệp nên đánh giá nguồn lực có (1) giá trị, (2) hiếm, (3) khó bắt chước hoặc (4) thay thế được hay không. Nếu nguồn lực được khai thác tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh và kết quả hoạt động. Doanh nghiệp nhận thức được nguồn lực mình đang sở hữu sẽ tạo ra những động cơ, rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp. 2.1.2. Lý thuyết giai đoạn (Mô hình Uppsala): doanh nghiệp càng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm được tích lũy, quy mô càng mở rộng qua quá trình quốc tế hóa thì càng có khả năng vượt qua các rào cản, tạo động cơ xuất khẩu để thâm nhập thị trường, xuất khẩu đạt kết quả tốt hơn (Johanson & Vahlne, 1977, 1990). 2.1.3. Lý thuyết mạng lưới (Network model): mạng lưới cung cấp kiến thức, thông tin thị trường, tạo thuận lợi, kích thích doanh nghiệp hoạt động ra nước ngoài, phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh. Việc doanh nghiệp thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với các bên liên quan trong hoạt động của mình nếu tốt thì được doanh nghiệp nhận thức thành những động
  8. 5 cơ bên trong và nếu không tốt thì thành rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp (Johanson & Mattsson, 1988). 2.1.4. Lý thuyết doanh nghiệp quốc tế mới (INVs): INVs được định nghĩa là tổ chức kinh doanh đã xây dựng lợi thế cạnh tranh từ việc sử dụng nguồn lực và bán sản phẩm ở nhiều quốc gia kể từ khi thành lập (Oviatt & McDougall, 1994). Lý thuyết INVs giúp giải thích ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp thành lập để kinh doanh quốc tế (có định hướng, tầm nhìn, ưa thích hoạt động quốc tế) là yếu tố bên trong doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. 2.1.5. Thuyết mô hình lãnh đạo theo tình huống (Contingency Theory): hành vi quốc tế hóa của các DNNVV là năng động và đa dạng bởi vì nó hầu như phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp và một phần vào môi trường bên ngoài (Lawrence & Lorsch, 1967). Những yếu tố môi trường bên ngoài thuận lợi sẽ được doanh nghiệp nhận thức thành động cơ xuất khẩu bên ngoài và những yếu tố môi trường bên ngoài bất lợi sẽ được doanh nghiệp nhận thức thành rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp. Ngoài ra đề tài này nghiên cứu về DNNVV có liên quan đến hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ nên còn sử dụng lý thuyết thể chế như một số nghiên cứu trước (Szyliowicz & Galvin, 2010; Oparaocha, 2015; Martineau & Pastoriza, 2016). 2.1.6. Lý thuyết thể chế (IBV): Luận án tiếp cận lý thuyết thể chế theo cách chính thống (như cách chia của North, 1990) hay theo những quy định (như cách chia của Scott, 1995). Theo đó thì những hỗ trợ Chính phủ được coi như thể chế chính thống hay quy định đưa ra nhằm hướng dẫn doanh nghiệp, cung cấp kiến thức, kinh nghiệm, giảm những điều không chắc chắn… nhằm đạt kết quả hoạt động tốt. 2.2. Các khái niệm liên quan 2.2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa: tiếp cận theo nghị định 39/2018/NĐ-CP nhưng chỉ dựa trên số lao động tham gia bảo hiểm bình quân năm. 2.2.2. Thị trường ASEAN+3: gồm 10 quốc gia Đông Nam Á thuộc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và 3 quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Các nước này có khoảng cách địa lý gần với Việt Nam và đều có các
  9. 6 FTA với Việt Nam. Bên cạnh đó, ASEAN+3 nằm trong nhóm các thị trường xuất khẩu lớn của nông sản Việt Nam. 2.2.3. Nhận thức động cơ xuất khẩu: là nhận thức về những yếu tố ảnh hưởng doanh nghiệp quyết định bắt đầu, tiếp tục hoặc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu (Leonidou, 1995a & Morgan,1997). Luận án tiếp cận chia nhận thức động cơ xuất khẩu theo bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (Leonidou, 1995a). 2.2.4. Nhận thức rào cản xuất khẩu: là nhận thức về những hạn chế mà làm cản trở khả năng một doanh nghiệp bắt đầu, tiếp tục hay đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở thị trường nước ngoài (Morgan & Katsikeas, 1997; Leonidou, 2004). Luận án tiếp cận chia nhận thức rào cản xuất khẩu theo bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (Leonidou, 1995b). 2.2.5. Hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ: là các chương trình với mục đích tạo ra sự hiểu biết về xuất khẩu, tạo khuyến khích và giảm những rào cản xuất khẩu cho doanh nghiệp (Seringhaus & Rosson, 1991). Luận án tiếp cận theo cách chia của Leonidou và cộng sự (2011) là thang đo bậc 2 với các nhóm hỗ trợ thông tin, giáo dục đào tạo, thuận lợi hóa thương mại và tài chính. 2.2.6. Kết quả hoạt động xuất khẩu: là kết quả tổng hợp doanh thu quốc tế của các doanh nghiệp và được đo lường qua doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận xuất khẩu và những thay đổi trong doanh thu hoặc lợi nhuận (Shoham, 1998). Luận án tiếp cận theo lựa chọn thang đo chủ quan dựa vào sự hài lòng của doanh nghiệp về kết quả hoạt động xuất khẩu. 2.3. Một số nghiên cứu thực nghiệm Qua lược khảo các nghiên cứu trước đây cho thấy có nghiên cứu thể hiện tác động thuận chiều giữa nhận thức động cơ và kết quả hoạt động xuất khẩu, tác động nghịch chiều giữa nhận thức rào cản và kết quả hoạt động xuất khẩu (Boubbakri & cộng sự, 2013; Hemmati & cộng sự, 2018; Gerschewski & Rose, 2020). Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu có kết quả ngược lại (Pett, 2004) hoặc không tồn tại mối quan hệ (Boubbakri & cộng sự, 2013). Một số nghiên cứu về ảnh hưởng trực tiếp của hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ lên kết quả hoạt động xuất khẩu thể hiện kết quả khác
  10. 7 nhau về ảnh hưởng tích cực hoặc không ảnh hưởng. Trong mối quan hệ gián tiếp giữa hỗ trợ xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu, các nghiên cứu cho thấy đa dạng các yếu tố trung gian. Trong đó yếu tố về nhận thức động cơ xuất khẩu chưa có nghiên cứu, yếu tố về nhận thức rào cản xuất khẩu mới có nghiên cứu của Karakaya và Yannopoulos (2012). 2.4. Giả thuyết nghiên cứu Dựa vào cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan đề tài, các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau: H1a: Có mối quan hệ cùng chiều giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp. H1b: Có mối quan hệ cùng chiều giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp. H2a: Có mối quan hệ ngược chiều giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp. H2b: Có mối quan hệ ngược chiều giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp. H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và kết quả hoạt động xuất khẩu. H4a: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu. H4b: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu. H5a: Có mối quan hệ ngược chiều giữa nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu. H5b: Có mối quan hệ ngược chiều giữa nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu. Kỳ vọng P: Có sự khác biệt về mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình theo một số đặc điểm doanh nghiệp (P1: vị trí địa lý, P2: quy mô, P3: số năm hoạt động, P4: số năm kinh doanh xuất khẩu, P5: hình thức xuất khẩu, P6: thị trường xuất khẩu, P7: sự đa dạng mặt hàng xuất khẩu). 2.5. Mô hình nghiên cứu 2.5.1. Mô hình lý thuyết
  11. 8 Hình 2.6: Mô hình lý thuyết Nguồn: tác giả xây dựng 2.5.2. Mô hình cạnh tranh Đề xuất thêm 4 giả thuyết: H6a: Có mối quan hệ ngược chiều giữa nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp và nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp. H6b: Có mối quan hệ ngược chiều giữa nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp và nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp. H6c: Có mối quan hệ ngược chiều giữa nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp và nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp. H6d: Có mối quan hệ ngược chiều giữa nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp và nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp.
  12. 9 Hình 2.7: Mô hình cạnh tranh Nguồn: tác giả xây dựng CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả xây dựng
  13. 10 3.2. Thang đo nghiên cứu Theo Martinović và Matana (2017), các nghiên cứu trước đề cập rất nhiều rào cản xuất khẩu nên việc lựa chọn những rào cản xuất khẩu thích hợp cho bối cảnh nghiên cứu là cần thiết. Jalali (2013) cũng cho rằng mỗi nghiên cứu có những quan điểm khác nhau để đưa ra các rào cản, đặc biệt là liên quan đến ngành nghề và khu vực địa lý cụ thể. Vì vậy, thang đo nhận thức động cơ và rào cản xuất khẩu không thể kế thừa thang đo cụ thể của tác giả nào mà phải chọn những rào cản và động cơ xuất khẩu phù hợp với bối cảnh nghiên cứu về DNNVV VN xuất khẩu nông sản sang ASEAN+3. Vì vậy, tác giả đã tổng hợp thang đo nhận thức động cơ, rào cản xuất khẩu của DNNVV từ các nghiên cứu trước để thực hiện nghiên cứu định tính nhằm xác định thang đo cho phù hợp bối cảnh nghiên cứu. Đối với thang đo hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, tác giả kế thừa thang đo của Leonidou và cộng sự (2011). Thang đo kết quả hoạt động xuất khẩu, tác giả kế thừa thang đo chủ quan của Katsikeas và cộng sự (1996). 3.3. Nghiên cứu định tính Sau khi tổng hợp các thang đo từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua phỏng vấn tay đôi với đại diện một số DNNVV xuất khẩu nông sản, một số đại diện cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà khoa học; thảo luận nhóm tập trung với đại diện một số DNNVV xuất khẩu nông sản. Kết thúc bước phỏng vấn tay đôi và thảo luận nhóm tập trung, các thang đo được hình thành như sau: Bảng 3.7: Thang đo nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp Nhận thức động cơ xuất IS Cơ sở biến quan sát khẩu bên trong DN Cấp quản lý của doanh Leonidou (1995a); Katsikeas (1996); IS1 nghiệp quan tâm thâm nhập Leonidou (1998); Trimeche (2002); X Westhead & cộng sự (2002). Leonidou (1995a); Katsikeas (1996), Doanh nghiệp có những nhà IS2 OECD (2009); Revindo (2016), quản lý giỏi Vassilios & cộng sự (2017). Sản phẩm doanh nghiệp đáp IS3 Phỏng vấn tay đôi ứng nhu cầu thị trường X Doanh nghiệp thu được Leonidou (1995a); Katsikeas (1996); IS4 doanh thu/lợi nhuận cao khi Leonidou (1998); Westhead & cộng xuất khẩu sang thị trường X sự (2002).
  14. 11 Doanh nghiệp tăng trưởng Leonidou (1995a); Katsikeas (1996), IS5 thêm khi xuất khẩu sang thị Leonidou (1998); Westhead & cộng trường X sự (2002) Doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường X nhờ những mối IS6 Thảo luận nhóm tập trung quan hệ của lãnh đạo doanh nghiệp Nguồn: Kết quả điều chỉnh từ thang đo của các nghiên cứu trước Bảng 3.8: Thang đo nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp ES Nhận thức động cơ xuất khẩu Cơ sở biến quan sát bên ngoài DN Leonidou (1995a); Morgan (1997); ES1 Nhu cầu thị trường X cao OECD (2009); Revindo (2016). ES2 Nước X có chính trị ổn định Vassilios & cộng sự (2017) Các quy tắc và quy định về Leonidou (1995a); Katsikeas ES3 nhập khẩu ở X nới lỏng hơn so (1996); Trimeche (2002) với Mỹ, EU Leonidou (1995a); Morgan (1997); ES4 Gần với thị trường nước ngoài OECD (2009); Revindo (2016) Văn hóa thị trường X tương Phỏng vấn tay đôi ES5 đồng với Việt Nam Cắt giảm thuế quan giữa các Katsikeas & Piercy (1993); nước thành viên theo FTA tạo Leonidou (1995a); Katsikeas ES6 thuận lợi cho doanh nghiệp (1996). xuất khẩu vào X Leonidou (1995a); Katsikeas Tỷ giá Việt Nam thuận lợi cho ES7 (1996), OECD (2009); Akomea & xuất khẩu cộng sự (2014), Revindo (2016) Nguồn: Kết quả điều chỉnh từ thang đo của các nghiên cứu trước Bảng 3.9: Thang đo nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp IB Nhận thức rào cản Cơ sở biến quan sát xuất khẩu bên trong DN Doanh nghiệp thiếu kinh Dean & cộng sự (2000); Suarez-Ortega IB1 nghiệm, kiến thức về thị (2003); Leonidou (2004); Tesfom & trường X Lutz (2006); Kahiya (2015). Leonidou (1995b); Morgan & Katsikeas Doanh nghiệp thiếu (1998); Dean & cộng sự (2000); IB2 nhân sự có chất lượng Leonidou (2000); Milanzi (2012); cho xuất khẩu Kahiya (2015). Doanh nghiệp thiếu vốn Leonidou (1995b); Leonidou (2000); IB3 cho xuất khẩu Suarez-Ortega (2003); Leonidou (2004);
  15. 12 Jalali (2013); Radojevic & cộng sự (2014); Kahiya (2015). Leonidou (1995b); Leonidou (2000); Da Doanh nghiệp thiếu Silva & Da Rocha (2001); Leonidou IB4 thông tin thị trường X (2004); Predrag & cộng sự (2014); Kahiya (2015); El Makrini (2015). Leonidou (1995b); Kaleka & Katsikeas Doanh nghiệp gặp khó (1995); Leonidou (2000); Da Silva & Da khăn trong đáp ứng các IB5 Rocha (2001); Leonidou (2004); El tiêu chuẩn, quy định cho Makrini (2015); Wijayarathne & Perera xuất khẩu sang X (2018). Hàng xuất khẩu của Phỏng vấn tay đôi IB6 doanh nghiệp chưa có thương hiệu Leonidou (1995b); Leonidou (2004); Doanh nghiệp khó chào IB7 Milanzi (2012); Radojevic & cộng sự giá cạnh tranh sang X (2014); Wijayarathne & Perera (2018). Nguồn: Kết quả điều chỉnh từ thang đo của các nghiên cứu trước Bảng 3.10: Thang đo nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp EB Nhận thức rào cản xuất Cơ sở biến quan sát khẩu bên ngoài DN Thiếu liên kết dọc trong Phỏng vấn tay đôi EB1 chuỗi giá trị nông sản Dean & cộng sự (2000); Shaw & EB2 Lãi suất trong nước cao Darroch (2004); Kahiya (2015). Chi phí sản xuất - xuất Leonidou (1995b); Da Silva & Da khẩu trong nước cao Rocha (2001); Suarez-Ortega (2003); (NVL, thuê mặt bằng, Leonidou (2004); Chaudhari & cộng EB3 điện nước, xăng dầu, kẹt sự (2012); Dean (2015); El Makrini xe, logistics, lưu kho bãi (2015). cảng…) Phỏng vấn tay đôi Phát sinh chi phí phi Kaleka & Katsikeas (1995); Morgan EB4 chính thức trong nước & Katsikeas (1997); Leonidou (tham nhũng) (2000); Khorana & cộng sự (2010). Morgan & Katsikeas (1998); Thiếu hỗ trợ/khuyến Leonidou (2000); Da Silva & Da khích xuất khẩu có hiệu Rocha (2001); Leonidou (2004); EB5 quả của Chính phủ nước Radojevic & cộng sự (2014); El nhà Makrini (2015); Wijayarathne & Perera (2018). Thủ tục hành chính và Leonidou (2000); Suarez-Ortega EB6 những quy định xuất (2003); Leonidou (2004); Milanzi khẩu trong nước phức tạp (2012); Radojevic & cộng sự (2014);
  16. 13 và thường xuyên thay đổi Kahiya (2015). Dean & cộng sự (2000); Leonidou (2000); Crick (2002); Leonidou Những hạn chế/quy định (2004); Patterson (2004); EB7 nghiêm ngặt của khách Korneliussen & Blasius (2008); hàng/Chính phủ nước X Pinho & Martins (2010); Kahiya (2015). Leonidou (1995b); Morgan & Katsikeas (1998); Leonidou (2000); Áp lực cạnh tranh cao ở Da Silva & Da Rocha (2001); EB8 thị trường X Suarez-Ortega (2003); Leonidou (2004); Jalali (2013); Radojevic & cộng sự (2014); Kahiya (2015) Leonidou (1995b); Leonidou (2000); Sự khác biệt trong thói Da Silva & Da Rocha (2001); quen tiêu dùng/sử dụng EB9 Suarez-Ortega (2003); Leonidou sản phẩm của khách hàng (2004); Pinho & Martins (2010); nước X Kahiya (2015); Makrini (2015). Nguy cơ bị kiện do Tor Korneliussen & Jörg Blasius khách hàng nước X áp (2008). EB10 dụng các biện pháp tự vệ, áp thuế chống bán phá giá Không am hiểu về đăng Mangal & cộng sự (2012). EB11 ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước X Nguồn: Kết quả điều chỉnh từ thang đo của các nghiên cứu trước Bảng 3.11: Thang đo hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ GS Hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ IP Hỗ trợ thông tin IP1 Doanh nghiệp được cung cấp thông tin cụ thể về một lĩnh vực ngành hàng trên thị trường X IP2 Doanh nghiệp được cung cấp thông tin cụ thể về một doanh nghiệp tiềm năng trên thị trường nước ngoài IP3 Doanh nghiệp được cung cấp thông tin/ tư vấn về thâm nhập thị trường nước ngoài Doanh nghiệp được cung cấp những ấn bản xuất khẩu (bản tin, báo IP4 cáo chuyên ngành, danh bạ email, điện thoại…của khách hàng thị trường X) EP Hỗ trợ đào tạo EP1 Doanh nghiệp được tham gia hội nghị/hội thảo/nói chuyện chuyên đề/tọa đàm về xuất khẩu
  17. 14 EP2 Doanh nghiệp được tham gia những chương trình đào tạo miễn phí về xuất khẩu EP3 Doanh nghiệp được tư vấn liên quan hoạt động xuất khẩu TP Hỗ trợ cho thuận lợi thương mại Doanh nghiệp được hỗ trợ trong việc thuê/trưng bày gian hàng tại TP1 các hội chợ triển lãm quốc tế Doanh nghiệp được tham gia phái đoàn thương mại sang thị trường TP2 X và/hoặc tham gia đón tiếp phái đoàn thương mại từ thị trường X vào Việt Nam Doanh nghiệp được hỗ trợ từ cơ quan đại diện thương mại Việt TP3 Nam (thương vụ) đặt ở nước ngoài TP4 Doanh nghiệp được hỗ trợ xây dựng thương hiệu TP5 Doanh nghiệp được hỗ trợ đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm Doanh nghiệp được hỗ trợ trong đăng ký bảo hộ, chỉ dẫn địa lý cho TP6 sản phẩm nông sản FP Hỗ trợ tài chính FP1 Doanh nghiệp được hỗ trợ tiếp cận nguồn tín dụng FP2 Doanh nghiệp được vay ưu đãi cho xuất khẩu FP3 Doanh nghiệp được vay vốn từ quỹ phát triển DNNVV Nguồn: Kết quả điều chỉnh từ thang đo của Leonidou và cộng sự (2011) Bảng 3.12: Thang đo kết quả hoạt động xuất khẩu STT Kết quả hoạt động xuất khẩu EXP1 Doanh nghiệp hài lòng về doanh thu xuất khẩu vào thị trường X trong 3 năm gần đây EXP2 Doanh nghiệp hài lòng về tốc độ tăng trưởng thị phần xuất khẩu vào thị trường X trong 3 năm gần đây EXP3 Doanh nghiệp hài lòng về lợi nhuận xuất khẩu vào thị trường X trong 3 năm gần đây Nguồn: Katsikeas & cộng sự (1996) 3.4. Nghiên cứu định lượng sơ bộ Các thang đo bậc 1 IP, TP của thang đo bậc 2 GS chưa đạt giá trị phân biệt. ES và IB chưa đạt giá trị hội tụ. Vì vậy, IP, TP cần loại bớt biến quan sát để thang đo đạt giá trị phân biệt. ES6, IB5, IB7 cần loại bỏ để đạt yêu cầu của giá trị hội tụ. Tuy nhiên tác giả quyết định vẫn giữ lại các biến quan sát này và sẽ tiếp tục theo dõi ở bước định lượng chính thức. 3.5. Nghiên cứu định lượng chính thức Trình bày về mục tiêu, đối tượng, số lượng mẫu khảo sát và cách thức tổ chức.
  18. 15 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu Đặc điểm mẫu nghiên cứu Tần số Tỷ lệ (%) Vị trí địa lý Miền Bắc 39 15 của doanh Miền Trung và Tây Nguyên 62 24 nghiệp Miền Nam 156 61 Quy mô Số lao động không quá 50 người 178 69 Số lao động từ trên 50 người đến 60 23 không quá 100 người Số lao động từ 100 người đến 19 8 không quá 200 người Số năm hoạt Dưới 5 năm 80 31 động 5 đến 10 năm 96 37 11 đến 15 năm 33 13 Trên 15 năm 48 19 Số năm xuất Dưới 5 năm 105 41 khẩu 5 đến 10 năm 99 39 11 đến 15 năm 22 8 Trên 15 năm 31 12 Hình thức hoạt SXXK 129 50 động TMXK 128 50 Thị trường Asean 101 39 xuất khẩu lựa Hàn Quốc 24 10 chọn trả lời Nhật Bản 21 8 khảo sát Trung Quốc 111 43 Số loại hàng Một mặt hàng 153 60 xuất Đa dạng các hàng nông sản 104 40 Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả 4.2. Đánh giá mô hình đo lường - Thang đo bậc 2 GS: các thang đo bậc 1 của GS: IP, EP, TP, FP đều đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. - Thang đo bậc 2 GS với các thang đo còn lại trong mô hình: GS, IS, EXP đã đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. ES, IB, EB chưa đạt giá trị hội tụ. Để các thang đo đạt giá trị, các biến quan sát sau bị loại đi: ES3, ES6, ES7, IB1, IB6, EB2, EB9 và IB4.
  19. 16 4.3. Đánh giá mô hình cấu trúc 4.3.1. Đánh giá mô hình lý thuyết (1) Các vấn đề đa cộng tuyến của mô hình cấu trúc: mô hình cấu trúc ước lượng không bị hiện tượng đa cộng tuyến. (2) Mức ý nghĩa và sự liên quan của các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc: Mối quan hệ trực tiếp: Có 4 giả thuyết được chấp nhận là H1a, H1b, H3, H4a. Có 5 giả thuyết bị bác bỏ là H2a, H2b, H4b, H5a, H5b. Mối quan hệ gián tiếp: Tồn tại tác động gián tiếp của GS lên EXP nhưng chỉ qua IS. (3) R2 và R2adj: R2 =0,31; R2adj =0,296. (4) Hệ số tác động f2: không có sự tác động của ES, IB, EB lên EXP, tác động vừa của IS lên EXP, GS lên IS, ES, EB và EXP, tác động nhỏ của GS lên IB. (5) Sự liên quan của dự báo Q2: Q2 của IS, ES, GS, IB, EB, EXP đều lớn hơn 0 chỉ ra sự liên quan dự đoán của mô hình đường dẫn cho khái niệm phụ thuộc EXP. (6) Hệ số tác động q2: q2 của GS tác động lên IS, ES, IB, EB là nhỏ; GS lên EXP, IS lên EXP là gần vừa; ES, IB, EB lên EXP là rất nhỏ hoặc không có tác động. 4.3.2. Đánh giá mô hình cạnh tranh (1) Các vấn đề đa cộng tuyến của mô hình cấu trúc: mô hình cấu trúc ước lượng không bị hiện tượng đa cộng tuyến. (2) Mức ý nghĩa và sự liên quan của các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc: Mối quan hệ trực tiếp: Kết quả tương tự trong mô hình lý thuyết. Ngoài ra trong 4 giả thuyết bổ sung trong mô hình cạnh tranh có giả thuyết H6a, H6c được chấp nhận; H6b, H6d bị bác bỏ. Mối quan hệ gián tiếp: Tồn tại tác động gián tiếp của GS lên EXP qua IS như mô hình lý thuyết. Ngoài ra còn tồn tại tác động gián tiếp của GS lên IB qua IS và ES. (3) R2 và R2adj: R2 =0,31; R2adj =0,296. (4) Hệ số tác động f2: không có sự tác động của ES, IB, EB lên EXP, tác động nhỏ của GS lên IB, EB; ES lên IB, EB, tác động vừa của GS lên IS, ES, EXP; IS lên IB, EB, EXP.
  20. 17 (5) Sự liên quan của dự báo Q : Q2 của IS, ES, GS, IB, EB, EXP đều 2 lớn hơn 0 chỉ ra sự liên quan dự đoán của mô hình đường dẫn cho khái niệm phụ thuộc EXP. (6) Hệ số tác động q2: q2 của GS tác động lên IS, ES, IB, EB là nhỏ. GS lên EXP, IS lên EXP là gần vừa, ES, IB, EB lên EXP là rất nhỏ hoặc không có tác động, IS lên IB, EB là nhỏ, ES lên IB, EB rất nhỏ. Kết quả kiểm định mô hình cạnh tranh cho thấy kết quả cũng tương tự như mô hình lý thuyết. Bên cạnh đó có 2 trong 4 giả thuyết thêm vào trong mô hình cạnh tranh được chấp nhận. Vì kết quả kiểm định mô hình cạnh tranh cũng tương tự như mô hình lý thuyết mà còn bổ sung thêm sự tồn tại của 2 mối quan hệ mới so với các nghiên cứu trước nên mô hình cạnh tranh là phù hợp và toàn diện hơn để giải thích thực tế thị trường. Do vậy, trong nghiên cứu này, mô hình cạnh tranh sẽ được thay thế cho mô hình lý thuyết ban đầu. 4.4. Phân tích cấu trúc đa nhóm Kết quả kiểm định cho thấy chỉ có sự khác biệt về một số mối quan hệ giữa các doanh nghiệp theo (1) Vị trí địa lý: Bắc so với Nam (GS->EXP), Nam so với Trung, Tây Nguyên (IS->EXP), Bắc so với Nam (IS->IB), Nam so với Trung, Tây Nguyên (GS->IS->EXP); (2) Số năm hoạt động: 11 đến 15 năm so với dưới 5 năm (ES->IB), 5 đến 10 năm so với dưới 5 năm (GS->ES), 11 đến 15 năm so với 5 đến 10 năm (IS->EXP); (3) Số năm kinh doanh xuất khẩu: Dưới 5 năm so với trên 15 năm (GS->ES); (4) Hình thức xuất khẩu (IS->IB); (5) Thị trường xuất khẩu: ASEAN so với Trung Quốc (GS->EXP). 4.5. Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết Bảng 4.21: Kết quả kiểm định các giả thuyết Giả Mối quan VIF Hệ số ước Bootstrap P- Kết thuyết hệ lượng value luận H1a (+) GS->IS 1,000 0,249*** [0,150; 0,356] 0,000 Chấp nhận H1b (+) GS->ES 1,000 0,289*** [0,155; 0,4] 0,000 Chấp nhận H2a (-) GS->IB 1,107 0,213 ns [-0,189; 0,28] 0,002 Bác bỏ H2b (-) GS->EB 1,107 0,144 ns [0,158; 0,359] 0,021 Bác bỏ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2