1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án<br />
<br />
Vận tải ô tô (VTÔT) là loại phương thức vận tải tham gia vào các quá trình<br />
trực tiếp và gián tiếp trong hoạt động vận tải và đã góp phần quan trọng vào phát triển<br />
kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương và cả nước. Trong những năm<br />
qua cùng với sự phát triển của đất nước, vận tải ô tô phát triển nhanh chóng cả về số<br />
lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.<br />
Vai trò của quản lý nhà nước (QLNN) là tạo ra được môi trường lành mạnh để<br />
các đối tượng quản lý và cụ thể nghiên cứu ở đây là vận tải ô tô hoạt động. Tuy<br />
nhiên, phải nhìn nhận rằng, QLNN về VTÔT đã đư ợc quan tâm và có biến chuyển tốt<br />
nhưng chưa thật sự được đổi mới, chưa theo kịp với sự phát triển và những diễn biến<br />
của hoạt động vận tải đặc biệt là vận tải hàng hóa; QLNN đối với hoạt động VTÔT<br />
còn nhiều hạn chế, chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu của quản lý; vai trò QLNN đối<br />
với các đơn vị vận tải hàng hóa còn nhiều yếu kém; tình trạng xe quá khổ quá tải mặc<br />
dù đã triển khai nhiều biện pháp xử lý nhưng vẫn tiếp diễn phức tạp; là nguy cơ tiềm<br />
ẩn mất an toàn giao thông và phá hoại kết cấu mặt đường. Để theo kịp sự phát triển<br />
của lực lượng vận tải và đáp ứng vai trò chủ đạo của vận tải ô tô, QLNN về VTÔT<br />
cần được quan tâm xây dựng hoàn thiện.<br />
Tại Ninh Bình, tuy đã có nhi ều cố gắng trong tổ chức quản lý vận tải nói chung<br />
và VTÔT nói riêng nhưng QLNN về VTÔT còn nhiều hạn chế; hiệu lực, hiệu quả<br />
quản lý chưa cao, chất lượng phục vụ còn thấp, quan trọng nhất là còn tiềm ẩn nguy cơ<br />
mất an toàn giao thông cao. Đến nay, chưa có một luận án nào nghiên cứu chi tiết trên<br />
góc độ khoa học về vấn đề QLNN về VTÔT và đưa ra những giải pháp thực tế gắn liền<br />
với đặc điểm của từng địa phương. Hoàn thiện QLNN là một yêu cầu cấp bách tạo nền<br />
móng vững chắc cho sự phát triển ổn định và bền vững của vận tải nói chung và VTÔT<br />
nói riêng. Do vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các giải<br />
pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình”.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Làm rõ cơ sở lý luận của công tác QLNN về VTÔT, và đánh giá thực hiện<br />
mục tiêu và các hoạt động QLNN về VTÔT tại tỉnh Ninh Bình; làm rõ điểm mạnh,<br />
điểm yếu của các hoạt động này và tìm ra nguyên nhân của các điểm yếu để đề xuất<br />
các quan điểm, phương thức và mô hình tổ chức QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh<br />
Ninh Bình.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động QLNN về VTÔT tại tỉnh Ninh Bình, với đối<br />
tượng là vận tải hành khách (VTHH) và vận tải hàng hoá (VTHH).<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm vi về nội dung: Các hoạt động QLNN về VTÔT trên các khâu của quá<br />
trình quản lý hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm tra kiểm soát, chính sách, QLNN<br />
đối với hoạt động kinh doanh VTHH và VTHK.<br />
Phạm vi về không gian: Hoạt động VTÔT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.<br />
<br />
2<br />
<br />
Phạm vi về thời gian: Các số liệu điều tra, thống kê trong giai đoạn 2012-2016;<br />
các số liệu dự báo đến năm 2020 và 2025. Hoàn thiện các giải pháp đến năm 2025.<br />
4. Ý nghĩa khoa học và thực hiễn của luận án<br />
Giá trị khoa học: Luận án làm rõ và hệ thống hóa và làm phong phú hơn cơ sở<br />
lý luận thực tiễn QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tính hệ thống trong mối<br />
quan hệ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ đối với hoạt động vận tải ô<br />
tô. Trên cơ sở đó, đề xuất công cụ quản lý nhà nước bằng các ứng dụng khoa học,<br />
công nghệ trong QLNN trong bối cảnh và điều kiện phát triển về khoa học kỹ thuật<br />
và các công nghệ quản lý tiên tiến, tiếp cận với xu hướng của cách mạng khoa học<br />
công nghệ 4.0.<br />
Giá trị thực tiễn: Đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về<br />
VTÔT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh<br />
và yêu cầu phát triển của ngành.<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài<br />
Các công trình nghiên cứu về QLNN về VTÔT cũng như đánh giá hiệu quả<br />
của nó nói chung là khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu<br />
tập trung chủ yếu giải quyết các vấn đề của loại hình VTHK, VTHH chưa có những<br />
công trình nghiên cứu chuyên sâu.<br />
Đối với QLNN trên thế giới có các công trình nghiên cứu đặc trưng sau:<br />
- J.B Nugent (1991), “Lý thuyết phát triển và các giải pháp trong nền kinh tế<br />
thị trường”. Trong đó tác giả đã tổng quan các lý thuyết phát triển và đi sâu vào vai<br />
trò QLNN trong quá trình phát triển.<br />
- Adrienne Curry (1999), “Sáng tạo quản lý dịch vụ công” đã đ ề cập đến việc<br />
quản lý và cung cấp cơ sở hạ tầng giao thông nhưng chỉ dừng lại QLNN đối với các<br />
dịch vụ công trong đó có cơ sở hạ tầng GTVT, chưa làm rõ QLNN đối với VTÔT.<br />
- Hamid Saeedia, Bart Wiegmansa, Behzad Behdanib, Rob Zuidwijkc (2017),<br />
“Phân tích cạnh tranh trong mạng lưới vận tải hàng hóa đa phương thức: Ý nghĩa thị<br />
trường của các chiến lược kinh doanh bền vững” đã đề cập đến môi trường cạnh tranh<br />
trong vận tải đa phương thức trong xu hướng hội nhập quốc tế, phân tích các yếu tố<br />
ảnh hưởng cạnh tranh, đề xuất các chiến lược phù hợp với từng cấu trúc thị trường.<br />
- James J. Winebrakea, Erin H. Greenb, “Chính sách môi trường, ra quyết<br />
định, và ảnh hưởng trong ngành vận tải đường bộ của Mỹ” viết về các công nghệ và<br />
chính sách mới đã nâng cao hiệu quả của các loại xe tải hoạt động tại Hoa Kỳ, giúp<br />
làm giảm chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp vận tải và đặt câu hỏi về phản<br />
ứng ở cấp độ công ty với những chi phí thấp hơn này.<br />
- Stefan Jacobsson, Per Olof Arnäs, Gunnar Stefansson“Access management in<br />
intermodal freight transportation: An explorative study of information attributes,<br />
actors, resources and activities” xác định các thuộc tính thông tin hiện có và bắt<br />
<br />
3<br />
<br />
buộc cần được trao đổi giữa các trung tâm nghiên cứu và các nhà vận chuyển để cải<br />
thiện việc quản lý truy cập của họ.<br />
- Liu, Jie. Carrier Managed Transportation in Supply Chain Management.<br />
Quản lý vận tải trong quản lý chuỗi cung ứng. Logistics Vận chuyển là một bước<br />
không thể thiếu được kết nối sản xuất, lưu trữ và khách hàng cuối cùng. Tuy nhiên,<br />
hầu hết những cải tiến này đều ở mức hoạt động. Có rất ít hợp tác trong chuỗi cung<br />
ứng cố gắng tối ưu hóa việc vận chuyển hậu cần từ cấp độ chiến lược.<br />
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước<br />
Nghiên cứu về QLNN về VTÔT nói riêng và vận tải nói chung đã được các<br />
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập và thực hiện khá nhiều.<br />
Các luận án tiến sĩ và các bài báo như: Trần Thị Lan Hương (chủ biên),<br />
Nguyễn Thị Hồng Mai (2006), “Tổ chức quản lý vận tải ô tô”; Bài báo “Chất lượng<br />
khai thác – giao thông và vấn đề bảo đảm an toàn giao thông trên đường ô tô” của<br />
TS. Dương Tất Sinh; Bài báo “Nghiên cứu mô hình SWOT khi kinh doanh vận tải<br />
hành khách bằng xe buýt theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP” của PGS.TS. Từ Sỹ Sùa;<br />
Bài báo “ Giải pháp hợp lý hóa mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng<br />
xe buýt ở Hà Nội đáp ứng nâng cao năng lực vận chuyển” của TS. Nguyễn Thanh<br />
Chương; Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phương hướng biện pháp hoàn thiện QLNN đối với<br />
xây dựng giao thông” của tác giả Bùi Minh Huấn (1996); Luận án tiến sĩ kinh tế:<br />
“Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt<br />
Nam” của tác giả Tạ Văn Khoái (2009); Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện quản lý<br />
nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông<br />
vận tải Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Bình (2012); Luận án tiến sĩ kinh tế:<br />
“Quản lý nhà nước về thu và sử dụng phí đường bộ ở Việt Nam” của tác giả Phan<br />
Huy Lệ (2012) ... đều hệ thống hóa về QLNN trong lĩnh vực và đối tượng của đề tài<br />
nhưng phần QLNN các tác giả đã chỉ ra được nhiều hạn chế, bất cập trên nhiều mặt<br />
như: khung pháp luật chưa đồng bộ, chưa thống nhất, cơ chế quản lý lạc hậu, năng<br />
lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu.<br />
1.3. Khoảng trống khoa học và nhiệm vụ nghiêm cứu của đề tài<br />
1.3.1. Khoảng trống khoa học<br />
Hiện nay chưa có luận án nghiên cứu cụ thể khoa học và có cơ sở lý luận khoa<br />
học đối với QLNN về VTÔT trên địa bàn của một tỉnh nói chung và của tỉnh Ninh<br />
Bình nói riêng. Ngoài ra, luận án sẽ tập trung vào sự kết hợp có nguyên tắc trong<br />
công tác QLNN kết hợp giữa ngành và đơn vị hành chính (lãnh thổ), đây được coi là<br />
điểm mới, những khoảng trống mà các kết quả nghiên cứu trước để lại.<br />
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
- Làm sâu sắc hơn lý luận về công tác QLNN về VTÔT ở Việt Nam.<br />
- Phân tích làm rõ nội dung QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh. Nhận diện đầy<br />
đủ và phân tích, đánh giá những thành tựu và những hạn chế trong QLNN về VTÔT<br />
ở một tỉnh ở Việt Nam.<br />
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đối với quản lý nhà nước VTÔT .<br />
- Đánh giá đúng thực trạng và hiệu quả QLNN về VTÔT ở Việt Nam và trên<br />
<br />
4<br />
<br />
địa bàn tỉnh Ninh Bình.<br />
- Đề xuất quan điểm định hướng và các giải pháp hoàn thiện QLNN về VTÔT<br />
ở Việt Nam và áp dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.<br />
1.4. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh dựa trên các tài liệu thứ cấp được<br />
thu thập từ số liệu thống kê, các báo cáo của UBND các huyện, thành phố, các Sở, ban,<br />
ngành, các cơ quan, đơn vị QLNN, các doanh nghiệp kinh doanh VTÔT để phân tích,<br />
làm rõ những thành tựu và hạn chế của QLNN về VTÔT.<br />
- Phương pháp thu thập số liệu qua khảo sát thực tế điều tra kinh tế: Thu thập<br />
số liệu sơ cấp, thứ cấp, tiến hành điều tra, khảo sát số liệu thực tế trên các tuyến<br />
đường bộ, các công trình hạ tầng giao thông, phát phiếu điều tra xã hội học, Tổ chức<br />
đếm xe.<br />
- Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến đánh giá, nhận xét của những cá nhân đã<br />
và đang công tác trong lĩnh vực QLNN về VTÔT.<br />
Ngoài ra, nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý<br />
thuyết kết hợp với việc so sánh, mô phỏng mô hình thực tế để tạo ra sản phẩm có tính<br />
vận dụng thực tế cao.<br />
CHƯƠNG 2.<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰ C TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI Ô<br />
TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH<br />
2.1. Những vấn đề chung về hoạt động vận tải ô tô<br />
2.1.1. Khái niệm về vận tải ô tô<br />
VTÔT là một phương thức vận tải trong hệ thống vận tải của nền kinh tế quốc<br />
dân. VTÔT cũng như các phương th ức vận tải khác đó là sự kết hợp của các yếu tố<br />
như phương tiện vận tải, đối tượng vận chuyển và người điều khiển, tổ chức sản xuất<br />
làm dịch chuyển của hàng hóa, hành khách theo không gian theo mục đích và yêu cầu<br />
của khách hàng.<br />
2.1.2. Khái niệm về phương tiện vận tải ô tô<br />
Phương tiện VTÔT là loại phương tiện giao thông đường bộ bằng động cơ từ<br />
bốn bánh trở lên, không chạy trên đường ray, thường dùng để chở người hoặc hàng<br />
hóa, kéo mooc, sơmi romooc hoặc thực hiện các chức năng, công dụng đặc biệt.<br />
2.1.3. Đặc điểm của vận tải ô tô<br />
- Ô tô là phương tiện vận tải phổ biến nhất.<br />
- Phương tiện VTÔT rất đa dạng và nhiều chủng loại khác nhau.<br />
- Ô tô có trọng lượng và kích thước phương tiện tương đối nhỏ.<br />
- Năng suất lao động và năng suất phương tiện của ô tô thấp.<br />
- Mỗi phương tiện ôtô không có đường riêng, hoạt động hỗn hợp.<br />
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động vận tải ô tô<br />
- Nhu cầu vận tải<br />
- Điều kiện tự nhiên<br />
- Môi trường hoạt động<br />
<br />
5<br />
<br />
- Các chủ thể tổ chức vận tải<br />
2.1.5. Năng lực, vai trò của vận tải ô tô<br />
2.1.5.1. Năng lực vận chuyển của vận tải ô tô<br />
Năng lực vận chuyển của phương tiện là khối lượng hàng hóa hoặc hành khách<br />
tối đa mà nó vận chuyển được trong một thời gian, tại một mặt cắt theo một chiều một<br />
đoạn đường khi sử dụng đầy đủ các tính năng kỹ thuật của xe.<br />
2.1.5.2. Vai trò của vận tải ô tô<br />
Vai trò của vận tải ô tô là loại hình vận tải triệt để từ cửa đến cửa, điều kiện<br />
thực hiện trên mọi địa hình, chính vì vậy nó có vai trò quan trọng trong nền kinh tế<br />
quốc dân. Vận tải ô tô là phương thức vận tải triệt để duy nhất nên đóng vai trò là<br />
phương thức tiếp chuyển cho các phương thức vận tải khác.<br />
2.2. Tổng quan quản lý nhà nước về vận tải ô tô<br />
2.2.1. Những vấn đề chung về quản lý nhà nước<br />
2.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước<br />
QLNN chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan QLNN<br />
tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời<br />
sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương<br />
nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự<br />
và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của nhà nước.<br />
2.2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước<br />
- Chủ thể QLNN là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện chức năng<br />
lập pháp, hành pháp, tư pháp.<br />
- Đối tượng QLNN là toàn bộ dân cư và các tổ chức trong phạm vi tác động<br />
quyền lực nhà nước.<br />
- Mục tiêu QLNN là phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định,<br />
an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng thống nhất.<br />
- QLNN mang tính quyền lực của nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ quản lý<br />
chủ yếu và có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội.<br />
- Trong QLNN, quản lý hành chính là hoạt động trung tâm, chủ yếu gắn liền<br />
với việc thực hiện một bộ phận quan trọng của quyền lực nhà nước là quyền hành<br />
pháp – thực thi phát luật.<br />
2.1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước<br />
- Quản lý theo phân cấp.<br />
- Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa giới hành chính<br />
2.2.2. Quản lý nhà nước về vận tải ô tô<br />
2.2.2.1. Khái niệm và mục tiêu của quản lý nhà nước về vận tải ô tô<br />
Quản lý nhà nước đối với các hoạt động vận tải ô tô là sự tác động có tổ chức<br />
và bằng pháp quyền của Nhà nước các đối tượng cụ thể trong hoạt động vận tải như<br />
tuyến vận chuyển, phương tiện, người lái, tổ chức vận tải nhằm đảm bảo cho các<br />
hoạt động vận tải trong xã hội được phát triển theo đúng định hướng trong sử dụng,<br />
kinh doanh mang lại hiệu quả, an toàn trong mục đích chung về kinh tế xã hội của<br />
đất nước.<br />
<br />