Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các giải pháp marketing áp dụng vào công tác vận chuyển hành khách trên đường sắt
lượt xem 6
download
Luận án này nhằm hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về marketing những kinh nghiệm và những bài học thực tế khi vận dụng marketing vào công tác của ngành vận tải. Nghiên cứu áp cơ sở lý luận marketing và ứng dụng các giải pháp Marketing vào công tác vận chuyển hành khách trên đường sắt Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các giải pháp marketing áp dụng vào công tác vận chuyển hành khách trên đường sắt
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI LÊ TIẾN DŨNG NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ÁP DỤNG VÀO CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH TRÊN ĐƯỜNG SẮT CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI MÃ SỐ:62.84.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014
- Luận án được hoàn thành tại: Trường đại học Giao thông vận tải Người hướng dẫn khoa học: NGƯT.GS.TSKH. Nguyễn Hữu Hà Phản biện 1: ……………………………………………………… ……………………………………………………… Phản biện 2: ……………………………………………………… ……………………………………………………… Phản biện 3: ……………………………………………………… ……………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Trường họp tại: Trường Đại học Giao thông vận tải. Vào hồi: ….. giờ…. Ngày…. Tháng…..năm 2014.
- CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. TS Huỳnh Cường, Th.S Lê Tiến Dũng (3/2013), Nâng cao chất lượng vận tải hành khách góp phần tăng thị phần vận tải đường sắt Việt Nam, Tạp chí Giao thông Vận tải (trang61-62) 2. GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà, Th.S Lê Tiến Dũng (6/2013), Nghiên cứu phương pháp phân tích hành vi người tiêu dùng sản phẩm vận tải hành khách, Tạp chí Giao thông Vận tải (Trang39-40). 3. GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà, Th.S Lê Tiến Dũng (7/2013), Thiết kế sản phẩm mới của dịch vụ vận tải đường sắt, Tạp chí Giao thông Vận tải (Trang37-38) 4. GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà, Th.S Lê Tiến Dũng (8/2013), Môt số vấn đề của việc Nghiên cứu áp dụng Marketing vào ngành đường sắt Việt Nam, Tạp chí Giao thông Vận tải (Trang44-46)
- 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Công tác vận chuyển hành khách trên đường sắt đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với các hình thức vận tải khác như đường bộ, hàng không,... với những ưu thế riêng của mỗi loại hình vận tải. Việc đáp ứng được nhu cầu của hành khách về công tác phục vụ, đồng thời có thể cạnh tranh với các đối thủ đã trở thành thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp vận tải nói chung, và ngành đường sắt nói riêng.Để có thể nâng cao thị phần vận tải cũng như nâng cao chất lượng vận chuyển hành khách trong nguồn lực của ngành còn nhiều hạn chế, thì việc nghiên cứu áp dụng marketing vào công tác sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải đường sắt. Đăc biệt nghiên cứu các giải pháp marketing áp dụng vào công tác vận tải hành khách trên đường sắt là vấn đề có tính thời sự, cấp bách, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự phát triển của ngành vận tải đường sắt. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Nghiên cứu các giải pháp marketing áp dụng vào công tác vận chuyển hành khách trên đường sắt“. Mục đích nghiên cứu của luận án. Luận án này nhằm hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về marketing những kinh nghiệm và những bài học thực tế khi vận dụng marketing vào công tác của ngành vận tải. Nghiên cứu áp cơ sở lý luận marketing và ứng dụng các giải pháp Marketing vào công tác vận chuyển hành khách trên đường sắt Việt Nam Đối tượng nghiên cứu của luận án. Nghiên cứu các giải pháp marketing phục vụ cho sản xuất kinh doanh vận tải hành khách trên đường sắt Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn. Phạm vi nghiên cứu của luận án. Vì quy mô hoạt động của ngành Vận tải đường sắt rất rộng lớn trên nhiều lĩnh vực nên tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu những nội dung chủ yếu của công tác marketting trong sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt. Xây dựng cơ sở lý luận và đề xuất các giải pháp Marketing nhằm đổi mới công tác sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành vận tải đường sắt trong điều kiện mới của công tác marketing ngành vận tải. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận án. Tuy có nhiều đề tài nghiên cứu về mô hình tổ chức, công tác tổ chức sản xuất kinh doanh ngành vận tải đường sắt nhưng việc nghiên cứu các giải pháp marketing áp dụng vào công tác vận tải hành khách trên đường sắt là vấn đề còn mới có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
- 2 - Để áp dụng marketing vào công tác vận chuyển hành khách một cách bài bản và khoa học nghiên cứu phải đặt ra các nhiệm vụ cơ bản sau: - Các công trình nghiên cứu marketing của nước ngoài Các công trình nghiên cứu marketing chúng ta phải dựa vào các tài liệu về marketing của nước ngoài. Các tài liệu về marketing đã có khá nhiều. Tuy nhiên ở nước ta chủ yếu là các tài liệu tiếng Anh như: [20], [21] (xem phần tài liệu tham khảo). - Các công trình nghiên cứu hầu như chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu về marketing vận tải một lĩnh vực rất đặc thù mà chúng ta cần phải phát triển marketing. Các công trình nghiên cứu [20], [21]... và các tài liệu hiện có tại Việt Nam bằng tiếng nước ngoài chỉ nghiên cứu về marketing nói chung mà không nói gì đến marketing vận tải trừ một giáo trình được viết bằng tiếng nga [19]. - Các công trình nghiên cứu Marketing trong nước Về các nghiên cứu sâu hơn về marketing trong lĩnh vực vận tải có thể điểm qua các công trình chính sau đây: + Các công trình [5], là các cố gắng đầu tiên để đưa marketing vào chương trình giảng dạy của ngành kinh tế Trường đại học giao thông vận tải. Các công trình [3]; [6];có sự phối hợp chặt chẽ của ngành đường sắt đã nghiên cứu khá sâu về đưa marketing vào công tác sản xuất kinh doanh của ngành đường sắt. Các phương pháp điều tra, mẫu phiếu, xử lý thông tin đã được giải quyết khá hoàn chỉnh. Các công trình: [18] đã đi sâu vào khía cạnh tổ chức công tác marketing như đề xuất mô hình bộ máy, nhân sự cho marketing... Một phần của các đề xuất này đã được ĐSVN áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên các công trình trên vẫn chưa thống nhất hoàn toàn được với nhau về lý luận phát triển marketing trong ngành đường sắt. Các giải pháp marketing vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Khung lý thuyết để xây dựng chính sách Marketing Mix của các công trình trên là 4P hiện đã lạc hậu.Việc áp dụng marketing trong vận tải hành khách của ngành đường sắt vẫn còn nhiều khoảng trống chưa được giải quyết về măt lý luận. Phương pháp nghiên cứu của luận án. Luận án đã sử dụng tổng hợp một số phương pháp như: Phương pháp điều tra; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích; phương pháp hệ thống hóa; phương pháp logic kiến thức cạnh tranh, về tâm lý xã hội học; phương pháp đánh giá chuyên gia; phương pháp dự báo; phương pháp tối -
- 3 ưu hóa…. để nghiên cứu thực trạng công tác marketing hiện nay trong ngành vận tải. Những đóng góp của luận án. - Hệ thống hóa và cụ thể hóa lý luận về Marketing trong lĩnh vực vận tải. Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm của dịch vụ vận tải và các điều kiện khai thác kỹ thuật cụ thể của đường sắt luận án đã đề xuất khung chính sách marketing mới là 7P+S. Đây là hướng cơ bản để giải quyết các vấn đề liên quan đến marketing vận tải đường sắt. - Xây dựng phương pháp nghiên cứu hành vi của hành khách. - Xây dựng cơ sở lý luận cho việc đổi mới áp dụng marketing vào công tác vận tải hành khách trên đường sắt theo hướng gắn với thị trường . - Xây dựng các giải pháp ứng dụng Marketing vào công tác vận tải hành khách trên đường sắt như: Giải pháp năng cao thị phần vận tải, -Xây dựng quy trình đi lại và xác định các nhu cầu của hành khách. -Xây dựng phương pháp phân tích hành vi người tiêu dùng sản phẩm vận tải hành khách, tổ chức bộ máy làm công tác marketing trong Tổng công ty Đường sắt. -Xây dựng hệ thống thông tin marketing, thiết kế sản phẩm mới cho dịch vụ vận tải hành khách, xây dựng chính sách giá cước, phân phối sản phẩm, công tác marketing tiếp thị, các biện pháp cải tiến công tác bán vé,.. Bố cục luận án: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị nội dung chính của luận án bao gồm 3 chương, 150 trang; 29 bảng; 18 hình vẽ. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH TRÊN ĐƯỜNG SẮT 1.1. Khái quát về tổng công ty đường sắt Việt Nam. Ngày 13-11-2009 Thủ tướng chính phủ Việt Nam có Quyết định 1883/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ- Tổng công ty ĐSVN. Tiếp đó ngày 25-6-2010 Thủ tướng chính phủ Việt Nam có Quyết định 973/QĐ- TTg chuyển Công ty mẹ là Tổng công ty ĐSVN thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHHMTV) do nhà nước làm chủ sở hữu. Cơ quan của Tổng công ty đường sắt Việt Nam đóng trụ sở tại 118 đường Lê Duẩn, Hà Nội.
- 4 1.1.1 Mô hình tổ chức của Tổng công ty ĐSVN hiện nay : HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ CÁC PHÓ TỔNG CÁC BAN CHUYÊN MÔN, V¡N PHßNG NGHIỆP VỤ TCT CÁC ĐƠN VỊ HẠCH CÁC CÔNG TY CÁC CÔNG TY CỔ CÁC CÔNG TY CÁC ĐƠN VỊ TOÁN PHỤ THUỘC: NHÀ NƯỚC HẠCH PHẦN CÔNG ÍCH HẠCH QUẢN LÝ - HAI CÔNG TY TOÁN ĐỘC LẬP: - 11 CÔNG TY DỊCH TOÁN ĐỘC LẬP KHÔNG SẢN VẬN TẢI HK ĐS HÀ - CÔNG TY TNH VỤ VÀ VẬT TƯ - 15 CÔNG TY TNHH XUẤT NỘI, SÀI GÒN; 2CÔNGTYCỔ 1 TV QUẢN LÝ H1TV XE LỬA DI TRUNG TÂM YTĐS . PHẦN IN ĐS ĐƯỜNG SẮT. AN. - 6BAN QUẢN LÝ - BÁO ĐS. - 15 CÔNG TY XÂY - 05 CÔNG TY TNHH DỰNG VÀ CÔNG DỰ ÁN -TRUNG TÂM 1 TV THÔNG TIN TRÌNH TÍN HIỆU ĐS. - TRƯỜNG CAO ĐHVTĐS - 3CÔNG TY CƠ KHÍ ĐẲNG NGHỀ ĐS. -TRUNG TÂM UPSCTTSCNĐS Hình 1.1: Mô hình tổ chức của TCT ĐSVN 1.1.2 Mạng lưới ĐSVN và hiện trạng cơ sở vật chất kĩ thuật Kết cấu hạ tầng đường sắt Tổng chiều dài của mạng lưới ĐS là 3.142,69 km gồm 2.632 km đường sắt chính tuyến, 402,69 km đường ga, 107,95 km đường nhánh (không tính hơn 100 km đang do các ngành ngoài đường sắt khai thác: Công ty Apatít Lào Cai, Tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam) 1.2. Công tác vận chuyển hành khách trên đường sắt Luận án đã giới thiệu các mặt của công tác vận chuyển hành khách. Sản lượng vận tải hành khách trên đường sắt Việt Nam trong một số năm gần đây thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.4: Vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý TT Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Hành khách đi tầu (kh) 11.981.849 12.217.644 12.129.485 Lượng luân chuyển hành 2 4.571.080.043 4558.960.000 4.416.567.000 khách (kh.km) 3 Doanh thu hành khách (1000đ) 2.360.291.957 2.682.723.677 2.921.801.720 4 Tấn xếp hành lý (tấn) 87.467 85.439 83.356 Lượng luân chuyển hành lý 5 62.024.786 64.374.000 61.024.000 (tấn.km) 6 Doanh thu hành lý (1000đ) 61.235.898 64.709.225 70.158.650 7 Tổng doanh thu (1000) 2.421.527.855 2.747.426.902 2.991.960.370 (Nguồn niêm giám thống kê Đường sắt Việt nam 2014)
- 5 1.3 Công tác marketing trong Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Hiện trạng công tác marketing trong kinh doanh vận tải của ngành được thể hiện qua các yếu tố thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, tình hình phân phối sản phẩm và môi trường vĩ mô. Đối với ngành Vận tải đường sắt từ cấp Tổng công ty đến Cấp ga, không có bộ phận Marketing riêng. mà được đưa vào chức năng nhiệm vụ các phòng ban. Tình hình phân phối sản phẩm của đường sắt chủ yếu là trực tiếp Với hình thức này hành khách khó tiếp cận với việc mua sản phẩm, các sản phẩm vận tải đường sắt cũng chưa được quảng bá rộng rãi, các chính sách về giá chưa được hỗ trợ, điều này đã làm giảm sự hấp dẫn của sản phẩm vận tải đường sắt. Kết luận: Như vậy, doanh nghiệp đường sắt nước ta hoạt động theo một cung cách đặc biệt: vừa kinh doanh, vừa phục vụ. Kinh doanh thể hiện ở chỗ sử dụng toàn bộ nguồn thu từ vận tải để trang trải cho chính hoạt động vận tải mà không có sự bù lỗ của Nhà nước. Phục vụ biểu hiện ở chỗ phải duy trì chạy tàu trên những tuyến lỗ để đảm bảo nhịp điệu kinh tế bình thường của xã hội. Trong bối cảnh đó, đường sắt nổi lên một đặc điểm lớn nhất, đòi hỏi phải có những giải pháp hợp lí để điều chỉnh, đó là sự mất cân đối nghiêm trọng về nhu cầu đi lại của hành khách trong năm. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ÁP DỤNG MARKETING VÀO CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH TRÊN ĐƯỜNG SẮT VN 2.1.Khái niệm chung về marketing,marketing vận tải. 2.1.1Khái niệm chung về marketing Trong luận án này ta định nghĩa Marketing như sau: Marketing là môn khoa học chuyên nghiên cứu tạo ra các sản phẩm được ưa chuộng và tổ chức tiêu thụ các sản phẩm đó một cách có lợi nhất cho doanh nghiệp và cho xã hội. 2.1.2Quan điểm của marketing dưới góc độ vận tải Công tác Marketing không phải là trách nhiệm riêng của các nhân viên ga hành khách, nhân viên đi tàu mà là nhiệm vụ chung của tất cả cán bộ, công nhân viên trong ngành vận tải đường sắt. 2.1.3Phân tích những biến động của môi trường SXKD vận tải Để ứng dụng Marketing vào trong ngành vận tải chúng ta phải hiểu thấu đáo môi trường sản xuất kinh doanh đó để có các biện pháp phù hợp thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Đối với môi trường kinh doanh vận tải đường sắt chịu sự chi phối của môi trường kinh doanh ngoài ngành và môi trường nội bộ ngành.Sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hoá
- 6 tập trung sang kinh tế thị trường hội nhập quốc tế của việt nam đã làm thay đổi hàng loạt các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của ngành đường sắt. 2.2. Nghiên cứu thị trường và các nhu cầu của người tiêu dùng sản phẩm vận tải hành khách 2.2.1. Thị trường vận tải và các đặc điểm của thị trường Thị trường vận tải: Thị trường là nơi diễn ra quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ, có nhiều định nghĩa khác nhau về thị trường. Đặc điểm của thị trường vận tải: - Sản phẩm của ngành vận tải không có hình dáng, kích thước cụ thể, quá trình sản xuất vận tải không tạo ra sản phẩm mới mà chỉ là sự di chuyển của hàng hóa và hành khách từ điểm này đến điểm khác trong không gian. - Quá trình vận tải diễn ra trên một phạm vi rộng có thể là cả một vùng, một khu vực, một quốc gia thậm chí diễn ra trong phạm vi quốc tế. Những nhân tố ảnh hưởng tới thị trường vận tải: - Nhóm nhân tố thuộc chính trị, xã hội và tâm sinh lý con người: - Nhóm nhân tố thuộc quản lý vĩ mô và quản lý vi mô. - Các chính sách quản lý vi mô của doanh nghiệp vận tải như: - Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên: Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp vận tải b1. Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp vận tải - Yếu tố nhân khẩu: - Yếu tố kinh tế bao gồm: - Yếu tố tự nhiên: - Yếu tố khoa học kỹ thuật: - Yếu tố chính trị: - Yếu tố văn hoá B2. Môi trường vi mô của doanh nghiệp vận tải - Khách hàng (hành khách): - Đối thủ cạnh tranh: - Các nhà cung ứng - Công chúng trực tiếp: Nghiên cứu sự cạnh tranh của doanh nghiệp: Giá, sự khác biệt về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, tốc độ cung ứng, quảng cáo tiếp thị tốt, vông tác bán hang, Đo lường và dự báo nhu cầu thị trường vận tải: Nhu cầu vận tải là là tổng khối lượng công việc vận chuyển hàng hóa và hành khách mà các phương tiện vận tải phảm đảm nhận. 2.2.2. Nhu cầu vận tải trên thị trường: Khái niệm liên quan đến nhu cầu vận tải hành khách - Chuyến đi: là một hành trình theo một hướng, trong một khoảng thời gian cho trước giữa 2 địa điểm, thường là trong hai khu vực khác nhau trên một tuyến cụ thể, theo một phương thức vận tải nhất định. - Nhu cầu đi lại: là số chuyến đi lớn nhất có thể của một người dân trong một thời gian tại khu vực nghiên cứu.
- 7 - Nhu cầu vận tải hành khách bằng đường sắt: là tổng nhu cầu đi lại của hành khách bằng phương tiện đường sắt trong một thời gian. 2.2.3. Thị phần vận tải hành khách Thị phần vận tải và các nhân tố ảnh hưởng Thị phần vận tải của một loại phương tiện (hoặc một doanh nghiệp vận tải) là tỷ số giữa nhu cầu vận tải mà loại phương tiện (doanh nghiệp) đó giành được so với tổng nhu cầu vận tải. Thị trường vận tải bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố quy mô, tính chất nhu cầu vận tải, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tính phổ biến... 2.2.4Thị phần vận tải đường sắt Với chiều dài mạng lưới đường sắt không lớn, chỉ có khoảng trên 2400km, chạy qua trên 30 tỉnh thành phố. Đường sắt Việt Nam đóng vai trò chủ chốt trong vận tải hành khách của nước ta. Nhưng trong những năm gần đây thị phần vận tải đường sắt luôn luôn thụt giảm do tác động của cơ chế thị trường hội nhập quốc tế. 2.2.5. Khái quát về các ngành vận tải và sự cạnh tranh giữa các ngành vận tải - Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng loại phương tiện vận tải. - Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác loại phương tiện vận tải 2.3 Quy trình đi lại của hành khách và nhu cầu của hành khách 2.3.1 Quy trình đi lại của hành khách Các hành vi của hành khách đã được khái quát theo dạng mô hình như sau: - Thu thập thông tin để lựa chọn phương tiện - Tìm hiểu thực trạng bán vé - Thực hiện việc mua vé - Ra ga gửi, nhận hành lý bao gửi - Nhu cầu đưa hành lý xách tay lên phương tiện - Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm… tại ga, bến trước hành trình - Nhu cầu ở trên phương tiện - Nhu cầu khi xuống phương tiện tại các ga, bến cuối cùng Hình 2.4. Quy trình đi lại của hành khách.
- 8 2.3.2 Nhu cầu của hành khách trong công tác vận tải: Công tác vận chuyển hành khách trong những năm qua đã có những bư- ớc phát triển mới cả về số lượng và chất lượng. Khối lượng hành khách đi công tác, học tập, tham quan du lịch, khách nước ngoài tăng. 2.3.3 Nhu cầu của hành khách đi tàu Nhu cầu của hành khách đi tàu bao gồm: an toàn, đúng giờ, nhanh chóng, tiện lợi, tiện nghi, giá vé. 2.3.4. Khái quát hoạt động tâm lý đi tàu của hành khách. Từ góc độ tâm lý học, nhu cầu nảy sinh động cơ, khi các điều kiện được thoả mãn, động cơ sẽ dẫn đến hành vi, trong cả quá trình của hành vi cũng lại kèm theo các diễn biến tâm lý đa dạng những diễn biến hành động tâm lý này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hành vi. 2.3.5. Phân loại hành khách Trong luận án để phân khúc thị trường, đề xuất một số cách phân loại hành khách như sau: - Theo mục đích chuyến đi. - Theo mức độ cần phục vụ. - Theo cự ly đi tầu. - Theo thành phần xã hội. - Theo mức thu nhập. 2.3.6. Điều tra ý kiến hành khách Điều tra phải đảm bảo tính khoa học, tổng quát và chi tiết, sau khi làm xong cần phải tổng hợp ý kiến hành khách theo nội dung sau: - Tìm hiểu sở thích của hành khách đi tàu. - Xem xét mức độ thoả mãn (%) nhu cầu của khách hàng đi tàu. - Những vấn đề hành khách đi tàu hài lòng nhất. - Những vấn đề hành khách đi tàu chưa hài lòng. - Những vấn đề hành khách phản ứng gay gắt nhất. - Những vấn đề ngoài nội dung nêu trong các phiếu thăm dò. - Phương pháp tổ chức xin ý kiến hành khách 2.4. Những đặc điểm của công tác nghiên cứu và ứng dụng Marketing trong ngành vận tải . Marketing đối với ngành vận tải là một môn khoa học mới và các tài liệu về Marketing chủ yếu là của nước ngoài nên việc nghiên cứu Marketing trong vận tải hành khách đường sắt nên tiến hành theo các bước nhất định. Các bước này được thể hiện trong quy trình nghiên cứu Marketing ở dưới đây (xem hình 2.5)
- 9 Nghiên cứu đặc Nghiên cứu lý Nghiên cứu đặc Xây dựng cơ sở lý điểm nền kinh tế luận Marketing điểm môi trường luận cho công tác của nước ngoài của nước ngoài của Vận tải HK Marketing ngành trên ĐS Việt Nam đường sắt Việt Nam Hình 2.5. Quy trình nghiên cứu Marketing cho ngành đường sắt Việt nam. 2.5. Xác định khung chính sách marketing MIX cho vận chuyển hành khách đường sắt. Trước hết coi vận tải hành khách như một dịch vụ chúng ta có các yếu tố cấu thành khung marketing mix như sau: Khung marketing mix với các yếu tố cấu thành như trên đã được công nhận và sử dụng trong một số công trình nghiên cứu marketing dịch vụ vận tải như một công cụ đã hoàn hảo. Tuy nhiên nếu nghiên cứu kỹ các công trình trên chúng ta thấy người xây dựng chính sách đã bỏ qua một yếu tố quan trọng xuất phát từ những đặc điểm của công tác vận tải hành khách. Khác với các lĩnh vực kinh doanh thông thường, đối tượng lao động của vận chuyển hành khách là con người. Trước hết dưới góc độ nhân văn đối tượng lao động cần được chăm sóc bảo vệ ở mức tốt nhất. Nếu như các yếu tố khác có thể chấp nhận được tính tương đối thì yêu cầu về an toàn lại là tuyệt đối. Yếu tố này cũng ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh vận tải vì hành khách luôn coi an toàn là yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ vận tải. Do an toàn không phải là một yếu tố độc lập trong khung marketing mix nên trong các nghiên cứu xây dựng chính sách marketing thường không chú trọng đúng mức đến vấn đề này. Nhiều công trình không nói đến an toàn hoặc chỉ điểm qua trong một vài dòng. Muốn cho nó được quan tâm đúng mức ta cần coi an toàn như một yếu tố quan trọng của khung marketing mix. Gi¸ c¶ Quy tr×nh Ph©n phèi S¶n phÈm Khung Marketing MIX Xóc tiÕn dÞch 7P+ S vô Safety M«i trêng (An toµn) vËt chÊt Lao ®éng cung øng dÞch vô Hình 2.7. Khung Marketing MIX 7P+S
- 10 Như vậy trong khung lý thuyết xây dựng chính sách marketing dịch vụ vận tải cần phải bổ xung thêm 1 yếu tố nữa là an toàn. Ta có thể đề xuất khung lý thuyết cho các chính sách marketing dịch vụ vận chuyển hành khách như sau: Khung marketing mix trên có thể được coi như 7p+Safety (an toàn) Trong các yếu tố trên của khung marketing mix mới đề xuất, có 7 yếu tố đã được nghiên cứu và không cần bàn thêm là: sản phẩm, quy trình, giá cả, phân phối, xúc tiến dịch vụ, môi trường vật chất và lao động cung ứng dịch vụ. ở đây chỉ cần làm rõ thêm yếu tố mới là an toàn An toàn là tình trạng yên ổn hoàn toàn không có nguy hiểm, không có sự cố trong quá trình đi lại của hành khách. An toàn ở đây bao gồm những nội dung sau: - An toàn cho hành khách trong suốt hành trình. Trong quá trình thiết kế các sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách thì yếu tố này phải được ưu tiên hàng đầu. Nên nhớ rằng trong khung marketing mix thì chính sách sản phẩm và chính sách an toàn là hai chính sách riêng nhưng chúng có liên quan trực tiếp đến nhau. Đơn giản vì mỗi khi lựa chọn một sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách thì người ta luôn chú ý đến khía cạnh an toàn của nó. - Được chăm sóc tốt, bảo đảm được sức khỏe trong quá trình đi lại. Quá trình này được hiểu là từ lúc bắt đầu rời khỏi nhà cho đến khi đến được nơi cần đến. - Được bảo hiểm, bồi thường cho các rủi ro, hoặc khi chất lượng dịch vụ không đảm bảo Với nội dung trên, phạm vị nghiên cứu của an toàn phải bao gồm từ các chính sách vĩ mô về an toàn, các quy trình quy phạm khai thác kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật đường sắt... đến tất cả các yếu tố khác của an toàn giao thông đường sắt. Việc đưa thêm vào khung marketing mix (7P) yếu tố an toàn sẽ làm cho yếu tố này được chú ý và việc nghiên cứu an toàn trong các chính sách marketing được hoàn thiện hơn. Mọi chính sách suy cho cùng cũng chỉ là để phục vụ con người nên trong các chính sách marketing không được xem thường yếu tố này. 2.6. Các nguyên tắc lựa chọn biện pháp Marketing ứng dụng vào ngành vận tải. - Phải có căn cứ kinh tế kỹ thuật. - Việc áp dụng các biện pháp Marketing phải theo các quy định chung về công tác Marketing của ngành. - Các biện pháp Marketing phải mang tính đồng bộ: - Phải được kiểm nghiệm thực tiễn - Phải được kiểm tra, điều chỉnh: 2.7. Mô hình bài toán lựa chọn hành trình của hành khách a/ Các phương án hành trình từ điểm i đến điểm j:
- 11 Trước hết ta liệt kê các phương án hành trình. Quá trình tác động qua lại giữa cung và cầu đã tạo nên các phương án hành trình giữa hai điểm i và j. Mỗi phương án có thể chỉ bao gồm 1 loại phương tiện, cũng có thể có vài loại phương tiện; có thể đi suốt, nhưng cũng có thể phải qua vài lần trung chuyển. Hãy xét một kịch bản tương đối điển hình, đó là hành trình từ Hải Phòng đi Đà Lạt qua hình vẽ dưới đây: Hình 2.8. Các phương án hành trình chủ yếu HP-ĐL - Phương án 1: Ô tô giường nằm chạy thẳng từ Hải Phòng đến Đà Lạt; - Phương án 2: Máy bay từ Hải Phòng đến Sài Gòn, bay tiếp SG – Đà Lạt; - Phương án 3: Máy bay từ HP – Đà nẵng, bay tiếp ĐN – Đà Lạt; - Phương án 4: Đi ô tô về Hà Nội, bay từ HN vào Đà lạt; - Phương án 5: Đi ô tô về Hà Nội, tàu hỏa vào Nha Trang, đi ô tô lên Đà Lạt; - Phương án 6: Đi tàu hỏa về HN, đi tàu tiếp vào SG, đi ô tô lên Đà Lạt. Bảng 2.4. Đặc trưng của các phương án hành trình TT Đặc trưng PA1 PA2 PA3 PA4 PA5 PA6 1 Số lần trung chuyển 0 1 1 1 2 2 2 Giờ trung chuyển 0 4 6 7 3 4 3 Giờ trên phương tiện 24 3 3 5 25 38 4 Tiền vé chính (triệu đồng) 0, 8 3, 4 2, 7 2, 3 1, 9 2, 1 5 Tiền trung chuyển (tr.đ) - - - 0, 4 0, 2 0, 2 6 Tiền ăn đường (tr.đ) 0, 2 0, 2 0, 2 0, 2 0, 2 0, 2 (Số liệu lấy trung bình giá vé các phương tiện đầu năm 2013). Các giá trị đặc trưng của các phương án là những căn cứ để các chủ thể lựa chọn. Mỗi chủ thể có một cách nhìn nhận đối với từng phương án. Để nhận biết được hành vi lựa chọn của họ, cần thiết phải phân tích và tạo dựng chân dung của các loại chủ thể khác nhau. b/ Phân loại các chủ thể của chuyến đi Bản thân hành khách có một số thuộc tính ít thay đổi như sức khỏe, mức thu nhập... song cũng tồn tại những yêu cầu thay đổi theo từng chuyến đi, tùy theo mục đích chuyến đi. Từ đó hành vi lựa chọ phương án hành trình
- 12 của hành khách phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà ta sẽ mô tả những nét chủ yếu sau đây: Sử dụng 3 tiêu chí sau đây để mô tả các chủ thể của chuyến đi từ điểm i đến điểm j: - Thời hạn mà chủ thể phải có mặt ở điểm đến gồm: Cứng, nghĩa là phải đúng hẹn. (Kí hiệu a1); Mềm, có thể đến trước hoặc sau dự định (Kí hiệu a2); - Thời gian đi trên đường: Ngặt nghèo, tức là phải đi nhanh (kí hiệu b1); Thoải mái, không bị hạn chế (Kí hiệu b2). - Khả năng chi tiền: Dồi dào (Kí hiệu c1); Hạn hẹp (Kí hiệu c2); Khó khăn (Kí hiệu c3) Từ 3 tiêu chí trên, ta có thể dựng các chân dung của chủ thể như sau: - Nhóm những người cần đến đúng hẹn, phải đi gấp với 3 khả năng tài chính khác nhau: a1. b1. c1-Chủ thể T1; a1. b1. c2 - Chủ thể T2 ; a1. b1. c3 - Chủ thể T3 - Nhóm những người cần đến đúng hẹn, nhưng thời gian còn nhiều, ứng với 3 khả năng tài chính khác nhau: a1. b2. c1 - Chủ thể T4 ; a1. b2. c2 - Chủ thể T5; a1. b2. c3 - Chủ thể T6. - Nhóm những người không cần đúng hẹn, nhưng thời gian eo hẹp, ứng với 3 khả năng tài chính khác nhau: a2. b1. c1 - Chủ thể T7 ; a2. b1. c2 - Chủ thể T8; a2. b1. c3 - Chủ thể T9 - Nhóm những người không cần đến đúng hẹn và có nhiều thời gian, ứng với 3 khả năng tài chính khác nhau: a2. b2. c1 - Chủ thể T10; a2. b2. c2 - Chủ thể T11; a2. b2. c3 -Chủ thể T12. c/ Sự lựa chọn phương án hành trình của chủ thể. Từ các đặc trưng của các phương án hành trình (bảng 3.2. ) và đặc điểm của các chủ thể, để có thể lựa chọn phương án phù hợp cần thiết phải dựa vào các tiêu chí sau đây: -D1 - Thời gian đi trên đường ; -D2 – Không phải trung chuyển ; -D3 – Tiện nghi của phương tiện vận chuyển ; -D4 – Tổng chi phí vận chuyển; -D5 – Mức độ an toàn. Ứng với 1 phương án hành trình cụ thể, mỗi chủ thể sẽ đánh giá phương án đó một cách khác nhau thông qua 5 tiêu chí trên. Nếu cho điểm thì mỗi tiêu chí có thể nhận 1 trong 4 giá trị: 0 điểm là kém; 1 điểm là tạm được; 2 điểm là khá; 3 điểm là tốt. Phương án có số điểm cao nhất là phương án được chủ thể ưu tiên lựa chọn. DTi, j Dj, k (2.1) Trong đó: DTi, j là số điểm đánh giá của chủ thể i đối với phương án j; Dj, k là điểm cho tiêu chí k của phương án j. Đương nhiên với cùng một phương án, cùng một tiêu chí, nhưng các chủ thể khác nhau sẽ cho điểm khác nhau.
- 13 Công thức (2.1) xác lập mảng 3 chiều, đó là các giá trị cho điểm của chủ thể i đối với tiêu chí k thuộc phương án j. Với 12 chủ thể khác nhau, ta có thể bóc tách thành 12 mảng hai chiều. Sau đây là 2 trong 12 mảng 2 chiều đó. Bảng 2.5 Chủ thể T1 cho điểm các phương án hành trình. Điểm của các tiêu chí Phương án Cộng điểm D1 D2 D3 D4 D5 PA1 0 3 0 3 0 6 2 3 3 3 2 2 13 3 3 3 3 2 2 13 4 2 0 1 2 2 7 5 1 1 2 2 2 8 6 1 1 2 2 2 8 Chủ thể T1 là loại hành khách cần phải có mặt đúng hẹn, thời gian còn lại eo hẹp, họ có khả năng tài chính, đương nhiên họ đánh giá 6 phương án với số điểm như trên. Từ đó họ ưu tiên lựa chọn phương án 2 và 3. Bảng 2.6. Chủ thể T11 cho điểm các phương án hành trình. Điểm của các tiêu chí Phương án Cộng điểm D1 D2 D3 D4 D5 PA1 1 3 1 3 0 8 2 3 1 2 1 2 9 3 3 1 2 1 2 9 4 3 0 2 1 2 8 5 3 1 3 2 3 12 6 3 1 3 2 3 12 Loại chủ thể có nhiều thời gian nhưng túi tiền hạn hẹp đã cho điểm 6 phương án hành trình theo một kết quả khác, nghĩa là phương án 5 và 6 được đánh giá cao nhất. Việc phân tích để nhận biết được hành vi của hành khách có ý nghĩa thiết thực cho việc hoạch định chiến lược đầu tư kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp. 2.8 Xây dựng phương pháp hành vi người tiêu dùng sản phẩm vận tải hành khách Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng sản phẩm vận tải là một phần quan trọng của khoa học marketing vận tải. Muốn thu hút được hành khách doanh nghiệp vận tải phải hiểu được các hành vi của người tiêu dùng vận tải, biết được những suy nghĩ cân nhắc nảy sinh trong đầu họ để từ đó tác động hướng cho hành khách sử dụng các dịch vụ của mình. Hiện nay chưa có một lý thuyết hành vi người tiêu dùng nào có thể giải thích được đầy đủ tại sao một hành khách lại đi trên một hành trình với các loại phương tiện vận tải này hay phương tiện kia. Để hiểu được hành vi của hành khách chúng ta phải vận dụng rất nhiều các môn khoa học khác nhau như triết học xã hội học, tâm lý học kinh tế học... từ đó tạo nên nền tảng cho khoa học người tiêu dùng. Hành vi sử dụng dịch vụ vận tải của hành khách không
- 14 đơn giản nó bị nhiều yếu tố ảnh hưởng chi phối. Tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng sản phẩm vận tải hành khách là một nhiệm vụ quan trọng của marketing vận tải. Qua nghiên cứu lý thuyết và thực tế lựa chọn dịch vụ vận tải hành khách trong những năm qua ta có thể mô tả hành vi người tiêu dùng sản phẩm vận tải hành khách bằng mô hình như sau: Các yếu tố kích thích “Hộp đen” ý thức Những phản ứng bao gồm cả những yếu của hành khách của hành khách tố Maketing Hình 2.9. Mô hình khái quát hành vi của hành khách trong lựa chọn các dịch vụ vận tải. Trọng tâm nghiên cứu ở đây là mối liên quan giữa các yếu tố kích thích của marketing và phản ứng của hành khách. Mô hình khái quát hành vi của hành khách trong lựa chọn các dịch vụ vận tải là một hộp đen mô tả mối quan hệ trên cùng mối quan hệ môi trường. Các yếu tố marketing và môi trường đi vào hộp đen ý thức của hành khách và từ đó chuyển hóa thành tập hợp các phản ứng của người tiêu dùng sản phẩm vận tải mà ta có thể quan sát được như lựa chọn phương tiện, hành trình, loại vé.... Thông qua mô hình trên ta thấy các yếu tố kích thích từ bên ngoài chỉ có tác dụng khi chúng ta hiểu được “hộp đen” ý thức của hành khách. Biết được “hộp đen” ý thức của hành khách mới tìm được các biện pháp thích hợp hướng hành khách sử dụng các dịch vụ vận tải thích hợp. Nếu không thì các biện pháp marketing sẽ không có tác dụng. Mô hình hành vi của hành khách được thể hiện một cách chi tiết hơn như sau: Các yếu tố Các yếu tố môi “ Hộp đen” ý thức của Những phản ứng của marketing trường hành khách hành khách - Các sản phẩm - Kinh tế. Các đặc Quá trình - Lựa chọn loại ph- dịch vụ vận tải - Khoa học kỹ tính của quyết định ương tiện, hành trình - Chính sách giá vé thuật hành của hành - Lựa chọn cách tiếp - Phương pháp - Chính trị khách khách cận và chuyển đổi phân phối - Văn hóa phương tiện - Khuyến mại - Lựa chọn lịch trình hợp lý...... Hình.2.10. Mô hình chi tiết hành vi của hành khách Về mặt lý thuyết có thể xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn dịch vụ vận tải của hành khách là các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của các yếu tố trên đến hành vi của hành
- 15 khách rất phức tạp và trên thực tế không thể định lượng được. Để hiểu được hộp đen chúng ta sẽ thay đổi các dữ liệu của đầu vào và quan sát các kết quả tương ứng ở đầu ra. Mối tương quan giữa các kết quả đầu ra và đầu vào hộp đen sẽ giúp ta định lượng được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đầu vào và cho biết các yếu tố đầu vào có thật sự là yếu tố cần nghiên cứu nhất hay không? Trong một bài toán mô tả sự lựa chọn dịch vụ vận tải của hành khách từ Lạng sơn đến Cà Mau khi thay đổi các yếu tố đầu vào của hộp đen, bằng cách phát phiếu điều tra cho hành khách chúng tôi đã thu được các kết quả nghiên cứu rất đáng chú ý. Nội dung bài toán như sau: Đường Sắt Đường Sắt Ô tô Ô tô Lạng Sơn Hà Nội Sài Gòn Cần Thơ Cà Mau Ô tô Ô tô Máy bay Máy bay Hình 2.11. Sơ đồ di chuyển của hành khách theo các phương án lựa chọn Từ Lạng sơn về đến Hà nội hành khách có thể lựa chọn 2 loại phương tiện là ô tô, đường sắt. Từ Hà nội đến Sài gòn có thể đi bằng ô tô, đường sắt, máy bay. Từ Sài gòn đến Cần thơ có thể đi bằng ôtô hoặc máy bay, còn từ Cần thơ đi Cà mau chỉ có thể đi bằng ô tô. Dựa vào các phương pháp điều tra ý kiến hành khách để xác định các yếu tố đầu ra của hộp đen từ đó định lượng mức độ ảnh hưởng của yếu tố đầu vào. Bước thứ nhất: Dựa theo quan điểm của các nhà quản lý để suy ra hành vi lựa chọn dịch vụ của hành khách. Điển hình là bài toán phân công khối lượng cho các phương tiện vận tải. Hành khách được cho là sẽ lựa chọn phương án tối ưu khi các yếu tố đầu vào là vốn đầu tư, giá thành và giá trị của 1 giờ hành khách thể hiện qua công thức: E H K C KT M KH min (2.2) Trong đó: EH : Hệ số hiệu quả vốn đầu tư K : Vốn đầu tư cho từng phương án CKT : Chi phí khai thác cho từng phương án MHK: giá trị giờ hành khách trên đường Các tính toán thực tế khi thử nghiệm qua hộp đen đã không cho các kết quả tương tự. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ sai lệch giữa mong muốn phân công của nhà quản lý và mong muốn thật sự của hành khách. Nguyên nhân chính dẫn đến độ sai lệch cao là các yếu tố đầu vào hộp đen không trực tiếp tác động đến hành vi của hành khách. Bước thứ hai:Qua các thử nghiệm trên mô hình hành vi lựa chọn dịch vụ vận tải của hành khách theo cách phân loại hành khách theo phân khúc
- 16 thị trường rồi đưa các tiêu chí đầu vào khác nhau dưới đây xin đưa ra các tiêu chí tác động trực tiếp đến hành vi của hành khách như sau: Thời gian của chuyến đi (giờ). Bao gồm thời gian đi từ nhà đến điểm xuất phát, thời gian đi trên các phương tiện vận tải, thời gian chuyển tiếp, chờ đợi, thời gian đi từ điểm cuối hành trình đến nơi cần đến... Chi phí cho chuyến đi: Bao gồm tiền vé đi trên các phương tiện, chi phí đi đến các điểm xuất phát, chi phí tại các điểm chuyển tiếp phương tiện, chi phí từ điểm cuối hành trình đến địa điểm cần đến, tiền ăn uống dọc đường, chi phí tính theo giá trị giờ hành khách trên đường... Mức độ thuận lợi và tiện nghi trong các hành trình. Độ an toàn của chuyến đi. Hai tiêu chí cuối được đánh giá bằng cách cho điểm từng loại hành trình, từng loại phương tiện....Cách đánh giá cho điểm đã được nhiều chuyên gia cho rằng có đủ độ tin cậy. Từ nghiên cứu trên ta có thể thấy rõ các yếu tố marketing ảnh hưởng đến hành vi hành khách khi lựa chọn dịch vụ vận tải là những tiêu chí đơn giản nhưng thiết thực gắn bó tới quyền lợi và mong muốn của họ. 2.8.Nghiên cứu sản phẩm mới của dịch vụ vận tải đường sắt Các giai đoạn của quá trình thiết kế sản phẩm mới: Giai đoạn sản phẩm vận tải mới được đưa ra thị trường; Giai đoạn phát triển của sản phẩm; Giai đoạn chín muồi; Giai đoạn suy thoái; Giai đoạn hình thành và thu thập ý tưởng; Đánh giá và lựa chọn ý tưởng; Soạn thảo và thẩm định dự án; Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới; Phân tích năng lực vận chuyển và nhu cầu vận tải; Thiết kế sản phẩm mới; Thử nghiệm thị trường; Triển khai phương án vận tải mới Các sản phẩm mới: Dịch vụ trọn gói cho hành khách liên tuyến; Ứng dụng marketing vào công tác nhà ga của ngành vận tải; Cung ứng chỗ nằm ngồi theo yêu cầu của hành khách Kết luận: - Khung lý thuyết đã xây dựng các chính sách marketing mix, là 7P+S như trong luận án đã đề xuất. - Cần tuân thủ các quy trình nguyên tắc áp dụng marketing như trong luận án đã đề xuất. - Đổi mới cách đánh giá hành vi của hành khách. Các nghiên cứu giới thiệu trên đây là những bước đầu, nhằm đặt nền móng cho việc ứng dụng marketing vào hoạt động SXKD đặc thù của ĐSVN. Các đề xuất trên cũng chỉ là những bước sơ khai, đòi hỏi phải có nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện mảng công tác này.
- 17 Chương 3 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP MARKETING VÀO CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH TRÊN ĐƯỜNG SẮT 3.1. Marketing trong công tác kế hoạch Trong nền kinh tế thị trường công tác kế hoạch ít được nhắc tới và có người tưởng rằng nó không còn cần thiết, nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do không có kế hoạch. Các doanh nghiệp không biết rằng trong nền kinh tế thị trường công tác kế hoạch vẫn là một khâu đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên các kế hoạch này được xây dựng trên những đòi hỏi của thị trường, cở sở nghiên cứu, sự am hiểu của ngành vận tải với hành khách, nó khác hẳn với kế hoạch thời quan liêu, bao cấp. Muốn làm được điều này công tác kế hoạch cần ứng dụng Marketing vào việc điều tra hành khách, tìm hiểu những thị yếu của hành khách. 3.2. Tổ chức bộ máy làm công tác marketing tại Tổng công ty đường sắt. Dựa theo lý thuyết về tổ chức quản lý sản xuất và căn cứ vào tình hình thực tế luận án để đề ra những phương án tổ chức công tác marketing trong ngành đường sắt như sau: Tổng Giám đốc Phó TGĐ phụ trách vận Các phó TGĐ phụ trách tải khác Ban QLKCHT Ban TCKT Ban KHKD Ban TCCB Ban VT-ĐMTX Phòng Marketing Công ty VTHKĐS Sài Gòn Công ty VTHKĐS Hà Nội Phòng TCCB Phòng KDVT Phòng KDVT Phòng TCCB Bộ phận Marketing Các xí nghiệp vận tải thành viên Các xí nghiệp vận tải thành viên Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng TCHC KTNV KHVT KHVT KTNV TCHC Nhân viên Marketing Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức hệ thống Marketing của ngành đường sắt. 3.3. Xây dựng hệ thống thông tin marketing trong doanh nghiệp vận tải đường sắt 3.3.1. Hệ thống thông tin marketing trong doanh nghiệp vận tải đường sắt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 195 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn