Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ
lượt xem 1
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng, phân tích những hạn chế, tồn tại của chuỗi, đề xuất xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ theo hướng hiệu quả và bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LƯU VĂN HUY NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9 62 01 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
- Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan Phản biện 1: PGS.TS. Trần Hữu Cường Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Anh Tài Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Nam còn có vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia rộng hơn 1 triệu km2 và hàng nghìn hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó có hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa. Vùng biển của nước ta có trữ lượng hải sản rất lớn, phong phú và đa dạng về loài, đồng thời là một trong những con đường giao thương quốc tế về hàng hải rất thuận lợi, nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hội nghị trung ương 4 khóa X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, với mục tiêu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Thực hiện chiến lược đó các ngành kinh tế biển đã được chú trọng đầu tư phát triển mạnh trong đó phải kể đến ngành khai thác hải sản, đặc biệt ngành khai thác cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ của nước ta. Nhờ có các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng như các địa phương đến nay ngành cá ngừ đã tăng trưởng nhanh cả về số lượng tàu cá, sản lượng và năng suất đánh bắt cũng như kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2016. Cụ thể: (i) Về tàu cá, bình quân tăng trưởng 8,19%/năm; (ii) Về sản lượng, bình quân tăng trưởng 19,95%/năm; (iii) Về năng suất khai thác bình quân tăng trưởng 32,29%/năm; (iv) Về kim ngạch xuất khẩu, đạt 592,87 triệu USD (VASEP, 2017), chiếm 7,14% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thủy sản, tăng gấp 2,02 lần so với năm 2011 (bình quân tăng trưởng 10,59%/năm). Ngoài phát triển kinh tế biển, ngành cá ngừ còn góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo của Tổ quốc. Mặc dù tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế ngành cá ngừ năm sau luôn cao hơn năm trước, tuy nhiên ngành cá ngừ vẫn còn nhiều hạn chế chưa phát triển bền vững theo chuỗi giá trị do công nghệ khai thác và bảo quản, thiếu liên kết dọc và ngang theo chuỗi, ngư trường xa bờ, chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp, phân phối lợi ích giữa các tác nhân chưa hợp lý,... từ đây nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu này là rất cấp thiết nhằm tìm ra những điểm bất hợp lý trong phân phối giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi trên cơ sở đó đề xuất các định hướng và giải pháp nâng cấp chuỗi theo hướng hiệu quả và bền vững. 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1) Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích chuỗi giá trị cá ngừ đại dương? 2) Thực trạng phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi, đâu là những khó khăn, nút thắt trong chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ? 3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ? 4) Cần có những định hướng và giải pháp gì để nâng cấp chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ thời gian tới? 1
- 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng, phân tích những hạn chế, tồn tại của chuỗi, đề xuất xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ theo hướng hiệu quả và bền vững. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể - Luận giải và bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ đại dương. - Đánh giá thực trạng hoạt động chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ. - Đề xuất định hướng và hệ thống giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ đến năm 2025. 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phân tích chuỗi giá trị cá ngừ đại dương. - Đối tượng khảo sát: Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá ngừ đại dương ở các tỉnh Nam Trung Bộ bao gồm: Ngư dân (ND); Cơ sở thu mua, thương lái/chủ vựa (LT/CV); Doanh nghiệp chế biến (DNCB); Doanh nghiệp bán buôn (DNBB); Cơ sở bán lẻ (CSBL) và các cơ quan quản lý thủy sản ở Trung ương và địa phương. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại 3 tỉnh trọng điểm về khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa). - Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2011- 2015, số liệu sơ cấp về tình hình sản xuất kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi thu thập trong 2 năm (2014-2015) và đề xuất giải pháp đến năm 2025. - Phạm vi về nội dung: Tập trung vào 4 nội dung chính sau: (i) Lập sơ đồ chuỗi; (ii) Phân tích hoạt động chuỗi; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi; (iv) Đề xuất định hướng và hệ thống giải pháp nâng cấp chuỗi. - Phạm vi nghề nghiên cứu: Nghề câu cá ngừ đại dương. - Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to. 1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 1.5.1. Đóng góp về mặt khoa học Trên cơ sở các tiếp cận về nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ ở trong và ngoài 2
- nước, bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả kết hợp với phương pháp phân tích chi phí và lợi ích cũng như phương pháp phân tích định lượng bước đầu Luận án đã đưa ra một số định hướng nâng cấp về sản phẩm, kênh phân phối, thị trường tiêu thụ của chuỗi. Đồng thời đề xuất 7 nhóm giải pháp nâng cấp chuỗi có tính khả thi cao bao gồm: (i) Giải pháp về nâng cao năng suất khai thác cá ngừ đại dương; (ii) Giải pháp về nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương; (iii) Giải pháp về liên doanh/liên kết; (iv) Giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tiêu thụ; (v) Giải pháp về chơ chế chính sách; (vi) Giải pháp dịch vụ hậu cần trên biển; (vii) Giải pháp về tác nhân chủ đọa trong chuỗi. 1.5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Thứ nhất, lập sơ đồ chuỗi thể hiện đầy đủ các thông tin về chuỗi bao gồm các tác nhân tham gia vào chuỗi; tỷ lệ % đường đi của nguyên liệu qua các kênh và qua các tác nhân khai thác, thu mua, chế biến đến sản phẩm cuối cùng cung cấp cho người tiêu dùng. - Thứ hai, làm rõ sự lưu chuyển, phân phối giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa các tác nhân trong từng kênh phân phối và cho toàn bộ chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ, xem tác nhân nào đang chi phối đến chuỗi làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi. - Thứ ba, phân tích các yếu tố ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) đến chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi. - Thứ tư, trên cơ sở sơ đồ hóa chuỗi; phân tích chi phí và lợi ích của chuỗi cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi, bước đầu Luận án đã đưa ra được một số định hướng và đề xuất được một số giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2025. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1) Khái niệm ngành hàng: Theo Fabre (1992), Ngành hàng là toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt chẽ với nhau trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 2) Khái niệm chuỗi cung ứng: Nagurney (2006), chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp đến khách hàng. Ganeshan and Harrison (1995), chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân phối tới tay khách hàng cuối cùng. 3
- 3) Khái niệm chuỗi giá trị (CGT): Theo Porter (1985), chuỗi giá trị là chuỗi tất cả các hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng trong doanh nghiệp mà chúng tạo ra giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Với xu hướng tự do hóa thương mại và kinh doanh, cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị được mở rộng ở phạm vi ngành, địa phương và quốc gia, đặc biệt là cách tiếp cận chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu. Kaplinsky (2000), Kaplinsky and Morris (2001), Gereffi (1994, 1999, 2005), Gereffi and Korzeniewicz (1994) là những người tiên phong ứng dụng mô hình phân tích chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu. 4) Khái niệm chuỗi giá trị cá ngừ đại dương: Chuỗi giá trị cá ngừ đại dương là tập hợp những hoạt động khai thác; thu mua, chế biến để tạo ra các dòng sản phẩm cá ngừ khác nhau (Cá ngừ nguyên con; Tuna Loin có và không xông CO; Tuna Steak có và không xông CO; Tuna Cube có và không xông CO; Tuna Saku có và không xông CO…) cung ứng cho khách hàng trong và ngoài nước. Sản phẩm cá ngừ sau khi đi qua mỗi một tác nhân trong chuỗi, giá trị gia tăng và lợi nhuận của sản phẩm lại tăng thêm phụ thuộc vào công nghệ chế biến và bảo quản của mỗi tác nhân để tạo ra sản phẩm cuối cùng cung ứng cho khách hàng. 5) Phân biệt chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị: Mục tiêu chính của phân tích chuỗi giá trị là tối đa hóa giá trị tạo ra cho khách hàng và tối đa hóa lợi ích cho các bên có liên quan cũng như lợi ích trên toàn chuỗi giá trị (Feller et al., 2006; De Silva, 2011). Trong khi đó, chuỗi cung ứng trọng tâm vào chi phí và hiệu quả của các hoạt động hậu cần trên toàn chuỗi. Một chuỗi cung ứng tốt là cần thiết để phát triển một chuỗi giá trị bền vững (De Silva, 2011). 2.1.2. Nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ đại dương Tập trung làm rõ 4 nội dung chính sau: (i) Lập sơ đồ chuỗi giá trị; (ii) Đánh giá hoạt động và hiệu quả hoạt động chuỗi giá trị cá ngừ đại dương; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị cá ngừ đại dương; (iv) Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ đến năm 2025. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Luận án đã tổng quan về hiện trạng ngành cá ngừ trên toàn cầu hiện nay (ngư trường, nguồn lợi, sản lượng, năng suất khai thác...), kinh nghiệm nghiên cứu chuỗi giá trị của các nước trong khu vực và trên thế giới, đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Ngoài ra, còn tổng quan được các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị cá ngừ trên thế giới như: chuỗi giá trị cá ngừ của Indonesia, 2010; chuỗi giá trị cá ngừ của Srilanka, 2008; Chuỗi giá trị cá ngừ của Thái Lan, 2010; Chuỗi giá trị cá ngừ của Philippines, 2008; chuỗi giá trị cá ngừ của Ghana, 2013. Ở trong nước có nghiên cứu về chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa (Nguyễn Ngọc Duy và cs., 2012); nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại tỉnh Bình Định (Cao Lệ Quyên, 2016) và rất nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị nói chung trong ngành thủy sản trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra được các khoảng trống trong nghiên cứu và bài học cho nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ tại các tỉnh Nam Trung Bộ. 4
- PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. CÁCH TIẾP CẬN Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận theo chuỗi của Porter (1985); Kaplinsky (2000); Kaplinsky and Morris (2001); Gereffi (1994, 1999); Gereffi and Korzeniewicz (1994),... 3.2. KHUNG PHÂN TÍCH Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, cùng với các phương pháp tiếp cận được tham khảo và lựa chọn tác giả xây dựng khung phân tích chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ như ở hình 3.1. Thực trạng hoạt Các nhân tố ảnh Định hướng và giải pháp động chuỗi hưởng đến chuỗi nâng cấp chuỗi - Hộ khai thác Các yếu tố thuộc môi Định hướng nâng cấp - Cơ sở thu mua trường bên trong chuỗi chuỗi giá trị cá ngừ - Doanh nghiệp chế - Các yếu tố của điều kiện tự nhiên, đại dương ngư trường… - Định hướng nâng cấp sản biến Các - Trình độ chuyên môn, khoa học phẩm của chuỗi. - Doanh nghiệp bán công nghệ khai thác và bảo quản và - Định hướng nâng cấp tác buôn chế biến… kênh phân phối trong nhân - Cơ sở bán lẻ chuỗi. - Tổ chức liên kết trong khai thác, - Người tiêu dùng thu mua, chế biến và tiêu thụ… - Định hướng nâng cấp thị - Khả năng huy động và sử dụng trường xuất khẩu vốn của các tác nhân Giải pháp chung cho CGT cá ngừ - Giải pháp nâng cao năng suất. - Giải pháp nâng cao chất Các yếu tố thuộc môi lượng. trường bên ngoài chuỗi - Giải pháp liên doanh, liên - Chuỗi cá ngừ xuất - Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ kết. khẩu (khả năng cạnh tranh, thương hiệu, - Giải pháp nâng cao khả Các quảng bá, cam kết chất lượng…). năng cạnh tranh và thúc - Chuỗi cá ngừ nội địa đẩy tiêu thụ. loại - Các yếu tố ảnh hưởng của thể chế - Giải pháp về cơ chế chính chuỗi chính sách có liên quan đến nghề sách. cá… - Giải pháp về dịch vụ hậu cần trên biển. - Giải pháp về tác nhân chủ đạo trong chuỗi. Hình 3.1. Khung phân tích chuỗi giá trị cá ngừ đại dương 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Theo Phạm Thược và Nguyễn Duy Thành (2012), ngư trường khai thác cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) và cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) tập trung 5
- ở vùng biển xa bờ 3 tỉnh (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa). Ngoài ra, hệ thống thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cá ngừ cũng phân bố chủ yếu ở 3 tỉnh này. Do vậy, việc đưa ra phạm vi và không gian nghiên cứu 3 tỉnh trên đảm bảo tính đại diện cao nhất khi nghiên cứu chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ của Việt Nam. 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 1. Phương pháp chọn mẫu: (i) Đối với tác nhân khai thác cá ngừ, do đặc thù nghề khai thác của ngư dân thường xuyên bám biển dài ngày để sản xuất, khi vào bờ lại chuẩn bị nhu yếu phẩm cho ra khơi chuyến tiếp theo (Một tháng vào bờ một lần), rất khó có thể gặp được các chủ tàu vì vậy chỉ có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên có điều kiện (điều kiện hộ khai thác đã và đang khai thác cá ngừ đại dương ít nhất từ 3-5 năm), việc phân bổ số lượng mẫu điều tra hộ khai thác cho từng địa phương dựa vào tỷ trọng số lượng tàu ở mỗi địa phương nhiều hay ít (Bình Định có tổng số 1.164 chiếc tàu câu cá ngừ; Phú Yên có 861 chiếc; Khánh Hòa có 350 chiếc vì vậy cơ cấu mẫu cần thu thập ở 3 tỉnh này cũng có khác nhau tương ứng Bình Định sẽ thu 60 phiếu; Phú Yên thu 50 phiếu và Khánh Hòa thu 40 phiếu là phù hợp với qui mô tàu cá của từng địa phương); (ii) Đối với thương lái/chủ vựa và doanh nghiệp chế biến (DNCB) cũng như các cơ sở bán buôn và bán lẻ được lựa chọn theo phương pháp có liên kết chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ; (iii) Đối với các tác nhân hỗ trợ chuỗi khác được thu thập thông qua phỏng vấn sâu trực tiếp về các nội dung liên quan đến sản xuất và tiêu thụ cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ (Bảng 3.1). Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra Phương Các địa phương pháp Hà Tổng TT Các tác nhân Bình Phú Khánh Trung thu Nội cộng Định Yên Hòa ương mẫu Phỏng 1 Cơ sở cung ứng đầu vào 3 3 3 - - 9 vấn sâu 2 Hộ khai thác cá ngừ 60 50 40 - - 150 3 Cơ sở thu mua cá ngừ 3 2 2 - - 7 Bảng 4 DNCB cá ngừ 2 2 2 - - 6 hỏi cấu 5 Doanh nghiệp bán buôn 3 2 2 - - 7 trúc 6 Cơ sở bán lẻ 3 2 2 - - 7 7 Người tiêu dùng 15 15 15 15 30 90 Cán bộ quản lý tỉnh, Phỏng 8 huyện, xã và Hội, Hiệp 9 9 8 15 - 41 vấn sâu hội cá ngừ, VASEP... Tổng cộng 98 85 74 30 30 317 6
- 2) Phương pháp điều tra: (i) Điều tra bằng bảng hỏi cấu trúc: Mỗi tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị cá ngừ sẽ được chuẩn bị một bộ phiếu điều tra phỏng vấn riêng. Các câu hỏi đã được chuẩn hóa (cả câu hỏi đóng và mở) giúp cho quá trình thu thập và xử lý số liệu sơ cấp được thuận tiện và chính xác hơn. (ii) Thảo luận nhóm tập trung: Sử dụng bằng công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA- Participatory Rural Appraisal) để thu thập những thông tin liên quan mang tính chất tổng hợp (định tính và định lượng), đặc biệt là các câu hỏi mở liên quan đến các kiến nghị đề xuất về chính sách và giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị cá ngừ đại dương (Cavestro, 2003). (iii) Phỏng vấn sâu: Mỗi tác nhân hỗ trợ chuỗi sẽ được chuẩn bị một bộ phiếu điều tra phỏng vấn sâu riêng về những nội dung có liên quan đến hạn chế tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế tồn tại, đề xuất và kiến nghị các giải pháp nâng cấp chuỗi,… (iv) Phỏng vấn nhanh trực tiếp qua điện thoại: Phương pháp này chủ yếu giải quyết nhanh các vướng mắc trong quá trình thực hiện, nếu thấy nội dung nào còn chưa rõ, cần hỏi thêm ý kiến trực tiếp từ các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị cá ngừ đại dương đã được thu thập sẽ được thực hiện. (v) Hội thảo, hội nghị, xin ý kiến chuyên gia đầu ngành ở Trung ương và địa phương cũng như các nhà khoa học về các nội dung của Luận án trong cả quá trình hoàn thiện Luận án (trước, trong và sau khi hoàn thiện hồ sơ Luận án). 3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu 1) Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối, số bình quân… để tính toán, so sánh hiệu quả SXKD của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị cá ngừ. Việc phân tích hệ thống các chỉ tiêu thống kê này cho ta một cái nhìn tổng quát về chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ. 2) Phương pháp phân tích kinh tế (Chi phí và lợi ích): Sử dụng phương pháp phân tích chi phí và lợi ích theo Kaplinsky and Moris (2001), bao gồm phân tích Doanh thu (TR); Chi phí trung gian (IC); GTGT (VA); Lợi nhuận… (Bảng 3.5) bảo đảm theo nguyên tắc sau: (i) Khi tính toán phân chia GTGT và lợi nhuận chúng tôi quy đổi sản lượng thành phẩm cá ngừ nguyên liệu khi tính toán; (ii) Lượng sản phẩm đầu ra của tác nhân này sẽ là đầu vào của các tác nhân kế tiếp trong chuỗi giá trị cá ngừ đại dương; (iii) Tổng sản lượng sản phẩm đầu vào của tác nhân đầu tiên và tác nhân cuối cùng luôn bằng 100% (đảm bảo định luật bảo toàn khối lượng). 7
- Bảng 3.2. Phương pháp phân tích chi phí và lợi nhuận Kaplinsky and Moris Lợi nhuận/ Doanh thu gia Doanh thu/đơn TT Tác nhân Chi phí/đơn vị sản phẩm đơn vị sản tăng/đơn vị sản vị sản phẩm phẩm phẩm Chi phí tăng % Tổng % Doanh thêm Giá Lợi Doanh chi % Lợi nhuận thu gia AC bán nhuận thu gia phí AC tăng tăng 1 Ngư dân A A/F G G-A (G-A)/(K-F) G G/K Cơ sở thu (H- 2 G+B B B/F H H-B-G (H-B-G)/(K-F) H-G mua G)/K Doanh 3 nghiệp chế H+C C C/F I I-C-H (I-C-H)/(K-F) I-H (I-H)/K biến Doanh 4 nghiệp bán I+D D D/F J J-D-I (J-D-I)/(K-F) J-I (J-I)/K buôn 5 Cơ sở bán lẻ J+E E E/F K K-E-J (K-E-J)/(K-F) K-J (K-J)/K Tổng cộng F=A+B+C+D+E 100 W-F 100 W 100 Nguồn: Kaplinsky and Moris (2001) 3) Phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh về giá: Sử dụng giá xuất khẩu cá ngừ bình quân của Việt Nam so với một số nước trong khu vực và trên thế giới (Khi tính toán giá được quy về đồng USD để so sánh). 4) Phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên: Phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả SXKD của các tác nhân trong chuỗi giá trị về mặt định tính, ở mỗi mức điểm khác nhau sẽ cho một giá trị hiệu quả khác nhau (sử dụng thang đo 5 điểm mức độ khác nhau và tăng dần với thang điểm tối đa là 5) từ cấp độ hoàn toàn không đồng ý đến cấp độ hoàn toàn đồng ý. 5) Phương pháp phân tích định lượng: Sử dụng các mô hình dự báo hàm xu thế Y=ax+b và Y=aLn(x)+b để tìm ra quy luật vận động của số liệu trong quá khứ trên cơ sở đó đề xuất các chỉ tiêu định hướng phát triển chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ đến năm 2025. f) Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O), thách thức (T) của chuỗi giá trị cá ngừ đại dương, làm cơ sở cho việc đề xuất các định hướng và giải pháp nâng cấp chuỗi. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. LẬP SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ Căn cứ vào hệ số chế biến nguyên liệu cá ngừ đại dương 1,7 (tương đương cần 1,7kg nguyên liệu cá ngừ chế biến ra 1kg thành phẩm). Với hệ số này có đến 60% sản phẩm được CBXK, còn lại 40% là các phế phụ phẩm của cá ngừ được chế biến tiêu thụ nội địa (Hình 4.1). 8
- Hình 4.1. Sơ đồ chuỗi giá trị cá ngừ đại dương các tỉnh Nam Trung Bộ Bảng 4.1. Cơ cấu sản phẩm cá ngừ đại dương chế biến năm 2015 Số lượng Tỷ lệ TT Các dòng sản phẩm cá ngừ chế biến (Tấn) (%) I Chế biến xuất khẩu 10.730 60 1 Nguyên con xuất khẩu 2,0 0,01 2 Tuna Loin 4.771 26,68 3 Tuna Loin CO 2.303 12,88 4 Tuna Steak 2.110 11,80 5 Tuna Steak CO 773 4,32 6 Tuna Cube 435 2,43 7 Tuna Cube CO 206 1,15 8 Tuna Saku CO 130 0,73 II Chế biến tiêu thụ nội địa 7.154 40 1 Cá ngừ nguyên con 1,0 0,01 2 Rẻo cá ngừ 4.020 22,48 3 Cá ngừ cắt lát 175 0,98 4 Lườn cá ngừ 143 0,80 5 Mắt cá ngừ 268 1,50 6 Bao tử cá ngừ 89 0,50 7 Cá ngừ cắt lát đặc biệt 1,0 0,01 8 Cá ngừ cắt khối 1,0 0,01 9 Cá ngừ cắt khúc Chunk 1,0 0,01 10 Loin cá ngừ loại A 1,0 0,01 11 Cá ngừ cắt lát Capaccio 1,0 0,01 12 Cá ngừ cắt khúc Saku 1,0 0,01 13 Sụn cá ngừ 37,8 0,21 14 Xương và phụ phẩm các loại 2.414 13,50 Tổng cộng 17.884 100 9
- 4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ 4.2.1. Phân tích thực trạng chuỗi giá trị cá ngừ đại dương Kết quả phân tích kinh tế chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ cho thấy, có 4 kênh chính, trong đó có 2 kênh xuất khẩu và 2 kênh tiêu thụ nội địa như sau: 1) Kênh 1 (NDDNCBXuất khẩu): Do không thông qua thương lái/chủ vì vậy giá trị gia tăng và lợi nhuận được phân bổ đều cho ngư dân và DNCB. Đây là kênh mang lại tỷ trọng lợi nhuận cao nhất cho ngư dân, trong 100% tổng lợi nhuận toàn kênh ngư dân chiếm 91,16%, DNCB chiếm 8,84% tổng lợi nhuận toàn kênh 1 (Bảng 4.2). Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của kênh I là cá ngừ nguyên con xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các Loin cá ngừ loại A. 2) Kênh 2 (NDTL/CVDNCBXuất khẩu): Do phải thông qua thương lái/chủ vựa vì vậy chi phí mua nguyên liệu của DNCB sẽ cao hơn so với kênh 1 do phải chịu các chi phí trung gian (giao dịch, bốc dỡ…) vì vậy lợi nhuận của ngư dân có giảm so với kênh 1. Cụ thể, trong 100% tổng lợi nhuận toàn kênh ngư dân chiếm 88,21%; thương lái/chủ vựa chiếm 3,23%; DNCB chiếm 8,56% tổng lợi nhuận toàn kênh 2 (Bảng 4.2). Sản phẩm chủ yếu là các Loin cá ngừ loại A, B xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; EU; Mỹ;... 3) Kênh 3 (NTL/CVDNCBDNBBCSBLNội địa): Đây là kênh TTNĐ (tiêu thụ các phế phụ phẩm và một phần nhỏ các sản phẩm GTTG của các DNCB cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ) vì có sự tham gia của DNBB và CSBL vì vậy có sự khác biệt rất lớn về lợi nhuận giữa các tác nhân so với kênh 1 và kênh 2. Cụ thể trong 100% tổng lợi nhuận toàn kênh ngư dân chiếm 47,53%; thương lái/chủ vựa chiếm 1,74%; DNCB chiếm 4,61%; DNBB chiếm 15,37% và cuối cùng CSBL chiếm 30,75% tổng lợi nhuận toàn kênh 3 (Bảng 1). Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu các phế phụ phẩm của các nhà máy chế biến cá ngừ, trong đó sản phẩm rẻo cá ngừ chiếm chủ đạo cung cấp cho các trường học quốc tế ở Việt Nam. 4) Kênh 4 (NDCSBLNội địa): Đây là kênh mà ngư dân và một số CSBL tự phi lê và bán lẻ ở cá ngừ ở địa phương cũng như một số đại lý bán lẻ cá ngừ đại dương cho các DNBB vì vậy GTGT và lợi nhuận cũng có sự khác biệt so với kênh 1, 2, 3. Cụ thể, trong 100% tổng lợi nhuận toàn kênh, ngư dân chiếm 60,72%; CSBL chiếm 39,28% tổng lợi nhuận toàn kênh 2. Tuy nhiên kênh này chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng sản lượng cá ngừ đại dương toàn vùng Nam Trung Bộ (Bảng 1). Sản phẩm tiêu thụ là một phần nhỏ Loin cá ngừ loại A, B, C và các phế phụ phẩm từ cá ngừ. 10
- 4.2.2. Đánh giá chung chuỗi giá trị cá ngừ đại dương (i) Nhìn chung ngư dân vẫn đứng một mình trong chuỗi, không có hợp đồng liên kết ngang và dọc theo chuỗi, mỗi hộ tư đi mua nguyên vật liệu đầu vào với giá bán lẻ trên thị trường vì vậy chi phí sản xuất thường rất cao, ảnh hưởng rất lớn giá thành sản xuất và hiệu quả kinh tế mỗi chuyến biến. Chất lượng nguyên liệu cá ngừ đại dương ngay từ đầu chuỗi không được đảm bảo khó có thể có được các sản phẩm đầu ra của chuỗi tốt được, ảnh hưởng này đã tác động lên toàn bộ GTGT và lợi nhuận trên toàn chuỗi. Ngoài ra, do hoạt động sản xuất ngư hộ nhỏ lẻ, manh mún không tạo ra sản lượng lớn ký hợp đồng bán trực tiếp cho doanh nghiệp phải bán qua trung gian nậu/vựa vì vậy thường xuyên bị mua xô, ép cấp, ép giá... gây bất lợi cho ngư dân, không khuyến khích ngư dân áp dụng các tiến bộ KH-CN hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cá ngừ ngay từ đầu chuỗi. (ii) Có hai tác nhân chính làm gia tăng GTGT cho sản phẩm nhiều nhất là ngư dân và DNCB (Ngư dân tạo ra khoảng 15% còn lại 85% do DNCB tạo ra) nhờ áp dụng các tiến bộ hoa học kỹ thuật vào sản xuất, các tác nhân còn lại không làm gia tăng giá trị của sản phẩm, giá trị gia tăng của sản phẩm của các tác nhân này có được chủ yếu nhờ ăn chênh lệch giá thu mua và giá bán; (iii) Về phân phối lợi nhuận tính bình quân trên 1kg qua các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ đại dương rất hợp lý, phần lớn lợi nhuận tập trung về phía ngư dân chiếm khoảng 35,07%; thương lái/chủ vựa chiếm 1,29%; DNCB chiếm 5,79%; DNBB chiếm 19,29% và cuối cùng CSBL chiếm 38,57% tổng lợi nhuận toàn chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ (Bảng 4.3). Tuy nhiên, khi tính lợi nhuận/năm thì chưa hợp lý, phần lớn lợi nhuận do DNCB chiếm khoảng 89,65%; thương lái/chủ vựa chiếm 2,05%; DNBB chiếm 7,33%; CSBL chiếm 0,15% và cuối cùng ngư dân chỉ chiếm 0,82% tổng lợi nhuận toàn chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ (Bảng 4.4). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu do qui mô sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của ngư dân rất ít thay đổi hàng năm/tàu cá, trong khi đó qui mô thu mua của thương lái/chủ vựa cũng như qui mô chế biến của DNCB và DNBB thay đổi rất lớn hàng năm. Riêng cơ sở bán lẻ sản lượng cũng ít thay đổi như ngư dân tuy nhiên do lợi nhuận bình quân trên 1/kg của các nhân này rất lớn khoảng 30% doanh thu, chính vì vậy mặc dù bán được sản lượng rất ít nhưng lợi nhuận hàng năm đem lại cho tác nhân này lớn hơn so với ngư dân. Rõ ràng việc phân phối lợi ích như vậy là chưa hợp lý và chưa hài hòa so với mức vốn đầu tư cũng như những rủi ro về thời tiết khí hậu khi tham gia khai thác trên biển của ngư dân và chưa tạo động lực cho ngư dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng cá ngừ ngay từ đầu chuỗi tạo tiền đề cho việc nâng cấp toàn bộ chuỗi giá trị cá ngừ tại các tỉnh Nam Trung Bộ. 11
- 12 TT Hạng mục Đvt ND TL/CV DNCB DNBB CSBL Tổng I Kênh 1 (NDDNCBXuất khẩu) 1 Doanh thu Đồng/kg 94.942 110.000 Lượng bán Kg 1,00 0,59 Giá bán bình quân Đồng/kg 94.942 187.000 2 Chi phí sản xuất Chi phí đầu vào Đồng/kg 38.050 94.942 Chi phí tăng thêm Đồng/kg 29.610 12.411 3 Giá trị gia tăng (VA) Đồng/kg 56.894 15.058 71.952 Tỷ lệ phân chia VA % 79,07 20,93 100 4 Lợi nhuận (NPr) Đồng/kg 27.280 2.647 31.927 Tỷ lệ phân chia NPr % 91,16 8,84 100 II Kênh 2 (NDTL/CVDNCBXuất khẩu) 12 1 Doanh thu Đồng/kg 94.942 97.000 110.000 Lượng bán Kg 1,00 1,00 0,59 Giá bán bình quân Đồng/kg 94.942 97.000 187.000 2 Chi phí sản xuất Chi phí đầu vào Đồng/kg 38.050 94.940 97.000 Chi phí tăng thêm Đồng/kg 29.610 1.060 10.350 3 Giá trị gia tăng (VA) Đồng/kg 56.894 2.058 13.000 71.952 Tỷ lệ phân chia VA % 79,07 2,86 18,07 100 4 Lợi nhuận (NPr) Đồng/kg 27.280 1.000 2.647 30.927 Tỷ lệ phân chia NPr % 8,21 3,23 8,56 100
- TT Hạng mục Đvt ND TL/CV DNCB DNBB CSBL Tổng III Kênh 3 (NDTL/CVDNCBDNBBCSBLNội địa) 1 Doanh thu Đồng/kg 94.942 97.000 110.000 147.059 169.118 Lượng bán Kg 1,00 1,00 0,59 0,59 0,59 Giá bán bình quân Đồng/kg 94.942 97.000 187.000 250.000 287.500 2 Chi phí sản xuất Chi phí đầu vào Đồng/kg 38.048 94.942 97.000 110.000 147.059 Chi phí tăng thêm Đồng/kg 29.614 1.058 10.353 28.235 4.412 3 Giá trị gia tăng (VA) Đồng/kg 56.894 2.058 13.000 37.059 22.059 131.070 Tỷ lệ phân chia VA % 43,41 1,57 9,92 28,27 16,83 100 4 Lợi nhuận (NPr) Đồng/kg 27.280 1.000 2.647 8.824 17.647 57.398 13 Tỷ lệ phân chia NPr % 47,53 1,74 4,61 15,37 30,75 100 IV Kênh 4 (NDCSBLNội địa) 1 Doanh thu Đồng/kg 94.942 169.118 Lượng bán Kg 1.00 0.59 Giá bán bình quân Đồng/kg 94.942 287.500 2 Chi phí sản xuất Chi phí đầu vào Đồng/kg 38.048 94.942 Chi phí tăng thêm Đồng/kg 29.614 56.529 3 Giá trị gia tăng (VA) Đồng/kg 56.894 74.176 131.070 Tỷ lệ phân chia VA % 43,41 56,59 100 4 Lợi nhuận (NPr) Đồng/kg 27.280 17.647 44.927 Tỷ lệ phân chia NPr % 60,72 39,28 100 Ghi chú: Hệ số chế biến 1,7 (tương đương 1kg nguyên liệu làm ra 0,59kg thành phẩm) 13
- 14 Bảng 4.3. Phân phối lợi ích/đơn vị sản phẩm cá ngừ đại dương qua các tác nhân trong chuỗi theo Kaplinsky and Moris Đvt: Đồng/kg Doanh Doanh thu gia Chi phí/đơn vị Lợi nhuận/đơn thu/đơn vị tăng/đơn vị sản sản phẩm vị sản phẩm sản phẩm phẩm TT Tác nhân Doanh % Doanh Chi phí tăng % Tổng % AC Giá bán Lợi nhuận thu gia thu gia thêm AC Lợi nhuận tăng tăng 1 Ngư dân 67.660 60,56 94.942 27.280 47,53 94.942 56,14 2 Cơ sở thu mua (TL/CV) 96.000 1.058 0,95 97.000 1.000 1,74 2.058 1,22 3 Cơ sở chế biến 107.353 10.353 9,27 110.000 2.647 4,61 13.000 7,69 4 Doanh nghiệp bán buôn 138.235 28.235 25,27 147.059 8.824 15,37 37.059 21,9 5 Cơ sở bán lẻ 151.471 4.412 3,95 169.118 17.647 30,74 22.059 13,04 Tổng cộng 111.718 100 57.400 100 169.118 100 14 Ghi chú: Hệ số chế biến 1,7 (tương đương 1kg nguyên liệu làm ra 0,59kg thành phẩm) Bảng 4.4. Lợi nhuận/năm các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ Lợi nhuận trên kg Cơ cấu Lợi nhuận trên năm Cơ cấu TT Hạng mục (Đồng/kg) (%) (Triệu đồng) (%) 1 Ngư dân 27.280 35,07 318 0,82 2 Cơ sở thu mua (TL/CV) 1.000 1,29 799 2,05 3 Cơ sở chế biến 4.500 5,79 34.875 89,65 4 Doanh nghiệp bán buôn 15.000 19,29 2.850 7,33 5 Cơ sở bán lẻ 30.000 38,57 60 0,15 Tổng cộng 77.780 100 38.902 100
- 4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ 1) Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên: Cá ngừ đại dương rất nhanh rất nhanh bị ươn thối và giảm chất lượng sau khi tác chúng ra khỏi môi trường nước, yêu cầu này đổi hỏi phải có công nghệ bảo quản tốt mới giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay ngần như 100% bảo quản bằng nước đá, trong khi đó số ngày đi biển dài trên 20/ngày/chuyến biển, ngư trường xa bờ vì vậy tổn thất sau thu hoạch còn cao trên dưới 20%. Ngoài ra, nguồn lợi cá ngừ đại dương hiện nay đã và đang tiệm cận khả năng tối đa cho phép khai thác trong khi đó số tàu khai thác cá ngừ đại dương chưa có dấu hiệu giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng và hiệu quả mối chuyến biển. Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 81% số ngư dân cho rằng sản lượng cá ngừ đại dương khai thác hiện nay có xu hướng giảm mạnh so với cách đây 5 năm, nguyên nhân chủ yếu giảm là do có quá nhiều tàu khai thác trong khi đó nguồn lợi thì có giới hạn, ảnh hưởng này sẽ tác động lên toàn bộ chuỗi giá trị cá ngừ đại dương. 2) Ảnh hưởng của trình độ chuyên môn câu cá ngừ: Việc thả câu chính xác quyết định trên 95% hiệu quả mỗi chuyến biển, 5% phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên khác, tuy nhiên tỷ lệ thả câu không chính xác vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao 30% (tương đương sẽ có 30% các hộ ngư dân sẽ có nguy cơ thua lỗ sản lượng không đủ bù đắp chi phí); chính xác một phần 45%; chính xác 14% và hoàn toàn chính xác 10%. Ảnh hưởng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tác nhân đầu chuỗi từ đó tác động ngược trở lại toàn bộ chuỗi giá trị cá ngừ. 3) Ảnh hưởng của công nghệ khai thác: Công nghệ khai thác quyết định trên 85% sản lượng và chất lượng cá ngừ khai thác được, 15% còn lại phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiện khác. Thực tế khảo sát cho thấy, có đến 95% tàu tham gia khai thác cá ngừ đại dương hiện nay chủ yếu vẫn sử dụng các kỹ thuật khai thác truyền thống vì vậy hiệu quả đạt được không cao. Còn lại 5% áp dụng công nghệ của Nhật Bản hoặc cải tiến công nghệ của Nhật Bản cho phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam (chủ yếu ở các dự án thí điểm). Ảnh hưởng này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi do chất lượng cá đầu vào không tốt không thể nói chất lượng sản phẩm đầu ra của chuỗi sẽ tốt được. 4) Ảnh hưởng của công nghệ bảo quản: Cá ngừ đại dương rất nhanh bị ươn và thối sau khi tách chúng ra khỏi môi trường nước biển, yêu cầu này đổi hỏi phải có công nghệ bảo quản tốt mới giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch. Trong khi đó, hiện nay đa số tàu cá khai thác cá ngừ ở các tỉnh Nam Trung Bộ của Việt Nam có công nghệ bảo quản khá thô sơ và lạc hậu chủ yếu bằng nước đá, vì vậy tỷ lệ hao hụt sản phẩm còn khá cao trên dưới 20%. Tương tự ảnh hưởng này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi do chất lượng cá đầu vào không tốt không thể nói chất lượng sản phẩm đầu ra của chuỗi sẽ tốt được. 15
- 5) Ảnh hưởng của phương thức tổ chức thu mua, chế biến: Phương thức tổ chức sản xuất càng chặt chẽ bao nhiêu thì hiệu quả sản xuất sẽ được nâng cao theo do chủ động được sản xuất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thực tế cho thấy phương thức tổ chức sản xuất trong CGT cá ngừu còn nhiều bất cập thể hiện ngư dân tham gia ký kết hợp đồng rất thấp chỉ chiếm 5% (nhờ sự hỗ trợ của trung ương và địa phương trong việc thực hiện thí điểm Đề án liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm) còn lại 95% ngư dân không có hợp đồng liên kết dọc và ngang theo chuỗi; Tính ổn định của liên kết có xu hướng không ổn định ở đầu chuỗi (phía ngư dân) chiếm 90%, trong khi đó các tác nhân đứng sau ngư dân có mối liên kết làm ăn lâu năm với nhau ổn định và rất ổn định chiếm trên 90%; Tỷ lệ thực hiện hợp đồng liên kết còn nhiều bất cập thể hiện chỉ có 30% hợp đồng chỉ được thực hiện một phần, 50% ngư dân cho rằng hợp đồng được thực hiện như cam kết, và 20% là không được thực hiện do ngư dân không đồng tình bán với giá do các cơ sở thu mua đưa ra và bán cho các cơ sở nào trả giá cao hơn; Về dịch vụ hậu cần nghề cá, đa số trên 60 các tác nhân cho rằng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất. Các ảnh hưởng này ảnh hưởng rất nghiêm tọng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động toàn chuỗi. 6) Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ quyết định đến thành công của toàn bộ CGT cá ngừ đại dương, có thị trường đầu ra tốt sẽ kéo theo các hoạt động trong chuỗi phát triển theo và ngược lại nếu thị trường đầu ra gặp khó khăn, toàn bộ CGT cá ngừ sẽ bị thu hẹp lại, tiềm năng xâm nhập sâu và rộng hơn vào thị trường cá ngừ toàn cầu còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tuy nhiên thực tế hiện nay năng lực cạnh tranh về giá sản phẩm cá ngừ của chuỗi của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới (Bảng 4.5). Ngoài ra, cá ngừ có thương hiệu còn giúp giữ uy tín bạn hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ, tuy nhiên hiện nay thương hiệu cá ngừ của Việt Nam vẫn chưa được chú trọng, các doanh nghiệp tự xoay sở làm, chưa có sự thống nhất chung vì vậy hiệu quả và tính lan tỏa của thương hiệu cá ngừ Việt Nam trên trường quốc tế chưa cao, chưa được đông đảo người tiêu dùng thế giới biết đến. Điều này đã và đang có tác động trực tiếp đến từng tác nhân trong chuỗi và cho toàn bộ chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Về phát triển thị trường và tham gia vào chuỗi giá trị cá ngừ toàn cầu, hiện nay thị trường cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nhà nhập khẩu, chưa phát triển được các chuỗi giá trị bán hàng trực tiếp vào các siêu thị bán lẻ trên toàn cầu, chính vì vậy việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn nhiều hạn chế, trong thời gian tới cần đẩy mạnh theo hướng này, đây là hướng sẽ giúp nâng cao rất lớn hiệu quả chuỗi giá trị cá ngừ đại dương cho các tỉnh Nam Trung Bộ. Về các rào cản kỹ thuật đối với cá ngừ của Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là rảo cản “An toàn Cá heo” (Dolphin Safe) của Mỹ; Quy định IUU (Illegal, unreported and unregulated fishing) thị trường EU; rảo cản về thuế đối với thị trường Nhật Bản... 16
- Bảng 4.5. Năng lực cạnh tranh về giá cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam so với top 10 nước xuất khẩu cá ngừ vào thị trường Mỹ giai đoạn 2010-2015 Đvt: Lần Bình TT Quốc gia 2010 2011 2012 2013 2014 2015 quân Thế giới/VN 0,90 0,85 0,96 1,00 0,98 0,97 0,94 1 Trung Quốc/VN 0,59 0,74 0,79 0,83 0,73 0,74 0,69 2 Mauritius/VN 0,36 0,48 0,78 0,96 0,92 0,93 0,76 3 Thái Lan/VN 0,79 0,79 0,83 0,84 0,77 0,72 0,78 4 Philippines/VN 0,76 0,77 1,06 1,04 0,94 0,91 0,89 5 Fiji/VN 1,11 1,04 0,99 0,92 0,98 0,99 1,06 6 Indonexia/VN 0,98 0,95 1,31 1,31 1,27 1,21 1,11 7 Ecuador/VN 1,20 0,97 1,00 1,20 1,22 1,05 1,16 8 Sri Lanka/VN 2,82 2,37 1,91 1,92 2,15 2,31 2,43 9 Maldivers/VN 5,83 3,42 2,46 3,05 3,03 2,71 2,96 7) Ảnh hưởng của thể chế chính sách: Ngư trường khai thác cá ngừ của Việt Nam quá xa bờ, công nghệ khai thác và bảo quản còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, khai thác cá ngừu còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro từ ngư trường và vùng biển chồng lấn thường xuyên có tranh chấp với một số nước trong khu vực vì vậy rất cần phải có các chính sách của nhà nước hỗ trợ đi kèm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khả năng tiếp cận chính sách cho toàn bộ chuỗi còn nhiều bất cập, các chính sách hiện hành phần lớn tập trung cho ngư dân, mỗi tàu cá tham gia đánh bắt xa bờ được Nhà nước hỗ trợ 4 chuyến biển/năm (mức hỗ trợ từ 22 triệu đồng đến 100 triệu đồng/chuyến biển, tùy thuộc công suất máy tàu) trong khi đó các tác nhân đứng đằng sau ngư dân lại không được hưởng lợi nhiều từ chính sách chính vì vậy họ không mặn mà với các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị. Về hiệu quả của chính sách cho thấy thấy có đến 82,26% số tác nhân trong chuỗi cho rằng các hỗ trợ đầu tư/tài chính trong thời gian vừa qua không khuyến khích tạo ra các liên kết khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Đây là bất cập của chính sách vì vậy trong thời gian tới nhất định phải điều chỉnh lại các chính sách hỗ trợ tài chính/tín dụng theo hướng không hỗ trợ nhỏ lẻ cho từng hộ ngư dân mà phải ưu tiên hỗ trợ cho các mô hình kinh tế theo cơ chế thị trường như: DNTN; Công ty cổ phần; HTX khai thác cá ngừ qui mô công nghiệp (30-50) tàu cá, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác theo qui định, có hợp đồng liên kết mới được hỗ trợ đầu tư, có như vậy mới khuyến khích ngư dân đầu tư sản xuất theo chuỗi giá trị; các tác nhân còn lại sẽ được hỗ trợ đầu tư theo cơ chế thị trường qua các NHTM theo qui định của pháp luật hiện hành. 17
- 8) Ảnh hưởng của yếu tố vốn sản xuất kinh doanh: Vốn như mạch máu giúp tàu thuyền của ngư dân ra khơi bám biến, thiếu vốn đồng nghĩa với việc ngư dân không thể ra khơi và hiện diện dân sự bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo của Tổ quốc. Mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ đi kèm tuy nhiên do thủ tục hành chính còn quá rờm ra, nhất là thủ tục vay các ngân hàng thương mại, số lượng vay được rất ít không đáp ứng đủ cho ngư dân ra khơi vì vậy gần như 100% ngư dân phải phụ thuộc vào vốn ứng trước của thương lái/chủ vựa (tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của ngư dân mà ứng trước tiền xăng/dầu/nước đá/nhu yếu phẩm nhiều hay ít với giá bán cao hơn thị trường từ 1.000-2.000 đồng), vì vậy khi vào bờ ngư dân phải bán lại sản phẩm cho thương lái/chủ vựa vì vậy tình trạng mua xô, ép cấp, ép giá... vẫn thường xuyên diễn ra, gây bất lợi cho ngư dân. Đây là một trong những nguyên nhân gia tăng chi phí đẩy cho từng chuyển biển, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế mỗi chuyến biển của ngư dân từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả toàn chuỗi giá trị cá ngừ. 4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ 4.4.1. Định hướng phát triển chuỗi giá trị cá ngừ đến năm 2025 1) Định hướng chế biến phát triển các sản phẩm cá ngừ đại dương: Cá ngừ nguyên con đạt chất lượng xuất sang Nhật bản có giá trị rất cao vì vậy đến năm 2025 cần tăng mạnh tỷ trọng sản phẩm nguyên con xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản từ chiếm 0,01% niện nay (tương đương khoảng 0,72 tấn) tăng lên chiếm 0,03% năm 2025 (tương đương 2,15 tấn) và tăng lên chiếm 0,06% vào năm 2025 (tương đương 4,29 tấn) đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ một công/chuyến sẽ giúp nâng cao giá trị gia tăng và lợi nhuận toàn bộ chuỗi lên từ 20-30%. Tuy nhiên, để làm được này cần thiết phải có các giải pháp để nâng cao năng suất, chấp lượng sản phẩm ngay từ đầu chuỗi, phần này sẽ được trình bày cụ thể trong phần giải pháp bên dưới. 2) Định hướng phát triển các kênh trong chuỗi giá trị cá ngừ: Kênh 1 là kênh không quan trung gian thương lái và chủ vựa mang lại hiệu quả cao cho ngư dân vì vậy đến năm 2025 phải đẩy tỷ trọng kênh 1 (từ ngư dân đến thẳng nhà máy chế biến) từ 15% hiện nay lên 20% vào năm 2020 và 30% vào năm 2025; Kênh 2 (ngư dân, thương lái/chủ vựa, DNCB) hiệu quả thấp cần phải giảm xuống từ chiếm 45% hiện nay giảm xuống còn chiếm 40% vào năm 2020 và 30% vào năm 2025; Kênh 3 qua quá nhiều trung gian hiệu qủa thấp (ngư dân, thương lái/chủ vựa, DNCB, DNBB, CSBL) cũng cần phải giảm xuống từ chiếm 39,5% hiện nay giảm xuống còn chiếm 39% vào năm 2020 và 38% vào năm 2025; Kênh 4 không qua các trung gian đến thẳng cơ sở bán lẻ vì vậy tính linh hoạt và hiệu quả của chuỗi rất cao trong thời gian tới cần đẩy mạnh tỷ lệ kênh này lên từ chiếm 0,5% hiện nay lên 1% vào năm 2020 và 2% vào năm 2025. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn