BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br />
----------<br />
<br />
PHẠM HOÀI CHUNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN<br />
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG<br />
ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ<br />
<br />
NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG<br />
MÃ SỐ: 62.58.03.02<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT HÀ NỘI<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. TS Lý Huy Tuấn - Viện Chiến lược và Phát triển GTVT<br />
<br />
2. GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh -Trường Đại học GTVT<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
Phản biện 2:<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp<br />
Trường họp tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải vào hồi ....... giờ<br />
...... ngày ..... tháng ..... năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
1. Thư viện trường Đại học Giao thông vận tải<br />
2. Thư viện Quốc gia<br />
<br />
1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài luận án<br />
Trong những năm qua, các đô thị trên toàn quốc đã chú trọng tập<br />
trung đầu tư phát triển CSHT GTĐB mặc dù nguồn vốn bố trí cho<br />
phát triển CSHT GTĐB đô thị bị thiếu hụt trầm trọng. Trong bối cảnh<br />
đó, việc lựa chọn giải pháp huy động vốn hiệu quả có ý nghĩa quan<br />
trọng trong phát triển CSHT GTĐB đô thị Việt Nam.<br />
Hiện nay, chưa có bất kỳ một cơ sở cụ thể nào đánh giá mức độ<br />
đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị dựa trên thực trạng đầu tư phát<br />
triển CSHT GTĐB đô thị. Trên cơ sở các thực trạng đã được nghiên<br />
cứu và phân tích cần đưa ra những đánh giá chung về hoạt động đầu<br />
tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại các đô thị và tìm ra những giải<br />
pháp thiết thực đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị.<br />
Do vậy việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đầu tư phát triển cơ sở<br />
hạ tầng giao thông đường bộ đô thị” có ý nghĩa quan trọng và cần<br />
thiết về lý luận và thực tiễn cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả<br />
hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị.<br />
2. Mục đích nghiên cứu của luận án<br />
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô<br />
thị và các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển CSHT GTĐB đô thị;<br />
Phân tích hiện trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị ở Việt Nam<br />
tại một số thành phố điển hình; Đề xuất mô hình kinh tế lượng đánh giá<br />
tác động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị để đánh giá độ trễ trong<br />
đầu tư, tính toán cho 2 thành phố: Hà Nội và Hồ Chí Minh; Xây dựng chỉ<br />
tiêu đo lường mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị bền vững<br />
để đánh giá mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại 5 thành<br />
phố nghiên cứu; Đề xuất các giải pháp thiết thực, cụ thể để nâng cao<br />
hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và Đề xuất thành lập<br />
Quỹ đầu tư phát triển PPP để đảm bảo vốn cho hoạt động đầu tư phát<br />
triển CSHT GTĐB đô thị.<br />
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án: Hoạt động đầu tư phát<br />
triển CSHT GTĐB đô thị; Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư phát<br />
triển CSHT GTĐB đô thị và hoạt động vận tải; Các chỉ tiêu đo lường<br />
mức độ phát triển bền vững (PTBV) CSHT GTĐB đô thị.<br />
Phạm vi nghiên cứu của luận án: nghiên cứu hoạt động đầu tư<br />
phát triển CSHT GTĐB đô thị tại 5 đô thị lớn tiêu biểu là Hà Nội, thành<br />
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu<br />
mô hình hồi quy áp dụng tính toán cho Hà Nội và Hồ Chí Minh.<br />
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
<br />
2<br />
<br />
a. Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về đầu tư<br />
phát triển CSHT GTĐB đô thị; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến<br />
hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và sự tăng trưởng các<br />
chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội (KTXH), tập trung phân tích chỉ tiêu<br />
VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị và chỉ tiêu PTBV GTĐB đô thị.<br />
b. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đề cập đến đầu tư phát triển CSHT<br />
GTĐB đô thị cũng như sự tác động của đầu tư phát triển CSHT GTĐB<br />
đô thị tại 05 thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải<br />
Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ đến sự tăng trưởng KTXH.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án<br />
a. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp diễn dịch, phương<br />
pháp quy nạp, Phương pháp nghiên cứu thảo luận chuyên gia (nghiên<br />
cứu định tính), Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh.<br />
b. Những đóng góp mới của luận án: Luận án đã hệ thống hóa lại<br />
cơ sở lý luận về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị; Phân tích và đánh<br />
giá hiện trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại 5 thành phố là<br />
Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ giai đoạn từ<br />
2003-2015; Xây dựng được mô hình mối quan hệ giữa tăng trưởng<br />
GDP với đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị; Xác định độ trễ của<br />
hiệu quả đầu tư công trình GTĐB đô thị cho 02 thành phố thông qua<br />
sử dụng mô hình hồi quy và Xây dựng được Bộ chỉ tiêu đánh giá mức<br />
độ đầu tư PTBV CSHT GTĐB đô thị và đề xuất các giải pháp nâng<br />
cao hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị.<br />
6. Kết cấu của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, nghiên cứu tổng quan và kết luận kiến nghị,<br />
nội dung luận án bao gồm 03 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển CSHT<br />
GTĐB đô thị;<br />
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị ở<br />
Việt Nam;<br />
Chương 3: Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư<br />
phát triển CSHT GTĐB đô thị ở Việt Nam.<br />
TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN<br />
1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước<br />
1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu<br />
Hiện nay Việt Nam đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu<br />
thực tế và mang lại thay đổi lớn cho diện mạo ngành GTVT.<br />
1.2. Những luận án có liên quan<br />
Là các nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước về một số khía<br />
cạnh về VĐT phát triển CSHT ngành GTVT, chế độ đấu thầu, các cơ<br />
<br />
3<br />
<br />
chế chính sách thu hút VĐT có liên quan đến luận án.<br />
2. Các nghiên cứu ở nước ngoài<br />
Việc phát triển CSHT GTĐB tại các đô thị đã được nghiên cứu<br />
và ứng dụng trên thế giới từ rất lâu như tại Nhật Bản, Mỹ, Đức…<br />
3. Những tồn tại, khoảng trống của các công trình nghiên cứu<br />
trước đây<br />
Những tồn tại trong các công trình nghiên cứu trước đây:<br />
Số liệu của các nghiên cứu trước đây cũ hoặc đã thay đổi; Chưa<br />
có nghiên cứu sâu, toàn diện về mối quan hệ giữa đầu tư phát triển<br />
CSHT GTĐB đô thị với các chỉ tiêu phát triển KTXH của đô thị và<br />
một số công trình chưa mang tính toàn diện và hệ thống.<br />
Những khoảng trống chưa được nghiên cứu:<br />
Việc huy động vốn nhằm đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị<br />
chưa được quan tâm; Chưa có nghiên cứu toàn diện về mối quan hệ<br />
giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị với các chỉ tiêu phát triển<br />
KTXH của đô thị; Chưa có các tiêu chuẩn cụ thể được đưa ra để đánh<br />
giá mức độ PTBV CSHT GTĐB đô thị tại các tỉnh và thành phố và<br />
Chưa có những nghiên cứu chi tiết và cụ thể về đầu tư phát triển<br />
CSHT GTĐB đô thị.<br />
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ<br />
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG<br />
ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ<br />
1.1. Khái quát về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô<br />
thị<br />
1.1.1. Đô thị và đô thị hóa<br />
a) Đô thị: Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, người<br />
dân sống và làm việc theo lối sống thành thị, là trung tâm tổng hợp có<br />
vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của cả nước, tỉnh hoặc huyện.<br />
b) Đô thị hóa: Đô thị hóa là một quá trình biến đổi các lãnh thổ<br />
trở thành đô thị. Nó là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự<br />
hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển<br />
sản xuất và đời sống.<br />
1.1.2. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị<br />
1.1.2.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị<br />
CSHT GTĐB đô thị là hệ thống CSHT GTĐB được thiết lập tại<br />
các đô thị nhằm mục đích phục vụ cho việc đi lại của người dân cũng<br />
như phục vụ cho việc giao lưu kinh tế bằng đường bộ tại đô thị đó.<br />
1.1.2.2. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị<br />
CSHT GTĐB đô thị thực hiện chức năng giao thông, vận chuyển<br />
trong đô thị.<br />
<br />