intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hoạt động tư vấn M&A doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Nghiên cứu hoạt động tư vấn M&A doanh nghiệp Việt Nam hiện nay" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá thực trạng phát triển DVTV M&A tại Việt Nam từ góc nhìn các tổ chức cung cấp DVTV, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế đó; Hệ thống giải pháp nhằm phát triển DVTV M&A tại Việt Nam trên cơ sở thực trạng phát triển DVTV M&A và định hướng phát triển DVTV M&A.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hoạt động tư vấn M&A doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ----- LƯƠNG MINH HÀ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN M&A DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2024
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ----- LƯƠNG MINH HÀ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN M&A DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TÔ KIM NGỌC 2. PGS.TS. ĐỖ THỊ VÂN TRANG HÀ NỘI, 2024
  3. LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong xu thế phát triển và hội nhập ngày càng cao của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, các doanh nghiệp cần đến hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) như một lựa chọn tất yếu trong số các phương án tái cấu trúc nhằm đạt các mục tiêu tăng trưởng và tạo ra giá trị vượt trội cho chủ sở hữu. Kể từ những thương vụ đầu tiên thực hiện vào khoảng năm 1995, tính đến nay M&A đã có lịch sử gần 30 năm xuất hiện tại Việt Nam. Tổng giá trị các thương vụ được công bố trong giai đoạn từ 2000 đến hết 2023 ước tính lên tới hơn 90,5 tỷ USD. Trong đó, riêng thương vụ sáp nhập ngược giữa Vinfast (Việt Nam) và Black Spade Acquisition Co (Hong Kong) năm 2023 đã có giá trị ước tính 23 tỷ USD. Những chuyển biến này cho thấy vị trí và vai trò không thể thiếu của hoạt động M&A trong chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại. Dịch vụ tư vấn M&A được hiểu là tập hợp các chiến lược, giải pháp cung cấp cho bên Mua hoặc bên Bán theo yêu cầu nhằm giúp các bên hoàn tất thương vụ một cách hiệu quả và thu về các lợi ích nhất định. Quá trình thực hiện một thương vụ M&A thường kéo dài và yêu cầu sự tham gia của nhiều bên. Trong đó, các công ty tư vấn đóng vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở nhiều mặt như (Bowers & Miller, 1990): người tìm kiếm các đối tác phù hợp, người kết nối thông tin, người giúp hoàn thành thương vụ hay người hỗ trợ cho thương vụ đem lại giá trị cho cổ đông. Trong giai đoạn 1993 – 1996 tại Mỹ, bên Bán có sử dụng ngân hàng đầu tư (NHĐT) tư vấn sẽ thu về giá trị phụ trội trong giá bán (premium price) cao hơn mức thặng dư trung bình 31,6% so với mức 26,1% nếu không sử dụng dịch vụ tư vấn (DVTV); trong khi nếu bên Mua có sử dụng DVTV, chi phí phụ trội phải trả trong giá mua là 30,3%, thấp hơn mức 32,3% của bên mua không sử dụng dịch vụ (Mạc Quang Huy, 2009). Tại các nước phát triển, các công ty tư vấn thường có mặt trong các thương vụ với tỷ lệ rất cao, khi bên Mua và bên Bán thực hiện M&A, thường từ 80% trở lên. Tuy nhiên, tỷ lệ này tại Việt Nam vẫn ở mức thấp, theo số liệu thống kê Thomson Reuters, tỷ lệ sử dụng tư vấn M&A chưa đến 35% số các thương vụ M&A được công bố. Thêm vào đó, nội dung tư vấn chưa đa dạng, hiệu quả tư vấn đối với bên Mua chưa đạt kỳ vọng và thị phần cung cấp DVTV phần lớn vẫn thuộc về các công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam. Thực trạng đó là hệ quả do nhiều nguyên nhân. Các công ty Mua, công ty Bán khi thực hiện giao dịch M&A chưa thực sự nhìn nhận đúng về vai trò của các công ty tư vấn,
  4. nhiều trường hợp đơn vị tư vấn chưa tạo được sự tin tưởng hoàn toàn do những đặc thù về thông tin tại thị trường Việt Nam. Thêm vào đó, hiện nay các hoạt động tư vấn M&A của công ty trong nước vẫn còn sơ khai, chưa có tổ chức đứng ra xếp hạng các trung gian như các công ty tư vấn và điều này cũng là một trong các hạn chế của nước ta trong lộ trình nâng hạng tiến đến thị trường mới nổi (emerging market). Những tồn tại đó đã dẫn tới hoạt động tư vấn M&A nói chung và DVTV M&A nói riêng tại Việt Nam chưa phát triển và do vậy, phần nào chưa tạo động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động M&A và tỷ lệ thất bại trong các thương vụ M&A tại Việt Nam vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 60% số thương vụ công bố, theo một khảo sát của KPMG (Hoàng Ngân, 2024). Phát triển DVTV M&A không chỉ có ý nghĩa đối với các công ty thực hiện M&A mà còn đối với sự phát triển của các dịch vụ NHĐT và sự hoàn thiện của thị trường tài chính. Tuy nhiên, các công trình tại Việt Nam chủ yếu nghiên cứu đối với hoạt động M&A nói chung, trong một số ngành nổi bật như tài chính – ngân hàng hay các công ty niêm yết ở các giai đoạn cụ thể hoặc khai thác các khía cạnh chuyên sâu như pháp lý, tài chính, quản trị công ty hậu sáp nhập. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, nghiên cứu cơ sở luận về DVTV M&A, đánh giá thực trạng phát triển DVTV M&A tại Việt Nam, đánh giá mối liên hệ của việc sử dụng tư vấn với hiệu quả thương vụ M&A, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng DVTV M&A trong các thương vụ M&A sẽ góp phần hình thành các cơ sở luận chuyên sâu và gợi ý các giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm phát triển DVTV M&A tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Từ đó, “Nghiên cứu hoạt động tư vấn M&A doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” được lựa chọn làm đề tài luận án tiến sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Luận án nhằm thực hiện hai mục tiêu tổng quát như sau: Thứ nhất, đánh giá thực trạng phát triển DVTV M&A tại Việt Nam từ góc nhìn các tổ chức cung cấp DVTV, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế đó. Thứ hai, đưa ra hệ thống giải pháp nhằm phát triển DVTV M&A tại Việt Nam trên cơ sở thực trạng phát triển DVTV M&A và định hướng phát triển DVTV M&A. 2.2. Mục tiêu cụ thể Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nhằm đạt các mục tiêu nghiên cứu tổng quát như sau:
  5. Một là, xây dựng khung lý thuyết về phát triển DVTV M&A, trọng tâm là hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển DVTV M&A Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển DVTV tại Việt Nam dựa trên hệ thống các tiêu chí đã xây dựng Ba là, nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DVTV tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp phát triển DVTV M&A tại Việt Nam Bốn là, trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DVTV M&A, đề xuất giải pháp phát triển DVTV tại Việt Nam. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu tổng quát và cụ thể, Luận án lần lượt giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: DVTV M&A là gì? Những tiêu chí nào đánh giá sự phát triển DVTV M&A? Câu hỏi 2: Thực trạng phát triển dịch vụ tư vấn M&A hiện nay tại Việt Nam như thế nào? Câu hỏi 3: Việc sử dụng DVTV M&A có những tác động như thế nào đến hiệu quả của thương vụ M&A tại Việt Nam hiện nay? Câu hỏi 4: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển DVTV M&A tại Việt Nam? Câu hỏi 5: Những giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển DVTV M&A tại Việt Nam là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của Luận án là Phát triển DVTV M&A. Hoạt động tư vấn M&A bao gồm nội hàm rộng và bao quát, từ mục tiêu, động cơ, phương tiện, nội dung đến quá trình, hành động đạt mục tiêu của hoạt động này. Trong phạm vi của Luận án, để đạt mục tiêu nghiên cứu một cách trọng tâm thông qua một kết cấu chặt chẽ, logic từ các chương, mục và mục con của nội dung công trình, nghiên cứu sinh tập trung vào đối tượng phát triển dịch vụ tư vấn M&A. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Hoạt động tư vấn M&A bao gồm nội hàm cùng ngoại diên rộng và bao quát, từ mục tiêu, động cơ, phương tiện, nội dung đến quá trình, hành động cũng như các chủ thể liên quan để đạt mục tiêu của hoạt động này. Do đó, Luận án tập trung nghiên cứu sự phát triển của DVTV M&A tại Việt Nam từ góc nhìn các tổ chức tư vấn nhằm hướng đến giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách hiệu quả và trọng tâm.
  6. Phạm vi về không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu với các thương vụ M&A tại Việt Nam và các tổ chức tư vấn M&A tại Việt Nam. Phạm vi về thời gian: Ngày 10/7/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức hoạt động, sự kiện này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự vận động của thị trường tài chính nói chung, cung cấp một phương tiện hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt nam thực hiện các dự án kinh doanh cần nguồn vốn lớn, trong đó có hoạt động M&A. Các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán, công ty luật với tư cách tổ chức cung cấp DVTV nói chung, tư vấn M&A nói riêng, cũng bắt đầu xuất hiện và phát triển từ khoảng thời gian này. Do đó, Luận án nghiên cứu sự phát triển DVTV M&A đối với các thương vụ M&A tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2023. Các cuộc phỏng vấn sâu với chuyên gia được thực hiện năm cuối năm 2023 và đầu năm 2024. Khuyến nghị chính sách được xác định theo lộ trình thực hiện dự kiến đến 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt các mục tiêu nghiên cứu, Luận án sử dụng đồng thời phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính: luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích các dữ liệu thứ cấp về tư vấn M&A trong các thương vụ M&A cũng như tại các công ty cung cấp dịch vụ M&A. Đồng thời, Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc (phỏng vấn sâu) với các chuyên gia cao cấp có kinh nghiệm thực hiện M&A và tư vấn M&A tại Việt Nam. Phỏng vấn bán cấu trúc (semi-structured interview) là phương pháp nghiên cứu phổ biến dành cho các nghiên cứu định tính nhằm tìm kiếm các đánh giá, các cảm nhận của người được phỏng vấn với các vấn đề nghiên cứu. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện theo một khung câu hỏi có sẵn nhưng tuỳ nội dung trả lời của chuyên gia, câu hỏi sẽ được điều chỉnh để phù hợp với đối tượng phỏng vấn mà vẫn đảm bảo nội dung chính. Thời lượng các cuộc phỏng vấn từ 45 đến 60 phút. Nội dung các cuộc phỏng vấn đều được ghi âm và đều được sự đồng thuận của người được phỏng vấn về mục đích sử dụng cũng như bảo mật thông tin. Với tính chất như vậy, phỏng vấn bán cấu trúc có cỡ mẫu rất khác so với phỏng vấn cấu trúc (structure interview) thường được biết đến dưới hình thức bảng hỏi điều tra theo mẫu cố định. Thông thường, cỡ mẫu sẽ do mức độ bão hoà thông tin quyết định. Nghiên cứu định lượng: Các kỹ thuật hồi quy định lượng được sử dụng gồm: hồi quy logit (Logistic regression), hồi quy Bình phương tổng quát khả thi (Feasible Genaralized Least Squared - FGLS) và nghiên cứu sự kiện (event study). Trong đó, nghiên cứu sự kiện và hồi quy FGLS được sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả của sử dụng DVTV đối với việc tạo
  7. ra giá trị cho cổ đông công ty thực hiện M&A (bên Mua, bên Bán). Luận án sử dụng hồi quy FGLS trong tình huống kết quả của các kiểm định hồi quy Bình phương nhỏ nhất (OLS), hồi quy tác động cố định (FEM) và hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) với dữ liệu bảng tồn tại các khuyết tật ảnh hưởng đáng kể đến tính vững của các kết quả hồi quy. Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình FGLS là lợi nhuận bất thường tích lũy (Cummulative Abnormal Returns - CAR) trong khoảng thời gian 01 tuần (05 ngày làm việc) trước và sau thời điểm công bố thông tin (Estimation Window). Sự có mặt của DVTV M&A đóng vai trò như biến giải thích về thay đổi của CAR trong các giao dịch M&A của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Ước tính về CAR của bên bán và bên mua tuân theo các quy trình được thiết lập sử dụng trong các nghiên cứu sự kiện phổ biến (Fama và cộng sự., 1969) và (Bradley Micheal và cộng sự., 1988). Thời gian để xác định lợi nhuận bình thường (Normal Return – NR) của chứng khoán là giai đoạn 120 ngày trước ngày xảy ra sự kiện (ngày -135 đến -15 trước ngày 0). Với giả thiết trong khung thời gian này không có sự kiện M&A nào diễn ra. Hồi quy logit áp dụng trong mô hình xem xét khả năng sử dụng DVTV trong một thương vụ M&A dựa trên các đặc điểm của thương vụ đó, vận dụng mô hình từ nghiên cứu của (Cao Kien và cộng sự., 2017) với thị trường Malaysia. Mô hình giúp xem xét sự phát triển về quy mô của DVTV M&A thông qua đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng DVTV trong một thương vụ M&A tại Việt Nam. 6. Đóng góp mới của luận án 6.1. Về mặt lý luận Trên cơ sở kế thừa và phát triển các nghiên cứu về M&A và DVTV M&A, Luận án đã đóng góp về mặt cơ sở luận trên các khía cạnh sau: Một là, Luận án đã xây dựng hệ thống tiêu chí đầy đủ và bao quát nhằm đánh giá mức độ phát triển DVTV M&A trên góc nhìn tổ chức tư vấn bao gồm bốn tiêu chí định tính và sáu tiêu chí định lượng. Hai là, Luận án đã hệ thống hóa cơ sở luận về hoạt động M&A, tập trung vào các nội dung liên quan đến DVTV M&A. Ba là, Luận án đã đưa ra quan điểm cá nhân về khung lý luận cơ bản của DVTV M&A và phát triển DVTV M&A. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận án đã đóng góp về mặt thực tiễn trên những khía cạnh sau: Một là, phân tích khái quát thực trạng phát triển DVTV M&A tại Việt Nam dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng, tập trung cho giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2023.
  8. Luận án là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên cung cấp bằng chứng thực nghiệm, đánh giá một cách sâu, rộng về thực trạng phát triển DVTV M&A tại Việt Nam trên góc nhìn tổ chức tư vấn. Hai là, đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm phát triển DVTV M&A trong điều kiện Việt Nam từ góc nhìn của các công ty cung cấp DVTV. Từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện toàn diện, hiệu quả các giải pháp, hướng đến sự phát triển của DVTV M&A tại Việt Nam về cả số lượng và chất lượng. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, các Phụ lục, Danh mục bảng biểu, nội dung chính của Luận án được kết cấu làm bốn chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về phát triển DVTV M&A Chương 2. Cơ sở luận về phát triển DVTV M&A Chương 3. Thực trạng phát triển DVTV M&A tại Việt Nam Chương 4. Giải pháp phát triển DVTV M&A tại Việt Nam
  9. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1. Nghiên cứu về dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Tác giả đã tiến hành rà soát các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó rút ra: nghiên cứu về DVTV M&A thu hút đáng kể sự chú ý của các học giả, tập trung vào hai hướng chính: hiệu quả của DVTV M&A và các yếu tố ảnh hưởng đến DVTV M&A. 1.1.1. Nghiên cứu về dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp với hiệu quả thương vụ Chiếm vị trí hàng đầu trong số các công trình về tư vấn M&A, hiệu quả các giao dịch M&A có sự tham gia của công ty tư vấn, các tác giả tìm thấy các bằng chứng cả tích cực lẫn tiêu cực của tư vấn M&A lên các thương vụ, cả ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, vai trò của tư vấn M&A còn thể hiện ở khía cạnh vĩ mô, trong việc có những đóng góp đáng kể vào các làn sóng M&A ở một số quốc gia trên thế giới. 1.1.2. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Đây có thể xem là một trong những chủ đề được lượng lớn các nhà nghiên cứu quan tâm hơn cả trong số các nghiên cứu về tư vấn M&A. Các tác giả tập trung xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn sử dụng DVTV M&A trong các thương vụ. Những yếu tố chính bao gồm danh tiếng (reputation), thị phần (market shares), chất lượng dịch vụ tư vấn, đội ngũ nhân sự và đặc điểm của các giao dịch M&A. 1.1. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Số lượng các công trình nghiên cứu về phát triển dịch vụ tư vấn M&A hiện nay còn rất ít, trong khi phần lớn các học giả tập trung vào hai khía cạnh chính như đã phân tích trong mục 1.1. Nói cách khác, các tác giả chủ yếu nghiên cứu ở góc nhìn của dịch vụ tư vấn từ phía cung hoặc phía cầu, rất hiếm công trình nghiên cứu dịch vụ tư vấn như một phân ngành, trên góc nhìn thị trường. 1.2. Nghiên cứu về phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Số lượng các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển DVTV M&A trên cả bình diện vĩ mô và vi mô hiện nay còn khiêm tốn. Các tác giả chủ yếu nghiên cứu ở góc nhìn của DVTV từ phía cung hoặc phía cầu, rất hiếm công trình nghiên cứu DVTV như một phân ngành. Xét về khía cạnh phát triển dịch vụ hỗ trợ nói chung, chưa có nghiên cứu lấy
  10. đối tượng phát triển DVTV M&A làm đối tượng chính. 1.3. Khoảng trống nghiên cứu rút ra từ tổng quan nghiên cứu và hướng nghiên cứu của Luận án Kế thừa từ rà soát các công trình nghiên cứu trước đó, tác giả kết luận: phát triển dịch vụ tư vấn M&A tại Việt Nam vẫn là chủ đề ít được khai thác một cách chi tiết và kỹ lưỡng, chưa trở thành chủ đề chính, được nghiên cứu trọng tâm trong các công trình khoa học, trong khi tư vấn M&A lại đóng vai trò rất quan trọng giúp nâng cao hiệu quả các giao dịch M&A, góp phần phát triển hoạt động M&A trên bình diện vĩ mô và từ đó hoàn thiện thị trường tài chính. Hướng nghiên cứu của Luận án: Luận án tiếp cận từ góc nhìn vi mô của các tổ chức cung cấp DVTV. Trong quá trình tập hợp và đưa ra cơ sở lý thuyết nhằm vận dụng đánh giá thực trạng phát triển DVTV M&A tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2023 từ đó gợi ý các giải pháp phát triển DVTV, nhằm đảm bảo tính toàn diện, bao quát và tổng thể, các lập luận, phân tích cũng được gắn với các yếu tố mang tính vĩ mô. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LUẬN VỀ DỊCH VỤ TƯ VẤN M&A VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN M&A 2.1. Cơ sở luận về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp và dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 2.1.1. Tổng quan về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp M&A gồm các hoạt động tái cấu trúc của hai hoặc nhiều công ty, giữa một bên là công ty mua và bên còn lại là công ty bán, dẫn đến những thay đổi đáng kể về mặt quản trị của các công ty tham gia.” 2.1.1.2. Phân loại mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Tuỳ vào mục đích phân loại, các tiêu chí sử dụng chia các hoạt động M&A cũng khác nhau. Các tiêu chí phân loại thường thấy bao gồm theo i) hệ quả pháp lý, ii) theo phương thức thanh toán và iii) theo phạm vi địa lý. • Theo hệ quả pháp lý: M&A gồm mua lại, sáp nhập và hợp nhất. • Theo phương thức thanh toán: M&A bao gồm thương vụ thanh toán bằng tiền mặt, thương vụ thanh toán bằng cổ phiếu và các hình thức khác. • Theo phạm vi địa lý: bao gồm M&A nội địa và M&A xuyên quốc gia. 2.1.1.3. Các phương thức thực hiện mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
  11. Bản chất của hoạt động M&A là việc tiếp quản hoặc giành được quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh hoặc công ty tham gia thương vụ. Để đạt mục tiêu, bên Mua có thể thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau. Các phương thức phổ biến gồm: chào mua công khai (tender offer), giành quyền uỷ nhiệm, thương lượng tự nguyện và mua lại tài sản. 2.1.1.4. Các bên tham gia mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Ngoài sự tham gia của bên Mua, bên Bán, trong hoạt động M&A còn có sự tham gia của các chủ thể: các nhà tư vấn thuê ngoài, cơ quan quản lý, định chế tài chính cung ứng vốn, nhà đầu tư hoạt động, nhà kinh doanh chênh lệch giá. 2.1.2. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 2.1.2.1. Khái niệm Từ nghiên cứu, tổng hợp các khái niệm liên quan, Luận án rút ra: DVTV M&A là tập hợp các chiến lược, giải pháp cung cấp cho bên Mua hoặc bên Bán theo yêu cầu nhằm giúp các bên hoàn tất thương vụ một cách hiệu quả và thu về các lợi ích nhất định. Lợi ích của dịch vụ tư vấn M&A thường là lợi ích kinh tế (doanh thu phí dịch vụ tư vấn) và các lợi ích khác. 2.1.2.2. Đặc điểm dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Tư vấn M&A là một loại hình dịch vụ. Vì vậy, đặc điểm của dịch vụ tư vấn M&A cũng có những điểm giống với các loại hình dịch vụ nói chung và những nét riêng đặc thù. Trong Luận án này, các đặc trưng của dịch vụ tư vấn M&A bao gồm: tính vô hình, tính gắn liền với chủ thể cung cấp, tính biệt hoá cao, đòi hỏi chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm dày dạn, quá trình thực hiện thường kéo dài và không có khuôn mẫu cố định. 2.1.2.3. Vai trò của dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp DVTV M&A có vai trò quan trọng với các doanh nghiệp và nền kinh tế, thể hiện ở các khía cạnh khác nhau trên góc độ của công ty thực hiện M&A, công ty cung cấp DVTV M&A và đối với thị trường. +Đối với công ty thực hiện M&A: tư vấn M&A giúp hoàn tất giao dịch một cách hiệu quả, Làm tăng giá trị cho bên mua, bên bán + Đối với tổ chức cung cấp DVTV: tăng hiệu quả kinh doanh + Đối với thị trường: tăng hiệu quả Pareto thông qua phân phối hiệu quả giá trị giữa bên mua, bên bán; Góp phần phát triển thị trường M&A lành mạnh. 2.1.3. Nội dung tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp và chủ thể thực hiện nội dung tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
  12. Nội dung tư vấn M&A rất đa dạng và bao quát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện M&A nhưng thường được chia làm ba nhóm chính: Tư vấn tài chính, Tư vấn pháp lý và Tư vấn khác. 2.1.3.1. Tư vấn tài chính Tư vấn tài chính giúp công ty thực hiện M&A tiến hành các công việc liên quan đến tài chính cho thương vụ một cách chuyên nghiệp: chuẩn bị hồ sơ tài chính, rà soát đặc biệt về tài chính, lập báo cáo về giá cho thương vụ, lập các phương án tài trợ cho thương vụ, lập cấu trúc tài chính thương vụ, xử lý các vấn đề thuế và kế toán, kết nối các định chế tài chính cung ứng vốn. 2.1.3.2. Tư vấn pháp lý Tư vấn pháp lý do các luật sư hoặc các công ty tư vấn pháp lý đảm nhiệm. Đây là một dịch vụ đặc thù và đòi hỏi cao về chuyên môn pháp lý cũng như bề dày kinh nghiệm của đội ngũ tư vấn. Tư vấn pháp lý thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thủ tục pháp lý, chuẩn bị hợp đồng, đàm phán, làm việc với các cơ quan có thẩm quyền. 2.1.4.3. Tư vấn khác Các DVTV đều nhằm giúp cho thương vụ M&A có thể hoàn tất, đáp ứng các yêu cầu về mặt thủ tục pháp lý cũng như kỳ vọng của bên mua, bên bán. Do vậy, ngoài các nội dung tư vấn phổ biến là tài chính và pháp lý, các nhà tư vấn còn cung cấp dịch vụ liên quan đến những nội dung khác liên quan thương vụ. Có thể kể đến như tư vấn về thị trường, marketing, về công nghệ, thương mại, văn hoá, nhân sự, môi trường… 2.1.4. Phân loại dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Các tiêu chí phân loại gồm: nội dung tư vấn, quy trình tư vấn, các bên thực hiện M&A, theo chủ thể cung cấp dịch vụ. • Theo nội dung tư vấn, DVTV M&A gồm nhiều nội dung, các loại tư vấn phổ biến là tư vấn pháp lý, tư vấn tài chính và tư vấn khác. • Theo quy trình tư vấn, DVTV gồm tư vấn trước M&A, tư vấn trong M&A và tư vấn hậu M&A. • Theo các bên thực hiện M&A, DVTV gồm tư vấn bên Mua (Buy-side Advisor) và tư vấn bên Bán (Sell-side advisor). • Theo chủ thể cung cấp, DVTV gồm nhiều chủ thể đa dạng, phổ biến nhất là ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán, công ty tư vấn luật, công ty kiểm toán, công ty tư vấn giá, công ty tư vấn chuyên biệt.
  13. 2.1.5. Hiệu quả dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Luận án hệ thống hoá các quan niệm về hiệu quả thương vụ M&A và xem xét hiệu quả thương vụ M&A gắn với DVTV được sử dụng, trên cơ sở lập luận của hiệu quả kinh doanh doanh đối với doanh nghiệp và đối với cổ đông. Đối với hoạt động M&A, hiệu quả dịch vụ tư vấn được xem xét theo hai hướng chính: hiệu quả đối với khách hàng trong ngắn hạn và trong dài hạn. Hiệu quả trong ngắn hạn được đánh giá dựa trên lợi nhuận bất thường tích lũy đạt được trên giá cổ phiếu dành cho nhà đầu tư, cổ đông công ty trong khoảng thời gian ngắn (thường tính bằng ngày) xung quanh ngày sự kiện (công bố thông tin M&A) của nhóm có sử dụng DVTV so với nhóm thương vụ không sử dụng DVTV. Hiệu quả DVTV trong dài hạn dựa trên các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp như tăng trưởng tổng tài sản, khả năng sinh lời và các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh khác giữa hai nhóm DN thực hiện M&A có sử dụng DVTV và không sử dụng DVTV. Đồng thời, Luận án cũng nêu lên quan điểm về hiệu quả DVTV trong mối tương quan với các dịch vụ, sản phẩm khác do doanh nghiệp tư vấn cung cấp, thể hiện ở sự đóng góp vào hiệu quả kinh doanh chung của tổ chức, qua các chỉ số như tỷ lệ đóng góp vào tổng doanh thu, tỷ lệ đóng góp trong tổng lợi nhuận. 2.2. Cơ sở luận về Phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 2.2.1. Quan điểm về phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp “Phát triển dịch vụ tư vấn M&A được hiểu là việc gia tăng về quy mô và chất lượng dịch vụ tư vấn M&A.” Phát triển DVTV M&A bao gồm sự tăng lên về chất lượng và số lượng của DVTV. 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Từ cơ sở lý thuyết, Luận án đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của DVTV M&A bao gồm các tiêu chí định lượng và các tiêu chí định tính. Các tiêu chí định lượng bao gồm: 1) Gia tăng số lượng chủ thể cung cấp DVTV M&A 2) Gia tăng Quy mô về giá trị và số lượng thương vụ sử dụng DVTV 3) Gia tăng Quy mô doanh thu phí DVTV 4) Hiệu quả của DVTV với tổ chức cung cấp DVTV 5) Hiệu quả DVTV M&A với bên mua/bán trong ngắn hạn 6) Hiệu quả DVTV M&A với bên mua/bán trong dài hạn Các tiêu chí định tính thể hiện sự phát triển của DVTV M&A về mặt chất lượng gồm: i) danh tiếng tổ chức tư vấn, ii) sự hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ tư vấn,
  14. iii) Sự đa dạng các tổ chức tư vấn iv) chất lượng DVTV theo đánh giá của bên sử dụng dịch vụ. 2.2.3. Sự cần thiết phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp o Đối với ác công ty thực hiện M&A: tăng hiệu quả thực hiện thương vụ trong ngắn và trong dài hạn o Đối với hoạt động M&A: Phát triển DVTV M&A có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy các giao dịch M&A hiệu quả, giúp gia tăng tổng lợi ích nói chung của hoạt động M&A. o Đối với công ty tư vấn: thu được lợi ích từ việc tư vấn (tài chính và các lợi ích khác) 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Phát triển DVTV, bao gồm sự phát triển về quy mô và chất lượng. Phát triển DVTV M&A chịu ảnh hưởng của yếu tố bao gồm bên trong và bên ngoài tổ chức tư vấn. Đứng từ phía các CTTV, yếu tố chủ quan ảnh hưởng sự phát triển DVTV là các yếu tố bên trong các tổ chức này, bao gồm: chất lượng DVTV, chất lượng nhân sự tư vấn, Sự hoàn thiện danh mục các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ và Cơ sở dữ liệu thông tin. Các yếu tố khách quan bên ngoài tổ chức tư vấn gồm: môi trường pháp lý, sự phát triển của thị trường M&A về chiều rộng (giá trị, số lượng giao dịch M&A) và về chiều sâu (đặc điểm thương vụ M&A trên thị trường: quy mô thương vụ, phương thức thanh toán, cấu trúc pháp lý, phạm vi địa lý), nhận thức của công ty thực hiện M&A về vai trò của DVTV. 2.4. Kinh nghiệm phát triển Dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển của DVTV M&A tại các thị trường Mỹ, Châu Âu và các nước thuộc khu vực Châu Á, Luận án rút ra các bài học kinh nghiệm sau: Một là, DVTV M&A phổ biến, đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong tiến trình phát triển của hoạt động M&A và sự hoàn thiện của thị trường tài chính trong mỗi nền kinh tế. Hai là, phát triển DVTV M&A tại Việt Nam là xu hướng tất yếu khách quan đi cùng với sự phát triển của hoạt động M&A của các chủ thể kinh tế. Ba là, cơ quan quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng môi trường vĩ mô, nâng cao nhận thức của các chủ thể trong việc thực hiện M&A và phát triển DVTV.
  15. CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN M&A TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Tổng quan hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam 3.1.1. Theo số lượng thương vụ Manh nha xuất hiện từ những năm 1990, trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, thị trường M&A đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng thương vụ. Lịch sử hoạt động M&A ở nước ta chứng kiến sự thay đổi rõ rệt từ 2007. Trước đó, các giao dịch M&A khá mỏng và rời rạc. Hình 3.1: Số lượng thương vụ M&A tại Việt Nam 2000 – 2023 (Nguồn: IMAA) 3.1.2. Theo Giá trị thương vụ Theo Giá trị thương vụ công bố, hoạt động M&A tại Việt Nam có diễn biến tương tự hình 3.1. Tính đến 2023, tổng giá trị các giao dịch M&A tại Việt Nam từ năm 2000 thống kê được lên tới hơn 90,5 tỷ USD. hơn 64% số thương vụ M&A tại Việt nam có quy mô nhỏ (dưới 5 triệu USD), 23% số thương vụ có giá trị từ trên 5 triệu USD đến dưới 30 triệu USD, và chỉ chưa đến 1% (0.9%) các thương vụ có giá trị trên 500 triệu USD. 3.1.3. Theo các ngành kinh tế Hoạt động M&A diễn ra ở hầu hết các ngành kinh tế, theo số liệu Thomsons Reuters. Nhưng chỉ sôi động ở một số ít các ngành như công nghiệp (30,7%), bán lẻ, hàng tiêu dùng (16%), tài chính – ngân hàng (16,5%)… 3.1.4. Theo chủ thể thực hiện mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Chia theo chủ thể trong nước, ngoài nước và chủ thể niêm yết, chưa niêm yết có thể
  16. thấy những đặc trưng rõ rệt. Phần lớn các thương vụ diễn ra bởi các công ty chưa niêm yết tại Việt Nam, chiếm lần lượt 80,6% bên bán và 62,6% bên mua về số lượng. Xét theo bên bán trong nước và nước ngoài: 99% bên bán là công ty Việt Nam và chỉ có 1% có bên bán nước ngoài mà nhiều nhất đến từ Singapore, Malaysia, Thái Lan và Campuchia. 3.2. Thực trạng phát triển dịch vụ tư vấn M&A tại Việt Nam 3.2.1. Theo các tiêu chí định lượng Tiêu chí 1: Số lượng nhà cung cấp DVTV tăng lên Quy mô về số lượng chủ thể cung cấp DVTV M&A đang có xu hướng tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu. Các chủ thể cung cấp chính về dịch vụ này tại Việt Nam hiện nay gồm các CTCK, các công ty kiểm toán, các công ty tư vấn luật, công ty thẩm định giá. Cả ba loại hình chủ thể này đều cho thấy xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2000 – 2023. Công ty chứng khoán: tăng từ 6 lên hơn 80 công ty giai đoạn 2000 – 2023. Công ty kiểm toán: tăng từ 104 năm 2011 lên 221 năm 2023. Công ty tư vấn luật: tăng từ 2928 năm 2011 lên hơn 4400 tổ chức năm 2022. Công ty thẩm định giá: tăng từ 130 công ty năm 2013 lên 298 doanh nghiệp năm 2020. Tiêu chí 2: Quy mô về giá trị và số lượng thương vụ sử dụng DVTV có xu hướng tăng DVTV M&A tại Việt Nam ngày càng phát triển, thể hiện qua giá trị (value) và số lượng (volumn) thương vụ M&A sử dụng dịch vụ tư vấn ngoài đang tăng lên hàng năm (Hình 3.5). Hình 3.5: Thống kê giá trị và số lượng thương vụ M&A sử dụng tư vấn tại Việt Nam 2000 – 2023 (Nguồn: Thomson Reuters và tính toán của tác giả).
  17. Trong giai đoạn 2000 – 2023, các công ty sử dụng DVTV chỉ chiếm từ 5% đến 35% tổng số thương vụ M&A mỗi năm, tương đương chỉ khoảng 1/3 số thương vụ M&A được thực hiện. Một số khoảng thời gian như năm như 2003, 2006, 2021 và 2022, tỷ lệ thương vụ sử dụng DVTV cao hơn hẳn so với các năm còn lại. Trước năm 2006, cùng với sự sơ khai của thị trường M&A, thị trường tư vấn M&A tại Việt Nam cũng hết sức sơ khai, giai đoạn từ năm 2000 đến hết 2005 số lượng DN sử dụng DVTV khi thực hiện M&A còn rất khiêm tốn. Từ 2007, thị trường có dấu hiệu cải thiện hơn về số lượng và giá trị. Khoảng thời gian này cũng trùng với thời điểm Việt Nam cải cách mạnh mẽ và toàn diện về mặt môi trường pháp lý để chuẩn bị và đáp ứng các yêu cầu gia nhập WTO năm 2007. Tiêu chí 3: Quy mô doanh thu phí DVTV tăng lên Trong giai đoạn từ 2000 đến 2023, quy mô phí dịch vụ tư vấn toàn thị trường nhìn chung có xu hướng tăng về con số tuyệt đối và tương đối. Hình 3.8: Tỷ trọng và doanh thu phí tư vấn tại các CTCK Việt Nam 2000 – 2023 (nguồn: Vietstock và tính toán của tác giả) Tiêu chí 4: Hiệu quả DVTV trong ngắn hạn Hiệu quả DVTV M&A trong ngắn hạn được Luận án xem xét trên khía cạnh tác động lên lợi nhuận bất thường tích luỹ (Cummulative Abnormal Returns – CAR). • Mô hình nghiên cứu Luận án xem xét hiệu quả trong ngắn hạn của thương vụ M&A thông qua biến phụ thuộc là CAR. Vận dụng, kế thừa các nghiên cứu liên quan về vai trò của tư vấn M&A và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nhà đầu tư trên TTCK, tác giả đề xuất mô hình: CAR = f(AD, SIZE, CROSS, Payment, Leverage1, ROE1, EXP, PCT, FDIGDP) + 𝑒!
  18. CAR được tính theo khung thời gian +/- 1 tuần (+/- 5 phiên giao dịch) trước và sau thời điểm công bố thông tin M&A. Ngày sự kiện được xác định là ngày 0 theo dữ liệu thu thập của Thomson Reuters. Các biến độc lập mô tả như bảng 3.3. Bảng 3.3: Bảng các biến sử dụng trong mô hình Biến Giải thích Tác động kỳ vọng Biến phụ thuộc, Lợi nhuận bất thường tích luỹ CAR (Cummualative Abnormal Returns) Biến giải thích, nhận giá trị = 0 nếu thương vụ AD không sử dụng DVTV M&A, = 1 nếu có sử Cùng chiều dụng tư vấn SIZE giá trị thương vụ Cùng chiều Biến giả, có công bố thông tin về tỷ lệ % hay PCT Cùng chiều không (1 nếu có công bố, 0 nếu không công bố) Phương tiện thanh toán. Biến giả nhận giá trị 0 Payment nếu thanh toán bằng phương tiện ngoài tiền Cùng chiều mặt, nhận giá trị 1 nếu thanh toán bằng tiền mặt Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản của công ty năm liền Leverage1 Ngược chiều trước Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên VCSH năm liền ROE1 Cùng chiều trước CROSS Một trong hai bên Mua/Bán là nước ngoài Cùng chiều Kinh nghiệm thực hiện M&A của công ty trước EXP Cùng chiều thương vụ Biến kiểm soát, Tỷ trọng vốn FDI thu hút trên FDIGDP Cùng chiều tổng GDP cùng năm Nguồn: tác giả tổng hợp Luận án sử dụng dữ liệu của 111 lượt DN bên mua và bên bán thực hiện các thương vụ M&A trong giai đoạn 2000 – 2023 để đưa vào mô hình kiểm định tác động của việc sử dụng tư vấn đến CAR của cổ đông các công ty. Trong đó, chia theo vai trò mua – bán, mẫu nghiên cứu gồm có 21 bên mua và 90 bên bán với tổng giá trị các thương vụ hơn 40,4 tỷ USD. Số quan sát là 231 quan sát cho mô hình kiểm định bên mua và 990 quan sát cho mô hình của bên bán (440 quan sát giao dịch lớn và 550 quan sát của các giao dịch nhỏ). Kết quả hồi quy cho thấy, các thương vụ sử dụng DVTV đều có những khác biệt so với các thương vụ không sử dụng DVTV. Cụ thể: + Với bên mua: DVTV tác động tiêu cực lên CAR bên mua + Với bên mua: DVTV tác động tiêu cực lên CAR bên bán có giá trị giao dịch lớn nhưng tác động tiêu cực lên bên bán có giá trị giao dịch nhỏ.
  19. T-test với nhóm sử dụng DVTV và không sử dụng DVTV cũng cho kết quả có ý nghĩa: Bảng 3.8: Kiểm định t-test CAR theo nhóm thuơng vụ sử dụng DVTV M&A Trung Trung Kiểm định t- Chênh AD=0 bình bình SE t-value p-value test AD=1 lệch (AD=0) (AD=1) car by ad: 0 1 737 484 0,009 0,026 -0,017 0,006 -2,9 0,004 (Nguồn: kết quả hồi quy) Ở mức ý nghĩa 1% có thể thấy, các thương vụ bên bán có DVTV M&A tham gia có CAR trung bình 2,6% cao hơn nhiều mức 0,9% của nhóm thương vụ không sử dụng DVTV. Tiêu chí 5: DVTV M&A tại Việt Nam có hiệu quả trong dài hạn đối với công ty thực hiện M&A Bảng 3.10: So sánh chỉ tiêu tài chính các công ty theo DVTV M&A 2000 – 2023 ROE T-2 T-1 T+1 T+2 AD=1 0,143% 0,147% 0,124% 0,077% AD=0 0,109% 0,121% 0,119% 0,104% ROA T-2 T-1 T+1 T+2 AD=1 0,042% 0,046% 0,029% 0,044% AD=0 0,026% 0,023% 0,022% 0,017% LNST T-2 T-1 T+1 T+2 AD=1 1.494.601.976.114 1.886.256.112.698 2.679.499.647.086 2.010.324.931.050 AD=0 911.646.711.326 958.063.331.003 1.304.655.920.704 1.177.746.543.940 Nguồn: Thomson Reuters và tính toán của tác giả Việc sử dụng DVTV góp phần làm cho tỷ suất sinh lời các công ty duy trì ở mức tốt hơn so với nhóm các công ty thực hiện M&A mà không sử dụng tư vấn. Sáu là, hiệu quả DVTV trong hoạt động kinh doanh của các công ty tư vấn tăng lên Được đo lường thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh. Tại Việt Nam, mặc dù thị trường M&A mới đang hình thành và phát triển, nhưng DVTV cũng theo đó gia tăng về mức độ đóng góp tại các chủ thể cung cấp. Tại các CTCK tăng từ mức bình quân chưa đến 5% mỗi năm trước 2010 lên mức dưới 20% giai đoạn 2010 – 2023. Thậm chí, từ 2009, nếu xét riêng tại một số CTCK, có những năm doanh thu phí DVTV chiếm gần 100% tổng doanh thu từ các hoạt động kinh doanh. Điều này thường xảy ra ở các CTCK nhỏ và đơn lẻ một số năm do trong năm đó hoạt động môi giới và các hoạt động khác gần như không có và toàn bộ doanh thu ghi nhận trên BCTC đều từ doanh thu tư vấn. Và cũng chứng tỏ vai trò quan trọng ngày càng tăng của DVTV đối với các CTCK Việt Nam.
  20. 3.2.2. Theo các tiêu chí định tính DVTV M&A tại Việt Nam được đánh giá ở mức khá, trên các tiêu chí như dang tiếng của công ty tư vấn, sự hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ tư vấn, sự đa dạng các loại hình doanh nghiệp tư vấn và chất lượng DVTV theo đánh giá của các chuyên gia (sự tin tưởng, mức độ phản ứng, năng lực phục vụ, sự am hiểu khách hàng). Luận án kết hợp phương pháp thống kê mô tả và phân tích định tính thông qua phỏng vấn sâu (phỏng vấn bán cấu trúc) 10 chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện, có chuyên môn về DVTV M&A tại Việt Nam. 3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam 3.3.1. Dữ liệu và mô hình nghiên cứu Mô hình nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng sự phát triển về quy mô DVTV M&A thông qua đo lường khả năng một nhà tư vấn M&A – P(Advisor1). Luận án sử dụng mẫu gồm 3130 quan sát bên mua và bên bán của 1565 thương vụ M&A tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2023. Tổng giá trị các thương vụ được công bố là 64.067,95 triệu USD. Giá trị bình quân mỗi thương vụ trong mẫu là 50,349 triệu USD. Như vậy, mẫu nghiên cứu chiếm 24,24% về số lượng và 62,09% về giá trị so với 6594 thương vụ đã thu thập được thông tin diễn ra từ 2000 đến 2023 tại Việt Nam, cho thấy mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn về số lượng nhưng các thương vụ được tập hợp trong mô hình đều là những giao dịch có giá trị nổi bật. Trong Luận án này, để xem xét mối quan hệ nhân quả giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, tác giả sử dụng mô hình hồi quy logit phù hợp với biến phụ thuộc là biến nhị phân. Biến phụ thuộc của mô hình là Tư vấn (ADVISOR1), biến này nhận giá trị 1 nếu thương vụ có tư vấn M&A và nhận giá trị 0 nếu thương vụ không có tư vấn M&A). Mô hình nghiên cứu có dạng: Như vậy mô hình nghiên cứu trong bài có dạng: P(Advisor1) = f(role1, cross1, lsize, pct_transferred, listed1, structure, industry2, gdp, gov, regquality) +ei Trong đó các biến về giá trị thuơng vụ, tỷ lệ cổ phần chuyển nhượng, tăng trưởng GDP là các biến liên tục; còn lại là các biến giả. Các giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết 1: vai trò công ty thực hiện M&A ảnh hưởng đến gia tăng sử dụng DVTV Giả thuyết 2: việc gia tăng sử dụng DVTV phụ thuộc vào quy mô giá trị thương vụ. Giả thuyết 3: thương vụ càng càng phức tạp khả năng sử dụng tư vấn M&A càng cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2