intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

116
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của luận án là nghiên cứu các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Sau đây là bản tóm tắt của luận án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ________________ CAO THỊ CẨM VÂN NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 62.34.30.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHẠM VĂN DƢỢC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Dược Phản biện 1: .......................................................................................... .............................................................................................................. Phản biện 2: .......................................................................................... .............................................................................................................. Phản biện 3: .......................................................................................... .............................................................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM Vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm … Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 1 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 6. Đóng góp của Luận án .................................................................................... 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu công bố ở nước ngoài .............................. 5 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu công bố trong nước ...................................... 6 1.3. Xác định khoảng trống cần nghiên cứu và hướng nghiên cứu của tác giả ........ 7 1.3.1 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu .................................................... 7 1.3.2. Hướng nghiên cứu của tác giả ................................................................. 7 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆCXÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG ............................................................ 8 2.1. Tổng quan về Khu vực công, Kế toán công và Chuẩn mực kế toán công ... 8 2.1.1. Tổng quan về Khu vực công ................................................................. 8 2.1.2. Tổng quan về Kế toán công .................................................................. 8 2.1.3. Tổng quan về Chuẩn mực kế toán công................................................ 8 2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công quốc gia trong điều kiện vận dụng IPSAS .......................................................... 9 2.3. Nghiên cứu tổng quan về IPSAS và những ảnh hưởng đối với việc xây dựng CMKTC quốc gia .................................................................................... 10 2.4. Những điều kiện cần thiết để vận dụng IPSAS .......................................... 10 2.5. Kinh nghiệm xây dựng chuẩn mực kế toán công ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam ............................................................................................. 10 CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................. 11 3.1. Khung lý thuyết nghiên cứu....................................................................... 11 3.2. Các phương pháp nghiên cứu .................................................................... 11 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ..................................................... 11
  4. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................. 12 3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu .......................................... 12 3.3. Xác định nhân tố ảnh hưởng và mô hình nghiên cứu. ............................... 13 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................... 15 4.1. Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 15 4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................. 15 4.1.2. Kết quả nghiên cứu định lượng........................................................... 15 4.2. Phân tích và bàn luận về những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN trong điều kiện vận dụng IPSAS .................................................. 17 4.2.1. Phân tích và bàn luận về nhóm nhân tố Hệ thống pháp lý .................. 17 4.2.2. Phân tích và bàn luận về nhân tố Hệ thống chính trị, văn hóa và môi trường hoạt động ........................................................................................... 17 4.2.3. Phân tích và bàn luận về nhân tố Kỹ thuật nghiệp vụ ......................... 18 4.2.4. Phân tích và bàn luận về nhân tố Điều kiện tổ chức ........................... 18 4.2.5. Phân tích và bàn luận về nhân tố Tác động của IPSAS ...................... 19 4.2.6. Phân tích và bàn luận về nhân tố Áp lực hội nhập kinh tế .................. 20 4.3. Phân tích và bàn luận về điều kiện cần thiết để xây dựng CMKTCVN theo hướng vận dụng IPSAS .................................................................................... 20 4.3.1. Cơ sở để xây dựng CMKTCVN ......................................................... 20 4.3.2. Những điều kiện cần thiết cho việc xây dựng CMKTCVN theo hướng vận dụng IPSAS ............................................................................................ 21 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................... 22 5.1 Kết luận....................................................................................................... 22 5.2. Kiến nghị ................................................................................................... 22 5.3. Hạn chế của Luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................ 24 5.3.1. Những hạn chế của Luận án................................................................ 24 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................ 24
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN TIẾNG VIỆT  CMKTC: Chuẩn mực kế toán công  CMKTCQT: Chuẩn mực kế toán công quốc tế  CMKTCVN: Chuẩn mực kế toán công Việt Nam  CNTT: Công nghệ thông tin  NSNN: Ngân sách Nhà nước PHẦN TIẾNG NƢỚC NGOÀI  IMF: International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ quốc tế  IPSAS: International Public Sector Accouting Standard: Chuẩn mực kế toán công quốc tế  OECD: Organization for Economic Co-operation and Development: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Khung nghiên cứu của luận án....................................................11 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu của luận án…...…………………………14 Hình 4.1. Sơ đồ tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTC Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS......................................................................................................16
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng đổi mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, trong đó kế toán khu vực công cũng có những chuyển biến tích cực ngày càng tiếp cận với các nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Mặc dù vậy, kế toán công Việt Nam vẫn được đánh giá là còn nhiều hạn chế và khác biệt so với các nước trên thế giới. Khu vực công Việt Nam hiện tồn tại nhiều chế độ kế toán với cấu trúc của mỗi chế độ khác nhau và theo yêu cầu quản lý của từng lĩnh vực hoạt động. Số liệu được tổng hợp từ các cơ quan tài chính qua các nguồn thông tin khác nhau thường không thống nhất nên làm hạn chế khả năng tin cậy và so sánh của thông tin. Từ thực trạng đó, nhu cầu về một hệ thống chuẩn mực kế toán chung cho khu vực công là nhu cầu tất yếu khách quan nhằm quản lý thống nhất, công khai, minh bạch tài chính Nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng đó, kể từ năm 2004 đến nay, Bộ Tài Chính đã có kế hoạch triển khai việc xây dựng CMKTCVN trên cơ sở vận dụng IPSAS. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện khá chậm theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nguyên nhân là do những hạn chế, bất cập phát sinh từ thực trạng quản lý tài chính – kế toán khu vực công. Do đó, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN là một yêu cầu cấp thiết, nhằm phát hiện những nhân tố tác động ảnh hưởng đến quá trình thực hiện qua đó đề xuất các giải pháp thiết thực đẩy nhanh tiến trình xây dựng CMKTCVN. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của luận án là nghiên cứu các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Chính vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tập trung vào: 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công quốc gia trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. [1]
  8. 2. Phân tích thực trạng hệ thống kế toán công Việt Nam, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. 3. Xây dựng mô hình nghiên cứu để kiểm định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố. 4. Lập luận, đề xuất một số giải pháp và điều kiện cần thiết nhằm thúc đẩy tiến trình xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu chung của đề tài, nội dung nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi như sau: Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế? Câu hỏi nghiên cứu 2: Các nhân tố này tác động như thế nào đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam, nguyên nhân phát sinh chúng? Câu hỏi nghiên cứu 3: Những điều kiện cần thiết nào để Việt Nam có thể xây dựng Chuẩn mực kế toán công? 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế, xu hướng vận dụng IPSAS để xây dựng chuẩn mực kế toán công của các quốc gia trên thế giới, cụ thể nghiên cứu tại Mỹ, Canada và Nam Phi làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng chuẩn mực kế toán công. Tuy nhiên, do khu vực công Việt Nam khá rộng, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, mỗi lĩnh vực mang tính chất đặc thù, vì thế tác giả chọn các đơn vị thuộc khu vực công được tài trợ bằng ngân sách Nhà nước. [2]
  9. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện luận án này, tác giả sử dụng đồng thời hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính giúp khái quát hóa các lý thuyết nghiên cứu và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng giúp tác giả kiểm định các nhân tố làm cơ sở cho các đề xuất của Luận án. 6. Đóng góp của luận án  Về mặt lý luận Luận án tổng hợp các lý luận liên quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Trên cơ sở đó, kết hợp với nghiên cứu thực trạng, tác giả đã phát triển các lý luận này trong bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam.  Về mặt thực tiễn  Xây dựng mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế.  Xác định các nhân tố ảnh hưởng, đo lường, đánh giá mức độ tác động, đồng thời phân tích nguyên nhân phát sinh và mối liên hệ của các nhân tố đến tiến trình xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam.  Dựa trên các nhân tố đã phát hiện, nghiên cứu làm rõ những điều kiện tiền đề cần thiết để Việt Nam xây dựng chuẩn mực kế toán công theo hướng vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế nhưng phù hợp với thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam.  Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tác động vào cơ chế quản lý tài chính công và hệ thống kế toán công, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách thích hợp nhằm tác động thúc đẩy tiến trình xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam. [3]
  10. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và phụ lục, luận án gồm 5 chương:  Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu  Chương 2: Cơ sở lý luận  Chương 3: Thiết kế nghiên cứu  Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận  Chương 5: Kết luận và kiến nghị [4]
  11. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu công bố ở nƣớc ngoài Nghiên cứu xu hướng cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS được thực hiện bởi Roje và cộng sự (2010); Chan (2006), Johan và cộng sự (2013); Irina và cộng sự (2013); Gomes (2013); Alshujairi (2014); Mhaka (2014) Ijeoma, N.B (2014) kết quả nghiên cứu cho thấy: Nguyên nhân của việc cải cách hệ thống kế toán công quốc gia bắt nguồn từ những hạn chế của hệ thống quản lý tài chính, tình trạng tham nhũng đe dọa tính hợp pháp và thẩm quyền của Chính phủ, việc cải cách nhằm làm minh bạch thông tin tài chính, nâng cao trách nhiệm giải trình và hạn chế sự khác biệt so với thông lệ quốc tế. Cải cách kế toán công còn phát sinh do thiếu phương pháp thống nhất trong cơ quan lập pháp cho hoạt động kế toán công, thông tin về tình trạng tài chính Nhà nước không được ghi nhận đầy đủ, chính xác, không có khả năng so sánh (Irina và cộng sự, 2013). Các nghiên cứu đều thống nhất cải cách theo hướng vận dụng IPSAS nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình, tính minh bạch của các báo cáo tài chính Chính phủ (Chan, 2006; Alshjairi, 2014). Các nhân tố tác động đến quá trình cải cách và vận dụng IPSAS bao gồm: sự khác biệt về văn hóa, bối cảnh lịch sử, cấu trúc của mỗi quốc gia và sự thống trị của kế toán doanh nghiệp, những khác biệt về ngôn ngữ thuật ngữ sử dụng trong kế toán, những khó khăn khi chuyển từ kế toán trên cơ sở tiền mặt sang kế toán trên cơ sở dồn tích cùng với sự hạn chế về trình độ nguồn nhân lực và công nghệ là những nhân tố cản trở việc vận dụng IPSAS (Roje và cộng sự, 2010); Cardoso và cộng sự, 2014). Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công quốc gia trên cơ sở vận dụng IPSAS phần lớn tập trung vào một số nội dung: Thứ nhất: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán công quốc gia, Boolaky (2003) đã khẳng định khi phát triển chuẩn mực kế toán của một quốc gia hay khi vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế các nhà hoạch định chính sách cần xem xét các nhân tố chính trị; pháp lý; xã hội; và văn hóa. Thứ hai, nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng IPSAS và điều kiện cần thiết để chuyển đổi sang IPSAS được thực hiện bởi các tác giả: Karia (2007); Brusca và cộng sự (2013); Bello (2013); Aboagye (2007); [5]
  12. Ryan và cộng sự (1999); Hamisi K.S (2012); Bellanca (2014); Lê Thị Nha Trang (2012)... Các nhân tố ảnh hưởng: nhân tố hệ thống pháp lý bao gồm: sự thống trị của kế toán doanh nghiệp, những ảnh hưởng từ hệ thống luật, những quy định về quản lý và kế toán công có ảnh hưởng đến việc vận dụng IPSAS (Chan, 2006; Christiaens và cộng sự, 2013; Bello, 2013; Brusca và cộng sự, 2013,..). Nhân tố hệ thống chính trị bao gồm: Quyền lực chính trị; những yếu kém trong quản lý tài chính nhà Nước, hạn chế trong quản lý nợ công, tình trạng tham ô; sự hạn chế về trình độ nguồn nhân lực (Mbaya, 2014; Lê Thị Nha Trang, 2012; Bello, 2013; Aboagye , 2007,…). Về nhân tố kinh tế bao gồm: hệ thống cung cấp tài chính, các loại hình kinh tế và trình độ phát triển kinh tế (Boolaky, 2004; Larson, 1993). Nhân tố văn hóa thể hiện: Nhận thức về IPSAS, sự khác biệt về ngôn ngữ, việc sẵn sàng thay đổi (Brusca và cộng sự, 2013; Ijeoma, 2014; Lê Thị Nha Trang, 2012). Nhân tố điều kiện tổ chức bao gồm: Chi phí để chuyển đổi, điều phối và tư vấn, hạn chế về chuyên gia, hạn chế trong ứng dụng CNTT (Chan, 2006; Aboagye, 2007; Mbaya, 2014,...). Nhân tố quốc tế bao gồm: Tính hợp pháp của IPSAS, sự ra đời của IPSAS, yêu cầu đổi mới để hội nhập, khó khăn để đọc hiểu IPSAS, thiếu cơ sở pháp lý, sự khác biệt về hoàn cảnh kinh tế - chính trị, cơ sở kế toán chưa phù hợp với IPSAS (Karia, 2007; Mbaya, 2013; Chan, 2006,...). Trong số các công trình nghiên cứu nước ngoài, có nghiên cứu của Lê Thị Nha Trang nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng IPSAS tại Việt Nam. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu công bố trong nƣớc Nhìn chung, nhiều nghiên cứu trong nước đánh giá những hạn chế từ quá trình quản lý ngân sách và hệ thống kế toán công Việt Nam. Trong đó, một số nghiên cứu phân tích thực trạng khu vực công Việt Nam bao gồm những quy định trong quản lý tài chính công, chế độ kế toán công,…từ đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ thống kế toán công Việt Nam với IPSAS để thấy được sự cần thiết phải xây dựng CMKTCVN. Một số lớn nghiên cứu tìm hiểu quá trình xây dựng chuẩn mực kế toán công của một số quốc gia và đề xuất hướng đi cho kế toán công Việt Nam trong xây dựng chuẩn mực. . [6]
  13. 1.3. Xác định khoảng trống cần nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu của tác giả 1.3.1 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu Xem xét các nghiên cứu nước ngoài cho thấy, nhiều nghiên cứu đã đưa ra mô hình về những nhân tố tác động ảnh hưởng đến việc cải cách và vận dụng IPSAS, chỉ ra những điều kiện cần thiết để thực hiện, tuy nhiên, với những đặc thù về thể chế chính trị, pháp lý, kinh tế, văn hóa và kể cả trình độ nguồn nhân lực của mỗi quốc gia khác nhau nên không thể áp dụng hoàn toàn tại Việt Nam. Hơn nữa, phần lớn các nghiên cứu chưa có sự kết hợp giữa xem xét về hệ thống quản lý tài chính công trong mối liên hệ với hệ thống kế toán công để thấy được những hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến việc vận dụng IPSAS. Trong khi đó, đánh giá các nghiên cứu trong nước, có thể thấy nhiều nghiên cứu tập trung vào việc cải cách hệ thống kế toán công, khai thác những khó khăn trong việc tổng hợp và cung cấp thông tin minh bạch cho toàn bộ khu vực công phục vụ cho quản lý và điều hành NSNN, những bất cập từ các chế độ kế toán hiện áp dụng cho khu vực công,.. ảnh hưởng đến việc vận dụng IPSAS cho Việt Nam, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN theo hướng vận dụng IPSAS. 1.3.2. Hướng nghiên cứu của tác giả Trên quan điểm kế thừa những nghiên cứu trước, hướng nghiên cứu của các giả như sau:  Xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố.  Phân tích nguyên nhân phát sinh các nhân tố và mối liên hệ của chúng đến việc xây dựng CMKTCVN trong điều kiện vận dụng IPSAS.  Đề xuất các giải pháp thích hợp để xây dựng CMKTCVN. [7]
  14. CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆCXÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG 2.1. Tổng quan về Khu vực công, Kế toán công và Chuẩn mực kế toán công 2.1.1. Tổng quan về Khu vực công + Định nghĩa về Khu vực công: Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về khu vực công dưới nhiều góc độ khác nhau: như định nghĩa của Liên Hợp Quốc (2008), Bergmann (2009), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Cơ quan thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 2001),... Trong khi đó, Cẩm nang thống kê tài chính Chính phủ Việt Nam 2001 cho rằng: “Khu vực công hợp thành bởi Khu vực Chính phủ/ Chính phủ và các đơn vị công”. + Vai trò của Khu vực công: Bàn về vai trò của khu vực công, nhà kinh tế học Jay K.Rosengrad – Đại học Harvard cho rằng khu vực công có vai trò chủ đạo và tạo điều kiện cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế. 2.1.2. Tổng quan về Kế toán công + Định nghĩa về Kế toán công: Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “Kế toán công là công cụ và phương tiện quản lý tài sản, các quỹ và thực hiện các giao dịch của Chính phủ”. Ngoài ra, một số định nghĩa về kế toán công như: định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ijeoma và Oghoghomeh (2014), Nguyễn Thị Đông (2005), Phạm Văn Đăng (2005). + Vai trò của Kế toán công: Nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Đăng (2005), kế toán công có vai trò là một công cụ phục vụ cho quá trình quản lý NSNN; phục vụ cho các quyết định của đơn vị sử dụng ngân sách; công cụ để kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế - tài chính của Nhà nước; công cụ chứng minh việc chấp hành ngân sách của đơn vị sử dụng NSNN 2.1.3. Tổng quan về Chuẩn mực kế toán công + Định nghĩa về Chuẩn mực kế toán công: Theo Bùi Văn Mai (2007), “Chuẩn mực kế toán công là những quy định và hướng dẫn về những nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, chung nhất, đầy đủ, làm cơ sở ghi chép kế toán và lập BCTC nhằm đạt được sự [8]
  15. đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả hoạt động của các đơn vị kế toán”. + Vai trò của Chuẩn mực kế toán công: Cung cấp thông tin kế toán theo một chuẩn mực cho các quyết định về tài chính của Nhà nước trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô; đáp ứng yêu cầu quản lý thống nhất về tài chính Nhà nước và tổng hợp thông tin cho toàn bộ khu vực công; góp phần tăng cường tính minh bạch về tài chính và xác định trách nhiệm giải trình của các đơn vị thuộc khu vực công; tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kế toán khu vực công; tạo nên một hệ thống thông tin có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế. 2.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công quốc gia trong điều kiện vận dụng IPSAS + Nhân tố Hệ thống pháp lý: Trong đó bao gồm: Ảnh hưởng từ hệ thống Luật và sự thống trị của kế toán doanh nghiệp + Nhân tố Hệ thống chính trị và môi trường hoạt động: Bao gồm các nhân tố: Quyền lực chính trị, quan điểm của Chính phủ và những xung đột lợi ích nhóm có ảnh hưởng đến thành công của việc phát triển các chuẩn mực hay vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế . + Nhân tố Văn hoá: Nhóm nhân tố văn hóa bao gồm :Trình độ chuyên môn và nhận thức của người lao động, khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữcũng có ảnh hưởng nhất định cho việc vận dụng IPSAS. + Nhân tố Kinh tế: Nhóm nhân tố kinh tế gồm có: Thị trường vốn, các loại hình kinh tế; nhu cầu của người sử dụng thông tin, trình độ phát triển kinh tế. + Nhân tố Kỹ thuật nghiệp vụ: Nhân tố Kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm những quy định thống nhất kế toán các hoạt động thuộc khu vực công, áp dụng kế toán trên cơ sở dồn tích. + Nhân tố Điều kiện tổ chức: Chủ trương đổi mới của Chính phủ, chi phí thực hiện, tư vấn điều phối và truyền thông, thiết lập lộ trình chặt chẽ để vận dụng IPSAS theo kế hoạch. [9]
  16. + Nhân tố Quốc tế: Thể hiện qua xu hướng cải cách hệ thống kế toán công trong quá trình hội nhập phù hợp với thông lệ quốc tế, IPSAS tạo nên sự thống nhất trong ghi nhận công bố thông tin trên BCTC, những khác biệt về ngôn ngữ và trình độ nguồn nhân lực để nghiên cứu và vận dụng IPSAS. 2.3. Nghiên cứu tổng quan về IPSAS và những ảnh hƣởng đối với việc xây dựng CMKTC quốc gia Trong nội dung này Luận án giới thiệu lịch sử hình thành IPSAS , nội dung cơ bản của IPSAS, phạm vi vận dụng của IPSAS, cơ sở kế toán vận dụng trong IPSAS và những tác động của IPSAS ảnh hưởng đối với việc xây dựng CMKTC quốc gia 2.4. Những điều kiện cần thiết để vận dụng IPSAS Thông qua các tài liệu thu thập được cho thấy các điều kiện cần thiết để vận dụng IPSAS bao gồm: Hệ thống pháp lý hoàn thiện, nâng cao vai trò của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước, cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tăng cường khả năng chuyên môn và nhận thức về IPSAS, thực hiện chuyển đổi kế toán trên cơ sở tiền mặt sang kế toán trên cơ sở dồn tích, tăng cường nguồn kinh phí để thực hiện, thiết lập lộ trình rõ ràng cho việc thực hiện 2.5. Kinh nghiệm xây dựng chuẩn mực kế toán công ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam Từ việc nghiên cứu việc xây dựng chuẩn mực kế toán công của Mỹ, Canada, Nam phi với những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau: Để tạo điều kiện tiền đề cho việc xây dựng chuẩn mực kế toán công cần phải xem xét đến thực trạng cơ chế quản lý tài chính công, đảm bảo sự phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý NSNN. Cần quán triệt quan điểm IPSAS không phải hoàn toàn phù hợp với mọi quốc gia, đặc biệt là đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.Do đó khi xây dựng chuẩn mực cần xem xét tính đặc thù về quản lý NSNN ở mỗi quốc gia, cần nâng cao trình độ và nhận thức của người làm kế toán để hiểu biết và có khả năng vận dụng IPSAS, có kế hoạch và chiến lược đầu tư về cơ sở hạ tầng và thiết lập lộ trình rõ ràng. [10]
  17. CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Khung lý thuyết nghiên cứu Nhằm phát hiện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN trong điều kiện vận dụng IPSAS, với mục tiêu hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học trong việc đề ra những chính sách thích hợp thúc đẩy tiến trình xây dựng CMKTCVN, tác giả tiến hành xây dựng khung lý thuyết như sau: Hình 3.1. Khung nghiên cứu của Luận án Xu hướng cải cách hệ thống kế toán Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng công và vận dụng IPSASs việc xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc chuẩn mực kế toán công quốc gia trên cơ sở gia trong điều kiện vận dụng IPSASs vận dụng IPSASs Tổng hợp và phân tích các nhân tố ảnh Phỏng vấn các chuyên gia về các nhân tố hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực Lý thuyết nghiên cứu ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế kế toán công trong điều kiện vận dụng toán công trong điều kiện vận dụng IPSAS IPSAS Dữ liệu thứ cấp Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến việc Dữ liệu xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam Bảng câu hỏi khảo sát Các số liệu báo cáo thống kê của các cơ sơ cấp trong điều kiện vận dụng IPSASs quan nhà nước từ sách báo tạo chí, internet Tồn tại và hạn chế Kết quả Giài pháp nghiên cứu Điều kiện vận dụng IPSAS để xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam 3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, Luận án sử dụng kết hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để nghiên cứu về xu hướng cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS trên thế giới, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng IPSAS tại các [11]
  18. quốc gia, đồng thời đánh giá thực trạng hệ thống kế toán công Việt Nam và việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong mối liên hệ với kết quả của các nghiên cứu trước, qua đó để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam và làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi tiếp tục thực hiện các kiểm định trong nghiên cứu định lượng. Cụ thể tác giả sẽ sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp lý luận khách quanđể lập luận các quan điểm của cá nhân, cùng với sự kết hợp với những quan điểm của các nghiên cứu trước để đưa ra những nhận định xác đáng. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp này được áp dụng trong quá trình tổng hợp các biến quan sát thuộc cùng một nhóm nhân tố cũng như mối quan hệ giữa mỗi nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công trong điều kiện vận dụng IPSAS. 3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu - Phương pháp phỏng vấn điều tra:Tác giả sử dụng đồng thời 2 phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn bán cấu trúc. - Phương pháp điều tra chọn mẫu: Trong phạm vi đề tài này tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu mở rộng dần và phương pháp chọn mẫu phần tử tới hạn. Theo Hair (2010), để sử dụng mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn hết là 100 và tỷ lệ giữa quan sát trên biến đo lường là 5:1, tốt nhất là 10:1. Trong khi đó theo Tabachnick & Fidell (2007), khi dùng MLR (hồi quy bội), kích thước mẫu n nên được lựa chọn tính bằng công thức sau: n>50 + 8p (p: số lượng biến độc lập). Trong Luận án số biến quan sát tối đa cho một nhân tố là 10 biến có nghĩa là cần 100 quan sát và căn cứ vào mô hình nghiên cứu của tác giả có 6 biến độc lập, như vậy tác giả cần 50 + 8*6 = 98 quan sát. Tuy nhiên, nhằm mục đích nâng cao độ tin cậy của đề tài, tác giả tiến hành điều tra 350 đối tượng trong đó có 320 đối tượng phản hồi tuy nhiên chỉ có 310 phiếu hợp lệ và được đưa vào phân tích. [12]
  19. - Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi gồm hai phần: phần định danh và phần nội dung. 3.3. Xác định nhân tố ảnh hƣởng và mô hình nghiên cứu. Dựa vào kết quả nghiên cứu của Boolaky (2003) trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước và mô hình nghiên cứu của Ouda (2004), đồng thời xem xét kết quả của các công trình nghiên cứu nước ngoài, tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia trên cơ sở vận dụng IPSAS như sau:  Giải thích mô hình hồi quy và kỳ vọng các biến Tác giả đề xuất một mô hình hồi quy bội với biến phụ thuộc là các yêu cầu về việc xây dựng chuẩn mực kế toán công (YC) và các biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: Hệ thống pháp lý (HTPL), Kỹ thuật nghiệp vụ (KTNV), Hệ thốngchính trị và môi trường hoạt động (HTCT), Điều kiện tổ chức (ĐKTC), Kinh tế (KT), Quốc tế (QT), Văn hóa (VH). Các biến độc lập này sẽ được đo lường bởi các biến quan sát căn cứ vào thang đo mà tác giả đã xây dựng được từ quá trình phỏng vấn các chuyên gia. Với mô hình hồi quy bội đề xuất như sau: YC = + + Ei Trong đó: HTPL: Hệ thống pháp lý bao gồm các biến: Thiếu quy định thống nhất cho hoạt động kế toán khu vực công, sự yếu kém trong cơ chế quản lý, Luật kế toán dựa trên kế toán doanh nghiệp, sự chi phối bởi hệ thống luật. KTNV: Kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm các biến: Khó khăn để chuyển đổi sang kế toán dồn tích, BCTC chưa đáp ứng yêu cầu quản lý TCC, sự thống trị của kế toán doanh nghiệp, nhu cầu của người sử dụng thông tin. HTCT: Hệ thống chính trị và môi trường hoạt động bao gồm các biến: Quyền lực chính trị, trình độ nguồn nhân lực, những yếu kém trong quản lý tài chính công, quy trình soạn thảo văn bản chưa hoàn thiện, xung đột lợi ích, hạn chế trong quản lý nợ công, xung đột lợi ích. ĐKTC: Điều kiện tổ chức thực hiện bao gồm các biến: Điều phối tư vấn, chi phí để thực hiện chuyển đổi sang IPSAS, chiếc lược truyền thông, [13]
  20. cần có lộ trình và sự giám sát chặt chẽ, trợ giúp từ các tổ chức quốc tế và các chuyên gia nước ngoài, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, hạn chế trong độ ứng dụng CNTT. QT: Quốc tế thực hiện bao gồm các biến: Tính hợp pháp của IPSAS, xu hướng thế giới áp dụng IPSAS, sự ra đời của IPSAS, yêu cầu đổi mới để hội nhập, quy định pháp lý nhiều khác biệt, thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động kế toán công, sự khác biệt về hoàn cảnh kinh tế - chính trị, hạn chế về trình độ nhân lực để nghiên cứu IPSAS, điều kiện vật chất không đáp ứng cho vận dụng IPSAS, thông tin cung cấp qua BCTC nhiều khác biệt, khó khăn để đọc hiểu, phù hợp với xu hướng cải cách kế toán công trên thế giới KT: Kinh tế thực hiện bao gồm các biến: Hệ thống cung cấp tài chính, các loại hình kinh tế, trình độ phát triển kinh tế. VH: Văn hóa bao gồm các biến: Nhận thức về IPSAS, khó khăn trong chuyển đổi ngôn ngữ, các nhân tố thay đổi. Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu của Luận án Nghiên cứu thực trạng Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng Xây dựng mô hình hồi quy bằng phương bảng câu hỏi pháp thành phần chính Xây dựng thang đo nháp (cho từng nhân tố) Thống kê định lượng Kiểm định và phân tích mô hình hồi quy Phỏng vấn các chuyên gia và hiệu chỉnh thang đo Kiểm định và phân tích nhân tố khám phá EFA Tổng hợp kết quả nghiên cứu và hạn chế của nghiên cứu Thang đo chính thức Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mối Xây dựng bảng câu hỏi và mô hình quan hệ giữa chúng Một số kiến nghị và giải pháp thực hiện nghiên cứu [14]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2