Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên
lượt xem 2
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa và xây dựng những căn cứ khoa học về sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn; Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong những năm qua;
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGÔ THẾ TUYỂN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI – 2019
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Ngô Thị Thuận 2. PGS.TS. Nguyễn Đình Long Phản biện 1: GS.TSKH. Lê Du Phong Hội Cựu giáo chức Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Dương Trung Kiên Trường Đại học Điện lực Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi……… giờ, ngày………tháng……..năm 2019 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến hết năm 2012, cả nước đã có 100% số huyện có điện, tỷ lệ hộ sử dụng điện trong cả nước đạt 97,5%; số hộ dân nông thôn có điện đạt 96,8%; đến năm 2018 cả nước đã có 100% số huyện có điện, tỷ lệ số xã có điện lưới nông thôn đạt 99,83% và số hộ dân nông thôn có điện đạt 98,83% (EVN, 2018). Việt Nam đang nằm trong nhóm đầu của châu Á về điện khí hóa nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Đánh giá của Bộ Công thương và Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2013 cho thấy, quá trình điện khí hóa nông thôn ở Việt Nam đã đóng góp khoảng 30 đến 40% vào việc phát triển kinh tế cho khu vực này. Cũng nhờ sử dụng nguồn năng lượng điện nông dân các huyện Văn Giang, Văn Lâm tỉnh Hưng Yên đã áp dụng vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, như thắp đèn để “kích” hoa, đậu quả tạo thu nhập lớn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên, 2016). Nhiều địa phương đã sử dụng điện chiếu sáng cho khu vực trung tâm xã, trạm y tế, trường học. Đây là những yếu tố đầu tiên và quan trọng để tiến đến xây dựng nông thôn mới. Kết quả khảo sát của các chuyên gia cho thấy, quá trình điện khí hoá đã đóng góp 30 - 40% vào việc phát triển kinh tế tại khu vực nông thôn, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ đồng bào dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, góp phần phát triển mạnh các ngành, nghề thủ công (Vĩnh Phong, 2014). Song song với việc tăng trưởng kinh tế - xã hội, vấn đề sử dụng điện hợp lý ngày càng trở lên cấp thiết bởi các lý do: (i) Ngành điện đã phát triển thành ngành công nghiệp cung cấp và cạnh tranh; (ii) Sự tăng trưởng rất nhanh về nhu cầu sử dụng điện năng; (iii) Tổn thất điện năng thường xuyên xảy ra do lạc hậu về kỹ thuật và ý thức người sử dụng điện; (iv) Nguồn nguyên liệu không tái tạo sử dụng cho sản xuất điện như than đá, nước, dầu khí có xu hướng giảm, trong khi các nguồn nguyên liệu tái tạo chưa biết khai thác, sử dụng và có thể gây ra ô nhiễm môi trường (Steinhorst et al., 2015). Đến nay, công ty Điện lực Hưng Yên trực tiếp bán điện đến 151/161 xã, phường, thị trấn và quản lý trên 400 nghìn khách hàng, đã giúp người dân trong tỉnh được sử dụng điện an toàn, ổn định với giá bán điện theo quy định của Chính phủ, góp phần không nhỏ vào đảm bảo an sinh xã hội và trật tự an ninh khu vực nông thôn. Chất lượng phục vụ nâng cao và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng. Năm 2017, tỷ lệ tổn thất điện năng hạ áp là 6,59% trong khi năm 1997 là 15,45% (Công ty Điện lực Hưng Yên, 2017). Trong những năm qua Công ty Điện lực Hưng Yên tiếp tục đầu tư, cải tạo sửa chữa lưới điện; thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định, tăng cường độ tin cậy cung cấp điện, cung ứng điện đầy đủ, kịp thời cho mọi nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, thực hiện Luật Năng lượng năm 2010, về sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện nói chung, ở khu vực nông thôn nói riêng, sử dụng nguồn năng 1
- lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên đang đối mặt những thách thức lớn. Đó là, (i) Nguồn năng lượng điện sử dụng chủ yếu là điện lưới quốc gia, nhưng lưới điện nông thôn cũ nát, chắp vá, bán kính cung cấp xa, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khu vực nông thôn, đặc biệt yêu cầu của xây dựng nông thôn mới; (ii) Tổn thất lưới điện hạ thế vẫn ở mức cao; do quy hoạch lộn xộn, đầu tư dàn trải; (iii) Sử dụng nguồn năng lượng điện trong sản xuất nông nghiệp còn ít chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH; (iv) Công tác tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả còn chưa tốt; (v) Ý thức và sự tuân thủ chính sách của người dân nông thôn trong sử dụng nguồn năng lượng điện thấp, còn lãng phí và thất thoát; (vi) Tỷ lệ người dân sử dụng các nguồn năng lượng điện thay thế điện lưới như năng lượng mặt trời, gió trời, các chất thải trong nông nghiệp,… còn rất ít. Hiện nay, tỉnh Hưng Yên đã có nhiều chủ trương trong khai thác, sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn năng lượng điện cho khu vực nông thôn thông qua hướng dẫn, đôn đốc, tư vấn, hỗ trợ, tập huấn, thanh tra, kiểm tra, giám sát,... các doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ kinh doanh- dịch vụ, hộ chế biến, Hợp tác xã nông nghiệp chấp hành các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả; sử dụng quy trình, thiết bị và công nghệ có hiệu suất năng lượng cao, hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp xây dựng hầm biogas để tận dụng các phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp để sản sinh ra các nguồn năng lượng sử dụng thay thế điện năng… Tuy nhiên, việc nghiên cứu để tận dụng các nguồn thay thế điện năng, giảm tổn thất tiêu thụ điện và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng điện còn chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến sử dụng nguồn năng lượng điện ở Việt Nam đã có như Đặng Phan Trường (2003); Cao Đạt Khoa (2010); Lê Quang Hải (2013), tuy nhiên các nghiên cứu này thường tập trung nhiều về kỹ thuật truyền tải điện lưới và thực hiện trên phạm vi cả nước, hoặc khu vực đô thị. Nghiên cứu giải pháp kinh tế - xã hội để sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn, nhất là trên địa bàn nông thôn tỉnh Hưng Yên thì đến nay chưa có nghiên cứu nào. Do vậy, nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện trong khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần thực hiện thành công tiêu chí đặt ra của ngành, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn nói riêng và toàn tỉnh nói chung. 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1) Nội dung, hình thức và đặc điểm sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn là gì? 2) Thực trạng khai thác, quản lý và sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên những năm qua như thế nào? 3) Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là gì? 4) Để sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cần phải áp dụng các giải pháp nào? 2
- 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp sử dụng nguồn năng lượng điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện và tăng cường sử dụng nguồn năng lượng điện hợp lý ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa và xây dựng những căn cứ khoa học về sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn; Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong những năm qua; Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên trong các năm tiếp theo. 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là là các vấn đề lý luận và thực tiễn về sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Nội dung phân tích sử dụng năng lượng điện là nghiên cứu về sử dụng năng lượng điện cho các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sử dụng điện của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn và sử dụng nguồn năng lượng điện trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung làm rõ thực trạng khai thác, tổ chức cung cấp và quản lý nguồn năng lượng điện; Các mục đích và đối tượng sử dụng nguồn năng lượng điện chủ yếu ở khu vực nông thôn; Kết quả sử dụng nguồn năng lượng điện hợp lý; Các yếu tố ảnh hưởng; Các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn. Nguồn năng lượng điện được đề cập trong nghiên cứu này chủ yếu là nguồn điện lưới quốc gia. Các mục đích sử dụng điện chủ yếu ở khu vực nông thôn được chọn nghiên cứu là sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng cho dịch vụ và tiêu dùng của hộ gia đình; sử dụng trong các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, do điều kiện ở khu vực nông thôn các hoạt động dịch vụ chưa phát triển, sử dụng điện cho dịch vụ chưa tách biệt với sử dụng điện cho sinh hoạt nên đề tài nghiên cứu sử dụng điện của các hộ gia đình. Các hộ gia đình được chọn theo các ngành nghề sản xuất là hộ thuần nông, hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp và các hộ công chức, viên chức. b. Phạm vi về thời gian - Dữ liệu, thông tin thứ cấp phục vụ cho đánh giá thực trạng được thu thập từ năm 2012-2017; Dữ liệu sơ cấp được khảo sát, thu thập có lặp trong các năm 3
- 2015, 2016 và 2017; Các giải pháp đề xuất đến năm 2025, có dự báo đến năm 2030. c. Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện trên địa bàn khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên. Một số nội dung chuyên sâu sẽ khảo sát tại một số huyện, xã đại diện với các đối tượng sử dụng điện khác nhau. 1.5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Về lý luận: Luận án đã luận giải và làm rõ hơn các vấn đề lý luận về sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn đó là sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn là khai thác và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng điện cho các mục đích chính như sản xuất nông nghiệp, hoạt động dịch vụ và sinh hoạt của hộ gia đình, sử dụng điện trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ở khu vực nông thôn. Về thực tiễn: Luận án đã tổng kết các bài học kinh nghiệm thực tiễn về sử dụng nguồn năng lượng điện cho khu vực nông thôn là: (i) Sử dụng nguồn năng lượng điện cần đầy đủ, an toàn và bền vững; (ii) Giảm thiểu tổn thất điện năng trong quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu dùng; (iii) Tăng cường sử dụng các máy móc thiết bị tiết kiệm điện năng; (iv) Từng bước sử dụng các nguồn năng lượng điện tái tạo khác thay thế nguồn năng lượng hóa thạch; (v) Nâng cao kiến thức, kỹ năng và ý thức sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng điện. Trên cơ sở đó đề tài luận án đã đề xuất các giải pháp có tính khả thi để sử dụng đầy đủ, an toàn và bền vững nguồn năng lượng điện cho tỉnh Hưng Yên. Các thông tin này có giá trị tham khảo tốt cho các nhà quản lý ở các tỉnh có điều kiện tương tự. Về phương pháp: Đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới, hiện đại như phân tích nhân tố khám phá với thang đo Likert để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung cấp điện, kiểm định ý nghĩa thống kê về mức độ sử dụng điện của các hộ ở các nhóm ngành nghề lao động khác nhau, sử dụng hàm hồi quy probit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của hộ gia đình về sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện mà các nghiên cứu trước chưa đề cập. 1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: Đề tài luận án đã luận giải và làm sáng tỏ thêm lý luận về sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên; vận dụng các lý thuyết để xây dựng các hàm hồi quy probit đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện của hộ gia đình và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá với thang đo Likert để phân tích ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ cung cấp điện đến sự hài lòng của khách hàng. Đây là những kiến thức, phương pháp có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu và hoạch định chính sách. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã chỉ ra sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giảm tổn thất điện năng; đã góp phần thay đổi thói quen 4
- lạc hậu. Các khó khăn, hạn chế trong sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực này là chưa khai thác nguồn năng lượng tái tạo; Hệ thống tổ chức quản lý sử dụng điện đang hoàn thiện; Hệ thống truyền tải, phân phối điện đang đổ mới và hiện đại hóa. Sử dụng điện cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa chưa đảm bảo; vẫn còn thất thoát điện do kỹ thuật và do các hoạt động thương mại. Các thiết bị sử dụng điện của hộ khá phong phú nhưng đều là thiết bị cũ tiêu tốn nhiều năng lượng điện. Trên cơ sở đó đề tài đã chỉ ra các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên. Các nhận xét này có ý nghĩa thực tiễn cho các cơ quan, ban ngành có liên quan ở Hưng Yên nhất là Công ty Điện lực Hưng Yên trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng điện ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện và tăng cường sử dụng nguồn năng lượng điện hợp lý ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên theo tinh thần caa Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Các công trình nghiên cứu có liên quan được tổng quan thuộc 3 nhóm chính: (i) Các nghiên cứu về tầm quan trọng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng điện; (ii) Các nghiên cứu về đối tượng sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; (iii) Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn năng lượng điện. Các nghiên cứu này được tiến hành tương đối đa dạng cả về nội dung và phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên, còn có các khoảng trống về lĩnh vực, nội dung và địa bàn nghiên cứu. Kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu cũng xác định chưa có nghiên cứu nào về sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên và các hướng nghiên cứu cần tập trung làm rõ. 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN 2.2.1. Một số khái niệm cơ bản Các khái niệm được luận giải gồm: Nông thôn và khu vực nông thôn; Năng lượng và nguồn năng lượng điện; Phân loại nguồn năng lượng điện; Sử dụng nguồn năng lượng điện; Sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn là khai thác và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng cho các mục đích chính là sản xuất nông nghiệp, hoạt động dịch vụ và sinh hoạt của hộ gia đình, trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ở khu vực nông thôn. 2.2.2. Yêu cầu, nguyên tắc và khung pháp lý sử dụng nguồn năng lượng điện 2.2.2.1. Yêu cầu Theo luật Năng lượng năm 2010 sử dụng nguồn năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả. 2.2.2.2. Nguyên tắc sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng điện, chính sách an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường; Thực hiện thường xuyên, thống nhất 5
- từ quản lý, khai thác tài nguyên năng lượng đén khâu sử dụng cuối cùng; Sử dụng năng lượng điện hợp lý là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, là quyền và nghĩa vụ của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và toàn xã hội. 2.2.3. Sự cần thiết sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện Sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện là hết sự cần thiết bới các lý do: (i) Các nguồn năng lượng điện hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt; (ii) Ứng phó với biến đổi khí hậu; (iii) An ninh năng lượng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế; (iv) Nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao; (v) Hạn chế tổn thất năng lượng điện. 2.2.4. Đặc điểm sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn Từ đặc điểm của khu vực nông thôn mà sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn có các đặc điểm: (i) Đối tượng sử dụng điện chủ yếu là các hộ nông dân có thu nhập thấp, tỷ lệ điện thương phẩm dành cho sản xuất, dịch vụ, kinh doanh thường không lớn; (ii) Mật độ phụ tải thấp, phân tán trên một địa bàn rộng, do đó có thể gây ra hao phí, tổn thất điện năng cao; (iii) Lượng tiêu thụ điện của dân cư nông thôn thấp trong khi số lượng trạm biến áp và đường dây cấp điện cần quản lý rất lớn; (iv) Người dân có thể áp dụng và sử dụng các nguồn năng lượng điện tái tạo như là điện sinh học (biogas); hoặc năng lượng mặt trời. 2.2.5. Nội dung nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn Dựa trên đặc điểm khu vực nông thôn, đối tượng sử dụng, sự cần thiết và sử dụng hợp lý nguồn năng lượng điện, nguyên tắc và các cơ sở pháp lý, nội dung nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn bao gồm: (i) Các nguồn năng lượng điện được sử dụng ở khu vực nông thôn; (ii) Cung cấp điện cho khách hàng và thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện; (iii) Sử dụng nguồn năng lượng điện. 2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn bao gồm 4 nhóm: (i) Nhóm các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý sử dụng nguồn năng lượng điện; (ii) Nhóm các yếu tố thuộc về người sử dụng điện; (iii) Cơ chế chính sách của Nhà nước; (iv) Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực nông thôn. 2.3. THỰC TIỄN SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn sử dụng năng lượng điện tiết kiệm ở một số nước trên thế giới như Đức, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan và các địa phương trong nước như Quảng Ninh, Nghệ An, Hải Phòng, tác giả rút ra một số bài học cho tỉnh Hưng Yên là: (i) Sử dụng nguồn năng lượng điện cần tiết kiệm và hiệu quả; (ii) Giảm thiểu tổn thất điện năng trong quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu dùng; (iii) Tăng cường sử dụng các máy móc thiết bị tiết kiệm điện năng; (iv)Từng bước sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo khác thay thế nguồn ngăng lượng hóa thạch; (v) Nâng cao kiến thức, kỹ năng và ý thức sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng điện. 6
- PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Đề tài sử dụng tiếp cận cung cầu, tiếp cận kỹ thuật, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận xã hội học, tiếp cận chính sách để nghiên cứu. Khung phân tích sử dụng trong đề tài thể hiện ở sơ đồ 3.1. Nguyên tắc và yêu cầu sử dụng (đầy đủ, an toàn, bền vững) Đơn vị quản lý Nghiên cứu sử dụng nguồn năng Đối tượng sử lượng điện ở khu vực nông thôn dụng - UBND các cấp trên địa bàn tỉnh - Các cơ sở sản - Công ty Điện 1 Các nguồn năng lượng điện được xuất, kinh doanh lực tỉnh, huyện sử dụng - Hộ gia đình - Các Sở, Ban, 2. Cung cấp điện cho khách hàng và - Cơ quan hành Ngành, Phòng thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm chính sự nghiệp chức năng trong sử dụng điện - Các chương - Tổ chức chính 3. Sử dụng nguồn năng lượng điện trình dự án phát trị xã hội 4. Đánh giá kết quả & tác động việc triển sử dụng nguồn năng lượng điện Các yếu tố thuộc về cơ Các yếu tố thuộc về Cơ chế chính sách Điều quan quản lý sử dụng người sử dụng điện Nhà nước kiện tự nguồn năng lượng điện nhiên, Điều kiện kinh tế và - Chính sách giá - Hệ thống tổ chức kinh tế thu nhập - Chính sách đầu tư - Năng lực cán bộ xã hội Số lượng khách hàng - Chính sách khuyến - Công nghệ truyền tải nông Sự hiểu biết khích sử dụng năng - Chất lượng dịch vụ thôn Thói quen lượng tái tạo,… GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN Sơ đồ 3.1. Khung phân tích sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 3.2. PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Dựa vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội như đất đai, dân số của các huyện trong tỉnh như nêu trên và mục đích sử dụng theo phụ tải nguồn năng lượng điện, trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành lựa chọn huyện (Văn Lâm, Ân Thi) và thành phố Hưng Yên làm điểm nghiên cứu. Với mỗi huyện và thành phố tiến hành chọn 3 xã để khảo sát (Trung Nghĩa, Phương Chiểu và Hồng Nam thuộc thành phố Hưng Yên; Chỉ Đạo, Lạc Đạo và Đại Đồng thuộc Văn Lâm; Phù Ủng, Đa Lộc, Nguyễn Trãi thuộc Ân Thi). 7
- 3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này gồm các lý luận và thực tiễn về sử dụng năng lượng điện; các báo cáo hàng năm; các chương trình, dự án; các công trình nghiên cứu; các luận án; các văn bản pháp quy, quy định của Nhà nước về sử dụng nguồn năng lượng điện; các số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Các dữ liệu sơ cấp được sử dụng cho nghiên cứu này gồm các dữ liệu về đặc điểm của các đối tượng khảo sát như: hộ gia đình theo ngành nghề sản xuất; các tổ chức, cá nhân sử dụng điện; cán bộ quản lý; Các nguồn năng lượng điện sử dụng; Nhu cầu và mục đích sử dụng điện; các thiết bị sử dụng điện trong gia đình; các biện pháp tiết kiệm điện năng trong gia đình; khả năng chi trả tiền điện; các bất hợp lý trong sử dụng nguồn năng lượng điện và nguyên nhân; Ý kiến của các bên liên quan về tiết kiệm điện và các biện pháp sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn và những kiến nghị… thông qua điều tra chọn mẫu 447 hộ gia đình, phỏng vấn sâu 45 các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 30 cán bộ lãnh đạo địa phương, 20 cán bộ công ty điện lực tỉnh và điện lực các huyện. 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN Các phương pháp xử lý và phân tích thông tin gồm: Thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố khám phá với tháng đo Likert; phương pháp đánh giá sự sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng và hồi qui tương quan. Hai mô hình phân tích hồi quy là: Mô hình 1: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung cấp điện Mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung cấp điện sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện nhằm đáp ứng nhu cầu về sử dụng điện an toàn, liên tục cho khách hàng. Mô hình hồi quy tuyến tính có dạng sau: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4 X4 + β5X5 + β6X6 + ui Dựa trên kết quả của phương pháp EFA, hàm hồi quy bội được sử dụng với 6 biến độc lập (6 nhóm yếu tố ảnh hưởng). Trong đó: Y sự hài lòng; Xi, với i = 1 đến k là các biến độc lập, cụ thể là: Thái độ phục vụ (X1); Cung cấp thông tin (X2); Tiếp thu ý kiến khách hàng (X3); Giá điện (X4); Thời gian cung cấp điện (X5); Thanh toán tiền điện (X6). Mô hình 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của hộ gia đình về sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện Mô hình Probit được áp dụng có dạng k Nếu Z= BX j =1 j j (với X1 = 1) Z2 1 − Mô hình Probit có dạng : H(Z) = 2 e 2 8
- Ở nghiên cứu này, tác giả sử dụng các biến của mô hình này là: (Y = 1 sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện; Y = 0 là hộ không sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện). Các biến độc lập trong nghiên cứu này là tuổi của chủ hộ (tuoi); trình độ học vấn của chủ hộ (Tdhv); số lượng lao động trong hộ (Sold); diện tích nhà của hộ (dtnha); thu nhập bình quân một năm của hộ (thunhap); số tiền điện phải trả trung bình tháng của hộ (tiendien) là các biến định lượng và các biến định tính (biến giả) là hộ được tư vấn sử dụng điện (tuvan: bằng 1 nếu hộ nhận tư vấn sử dụng tiết kiệm điện; bằng 0 không nhận tư vấn về sử dụng tiết kiệm điện); về nghề nghiệp với hai biến: nghề công chức, nhân viên văn phòng (cc: nếu là 1 thì chủ hộ làm công chức, nhân viên văn phòng, nếu là 0 là nghề khác); biến nghề tiểu thủ công nghiệp (ttcn: nếu là 1 thì chủ hộ là tiểu thủ công nghiệp, nếu là 0 là nghề khác); biến giả trong một hộ gia đình có nhiều thế hệ sống chung hay không (thehe: nếu là 1 thì hộ có nhiều thế hệ sống chung (từ 3 thế hệ trở lên); nếu là 0 thì không có nhiều thế hệ sống chung). Việc sử dụng mô hình probit để nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện của hộ, từ đó nhằm đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện và hướng tới sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và an toàn. 3.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Gồm 4 nhóm chỉ tiêu chính là: Nhóm chỉ tiêu thể hiện các nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn; Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện; Nhóm chỉ tiêu thể hiện sử dụng các nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn; Nhóm chỉ tiêu thể hiện sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN 4.1.1. Các nguồn năng lượng điện được sử dụng ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên 4.1.1.1. Nguồn điện lưới quốc gia Trong giai đoạn 2013 – 2017, sản lượng điện từ nguồn điện lưới quốc gia mà Công ty Điện lực Hưng Yên được giao đều tăng (14,39%/năm). Sản lượng điện thương phẩm có xu hướng tăng, bình quân tăng 15,25%, cao hơn tốc độ tăng bình quân của sản lượng điện nhận đầu nguồn. Tình trạng thiếu điện vào giờ cao điểm đã được hạn chế rất nhiều, việc cung cấp điện lưới cho người dân đã được Công ty Điện lực Hưng Yên cung cấp đầy đủ, kịp thời và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người dân. Tỷ trọng khối lượng điện nhận vào giờ cao điểm đã giảm xuống từ 21,42% năm 2013 xuống 20,72% năm 2017, tỷ trọng khối lượng điện nhận vào giờ thấp điểm có xu hướng tăng từ 19,78% năm 2013 lên 20,68 % năm 2017. Đây là những nỗ lực của Công ty Điện lực Hưng Yên trong tuyên truyền, phổ biến lợi ích cho người dân trong sử dụng nguồn điện lưới tiết kiệm và hướng đến sử dụng điện 9
- vừa đầy đủ, hợp lý, bền vững vừa đảm bảo tránh sử dụng điện quá nhiều vào giờ cao điểm và gây quá tải điện năng. 4.1.1.2. Nguồn năng lượng khác (1) Dự án sử dụng hầm biogas do Sở Khoa học công nghệ tỉnh triển khai, Sở NN&PTNT thực hiện với hỗ trợ nhỏ cho các hộ có nhu cầu xây dựng hầm biogas ở 2 mức: hỗ trợ 1 triệu đồng đối với hộ xây hầm loại nhỏ; hỗ trợ 2 triệu đối với hộ xây hầm có qui mô lớn. Ngoài hỗ trợ về kinh phí, còn hỗ trợ về kỹ thuật. Từ năm 2012 đến 2017, số lượng các hầm biogas được hỗ trợ xây dựng đã tăng từ 972 hầm lên 4311 hầm biogas. Toàn bộ công trình được xây dựng đúng thiết kế cũng như các yêu cầu, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án và hiện đang hoạt động tốt được nông dân đánh giá có hiệu quả cao. Việc sử dụng năng lượng biogas thay thế cho nguồn điện lưới vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh vừa giúp cho các hộ nông dân tiết kiệm được rất nhiều tiền điện vừa giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường từ các chất thải chăn nuôi. (2) Chương trình khuyến công sử dụng năng lượng mặt trời: Theo số liệu của Sở Công Thương năm 2017, hiện nay có khoảng 10% số hộ gia đình ở nông thôn Hưng Yên có sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời trong đó cao nhất là thành phố Hưng Yên với gần 13%, xã Mễ Sở (Văn Giang) có hơn 400 hộ, xã Long Hưng (Văn Giang) có hơn 200 hộ… đã sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời… So với tổng số hộ gia đình khu vực nông thôn của tỉnh, tỷ lệ này chưa nhiều. Theo chúng tôi, nguồn năng lượng mặt trời còn dồi dào, cần nghiên cứu để người dân sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời như là bình nước nóng năng lượng mặt trời và các thiết bị pin mặt trời áp mái một cách có hiệu quả và có các chính sách khuyến khích người dân sử dụng để vừa đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm chi phí sử dụng điện cho các hộ gia đình. Như vậy, ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên người dân sử dụng chủ yếu là nguồn điện lưới quốc gia, các nguồn năng lượng điện thay thế khai thác còn ít, mới trong diện thử nghiệm, do từng hộ dân đầu tư khai thác là chủ yếu chưa được đưa vào quy hoạch, kế hoạch và chưa quản lý trên địa bàn tỉnh. 4.1.2. Cung cấp điện cho khách hàng và thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên 4.1.2.1. Tổ chức bộ máy cung cấp điện cho khách hàng Công ty điện lực Hưng Yên là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc, chịu trách nhiệm cung cấp nguồn điện lưới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Theo ngành dọc, Công ty điện lực Hưng Yên gồm 9 điện lực huyện và thành phố trực thuộc tỉnh. Công ty có tổng số 137 tổ dịch vụ bán lẻ điện năng với 664 cá nhân, quản lý 338.258 công tơ 1 pha và 16.175 công tơ 3 pha. Đến 2017 Công ty có 1356 người lao động, trong đó có 544 cộng tác viên. 4.1.2.2. Khách hàng và lượng điện cung cấp Công ty đang quản lý trên 421 nghìn khách hàng. Số lượng khách hàng qua các năm đều tăng, bình quân tăng 6,12%/năm. Trong tổng số khách hàng của công ty, hộ dân nông thôn là khách hàng chiếm tỷ trọng nhiều nhất, năm 2013 chiếm gần 84%, năm 2017 cũng chiếm gần 83%. 10
- 4.1.2.3. Tổ chức bán điện cho khách hàng (1) Xây dựng hệ thống truyền tải và phân phối điện: Xây dựng 1553 trạm biến áp 35 kV, 1594 máy biến áp với công suất 563130 kVA và 4812 ngàn km dây dẫn điện. (2) Tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn và bán điện đến từng hộ. Đến cuối năm 2017 Công ty Điện lực Hưng đã tiếp nhận, quản lý và bán điện trực tiếp tại 137 xã nông thôn trong tổng số 145 xã (không tính 16 phường và thị trấn) trên địa bàn tỉnh. Ở hầu hết các địa phương sau khi công ty tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn đều được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lưới điện. (3) Quản lý công tơ điện: lắp đặt 423 ngàn công tơ, khu vực nông thôn trên 251 ngàn. Thay thế công tơ cơ khí sang công tơ điện tử và hệ thống đo ghi từ xa. Chính việc áp dụng các công nghệ này vào sản xuất kinh doanh đã làm cho tổn thất điện năng khu vực thương mại năm 2016 giảm được hơn 4 triệu kWh, tương ứng với giảm 0,56%; 6 tháng đầu năm 2018 tổn thất điện năng khu vực hạ thế tỉnh Hưng Yên còn 5,79%. (4) Thanh kiểm tra khách hàng sử dụng điện. Trong 3 năm 2014 đến 2016 số khách hàng kiểm tra tăng nhiều, bình quân tăng 28,45%/năm. Tỷ lệ khách hàng vi phạm có giảm, năm 2014 là 12,42% đến 2016 còn là 9,67%, nhưng tổng số khách hàng vi phạm vẫn tăng. Vi phạm chủ yếu là các thiết bi đo đếm bị kẹt, hỏng nhưng không báo, tìm cách thay đổi giá điện và tìm các biện pháp ăn trộm điện. (5) Triển khai chương trình giảm tổn thất điện năng thông qua tuyên truyền với nhiều hình thức như phát thanh, treo biển, băng rôn, dán posters, phát tờ rơi, tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức mít tinh “giờ trái đất” và các hoạt động khác. 4.1.3. Thực trạng sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên 4.1.3.1. Sử dụng nguồn năng lượng điện cho sản xuất nông nghiệp a. Trong công tác thủy lợi Nguồn năng lượng điện sử dụng trong công tác thủy lợi chủ yếu để vận hành các trạm bơm tưới và tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bảng 4.1. Kết quả sử dụng điện cho thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Hưng Yên Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 2017 TĐPTBQ (%) 1. Sản lượng điện năng Ng. 19837,12 18787,87 17224,21 17163,41 95,29 tiêu thụ cho thủy lợi Kwh 2. Điện cho tưới, tiêu % 60,18 62,39 62,96 63,84 - 3. Chi phí điện năng Tỷ đồng 19,74 20,58 21,03 21,73 103,25 Năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 851 trạm bơm, trong đó có nhiều trạm bơm vẫn sử dụng hệ thống dây dẫn điện cũ. Ngành thủy lợi cũng sử dụng tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng điện để để duy trì hoạt động. Các biện pháp sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mà Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hưng Yên sử dụng là: (1) Thay thế dần hệ thống máy móc thiết bị cũ, lắp đặt hệ thống điều khiển tự động và sử dụng điện vào giờ thấp điểm; (2) Phối hợp 11
- với các cơ quan chuyên nạo vét kênh mương; (3) Phối hợp chặt chẽ với Điện lực các huyện để ưu tiên cấp điện giờ thấp điểm cho các hoạt động thủy lợi; (4) Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả; (5) Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công trạm bơm không ống, sử dụng cột nước thấp. b. Trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi Các hộ sử dụng chủ yếu các khâu rửa chuồng trại chăn nuôi, thắp sang cho gia súc và tưới cây với qui mô nhỏ, tự phát và chưa có cơ quan nào thống kê theo dõi. Bảng 4.2. Số hộ sử dụng nguồn năng lượng điện cho sản xuất nông nghiệp ở các huyện nghiên cứu Tổng số Các huyện đại diện Diễn giải Tỷ lệ Văn TP. Hưng SL (hộ) Ân Thi (%) Lâm Yên 1. Số hộ điều tra 447 100 146 145 156 2. Mục đích sử dụng điện - Tưới cây 297 66,44 65,75 60,69 72,44 - Chế biến thức ăn gia súc 90 20,13 24,66 22,76 13,46 - Thắp sáng cho gia súc 315 70,47 73,29 75,86 62,82 - Sưởi ấm cho gia súc 102 22,82 21,23 20,69 26,28 - Rửa chuồng 342 76,51 76,71 83,45 69,87 - Kích cho hoa nở 54 12,08 11,64 9,66 14,74 - Làm mát cho vật nuôi 105 23,49 28,08 22,07 20,51 - Sục khí nuôi thủy sản 21 4,70 6,16 5,52 2,56 Sử dụng điện cho các khâu này được tính gộp trong lượng điện tiêu thụ cho một gia đình hàng tháng, năm cùng với các hoạt động khác trong từng hộ, do các hoạt động chăn nuôi, trồng cây còn xen kẽ trong dân cư và hợp đồng sử dụng điện của công ty cũng chưa tách. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy nguồn năng lượng điện đã góp phần giảm thiểu lao động trong sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình, tăng quy mô sản xuất, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4.1.3.2. Sử dụng điện trong hộ gia đình Bao gồm tất cả các mục đích như sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ. a. Nguồn năng điện sử dụng Các nguồn năng lượng điện mà hộ gia đình ở khu vực nông thôn, tỉnh Hưng Yên đang sử dụng được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Các nguồn năng lượng điện mà hộ gia đình đang sử dụng trên địa bàn khu vực nông thôn, tỉnh Hưng Yên Nhóm hộ Diễn giải ĐVT Chung Thuần Tiểu thủ Công chức, nhân nông công nghiệp viên văn phòng Tổng số hộ điều tra Hộ 447 191 158 98 Điện lưới quốc gia % 100 100 100 100 Năng lượng mặt trời % 9,40 0,52 12,66 21,43 Điện biogas % 0,22 0,52 0,00 0,00 Máy phát điện % 8,72 6,81 7,59 14,29 Thiết bị tích điện % 12,08 8,38 12,03 19,39 Ắc quy % 21,93 23,04 12,66 34,69 12
- Điện lưới quốc gia, năng lượng mặt trời, điện Biogas, máy phát điện và các thiết bị điện khác. Tỷ lệ các hộ sử dụng nguồn năng lượng mặt trời chiếm gần 10%, trong đó có sự khác biệt giữa các nhóm hộ. Sử dụng năng lượng mặt trời tập trung phần lớn vào nhóm hộ công chức, nhân viên văn phòng, tỷ lệ các hộ này sử dụng năng lượng mặt trời là hơn 21,43%; Các hộ thuần nông sử dụng năng lượng mặt trời còn rất thấp chỉ chiếm khoảng 0,52%. Các hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia ký hợp đồng mua bán điện với công ty Điện lực Hưng Yên chiếm bình quân 84% số hộ điều tra, số hộ còn lại hoặc là sử dụng hợp đồng chung, hoặc không có hợp đồng, hoặc đã tách hộ nhưng còn ở chung. b. Các thiết bị điện sử dụng Các thiết bị sử dụng điện của hộ gia đình được thể hiện qua bảng 4.4. Bảng 4.4. Số lượng các thiết bị điện sử dụng trong sinh hoạt bình quân hộ gia đình ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên (tính bình quân 1 hộ điều tra) Số lượng (cái/hộ) So sánh Tính Thuần Tiểu thủ Công chức, Chỉ tiêu chung nông công nhân viên văn (1)-(2) (1)-(3) (2)-(3) (1) nghiệp (2) phòng (3) Đèn huỳnh quang 4,36 3,59 5,59 3,86 -2,00*** -0,27ns 1,73*** Đèn sợi đốt 0,41 0,62 0,21 0,34 0,41*** 0,28** -0,13ns Đèn compac 3,05 2,67 3,15 3,61 -0,49** -0,95*** -0,46** Tủ lạnh 0,90 0,80 0,97 0,99 -0,17** -0,19** -0,02ns Ti vi 1,16 1,07 1,19 1,28 -0,12** -0,21*** -0,09ns Máy bơm nước 0,94 1,00 0,96 0,79 0,04ns 0,21*** 0,17*** Máy nóng lạnh 0,81 0,60 0,96 0,99 -0,36*** -0,39*** -0,03ns Nồi cơm điện 1,01 0,99 1,03 1,02 -0,04* -0,03ns 0,01ns Quạt điện 2,72 2,34 2,93 3,13 -0,60*** -0,80*** -0,20ns Máy điều hòa 0,51 0,30 0,56 0,86 -0,26*** -0,56*** -0,29*** Máy sưởi 0,06 0,05 0,03 0,14 0,02ns -0,09*** -0,11*** Máy giặt 0,58 0,41 0,68 0,77 -0,27*** -0,36*** -0,09ns Ghi chú: ns không có ý nghĩa thống kê; ***, **, * có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10% Các hộ gia đình ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên còn sử dụng các thiết bị điện công suất lớn như bóng điện sợi đốt, nồi cơm điện, máy giặt, máy nước nóng, bếp điện từ. Các thiết bị này tiêu thụ điện khá lớn nên rất cần tư vấn của các nhà chuyên môn sao cho sử dụng nguồn năng lượng điện hợp lý. c. Sản lượng điện tiêu thụ Lượng điện tiêu thụ bình quân tháng của các hộ được thể hiện qua bảng 4.5. Bảng 4.5. Lượng điện tiêu thụ bình quân 1 tháng của các hộ trong khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ĐVT: kWh Nhóm hộ So sánh Tính Tiểu thủ Công chức, Thuần Chỉ tiêu công nhân viên chung nông nghiệp văn phòng (1)-(2) (1)-(3) (2)-(3) (1) (2) (3) BQ tháng 203,65 178,46 197,21 263,14 -18,75ns -84,68*** -65,93*** Mùa hè 249,90 213,31 244,05 330,63 -30,74ns -117,32*** -86,58*** Mùa đông 197,11 173,31 196,88 243,88 -23,57ns -70,56*** -47,00** Mùa xuân, thu 182,36 160,42 177,62 232,78 -17,20ns -72,35*** -55,16*** Ghi chú: ns không có ý nghĩa thống kê; ***, **, * có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10% 13
- Lượng điện sử dụng bình quân/tháng/hộ là 203,65kWh, có sự khác biệt theo mùa. Ở mùa hè lượng điện tiêu thụ cao hơn (khoảng 250kWh) so với mùa đông (197,11kWh) và mùa thu (182,36kWh). Sự khác biệt về lượng điện sử dụng giữa các nhóm là rất lớn. Sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nguyên nhân là các hộ công chức và nhân viên văn phòng sử dụng nhiều thiết bị điện hơn. d. Các biện pháp tiết kiệm điện của hộ gia đình Do lượng điện phục vụ chiếu sáng chiếm tới 40-80% điện năng tiêu thụ của mỗi gia đình, các hộ sử dụng các biện pháp tiết kiệm điện thể hiện ở bảng 4.6, trong đó biện pháp tắt các thiết bị điện khi không sử dụng chiếm tỷ trọng cao nhất. Bảng 4.6. Tỷ lệ các hộ gia đình thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ĐVT: % Các nhóm hộ Tính Tiểu thủ Công chức, Diễn giải Thuần chung công nhân viên nông nghiệp văn phòng Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng 92,17 94,76 89,24 91,84 Sử dụng nguồn năng lượng thay thế 19,02 17,28 9,49 37,76 Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện 67,79 76,96 60,76 61,22 Sử dụng hợp lý các thiết bị điện 67,56 80,63 52,53 66,33 Giáo dục và các thành viên trong gia đình 67,79 83,77 57,59 53,06 tiết kiệm điện e. Nhu cầu sử dụng điện của hộ gia đình Kết quả khảo sát ở 3 điểm đại diện cho thấy, đa số các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện như hiện tại, chiếm 75,62% tổng số hộ điều tra. Chi phí thực tế sử dụng điện bình quân 1 hộ gia đình 1 tháng là 203,65 nghìn đồng. Đa số các hộ có nhu cầu giảm chi phí sử dụng điện. Tỷ lệ hộ có mong muốn giảm tiền sử dụng điện chiếm 33,11%. Tỷ lệ hộ có khả năng chi trả tiền điện tăng chỉ chiếm hơn 18,12.%. Bảng 4.7. Tỷ lệ hộ có nhu cầu sử dụng điện của các nhóm hộ điều tra khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ĐVT: % Công chức, Thuần Tiểu thủ Tính Chỉ tiêu nhân viên văn nông công nghiệp chung phòng 1. Khối lượng điện tiêu thụ - Sử dụng điện nhiều hơn 1,57 17,09 7,14 8,28 - Vẫn sử dụng điện như hiện tại 76,96 66,46 87,76 75,62 - Không ý kiến 21,47 16,45 5,1 16,1 2. Mua thêm thiết bị sử dụng điện 21,99 17,09 15,31 18,79 3. Chi phí điện b/q 1 hộ 1 tháng (1000đ) 178,46 197,21 263,14 203,65 Tìm hiểu khả năng có thể chi trả tiền điện với các dịch vụ cung cấp điện tốt hơn của các nhóm hộ cho thấy đa số các hộ có khả năng chi trả tiền điện ở mức dưới 200 nghìn đồng/tháng đối với nhóm hộ thuần nông và từ 200 – 500 nghìn đồng với các nhóm hộ tiểu thủ công nghiệp và công chức, nhân viên văn phòng. Tỷ lệ hộ có khả năng chi trả ở mức trên 500 ngàn đồng 1 tháng rất thấp. 14
- Bảng 4.8. Kết quả thăm dò về chi phí sử dụng điện của các nhóm hộ ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên Hộ Hộ tiểu thủ Hộ công chức, Tính Diễn giải ĐVT thuần công nhân viên văn chung nông nghiệp phòng 1. Chi phí điện bình quân 1 hộ Nghìn 178,46 197,21 263,14 203,65 1 tháng đồng 2. Nhu cầu chi sử dụng điện - Giảm xuống % 24,61 36,71 43,88 33,11 - Giữ nguyên % 53,40 46,20 43,88 48,77 - Tăng lên % 21,99 17,09 12,24 18,12 3. Khả năng chi sử dụng điện % - Dưới 200 nghìn đồng % 75,92 29,75 11,22 45,41 - 200 – 500 nghìn đồng % 22,51 59,49 65,31 44,97 - Trên 500 nghìn đồng % 1,57 10,76 23,47 9,62 Đứng trước tình hình giá điện ngày càng tăng cao, điện năng đang dần trở thành nguồn năng lượng không thể thay thế và cực kỳ tiện dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân từ nông thôn đến thành thị. Hầu hết các thiết bị sử dụng trong hộ gia đình hiện nay đều phải có điện mới sử dụng được. Do vậy, khi giá điện tăng cao, chi tiêu của hộ ngày càng lớn nên nhu cầu, mong muốn được tư vấn sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả của các hộ ngày càng cao. 4.1.3.3. Sử dụng nguồn năng lượng điện trong các cơ quan hành chính sự nghiệp Sử dụng nguồn năng lượng điện trong các cơ quan hành chính sự nghiệp chủ yếu cho các công việc hành chính, văn phòng, hội họp và chiếu sáng. Với yêu cầu sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả các cơ quan này cần lập kế hoạch tiết kiệm điện; có nội quy và kiểm tra giám sát. Trong 3 điểm nghiên cứu có 78 cơ quan quản lý hành chính sự nghiệp thì có 88,46% cơ quan có xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện. Trong số các cơ quan đã có kế hoạch thì có 98,55 cơ quan thực thi kế hoạch này. Tuy nhiên số cơ quan có quy chế sử dụng điện tiết kiệm mới chiếm tỷ lệ nhỏ là 21,79%. So sánh giữa 3 điểm nghiên cứu, tỷ lệ các cơ quan này trên địa bàn thành phố Hưng Yên xây dựng kế hoạch, thực thi kế hoạch và có quy chế sử dụng điện tiết kiệm cao hơn 2 huyện Ân Thi và Văn Lâm. Kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động sử dụng tiết kiệm điện do phòng hành chính đảm nhiệm, có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị theo các chế định trong nội quy của cơ quan và thông báo trên bảng đen của cơ quan. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng điện tại các phòng ban được thực hiện kiểm tra hàng tuần, hàng tháng. 4.1.3.4. Đánh giá kết quả và hạn chế trong sử dụng nguồn năng lượng điện a. Kết quả đạt được (1) Khối lượng điện đã sử dụng có tăng và hiệu quả: Theo số liệu của Công ty Điện lực Hưng Yên, sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã tăng rất nhanh từ gần 2,7 triệu kWh năm 2013 lên gần 3,5 triệu kWh năm 2017 (bình quân tăng 12, 77%/năm). 15
- Bảng 4.9. Sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 2015 2016 2017 TĐPT Các lĩnh vực SL Cơ cấu SL Cơ cấu SL Cơ cấu BQ (%) (Tr.Kwh) (%) (Tr.Kwh) (%) (Tr.Kwh) (%) CN& XD 2037,77 74,35 2324,54 74,76 2631,74 75,50 113,64 Nông nghiệp 32,29 1,18 37,4 1,20 38,92 1,12 109,79 TM &DV 20,4 0,74 29,52 0,95 39,92 1,15 139,89 HCSN 41,89 1,53 53,71 1,73 60,63 1,74 120,,31 Dân sinh nông thôn 534,78 19,51 590,98 19,01 638,54 18,32 109,27 Dân sinh đô thị 73,75 2,69 73,2 2,35 76,05 2,18 101,55 Tổng 2740,88 100,00 3109,36 100,00 3485,82 100,00 112,77 Sản lượng điện tiêu thụ cho lĩnh vực dân sinh nông thôn năm 2017 chiếm 18,32% tổng sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Do vậy, việc nghiên cứu sử dụng điện tiết kiệm điện trong dân sinh nông thôn và các văn phòng công sở tại khu vực nông thôn sẽ góp phần khá lớn trong việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng điện. Giá trị tổng sản phẩm trên 1 kWh năm 2015 là 14,08; năm 2017 có giảm nhưng vẫn đạt là 13,09, nghĩa là năm 2015 bình quân 1 kWh điện tiêu thụ sinh ra được hơn 14,08 đồng giá trị tổng sản phẩm, năm 2017 tạo ra được hơn 13,09 đồng giá trị tổng sản phẩm. Tốc độ tăng sản lượng điện tiêu thụ cao hơn tốc độ tăng giá trị tổng sản phẩm, do vậy rất cần có các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng trên địa bàn tình nói chung, khu vực nông thôn nói riêng. (2) Đáp ứng sự hài lòng của khách hàng: Theo số liệu điều tra, tỷ lệ hộ hài lòng về 3 tiêu chuẩn đều đạt trên 60%. Cụ thể, tỷ lệ hộ hài lòng về kết quả cung cấp điện là 63,14%, về sự đều đặn là 63,67%, về sự tin tưởng của khách hàng là 63,94%. Trong nhóm tiêu chuẩn về kết quả cung cấp điện, tỷ lệ hộ hài lòng về tiêu chí điện cung cấp ổn định là cao nhất (69,13%), về tiêu chí biểu giá điện là thấp nhất (52,57%). Trong nhóm tiêu chuẩn về sự đều đặn trong cung cấp điện, tỷ lệ hộ hài lòng về tiêu chí không mất điện cao nhất (71,43%), về tiêu chí thời gian phục vụ 24/24 thấp nhất (51,01%). Trong các tiêu chí của nhóm tiêu chuẩn sự tin tưởng của khách hàng tỷ lệ hộ hài lòng về tiêu chí các dịch vụ chăm sóc khách hàng cao nhất chiếm 69,13%, tiêu chí thái độ phục vụ mới chiếm 60,48%. (3) Giảm tổn thất điện năng: Theo số liệu của Công ty Điện lực Hưng Yên từ năm 2015 đến 2017 tỷ lệ tổn thất điện năng giảm khá nhiều, nếu tỷ lệ tỏn thất điện năng hạ thế năm 2015 là 8,76%, đến năm 2017 chỉ còn 6,59%. Các loại tổn thất khác cũng thể hiện tương tự. Điều này cho thấy, việc cung cấp nguồn năng lượng điện trên địa bàn nông thôn tỉnh Hưng Yên thời gian qua đã dần hiệu quả, hợp lý và bền vững, tỷ lệ tổn thất điện năng đã giảm đáng kể và tiệm cận thấp nhất. (4) Tác động tăng trưởng kinh tế, xã hội của tỉnh: Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, UBND tỉnh Hưng Yên, Công ty Điện lực Hưng Yên, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của tỉnh Hưng Yên trong những năm qua là khá cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ 2015 – 2017 là 3,08%/năm; ngành công nghiệp và xây dựng là 9,78%/năm và ngành dịch vụ thương mại là 9,31%/năm (bảng 4.10). 16
- Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu thể hiện tăng trưởng kinh tế, xã hội khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên Diễn giải ĐVT 2015 2016 2017 TĐPTBQ (%) 1. Giá trị sản xuất - Nông nghiệp Tỷ đồng 5,11 5,25 5,43 103,08 - Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 20,04 21,91 24,15 109,78 - Dịch vụ và thương mại Tỷ đồng 13,44 14,54 16,06 109,31 2. Vốn đầu tư Tỷ đồng 25,33 28,18 32,41 113,12 3. Khối lượng điện tiêu thụ - Nông nghiệp Triệu Kwh 32,29 37,40 38,92 114,09 - Công nghiệp và xây dựng Triệu Kwh 2037,77 2324,54 2631,74 117,20 - Dịch vụ và thương mại Triệu Kwh 20,40 29,52 39,92 139,02 4. Giá trị sản xuất/ lượng điện tiêu thụ - Nông nghiệp đồng/kWh 158,25 140,37 139,52 93,89 - Công nghiệp và xây dựng đồng/kWh 9,83 9,43 9,18 96,60 - Dịch vụ và thương mại đồng/kWh 658,82 492,55 402,30 78,14 5. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới - Về tiêu chí điện xã 120 131 137 106,85 - Về tất cả tiêu chí xã 47 60 87 136,05 Năm 2017, 1kWh điện sử dụng ở ngành nông nghiệp đã tạo ra 139,52 đồng giá trị sản xuất, ngành công nghiệp và xây dựng là 9,18 đồng và ngành dịch vụ thương mại là 402,30 đồng. Tuy nhiên, so với năm 2015 chỉ tiêu này của các ngành có giảm. Nguyên nhân giảm là do, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng điện năng mà các ngành sử dụng. Sử dụng nguồn năng lượng điện trong khu vực nông thôn tỉnh Hưng yên còn góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Đến năm 2017 toàn tỉnh Hưng Yên có 87/145 xã (tức 60% số xã) đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên số xã đạt chuẩn nông thôn mới về tiêu chí điện nông thôn của tỉnh đạt là 137/145 xã (94,48% số xã), toàn tỉnh còn 8 xã chưa đạt chuẩn tiêu chí về điện nông thôn. Điều này cho thấy việc sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua đã bước đầu đem lại những thành tựu đáng kể, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn, từ đó góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn. (5) Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng tiết kiệm & hiệu quả nguồn năng lượng điện: Cộng đồng người dân từ chủ hộ, đến thành viên trong gia đình, doanh nghiệp cũng như cán bộ, viêc chức, nhân viên đều nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả. Đặc biệt hơn là các hộ thuần nông, họ tự giác và chủ động khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo có thể tận dụng được b. Những hạn chế Đa phần các cán bộ quản lý và lãnh đạo huyện, xã đều cho rằng trên địa bàn nông thôn tỉnh Hưng Yên chưa khai thác hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo như biogas. Các hộ dân sử dụng điện cũng đánh giá việc sử dụng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên còn một số vấn đề bất cập cần được giải quyết trong thời gian 17
- tới như: (i) Lưới điện chưa đảm bảo phụ tải sau cột; (ii) Hành lang an toàn + cột điện chưa đảm bảo; (iii) Kiến thức sử dụng điện yếu; (iv) Điện cho tưới nước lãng phí, thất thoát; (v) Chưa sử dụng điện cho thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; (vi) Chưa khai thác nguồn năng lượng điện tái tạo. Do vậy, trong thời gian tới nghiên cứu các giải pháp nhắm khác phục các vấn đề này là rất cần thiết. Bảng 4.11. Ý kiến của cán bộ và hộ dân về các hạn chế trong sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên TP. Văn Tính Diễn giải Ân Thi Hưng Lâm chung Yên 1. Cán bộ lãnh đạo và quản lý - Chưa khai thác hết nguồn năng lượng điện tái tạo 93,33 93,33 86,67 91,11 - Chưa an toàn lưới điện 86,67 66,67 73,33 75,56 - Tổn thất thương mại 66,67 53,33 46,67 55,56 - Sử dụng điện chủ yếu cho sinh hoạt 73,33 93,33 66,67 77,78 - Các cơ quan hành chính trả tiền điện chậm 46,67 33,33 33,33 37,78 2. Hộ gia đình - Lưới điện chưa đảm bảo phụ tải sau cột 75,33 50,67 46,26 57,49 - Hành lang an toàn + cột điện chưa đảm bảo 49,33 47,33 42,18 46,31 - Kiến thức sử dụng điện yếu 75,33 73,33 49,66 66,22 - Điện cho tưới nước lãng phí, thất thoát 62,67 61,33 48,98 57,72 - Chưa sử dụng điện cho thu gom, xử lý rác thải 75,33 55,33 57,82 62,86 sinh hoạt - Chưa khai thác nguồn năng lượng điện tái tạo 66,67 58,67 63,27 62,86 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN 4.2.1. Các yếu tố thuộc cơ quan quản lý nguồn năng lượng điện của tỉnh Các yếu tố thuộc cơ quan quản lý sử dụng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sử dụng nguồn năng lượng điện gồm: Hệ thống tổ chức quản lý; Công nghệ truyền tải và phân phối điện; Chất lượng dịch vụ 4.2.2. Yếu tố thuộc về người sử dụng điện Điều kiện kinh tế, thói quen, sự hiểu biết của hộ dân sử dụng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên khác nhau có ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng nguồn năng lượng điện. Tỷ lệ hộ chưa thay đổi thói quen để tiết kiệm điện vẫn còn 23,04%, ở nhóm hộ TTCN thậm chí lên tới 27,85%. Đặc biệt vẫn còn một tỷ lệ hộ gần 3% nhất định không thay đổi thói quen sử dụng. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ các hộ rất hiểu về các thiết bị điện còn chiếm tỷ lệ thấp (hơn 12% số hộ), trong đó nhóm hộ thuần nông mới có 8,9% số hộ hiểu biết. Do vậy, trong thời gian tới cần tập trung tuyên truyền để thay đổi được thói quen sử dụng điện của người dân, hướng đến việc thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng tiết kiệm điện. 4.2.3. Yếu tố thuộc về chính sách của nhà nước Một số chính sách vĩ mô của nhà nước như chính sách giá điện nhiều bậc; chính sách đầu tư cải tạo hệ thống truyền tải điện năng; chế tài xử lý vi phạm hành lang lưới điện,… cần hoàn thiện. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 304 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 181 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn