intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp khai thác than và áp dụng cho Công ty cổ phần Than Cao Sơn

Chia sẻ: Trần Văn Gan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

45
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung đề tài được kết cấu gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan công trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận án. Chương 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 3: Thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn TKV. Chương 4: Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn TKV, áp dụng cho Công ty cổ phần Than Cao Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp khai thác than và áp dụng cho Công ty cổ phần Than Cao Sơn

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT Nguyễn Thị Bích Phượng NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN, ÁP DỤNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 62 34 04 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2016
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Mỏ - Địa chất Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Vương Huy Hùng 2. TS Lê Quang Bính Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Ái Đoàn Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Phản biện 2: TS Nguyễn Duy Lạc Trường ĐH Mỏ - Địa chất Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Bá Uân Trường ĐH Thủy Lợi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất vào hồi …. giờ … ngày … tháng… năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: N 1- Thư viện quốc gia 2- Thư viện Trường đại học Mỏ - Địa chất
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn) có vai trò quan trọng của các doanh nghiệp khai thác than (DNKTT). Các DNKTT trong Tập đoàn tập trung chủ yếu ở vùng Quảng Ninh, hiện nay tổ chức hoạt động theo hai loại hình: các công ty khai thác than cổ phần hạch toán độc lập và các công ty khai thác là doanh nghiệp chi nhánh hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn TKV. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về Đề án sắp xếp, tái cơ cấu Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNKTT, do vậy các DNKTT chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ dần chuyển thành các công ty cổ phần trong giai đoạn tới. Công ty CP Than Cao Sơn với sản lượng than khai thác gần 4 triệu tấn/năm chiếm gần 10% sản lượng khai thác toàn Tập đoàn là một trong những DNKTT có qui mô lớn nhất trong Tập đoàn. Giai đoạn nghiên cứu vừa qua cũng là giai đoạn có nhiều khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNKTT Việt Nam, thị trường tiêu thụ đặc biệt là thị trường xuất khẩu than rất khó khăn, giá than trên thị trường thế giới đã có xu hướng giảm giá trong suốt giai đoạn 2013- 2015. Các nước tiêu thụ than chủ yếu như Ấn Độ, Trung Quốc,… đều thông báo giảm nhu cầu trong giai đoạn tới, do vậy giá bán than trên thị trường thế giới được dự báo tiếp tục ở mức thấp và có xu hướng giảm. Trong khi đó theo Báo cáo điều chỉnh quy hoạch ngành than công bố tháng 9 năm 2015 và Qui hoạch phát triển ngành than được phê duyệt theo Quyết định số 403/2016/QĐ- TTg ngày 14 tháng 3 năm 2016 thì trong giai đoạn từ 2016 - 2030 giá thành than khai thác trong nước sẽ tiếp tục tăng, ở mức từ 1,7 đến 2,05 triệu đồng/tấn, so với giá thành tiêu thụ bình quân năm 2015 sẽ tăng hơn khoảng từ 12% - 30% do điều kiện khai thác khó khăn, công nghệ khai thác sử dụng đã lạc hậu mà doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư đổi mới,... Các hộ tiêu dùng lớn trong nước như: điện, xi măng, thép (đặc biệt là Tập đoàn Thép Formosa, Tập đoàn Thép Hòa Phát) được sự cho phép của Chính phủ đang dần chủ động trong tìm kiếm nguồn than nhập khẩu với giá cạnh tranh hơn giá than trong nước. Do đó, một trong những nhiệm vụ cấp bách đối với các DNKTT hiện nay là phải tăng
  4. 2 cường quản trị chi phí khai thác than nhằm tiết giảm chi phí, là điều kiện sống còn cho sự phát triển bền vững của ngành than trong bối cảnh hội nhập. Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó cần phải tổ chức tốt công tác kế toán quản trị (KTQT) chi phí trong doanh nghiệp. Qua khảo sát tại một số DNKTT nói chung và Công ty cổ phần (CP) Than Cao Sơn cho thấy cơ sở của KTQT chi phí và tổ chức KTQT chi phí là công tác quản trị chi phí và được thực hiện trên cơ sở giao khoán chi phí nội bộ theo đơn giá công đoạn. Đáp ứng các yêu cầu của công tác quản trị chi phí trên cơ sở giao khoán chi phí, trong các DNKTT đã có những biểu hiện thực hiện chức năng KTQT chi phí ở một số phòng ban khác nhau, song còn nhiều hạn chế. Cụ thể: sự phối hợp trong cung cấp thông tin chi phí (chi phí giao khoán theo định mức và chi phí thực tế) giữa bộ phận kế toán và các phòng ban chức năng (phòng kế hoạch, phòng cơ điện, phòng vật tư,…) còn yếu, chưa thống nhất, bộ phận kế toán chủ yếu thực hiện công tác kế toán tài chính. Thông tin chi phí được nhận diện và ghi nhận theo yếu tố và theo khoản mục, các thông tin chi phí phục vụ cho quản trị chi phí, cho quá trình ra quyết định điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (định phí, biến phí, chi phí trong định mức, chi phí ngoài định mức,…) còn hạn chế, không kịp thời chưa đảm bảo thực hiện tốt các chức năng KTQT chi phí. Nhìn chung, các DNKTT vẫn còn đang trong giai đoạn “tìm lối đi” để tổ chức công tác KTQT chi phí cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, tổ chức KTQT chi phí trong DNKTT còn là vấn đề mới cả về lí luận và thực tiễn, đến thời điểm tháng 12.2015, đã có 03 công trình nghiên cứu về KTQT chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và tổ chức KTQT trong DNKTT tuy nhiên các công trình này tiến hành khảo sát, nghiên cứu trong giai đoạn 2003-2007, trước khi Tập đoàn TKV thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên theo Quyết định số 314/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do tính lịch sử của giai đoạn nghiên cứu, một số nội dung của các công trình này đã không còn phù hợp với thực tiễn, các công trình chưa làm rõ và gắn tổ chức KTQT chi phí với đặc trưng quản trị chi phí trên cơ sở giao khoán chi phí trong các DNKTT hiện nay. Chính vì vậy cần thiết phải có các nghiên cứu bổ sung hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí trong DNKTT.
  5. 3 Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp khai thác than, áp dụng cho Công ty cổ phần Than Cao Sơn” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí trong DNKTT và đề xuất các nội dung áp dụng cụ thể trong điều kiện Công ty CP Than Cao Sơn. 3. Các vấn đề nghiên cứu 1. Các đặc điểm cơ bản trên góc độ quản trị chi phí và KTQT chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNKTT . 2. Tổ chức thực hiện KTQT chi phí trong DNKTT hiện nay. 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác KTQT chi phí trong DNKTT nói chung và Công ty CP Than Cao Sơn nói riêng. 4. Tổ chức KTQT chi phí phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị chi phí trong DNKTT nói chung và Công ty CP Than Cao Sơn nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tổ chức KTQT chi phí trong DNKTT. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận án tập trung khảo sát, nghiên cứu trong các doanh nghiệp cổ phần khai thác than thuộc Tập đoàn TKV vùng Quảng Ninh. + Về nội dung: Tổ chức KTQT chi phí kinh doanh của DNKTT (không bao gồm hoạt động tài chính, hoạt động khác). + Về thời gian: Các số liệu, dữ liệu, tài liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc từ các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết, các báo cáo có liên quan của Tập đoàn và các DNKTT khảo sát trong giai đoạn 2010 - 2014. 5. Những kết quả đạt được và đóng góp mới của luận án - Hoàn thiện khung lý luận về KTQT chi phí nói chung và tổ chức KTQT chi phí nói riêng trong các doanh nghiệp sản xuất (trên cơ sở cách tiếp cận nội dung KTQT chi phí được thực hiện nhằm phục vụ cho yêu cầu của quản trị chi phí trong doanh nghiệp); - Đã tổng kết nội dung tổ chức KTQT chi phí trong doanh nghiệp nói chung và DNKTT nói riêng tại một số quốc gia trên thế giới, luận án đã
  6. 4 chỉ ra những bài học kinh nghiệm về tổ chức KTQT chi phí cho các DNKTT Việt Nam; - Đã làm rõ các đặc điểm quản trị chi phí và tổ chức KTQT chi phí, đánh giá những ưu điểm và những tồn tại về KTQT nói chung và tổ chức KTQT chi phí nói riêng trong các DNKTT được khảo sát tại vùng Quảng Ninh thuộc Tập đoàn TKV; - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tiễn, kết hợp với định hướng phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2030, luận án đã phân tích yêu cầu hoàn thiện và đề xuất các giải pháp cơ bản hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí trong các DNKTT . Nội dung các giải pháp hoàn thiện bao gồm: hoàn thiện tổ chức bộ máy KTQT chi phí (tại Công ty mẹ - Tập đoàn TKV và tại các DNKTT thành viên); hoàn thiện nhận diện và phân loại chi phí đáp ứng yêu cầu quản trị chi phí trên cơ sở giao khoán chi phí theo công đoạn trong DNKTT; hoàn thiện hệ thống chứng từ, tài khoản, báo cáo phân tích chi phí; hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin chi phí trên mạng nội bộ,... Các đề xuất áp dụng cho Công ty CP Than Cao Sơn đồng thời có thể triển khai ứng dụng vào thực tiễn các DNKTT khác thuộc TKV. - Đã đề xuất các điều kiện thực hiện các giải pháp đối với Tập đoàn TKV và các DNKTT . - Về ý nghĩa thực tiễn: Luận án có giá trị tham khảo cho các DNKTT cũng như Tập đoàn TKV trong việc hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí. Ngoài ra, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về KTQT chi phí. 6. Kết cấu nội dung của luận án: Luận án gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục và nội dung chính được kết cấu gồm 4 chương như sau: CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới Quá trình nghiên cứu về KTQT chi phí và tổ chức KTQT chi phí trên thế giới đã diễn ra trong hơn 2 thế kỉ qua với số lượng lớn các công trình nghiên
  7. 5 cứu. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án, tác giả giới hạn trình bày một số công trình mà tác giả đã tiếp cận trong quá trình nghiên cứu phục vụ đề tài luận án của mình theo các nội dung như sau: Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về các vấn đề lí luận cơ bản của kế toán quản trị. Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về các phương pháp, kĩ thuật KTQT chi phí áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất. Nhóm 3: Các công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng và tổ chức KTQT trong doanh nghiệp . 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến KTQT và tổ chức KTQT chi phí trong doanh nghiệp Việt Nam được tác giả tiếp cận theo các nội dung như sau: Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu mang tính định hướng chung cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhóm 2: Các công trình đi sâu nghiên cứu về KTQT và tổ chức KTQT chi phí vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Nhóm 3: Các công trình nghiên cứu quản trị chi phí và tổ chức KTQT chi phí trong DNKTT . Kế thừa các nội dung nghiên cứu quốc tế, sau hơn 20 năm nghiên cứu kế toán quản trị, trong đó có nội dung tổ chức KTQT chi phí, các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong nước có những đóng góp to lớn và có ý nghĩa tham khảo quan trọng đối với tác giả luận án. Mặc dù đã có các công trình đi sâu nghiên cứu KTQT và tổ chức KTQT chi phí trong DNKTT (03 công trình, nghiên cứu trong giai đoạn 2002 - 2007) nhưng có thể nhận thấy nhiều nội dung của các công trình nghiên cứu này về KTQT chi phí trong DNKTT không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay và chưa gắn với đặc trưng công tác quản trị chi phí của các DNKTT. Bên cạnh đó, các đặc điểm riêng biệt trong hoạt động kinh doanh của DNKTT có ảnh hưởng đến tổ chức công tác KTQT chi phí cũng chưa được nghiên cứu làm rõ. Các vấn đề này là những “khoảng trống” nghiên cứu mà tác giả đi sâu trong luận án. 1.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án đã sử dụng tổng hợp hệ thống phương pháp nghiên cứu như sau: 1.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 1.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
  8. 6 Dữ liệu thứ cấp được tác giả xây dựng bao gồm các tài liệu như sách, bài báo, các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, thông tin trên trang web của các trường đại học, hệ thống văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các trang khoa học chuyên ngành: http://www.sciencedirect.com; http://www.managerialaccounting.org. Từ các cơ sở dữ liệu sẵn có này, tác giả tổng hợp trình bày tổng quan nghiên cứu; hệ thống khung lý thuyết và đi sâu vào phát triển nghiên cứu những nội dung tổ chức công tác KTQT chi phí trong doanh nghiệp sản xuất. 1.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp Thông tin sơ cấp được tác giả thu thập thông qua khảo sát các đối tượng nghiên cứu bằng các hình thức: sử dụng Phiếu điều tra (tại 19/20 DNKTT); quan sát trực tiếp; phỏng vấn sâu (tại 04 doanh nghiệp cổ phần khai thác than vùng Quảng Ninh). a) Phiếu điều tra Tác giả đã tiến hành khảo sát các thông tin chung về DNKTT qua hình thức sử dụng Phiếu điều tra (trực tiếp hoặc qua điện thoại, emai) ở 19/20 DNKTT trong Tập đoàn TKV chiếm 95%. Để phù hợp mục tiêu thu thập thông tin, Phiếu điều tra được thiết kế thành 2 dạng: Dạng 1 (Phụ lục 1A): Phiếu điều tra dành cho các nhà quản trị doanh nghiệp (Lãnh đạo đơn vị, CBCNV các phòng ban chức năng: Phòng Kế hoạch, phòng Vật tư, phòng Kĩ thuật, Phòng Cơ điện, TT điều hành sản xuất,…). Dạng 2 (Phụ lục 1B): Phiếu điều tra dành cho bộ phận Kế toán - Thống kê - Kiểm toán của doanh nghiệp khảo sát. b) Quan sát trực tiếp: Tác giả thực hiện đi thực tế và quan sát trực tiếp (trên cơ sở ghi chép, chụp ảnh lại) tại các DNKTT về các nội dung: nhận diện chi phí, qui trình thực hiện giao khoán chi phí, xác định chi phí thực tế cho các đối tượng chịu phí, nhu cầu sử dụng thông tin KTQT chi phí trong quá trình ra quyết định, cách thức tổ chức quản lý,… c) Phỏng vấn Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu tại 04 DNKTT: Công ty CP Than Cao Sơn, Công ty CP Than Núi Béo, Công ty
  9. 7 CP Than Cọc Sáu, Công ty CP Than Hà Tu qua hình thức gọi điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp với các đối tượng được phỏng vấn: Các nhà quản trị (Ban Giám đốc, các CB Phòng Kĩ thuật, Phòng Cơ điện, Phòng Kế hoạch, TT điều hành sản xuất,…); Bộ phận Kế toán - thống kê - kiểm toán. 1.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích, tổng hợp thông tin - Về xử lí và phân tích dữ liệu phiếu điều tra: Số lượng phiếu phát ra là 190 phiếu (10 phiếu/doanh nghiệp). Số phiếu điều tra thu về là 167 phiếu chiếm 87,9%. Tuy nhiên, do nhiều lí do khác nhau, kết quả phiếu điều tra thu về chỉ cung cấp đầy đủ thông tin về đơn vị khảo sát là 13/19 doanh nghiệp khảo sát chiếm 68,5%. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê để xử lý thông tin: sử dụng phân tổ thống kê dựa trên các tiêu chí phân tổ: loại hình doanh nghiệp, công nghệ khai thác,…Bên cạnh đó, để phân tích số liệu đã qua xử lý ở trên, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả (sử dụng số tuyệt đối, số tương đối) để phân tích, trình bày các thông tin thu thập được. Kết quả các nội dung điều tra được tổng hợp trong Phụ lục 1C của luận án. - Về tổng hợp thông tin thu thập được: Tác giả đã tiến hành tổng hợp toàn bộ các thông tin từ các nguồn điều tra, quan sát thực tế, phỏng vấn. Kết quả thu thập thông tin đã hình thành cơ sở dữ liệu mà tác giả sử dụng cho nội dung nghiên cứu ở chương 3, chương 4. Trên cơ sở dữ liệu đó, tác giả sử dụng phương pháp định tính để đưa ra các nhận định về thực trạng tổ chức KTQT chi phí trong các DNKTT, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác KTQT chi phí trong các DNKTT,… 1.2.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia Trên cơ sở trao đổi qua các hội nghị, hội thảo, báo cáo khoa học hoặc trao đổi trực tiếp cá nhân, tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến từ các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp về các nội dung nghiên cứu. 1.2.4. Phương pháp trình bày thông tin Để tăng thêm tính khái quát, trong luận án ngoài sử dụng phương pháp diễn giải hoặc tổng hợp còn sử dụng các phương pháp mô hình hóa bằng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để biểu thị các xu thế biến động, các mối quan hệ của các đối tượng nghiên cứu.
  10. 8 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2.1. Tổng quan lí luận về tổ chức KTQT chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 2.1.1. Bản chất, vai trò, nội dung của KTQT chi phí trong doanh nghiệp sản xuất Xác định rõ bản chất, vai trò, nội dung KTQT chi phí là tiền đề cần thiết để tổ chức KTQT chi phí. Trên cơ sở phân tích quan điểm của các nhà nghiên cứu, theo quan điểm của tác giả có thể xác định nội dung KTQT chi phí trong doanh nghiệp sản xuất Việt Nam gồm: (1) Nhận diện và phân loại chi phí; (2) Phối hợp xây dựng hệ thống mức chi phí; (3) Sản xuất thông tin chi phí đáp ứng nhu cầu quản trị doanh nghiệp (lập dự toán chi phí kinh doanh; xác định thông tin chi phí thực tế theo phương pháp KTQT chi phí doanh nghiệp áp dụng; phân tích, đánh giá biến động chi phí,…); (4) Cung cấp thông tin chi phí. Tuy nhiên, tùy nhu cầu và đặc điểm của từng doanh nghiệp nội dung KTQT chi phí được triển khai thực hiện phù hợp. 2.1.2. Khái niệm tổ chức KTQT chi phí trong doanh nghiệp sản xuất Xuất phát từ bản chất và nội dung của KTQT chi phí, theo tác giả: “ Tổ chức KTQT chi phí trong doanh nghiệp chính là hoạt động của doanh nghiệp trong việc sắp xếp, bố trí nhân sự (tổ chức bộ máy) và vận dụng các phương pháp khoa học chung kết hợp với các phương pháp kĩ thuật đặc trưng của KTQT chi phí nhằm phối hợp xây dựng hệ thống mức chi phí; thu nhận, sản xuất và cung cấp các thông tin về chi phí phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp”. 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTQT chi phí trong doanh nghiệp sản xuất Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTQT chi phí trong doanh nghiệp sản xuất được tác giả xem xét trên góc độ là các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan. a) Các nhân tố khách quan: - Điều kiện sản xuất, môi trường kinh doanh, tình hình tổ chức, quản lí của doanh nghiệp;
  11. 9 - Tiến bộ KHKT, ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất và quản lí kinh tế; - Hệ thống cơ chế, chính sách, chế độ quản lí của Nhà nước, Tập đoàn, Tổng công ty; - Nhu cầu thông tin KTQT chi phí phục vụ quản trị doanh nghiệp. b) Các nhân tố chủ quan: - Nhận thức và trình độ của nhà quản trị và các nhân viên chức năng thực hiện công tác kế toán quản trị; - Trình độ, chất lượng trang thiết bị, phương tiện cơ sở vật chất phục vụ thực hiện công tác KTQT trong doanh nghiệp. 2.2. Nội dung tổ chức KTQT chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 2.2.1. Tổ chức bộ máy KTQT chi phí trong doanh nghiệp a) Mô hình tổ chức bộ máy KTQT độc lập với kế toán tài chính b) Mô hình tổ chức bộ máy kế toán kết hợp KTQT và kế toán tài chính c) Mô hình tổ chức bộ máy KTQT và kế toán tài chính theo kiểu hỗn hợp 2.2.2. Tổ chức phối hợp xây dựng hệ thống mức chi phí 2.2.3. Tổ chức thu nhận thông tin chi phí - Tổ chức hệ thống tiêu thức nhận diện chi phí phù hợp Bảng 2.1. Bảng tổng hợp nhận diện và phân loại chi phí theo quan điểm KTQT Tiêu thức nhận diện Phân loại chi phí - Chi phí sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản Theo chức năng hoạt động xuất chung. - Chi phí ngoài sản xuất: chi phí bán hàng, chi phí QLDN. - Định phí: định phí tuỳ ý và định phí bắt buộc. Theo cách ứng xử của chi - Biến phí: biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc. phí với mức độ hoạt động - Chi phí hỗn hợp Theo khả năng quy nạp của - Chi phí trực tiếp. chi phí vào đối tượng chịu - Chi phí gián tiếp. phí - Chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm Theo khả năng kiểm soát soát được chi phí của nhà quản trị - Chi phí chìm, chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội.
  12. 10 - Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm chi phí - Tổ chức hệ thống chứng từ phục vụ thu nhận thông tin chi phí 2.2.4. Tổ chức sản xuất thông tin KTQT chi phí - Tổ chức lập dự toán chi phí kinh doanh - Tổ chức xác định thông tin chi phí theo phương pháp KTQT chi phí áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất. - Tổ chức phân tích thông tin chi phí gồm: Tổ chức phân tích thông tin chi phí quá khứ và Tổ chức phân tích thông tin định hướng tương lai. - Tổ chức hệ thống tài khoản, sổ kế toán hạch toán thông tin chi phí thu nhận. 2.2.5. Tổ chức cung cấp thông tin chi phí Thông tin chi phí do KTQT chi phí tạo ra chủ yếu được cung cấp qua hệ thống báo cáo KTQT chi phí, gồm: hệ thống báo cáo tình hình thực hiện chi phí, hệ thống báo cáo phân tích chi phí. 2.3. Kinh nghiệm tổ chức KTQT chi phí trên thế giới và vận dụng cho doanh nghiệpViệt Nam - Kinh nghiệm định hướng cho doanh nghiệp tổ chức KTQT chi phí của một số quốc gia: Cộng hoà Pháp, Hoa Kỳ. - Kinh nghiệm tổ chức KTQT chi phí của một số doanh nghiệp trên thế giới như: Công ty Murray Energy Corporation - Hoa Kỳ, Kinh nghiệm của Công ty thép Handan (HISC) Trung Quốc. Trên cơ sở các vấn đề lí luận và thực tiễn đã trình bày, kết hợp với việc phân tích tình hình thực tế các doanh nghiệp ở Việt Nam, có thể rút ra một số nhận định: - Tổ chức và hoàn thiện công tác KTQT chi phí phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm các nhân tố mang tính khách quan, không thể kiểm soát được (ví dụ: về hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước, về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp,…); do vậy, tổ chức KTQT phải dựa vào đó để điều chỉnh xây dựng cho phù hợp. Ngược lại, một số nhân tố như nhận thức, trình độ chuyên môn của nhà quản trị và nhân viên chức năng; trình độ chất lượng trang thiết bị phục vụ công tác kế toán quản trị,… có thể điều chỉnh, thay đổi để phát huy hiệu quả tổ chức KTQT chi phí trong doanh nghiệp. Nói cách khác, mỗi loại hình doanh nghiệp với các đặc điểm riêng biệt sẽ
  13. 11 cần có các nghiên cứu để tổ chức KTQT chi phí phù hợp. - Nội dung tổ chức KTQT chi phí trong doanh nghiệp được thể hiện chi tiết qua việc tổ chức bộ máy thực hiện công tác KTQT chi phí và tổ chức thực hiện các nội dung KTQT chi phí (phối hợp xây dựng hệ thống mức chi phí; tổ chức thu nhận, sản xuất, cung cấp thông tin chi phí). Sau khi xem xét thực tế KTQT đã áp dụng tại một số nước và điều kiện cụ thể của Việt Nam thì mô hình tổ chức kết hợp KTQT và kế toán tài chính là phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam qui mô vừa và nhỏ. CHƯƠNG 3 - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 3.1. Khái quát về Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các DNKTT khảo sát thuộc Tập đoàn 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác KTQT chi phí trong DNKTT Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTQT chi phí trong DNKTT bao gồm cả nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan (hình 3.7). Trong đó đặc biệt lưu ý các nhân tố mang tính đặc trưng của ngành than Việt Nam. - Điều kiện sản xuất, môi trường kinh doanh, tổ chức sản xuất và tổ chức quản lí + Điều kiện sản xuất: Các DNKTT thực hiện hoạt động khai thác trên các khoáng sàng khác nhau có vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện mỏ - địa chất, điều kiện khai thác thuận lợi và khó khăn khác nhau nên có chi phí khai thác nói riêng, chi phí sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh khác nhau. Các yếu tố như: hệ số bóc, hệ số đào lò, hệ số đất đá lẫn, điều kiện giao thông, diện tích khai trường khai thác, cự ly với khu dân cư lân cận,... đều tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh của DNKTT - đối tượng phản ánh của KTQT chi phí. + Tổ chức sản xuất: Đối với các DNKTT, tổ chức sản xuất được bố trí theo từng công trường, phân xưởng. Mỗi công trường, phân xưởng gồm một hoặc một số công đoạn sản xuất chính. Để phục vụ cho hoạt động sản xuất chính, các doanh nghiệp còn tổ chức các khâu sản xuất phụ trợ để phục vụ cho sản xuất chính và được tổ chức theo từng phân xưởng (như phân xưởng sửa
  14. 12 chữa, phân xưởng cơ điện, phân xưởng thông gió,…). Như vậy, tổ chức quản lý trong DNKTT được thực hiện theo tuyến và các công trường, phân xưởng là đối tượng quản lý chính trong doanh nghiệp. Mỗi công trường phân xưởng chỉ thực hiện một hoặc một số ít công đoạn có ảnh hưởng quan trọng đến công tác tổ chức KTQT chi phí bởi vì đặc điểm tổ chức sản xuất sẽ quyết định đối tượng tập hợp chi phí; phương pháp và tiêu thức phân bổ chi phí chung cho các công đoạn, phương pháp xác định chi phí (theo chi phí thực tế, chi phí định mức),… gắn với tình hình tổ chức sản xuất cụ thể của từng DNKTT. - Đặc điểm cơ chế quản lí và điều hành nội bộ Tập đoàn TKV + Tính chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh than: Trong toàn bộ dây chuyền các công đoạn sản xuất kinh doanh than (từ thăm dò, xây dựng mỏ, chuẩn bị sản xuất, khai thác, sàng tuyển, tiêu thụ) các DNKTT chỉ thực hiện một hoặc một số công đoạn. Như vậy, đứng trên góc độ tổng thể quản lí, sản phẩm cuối cùng (than nguyên khai hoặc than sạch) của DNKTT cũng là sản phẩm công đoạn và theo cơ chế quản lí điều hành nội bộ của Tập đoàn chi phí khai thác được hạch toán theo giá nội bộ - giá giao khoán. + Các công cụ thực hiện cơ chế quản lý, điều hành nội bộ của Tập đoàn tác động đến quản trị chi phí trong DNKTT: (1) Kế hoạch phối hợp kinh doanh, (2) Thị trường nội bộ Tập đoàn, (3) Cơ chế khoán quản chi phí - Nhu cầu thông tin KTQT chi phí từ phía nhà quản trị trong DNKTT: Đây là nhân tố có tác động vô cùng quan trọng đến tổ chức KTQT chi phí, có thể nói hệ thống thông tin KTQT chi phí trong các doanh nghiệp được thiết lập và tồn tại hay không phụ thuộc vào nhu cầu thông tin KTQT chi phí từ phía nhà quản trị của doanh nghiệp. Trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh DNKTT, các thông tin chi phí đóng vai trò hết sức quan trọng, phục vụ đánh giá tình hình thực hiện chi phí giao khoán, quyết định nên tổ chức sản xuất khép kín các công đoạn hay thuê ngoài,... Tuy nhiên, hiện nay, nhu cầu thông tin KTQT chi phí từ phía nhà quản trị DNKTT chưa thực
  15. 13 sự rõ ràng. Hầu hết các nhà quản trị ra quyết định đều dựa trên kinh nghiệm và thói quen quản lý nên khó có thể kiểm soát được chi phí và kết quả kinh doanh. Đây là một bằng chứng cụ thể chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến việc tổ chức KTQT chi phí trong các doanh nghiệp còn gặp nhiều hạn chế. Các nhân tố ảnh hưởng tổ chức KTQT chi phí trong DNKTT Nhóm nhân tố khách quan Nhóm nhân tố chủ quan Điều kiện sản Chính sách, Sự tiến bộ Nhu cầu Tình hình Nhận thức, khả xuất, môi chế độ quản KHKT, thông tin chi trang bị và năng trình độ trường kinh lý của NN, công nghệ phí phục vụ ứng dụng của đội ngũ doanh, tổ chức cơ chế nội trong SX quản trị thành tựu nhân sự thực sản xuất và tổ bộ Tập đoàn và quản lý doanh nghiệp KHKT trong hiện công tác chức quản lí TKV kinh tế hạch toán hạch toán kế toán kế toán Hình 3.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTQT chi phí trong DNKTT 3.3. Quản trị chi phí trên cơ sở giao khoán chi phí theo giá thành công đoạn tổng hợp trong DNKTT và nhu cầu thông tin KTQT chi phí Qua phân tích từ thực tế 04 DNKTT khảo sát, có thể nhận thấy hệ thống thông tin chi phí đáp ứng các nhu cầu quản trị chi phí trong DNKTT hiện nay còn hạn chế. Do vậy, theo quan điểm của tác giả, tổ chức tốt KTQT chi phí trên cơ sở hệ thống thống kê - kế toán hiện có của DNKTT trong việc cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin từ kế hoạch chi phí, định mức chi phí, chỉ tiêu giao khoán và kết quả thực hiện từ các đơn vị nhận khoán (có thể cập nhật hằng ngày, cập nhật theo ca) nhằm hình thành hệ thống dữ liệu chi phí phục vụ công tác quản lí điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở lập các báo cáo phân tích chi phí theo từng đơn vị nhận khoán kèm theo cập nhật các nguyên nhân ảnh hưởng,... sẽ có ý nghĩa thiết thực, phục vụ tốt công tác quản trị chi phí trong DNKTT giai đoạn hiện nay. 3.4. Thực trạng tổ chức KTQT chi phí trong các DNKTT Thực trạng tổ chức KTQT chi phí trong các DNKTT được phản ánh
  16. 14 trên các nội dung: 3.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong các DNKTT 3.4.2. Tổ chức xây dựng hệ thống mức chi phí trong DNKTT 3.4.3. Tổ chức thu nhận thông tin chi phí trong DNKTT - Phân loại chi phí: Qua khảo sát có thể thấy trong các DNKTT chủ yếu nhận diện, phân loại chi phí theo 2 tiêu thức: nội dung chi phí và theo khoản mục chi phí. Các tiêu thức phân loại khác theo quan điểm KTQT đều không phổ biến hoặc không áp dụng. Bảng 3.9.Tổng hợp phân loại chi phí và tình trạng áp dụng trong các DNKTT Số DN xác Tiêu thức Chi tiết phân loại nhận áp dụng Chi phí được chia các yếu tố chi phí: - Chi phí nhiên vật liệu (gồm vật liệu, Theo nội dung nhiên liệu, động lực); chi phí - Chi phí nhân công (Gồm tiền lương, bảo 13/19 hiểm, ăn ca); - Khấu hao tài sản cố định; - Chi phí dịch vụ mua ngoài; - Chi phí khác bằng tiền. Chi phí được chia làm 5 khoản mục: Theo khoản mục - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí - Chi phí nhân công trực tiếp; - Chi phí sản xuất chung; 13/19 - Chi phí bán hàng; - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Theo mối quan - Biến phí; hệ với khối - Định phí; 0/19 lượng hoạt động - Chi phí hỗn hợp. Theo các tiêu - Chi phí đã được tính toán giao khoán và 10/19 thức khác chi phí chưa được giao khoán; - Chi phí tự làm và chi phí thuê ngoài. - Hệ thống chứng từ sử dụng: tại các DNKTT, các doanh nghiệp đều chỉ sử dụng các mẫu chứng từ có sẵn đã được hướng dẫn để hạch toán mà không tự xây dựng các chứng từ cho phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh và nhu cầu ghi nhận chi phí của đơn vị. 3.4.4. Tổ chức sản xuất thông tin chi phí trong DNKTT - Lập dự toán chi phí (lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh)
  17. 15 - Hệ thống tài khoản kế toán ghi nhận chi phí Theo kết quả khảo sát có 13/13 doanh nghiệp phản hồi thông tin xác nhận có xây dựng chi tiết cấp 3, 4 thậm chí có doanh nghiệp chi tiết đến cấp 5 (có 7 chữ số) cho các tài khoản theo dõi chi phí. Theo quan sát thực tế, tại mỗi DNKTT, kế toán chi phí tự thiết kế mở chi tiết cấp 3, cấp 4 theo công đoạn, hoặc theo công trường phân xưởng để đáp ứng việc ghi nhận thông tin chi phí phát sinh thực tế. Ví dụ: Tại Công ty CP Than Cao Sơn, kế toán chi phí tự thiết kế mở chi tiết cấp 3, cấp 4 (TK 622, 627) chi tiết cho công trường phân xưởng hoặc theo thiết bị,… để đáp ứng việc ghi nhận thông tin chi phí phát sinh thực tế. Cụ thể cách mở chi tiết TK 621, 622, 627 tại Công ty CP than Cao Sơn như sau: Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 621.1 Chi phí khai Không mở TK chi tiết cấp 3,4 cho TK 621 thác than Chỉ tập hợp chi phí chi tiết theo công đoạn sản xuất: Khoan, Xúc, san gạt bãi thải, vận chuyển đất, vận 621 chuyển than (PXVT7) 621.2-Chi phí cho sàng Chi tiết theo công trường (CT3, CT4) tuyển chế biến than 621.8 – Chi phí cho Chi tiết sửa chữa, bảo dưỡng MMTB phục vụ cho từng SXDV khác công đoạn: Khoan, xúc,sàng, gạt, vận tải than, đất. 622.11- Khoan ……. 622.1- Chi phí NC 622.12- Xúc ……. phục vụ khai thác than 622.13- Sàng ……. 622 622.14- Vận tải 622.141- Xe CAT 777D 622.142- Xe VOLVO... 627.11-Công trường 627.111- CTKT1 627.1-Chi phí SXC bộ KT chính 627.112- CTKT2 phận SX chính 627.113- CTKT3 627.12- Máng ga 627.114- CT CKCĐ 627.13 - Vận tải 627.115- CT Khoan 627 627.2 - Chi phí SXC 627.21- PX ô tô bộ phận SXDV khác 627.22- PX cơ điện ……. 627.29- PX cấp nước 3.4.5.Tổ chức cung cấp thông tin chi phí trong DNKTT Qua khảo sát chỉ có 2/13 doanh nghiệp phản hồi thông tin điều tra
  18. 16 (Công ty Than Hà Lầm, Công ty Than Núi Béo) có thực hiện các báo cáo quản trị chi phí theo định kì tháng với một số nội dung: Báo cáo công tác khoán chi phí; Báo cáo tình hình thực hiện định mức tiêu hao vật tư; Báo cáo tình hình thực hiện định mức lao động, NSLĐ và tiền lương; Báo cáo thực hiện chỉ tiêu chủ yếu chi phí, giá thành. Các nội dung thực hiện kế toán quản trị chi phí nói chung và khoán quản trị chi phí, giá thành nói riêng hầu hết không thuộc bộ phận kế toán của các DNKTT, làm việc độc lập với bộ phận kế toán hiện nay của doanh nghiệp. Ví dụ: + Báo cáo tình hình sử dụng vật liệu, nhiên liệu, động lực - Biểu 7 BC-KCP do Phòng vật tư lập; + Báo cáo Tổng hợp chi phí tiền lương theo khu vực sản xuất - Mẫu 03/LĐTL-TKSVN do phòng Lao động - Tiền lương lập,… Tuy nhiên, sau khi khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí tại các DNKTT có thể nhận thấy một số vấn đề sau: + Với cơ chế quản lí điều hành nội bộ của Tập đoàn TKV, các DNKTT đóng vai trò thực hiện một hoặc một số công đoạn do vậy, đứng trên góc độ tổng thể quản lí Tập đoàn, sản phẩm cuối cùng (than nguyên khai hoặc than sạch) của DNKTT cũng là sản phẩm của công đoạn được hạch toán theo giá nội bộ - giá giao khoán và được quyết toán hằng năm. Do vậy, tổ chức kế toán quản trị chi phí của DNKTT phải gắn với quá trình giao khoán chi phí và trong mối quan hệ quản lí điều hành nội bộ của Tập đoàn. + Công tác kế toán tại các DNKTT đặt trọng tâm vào công tác kế toán tài chính, nội dung kế toán quản trị chi phí chỉ được thực hiện tại bộ phận kế toán phần kế toán chi phí, giá thành theo phương pháp giá phí thực tế còn lại các nội dung kế toán quản trị chi phí khác được thực hiện ở bộ phận chức năng khác nhau và độc lập với bộ phận kế toán của doanh nghiệp (bộ phận kế hoạch, khoán chi phí, vật tư,…) các nội dung kế toán quản trị chi phí trong các DNKTT đang ở giai đoạn mới định hình và chưa tổ chức bộ phận thực hiện kế toán quản trị chi phí trong phòng Kế toán của các DNKTT. + Do được thực hiện ở nhiều bộ phận chức năng khác nhau, nên công tác thu thập, xử lí, lưu trữ thông tin chi phí cũng được thực hiện nhiều nơi. Để phục vụ nhu cầu quản lý của từng bộ phận, một thông tin có thể được nhập đi, nhập lại vào các hệ thống khác nhau, nếu có sự nhầm lẫn hoặc không đồng
  19. 17 thời khi cập nhật (mỗi bộ phận chỉ nhập số liệu khi cần chứ không nhập số liệu khi có phát sinh), các hệ thống này có thể cho các số liệu khác nhau về cùng một thông tin chi phí. Ngoài ra, các DNKTT chưa sử dụng các phần mềm quản lí đồng bộ, các hệ thống thông tin chi phí của các bộ phận khác nhau thường cũng không trao đổi thông tin được với nhau, hệ thống mẫu biểu chi phí giữa các bộ phận khác nhau cũng không thống nhất, rất khó khăn trong việc muốn trích lục thông tin cho các báo cáo nhanh, hoặc báo cáo đột xuất,… Do vậy, cần thiết hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí với bộ phận kế toán quản trị chi phí trong bộ máy kế toán tổ chức kế toán quản trị chi phí với bộ phận kế toán quản trị chi phí trong bộ máy kế toán là trung tâm phối hợp với các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp để thực hiện: thu thập, sản xuất và cung cấp thông tin chi phí đáp ứng nhu cầu quản trị chi phí trong DNKTT. CHƯƠNG 4 - HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM, ÁP DỤNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN 4.1. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp khai thác than đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030 4.2. Định hướng chiến lược kiểm soát chi phí, quản trị rủi ro - Kiên định mục tiêu: “Chi phí tối thiểu cho lợi nhuận tối đa”. - Duy trì, hoàn thiện, phát triển cơ chế khoán chi phí và phương thức quản trị chi phí theo công đoạn trong tất cả các đơn vị thành viên của Tập đoàn. - Nâng cao năng lực, hiệu quả và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trong Tập đoàn (kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro, pháp chế, thanh tra, bảo vệ, ban kiểm soát). - Thường xuyên cập nhật, đổi mới, hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu công nghệ, định mức kỹ thuật, kinh tế, tiêu chuẩn quản lý chất lượng (ISO 9001) trong kinh doanh. Có thể thấy trong giai đoạn tới, các DNKTT thuộc Tập đoàn TKV tiếp tục kiên trì thực hiện và hoàn thiện cơ chế khoán chi phí và quản trị chi phí theo công đoạn, giữ vững quan điểm quản lí điều hành nội bộ của
  20. 18 Tập đoàn hiện nay với mục tiêu liên tục tiết giảm chi phí. Giai đoạn vừa qua, Tập đoàn đã giao khoán các DNKTT khi lập kế hoạch chi phí phải đảm bảo tiết giảm (tiết kiệm) 5% tổng chi phí theo đơn giá công đoạn tổng hợp đã xây dựng (các DNKTT có mức giá thành cao phải xây dựng mức tiết kiệm >5%). Đây là nhiệm vụ khó khăn với tất cả các DNKTT, là trọng tâm của công tác quản trị doanh nghiệp giai đoạn tới do vậy cần thiết phải tổ chức tốt KTQT chi phí trong DNKTT. 4.3. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác than ( luận án đã xác định 6 yêu cầu) 4.4. Các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp khai thác than, áp dụng cho Công ty CP Than Cao Sơn. Luận án đã nghiên cứu đề xuất các nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí trong DNKTT thuộc Tập đoàn TKV với các nhóm giải pháp phù hợp đặc thù quản trị chi phí trên cơ sở giao khoán chi phí theo giá thành công đoạn trong các DNKTT như: - Đề xuất tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí trong DNKTT theo mô hình kết hợp KTTC và KTQT, đồng thời đề xuất các nội dung chi tiết để triển khai thực hiện mô hình kết hợp KTTC và KTQT, đặc biệt phần hành kế toán chi phí và tính giá thành theo công đoạn trong các DNKTT. - Hoàn thiện tổ chức thu nhận thông tin chi phí với các giải pháp: bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu thức nhận diện và phân loại chi phí; hoàn thiện hệ thống chứng từ ghi nhận chi phí; hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán ghi nhận chi phí theo công đoạn và theo định mức chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu quản lí giao khoán chi phí theo công đoạn và tính giá thành công đoạn trong các DNKTT. - Hoàn thiện phân bổ chi phí, xác định giá thành theo công đoạn trong DNKTT; - Hoàn thiện cung cấp thông tin chi phí trên cơ sở hoàn thiện hệ thống báo cáo phân tích chi phí ; hoàn thiện và sử dụng hiệu quả hệ thống cung cấp thông tin chi phí trên mạng nội bộ trong DNKTT. 4.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí kết hợp với kế toán tài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2