intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp: Nghiên cứu cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Kequaidan6 Kequaidan6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

38
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá về thực trạng và các yếu tố có ảnh hưởng đến cung cấp các dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra được những giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp: Nghiên cứu cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ TẠ VĂN TƯỜNG NGHIÊN CỨU CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM THỊT LỢN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội, 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG Phản biện 1: PGS.TS. Hoàng Văn Cường Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Phản biện 2: Trần Đình Thao Học Viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍ NH CẤP THIẾT Đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Đặc biệt khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thì nông sản trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm thực phẩm các nước. Do đó, việc hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất là rất quan trọng. Trong nông nghiệp, việc liên kết để hình thành chuỗi giá trị thường rất khó khăn. Để xây dựng được chuỗi giá trị rất cần sự tham gia của các tác nhân trong chuỗi và Nhà nước, nhà khoa học. Hiện nay, trong thực tế ở nước ta, các chuỗi giá trị thường chỉ hình thành khi có các dự án của các tổ chức trong nước như Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội hay tổ chức nước ngoài như IFAD, ADB, WB... hoặc các chương trình đầu tư phát triển trọng điểm lớn của Nhà nước. Hà Nội là một trong hai thành phố lớn nhất cả nước với số người có mặt thường xuyên là khoảng trên 10 triệu người, nhu cầu về thực phẩm ngày càng nhiều, đặc biệt là thực phẩm an toàn và rõ nguồn gốc xuất xứ. Thực tế nhiều năm trở lại đây, chăn nuôi của Hà Nội liên tục xảy ra tình trạng được mùa rớt giá, thậm chí mất mùa cũng rớt giá, nguyên nhân chính là do thiếu sự liên kết hợp tác trong chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm để hình thành chuỗi giá trị. Để hı̀nh thành đươ ̣c chuỗi giá tri ̣nông sản ngoài sự nỗ lực của khu vực tư nhân còn đòi hỏi phải có sự tham gia của khu vực công, đặc biệt là vai trò của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị. Các cơ quan nhà nước cung cấ p các dich ̣ vu ̣ công cho phát triể n chuỗ i giá tri ̣ như: cung cấp thông tin và hướng dẫn các tác nhân trong chuỗi liên kết tiếp cận chính sách hỗ trợ từ nhà nước, nghiên cứu giố ng mới, áp dụng tiế n bô ̣ về khoa ho ̣c và kỹ thuâ ̣t trong sản xuấ t, cung cấp dịch vụ tương tự cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thị trường, hỗ trợ kỹ thuật hoặc nâng cao năng lực trực tiếp và gián tiếp cho nông dân, cung cấ p các dich ̣ vu ̣ truy xuấ t nguồ n gố c, xây dựng thương hiê ̣u, quản lý an toàn thực phẩ m trong chuỗi, giúp phân xử khi có rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng giữa các bên,… Tấ t cả các dich ̣ vu ̣ đó đề u có vai trò hı̀nh thành và thúc đẩ y sự phát triể n của chuỗi giá tri ̣sản phẩ m. Hiện nay, còn chưa có nhận thức về cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị mà cơ bản là các thủ tục hành chính để thực hiện vai trò quản lý nhà nước được ghi nhâ ̣n ta ̣i các văn bản quản lý của nhà nước là dịch vụ công, cũng có các dịch vụ công ích được nhà nước trợ giá trực tiếp cho đơn vị cung cấp hoặc đặt hàng, hoặc thông qua các các đơn vị của nhà nước hỗ trợ theo chính sách. Viê ̣c phát triể n sản xuấ t theo các chuỗi giá tri ̣ gă ̣p rấ t nhiề u khó khăn do thiế u dich ̣ vu ̣ công cho phát triể n chuỗi giá tri.̣ Do đó, luận án “Nghiên cứu cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội” thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu về cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn, phân tích đánh giá thực trạng cũng như các yếu tố có 1
  4. ảnh hưởng đến cung cấ p dich ̣ vu ̣ công cho phát triể n chuỗi giá tri ̣ thiṭ lơ ̣n. Từ đó xây dựng các giải pháp cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn là hết sức cần thiết và có tính thực tiễn cao trong bối cảnh hiện nay. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu, phân tích, đánh giá về thực trạng và các yếu tố có ảnh hưởng đến cung cấp các dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra được những giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Hệ thống hóa và góp phầ n phát triể n cơ sở lý luận và thực tiễn về cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn.  Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội.  Đưa ra những giải pháp cải thiện và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đố i tươ ̣ng nghiên cứu Đố i tươ ̣ng nghiên cứu của đề tài là: các dich ̣ vu ̣ công cho phát triể n chuỗi giá tri ̣ sản phẩm thịt lợn và vấn đề cung cấ p dich ̣ vu ̣ công cho phát triể n chuỗ i giá tri ̣ sản phẩ m thiṭ lơ ̣n trên điạ bàn thành phố Hà Nô ̣i. 1.3.2. Phạm vi không gian Phạm vi không gian của đề tài luận án được thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1.3.3. Phạm vi thời gian Các giải pháp đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu tình hình cung cấp dịch vụ công và phát triển chuỗi sản phẩm thịt lợn ở thành phố Hà nội trong giai đoạn 2016-2018, đề xuất các giải pháp cung cấp dịch vụ công cho Hà Nội những năm tới. 1.3.4. Phạm vi nội dung Đề tài này tập trung nghiên cứu cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn ở Hà Nội. Luận án tập trung nghiên cứu hai loại dịch vụ công: dịch vụ ở từng khâu từ cung cấp đầu vào đến chăn nuôi, chế biến đế n bán sản phẩm thịt lợn và dịch vụ công chung cho toàn chuỗi. Hai loại dịch vụ công này được cung cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước về ngành nông nghiệp, các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp tư nhân. Luận án tập trung phân tích thực trạng trong việc cung cấp dich ̣ vu ̣ công của cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp và tư nhân trên các phương diện: các loa ̣i dich ̣ vu ̣ công, chı̉ nghiên cứu những dich ̣ vu ̣ công phu ̣c vu ̣ cho nhu cầ u phát triể n chuỗ i giá tri,̣ không nghiên cứu những dich ̣ vu ̣ công về kỹ thuâ ̣t, dicḥ vu ̣ công ı́ch. Nghiên cứu về phı́ cung cấ p dich ̣ vu ̣ công, phương thức cung cấ p 2
  5. dich ̣ vu ̣ công và kế t quả cung cấ p dich ̣ vu ̣ công. Đồng thời nghiên cứu các tác nhân tiế p nhâ ̣n dich ̣ vu ̣ công tham gia chuỗi, nghiên cứu mức đô ̣ tiế p nhâ ̣n dich ̣ vu ̣ công của tác nhân tham gia chuỗi theo từng khâu, sự hài lòng của các tác nhân tiế p nhâ ̣n dich ̣ vu ̣ công để từ đó đưa ra những chı́nh sách, phương pháp, giải pháp cho cung cấ p dich ̣ vu ̣ công nhằ m phát triể n chuỗi giá tri ̣ sản phẩ m thiṭ lơ ̣n. Luận án không đi sâu vào phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn mà chỉ xem xét việc cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn ở Hà Nội. 1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦ A LUẬN ÁN Về lý luâ ̣n, Luâ ̣n án đã hê ̣ thố ng hóa và lý giải nô ̣i hàm dich ̣ vu ̣ công và cung cấ p dicḥ vu ̣ công cho phát triể n chuỗ i giá tri ̣ sản phẩ m thiṭ lơ ̣n. Dich ̣ vu ̣ công cho phát triể n chuỗ i giá tri ̣thiṭ lơ ̣n bao gồ m các dich ̣ vu ̣ chung cho toàn chuỗ i và dich ̣ vu ̣ công cung cấ p cho từng khâu. Trong mỗ i khâu thı̀ loa ̣i dich ̣ vu ̣ công cung cấ p và nhu cầ u cung cấ p dich ̣ vu ̣ công là khác nhau. Về phương pháp, đề tài đã chı̉ ra những cách tiếp cận nghiên cứu mới là tiếp cận theo chuỗi giá trị, theo các khu vực kinh tế, theo định hướng thị trường và theo loại hình các đơn vị cung cấp dịch vụ công. Luận án tiến hành nghiên cứu các dịch vụ công và những yếu tố có tác động đến cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn từ hướng tiếp cận các khâu trong quá trình vận hành chuỗi, đồng thời xem xét vấn đề nghiên cứu từ góc độ của cả người cung cấp (cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức tư nhân) và người tiếp nhận dịch vụ công (các tác nhân tham gia chuỗi). Về mă ̣t thực tiễn, đề tài đã chỉ ra được rằng ở Hà Nội, có 52 dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn đang được cung cấp bởi cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và tổ chức tư nhân. Có hiện tượng chồng chéo các loại dịch vụ trong cùng một cơ quan và giữa các cơ quan cung cấp. Có hiện tượng cơ quan quản lý Nhà nước vừa đá bóng, vừa thổi còi, nặng về tiền kiểm. Các tác nhân trong chuỗi chưa tiếp cận được khoảng 10% số dịch vụ công cung cấp bởi cơ quan quản lý Nhà nước nhưng đã có thể tiếp cận đủ 100% số dịch vụ cung cấp bởi các đơn vị sự nghiệp và tổ chức tư nhân. Nhìn chung, phí thấp nhưng chi phí để có dịch vụ công cao. Các dịch vụ đều được cung cấp trực tiếp tại cơ quan cung cấp hay ở cơ sở, chưa thực hiện cung cấp trực tuyến. Khách hàng phần lớn chưa thật sự hài lòng về các dịch vụ họ nhận được. Để cung cấp dịch vụ công tốt hơn, nghiên cứu đã đề xuất 7 giải pháp để nâng cao hiệu quả cung cấp các dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn ở Hà Nội. Về mă ̣t ứng du ̣ng, luận án đã đưa ra xu hướng thay đổi trong việc quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm theo thực tế khách quan, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Luận án chỉ ra những hạn chế trong cách cung cấp các thủ tục hành chính công và dịch vụ công hiện nay, từ đó đưa ra những sự thay đổi về các cơ chế giá - phí, sự phân định nhiệm vụ và chức năng rõ ràng giữa các cơ quan và đơn vị cung cấp. Để cung cấp dịch vụ công tốt hơn, hiệu quả hơn và giúp phát triển các chuỗi giá trị sản 3
  6. phẩm thịt lợn nói riêng và nông sản nói chung một cách bền vững hơn, luận án đưa ra những giải pháp điều chỉnh về số lượng, nội dung và các cơ quan cung cấp dịch vụ công theo quan điểm từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm bớt các dịch vụ của cơ quản lý nhà nước và tăng cường sự tham gia của các đơn vị sự nghiệp và khu vực tư nhân… 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Luâ ̣n án “Nghiên cứu cung cấ p dich ̣ vu ̣ công cho phát triể n chuỗ i giá tri ̣sản phẩ m thiṭ lơ ̣n ta ̣i thành phố Hà Nô ̣i” là đề tài khoa học nghiên cứu về một chủ đề mới. Vấ n đề mà luâ ̣n án giải quyế t vừa có ý nghıã thực tiễn cho Hà Nô ̣i và Viê ̣t Nam, vừa có ý nghıã về mă ̣t khoa ho ̣c. Luâ ̣n án đã hê ̣ thố ng hóa và phát triể n đươ ̣c nề n tảng lý luâ ̣n về cung cấ p dich ̣ vu ̣ công cho phát triể n chuỗi giá tri ̣nông sản nói chung và sản phẩ m thiṭ lơ ̣n nói riêng. Để phát triển các chuỗi giá trị nông sản nói chung và sản phẩm thịt lợn nói riêng, các hoạt động hỗ trợ là vô cùng quan trọng. Do đó, vấn đề cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị cần được quan tâm và thực hiện. Luận án chỉ ra rằng hiện nay chủ yếu là các thủ tục hành chính, chưa có dịch vụ công hı̀nh thành từ mu ̣c đıć h để phát triển chuỗi giá trị. Luận án cũng đã chı̉ ra đươ ̣c thực tra ̣ng cung cấ p dich ̣ vu ̣ công cho phát triể n chuỗ i giá tri ̣ sản phẩ m thiṭ lơ ̣n ta ̣i Hà Nô ̣i với đă ̣c trưng cơ bản là cơ quan quản lý nhà nước cung cấ p phầ n lớn các dich ̣ vu ̣ công với vai trò vừa đá bóng vừa thổ i còi, các dich ̣ vu ̣ công còn chồ ng chéo, phương thức cung cấ p chủ yế u là trực tiế p, chi phı́ dich ̣ vu ̣ còn cao... và đã chı̉ ra ảnh hưởng của các yế u tố đế n cung cấ p dich ̣ vu ̣ công. Luâ ̣n án đã đề ra các quan điể m đổ i mới cung cấ p dich ̣ vu ̣ công ở Hà Nô ̣i như chuyể n từ chı̉ đa ̣o sang kiế n ta ̣o, từ tiề n kiể m sang hâ ̣u kiể m, phát huy sự tham gia của đơn vi ̣ sự nghiê ̣p và tư nhân, linh hoa ̣t trong viê ̣c sử du ̣ng cơ chế phı́ và giá, cung cấ p online, từ đó, luâ ̣n án đã đề ra các giải pháp cung cấ p các dich ̣ vu ̣ công ở Hà Nô ̣i, phân đinh ̣ rõ chức năng của các cơ quan cung cấ p dich ̣ vu ̣ công, sắ p xế p la ̣i các dich ̣ vu ̣, đổ i mới phương thức cung cấ p, áp du ̣ng cơ chế giá và phı,́ nâng cao năng lực cơ quan cung cấ p và tiế p nhâ ̣n dich ̣ vu ̣ công. Để thay đổ i phương thức sản xuấ t từ truyề n thố ng sang phương thức sản xuấ t mới, đó là tổ chức sản xuấ t theo chuỗi giá tri.̣ Phương thức sản xuấ t truyề n thố ng sẽ không thể chı̉ ra đươ ̣c đâu là sản phẩ m an toàn, không thể có đủ căn cứ để cho người tiêu dùng nhâ ̣n biế t đươ ̣c sản phẩ m an toàn, do vâ ̣y rấ t cầ n cơ quan quản lý nhà nước có những hoa ̣t đô ̣ng quản lý minh ba ̣ch, có cơ chế quản lý ta ̣o sự tham gia của người tiêu dùng thı̀ lúc đó mới thực sự buô ̣c các tác nhân có lơ ̣i thế trong viê ̣c đinh ̣ đoa ̣t chia sẻ lơ ̣i ı́ch từ bỏ tư lơ ̣i, lơ ̣i ıć h nhóm sang chia sẻ lơ ̣i ı́ch để ta ̣o nên chuỗ i giá tri ̣ bề n vững. Những hoa ̣t đô ̣ng quản lý minh ba ̣ch, những cơ chế quản lý nhà nước ta ̣o sự tham gia của toàn xã hô ̣i, những quy đinh ̣ và hành đô ̣ng của phı́a nhà nước đó chıń h là những dịch vụ công xuấ t phát từ mu ̣c đı́ch để ta ̣o ra chuỗ i giá tri,̣ do vâ ̣y, viê ̣c cung cấ p các dich ̣ vu ̣ công cho phát triể n chuỗi giá tri ̣ là hế t sức cầ n thiế t, mang tıń h quyế t đinḥ để thay đổ i phương thức sản xuấ t truyề n thố ng hiê ̣n nay. 4
  7. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀ I LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM THỊT LỢN 2.1.1. Khái niệm, bản chất và yêu cầu của cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn 2.1.1.1. Dicḥ vụ công cho phát triể n chuỗ i giá tri ̣ sản phẩ m thịt lợn Các khái niệm được luận giải bao gồm: (1) Dịch vụ công và các nhóm dịch vụ công (dịch vụ hành chính công, dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích); (2) Thủ tục hành chính; (3) Chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn; (4) Dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn; Phân loại các dịch vụ công bao gồm 2 nhóm dịch vụ công chính: (1) Dich ̣ vu ̣ công chung cho toàn chuỗi và (2) Dich ̣ vu ̣ công cung cấ p riêng cho từng khâu trong chuỗ i từ cung cấp đầu vào thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, giết mổ - chế biến, tiêu thụ và tiêu dùng. Dù xét theo từng khâu trong chuỗi hay xét theo toàn chuỗi thì theo bản chất có thể chia thành ba nhóm dịch vụ công: 1) Các dịch vụ chứng nhận, xác nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh; 2) Nhóm dịch vụ thuộc về quản lý, giám sát chất lượng và 3) Nhóm dịch vụ hỗ trợ phát triển. Các nhóm dịch vụ này xuyên suốt các khâu từ cung cấp đầu vào, chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn và cả dịch vụ trong toàn chuỗi. 2.1.1.2. Các tổ chức cung dich ̣ vụ công cho phát triển chuỗ i giá tri ̣ sản phẩ m thịt lợn (Khung lý thuyế t nằ m ta ̣i mục thực tra ̣ng trong khung phân tı́ch) Ở mỗi khâu trong chuỗi giá trị, số lượng và loại dịch vụ công được cung cấp là không giống nhau và khác so với những dịch vụ công được cung cấp cho tổng thể cả chuỗi. Các cơ quan cung cấp dịch vụ công cũng được phân chia thành 2 nhóm gồm: Cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp/tổ chức tư nhân. Tuy nhiên sự phân tách này còn chưa thật sự rõ ràng trong một số trường hợp. 2.1.1.3. Cung cấp dich ̣ vụ công cho phát triể n chuỗ i giá tri ̣sản phẩ m thịt lợn Khái niệm cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn là quá trình: 1) Xác định tổ chức/cơ quan cung cấp dịch vụ công (thường cơ quan của khu vực công hoặc của khu vực tư nhân cung cấp theo phương thức đối tác công tư), 2) Lựa chọn để cung cấp các loại dịch vụ liên quan đến toàn chuỗi (tư vấn liên kết, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, thông tin) và liên quan đến từng khâu từ chăn nuôi, đến giết mổ, chế biến, phân phối và bán buôn, bán lẻ và tiêu dùng; 3) Xác định phương thức cung cấp phù hợp và 4) Xác định cơ chế hỗ trợ hay chi trả theo nguyên tắc thị trường để đưa được các dịch vụ công tới các tác nhân tham gia đảm bảo cho chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn được phát triển và bền vững. 2.1.1.4. Yêu cầu của cung cấp dich ̣ vụ công cho phát triển chuỗ i giá tri ̣ sản phẩ m thịt lợn Việc cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn phải 5
  8. thực hiê ̣n đúng sự can thiê ̣p của nhà nước, không làm thay những gì mà khu vực tư nhân có thể làm được, phải chuyển tư duy từ “chỉ đạo” sang “kiế n ta ̣o” để các tác nhân có thể phát triển được chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn. Đảm bảo các tác nhân tham gia trong chuỗi giá tri ̣nông sản phản ứng mau le ̣ với cơ chế thi ̣trường và tồ n ta ̣i mô ̣t cách bề n vững trong cơ chế thi ̣ trường. Chuyển dần phương thức hỗ trợ để cho các tác nhân phát triển được chuỗi bền vững, tiến tới các tác nhân phải thực hiện chi trả một phần cho các dịch vụ công mà họ nhận được. 2.1.2. Vai trò của cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn Cung cấp dich ̣ vu ̣ công góp phầ n hình thành chuỗi. Dich ̣ vu ̣ công góp phầ n phát triể n bề n vững chuỗi giá trị. Dịch vụ công góp phần chia sẻ hợp lý lơ ̣i ıć h cho tấ t cả các tác nhân tham gia trong chuỗ i từ người cung cấ p dich ̣ vu ̣ đầ u vào, người sản xuấ t và đế n các tác nhân tham gia sau sản xuấ t (tác nhân thương ma ̣i và người tiêu dùng). Dich ̣ vu ̣ công thực hiê ̣n chức năng kiế n ta ̣o phát triể n. 2.1.3. Nội dung nghiên cứu cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn Nội dung nghiên cứu cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn bao gồm: (1) Thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn (Lượng sản phẩm tiêu thụ qua chuỗi và các dạng chuỗi, đặc điểm hình thành chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn, số lượng người nuôi tham gia chuỗi); (2) Tıǹ h hı̀nh cung cấ p dich ̣ vu ̣ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn của các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và tổ chức tư nhân; (3) Sự hài lòng của các tác nhân tới các dịch vụ công được cung cấp; (4) Các yếu tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN Các phương pháp tiế p câ ̣n gồ m: Tiếp cận theo chuỗi giá tri,̣ theo 2 khu vực kinh tế khu vực công và khu vực tư nhân, theo định hướng thị trường và tiếp cận theo loại hình của các đơn vị cung cấp dịch vụ công 3.2. KHUNG PHÂN TÍ CH Khung phân tı́ch của nghiên cứu này được nhìn nhận theo các tiêu thức khác nhau: (1) Nhìn nhận quá trình cung cấp và tiếp nhận dịch vụ công cho phát triển chuỗi ở từng khâu trong chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng; (2) Quá trình nghiên cứu được thực hiện từ đánh giá hiện trạng chuỗi, nhu cầu cung cấp dịch vụ công, tình hình cung cấp dịch vụ công ở toàn chuỗi và ở từng khâu trong chuỗi, và kết quả cung cấp dịch vụ công; (3) Phân tích ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức cung cấp dịch vụ công và các tác nhân thụ hưởng các dịch vụ này. 6
  9. Sơ đồ 3.1. Khung phân tích nghiên cứu cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị thịt lợn 7
  10. 3.3. PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Đề tài dùng hai cách tiếp cận theo chuỗi và theo vùng chăn nuôi để chọn điểm nghiên cứu. Theo cách tiếp cận dựa vào chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn, dựa vào tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn ở Hà Nội để cho ̣n năm chuỗ i sản phẩm thiṭ lơ ̣n đại diện đưa vào nghiên cứu. 3.4. THU THẬP SỐ LIỆU Thu thâ ̣p số liê ̣u từ các báo cáo tổ ng kế t, đánh giá tı̀nh hı̀nh chăn nuôi và tiêu thu ̣ thiṭ lơ ̣n của các Sở nhành, cơ quan liên quan ta ̣i thành phố Hà Nô ̣i. Tổ chức 2 Hội thảo liên quan đến các cơ quan cung cấp các dịch vụ công và nhóm mẫu liên quan đến các tác nhân trong chuỗi từ cung cấp đầu vào, các cơ sở chăn nuôi đến giết mổ - chế biến, tiêu thụ sản phẩm, và tiêu dùng. Thu thâ ̣p số liê ̣u thông qua phỏng vấn 90 công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước, 90 viên chức và cán bộ trong các đơn vị sự nghiệp và tổ chức tư nhân. Với các tác nhân tiếp nhận dịch vụ công, thực hiện phỏng vấn 420 tác nhân bao gồm: 30 tác nhân cung cấp đầu vào, 150 tác nhân chăn nuôi, 60 tác nhân giết mổ - chế biến, 30 tác nhân tiêu thụ và 150 người tiêu dùng. Phỏng vấ n cơ quan, đơn vị cung cấ p dich ̣ vu ̣ công cho từng chuỗi và các tác nhân trong chuỗi (5 loa ̣i tác nhân) bằ ng phiế u câu hỏi chuẩ n bi ̣ sẵn, các câu hỏi đáp ứng nô ̣i dung nghiên cứu của đề tài. 3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍ CH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU Luận án sử dụng 02 nhóm phương pháp chính để đánh giá, phản ánh kết quả nghiên cứu cũng như so sánh các dịch vụ công được cung cấp về mức độ hài lòng của các tác nhân tiếp nhận: - Phương pháp thống kê mô tả: phản ánh thực trạng các dịch vụ công đang được cung cấp; Nghiên cứu sử dụng tần xuất, số trung bình, độ lệch chuẩn bình quân để đánh giá quá trình cung cấp và tiếp nhận dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn của các tác nhân liên quan. - Phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên: sử dụng thang đo LIKERT với 5 mức độ từ 1 đến 5 điểm, các tác nhân đánh giá xếp hạng chất lượng dịch vụ công, từ đó sử dụng phương pháp tính điểm bình quân theo phương pháp gia quyền để xếp hạng mức độ hài lòng. Trong nghiên cứu này, thang đo LIKERT từ 1-5 được dùng để đánh giá sự hài lòng. Thang đo gồm 5 mức đánh giá như sau: từ mức 1 là rất không hài lòng đến mức 5 là rất hài lòng. Quá trı̀nh xử lý số liệu được thực hiện trên phần mềm SPSS Version 22 và Microsoft Excel để đưa ra các kết quả tính toán dựa trên các số liệu đã được điều tra, thu thập. 8
  11. 3.6. CHỈ TIÊU PHÂN TÍ CH Luâ ̣n án dùng các chı̉ tiêu sau: chı̉ tiêu đánh giá thực tra ̣ng chuỗi và cung cấ p dich ̣ vu ̣ công cho chuỗ i, chı̉ tiêu đánh giá về tiếp cận và cung cấ p dich ̣ vu ̣ công cho phát triể n chuỗi giá tri ̣ thiṭ lơ ̣n, chỉ tiêu đánh giá về kế t quả cung cấ p dich ̣ vu ̣ công, chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của các tác nhân tiếp nhận dịch vụ công, chı̉ tiêu đánh giá các yế u tố ảnh hưởng đế n dich ̣ vu ̣ công. PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 4.1. THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM THỊT LỢN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1.1. Thực tra ̣ng chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội 4.1.1.1. Đă ̣c điểm hình thành chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn Về đặc điểm hình thành và hoạt động, mỗi chuỗi lại có những đặc điểm riêng biệt. Theo như kết quả khảo sát thực tế, hội thảo và đánh giá có sự tham gia tại các chuỗi sản phẩm đang hoạt động ở Hà Nội, có những sự khác biệt về sự hình thành chuỗi và hoạt động của chuỗi như: Doanh nghiệp chủ chuỗi xuất phát từ trang trại chăn nuôi, phát triển trở thành tác nhân chı́nh tổ chức sản xuấ t theo chuỗi giá tri ̣; Doanh nghiệp chủ chuỗi xuất phát từ một doanh nghiê ̣p sản xuấ t cung cấ p đầ u vào (công ty sản xuấ t thức ăn chăn nuôi) phát triển trở thành tác nhân chı́nh tổ chức sản xuấ t theo chuỗi giá tri ̣; Doanh nghiệp chủ chuỗi xuất phát từ một doanh nghiê ̣p hoạt động trong khâu giế t mổ chế biế n phát triển trở thành tác nhân chı́nh tổ chức sản xuấ t theo chuỗi giá tri ̣; Từ một hộ đang chăn nuôi đứng ra liên kết thành lập Hợp tác xã, thực hiện liên kết với các cơ sở thực hiện các công đoạn khác để tạo lập nên chuỗi; Từ 7 thành viên ở cùng một xã, làm nhiề u nghề khác nhau, chưa biế t kỹ thuật chăn nuôi lợn đã bàn bạc với nhau để cùng dồ n đổ i ruộng về một chỗ, thành lập hợp tác xã và góp vố n xây dựng trại chăn nuôi lợn là cơ sở ban đầ u, sau nhiề u năm đã thay đổ i phương thức tổ chức sản xuấ t theo chuỗi giá tri ̣. 4.1.1.2. Các kiểu tổ chức chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn Các chuỗi đang hoạt động và phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có thể được nhìn nhận dưới 3 góc độ khác nhau bao gồm: tác nhân tham gia chuỗi, đặc điểm của các chủ chuỗi và dòng lưu chuyển sản phẩm của chuỗi. Xét theo tác nhân tham gia chuỗi: Các chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn đã hình thành trên địa bàn thành phố Hà Nội có số lượng tác nhân tham gia vào chuỗi dao động từ 2 tác nhân đến 5 tác nhân (từ tác nhân cung cấp đầu vào đến tác nhân cuối cùng là người tiêu dùng) với các cách thức hoạt động và cơ cấu chuỗi khác nhau. Các tác nhân trong các chuỗi được nghiên cứu bao gồm: chủ chuỗi, tác nhân cung cấp đầu vào thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi, tác nhân giết mổ - chế biến - chế biến sâu, 9
  12. tác nhân tiêu thụ (bán buôn/bán lẻ) và cuối cùng là người tiêu dùng, trong đó có 1 trong 4 tác nhân đề u có thể đứng ra liên kế t với các tác nhân còn la ̣i để hı̀nh thành nên chuỗ i giá tri.̣ Về đặc điểm của chủ chuỗi, chủ chuỗi của các chuỗi liên kết có thể chia thành 2 nhóm đối tượng chính: chủ chuỗi là Hợp tác xã và chủ chuỗi là doanh nghiệp. Xét về dòng lưu chuyển sản phẩm của chuỗi, tất cả các chuỗi đều có một cách thức lưu chuyển sản phẩm chính là: Tác nhân cung cấp đầu vào => tác nhân chăn nuôi => tác nhân giết mổ, chế biến => tác nhân phân phối và tiêu thụ => người tiêu dùng. 4.1.1.3. Số lượng các tổ chức kinh tế tham gia chăn nuôi lợn trên điạ bàn thành phố Theo số liệu nghiên cứu đã thu thập được, số lượng các loại hình tổ chức kinh tế hoạt động chăn nuôi lơ ̣n qua các năm giai đoạn từ 2014 đến 2018 có những sự thay đổi đáng kể. Dựa vào tốc độ phát triển bình quân của ba loại hình tổ chức kinh tế chính gồm: hộ, trang trại và doanh nghiệp, có thể nhận ra xu hướng phát triển trang trại là loại hình duy nhất có xu hướng tăng lên qua các năm (110,3%). Điều này chứng tỏ rằng loại hình tổ chức kinh tế này đang là loại hình phù hợp với sự phát triển của chăn nuôi Hà Nội. 4.1.1.4. Lượng sản phẩm tiêu thụ qua chuỗi Qua các số liệu đã được tính toán từ Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương và Trung tâm Phát triển nông nghiệp, tổng số lượng thịt lợn xẻ mà người dân sống trên địa bàn thành phố Hà Nội tiêu thụ trong một ngày là 950 tấn. Trong đó, có đến gần 10% lượng thịt là được nhập khẩu từ nước ngoài. Đây chủ yếu là các sản phẩm đã chế biến hoặc là nguồn nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm chế biến của các doanh nghiệp trong nước. Lượng thịt trong nước cung cấp cho nhu cầu của Hà Nội là 860 tấn (chiếm 90,5%). Tuy vậy, có đến hơn 23% trong số đó là thịt từ các tỉnh khác đưa về. Như vậy, lượng thịt mà người dân Hà Nội tự sản xuất tự tiêu thụ là 660 tấn thịt/ngày chiếm gần 77%. 100% lượng thịt nóng đều được sản xuất trong nước (không có nhập khẩu) và 75% trong số đó là do Hà Nội trực tiếp sản xuất. Bảng 4.1. Lượng thịt lợn xẻ tiêu thụ qua các chuỗi trong một ngày tại Hà Nội Tổng lượng thịt Được cung cấp Không được cung cấp toàn thành phố qua chuỗi qua chuỗi TT Loại thịt Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (Tấn) (%) (Tấn) (%) (Tấn) (%) 1 Thịt nóng 800,0 100,0 0 0 800,0 100,0 2 Thịt đã chế biến 50,0 100,0 10,0 20,0 40,0 80,0 3 Thịt mát + Thịt cấp đông 100,0 100,0 50,0 50,0 50,0 50,0 Tổng 950,0 100,0 60,0 6,3 890,0 93,7 Xét trên loại thịt được tiêu thụ trong một ngày trên địa bàn Hà Nội, tính trên tổng lượng thịt các loại được người dân trên địa bàn Hà Nội tiêu thụ trong một ngày thì tỷ lệ thịt được tiêu thụ qua các chuỗi giá trị là rất nhỏ, chỉ chiếm 6,32%. Còn lại 10
  13. 93,68% tổng lượng thịt tiêu thụ vẫn theo cách truyền thống và không qua chuỗi. Do vậy cần phải rất quan tâm cho kế hoạch phát triển sản xuất theo chuỗi của thành phố Hà Nội. 4.1.2. Tình hình cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn của các cơ quan quản lý Nhà nước 4.1.2.1. Các loại dịch vụ công và các đơn vị cung cấp Theo kết quả khảo sát, nếu chia theo các khâu tham gia trong chuỗi giá trị thì ở Hà Nội có 52 loại dịch vụ công được quy định để cung cấp cho chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn. Trong đó, theo chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước được quy định bởi các Bộ ngành và cụ thể hoá bởi UBND và các sở ngành của Thành phố Hà Nội thì cơ quan quản lý nhà nước cung cấp 32 loại dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn. Tuy vậy, qua thực tế điều tra thì trong số các dịch vụ công đó, có 25 dịch vụ công (89,29%) đã được tiếp nhận bởi các tác nhân. Có 4 nhóm lý do cơ bản làm cho các tác nhân chưa tiếp nhận được các dịch vụ công. Chi phí các tác nhân phải chi trả cho các dịch vụ công cao là lý do chủ yếu (chiếm tỷ lệ cao nhất ở các nhóm tác nhân và từ 34% trở lên). Lý do tiếp theo là các tác nhân cho rằng tính hiệu quả không cao nên không cần (trên 24%). Hai lý do còn lại với tỷ lệ ý kiến khá thấp là: một số tác nhân chưa biết là có các dịch vụ công được cung cấp, các tác nhân có biết nhưng cho rằng không cần đến những dịch vụ công đó. Hiện nay, các dịch vụ công được nêu chủ yếu là các thủ tục hành chính, chưa hướng tới cung cấp dịch vụ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân nên việc tiếp cận và sử dụng của các tác nhân là mang tính chất bắt buộc. Những dịch vụ công theo đúng nghĩa làm dịch vụ theo yêu cầu khách hàng đối với các cơ quan Nhà nước còn rất hạn chế do nhiệm vụ chính của những cơ quan này là thực hiện trách nhiệm về quản lý nhà nước chứ không phải cung cấp dịch vụ. Mặc dù có nhiều các cơ quan cung cấp nhưng vấn đề phân cấp và quy định rõ về các dịch vụ công được cung cấp cũng rõ ràng nhưng hiện nay vẫn có những dịch vụ công bị chồng chéo hay việc các tác nhân muốn tiếp nhận dịch vụ công không biết mình phải tới cơ quan nào để làm thủ tục. Đây là một trong những vấn đề bất cập hiện nay. 4.1.2.2. Phương thức cung cấ p dich ̣ vụ công Hiện nay ở Hà Nội, các dịch vụ công và thủ tục hành chính công cho phát triển chuỗi sản phẩm thịt lợn đang được cung cấp hoàn toàn qua phương thức cung cấp trực tiếp tại các cơ quan cung cấp, chưa có dịch vụ công nào được cung cấp bằng phương thức trực tuyến (online). Nguyên nhân của tình trạng chưa có dịch vụ công được cung cấp trực tuyến là do hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật (máy móc công nghệ, máy vi tính, hệ thống mạng internet, phần mềm cung cấp và quản lý dịch vụ…) (là nguyên nhân chủ yếu với trên 83%), năng lực của cán bộ cung cấp (trình độ công nghệ thông tin, năng lực sử dụng công nghệ…) còn chưa đáp ứng (gần 48%), bên cạnh đó còn một phần nguyên nhân là do các cơ quan vẫn còn quen với cách làm cũ (gần 28%). 11
  14. 4.1.2.3. Phı́ cho viê ̣c sử dụng dich ̣ vụ công Các dịch vụ công do cơ quan quản lý Nhà nước cung cấp cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn ở Hà Nội bao gồm hai nhóm: miễn phí và có thu phí. Nhìn chung có trên 78% số dịch vụ công có thu phí, chia đều ở các khâu từ cung cấp đầu vào, chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ. Mức phí cung cấp dịch vụ công được Nhà nước quy định và nhìn chung mức phí thấp đã tạo ra các hệ luỵ như cơ quan không đủ nguồn lực để thực hiện có hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công, làm cho việc cung cấp các dịch vụ công còn gặp nhiều khó khăn. Mức phí thấp, không kích thích người cung cấp, dẫn đến viê ̣c triể n khai, cung cấ p dich ̣ vu ̣ công bi ̣ ha ̣n chế đế n kế t quả thực hiê ̣n. 4.1.2.4. Kết quả cung cấp dịch vụ công Chưa có dịch vụ công nào hướng tới mục tiêu để phát triển chuỗi giá trị, tất cả các dịch vụ công hiện nay như đã nêu là xuất phát từ những thủ tục hành chính nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, các dịch vụ công này đều chưa thực sự tiếp cận thị trường theo hình thức cung cấp các dịch vụ công nhằm đem lại tiện ích và lợi ích cho doanh nghiệp, người dân và toàn xã hội. Bởi vậy nên không hề có sự khác biệt nào giữa cung cấp các dịch vụ công, thủ tục hành chính công cho chuỗi hay các tác nhân ngoài chuỗi. Chính vì vậy, xu hướng tương lai sẽ là cung cấp các dịch vụ công hướng tập trung vào đối tượng là các chuỗi giá trị thay vì cung cấp rộng rãi như hiện nay. 4.1.3. Tình hình cung cấp dịch vụ công của các đơn vi sự ̣ nghiêp̣ 4.1.3.1. Các loa ̣i dich ̣ vụ công và các đơn vị cung cấ p Hiện nay, theo chức năng, nhiệm vụ được quy định, các đơn vị sự nghiệp đang được cung cấp 20 dịch vụ công cho các tác nhân sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ và các chuỗi giá trị. Trong đó, có những dịch vụ công đang được các đơn vị sự nghiệp cung cấp song song với cả các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức tư nhân. Những đơn vị sự nghiệp chính cung cấp phần lớn các dịch vụ công cho các chuỗi và tác nhân trong chuỗi là Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm Nông nghiệp, Trung tâm Phát triển nông nghiệp và một số đơn vị khác trực thuộc Sở Nông nghiệp. Các dich ̣ vu ̣ đươ ̣c đánh giá cao là lấy mẫu kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng và chứng nhận chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất cho các tác nhân tham gia vào các hoạt động trong chuỗi giá trị. Những dịch vụ và hoạt động này sẽ góp phần làm tăng giá trị của các sản phẩm sản xuất ra và giúp liên kết các tác nhân lại khiến cho chuỗi liên kết, chuỗi giá trị có giá trị cao hơn. 12
  15. 4.1.3.2. Phương thức cung cấ p dich ̣ vụ công Tương tự như với các cơ quan quản lý Nhà nước, xét theo hình thức tiếp cận có 2 phương thức chính là cung cấp trực tiếp và cung cấp trực tuyến (online); Xét theo hình thức cung cấp có 5 hình thức chính bao gồm: hội thảo - hội nghị, tập huấn, tư vấn, lấy mẫu kiểm nghiệm, xây dựng mô hình và xét hồ sơ - đánh giá - cấp chứng nhận. Các đơn vị sự nghiệp có 6 phương thức cung cấp dịch vụ công chính nếu xét theo hình thức cung cấp bao gồm: hội thảo/hội nghị, tập huấn, tư vấn, lấy mẫu kiểm nghiệm, xây dựng mô hình, xét hồ sơ - đánh giá - cấp chứng nhận. 100.00 90.00 80.00 87,78 83,33 70.00 70,00 70,37 60.00 62,22 50.00 57,78 40.00 30.00 20.00 10.00 0.00 Hội thảo/Hội Tập huấn Tư vấn Lấy mẫu kiểm Xây dựng mô Xét hồ sơ, nghị nghiệm hình đánh giá và cấp chứng nhận Đồ thị 4.1. Phương thức cung cấp dịch vụ công theo hình thức cung cấp 4.1.3.3. Phı́ cho viê ̣c sử dụng dich ̣ vụ công Cũng như ở trên, các dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn ở thành phố Hà Nội được cung cấp bởi các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức tư nhân gồm 2 nhóm: miễn phí và có thu phí. Có 66,7% số dịch vụ cung cấp là có thu phí. Có 2 hình thức thu phí là thu theo biểu khung phí do Nhà nước quy định và thu phí theo sự thỏa thuận dịch vụ giữa các bên cung cấp - tiếp nhận. Hình thức thỏa thuận phí cung cấp dịch vụ được áp dụng với dịch vụ về lấy mẫu kiểm nghiệm. Mức phí cung cấp những dịch vụ công này theo quan điểm của người cung cấp là thấp hơn so với chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ công (nhất là quá trình kiểm nghiệm, lấy mẫu). 4.1.3.4. Kết quả cung cấp dịch vụ công Các đơn vị sự nghiệp ta ̣i Hà Nô ̣i có các trung tâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đang hoạt động. Chức năng và nhiệm vụ về cung cấp các dịch vụ công cho phát triển chuỗi nói riêng và hoạt động chăn nuôi nói chung chủ yế u làm công tác tư vấ n, tâ ̣p huấ n, đào ta ̣o, lấy mẫu kiểm nghiệm và chứng nhận sản phẩm nông nghiê ̣p đề u đang thực hiê ̣n tố t giúp cho viê ̣c hı̀nh thành ,phát triể n các chuỗ i giá tri.̣ 13
  16. 4.1.4. Tình hình cung cấp dịch vụ của các tổ chức tư nhân 4.1.4.1. Các loa ̣i dich ̣ vụ và các tổ chức cung cấ p Ở Hà Nội, có khá nhiều các tổ chức tư nhân cung cấp một số dịch vụ cho các chuỗi và tác nhân trong chuỗi. Có thể kể đến một số tổ chức tư nhân nổi bật như là tổ chức NHO, Vinacert, Vietcert,... có nhiệm vụ và chức năng cung cấp các dịch vụ liên quan đến phát triển chăn nuôi và phát triển các chuỗi giá trị thịt lợn. Trong tổng số các dịch vụ, các tổ chức tư nhân được quy định cung cấp 2 loại dịch vụ chính là dịch vụ về phân tích - kiểm nghiệm sản phẩm và dịch vụ chứng nhận. 4.1.4.2. Phương thức cung cấ p dich ̣ vụ a. Phương thức cung cấp dịch vụ theo hình thức tiếp cận (online và trực tiếp) Cho đến giờ, chưa có dịch vụ nào được cung cấp qua con đường trực tuyến (online). Nguyên nhân của tình trạng này được các tổ chức tư nhân là do năng lực của cán bộ cung cấp và hạ tầng cơ sở vật chất kỹ còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, những dịch vụ được cung cấp bởi các tổ chức tư nhân là những dịch vụ về tư vấn, lấy mẫu kiểm nghiệm, phân tích hay chứng nhận. Do đó, các dịch vụ này hiện nay chưa thể áp dụng được phương thức cung cấp trực tuyến. b. Phương thức cung cấp dịch vụ theo hình thức cung cấp Các tổ chức tư nhân cũng có 6 phương thức cung cấp dịch vụ chính nếu xét theo hình thức cung cấp giống như các đơn vị sự nghiệp, bao gồm: hội thảo/hội nghị, tập huấn, tư vấn, lấy mẫu kiểm nghiệm, xây dựng mô hình, xét hồ sơ - đánh giá - cấp chứng nhận. Trong các phương thức nêu trên, lấy mẫu kiểm nghiệm và xét hồ sơ, đánh giá và cấp chứng nhận là hai phương thức được cung cấp bởi 100% các đơn vị sự nghiệp được nghiên cứu. 100.00 100,00 100,00 90.00 80.00 84,44 70.00 60.00 66,67 50.00 53,33 40.00 30.00 20.00 26,67 10.00 0.00 Hội thảo/Hội Tập huấn Tư vấn Lấy mẫu kiểm Xây dựng mô Xét hồ sơ, đánh nghị nghiệm hình giá và cấp chứng nhận Đồ thị 4.2. Phương thức cung cấp dịch vụ theo hình thức cung cấp 14
  17. 4.1.4.3. Phı́ cho viê ̣c sử dụng dich ̣ vụ Do được cung cấp bởi các tổ chức tư nhân nên các dịch vụ cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn ở thành phố Hà Nội được cung cấp bởi đều có thu phí. Có 100% số dịch vụ cung cấp là có thu phí. 4.1.4.4. Kết quả cung cấp dịch vụ Hiện nay, có những tổ chức tư nhân có sự hoạt động mạnh mẽ và tập trung được khá nhiều các tác nhân sử dụng dịch vụ. Đại diện của các tổ chức tư nhân được nghiên cứu là tổ chức chứng nhận NHO với kết quả được thể hiện trong Bảng 4.2. Bảng 4.2. Kết quả chứng nhận sản phẩm của Tổ chức chứng nhận tư nhân NHO giai đoạn 2016-2018 STT Dịch vụ cung cấp Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Chứng nhận VietGAP 77 95 141 2 Chứng nhận GlobalGAP - 1 - 3 Chứng nhận ISO 9001 2 - - 4 Chứng nhận ISO 22000 1 - - 5 Chứng nhận HACCP - 3 - Có rất nhiều tổ chức tư nhân hiện nay thực hiện cung cấp các dịch vụ tới cho các tác nhân chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt là những tác nhân tham gia vào các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị thịt lợn đang hoạt động hoặc sắp hoạt động. Trong số đó, có một số tổ chức có hoạt động cung cấp dịch vụ khá hiệu quả và được nhiều đối tượng sản xuất, chế biến tin tưởng (NHO, VinaCert, Vietcert,…). Từ số liệu thực tế có thể thấy rằng, số lượng các cơ sở được chứng nhận từ các tổ chức tư nhân cao hơn gấp từ 3-5 lần so với đơn vị sự nghiệp công. Nguyên nhân là do các tổ chức tư nhân có cơ chế chứng nhận và thủ tục nhanh gọn, hiệu quả hơn, ít phụ thuộc vào những yếu tố khác hơn so với các đơn vị sự nghiệp. 4.1.5. Sự hài lòng của các tác nhân tới các dịch vụ công được cung cấp 4.1.5.1. Tác nhân cung cấp đầu vào thức ăn chăn nuôi Ở khâu cung cấp đầu vào, nhìn chung, dịch vụ về chứng nhận các quy trình áp dụng được đánh giá ở mức hài lòng khá cao. Ngoài ra, phần lớn các dịch vụ công còn lại được cung cấp cũng được các tác nhân đánh giá ở mức độ trên trung bình. Chỉ có dịch vụ công về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi là có điểm đánh giá dưới trung bình. Dịch vụ được đánh giá hài lòng cao nhất của các tác nhân tiếp nhận là dịch vụ về chứng nhận các quy trình. 15
  18. 4.1.5.2. Tác nhân chăn nuôi Trong khâu chăn nuôi, nghiên cứu trên những dịch vụ công được các tác nhân sử dụng nhằm phát triển sản xuất theo chuỗi, có một tỷ lệ không nhỏ số người chăn nuôi không hài lòng về dịch vụ công mà họ nhận được. Trong đó, thủ tục về cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đều có mức đánh giá không cao. Nguyên nhân chính là chi phí bỏ ra cao, sự phức tạp về và quy trình thủ tục, tốn kém nhiều thời gian. Với chứng nhận quy trình sản xuất, người tiếp nhận phải bỏ thêm một khoản chi phí cho lấy mẫu kiểm nghiệm nên tổng chi phí sẽ rất cao. Tuy vậy, nhóm có tham gia chuỗi có tỷ lệ hài lòng cao hơn so với nhóm chưa tham gia chuỗi. Lý do cơ bản là họ đã được sự hỗ trợ và quán xuyến chủ chuỗi khi tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ đó. 4.1.5.3. Tác nhân giết mổ, chế biến Trong khâu giết mổ, chế biến có khá nhiều số người được phỏng vấn chưa thực sự hài lòng về những dịch vụ công mà họ nhận được. Hai dịch vụ công được đánh giá cao nhất là: chứng nhận quy trình áp dụng (HACCP, ISO,…) và hoạt động kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm. Ngược lại, các dịch vụ và thủ tục hành chính công về cấp các loại giấy chứng nhận, xác nhận… lại không đạt được sự hài lòng và đánh giá cao của các tác nhân tiếp nhận. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do người tiêu dùng chưa tin tưởng vào những hình thức giấy tờ này và cũng chưa có tác dụng trong thực tế. Đặc biệt, dịch vụ công về cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP hiện nay đang đặt ra câu hỏi rằng có thật sự cần thiết hay không và một số tác nhân tiếp cận dịch vụ này do thủ tục và yêu cầu bắt buộc chứ không phải theo nhu cầu thực tế. 4.1.5.4. Tác nhân phân phối, tiêu thụ Trong khâu phân phối và tiêu thụ, các tác nhân không hài lòng nhiều nhất ở việc cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP. Lý do của nhóm tác nhân này đưa ra cũng tương đồng với lý do đã nêu ở phần trên của nhóm tác nhân giết mổ, chế biến. Bên cạnh đó, hai dịch vụ về cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y và điều kiện VSATTP cũng chỉ dừng lại ở mức đánh giá hài lòng trung bình. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do các giấ y tờ này chı̉ là điề u kiê ̣n để kinh doanh, chưa đem la ̣i lơ ̣i ıć h cho ho ̣ mà chı̉ gây them tố n kém. 4.1.5.5. Người tiêu dùng Người tiêu dùng chưa hài lòng với các vấn đề liên quan đến tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn trên thị trường hiện nay. Theo đó, người tiêu dùng thực sự còn rất không hài lòng về sự đảm bảo về chất lượng và an toàn thực phẩm của các sản phẩm thịt lợn đang tiêu thụ hàng ngày trên thị trường. Người tiêu dùng còn chưa yên tâm và thiếu sự tin tưởng vào các giấy tờ chứng nhận, xác nhận về chất lượng an toàn thực phẩm. 16
  19. Từ các kết quả nghiên cứu đã nêu ở trên, có thể thấy rằng nhìn chung các dịch vụ công và thủ tục hành chính hiện nay đang được cung cấp bởi các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và tổ chức tư nhân đều chưa đạt được sự hài lòng cao từ các tác nhân tiếp nhận. Trong các dịch vụ và thủ tục hành chính được cung cấp, những dịch vụ cung cấp bởi các đơn vị sự nghiệp và tổ chức tư nhân luôn được đánh giá cao hơn và có sự hài lòng hơn từ người tiếp nhận so với những thủ tục hành chính từ các cơ quan quản lý nhà nước. 4.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng Các yế u tố ảnh hưởng đế n cung cấ p dich ̣ vu ̣ công cho phát triể n chuỗi giá tri ̣ sản phẩ m thiṭ lơ ̣n gồ m: Quan điể m, tư duy quản lý nhà nước về kinh tế ; Năng lực của cơ quan cung cấp dịch vụ công (Nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật); Cơ chế chính sách liên quan (Chính sách liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước, chính sách liên quan đến đơn vị sự nghiệp và tổ chức tư nhân và chính sách liên quan đến các tác nhân tham gia chuỗi); Năng lực của các tác nhân tiếp nhận dịch vụ công. Nhà nước thay đổ i tư duy quản lý mới, bổ sung chı́nh sách pháp luâ ̣t để thực hiện cung cấp các dịch vụ công phục vụ cho phát triể n chuỗi giá tri,̣ chuyể n phương thức quản lý từ tiề n kiể m sang hậu kiểm, công khai minh ba ̣ch sẽ thu hút đươ ̣c công chúng mo ̣i lúc mo ̣i nơi là tai mắ t cho cơ quan quản lý, ta ̣o cho guồ ng máy cha ̣y tự đô ̣ng theo đường ray đã đinh. ̣ Sự yếu kém về năng lực của một bộ phận nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ công của cơ quan quản lý nhà nước khiến cho hiệu quả tiếp cận và tác động đến sự hình thành và phát triển các chuỗi là chưa cao. Các đơn vị có thể nhận được nguồn đầu tư ngân sách chậm và muộn hơn so với nhu cầu hoạt động của mình và còn chưa có các cơ chế về giá cung cấp dịch vụ công khiến cho chất lượng dịch vụ kém. Đây cũng là một phần nguyên nhân của việc chi phí cuối cùng người tiếp nhận phải chi trả thường lại rất cao. Hệ thống máy móc, cơ sở vật chất bao gồm máy vi tính, các thiết bị công nghệ cao hay hệ thống mạng internet còn chưa có được chất lượng thật sự tốt. Đó chính là những nguyên nhân khiến cho phương thức cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn chưa được áp dụng mặc dù sẽ có hiệu quả tốt hơn trong khi vẫn áp dụng những phương thức cung cấp dịch vụ công truyền thống dù nó đã lộ ra rất nhiều những điểm bất cập, cần thay đổi. 4.1.7. Đánh giá chung về cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn ở thành phố Hà Nội Hiê ̣n nay trên điạ bàn thành phố Hà Nô ̣i nói riêng, cả nước nói chung chưa có dicḥ vu ̣ công nào hướng tới mu ̣c tiêu để phát triể n chuỗ i giá tri ̣ theo đúng nghıã , go ̣i là dich ̣ vu ̣ công, nhưng thực chấ t đó là những thủ tục hành chı́nh xuấ t phát từ luâ ̣t, thông tư nghi ̣ đinḥ để thực hiê ̣n chức năng quản lý nhà nước. Những dich ̣ vu ̣ công 17
  20. này cũng hoàn toàn chưa có tác du ̣ng khi tiế p nhâ ̣n nó để ta ̣o ra những chuỗ i giá tri,̣ cu ̣ thể trong Sơ đồ 4.1. Cung cấp Chăn Giết mổ, Tiêu thụ Tiêu CQ Khâu đầu vào nuôi chế biến dùng cung cấp - Nhóm A: - Nhóm A: - Nhóm A: - Nhóm A: - Nhóm A: 1. Cấp GCN cơ 1. Cấp giấy 1. Cấp GCN cơ 1. Cấp giấy 1. Nhận diện sở đủ điều kiện chứng nhận cơ sở đủ điều kiện chứng nhận cơ về cơ sở và kinh doanh thức sở an toàn VSATTP sở đủ điều sản phẩm ăn chăn nuôi dịch bệnh 2. Cấp GCN cơ kiện vệ sinh nông nghiệp 2. Cấp chứng động vật sở đủ điều kiện an toàn thực an toàn chỉ hành nghề 2. Cấp giấy vệ sinh thú y phẩm thú y chứng nhận cơ 3. Cấp giấy xác 2. Cấp giấy - Nhóm B: 3. Cấp GCN đủ sở đủ điều nhận kiến thức chứng nhận cơ 1. Truy xuất Các cơ quan quản lý Nhà nước điều kiện buôn kiện vệ sinh về ATTP sở đủ điều nguồn gốc bán thuốc thú y thú y - Nhóm B: kiện vệ sinh điện tử bằng 4. Cấ p giấ y - Nhóm B: 1. Kiểm dịch, thú y QR-code chứng nhâ ̣n lưu 1. Kiểm dịch, kiểm soát giết 3. Cấp giấy hành tự do đố i kiểm soát giết mổ xác nhận kiến với thức ăn chăn mổ 2. Thanh tra, thức về an - Nhóm C: nuôi, giố ng, vâ ̣t 2. Thanh tra, kiểm tra, giám toàn thực 1. Xử lý của tư… kiểm tra, giám sát phẩm các cơ - Nhóm B: sát 3. Tiếp nhận và - Nhóm B: quan/đơn vị Dịch vụ công ở các khâu trong chuỗi 1. Thanh tra, - Nhóm C: công bố bản tự 1. Thanh tra, khi có sự phản kiểm tra, giám 1. Tư vấn kỹ công bố tiêu Kiểm tra giám ánh của người sát thuật, quản lý chuẩn chất lượng sát tiêu dùng khi - Nhóm C: chất lượng, SPNN có vi phạm về 1. Tư vấn áp nâng cao năng - Nhóm C: VSATTP dụng các quy suất 1. Tư vấn kỹ trình sản xuất 2. Tư vấn áp thuật, quản lý dụng các quy chất lượng trình sản xuất 2. Tư vấn áp dụng các quy trình sx - Nhóm A: - Nhóm A: - Nhóm A: - Nhóm A: 1. Chứng nhận 1. Chứng nhận 1. Chứng nhận 1. Chứng nhận hồ sơ tiêu chuẩn quy trình sản tiêu chuẩn chất hệ thống quản chất lượng sản xuất được áp lượng SP tự lý chất lượng Đơn vị sự nghiệp và tổ chức tư nhân phẩm vật tư đầu dụng công bố - Nhóm B: vào - Nhóm B: 2. Chứng nhận 1. Phân tích 2. Chứng nhận 1. Phân tích quy trình sản và kiểm quy trình sản và kiểm xuất được áp nghiệm sản xuất được áp nghiệm mẫu dụng phẩm dụng sản phẩm - Nhóm B: - Nhóm C: - Nhóm B: - Nhóm C: 1. Phân tích và 1. Tư vấn áp 1. Phân tích và 1. Tư vấn kỹ kiểm nghiệm sản dụng hệ thống kiểm nghiệm thuật, quản lý phẩm quản lý chất mẫu sản phẩm chất lượng, - Nhóm C: lượng vật tư đầu vào nâng cao năng 1. Tư vấn kỹ - Nhóm C: suất thuật, quản lý 1. Tư vấn áp 2. Tư vấn áp chất lượng dụng các quy dụng các quy 2. Tư vấn áp trình sản xuất trình sản xuất dụng các quy trình sx - Nhóm A: 1. Xác nhận chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp an toàn - Nhóm B: 1. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, truy xuấ t nguồ n gố c sản phẩ m DVC toàn chuỗi QLNN - Nhóm C: 1. Tư vấn xây dựng chuỗi 2. Tư vấn truy xuất nguồn gốc sản phẩm 3. Tư vấn Đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu - Nhóm B: 1. Phân tích và kiểm nghiệm mẫu sản phẩm - Nhóm C: 1. Tư vấn xây dựng chuỗi ĐVSN TCTN 2. Tư vấn truy xuất nguồn gốc sản phẩm 3. Tư vấn Đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu Sơ đồ 4.1. Thực tra ̣ng các loại dịch vụ công đang được cung cấp bởi các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và tổ chức tư nhân 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2