intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững

Chia sẻ: Nguyễn Hồng Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

82
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững" thực hiện nghiên cứu với các mục đích nhằm hệ thống hóa và cụ thể hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững nói chung và ở tỉnh Cà Mau nói riêng; từ đó, cho thấy vai trò hết sức to lớn và quan trọng của nông nghiệp trong việc góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> NGUYỄN MINH LUÂN<br /> <br /> n«ng nghiÖp tØnh cµ mau<br /> ph¸t triÓn theo h­íng bÒn v÷ng<br /> <br /> Chuyên ngành<br /> <br /> : Kinh tế chính trị<br /> <br /> Mã số<br /> <br /> : 62 31 01 02<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Quốc Trung<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi……giờ……ngày……tháng……năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện quốc gia và<br /> Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Là một quốc gia nông nghiệp, sau 30 năm đổi mới và phát triển,<br /> nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình<br /> không chỉ đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn đóng góp quan trọng đối<br /> với xuất khẩu. Tuy nhiên, trước bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa,<br /> hiện đại hóa đất nước và hội nhập sâu rộng, nền kinh tế nói chung, nông<br /> nghiệp nói riêng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức.<br /> Là tỉnh thuộc trục tam giác kinh tế trọng điểm của Khu vực Đồng<br /> bằng sông Cửu Long, Cà Mau có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi và<br /> có tiềm năng để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế nông<br /> nghiệp. Cà Mau được xem là một trong những địa phương có tiềm năng<br /> phát triển lâm nghiệp, thủy sản lớn so với những tỉnh khác của cả<br /> nước...Song cũng chính những thuận lợi này lại đang đặt nông nghiệp<br /> Cà Mau trước những thách thức không nhỏ đó là tình trạng phát triển<br /> nóng ở một số mô hình nông, lâm, thủy sản nên gây ra nhiều hệ lụy như:<br /> bất ổn trong thực hiện quy hoạch phát triển và đầu tư, dẫn đến nông<br /> nghiệp Cà Mau phải đối diện với tình trạng phát triển trong điều kiện<br /> quy hoạch thiếu đồng bộ, kết cấu hạ tầng yếu (đặc biệt là điện, mạng<br /> lưới kênh dẫn và thoát nước) và các điều kiện về vốn, con giống, thức<br /> ăn… chưa được đảm bảo.<br /> Từ những thực tế trên cho thấy, việc nghiên cứu sinh chọn đề tài:<br /> “Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững” làm luận<br /> án tiến sĩ kinh tế là có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc và phù hợp với<br /> chuyên ngành Kinh tế chính trị.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Hệ thống hóa và cụ thể hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nông nghiệp<br /> phát triển theo hướng bền vững nói chung và ở tỉnh Cà Mau nói riêng. Từ<br /> đó, cho thấy vai trò hết sức to lớn và quan trọng của nông nghiệp trong<br /> việc góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo môi trường.<br /> Phân tích quá trình nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở<br /> tỉnh Cà Mau từ năm 1997 đến năm 2015 để thấy rõ thực trạng, những<br /> thành tựu, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; từ đó, đề xuất quan điểm,<br /> định hướng và những giải pháp nhằm đưa nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát<br /> triển theo hướng bền vững.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là tổng thể nền nông nghiệp của<br /> tỉnh Cà Mau trên phương diện phát triển bền vững. Đó là quá trình vận<br /> <br /> 2<br /> <br /> động, phát triển nội tại của nền nông nghiệp hướng đến ba mục tiêu cơ<br /> bản: bền vững kinh tế, bền vững xã hội, và bền vững môi trường. Luận án<br /> không nghiên cứu nền nông nghiệp với các ngành đơn lẻ.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Phạm vi nội dung: nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng<br /> bền vững được nghiên cứu trong phạm vi luận án là nông nghiệp trên địa<br /> bàn tỉnh, trong đó trọng tâm là ba lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư<br /> nghiệp.<br /> Phạm vi không gian: không gian nông nghiệp tỉnh Cà Mau, bao gồm:<br /> các huyện, thành phố và cả vùng biển khu vực Cà Mau.<br /> Phạm vi thời gian: Nghiên cứu của luận án được giới hạn trong phạm<br /> vi thời gian từ năm 1997 đến 2015. Phạm vi thời gian này cho phép luận án<br /> đánh giá thực trạng nông nghiệp Cà Mau từ khi tái lập tỉnh 1997 đến 2015;<br /> xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nông nghiệp phát triển theo hướng<br /> bền vững trong mối quan hệ kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2025.<br /> 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br /> 4.1. Cơ sở lý luận<br /> Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng<br /> Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản và chính sách,<br /> pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế, phát triển bền vững<br /> nói chung, nông nghiệp phát triển bền vững nói riêng; chủ trương phát triển<br /> kinh tế, xã hội, phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau; tiếp thu có chọn lọc<br /> các kết quả nghiên cứu đã công bố về phát triển nông nghiệp, nông nghiệp<br /> phát triển bền vững của các nhà khoa học trong và ngoài nước.<br /> 4.5.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng<br /> và duy vật lịch sử Mác-Lênin để nghiên cứu, rút ra các kết luận. Ngoài ra còn<br /> sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: nghiên cứu thực tế, phân<br /> tích tổng hợp, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn…nhằm rút ra những vấn<br /> đề mang tính tổng kết, khái quát một giai đoạn phát triển nông nghiệp cả<br /> trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn, để vận dụng đánh giá tổng thể thực<br /> trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau kể từ khi tái lập tỉnh đến<br /> 2015. Trên cơ sở đó định hướng xây dựng nông nghiệp tỉnh Cà Màu phát<br /> triển bền vững trong thời gian tới.<br /> 5. Đóng góp của luận án<br /> - Luận án góp phần làm rõ thêm khung lý thuyết về phát triển bền vững,<br /> nông nghiệp phát triển bền vững.<br /> - Tìm hiểu kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và một số địa<br /> phương trong nước về nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững để rút ra<br /> bài học kinh nghiệm cho tỉnh Cà Mau.<br /> <br /> 3<br /> <br /> - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển nông nghiệp ở tỉnh<br /> Cà Mau, giai đoạn 1997 - 2015.<br /> - Đề xuất có căn cứ khoa học các quan điểm và giải pháp chủ yếu<br /> nhằm thúc đẩy nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững<br /> trong những năm tới.<br /> 6. Kết cấu của luận án<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, hình<br /> vẽ, bảng biểu minh họa và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4<br /> chương.<br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN<br /> ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br /> Mục tiêu của chương 1, nghiên cứu các công trình liên quan đến đề<br /> tài luận án nhằm xác định những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển bền<br /> vững, nông nghiệp phát triển bền vững từ đó chỉ ra những vấn đề cần tiếp<br /> tục nghiên cứu đối với nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh<br /> Cà Mau.<br /> Để đảm bảo tính kế thừa và khẳng định những đóng góp của luận án,<br /> luận án chia các công trình nghiên cứu thành hai nhóm: 1) Những công<br /> trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án; 2) Những công<br /> trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài luận án. Những công<br /> trình khoa học trong nước và ngoài nước đã đề cập đến một số khía cạnh<br /> của vấn đề phát triển bền vững, nông nghiệp phát triển theo hướng bền<br /> vững. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến nông<br /> nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau. Vì vậy, luận án một<br /> mặt kế thừa, tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước;<br /> đồng thời bổ sung những khoảng trống các vấn đề nghiên cứu cần làm rõ<br /> hơn, đó là:<br /> - Chỉ rõ những công trình khoa học chủ yếu nghiên cứu nông nghiệp ở<br /> tầm lý luận chung, những vấn đề mang tính nguyên lý ở cấp độ quốc gia,<br /> châu lục. Một số công trình khác thì chỉ tập trung nghiên cứu một hoặc<br /> một số vấn đề cụ thể của nông nghiệp trong nước. Ngay cả ba luận án<br /> tham khảo cũng chỉ đi sâu nghiên cứu mô hình sản xuất ở vùng ngọt hóa,<br /> vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất, thị trường quyền sử<br /> dụng đất nông nghiệp.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2