intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định" được nghiên cứu với mục tiêu: Hệ thống hóa và phát triển lý luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Đánh giá thực trạng các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Nam Định; Đề xuất giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2035.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ PHẠM THỊ THANH THÚY GIẢI PHÁP KINH TẾ CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VÙNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024 1
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: GS. TS. Đỗ Kim Chung Phản biện 1: PGS.TS. Lê Đình Hải Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Ngô Thị Phương Thảo Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 3: TS. Trịnh Quang Thoại Trường Đại học Lâm nghiệp Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 20...... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin, Thư viện Lương Định Của, - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái vô cùng quan trọng vừa cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị, củi, gỗ cho người dân vừa là bức tường xanh vững chắc chống gió bão, xói lở, sóng thần, đồng thời là nơi sinh sản và ương dưỡng các loài thuỷ sản, cung cấp thực phẩm, thuốc, nhiên liệu và vật liệu xây dựng cho cộng đồng địa phương cũng như là nguồn tài nguyên cho giáo dục, du lịch, văn hóa. Tuy vậy, thách thức lớn hiện nay là RNM ngày càng suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn 2014-2021, tổng diện tích RNM tỉnh Nam Định giảm 527,35ha, trong đó, giai đoạn 2014-2015 giảm nhiều nhất tới 694,14ha, nguyên nhân do rừng ngập mặn bị chết và khô ngọn, gãy đổ do Bão số 8 năm 2012 (làm chết 170ha rừng ngập mặn); sự xâm thực của biển kết hợp với triều cường làm xói lở diện tích rừng (làm giảm 113,05ha rừng ngập mặn); đặc biệt là việc người dân chuyển diện tích rừng ngập mặn sang nuôi tôm, ngao (giai đoạn 1986–1998 rừng ngập mặn giảm 1.009,96ha)... (Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, 2018a). Sự suy giảm nhanh của rừng ngập mặn đã gây ra rất nhiều hệ luỵ như sự biến mất các loài thực vật của rừng (Đỗ Quý Mạnh, 2020), ảnh hưởng đến hộ dân vùng ven rừng ngập mặn khiến họ mất sinh kế và làm suy giảm đa dạng sinh kế của hộ, tăng đầu tư và giảm thu nhập (Vũ Minh Trang & Nguyễn Tường Huy, 2021). Do đó, cần phải nghiên cứu và tìm hiểu các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn nhằm giúp đảm bảo đa dạng sinh học cho khu vực, bảo vệ được diện tích rừng hiện có cũng như đảm bảo phát triển sinh kế bền vững cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn để cung cấp luận cứ khoa học cho việc phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định, từ đó, đề xuất định hướng và các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển ở tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 1
  4. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và phát triển lý luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; - Đánh giá thực trạng các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Nam Định; - Phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Nam Định - Đề xuất giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2035 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về lý luận và thực tiễn về giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát trển rừng ngập mặn vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đối tượng khảo sát là các tác nhân tham gia có liên quan đến việc thực hiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định. - Phạm vi về nội dung: Đề tài đề cập đến cụm từ giải pháp kinh tế nhưng nghiên cứu này tập trung vào các giải pháp kinh tế - quản lý để tạo ra các đòn bảy kinh tế, khuyến khích và thu hút người dân tham gia vào bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn. Các giải pháp kinh tế - quản lý cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh Nam Định bao gồm: quy hoạch phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Xây dựng và thực hiện cơ chế giao khoán đất cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Khuyến khích lợi ích kinh tế của người dân tham gia bảo tồn rừng ngập mặn; Xây dựng và thực hiện các mô hình sinh kế gắn với phát triển đời sống người dân sống phụ thuộc vào rừng; Thu hút nguồn lực cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Công tác giám sát và kiểm tra. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn tỉnh Nam Định, trong đó tập trung tại hai huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng. - Phạm vi về thời gian: Thông tin thứ cấp được thu thập và tổng hợp chủ yếu từ năm 2017-2021. 2
  5. Thông tin sơ cấp được thu thập qua khảo sát các đối tượng có liên quan bằng phỏng vấn, điều tra, thảo luận nhóm vào năm 2021-2022. Các giải pháp kinh tế bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển tại Nam Định được đề xuất áp dụng tới năm 2035. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về lý luận: Luận án đã hệ thống hoá và phát triển các vấn đề lý luận về giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn. Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu đã công bố, các giải pháp cho bảo tồn và phát triển RNM trước đây thiên về tập trung vào các giải pháp kỹ thuật hoặc một số giải pháp kinh tế riêng lẻ mà chưa có nghiên cứu tổng hợp các giải pháp kinh tế - quản lý cho bảo tồn và phát triển RNM. Luận án đã khái quát các vấn đề lý luận về nội dung giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển đồng thời xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn, từ đó xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển. Về thực tiễn: Luận án đã phân tích thực trạng thực thi các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển RNM ven biển tỉnh Nam Định. Các giải pháp về giao khoán bảo vệ RNM, huy động nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng và quy hoạch RNM được tiến hành tương đối tốt, giúp diện tích RNM là rừng đặc dụng của tỉnh được bảo vệ tốt với trên 945ha, RNM là rừng phòng hộ được bảo vệ trên 1.700ha. Các nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc thực hiện các giải pháp kinh tế trong bảo tồn và phát triển RNM tại Nam Định thời gian qua là bộ máy quản lý RNM, nhân tố thuộc Chính sách pháp luật của nhà nước và đặc điểm người dân vùng ven RNM trên cả phương diện thực thi các giải pháp và hiệu quả các giải pháp. Về giải pháp: Trên cơ sở phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh Nam Định, thời gian tới, nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn, tỉnh cần triển khai các giải pháp tiếp theo đó là: Nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Đổi mới công tác giao khoán, cho thuê, bảo vệ rừng; Tiếp tục đảm bảo sinh kế cho người dân vùng ven rừng ngập mặn; Hoàn thiện công tác quy hoạch cho phát triển rừng ngập mặn; Thúc đẩy sự tham gia của người dân vào bảo vệ và phát triển rừng. Các giải pháp được đề xuất có cơ sở khoa học và thực tiễn, có giá trị tham khảo hữu ích cho các 3
  6. địa phương có điều kiện tương đồng với Nam Định trong triển khai thực hiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, những kiến thức, phương pháp khoa học trong luận án có ý nghĩa tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách trong thời gian tới lĩnh vực có liên quan của luận án. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu đã hệ thống hoá, vận dụng và bổ sung các vấn đề lý luận về giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn. Đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn. Đồng thời luận án đã làm rõ các khái niệm, phương pháp, nội dung nghiên cứu cho giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặnven biển, đây là nguồn thông tin mới, hữu ích để bổ sung và làm phong phú thêm tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn. Ý nghĩa thực tiễn: Hiện nay trước những thách thức của việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, việc nghiên cứu thực trạng triển khai thực hiện các giải pháp cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định được tiến hành và các giải pháp đề xuất là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ cho Nam Định mà cho các địa phương khác có điều kiện tương đồng trong thời gian tới có thể thực hiện có hiệu quả các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn trên các phương diện: về huy động nguồn lực, về quy hoạch và lập kế hoạch giao khoán, bảo vệ rừng, về phân công phối hợp các bên liên quan cũng như công tác kiểm tra giám sát quá trình thực thi các giải pháp. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP KINH TẾ CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VÙNG VEN BIỂN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP KINH TẾ CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VÙNG VEN BIỂN 2.1.1. Khái niệm các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển Luận án đã làm rõ và phát triển một số khái niệm như: rừng ngập mặn, bảo tồn rừng ngập mặn, phát triển rừng ngập mặn, giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển. 4
  7. 2.1.2. Vai trò của giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn Với xã hội: các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn được triển khai nhằm mục tiêu bảo tồn các loài động, thực vật và hệ sinh thái của rừng ngập mặn, đồng thời với đảm bảo sinh kế cho người dân vùng ven khu vực có rừng và các đối tượng có liên quan khác. Với người dân: Công tác triển khai các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn sẽ tạo điều kiện để người dân có đủ nguồn lực, cơ sở cho việc khai thác hợp lý và bảo vệ sự bền vững của nguồn lợi tài nguyên rừng. Với cộng đồng: khi bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn sẽ góp phần bảo vệ hệ sinh thái, môi trường khu vực RNM cũng như bảo vệ được diện tích rừng. Đồng thời, giúp người dân có thể phát triển sinh kế và ổn định sinh kế của người dân khu vực có rừng và ven RNM. Bên cạnh đó, nếu bảo tồn và phát triển RNM hiệu quả, sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển các hoạt động văn hoá – giáo dục cho cộng đồng như bảo vệ tài nguyên, phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với tài nguyên RNM 2.1.3. Đặc điểm các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn Đặc điểm các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn bao gồm: Rừng ngập mặn là tài sản công cộng (common resources), là tài nguyên sử dụng chung của cộng đồng; Các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn chủ yếu tới từ khu vực công liên quan đến nỗ lực của chính phủ và chính quyền địa phương. Các giải pháp kinh tế-quản lý cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn khi được triển khai là sự kết hợp linh hoạt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tất cả các tổ chức, cá nhân và nhà nước. Cơ quan quản lý nhà nước có thể xây dựng và thực hiện cơ chế, khuyến khích các hộ gia đình và các cá nhân để chăm sóc, bảo vệ rừng theo hợp đồng. Chính quyền cấp xã và làng/ thôn/ bản đóng vai trò là một tác nhân tích cực, trực tiếp tham gia thực hiện các giải pháp. Các giải pháp kinh tế để bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn khi được nghiên cứu và triển khai sẽ căn cứ vào từng loại rừng, phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng được giao quyền sử dụng, quản lý. 2.1.4. Nội dung nghiên cứu giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển Nội dung nghiên cứu giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển bao gồm: (1) Quy hoạch phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; (2) Xây dựng và thực hiện cơ chế giao khoán đất cho bảo 5
  8. tồn và phát triển rừng ngập mặn; (3) Cơ chế hỗ trợ lợi ích kinh tế cho người dân tham gia vào bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; (4) Xây dựng và thực hiện các mô hình sinh kế gắn với phát triển đời sống người dân sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn; (5) Thu hút nguồn lực cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; (6) Giám sát, kiểm tra; (7) Kết quả bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn. 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển bao gồm: (1) Chính sách pháp luật của nhà nước về bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; (2) Bộ máy quản lý rừng ngập mặn; (3) Vai trò các bên liên quan trong bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn và (4) Đặc điểm người dân vùng ven rừng ngập mặn. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP KINH TẾ CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và một số địa phương của Việt Nam như Quảng Ninh, Thái Bình, Sóc Trăng, nghiên cứu đã rút ra bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Nam Định trong thực hiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn. 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Các nghiên cứu về bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn đã được các tác giả trong và ngoài nước thực hiện, như Phạm Thu Thuỷ & cs. (2019), Dinh Duc Truong (2021), Võ Thanh Sơn (2015), Phạm Hạnh Nguyên (2016), Eddy & cs. (2016), Nguyễn Quốc Hoàn & cs. (2018), Mai Quyên (2021), Lê Xuân Tuấn & cs. (2008)…tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung nhiều vào nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể như các giải pháp kỹ thuật, nghiên cứu về cơ chế tài chính, giải pháp liên quan đến đa dạng sinh học….tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về tổng hợp các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ở Việt Nam. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Đề tài sử dụng các cách tiếp cận gồm: Tiếp cận theo sinh kế, tiếp cận theo hình thức quản lý, tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận hai khu vực công – tư, đề xuất khung phân tích như sơ đồ 3.1. 6
  9. TÁC NHÂN HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN - Quy hoạch và thực hiện quy hoạch - Hộ - Xây dựng và thực hiện cơ chế giao khoán đất RỪNG - Cá nhân - Cơ chế khuyến khích lợi ích kinh tế của người dân tham gia - Doanh nghiệp bảo tồn và phát triển NGẬP MẶN - Tổ, nhóm - Xây dựng và thực hiện các mô hình sinh kế ĐƯỢC - Cộng đồng - Thu hút nguồn lực cho bảo tồn và phát triển BẢO TỒN - Giám sát, kiểm tra VÀ PHÁT TRIỂN Chính sách pháp Cơ chế phối hợp Đặc điểm người luật của nhà nước Bộ máy quản lý của các bên liên dân vùng ven rừng về bảo tồn và phát rừng ngập mặn quan trong bảo tồn ngập mặn triển và phát triển YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Sơ đồ 3.1. Khung phân tích 3.2. CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Nam Định có diện tích rừng ngập mặn lớn, có nhiều tiềm năng và lợi thế lớn về kinh tế - xã hội. Tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn có hiệu quả trong đảm bảo đa dạng sinh học và bảo vệ được diện tích rừng cũng như hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nghiên cứu tập trung vào 2 huyện là Giao Thuỷ nơi có diện tích RNM được quản lý, bảo vệ bởi Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thuỷ còn Nghĩa Hưng thì rừng ngập mặn được giao cho UBND các xã tiến hành công tác quản lý, bảo vệ. Hai huyện này có đầy đủ các hộ gia đình có hoạt động kinh tế, sinh kế phụ thuộc khác nhau vào rừng ngập mặn, do đó, nhận thức và sự tham gia các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng của người dân có sự khác biệt khá lớn. 3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp Thông tin thứ cấp được thu thập từ những tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí hay báo cáo của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Các thông tin trên được thu thập thông qua các báo cáo hàng năm của các cơ quan, đơn vị có liên quan, số liệu trên các website chuyên ngành. 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Thông tin sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn sâu 30 cán bộ quản lý, đại diện cho các cơ quan thực thi cấp tỉnh và huyện. Phỏng vấn 30 cán bộ UBND 8 7
  10. xã ven biển thuộc 2 huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng. Phỏng vấn 410 hộ dân có sinh kế phụ thuộc vào rừng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng trên các tiêu chí: Đặc điểm sinh kế đặc trưng hộ dân và Mô hình giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn. Phương pháp thảo luận nhóm được thực hiện với sự tham gia của các thành viên trong 2 tổ bảo vệ rừng ở Giao Thuỷ và đại diện nhóm hộ có sinh kế khác nhau. Phỏng vấn sâu 03 HTX sản xuất và kinh doanh thuỷ hải sản, 02 doanh nghiệp chế biến thủy hải sản, 06 hộ thu gom thuỷ hải sản. Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập ý kiến các chuyên gia, cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn. 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN Các phương pháp xử lý và phân tích thông tin gồm: Thống kê mô tả; thống kê so sánh; cho điểm theo thang đo Likert, phương pháp mô hình kinh tế lượng, phương pháp sơ đồ VENN. Chỉ tiêu nghiên cứu gồm: chỉ tiêu đánh giá về văn bản chính sách. Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch và thực hiện quy hoạch rừng ngập mặn. Chỉ tiêu đánh giá kết quả giao khoán đất cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn. Chỉ tiêu đánh giá việc khuyến khích người dân tham gia vào bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn. Chỉ tiêu đánh giá kết quả xây dựng mô hình sinh kế gắn với phát triển đời sống người dân sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn. Chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút nguồn lực cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn. Chỉ tiêu phản ánh công tác giám sát, kiểm tra. Chỉ tiêu phản ánh tác động các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh Nam Định. Chỉ tiêu phản ánh yếu tố ảnh hưởng. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VÙNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH 4.1.1. Quy hoạch phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, căn cứ vào việc thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn cùng các nhân tố khác, diện tích rừng phòng hộ được quy hoạch giảm giảm 857ha. Diện tích rừng đặc dụng được quy hoạch có sự thay đổi không nhiều, giảm 264ha. 8
  11. Bảng 4.1. Quy hoạch đất lâm nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2020 Quy hoạch đất 2015 Quy hoạch đất 2020 Loại đất Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ (ha) (%) (ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 166.699 100,00 168.142,36 100 Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp 111.671 66,99 107.655 64,03 1. Rừng đặc dụng 2.815 1,69 2.857 1,7 2. Phòng hộ 2.349 1,41 1.735 1,03 3. Sản xuất 0 0 Nguồn: UBND tỉnh Nam Định (2011, 2016), Chính phủ (2013) Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định các năm tương đối tốt: Bảng 4.2. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định 2015-2020 Kết quả thực hiện Kết quả thực hiện Thực hiện/kế Thực hiện/kế quy hoạch năm năm 2015 hoạch năm 2015 hoạch năm 2020 2020 Loại đất Diện Diện tích Tỷ lệ Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ tích (ha) (%) (%) (ha) (%) (ha) (%) (ha) Tổng diện tích 166.853,93 100,00 154,93 100,09 165.319,80 100,00 -2.822,56 98,32 đất tự nhiên Diện tích đất 113.001,88 67,73 1.330,88 101,19 113.433,00 68,61 5.778,00 105,37 nông nghiệp 1. Rừng đặc 1.053,61 0,63 -1.761,39 37,43 1.062,68 0,64 -1.794,32 37,20 dụng 2. Rừng phòng 1.896,82 1,14 -452,18 80,75 1.761,89 1,07 26,89 101,55 hộ 3. Rừng sản 101,56 0,06 101,56 - 197,65 0,12 197,65 - xuất Nguồn: UBND tỉnh Nam Định (2021) Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Nam Định tới năm 2020 cho thấy, diện tích rừng đặc dụng chỉ đạt 37,2% so với kế hoạch, đây là tỷ lệ quá thấp, trong khi diện tích rừng phòng hộ tăng 1,55% so với kế hoạch đặt ra. Nguyên nhân được thu thập từ các cán bộ huyện, xã phỏng vấn giải thích cho việc chưa thực hiện được mục tiêu quy hoạch của tỉnh là do nguồn ngân sách và tài chính cho công tác bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng (100% rừng ngập mặn) còn nhiều hạn chế. 9
  12. Đặc biệt là nguồn tài chính cho công tác bảo vệ và trồng rừng ngập mặn vượt kế hoạch đề ra trong khi nguồn tài chính cho công tác bảo vệ rừng ngập mặn, nhất là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ của tỉnh còn hạn chế. Do đó hiệu quả của việc bảo vệ và phát triển hai loại rừng này của tỉnh chưa thật sự hiệu quả. Nhận xét của cán bộ và người dân về công tác quy hoạch rừng ngập mặn cho thấy, về cơ bản, có sự chênh lệch khá lớn trong nhận xét, đánh giá của các cán bộ tỉnh, huyện; cán bộ xã và đại diện người dân về các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch rừng. 4.1.2. Xây dựng và thực hiện cơ chế giao khoán đất cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn Các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan trong việc thực hiện hoạt động giao khoán đất cho bảo vệ và phát triển rừng được quy định trong các văn bản chính sách của Trung ương và tỉnh. Tỉnh Nam Định chỉ giao khoán cho 2 đơn vị là Ban quản lý rừng đặc dụng (Vườn quốc gia Xuân Thuỷ) và UBND các xã, thị trấn vùng ven RNM trên địa bàn tỉnh Nam Định. Với mức hỗ trợ theo quy định, UBND tỉnh Nam Định đã triển khai đúng việc cấp kinh phí khoán bảo vệ và phát triển rừng hàng năm cho các đơn vị để thực hiện các công việc của mình. Bảng 4.3. Quyền lợi và nghĩa vụ các bên trong giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn áp dụng trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2017-2022 Chỉ tiêu VQG Xuân Thuỷ UBND xã, thị trấn 1. Quyền lợi - Hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng đặc dụng 450.000 đồng/ha/năm - Hỗ trợ kinh phí quản lý rừng đặc dụng 250.000 đồng/ha/năm - Hỗ trợ kinh phí quản lý, bảo vệ rừng 413.000-450.000 phòng hộ đồng/ha/năm Bình quân 120-450 triệu - Kinh doanh du lịch, dịch vụ sinh thái đồng/năm - Hỗ trợ lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng 50.000 đồng/ha/năm 50.000 đồng/ha/năm - Tập huấn về bảo vệ rừng 2-3 lần/năm 1 lần/ năm 2. Nghĩa vụ - Bảo toàn diện tích rừng Có Có - Phòng cháy chữa cháy rừng Có Có - Tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn các Tối thiểu 1 tháng/ 1 Tối thiểu 1 tháng/1 lần hành vi gây thiệt hại tài nguyên rừng lần Nguồn: Thảo luận nhóm (2022) 10
  13. Việc thực hiện các hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng được triển khai trên địa bàn các xã có RNM thông qua việc ký hợp đồng hằng năm với các tổ bảo vệ rừng (thường là các hộ dân NTTS trong khu vực vùng đệm của VQG Xuân Thuỷ) hoặc thông qua thoả thuận tại cuộc họp giao nhiệm vụ bảo vệ rừng cho thành viên Ban quản lý bãi triều của xã. Kết quả công tác giao khoán, bảo vệ rừng của tỉnh tương đối tốt các năm qua, cụ thể: ĐVT: ha 2000 1.764,76 1.754,05 1.752,16 1.734,96 1800 1.702,66 1.635,62 1600 1400 1200 932,73 929 945,09 945,09 946,09 946,09 1000 800 600 400 200 0 BQL UBND BQL UBND BQL UBND BQL UBND BQL UBND BQL UBND rừng đặc rừng đặc rừng đặc rừng đặc rừng đặc rừng đặc dụng dụng dụng dụng dụng dụng 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Hình 4.1. Diện tích giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn cho các đơn vị qua các năm giai đoạn 2017-2022 Nguồn: UBND tỉnh Nam Định (2017-2020) Tại huyện Giao Thuỷ, UBND các xã đã tiến hành giao khoán, bảo vệ rừng cho 02 Tổ quản lý bảo vệ rừng tại các xã Giao An, Giao Lạc với tổng số hộ 35 hộ, diện tích hơn 1000ha rừng ngập mặn qua hình thức hợp đồng ghi rõ trách nhiệm và quyền lợi các bên. Ban quản lý rừng đặc dụng quản lý diện tích RNM thay đổi trong 3 năm 2017- 2019 tăng 12,36ha và ổn định giai đoạn tiếp theo đến 2022, trong khi UBND các xã, thị trấn được giao quản lý RNM biến động khá lớn giai đoạn này tăng 129,14ha. Tất cả các bên liên quan đều đánh giá rằng quy định về quyền lợi khi giao khoán rừng ngập mặn cho các bên liên quan hiện nay mới chỉ ở mức trung bình, với số điểm đánh giá là trên 3,02 điểm-3,73 điểm. Tuy nhiên hoạt động giao khoán rừng được tiến hành minh bạch, rõ ràng với thời điểm ký hợp đồng giao khoán phù hợp, mức hỗ trợ tương đối công bằng giữa các đơn vị nhận khoán. 11
  14. 4.1.3. Khuyến khích lợi ích kinh tế của người dân tham gia vào bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn Việc khuyến khích người dân được thực hiện thông qua các nhóm hỗ trợ gồm: hỗ trợ về tài chính trực tiếp cho các hộ gia đình được lựa chọn, xây dựng các mô hình sinh kế cho người dân vùng ven RNM, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người dân. Bảng 4.4. Kết quả hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn Giá trị Cơ chế Đối tượng Địa điểm Số hộ thụ Thời gian (triệu hỗ trợ thụ hưởng thực hiện hưởng thực hiện đồng) 1. Hỗ trợ tài chính - Cho vay phát Hộ nhận giao Giao Thuỷ 33 1.070 2016 (29 hộ), triển sản xuất khoán, bảo vệ rừng 2020 (4 hộ) - Cho vay phát Hộ nhận giao Nghĩa Hưng 3 90 2020-2021 triển sản xuất khoán, bảo vệ rừng 2. Xây dựng các mô hình sinh kế - Nuôi ong Hộ thuộc các xã Giao Thuỷ 20 329,37 2014-2015 vùng đệm - Trồng nấm Hộ thuộc các xã Giao Thuỷ 6 102 2008-2009 vùng đệm - Du lịch sinh thái Hội phụ nữ xã Giao Thuỷ 11 70 2005-2007 Giao Xuân - Trồng cà chua Hộ có rừng trong Nghĩa Hưng 26 12 2019-2020 khu vực trồng mới RNM ven biển - Nuôi cá mú Hộ có rừng trong Nghĩa Hưng 11 372,9 2019-2020 khu vực trồng mới RNM ven biển 3. Tập huấn kỹ thuật - Nâng cao nhận Hộ dân vùng đệm, Giao Thuỷ, 560 240 2016-2021 thức về vai trò, xã có rừng Nghĩa Hưng lợi ích RNM - Phòng cháy Hộ dân vùng đệm, Giao Thuỷ, 700 160 2016-2021 chữa cháy rừng xã có rừng Nghĩa Hưng Nguồn: Tổng hợp các nguồn số liệu (2023) 12
  15. Thực hiện hỗ trợ các mô hình sinh kế với một số hộ dân được lựa chọn nằm trong vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mất/ giảm phần lớn thu nhập do ảnh hưởng dự án trồng mới RNM hoặc có sinh kế phụ thuộc hoàn toàn vào RNM là giải pháp được lựa chọn nhằm đảm bảo thu nhập và các hoạt động kinh tế của hộ khi bị ảnh hưởng. Công tác tập huấn được triển khai rộng khắp với các hộ gia đình trong khu vực vùng đệm và có sinh kế có liên quan đến rừng. Hàng năm, các xã thường tổ chức các lớp tập huấn với tần suất 1-2 lớp/ năm và quy mô mỗi lớp tập huấn thường tổ chức cho 60-70 người. Số hộ được vay vốn phát triển sản xuất là 33 hộ ở Giao Thuỷ với số tiền 1.070 triệu đồng, 3 hộ ở Nghĩa Hưng với số vốn 90 triệu đồng, gần 80 hộ được hỗ trợ xây dựng sinh kế với số vốn hơn 700 triệu đồng. Đánh giá của các nhóm hộ về việc lựa chọn xây dựng các mô hình sinh kế phù hợp chiếm tỷ lệ khá cao ở cả 3 nhóm hộ (tỷ lệ trên 68% ý kiến nhận định ở cả 3 nhóm), tuy nhiên, mức hỗ trợ hiện được nhiều ý kiến nhận định là còn thấp, chưa hợp lý. Hoạt động tập huấn và tuyên truyền về bảo vệ và phát triển rừng được người dân đánh giá khá tốt với nội dung tập huấn và tuyên truyền được đánh giá là rõ ràng, dễ hiểu, thời gian tập huấn tương đối phù hợp. Kết quả đánh giá cho thấy, người dân chủ yếu tham gia hoạt động góp ý quy hoạch bảo vệ rừng (122/410 người tham gia); thực hiện tuyên truyền và hỗ trợ người dân bảo vệ, phát triển RNM (173/410 người tham gia) và đóng góp ngày công cho các hoạt động trồng rừng, chăm sóc cây rừng (137/410 người tham gia). Trong khi số lượng người dân đóng góp tiền cho hoạt động trồng rừng ít nhất trong số các hoạt động có sự tham gia của hộ (chỉ 30/410 hộ tham gia). 4.1.4. Xây dựng và thực hiện các mô hình sinh kế gắn với bảo tồn và phát triển rừng cho người dân sống phụ thuộc vào rừng Các mô hình sinh kế của người dân vùng ven rừng ngập mặn ở huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng được phát triển trên cơ sở tiềm năng của địa phương, khai thác các lợi thế sẵn có. Điều này đã giúp quá trình phát triển kinh tế của người dân được đa dạng, không phụ thuộc quá lớn vào một mô hình sinh kế nhất định nào. Việc xây dựng các cơ chế thu hút người dân ứng dụng các mô hình sinh kế phù hợp ở vùng ven biển tỉnh Nam Định được thực hiện với 5 mô hình chính gồm: mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, mô hình nuôi ong, mô hình trồng nấm, mô hình trồng cà chua và mô hình nuôi cá Mú. 13
  16. Bảng 4.5. Hỗ trợ sinh kế cho hộ dân vùng ven biển Nam Định Giao Thuỷ Nghĩa Hưng Diễn giải Mô hình du lịch sinh Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình nuôi ong thái cộng đồng trồng nấm cà chua cá Mú 1. Địa điểm thực Xã Giao Xuân 5 xã vùng đệm 5 xã vùng đệm Xã Nam Điền Xã Nghĩa Hải hiện Hộ có đất trong Hộ có đất trong 2. Đối tượng Hộ dân thuộc Hội phụ Hộ nuôi ong Hộ chăn nuôi gia súc khu trồng mới khu trồng mới thực hiện nữ xã 330ha RNM 330ha RNM 3. Quy mô 15 hộ 20 hộ 22 hộ 26 hộ 11 hộ 4. Thời gian 2005-2007, 2010-2013 2014-2015 2008-2009 2019-2020 2019-2020 Hỗ trợ vay vốn Hỗ trợ kỹ thuật Hỗ trợ kỹ thuật 5. Nội dung Tập huấn kỹ thuật kinh Hỗ trợ phương tiện nuôi Hỗ trợ xây dựng lán 50% giống cà chua 50% giống cá Mú doanh dịch vụ ong trại, giống nấm 6. Số tiền hỗ trợ 70 triệu đồng 329,37 triệu đồng Gần 102 triệu đồng 12 triệu đồng 372,9 triệu đồng 15 hộ trong Hợp tác xã Hình thành Hợp tác xã Hình thành Hợp tác xã du lịch cộng đồng Giao 7. Kết quả Nuôi ong với 70 thành trồng nấm với 70 thành Xuân giai đoạn 2013- viên viên 2019 Hiện chỉ còn 1 hộ của HTX Nuôi ong không HTX DLST Gia Xuân còn hoạt động, còn 20 8. Thực trạng Không còn hộ trồng tiếp tục hoạt động và 20 hộ nuôi ong đơn lẻ trên Tiếp tục duy trì Tiếp tục duy trì đến năm 2022 nấm hoạt động hộ không thuộc HTX địa bàn huyện Giao cung cấp dịch vụ du lịch Thuỷ Nguồn: Tổng hợp các nguồn số liệu (2022) 14
  17. Trên cơ sở các mô hình sinh kế hiện đang có trên địa bàn các huyện ven biển tỉnh Nam Định, việc xây dựng và thực hiện các mô hình sinh kế cho người dân sống phụ thuộc vào rừng được thực hiện theo 6 bước từ tỉnh xuống hộ dân, do Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện toàn bộ nội dung hoạt động hỗ trợ, có sự tham gia hỗ trợ của VQG Xuân Thuỷ và UBND các xã, thị trấn nhưng tính chủ động của nhóm đối tượng này không cao. Các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người dân trên địa bàn các xã vùng ven biển Nam Định hiện nay mang tính chất thời điểm, chưa lâu dài và chưa bền vững, khi các hoạt động hỗ trợ của dự án kết thúc, rất ít số hộ tham gia tiếp tục duy trì các sinh kế trong thời gian tiếp theo. Bảng 4.6. Kết quả hoạt động các mô hình sinh kế của người dân năm 2021 (bình quân 1 hộ/1 năm) ĐVT: 1.000 đồng Giao Thuỷ Nghĩa Hưng Mô hình du Mô hình Mô hình Mô hình cà Mô hình lịch sinh thái nuôi ong trồng nấm chua (BQ 1 cá Mú Diễn giải cộng đồng (BQ (BQ 1 BQ 1 hộ/1 hộ/1 (BQ 1 hộ/1 1 hộ/1 năm) hộ/1 năm) năm) năm/1ha) vụ) 1. Tổng chi 13.705 369.000 1.080 37.636,45 180.743,2 2. Tổng thu 61.900 450.000 2.709 141.660 222.431,8 3. Lợi nhuận 48.195 81.000 1.629 104.023,54 41.688,6 Nguồn: Tổng hợp các nguồn số liệu (2022) Theo đánh giá của các nhóm đối tượng có liên quan, thì nhóm cán bộ huyện, tỉnh và nhóm cán bộ xã đều đánh giá việc hỗ trợ xây dựng các mô hình sinh kế là phù hợp, với cơ chế nhân rộng mô hình hiệu quả và nguồn lực hỗ trợ các mô hình sinh kế phù hợp, tính hiệu quả của mô hình ở mức tốt và các mô hình sinh kế đều có mức hiệu quả ở mức đánh giá khá, hiệu quả với điểm trung bình đều trên 3,4. 4.1.5. Thu hút nguồn lực cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn Phần lớn nguồn vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp của Nam Định là từ nguồn ngân sách nhà nước chiếm tới 75,79% tổng nguồn vốn. Trong khi đó, nguồn vốn từ xã hội hoá đóng góp cho việc bảo vệ và phát triển rừng chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ, chỉ 0,08% tổng nguồn vốn đầu tư, điều này đặt ra vấn đề rất lớn cho công tác huy động các nguồn vốn xã hội hoá và tái đầu tư cho RNM của địa phương. 15
  18. Bảng 4.7. Kết quả huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2017 – 2021 tỉnh Nam Định Giá trị Tỷ lệ TT Nguồn vốn (triệu đồng) (%) 1 Ngân sách nhà nước 106.218 76,49 2 Vốn đầu tư nước ngoài 30.543 21,99 3 Vốn NCKH 2.000 1,44 4 Vốn huy động xã hội hoá 108 0,08 Tổng 138.869 100,00 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định (2022) Kết quả giải ngân các nguồn vốn thực hiện kế hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2021 cho thấy việc giải ngân nguồn vốn khoa học công nghệ và nguồn vốn huy động xã hội hoá từ dân được thực hiện tốt, tỷ lệ 100%, tuy nhiên, các nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài tài trợ cho Nam Định có tốc độ giải ngân còn thấp so với kỳ vọng (tỷ lệ giải ngân tương ứng là 88,83% và 75,05%). Bảng 4.8. Kết quả giải ngân các nguồn vốn thực hiện kế hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2017 – 2021 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Vốn được Vốn đã TT Nguồn vốn Vốn được Tỷ lệ duyệt giải ngân duyệt/giải ngân (%) 1 Ngân sách nhà nước 106.217,93 97.373,00 8.844,93 91,67 2 Vốn đầu tư nước ngoài 30.543,00 22.921,00 7.622,00 75,05 3 Vốn NCKH 2.000,00 2.000,00 - 100,00 4 Vốn huy động xã hội hoá 108,00 108,00 - 100,00 Tổng 138.868,93 122.402,00 16.466,93 88,14 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định (2022) Một số những điểm bất cập hiện nay trong công tác huy động nguồn lực cho bảo vệ và phát triển RNM khu vực ven biển tỉnh Nam Định đó là: việc giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài đều diễn ra chậm hơn so với kế hoạch phê duyệt. Hiện chưa có chế tài/ quy chế rõ ràng quy định tỷ lệ % trích nộp nguồn thu từ du lịch sinh thái của VQG Xuân Thuỷ và các 16
  19. hộ cung cấp dịch vụ du lịch có gắn với RNM trên địa bàn các xã, các huyện của tỉnh để có thể tái đầu tư cho bảo vệ và phát triển RNM. Việc huy động nguồn lực bằng tiền từ người dân, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nam Định cho bảo vệ và phát triển RNM nói riêng, lâm nghiệp nói chung thời gian qua gần như không đạt được hiệu quả, với số tiền các tổ chức, cá nhân đóng góp cho đầu tư vào RNM chủ yếu sử dụng cho mục đích trồng dặm RNM qua các năm. Chưa thực hiện các hỗ trợ tài chính từ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và thị trường mua bán tín chỉ carbon xanh. 4.1.6. Giám sát và kiểm tra Việc thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát việc bảo tồn và phát triển RNM trên địa bàn tỉnh Nam Định được tiến hành theo 2 hình thức: (1) Các cơ quan, ban ngành, đơn vị chức năng trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát trong việc quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn nói riêng và rừng nói chung; (2) Người dân, cộng đồng vùng ven RNM và các diện tích rừng khác tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ rừng một cách tự nguyện thông qua các hoạt động thường ngày, báo cáo ngay các hành vi vi phạm về rừng để cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Hoạt động kiểm tra, giám sát được tiến hành rất thường xuyên, liên tục với sự tham gia của đại diện chính quyền các xã, thị trấn, Đồn biên phòng, Hạt kiểm lâm các địa phương cũng như đại diện Ban quản lý VQG Xuân Thuỷ và đại diện các Tổ quản lý bãi triều và Tổ giao khoán bảo vệ rừng. Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra, giám sát bảo vệ rừng tỉnh Nam Định giai đoạn 2020-2022 Nội dung Đơn vị tính 2020 2021 2022 Số xã được kiểm tra trong năm Xã 29 29 29 Số lượt kiểm tra trọng điểm Lượt 3 5 6 Số lượt kiểm tra liên ngành Lượt 32 38 41 Số đợt tuần tra thường xuyên của UBND xã, thị Lượt 96 102 118 trấn, VQG Số lượt tuần tra của Hạt kiểm lâm, Đồn biên phòng Lượt 24 28 32 Nguồn: Tổng hợp các nguồn số liệu (2022) Công tác kiểm tra, giám sát được các đối tượng có liên quan đánh giá đã thực hiện thường xuyên, đặc biệt là theo ý kiến của các cán bộ huyện và tỉnh với số điểm 3,97. Tuy nhiên, đánh giá về việc giải quyết các vấn đề phát sinh chưa thật sự kịp thời với số điểm chỉ từ 3,4-3,8 tức là ở mức độ khá. 17
  20. 4.1.7. Kết quả bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại Nam Định Diện tích RNM của tỉnh đã tăng khá nhiều giai đoạn 2017-2019, do diện tích trồng mới RNM đã đủ điều kiện thành rừng được đưa vào thống kê. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, giai đoạn 2019-2022, diện tích RNM của tỉnh lại có sự suy giảm nhẹ (28,8ha). 2.709,85 2.699,14 2.698,25 2.681,05 2.631,66 2.568,35 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Đồ thị 4.1. Diện tích rừng ngập mặn tỉnh Nam Định giai đoạn 2017- 2022 Nguồn: UBND tỉnh Nam Định (2018-2023) Hệ sinh thái RNM vẫn tồn tại rất đa dạng và phong phú với 6 hệ sinh thái bao gồm rừng ngập mặn, rừng phi lao, cồn đất và cồn cát, bãi phù sa lầy bồi lắng, mặt nước sông lạch và biển. Về cơ bản, số lượng các loài động, thực vật tại Nam Định vẫn được giữ vũng trong giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên, vẫn có sự suy giảm nhẹ số lượng các loài hệ cá và bò sát, Ếch nhái, thú trong Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Hiện nay, các loài động, thực vật quý hiếm như 9 loài chim có tên trong Danh sách Đỏ các loài bị đe dọa tuyệt chủng ở quy mô toàn cầu như Bồ nông chân xám, Cò quặm đầu đen,...hay 3 loài thú quý hiếm là Rái cá, Cá heo, Cá đầu ông sư vẫn được bảo vệ an toàn tại hệ sinh thái rừng ngập mặn. Diện tích rừng phòng hộ được trồng mới chưa nhiều, phần lớn là trồng cây phân tán (trồng bổ sung ở các khu/ bãi đất trống bên trong RNM), trong khi công tác khoanh nuôi có trồng bổ sung cây ngập mặn được tiến hành với các diện tích thuộc vùng lõi của VQG. Diện tích RNM được tiến hành chăm sóc, bảo vệ là tận dụng kinh phí từ các chương trình, dự án trong và ngoài nước, kinh phí chưa nhiều nên hiệu quả còn thấp. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2