intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: Tathimu Tathimu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

155
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hướng đến các mục tiêu: làm rõ cơ sở lý luận về sự phát triển kinh tế hộ nông dân, kinh nghiệm thực tiễn và rút ra bài học cho tỉnh Bắc Kạn; làm rõ thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn, đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh mới hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> NGUYỄN VĂN CÔNG<br /> <br /> PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN GẮN VỚI<br /> GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở TỈNH BẮC KẠN<br /> Chuyên ngành: Kinh tế phát triển<br /> Mã số: 62.31.01.05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> HÀ NỘI – 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> Tập thể hướng dẫn khoa học:<br /> 1. TS Lê Anh Vũ<br /> 2. TS. Phan Văn Hùng<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn<br /> Phản biện 2: PGS.TS Lê Xuân Đình<br /> Phản biện 3: TS. Nguyễn Thị Lan Anh<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học<br /> viện, tại Học Viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh<br /> Xuân, Hà Nội Vào hồi<br /> giờ, ngày tháng<br /> năm 2017<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia<br /> - Thư viện Học viện Khoa học xã hội<br /> <br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ<br /> LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br /> 1. Nguyễn Văn Công (2016), “Phát tiển kinh tế hộ nông dân gắn<br /> với giảm nghèo bền vững tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Nghiên cứu<br /> Địa lý Nhân văn (số 3 tháng 9/2016), tr.31-38.<br /> 2. Nguyễn Văn Công (2016), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh<br /> tế cho sản phẩm quýt Bắc Kạn”, Tạp chí Thông tin và Dự báo<br /> Kinh tế - Xã hội (số 127 tháng 7/2016), tr.30-39.<br /> 3. Nguyễn Văn Công (2016), “Khai thác thế mạnh nguồn vốn<br /> nhân lực cải thiện sinh kế của hộ nông dân trong giảm nghèo ở<br /> Bắc Kạn” Tạp chí Lao động và Xã hội (số 529 tháng 6/2016),<br /> tr.59-61.<br /> 4. Nguyễn Văn Công (2016), “Ổn định thu nhập của hộ nông dân<br /> hướng tới giảm nghèo bền vững tại tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí<br /> Lao động và Xã hội (số 528 tháng 6/2016), tr.49-51.<br /> 5. Nguyễn Văn Công (2013), “Phát triển kinh tế hộ nông dân tại<br /> Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Số 16, tháng 08 năm<br /> 2013), tr. 16-18.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Hiện nay kinh tế hộ nông dân (KTHND) vẫn là loại hình kinh tế<br /> phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Quá trình đổi mới và hội nhập kinh<br /> tế quốc tế đã giúp cho kinh tế hộ nông dân có nhiều cơ hội phát triển,<br /> thu nhập tăng lên, tỷ lệ nghèo giảm. Tuy nhiên, ở nông thôn nhất là<br /> khu vực miền núi và trung du, loại hình kinh tế hộ nông dân vẫn còn<br /> nhiều khó khăn, số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.<br /> Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nghèo. Đa số người dân là các dân<br /> tộc thiểu số. Nền kinh tế của tỉnh phát triển còn rất thấp. Cơ cấu GDP<br /> nông, lâm nghiệp còn chiếm tới 35,95%, công nghiệp mới chỉ đạt<br /> 15,33%. 81% dân số sống ở khu vực nông thôn, với hơn 83% lao<br /> động là sản xuất nông, lâm nghiệp. Các loại hình sản xuất công<br /> nghiệp, thương mại, dịch vụ hầu như chưa phát triển. Loại hình kinh<br /> tế hộ nông dân còn phổ biến, nhưng trình độ phát triển là rất thấp, tỷ<br /> lệ nghèo theo chuẩn đa chiều còn khá cao 29,4%. Xuất phát từ thực tế<br /> trên, cho thấy việc Phát triển kinh tế hộ nông dân có vai trò rất quan<br /> trọng, sẽ là nền tảng góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội<br /> và giảm nghèo của tỉnh. Do đó, đề tài “Phát triển kinh tế hộ nông<br /> dân gắn với giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn” đã được lựa<br /> chọn nghiên cứu.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br /> - Làm rõ cơ sở lý luận về sự phát triển kinh tế hộ nông dân, kinh<br /> nghiệm thực tiễn và rút ra bài học cho tỉnh Bắc Kạn.<br /> - Làm rõ thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm<br /> nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn<br /> - Đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với<br /> giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh mới hiện nay.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án là sự phát triển<br /> của KTHND gắn với giảm nghèo bền vững ở tỉnh miền núi Bắc Kạn.<br /> <br /> 1<br /> <br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Các phương pháp thu thập thông tin<br /> - Tổng hợp tài liệu thứ cấp: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đã<br /> có như các tài liệu lý thuyết, sách, tạp chí đã được công bố, các chính<br /> sách, báo cáo, số liệu thống kê… ở các cơ quan nhà nước và trên tỉnh<br /> Bắc Kạn.<br /> - Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận án lấy ý kiến của chuyên gia<br /> thông qua phỏng vấn và phiếu câu hỏi các nhà thực thi chính sách,<br /> nhà khoa học trong một số cơ quan nhà nước ở tỉnh Bắc Kạn. Nội<br /> dung phỏng vấn là những vấn đề về thể chế, chính sách liên quan đến<br /> sự phát triển kinh tế hộ nông dân.<br /> - Điều tra thu thập thông tin về kinh tế hộ nông dân: Điều tra khảo<br /> sát 400 hộ dân trên địa bàn tỉnh thông qua phiếu câu hỏi.<br /> Trong quá trình điều tra thu thập số liệu, luận án còn sử dụng các<br /> phương pháp thảo luận nhóm và kết hợp với quan sát thực tế.<br /> Các phương pháp phân tích thông tin<br /> - Các thông tin sau khi điều tra sẽ được nhập vào phần mềm Excel<br /> trên máy tính để phân tích, đánh giá. Luận án kết hợp giữa phân tích<br /> định lượng và định tính để giải thích các hiện tượng kinh tế.<br /> - Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để mô tả thực trạng<br /> phát triển kinh tế của tỉnh, các nguồn lực, vấn đề nghèo đói ... của hộ<br /> nông dân nhằm phát hiện những nhân tố thuận lợi/ cản trở trong quá<br /> trình phát triển và giảm nghèo của hộ nông dân ở Bắc Kạn.<br /> - Phương pháp phân tích so sánh: Sử dụng số liệu theo chuỗi thời<br /> gian tiến hành so sánh giữa các tiêu chí với nhau để có những nhận<br /> xét về vấn đề nghiên cứu; Các hàm thống kê như tỷ trọng, trung bình,<br /> tốc độ phát triển ... được sử dụng để phân tích, so sánh trong luận án.<br /> 5. Những đóng góp mới của đề tài<br /> - Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn một số trường<br /> phái lý thuyết về phát triển loại hình kinh tế hộ nông dân.<br /> - Luận giải sự phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo<br /> bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.<br /> <br /> 2<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2