intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên" trình bày các nội dung chính sau: Luận giải và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị thịt bò; Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên; Đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI VĂN QUANG NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Dương Nga Phản biện 1: GS.TS. Lê Quốc Hội Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 2: PGS. TS. Trần Quang Trung Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Hồ Lê Phi Khanh Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của (HVN)
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Bùi Văn Quang & Nguyễn Thị Dương Nga (2020). Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Pp 73-80 2. Bui Van Quang, Nguyen Thi Duong Nga, Pham Van Hung, Duong Nam Ha, Tran The Cuong, Han Anh Tuan, Le Thi Thanh Huyen & Stephen Ives (2023). Behaviours of restaurants in a beef value chain in Dien Bien province. The VMOST Journal of Social Sciences and Humanities. 65(1). Pp 54-61. 2
  4. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng với tổng đàn năm 2021 là 6.365,3 nghìn con, sản lượng thịt bò hơi đạt 466,4 nghìn tấn (Tổng cục Thống kê, 2021). Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc nói chung và bò thịt nói riêng. Đây là vùng đứng thứ 2 toàn quốc về số lượng bò thịt, số lượng đàn bò của vùng tây Bắc gần 19% đàn bò của cả nước, sản lượng thịt bò chiếm khoảng 6,4% thịt bò cả nước (Tổng cục Thống kê, 2021). Tương tự, tỉnh Điện Biên có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ như diện tích đất đai rộng, màu mỡ, nhiều đồi, rừng, nguồn cỏ tự nhiên. So với các tỉnh miền núi phía Bắc, tỉnh Điện Biên có diện tích đồng bằng lớn, thích hợp trồng lúa, phụ phẩm rơm thì sản xuất lúa là nguồn thức ăn thô quan trọng cho chăn nuôi bò. Mật độ dân cư thấp ở tỉnh Điện Biên, người dân có truyền thống, kinh nghiệm trong chăn nuôi đại gia súc nói chung và bò thịt nói riêng. Thêm vào đó, bò thịt thích ứng với điều kiện các vùng sinh thái khác nhau nên phát triển rất tốt, tổng đàn bò thịt lớn (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên, 2021). Về khía cạnh thị trường, theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (2022), mức tiêu thụ thịt bò trung bình của người Việt Nam giai đoạn 2018-2020 là 7,3kg/người/năm. Trong đó, sản lượng sản xuất trong nước đáp ứng được khoảng 40% đồng thời chất lượng thịt cũng chưa cao. Do đó, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn cả bò sống và thịt bò. Năm 2015, Việt Nam nhập khẩu 419.952 con trâu bò sống, 854 tấn thịt trâu bò không xương và 4.845 tấn thịt trâu bò có xương (Hoàng Kim Giao, 2017). Nhiều học giả cũng đánh giá là thu nhập tăng lên sẽ tạo ra sự thay đổi làm tăng nhu cầu tiêu dùng các loại protein có nguồn gốc động vật trong đó có trứng, sữa, thịt bò. Thêm vào đó, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và vấn đề an toàn thực phẩm (Truong Quang Dung, 2020). Tỉnh Điện Biên còn có lợi thế về phát triển du lịch với các di tích lịch sử văn hóa. Hàng năm, tỉnh có lượng khách lớn từ các tỉnh khác đến thăm quan, do đó, lượng cầu tiêu dùng thịt bò cũng cao hơn. Tuy nhiên, để đưa sản phẩm thịt bò tới tay người tiêu dùng cần qua nhiều tác nhân như thu gom, giết mổ và thương mại, như vậy hình thành nên chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên. Trong chuỗi giá trị nói chung mức độ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi sẽ quyết định đến giá trị gia tăng của chuỗi. Kết quả của liên kết theo chuỗi giá trị làm gia tăng lợi nhuận cho các đơn vị sản xuất tham gia liên kết hơn 19% so với các đơn vị sản xuất không tham gia liên kết (Hoàng Vũ Quang, 2021). Tương tự, khi liên kết theo chuỗi giá trị giữa các hộ dân trồng lúa và doanh nghiệp làm tăng tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận giữa doanh nghiệp và người sản xuất là 50% so với trước đây không liên kết là 30%, đồng thời doanh nghiệp giảm chi phí trả lãi, giảm được 17,7% trong giá thành sản xuất lúa (Võ Thị Thanh Lộc & cs., 2016). Tuy nhiên các nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản đã chỉ ra liên kết kinh doanh giữa nông dân và các công ty vẫn còn yếu kém vì thiếu năng lực sản xuất và hậu cần (Võ Thị Thanh Lộc, 2016).Tương tự, khi nghiên cứu về chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Sóc Trăng tác giả Nguyễn Văn Nhiều Em & Nguyễn Thanh Bình (2018) đã kết luận liên kết trong sản xuất và tiêu thụ bò thịt còn hạn chế và bán qua nhiều trung gian, năng lực tiếp cận thông tin thị trường của hộ hạn chế. Thiếu thông tin thị trường và lò mổ có quyền lực cao là kết luận của Nguyễn Phú Son & cs. (2015) khi nghiên cứu về chuỗi giá trị bò thịt tỉnh Ninh 1
  5. Thuận. Khi nghiên cứu về chuỗi giá trị thị bò tại huyện Chương Mỹ các điểm yếu về liên kết như: Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi thịt bò còn lỏng lẻo; Hoạt động chăn nuôi bò thịt ở quy mô nhỏ, chưa có liên kết ngang (Trần Thế Cường & cs., 2021). Từ đó, dẫn tới sản xuất hiệu quả thấp, khả năng cạnh tranh thấp và sản phẩm giá trị gia tăng hạn chế. Các chuyên gia dự báo trong những năm tới chăn nuôi bò thịt của tỉnh Điện Biên sẽ còn tiếp tục gặp phải những thách thức, đó là: (1) cạnh tranh sản phẩm ngày càng gay gắt; yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm ngày càng cấp thiết; Thị trường Trung Quốc chuyển từ nhập khẩu tiểu ngạch sang nhập khẩu chính ngạch gây khó khăn cho việc tiêu bò thịt tại các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng. (2) Chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ lẻ, nông hộ chiếm tỷ lệ cao 99,6%, giống địa phương (nội) là chủ yếu, tỷ lệ thịt xẻ thấp, sản lượng thịt hơi xuất chuồng chưa cao. Với bối cảnh thay đổi mới của thị trường, các chuỗi giá trị nông sản quy mô nhỏ nói chung và người chăn nuôi nhỏ lẻ nói riêng có cả những cơ hội phát triển và những thách thức (Trương Quang Dũng, 2020). Sự gia tăng về cầu tiêu dùng protein động vật tạo cơ hội cho người chăn nuôi nhỏ lẻ và các chuỗi giá trị nông sản quy mô nhỏ có cơ hội thu được lợi ích kinh tế vao hơn nếu nó cung cấp được những sản phẩm đặc trưng, bản địa. Nhưng nếu họ làm không tốt, họ sẽ đối mặt với sự siêu cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập thị trường và có thể bị loại khỏi thị trường vì họ thường là người có ít cơ hội tiếp cận với những khoa học công nghệ tiên tiến, thông tin thị trường kém hơn và khả năng tài chính cũng eo hẹp hơn. (3) Phương thức chăn thả tự do dẫn đến hiện tượng giao phối đồng huyết và cận huyết làm suy giảm năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm thịt bò. (4) Chưa hình thành được các chuỗi liên kết trong chăn nuôi gia súc ăn cỏ gắn với giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động xúc tiến thương mại, chế biến sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, vai trò của doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực này còn thiếu và yếu; cơ chế, chính sách chưa hấp dẫn các nhà đầu tư lớn trong đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh. Do vậy, những câu hỏi đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu hiện nay là: Cấu trúc và hoạt động của chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên hiện nay như thế nào? Các hình thức liên kết và mức độ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên đang ở mức độ nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển và cơ hôi nào để nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò tại Điện Biên? Giải pháp nào để nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò tỉnh Điện Biên trong thời gian tới? Để trả lời những câu hỏi trên nhằm cung cấp thực trạng về chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi trong thời gian tới. Đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên” là cần thiết về cả lý luận và thực tiễn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị thịt bò tỉnh Điện Biên, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò cho tỉnh Điện Biên trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Luận giải và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị thịt bò; 2
  6. Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên; Đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên đến năm 2030. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chuỗi giá trị thịt bò nói chung và chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên nói riêng. Luận án cũng nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên gồm các yếu tố vĩ mô như chính sách, cơ sở hạ tầng của tỉnh và vùng và các yếu tố vi mô là các yếu tố thuộc về bản thân các tác nhân trong chuỗi (nguồn lực sản xuất, năng lực sản xuất). Đối tượng khảo sát, thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu là các tác nhân trong chuỗi bao gồm người cung cấp đầu vào, người chăn nuôi, người thu gom, giết mổ, bán lẻ và người tiêu dùng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng thực hiện khảo sát một số cán bộ quản lý nhà nước tại địa phương có liên quan đến bò thịt. 1.3.2. Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại tỉnh Điện Biên. Nghiên cứu phạm vi hoạt động của chuỗi giá trị trong tỉnh Điện Biên 1.3.3. Phạm vi thời gian Luận án được thực hiện trong thời gian 2018 – 2023. Số liệu sơ cấp được thu thập trong các năm 2019 – 2022. Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2019 – 2022. Các giải pháp để xuất thực hiện tới năm 2030. 1.3.4. Phạm vi nội dung Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động của chuỗi giá trị theo 4 nội dung là lập sơ đồ chuỗi, phân tích liên kết trong chuỗi, phân tích kinh tế và phát hiện các cơ hội phát triển chuỗi giá trị. Luận án tập trung phân tích chăn nuôi tại các hộ nông dân nhỏ và sản phẩm cuối cùng trong chuỗi là thịt bò tươi được tiêu thụ trong tỉnh Điện Biên. 1.4. Những đóng góp mới của luận án Về lý luận: Luận án đã luận giải và phát triển lý luận về nghiên cứu chuỗi giá trị nói chung và chuỗi giá trị thịt bò nói riêng. Cụ thể, luận án đã sử dụng các phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị, tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận phát triển bền vững làm cơ sở cho nghiên cứu. Các khái niệm về chuỗi giá trị đã được tổng hợp, làm rõ về ý nghĩa và lĩnh vực áp dụng. Trên cơ sở lý luận về chuỗi giá trị luận án đã xây dựng khung phân tích làm cơ sở để nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên, đồng thời đóng góp về mặt lý luận cho các nghiên cứu về chuỗi giá trị thực phẩm sau này Về thực tiễn: Luận án đã sơ đồ hóa chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên trong đó chỉ ra được các tác nhân tham gia chuỗi giá trị đưa sản phẩm thịt bò từ người chăn nuôi đến người tiêu dùng. Trong đó, luận án đã đi sâu phân tích hành vi tiêu dùng thịt bò của hộ gia đình và các quán ăn trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu chuỗi giá trị bắt đầu từ nhu cầu của người tiêu dùng làm cơ sở để đưa ra các khuyến nghị cho các tác nhân trong chuỗi nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng từ đó tăng giá trị gia tăng cho toàn chuỗi và các tác nhân trong chuỗi. Đây là điểm mới của luận án so với các nghiên cứu trong và ngoài nước cả. Các nghiên cứu trong chuỗi giá trị chủ yếu tập trung nghiên cứu từ khâu sản xuất đến phân phối (hạn chế thông tin từ ngươi tiêu dùng). Trong nghiên cứu này, tác giả xuất phát từ cầu của người tiêu dùng sau đó nghiên cứu đến các đối tượng khác trong chuỗi như bán 3
  7. lẻ, bán buôn, giết mổ, thu gom, người chăn nuôi và cung ứng đầu vào. Luận án cũng đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt bò trên cả 3 khía cạnh cung cấp sản phẩm, trao đổi thông tin và dòng tài chính. Trong đó, luận án đã xác định và phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên, trong đó có yếu tố đặc thù là văn hóa các dân tộc. Về giải pháp: Dựa trên phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt bò, luận án đã đề ra 07 nhóm giải pháp nâng cấp chuỗi bao gồm: (1) Rà soát, bổ sung quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ nói chung và chăn nuôi bò; (2) Các giải pháp về kỹ thuật, khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò ; (3) Giải pháp về nâng cấp tác nhân giết mổ; (4) Tổ chức lại phương thức chăn nuôi bò thịt; (5) Giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết trong chuỗi giá trị; (6) Các giải pháp về xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu; (7) Đào tạo, nâng cao năng lực và thông tin tuyên truyền. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: phương pháp tiếp cận nghiên cứu, khung phân tích cũng như các chỉ tiêu phân tích trong chuỗi giá trị thịt bò là cụ thể và nghiên cứu này góp phần làm phong phú và hoàn thiện hơn cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu khoa học về chuỗi giá trị thịt bò. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã cung cấp các số liệu, thông tin về các tác nhân trong chuỗi giá trị. Phân tích được đặc điểm của từng tác nhân trong chuỗi. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng tới từng tác nhân và toàn bộ chuỗi giá trị làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đây là những thông tin có cơ sở khoa học để các nhà hoạch định chính sách tại địa phương và các đơn vị có liên quan tham khảo trong việc xây dựng các liên kết theo chuỗi giá trị. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT BÒ 2.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị thịt bò 2.1.1. Các khái niệm cơ bản Khái niệm kênh phân phối: Anne Coughlan & cs. (2013) định nghĩa kênh phân phối là tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ để sử dụng hoặc tiêu dùng. Như vậy, kênh phân phối được hiểu là con đường bao gồm một hoặc nhiều tổ chức trung gian cùng nhau hoạt động để đưa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Khái niệm ngành hàng: Ngành hàng tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kĩ thuật được tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ chuyển đổi thông qua những người tham gia ngành hàng. Phân tích ngành hàng trung vào mối quan hệ định lượng và vật chất trong chuỗi, sơ đồ hóa dòng chảy của hàng hóa và các quan hệ trong việc chuyển đổi dạng sản phẩm. Khái niệm chuỗi giá trị: chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bao gồm giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đến người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Tất cả những hoạt động này trở thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng (Porter, 1985). Chuỗi giá trị được áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp được đề cập bởi Kaplinsky & Morris, (2000) sau đó được mở rộng bởi David, (2014) như sau: “Toàn bộ phạm vi của các 4
  8. trang trại và các doanh nghiệp và điều phối thành công các hoạt động làm gia tăng giá trị bao gồm sản xuất nguyên liệu nông nghiệp và đưa vào sản xuất thành thực phẩm sau đó bán cho người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng theo cách thức đó lợi nhuận được tạo ra, có lợi ích cho xã hội và không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên”. 2.1.2. Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị Sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng trên các khía cạnh từ khái niệm, nguồn gốc, ý tưởng, thứ tự và mục tiêu được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây. Bảng 2.1. Sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng Chỉ tiêu Chuỗi cung ứng Chuỗi giá trị Khái niệm Tập trung vào việc chuyển đổi Chuỗi giá trị được định nghĩa là một sản phẩm từ nguyên liệu thô chuỗi các hoạt động làm tăng thêm giá thành sản phẩm cuối cùng trị cho sản phẩm qua các tác nhân Nguồn gốc Quản trị vận hành Quản lý kinh doanh Ý tưởng Vận chuyển Giá trị gia tăng Thứ tự Yêu cầu sản phẩm - Chuỗi cung Yêu cầu của khách hàng - Chuỗi giá trị ứng - Khách hàng - Sản phẩm Mục tiêu Sự hài lòng của khách hàng Đạt được lợi thế cạnh tranh Nguồn: Dubey & cs., 2022 2.1.3. Chuỗi giá trị thịt bò Trong nghiên cứu này, chuỗi giá trị thịt bò được hiểu là “các tác nhân tham gia vào các chức năng khác nhau, từ sản xuất chăn nuôi bò thịt, thu gom, giết mổ và phân phối thịt bò tới người tiêu dùng”. Các chức năng trong chuỗi giá trị thịt thường bao gồm: chăn nuôi bò thịt, thu gom, giết mổ/chế biến, bán buôn, và bán lẻ. Trong nghiên cứu chuỗi giá trị, chức năng cung cấp đầu vào cũng được quan tâm vì chức năng này ảnh hưởng tới năng suất, hiệu quả của chức năng sản xuất. Các tác nhân trong chuỗi giá trị là các đơn vị đảm nhận các chức năng: sản xuất (hộ nông dân), thu gom (người thu gom), giết mổ (hộ, cơ sở giết mổ), phân phối (bán buôn, bán lẻ): người bán buôn, hộ bán lẻ tại chợ truyền thống, cửa hàng thực phẩm, siêu thị. 2.1.4. Vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò Phân tích chuỗi giá trị giúp xác định rào cản tham gia chuỗi và xác định ai trong chuỗi được hưởng lợi từ sản xuất cho các thị trường cuối cùng. Thêm vào đó, phân tích chuỗi giúp xác định chiến lượng nâng cấp chuỗi: chất lượng sản phẩm, khác biệt hóa sản phẩm, tiêu chuẩn xã hội và môi trường, và môi trường kinh doanh. Chuỗi giá trị cung cấp một hướng đi rõ ràng như một chính sách và công cụ tái cấu trúc. Chuỗi giá trị đặc biệt phù hợp để hiểu cách người nghèo có thể tham gia hoặc tương tác có lợi hơn với thương mại trong nước, khu vực hoặc quốc tế (Mitchell & cs., 2009). Người nông dân sản xuất nhỏ tìm các cách hợp tác mới để tăng vị thế về mặc cả trong chuỗi giá trị (Rondot & Collion, 2001) 2.1.5. Nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò a. Lập bản đồ chuỗi giá trị thịt bò Lập sơ đồ chuỗi giá trị được tiến hành ở bước thứ nhất của nghiên cứu chuỗi nhằm xác định các và mô tả các tác nhân và đặc điểm nơi các tác nhân trong chuỗi hoạt. Lập bản chuỗi giá trị giúp hiểu về chuỗi giá trị một cách dễ dàng hơn thông qua việc xác định những tác nhân tham gia, dòng sản phẩm, dòng thông tin và dòng giá trị, hình thức quan hệ giữa các tác nhân từ đó làm cơ sở cho các phân tích tiếp theo trong nghiên cứu chuỗi giá trị. Với 5
  9. các chuỗi giá trị mà thị trường nhỏ và tính chuyên môn hóa thấp một tác nhân có thể thực hiện nhiều vai trò khác nhau (Van Den Berg, 2004). b. Phân tích liên kết trong chuỗi giá trị thịt bò Phân tích liên kết trong chuỗi giá trị bao gồm phân tích liên kết ngang và liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi (Lazzarini & cs., 2001), (Kadigi & cs., 2013), (Trienekens, 2011), (Cao Lệ Quyên & cs., 2018). Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Thực tế các học giả cũng đã chứng minh, từng tác nhân riêng lẻ sẽ khó có thể đáp ứng được nhu cầu và sự thay đổi thường xuyên về nhu cầu của người tiêu dùng. Ngược lại, nếu có sự liên kết và hành động tập thể của các tác nhân trong chuỗi giá trị thì lại có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và mang lại lợi ích kinh tế cho cả chuỗi (Boehlje, 1999; Lambert & Cooper, 2000 dẫn theo Trương Quang Dũng, 2020). Trong liên kết dọc thể hiện mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi từ dưới lên hoặc từ trên xuống nhằm đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng, liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một nút của chuỗi (liên kết giữa các hộ sản xuất, hoặc các tác nhân thu gom). c. Phân tích tài chính trong chuỗi giá trị thịt bò Phân tích tài chính là một phần không thể thiếu trong hầu hết các nghiên cứu về chuỗi giá trị. Mục tiêu của phân tích tài chính nhằm đánh giá giá trị gia tăng qua từng tác nhân (Sarma & cs., 2017) và tác nhân nào tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhất trong chuỗi, giá trị gia tăng được phân phối ra sao? (Nutz & Sievers, 2015). Ở bước này, giá trị ở các nút khác nhau của chuỗi giá trị sẽ được tính toán. Bước này trả lời câu hỏi chính là giá trị thay đổi như thế nào trong chuỗi. Giá trị có thể xác định bằng nhiều cách, cách mô tả dòng tiền đơn giản nhất là xác định các giá trị được tạo thêm (giá trị gia tăng) ở mỗi bước của cả chuỗi giá trị. d. Phân tích các cản trở và cơ hội nâng trong chuỗi giá trị thịt bò Các cản trở, khó khăn có thể xuất hiện ở hầu hết các quy trình của bất kỳ chuỗi giá trị nào. Do đó, các nhận diện về các cản trở, khó khăn cần được phát hiện tại tất cả các cấp độ của chuỗi giá trị, Khi các cản trở và khó khăn được phát hiện sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp để nâng cấp, phát triển chuỗi giá trị (GTZ, 2007). Dựa trên phân tích thực trạng phân tích các khó khăn, cản trở ở từng nút trong chuỗi giá trị để xác định các cơ hội nâng cấp, phát triển chuỗi giá trị. 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt bò a. Điều kiện vùng sản xuất Điều kiện địa hình và hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, phương tiện vận tải, hệ thống chuồng nuôi, hệ thống thông tin liên lạc có ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm thịt bò. Khí hậu, thời tiết thuận lợi sẽ có tác động tích cực đến không chỉ quá trình sinh trưởng của bò mà còn tác động đến lượng thức ăn xanh cung cấp cho bò gồm cỏ tự nhiên và cỏ trồng. Từ đó, tác động tới số lượng bò sản xuất ra và chất lượng của thịt bò. Yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng tới phương thức sản xuất, giao dịch và tiêu thụ thịt bò điều này được thể hiện rõ tại cộng đồng người dân tộc như người Thái, người Mông là các dân tộc phổ biến tại tỉnh Điện Biên. Theo Dương Nam Hà & cs. (2017), những đặc điểm văn hóa – xã hội ở đây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hệ thống sản xuất và phong cách sống của người dân. b. Các chính sách phát triển chăn nuôi bò và phát triển chuỗi giá trị thịt bò: Chính sách hỗ trợ cải tạo giống, phát triển chăn nuôi theo vùng tạo thành các vùng chăn 6
  10. nuôi tập trung, chính sách hỗ trợ vắc xin, hóa chất cho công tác phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt những năm qua với chính sách khuyến khích chăn nuôi theo hướng liên kết chuỗi, từ chăn nuôi đến giết mổ, chế biến tiêu thụ sản phẩm để chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững. c. Nguồn lực phát triển chăn nuôi bò Bao gồm các nguồn lực: Đất đai ảnh hưởng đến nguồn cỏ chăn nuôi và phụ phẩm cho chăn nuôi; Chuồng trại và cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi: đảm bảo bò được giữ ấm trong các tháng mùa đông sẽ đảm bảo tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất; Chất lượng lao động có vai trò quyết định đến năng suất, kết quả và hiệu quả chăn nuôi và chất lượng thịt bò. Chất lượng đầu vào của lao động trong chăn nuôi bò là kỹ năng, kinh nghiệm chăn nuôi, kiến thức về thú y, hiểu biết về thị trường... của người lao động. d. Dịch bệnh Dịch bệnh ảnh hương tới chất lượng thị bò và hiệu quả chăn nuôi đồng thời dịch bệnh xảy ra còn làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng thịt lợn về vấn đề vệ sinh ATTP. e. Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, giết mổ bò thịt Khoa học kỹ thuật ứng dụng trong chăn nuôi bò thịt bao gồm ứng dụng khoa học kỹ thuật trong cải tạo và tăng chất lượng giống, chế biến thức ăn, quy trình chăm sóc, quản lý dịch bệnh và giết mổ. f. Thị trường tiêu thụ bò thịt Thị trường tiêu thụ sẽ quyết định cách các tác nhân trong chuỗi giá trị hoạt động. Tại tỉnh Điện Biên, thịt bò tiêu thụ chủ yếu nội tỉnh do đó các yếu tố quy mô dân số, đặc điểm nhân khẩu học sẽ ảnh hưởng lớn đến chuỗi giá trị thịt bò. 2.2. Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị tại Việt Nam và trên Thế giới * Kinh nghiệm xây dựng chuỗi thịt bò Australia: ngành thịt bò Australia tập trung quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng ở bốn khía cạnh quan trọng: (1) ứng phó với sự thay đổi, (2) đổi mới, (3) đảm bảo chất lượng và (4) mở rộng thị trường và giáo dục khách hàng. * Kinh nghiệm của Pháp: Các hộ nông dân sản xuất nhỏ tham gia chuỗi cung ứng ngắn, với cam kết tuân thủ các quy định như: (1) Các sản phẩm tham gia chuỗi phải là các sản phẩm nông nghiệp của vùng; (2) Các sản phẩm của chuỗi được bán tại các cửa hàng của vùng. Khoảng cách từ các trang trại sản xuất đến điểm bán hàng từ 20km-50km; (3) Các hộ nông dân được chủ động các hoạt động sản xuất của mình; (4) Đơn vị quản lý chuỗi chịu trách nhiệm lập ra quy trình về tổ chức và vận hành chuỗi; (5) Thiết lập website quản lý bán hàng, theo đó các sản phẩm được quản lý theo mã vạch tương ứng với các hộ nông dân tham gia sản xuất; (6) Theo quy định của chuỗi, các sản phẩm được nhập từ các nhà sản xuất khác nhau song mức giá đều được thống nhất, ghi cùng mức giá trên mỗi sản phẩm; (7) Các hộ nông dân chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm của mình đến các cửa hàng của chuỗi; (8) Mức phí áp dụng trong từng thời điểm đối với các sản phẩm được chiết khấu tính trên doanh thu bán sản phẩm * Kinh nghiệp xây dựng chuỗi giá trị thịt bò tại Hà Nội Thứ nhất: Xây dựng các chuỗi sản xuất và cung ứng thịt bò với các Công ty là hạt nhân Thứ hai: Xây dựng chuỗi liên kết HTX/tổ hợp gắn với tiêu thụ thịt bò an toàn vệ sinh thực phẩm, ổn định, bền vững thông qua việc thỏa thuận ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với người chăn nuôi, đồng thời nâng cao nhận thức, năng lực lợi ích của hộ nông dân và 7
  11. doanh nghiệp trong chăn nuôi bò thịt và phát triển chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm bò thịt trên địa bàn thành phố Hà Nội * Kinh nghiệm xây dựng chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Vĩnh Phúc Thứ nhất: Giống là giải pháp quan trọng nhất do đó cần thúc đẩy chương trình cải tạo giống bò nền, áp dụng thụ tinh nhân tạo bằng các giống Redsind, Brahman. Quản lý chặt chẽ đàn bò đực sử dụng phối giống trực tiếp tại vùng sâu, vùng xa chưa áp dụng được tiến bộ thụ tinh nhân tạo. Thứ hai: Thức ăn chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn chăn nuôi như cỏ, ngô sinh khối, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thô hỗn hợp từ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp. Chế biến, bảo quản các loại phụ phẩm nông, công nghiệp cho trâu bò, đảm bảo đủ nguồn thức ăn dự trữ vào mùa đông, mùa khô. Thứ ba: Quản lý dịch bệnh hướng dẫn các cơ sở xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường xảy ra trên bò Thứ tư: Tổ chức các hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng. Thứ năm: Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh. * Kinh nghiệm xây dựng chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Hòa Bình: Tập trung vào xây dựng các mô hình trình diễn vỗ béo bò thịt * Kinh nghiệm xây dựng chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Thái Bình Thứ nhất: chọn các doanh nghiệp, HTX đủ năng lực được lựa chọn làm “Hạt nhân” đây là tác nhân trung tâm của liên kết trong cả sản xuất và tiêu thụ. Các “Hạt nhân” này sẽ cung cấp giống, thức ăn, và quản lý quy trình chăn nuôi đồng thời cam kết thu mua bò sau quy trình nuôi. Thứ hai: Xây dựng các nhóm chăn nuôi, tổ hợp tác làm vệ tinh liên kết 2.2.2. Bài học kinh nghiệm về xây dựng chuỗi giá trị thịt bò đối với tỉnh Điện Biên Về chính sách: Cần xây dựng đề án về xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị cho sản phẩm bò thịt trong đó chỉ rõ các nội dung được hỗ trợ làm cơ sở để xây dựng các dự án, mô hình thí điểm. Về quy hoạch: Tập trung xây dựng quy hoạch cho vùng chăn nuôi tập trung và bố trí diện tích đất phù hợp để xây dựng các lò mổ. Từ đó, làm cơ sở cho các Doanh nghiệp, hợp tác xã có nhu cầu tham gia liên kết lập các dự án xây dựng lò mổ đạt tiêu chuẩn. Về giống: Tập trung cải tạo đàn bò giống theo hướng lai hóa. Tăng cường năng lực của hệ thống dịch vụ thú ý, đặc biệt chú ý tới đội ngũ dẫn tinh viên để có thể chuyển dần từ phối giống tự nhiên sang thụ tinh nhân tạo. Đối với đàn bò đực giống cần có sự đầu tư cho các hợp tác xã hoặc nhóm sở thích để cải tạo chất lượng đàn bò thịt Về thức ăn chăn nuôi: Khuyến khích chuyển đổi các diện tích đất kém hiệu quả, tận dụng các diện tích đất bỏ trống để trồng cỏ. Hướng dẫn kỹ thuật bảo quản và chế biến các phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn cho bò như ủ chua rơm, thân cây ngô. Về liên kết trong sản xuất: Đối với người chăn nuôi cần thành lập các nhóm chăn nuôi bò thịt để đảm bảo về quy trình chăn nuôi và số lượng bò thịt cung cấp ra thị trường. 8
  12. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 3.1.1. Phương pháp tiếp cận Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận gồm: Tiếp cận chuỗi giá trị, tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận phát triển bền vững. 3.1.2. Khung phân tích Khung phân tích được xây dựng dựa trên các phương pháp tiếp cận kết hợp với nội dung nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng nhầm phân tích rõ hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt bò từ đó xác định các điểm nút để làm cơ sở nâng cấp chuỗi. Sơ đồ 3.1. Khung phân tích nghiên cứu chuỗi giá trị thịt bò 3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2. Có tọa độ địa lý 20054’ – 22033’ vĩ độ Bắc và 102010’ – 103036’ kinh độ Đông. Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào. 3.3. Chọn điểm nghiên cứu Dựa vào số lượng bò nuôi, điều kiện tiếp cận thị trường của các huyện tại tỉnh đề tài chọn 03 huyện nghiên cứu là huyện Tuần Giáo, Điện Biên và Điện Biên Đông. 3.4. Thu thập thông tin 3.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp Thông tin, số liệu đã công bố bao gồm: Tình hình phát triển chăn nuôi, Các công trình nghiên cứu gần đây có liên quan do các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan chính phủ các cấp, các tổ chức quốc tế thực hiện; Kinh nghiệm nâng cấp chuỗi giá trị ở các địa phương trên cả nước. 9
  13. 3.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp (1) Thảo luận nhóm: Các hộ chăn nuôi bò thịt (07) và người tiêu dùng (03) (2) Phỏng vấn sâu: Cán bộ thực thi chính sách ở các cấp: huyện, xã; bao gồm các cán bộ các phòng ban liên quan đến phát triển chăn nuôi (6 cán bộ) và các tác nhân khác trong chuỗi như thu gom (9), giết mổ (12), bán buôn (5), bán lẻ (14), Hợp tác xã chăn nuôi (2) và siêu thị (2) (3) Phỏng vấn thông qua bảng hỏi: Các hộ chăn nuôi bò tại 3 huyện Tuần Giáo (65), Điện Biên (50) và Điện Biên Đông (90); hộ gia đình (85) và nhà hàng quán ăn (60) (4) Tổ chức hội thảo tác nhân (01) hội thảo 3.4.3. Phương pháp phân tích số liệu 3.4.4.1. Phương pháp thống kê mô tả Thông qua xác định các tham số về: Giá trị trung bình (AV), cực đại (Max), cực tiểu (Min), tốc độ phát triển bình quân (PTBQ) và độ lệch chuẩn (SD). Để đảm bảo độ tin cậy khi so sánh giá trị trung bình giữa các nhóm kiểm định t (t-test) cho số trung bình và kiểm định Chisquare cho số tương đối được sử dụng trong nghiên cứu. 3.4.4.2. Tính toán giá trị gia tăng trong chuỗi Giá trị giá tăng của tác nhân trong chuỗi tính trên một đơn vị sản phẩm là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Trong đó, giá trị sản xuất (GO) được tính theo công thức:𝐺𝑂 = ∑ 𝑃 ∗ 𝑄 Pi là giá của sản phẩm thứ i và Q là lượng sản phẩm thứ i. Chi phí trung gian (IC) được tính theo công thức: 𝐼𝐶 = ∑ 𝐶 𝐶 là chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên phát sinh trong kì Giá trị gia tăng (VA) được tính theo công thức: 𝑉𝐴 = 𝐺𝑂 − 𝐼𝐶 Phương pháp xác định NPV: Giá trị hiện tại ròng là tổng của tất cả các dòng tiền trong tương lai được xác định giá trị ở hiện tại. Dòng tiền bao gồm cả dòng tiền vào và dòng tiền ra được chiết khấu theo tỷ lệ. Giá trị hiện ròng được tính theo công thức: CF CF CF 𝑁𝑃𝑉 = −𝐶𝐹 + + + ⋯+ (1 + 𝑟) (1 + 𝑟) (1 + 𝑟) Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại ròng; CFn: Giá trị của dòng tiền năm thứ n; r: Tỷ lệ chiết khấu; n: Số kỳ chiết khấu Giá trị tương đương hàng năm (AEV) được xác định bằng công thức sau: 𝑟(1 + 𝑟) 𝐴𝐸𝑉 = 𝑁𝑃𝑉 (1 + 𝑟) − 1 3.4.4.3. Đánh giá mức độ hài lòng của các tác nhân Phương pháp thang đo Likert được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của các tác nhân trong chuỗi liên quan đến chất lượng con giống. Thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8 Ý nghĩa các mức như sau:1.00 – 1.80: Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Rất không quan trọng; 1.81 – 2.60: Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan trọng; 2.61 – 3.40: Không ý kiến/ Trung bình; 3.41 – 4.20: Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng; 4.21 – 5.00: Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng. 3.4.4.4. Phương pháp phân tích SWOT SWOT là viết tắt của điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T). Đây là một phương pháp được sử dụng để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị. 10
  14. Bảng 3.4. Ma trận SWOT O: Cơ hội T: Thách thức SWOT Liệt kê những cơ hội Liệt kê những thách thức S: Điểm mạnh Chiến lược (SO): Công kích Chiến lược (ST): Đối phó Liệt kê những Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng Vượt qua các thách thức bằng các điểm mạnh cơ hội tận dung điểm mạnh W: Điểm yếu Chiến lược (WO): Điều chỉnh Chiến lược (WT): Phòng thủ Liệt kê những Hạn chế các mặt yếu để tận dụng cơ Tối thiểu hóa những điểm yếu và điểm yếu hội tránh khỏi các thách thức Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Sơn, 2013 3.4.4.5. Phương pháp hồi quy . Mô hình hồi quy có dạng có dạng như sau: 𝐿𝑛𝑦 = 𝛼 + 𝛼 𝐿𝑛𝑃 + 𝛼 𝐿𝑛𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸 + 𝛼 𝐿𝑛𝐶𝐻𝐴𝑅 + 𝛼 𝑀𝐸𝑀 + 𝛼 𝐷 + 𝛼 𝐷 + 𝛼 𝐷 Trong đó: y là lượng thịt tiêu thụ hàng tháng của hộ (kg/tháng); 𝛼 là hệ số co giãn của các yếu tố đến lượng cầu với i = 1÷3; 𝛼 là ảnh hưởng của các yếu tố đến lượng cầu với i = 4÷7; P là giá của thịt bò; MEM là số thành viên của gia đình (người); INCOME là thu nhập bình quân của hộ (triệu đồng/tháng); CHAR là điểm bình quân khi lựa chọn thịt bò của hộ gồm độ tươi, màu sắc, mùi vị, độ dính, thớ thịt (1 thấp nhất; 10 – cao nhất); D 1 giới tính của chủ hộ (1 - nam; 0 – nữ); D2 dân tộc (1 – Kinh; 2 – Khác); D3 nhà có trẻ em dưới 5 tuổi (1 – có, 0 – không). 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 3.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi giá trị * Tổng quan tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò của toàn tỉnh - Số lượng và cơ cấu vật nuôi theo giống, phương thức chăn nuôi, theo quy mô, theo các kênh tiêu thụ; - Số lượng hộ chăn nuôi và cơ cấu theo phương thức chăn nuôi, theo quy mô, theo dân tộc ứ độ ừ ổ 𝐶ơ 𝑐ấ𝑢 (%) = ∗ 100(%); ứ độ ổ ể - Tốc độ phát triển liên hoàn (𝑡 = ), tốc độ phát triển bình quân (𝑡̅ = ) - Số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống bò; Quy mô sản xuất và kinh doanh giống bò; cung ứng dịch vụ thú y; * Đối với người chăn nuôi: Các chỉ tiêu thể hiện đặc điểm cơ bản của hộ như tuổi bình quân, số năm đi học, số khẩu, số lao động, số lao động tham gia chăn nuôi bò; Các chỉ tiêu thể hiện tình hình chăn nuôi và tiêu thụ bò của hộ: Quy mô chăn nuôi; Tỉ lệ bán bò, số lượng bò bán; Tỉ lệ hộ trồng cỏ, Diện tích trồng cỏ/hộ, Tỉ lệ hộ dự trữ thức ăn; Các chỉ tiêu thể hiện nguồn lực cho chăn nuôi bò của hộ như diện tích chuồng, * Đối với các tác nhân thu gom, buôn bán: Các chỉ tiêu thể hiện đặc điểm cơ bản như tuổi, số năm đi học; Các chỉ tiêu thể hiện tình hình kinh doanh như số con thu gom, buôn bán, thu nhập từ thu gom, buôn bán bò và thịt bò; Tần suất thu gom, buôn bán; Quy mô thu gom, buôn bán như số lượng bò, số lượng thịt các loại; Các chỉ tiêu thể hiện nguồn lực phục vụ thu gom, buôn bán như diện tích chuồng, số lượng vốn, phương tiện vận chuyển, phương tiện kinh doanh; Các chỉ tiêu thể hiện nguồn cung và khách hàng: Số lượng người, quy mô mua bán Các chỉ tiêu thể hiện tiêu chí lựa chọn sản phẩm; 11
  15. * Đối với người tiêu dùng: Các chỉ tiêu thể hiện đặc điểm cơ bản của người tiêu dùng như tuổi, giới tính, thu nhập; Các chỉ tiêu thể hiện hành vi tiêu dùng thịt bò: Số lượng mua, tần suất mua, địa điểm mua, tiêu chí lựa chọn thịt; Các chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ với người/nơi bán thịt bò 3.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế: Giá trị sản xuất (GO); Chi phí trung gian (IC); Giá trị gia tăng VA = GO – IC; Cơ cấu/phân phối giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng của các tác nhân trong từng chuỗi giá trị. 3.5.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện liên kết trong chuỗi: Số lượng các loại liên kết ngang, dọc trong chuỗi giá trị; Số lượng các thành viên trong các liên kết; Quy mô chăn nuôi, thu gom, buôn bán bò trong các liên kết; Tỉ lệ tác nhân có ký kết hợp đồng trong các liên kết; Tỉ lệ tác nhân thỏa thuận phi chính thống trong các liên kết. 3.5.4. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò và chuỗi giá trị thịt bò Các chỉ tiêu thể hiện sự phát triển về kinh tế - xã hội như diện tích đất đai theo mục đích sử dụng, số các xã vùng III đặc biệt khó khăn, số km đường giao thông các loại; Số lượng các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò và chuỗi giá trị thịt bò; Số lượng tiền, tỉ lệ hỗ trợ cho từng hạng mục nhằm phát triển chăn nuôi bò và chuỗi giá trị thịt bò; của các nguồn hỗ trợ; Các chỉ tiêu thể hiện ảnh hưởng của các nguồn lực cho phát triển chăn nuôi bò; Các chỉ tiêu thể hiện tiềm năng tiêu thụ thịt bò như lượng tiêu dùng thịt bò PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng chuỗi giá trị thịt bò tại Điện Biên 4.1.1. Bản đồ chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên Các chức năng cốt lõi trong chuỗi giá trị thịt bò bao gồm cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom tại địa phương (thu gom nhỏ và thu gom lớn), giết mổ và phân phối tại địa phương (sơ đồ 4.1). Tại tỉnh Điện Biên, chuỗi giá trị thịt bò được hình thành từ hai chuỗi cơ bản (được biểu thị tương ứng bằng mũi tên đen và trắng trong sơ đồ 4.1): chuỗi bò thịt bao gồm giai đoạn trước khi giết mổ và chuỗi thịt bò hình thành sau khi giết mổ. Các tác nhân chính trong chuỗi giá trị thịt bò tại tỉnh Điện Biên bao gồm các nhà cung cấp đầu vào, người chăn nuôi; môi giới và thu gom; lò mổ; và lò mổ, người tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cá nhân, cơ sở chế biến, nhà hàng. 12
  16. Sơ đồ 4.1. Sơ đồ chuỗi giá trị bò thịt tại tỉnh Điện Biên * Các kênh tiêu thụ bò thịt và thị bò tại tỉnh Điện Biên Kênh 1: Người chăn nuôi thu gom nhỏ  Thu gom lớn Giết mổbán lẻTiêu dùng Kênh 2: Người chăn nuôi  thu gom nhỏ  Giết mổ  bán lẻ  Tiêu dùng Kênh 3: Người chăn nuôi  Giết mổ  Tiêu dùng Kênh 4: Người chăn nuôi  Giết mổ  bán buôn  Tiêu dùng Qua sơ đồ 4.2 cho thấy thu gom là tác nhân quan trọng trong việc gom bò từ các hộ chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Điện Biên. Tác nhân có vai trò điều hành trong chuỗi là các lò mổ, đây là tác nhân chuyển đổi từ bò thịt sang thịt bò và quyết định nhiều tới sự an toàn của thịt bò trong toàn chuỗi. 13
  17. Sơ đồ 4.2. Sơ đồ kênh tiêu thụ thịt bò tại tỉnh Điện Biên 4.1.3. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt bò 4.1.3.1. Người cung ứng đầu vào chăn nuôi a. Cung ứng bò giống Nguồn giống bò các hộ chủ yếu tự sản xuất hoặc mua từ các hộ chăn nuôi khác. Không có sự khác biệt về nguồn giống giữa các phương thức chăn nuôi, quy mô và dân tộc điều này cho thấy mức độ đồng nhất về nguồn giống giữa các hộ. Bảng 4.1. Nguồn giống của các hộ chăn nuôi bò tại tỉnh Điện Biên ĐVT: % Nguồn giống Tự túc Thu gom Người chăn nuôi Khác Kiểm định Phương thức chăn nuôi Chăn thả có kiểm soát 36,51 16,67 38,89 7,94 Chăn thả tự do 47,37 10,53 39,47 2,63 0,721NS Nuôi nhốt 41,46 9,76 41,46 7,32 Quy mô Quy mô nhỏ 40,65 13,01 36,59 9,76 0,179NS Quy mô lớn 37,80 15,85 43,90 2,44 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Các hộ quy mô nhỏ nguồn giống lớn nhất là do hộ tự sản xuất chiếm hơn 43% ngược lại nguồn giống lớn nhất của các hộ quy mô lớn từ mua của các hộ chăn nuôi khác tại Tỉnh. Số lượng bò giống được cung cấp từ các trung tâm, cơ sở sản xuất giống còn rất hạn chế. Cơ sở cung cấp nhiều bò giống nhất tại Tỉnh là Trung tâm giống cây trồng vật nuôi tỉnh Điện Biên, đây là cơ sở trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên với số lượng bò cung cấp hàng năm 1000 con, tuy nhiên các hộ chăn nuôi cho biết “bò tại trại giống nhiều bò lai, hộ nuôi không hợp do không đủ thức ăn và không biết ủ chua”. b. Cung ứng dịch vụ thú y: Về tiêm phòng, các hộ đều do nhà nước hỗ trợ các bệnh như lở mồm long móng, tụ huyết trùng. Trên địa bàn các xã khảo sát không có các hiệu thuốc thú y cung cấp thuốc cũng như các dịch vụ khám chữa bệnh cho bò. 4.1.3.2. Người sản xuất Các hộ chăn nuôi tại tỉnh Điện Biên có số năm kinh nghiệm chăn nuôi hơn 13 năm điều này cho thấy có hộ có kinh nghiệm tốt về thực hành chăn nuôi 14
  18. Bảng 4.2. Thông tin chung về người chăn nuôi Điện Biên Điện Biên Đông Tuần Giáo Tính chung Chỉ tiêu ĐVT (n=50) (n=90) (n=65) (n=205) 1. Tuổi trung bình chủ hộ Năm 51,24 44,93 47,35 47,24 2. Giới tính chủ hộ là nữ % 40,00 22,22 36,92 31,22 3. Số năm đi học Năm 6,78 6,36 5,48 6,18 4. Số khẩu Người/hộ 4,22 4,67 4,97 4,65 5. Số lao động Người/hộ 3,26 3,51 3,48 3,44 6. Lao động chăn nuôi bò Người/hộ 1,84 2,12 1,91 1,99 7. Số năm kinh nghiệm Năm 12,66 14,52 12,71 13,49 8. Tỷ lệ hộ có trồng cỏ % 50,00 26,67 41,54 37,07 9. Diện tích đất trồng Cỏ M2 468,00 288,89 623,08 438,54 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Số lao động tham gia vào chăn nuôi bò của hộ là gần 2 người/hộ. Số lương bò bán có sự khác biệt này chủ yếu đến từ văn hóa coi bò là tài sản và số lượng bò thể hiện vị trí của hộ trong cộng đồng. Người dân tộc Kinh và Mông chủ yếu bán bò khi nhà có việc như làm nhà, đám ma, đám cưới. Bảng 4.3. Số lượng bò bán trung bình qua của các hộ qua 3 năm ĐVT: Con/hộ Chỉ tiêu Số bò bán Sai số Kiểm định (P_value) Phương thức chăn nuôi Chăn thả có kiểm soát (n=126) 0,74 1,72 Chăn thả tự do (n=38) 0,39 1,20 0,0058 Nuôi nhốt (n=41) 1,88 3,80 Dân Tộc Kinh (n=34) 0,85 1,52 Thái (n=138) 1,13 2,62 Mông (n=24) 0,00 0,00 0,0841 Khác (n=9) 0,00 0,00 Tính chung (n=205) 0,90 2,27 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Nguyên dân dẫn đến chăn nuôi bò hàng hóa của tỉnh Điện Biên chưa phát triển do người dân vẫn còn tư tưởng coi bò như một tài sản tiết kiệm, nhà nào có nhiều bò là nhà đó “giàu”, nuôi bò để phục vụ cho các dịp cưới hỏi, ma chay trong đình Bảng 4.4. Tỷ lệ bán bò cho các tác nhân trong chuỗi của hộ qua 3 năm Người mua Số lượng (con) Tỉ lệ (%) 1. Tổng số bò của các hộ điều tra (con) 960 23,54 2. Số bò bán theo đối tượng mua Lò mổ 62 27,41 Thu gom 142 62,96 Khác (hộ gia đình có công việc) 22 9,63 Tổng số 226 100 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Ngoài ra, như đã phân tích ở trên giống bò của Điện vẫn chủ yếu là bò vàng địa phương. Giống bò này đòi hỏi thời gian chăn nuôi lâu hơn mà lượng thịt không được nhiều, chủ yếu tiêu dùng tại địa phương. 15
  19. 4.1.3.3. Thu gom Thu gom bò ở Điện Biên bao gồm thu gom nhỏ và thu gom lớn tại tỉnh, thu gom lớn là những người thu gom bình quân 45 con/tháng từ những người thu gom nhỏ. Những người thu gom thực hiện các công việc mua bò của các hộ chăn nuôi và bán lại cho các tác nhân khác bao gồm cả bán bò làm giống và bán bò thịt. Các thu gom nhỏ hoạt động thường xuyên tại địa bàn khi các hộ có nhu cầu bán bò thịt sẽ liên hệ với môi giới hoặc thu gom nhỏ qua điện thoại. Hiện nay, phổ biến các liên lạc thông qua zalo người bán sẽ gửi ảnh hoặc video cho người thu gom từ đó có thể định giá bò. Các tháng 5, 6 và 7 thu gom ít chủ yếu là do ảnh hưởng bởi thời tiết và đường xá. Thời tiết trong giai đoạn này mưa nhiều dẫn tới khó khăn trong việc đi thu gom. Đồng thời giai đoạn này các hộ đã làm xong vụ mùa nên nhu cầu về tiền cho sản xuất cũng ít hơn nên các bán bò ít hơn. 4.1.3.4. Giết mổ Bảng 4.5. Thông tin chung của các hộ giết mổ Chỉ tiêu ĐVT Kết quả 1. Giới tính người phỏng vấn là nam % 75,0 2. Tuổi năm 46,8 3. Số năm đi học Năm 3,8 4. Số con giết mổ trung bình/tháng con 25 5. Thu nhập từ hoạt động giết mổ/tổng thu nhập của hộ % 89,7 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Số lượng bò giết mổ của các hộ phụ thuộc vào nguồn hàng của người giết mổ, khách hàng thường xuyên, và điều kiện của từng hộ nhưng trung bình mỗi hộ giết mổ mỗi tháng tiêu thụ khoảng 20 – 55 con bò. 4.1.3.5. Bán buôn, bán lẻ Tác nhân bán lẻ sau khi nhập thịt bò từ các lò mổ sẽ bán lẻ tại chợ truyền thống và giao thịt cho quán ăn. Trung bình bán ít nhất từ 7-10kg/ngày, nhiều nhất từ 20-30kg/ngày. Bán lẻ thường có 1-2 hộ giết mổ thường xuyên là cung cấp chính. 4.1.3.6. Người tiêu dùng Chi tiêu bình quân hàng tháng chiếm khoảng 29% tổng thu nhập của hộ thấp hơn so với mức chi trung bình cho thực phẩm khoảng 37% của vùng núi phía Tây Bắc. Bảng 4.6. Đặc điểm của hộ tiêu dùng thịt bò tại tỉnh Điện Biên Dân tộc Kinh Dân tộc Thái Tính chung Chỉ tiêu ĐVT (n= 62) (n= 23) (n= 85) Tỷ lệ trả lời là nữ % 66,13 56,52 63,53 Tuổi Năm 48,4 43,3 47,0 Số người trong gia đình Người 2,37 2,51 2,40 Thu nhập bình quân trên tháng của hộ Tr.đ 15,83 9,84 14,21 Thu nhập bình quân/người/tháng Tr.đ 6,67 3,92 5,93 Chi bình quân cho thực phẩm/tuần 1000 VNĐ 983,15 753,70 921,06 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Công suất hoạt động trung bình mỗi ngày có sự khác biệt đáng kể giữa nhà hàng và quán ăn, với số suất ăn phục vụ là gần 70 đối với quán ăn và 213 đối với nhà hàng. Nhà hàng phục vụ quy mô lớn hơn, có cơ sở vật chất tốt, đa dạng từ nhà hàng bình dân tới các 16
  20. nhà hàng cao cấp, sang trọng, trong đó có những nhà hàng chuyên món ăn dân tộc chế biến từ thịt bò. Nhà hàng và quán ăn thường mua nhiều vào dịp cuối tuần, đặc biệt ở thành phố. Tháng 11 và 12 âm lịch hàng năm là thời điểm tiêu thụ thịt bò tăng do nhu cầu ăn uống các lễ hội, cưới hỏi, hội họp. Bảng 4.7. Thông tin về chủ nhà hàng, quán ăn tại tỉnh Điện Biên ĐVT Quán ăn Nhà hàng Tính Chung Chỉ tiêu Kiểm định (n=48) (n=12) (n=60) 1. Tuổi Năm 42,90 43,33 42,98 0,89 2. Giới tính chủ cửa hàng % Nam 54,17 33,33 50,00 0,2 Nữ 45,83 66,67 50,00 3. Dân tộc % Kinh 91,67 75,00 88,33 0,11 Thái 8,33 25,00 11,67 4. Số năm đi học Năm 9,90 10,58 10,03 0,54 5. Số suất ăn phục vụ/ngày Suất 66,81 213,33 96,12 2,00*** 6. Các loại thịt sử dụng Kg/ngày Thịt lợn 3,09 14,70 5,81 0,00 Thịt gia cầm 4,84 10,50 6,00 0,02 Thịt bò 3,82 5,98 4,22 0,11 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Tiêu chí quan trọng nhất là độ tươi vì nó quyết định hương vị của món ăn, nhất là các món ăn mà thịt được chế biến ít như phở, bún. Bảng 4.8. Địa điểm mua hàng của người tiêu dùng tại tỉnh Điện Biên ĐVT: % Nơi mua Nhà hàng/quán ăn (n=60) Hộ gia đình (n=85) Lò giết mổ 15,00 5,60 Người bán buôn 18,33 0,00 Chợ 66,67 88,90 Cửa hàng tiện lợi/siêu thị 0,00 0,90 Của hàng thịt ven đường 0,00 4,60 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Độ dính và màu sắc của thịt cũng là các tiêu chí quan trọng đối với nhà hàng, quán ăn vì thịt tươi thường có độ dính cao, màu sắc đỏ đẹp, yêu cầu thịt dẻo quánh, khi thái còn có thể dính vào dao Bảng 4.9. Tiêu chí lựa chọn thịt khi mua Tiêu chí Nhà hàng/quán ăn (n=60) Hộ gia đình (n=85) Độ tươi 9,32 9,11 Độ dính 9,20 8,56 Màu sắc 8,27 9,00 Thớ thịt 7,12 7,38 Mùi 6,93 7,08 Nguồn: Số liệu điều tra (2019). 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2