![](images/graphics/blank.gif)
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Mục đích nghiên cứu của luận án "Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay" nhằm luận giải, làm rõ cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS tại Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định, xây dựng hệ thống chính sách phát triển NNL KHCN hiệu quả để thích ứng với sự thay đổi nhanh của quá trình CĐS.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN XUÂN BẮC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 9.34.04.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2024
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Tuấn Hưng 2. TS. Phạm Tú Tài Phản biện 1: GS.TS. Ngô Thắng Lợi Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng Phản biện 3: PGS.TS. Hoàng Văn Hải Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá Luận án cấp Học viện tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội vào hồi phút, ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Vũ Tuấn Hưng, Nguyễn Xuân Bắc (2021), “Tính tất yếu và giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ nhằm đáp ứng chuyển đổi số ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển bền vững vùng, số 1(03/2021), ISSN: 2354-0729, tr 27-38. 2. Vũ Tuấn Hưng, Nguyễn Xuân Bắc (2021), “Phát triển nhân lực số trong bối cảnh kinh tế số ở châu Âu và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 5(248/2021), ISSN: 0868-3581, tr 16-28. 3. Vũ Tuấn Hưng, Nguyễn Xuân Bắc (2021), “Phát triển đội ngũ quản lý, lãnh đạo tại các doanh nghiệp nhà nước: Thu hút và trọng dụng nhân tài”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 6 (517) 2021, ISSN: 0866-7489, tr 3 - 10. 4. Vũ Tuấn Hưng, Nguyễn Xuân Bắc (2022), “Thu hút và trọng dụng nhân tài vào vị trí quản lý, lãnh đạo cấp huyện ở Việt Nam theo mô hình chính phủ liên kết”, Tạp chí Khoa học xã hội số 8 (288) 2022, ISSN: 1859- 0136, tr 1 - 9. 5. Vũ Tuấn Hưng, Nguyễn Xuân Bắc (2022), “Phát triển nguồn nhân lực công vụ đáp ứng hội nhập quốc tế, chuyển đổi số và hàm ý cho tỉnh Bình Dương”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội số 09 (112) 2022, ISSN 0866-756X, tr 75- 85. 6. Lê Quốc Hội, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Xuân Bắc (2022), “Ảnh hưởng của chiến lược chuyển đổi số tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Hạ Long số chuyên san (11/2022), ISSN: 2815 – 5521, tr 103-111. 7. Nguyễn Xuân Bắc (2023), Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng chuyển đổi số ở các quốc gia châu Á và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán số 249 – 10/2023, ISSN: 1859 – 4093, tr 88-92. 8. Nguyễn Xuân Bắc (2023), Định hướng của Đảng và Nhà nước về thực hiện thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán số 253 – 12/2023, ISSN: 1859 – 4093, tr 28-32.
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Nền kinh tế Việt Nam muốn phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn hiện nay thì phải xuất phát từ nội lực, đó là dựa vào NNL trình độ cao và KHCN tiên tiến. Hiện nay, nước ta vẫn có thể tận dụng được NNL từ thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” – thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao hơn nhiều so với nhóm dân số phụ thuộc, đây là tiền đề của một thị trường lao động rộng lớn phục vụ cho phát triển kinh tế. So với nhiều quốc gia khác trên thế giới, NNL ở Việt Nam đã có những cải thiện tích cực về chất lượng, trình độ tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, đặc biệt là về năng suất lao động, phản ánh trực tiếp qua các chỉ số về thu nhập của nền kinh tế. Thực tế này đã được chỉ ra trong nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo chính thức từ phía các nhà khoa học, cơ quan quản lý Nhà nước, phương tiện báo chí truyền thông và DN. Nhắc đến bối cảnh hiện nay, không thể không nhắc đến CĐS, quá trình này đã dần trở thành xu thế chung của toàn cầu và tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Nhóm công việc giản đơn có tính lặp đi lặp lại, LĐ công nghiệp dây chuyền và nông nghiệp sẽ dần bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo, robot, hệ thống tự động hóa. Trong khi đó, nhân lực trình độ cao để làm chủ, sáng tạo KHCN mới đang rất cần thiết. Nhóm nhân lực này luôn được “săn đón” với thu nhập và chế độ đãi ngộ hấp dẫn không chỉ ở cấp độ giữa các doanh nghiệp mà còn ở cấp độ giữa các quốc gia. Điều đó cho thấy Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thu hút, sử dụng và phát triển NNL KHCN. Từ những phân tích đó, với mong muốn luận án nghiên cứu sẽ thực sự mang lại những giá trị thiết thực, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm luận giải, làm rõ cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS tại Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng cung cấp các luận cứ khoa 1
- học cho việc hoạch định, xây dựng hệ thống chính sách phát triển NNL KHCN hiệu quả để thích ứng với sự thay đổi nhanh của quá trình CĐS. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, từ đó tìm khoảng trống để tiếp tục nghiên cứu.; Hệ thống hóa cơ sở lý luận và khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học tham chiếu đối với Việt Nam; Đánh giá tác động của phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS đến hiệu quả hoạt động DN; Phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân; Đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam. Dưới góc độ chuyên ngành quản lý kinh tế, NCS nghiên cứu các chủ thể thực hiện phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS bao gồm: Nhà nước, DN và các tổ chức KHCN. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Nội dung nghiên cứu là dựa trên cơ sở lý thuyết và các công trình khoa học đi trước về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS. Từ đó, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu CĐS tại Việt Nam, đặc biệt trong DN. Luận án cũng thực hiện đánh giá tác động của phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS tới hiệu quả hoạt động DN và đề xuất một số giải pháp đối với các chủ thể thực hiện phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS trong tương lai. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, trong đó khảo sát thực tiễn được thực hiện tại 774 DN, 612 phiếu khảo sát thu về và có 551 phiếu hợp lệ. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Trong luận án, dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2015-2021, dữ liệu sơ cấp được NCS thu thập từ năm 2020 đến năm 2021, các giải pháp đề xuất hướng tới năm 2025 tầm nhìn 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu 2
- - Phương pháp thu thập và phân tích số liệu - Phương pháp nghiên cứu định tính - Phương pháp nghiên cứu định lượng 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án sẽ cung cấp, làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển NNL, đặc biệt là phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam. Thứ hai, tiếp cận và phân tích, đánh giá thực trạng NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS; đánh giá tác động phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS đến hiệu quả hoạt động của DN. Từ đó, đề xuất giải pháp và khuyến nghị phù hợp đối với các chủ thể, gồm Nhà nước, DN và các tổ chức KHCN. Thứ ba, nghiên cứu có tính ứng dụng cao, trong bối cảnh Việt Nam đang quyết tâm thực hiện thành công quá trình CĐS. Vì vậy, NNL KHCN với vai trò là hạt nhân để làm chủ, vận hành và sáng tạo KHCN tiên tiến, hiện đại sẽ quyết định sự thành bại của quá trình CĐS. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần nghiên cứu, xây dựng nội dung, cơ sở lý luận, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: Bằng cách phân tích các số liệu thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu sử dụng cho việc tham khảo đối với các nhà quản lý về phát triển NNL KHCN ở Việt Nam 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS; Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu của luận án; Chương 4: Thực trạng phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam; Chương 5: Đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam 3
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam 1.1.1. Những nghiên cứu về bối cảnh chuyển đổi số CĐS là yếu tố cần thiết đối với tất cả các ngành theo nghiên cứu của “Các chiến lược chuyển đổi số: Hệ thống thông tin kinh doanh” của Matt, C., Hes, T., & Benluan, A. (2015), “Big-Bang Disrsu Big-Bang Dirsu. Một ý tưởng đột phá sẽ thay đổi những gì đang tồn tại” của Downes & Nunes (2013), Chanias và các cộng sự (2019) với bài “Hoạch định chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số trong các tổ chức tiền kỹ thuật số: Trường hợp của một nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Tạp chí Hệ thống Thông tin Chiến lược”, Bharadwaj và cộng sự (2013) với bài “Chiến lược kinh doanh kỹ thuật số: Hướng tới thế hệ công nghệ mới”. Một số công trình trong nước có thể kể đến là: “Ngân hàng Việt Nam với cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những định hướng tiếp cận” của Phạm Xuân Hòe (2017), Nguyễn Văn Bình (2017) với cuốn sách “Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, bài viết “Ích lợi chuyển đổi số trong doanh nghiệp” của Trần Thanh Toàn (2022), “Kinh tế số và việc vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0” của Nguyễn Thanh Bình (2022). 1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS 1.1.2.1. Nghiên cứu về phát triển NNL Các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith hay Alfred Marshall trong các công trình “Khảo sát về điều kiện tự nhiên và các nguyên nhân dẫn đến sự giàu có của các quốc gia, quyển số 2 – điều kiện tự nhiên, sự tích lũy và nguồn lao động” (1776) và “Các nguyên lý kinh tế” (1890) đã đưa ra học thuyết về vốn con người. Sách “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai” của Edgar Morin (2008), nêu lên bảy tri thức cần thiết cho NNL. Bên cạnh đó còn có các công trình “Tác động của phát triển nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp” của Priyanka Rani, M. S. Khan (2009), “Sự phát triển năng lực kinh doanh của nhân sự và những tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nam Sulawesi” của Saban Echdar (2013). Các nghiên cứu trong nước gồm: Nguyễn Thanh (2005) với bài “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Sách “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” của Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), 4
- “Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay” của Hà Thị Hằng (2014), Phạm Quốc Trung, Đỗ Quang Dũng (2012) với bài “Những vấn đề đặt ra cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay” , Đàm Đức Vượng (2015) với bài“Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước”. 1.1.2.2. Nghiên cứu về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS Các nghiên cứu nước ngoài gồm: Forfas (2011) với bài “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp nội dung số ở Ireland”, sách “Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghệ thông tin” của Catherine M. Sleezer và cộng sự (2002), “Sự phân chia kỹ thuật số và sự phân chia nhận thức: những sự kiện về thách thức phát triển con người trong kỷ nguyên số” của Clotilde Fonseca (2010), Tổ chức phát triển Châu Âu (2015) với nghiên cứu “6 xu hướng công nghệ làm thay đổi toàn diện trong quản trị nguồn nhân lực”, Báo cáo “Chuyển đổi số ở Đông Nam Á: Công nghệ đã tác động toàn diện đến việc làm và doanh nghiệp” của Tổ chức LĐ quốc tế (2016), “Báo cáo về chỉ số kinh tế - xã hội số - Vốn con người 2018” của Ủy ban châu Âu (2020). Ở Việt Nam, “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Phạm Văn Quý (2015), “Vai trò của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam” của Dương Quỳnh Hoa (2017), “Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay” của Đỗ Tuấn Thành (2018), Nguyễn Đình Bắc (2018) với bài “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, “Phát triển nguồn nhân lực số - xu hướng tất yếu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu LĐ Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Hải Hoàng (2020), “Thực trạng và giải pháp quản trị nhân sự doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam” của Lê Đình Thành (2022), “9 nội dung chuyển đổi nhân sự số” của Vũ Tuấn Anh (2022). 1.1.3. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp “Hệ thống làm việc hiệu suất cao và các chỉ số trung gian về hiệu suất công ty trong khu vực doanh nghiệp nhỏ của Hoa Kỳ” Way (2002), “Tính khả thi của mô hình hệ thống tổng đài trung tâm” của Batt và Moynihan (2002),“Hiệu quả làm việc, doanh thu, năng suất: Nghiên cứu tại New Zealand” của Guthrie (2001), “Lợi thế sản xuất: Tại sao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cao” của Harrell-Cook và các cộng sự (2001), “Tiền đề tổ chức về khả năng đáp ứng môi trường trong phát triển 5
- sản phẩm mới trong công nghiệp”của Pujari và các cộng sự (2004), Bae và Lawler với công trình “Chiến lược tổ chức và quản trị nhân sự tại Hàn Quốc: Tác động đến hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế mới mới” (2000), Guthrie với bài viết “Hiệu quả làm việc, doanh thu, năng suất: Nghiên cứu tại New Zealand” (2001) [90], Y.Bae và cộng sự với bài “Chiến lược nguồn nhân lực và hiệu quả hoạt động của công ty ở các quốc gia Vành đai Thái Bình Dương”, “Chuyển đổi số từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Góc nhìn về năng lực” của Zhang và Li (2018). 1.2. Một số kết quả đã đạt được trong các công trình khoa học có liên quan và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 1.2.1. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Một là, xác định được những vấn đề cơ bản và xây dựng được cơ sở lý thuyết về phát triển NNL KHCN. Hai là, khẳng định tầm quan trọng của NNL KHCN gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Ba là, chỉ ra những mặt tích cực cần phát huy hơn nữa, đồng thời làm rõ những mặt hạn chế còn tồn tại. Bốn là, nghiên cứu chỉ ra bài học kinh nghiệm. 1.2.2. Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu phát triển NNL KHCN gắn với CĐS ở Việt Nam có thể tạm gọi là phát triển NNL số đến nay vẫn là một đề tài có tính mới, cần được thực hiện nghiên cứu chuyên sâu. Thứ hai, trước đây chủ yếu tiếp cận ở chuyên ngành Kinh tế phát triển, chưa nhiều nghiên cứu tiếp cận ở chuyên ngành Quản lý kinh tế. Bên cạnh đó, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá tác động từ phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS đến hiệu quả hoạt động DN. Thứ ba, những đề xuất, kiến nghị giải pháp về phát triển NNL KHCN đã xuất hiện nhiều song còn thiếu tính hệ thống, chưa thực sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. 1.2.3. Hướng nghiên cứu của luận án Về cách tiếp cận, luận án “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay” nghiên cứu dưới góc nhìn từ các chủ thể thực hiện, chính vì vậy, luận án sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Về lý luận, luận án sẽ làm rõ cơ sở lý luận về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam bao gồm: bối cảnh CĐS; khái niệm phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS; nội dung phát triển NNL KHCN 6
- đáp ứng yêu cầu CĐS; tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS; tác động của phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS đến hiệu quả hoạt động DN; kinh nghiệm quốc tế về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS và bài học cho Việt Nam. Về thực tiễn, trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng, luận án sẽ phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị trong thời gian tới. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ 2.1. CĐS và yêu cầu đặt ra đối với phát triển NNL KHCN trong bối cảnh CĐS 2.1.1. Chuyển đổi số Khái niệm CĐS ra đời và dần trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, mô tả việc ứng dụng CNS vào tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội. Khái niệm này được đưa ra trong công trình nghiên cứu nước ngoài của BMWi (2015), Westerman và cộng sự (2011)…, tiếp cận chủ yếu dưới góc độ ứng dụng CĐS đến hiệu quả hoạt động tổ chức, tạo ra các giá trị mới, mô hình kinh doanh mới… Ở Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền Thông đưa ra khái niệm “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số”. Khái niệm này cũng có điểm tương đồng với cách tiếp cận các nghiên cứu nước ngoài, trọng tâm chính là sự thay đổi tổng thể và toàn diện. Tuy nhiên, khái niệm của Bộ Thông tin và Truyền Thông đưa ra tương đối bao quát, đầy đủ và toàn diện khi đề cập đến cả chủ thể là cá nhân và tổ chức, tức là toàn bộ xã hội. Luận án cho rằng, khái niệm về CĐS mà Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra khá toàn diện, đầy đủ và phù hợp để sử dụng trong nghiên cứu luận án. 2.1.2. Yêu cầu đặt ra đối với phát triển NNL KHCNtrong bối cảnh CĐS CĐS là quá trình khách quan, là xu thế chung của toàn nhân loại vì vậy dù muốn hay không muốn, quá trình CĐS vẫn xảy ra và đang diễn ra. Nhà nước hay DN với vai trò quản lý hay thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế có thể chọn tham gia hoặc đứng ngoài quá trình đó. Tuy nhiên, nếu đứng ngoài, Việt Nam rất dễ tụt hậu lại so với thế giới, tạo khoảng cách lớn 7
- giữa Việt Nam và các quốc gia thực hiện CĐS. Chính vì lẽ đó, các chủ thể bao gồm Nhà nước, DN và các tổ chức KHCN không thể đứng ngoài quá trình ấy mà phải đóng vai trò là đầu tàu, tiên phong thực hiện CĐS từ đó, tạo điều kiện, cơ hội cho toàn bộ nhân lực trong xã hội cùng tham gia vào quá trình này. CĐS tạo ra nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng đặt ra một số yêu cầu nhất định đối với NNL KHCN buộc nhóm nhân lực này phải đáp ứng. Thứ nhất, NNL KHCN cần đáp ứng yêu cầu về kỹ năng số và kiến thức CNS để làm chủ, vận hành, ứng dụng CNS vào hoạt động thực tiễn. Thứ hai, NNL KHCN cần đáp ứng yêu cầu về năng lực sáng tạo, đổi mới và thích ứng nhanh nhất với sự thay đổi của CNS. Thứ ba, NNL KHCN cần phải đáp ứng khả năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả trên môi trường làm việc số. Thứ tư, NNL KHCN cần có khả năng dự báo, tư duy dài hạn để thích ứng với kỷ nguyên CĐS. 2.2. Phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS 2.2.1. NNL KHCN đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số Khái niệm nay đã bắt đầu ở những năm 1980, lần đầu được đưa ra theo UNESCO với định nghĩa nhân lực KHCN là tổng số lượng người trực tiếp tham gia các hoạt động KHCN của tổ chức, được trả công cho sự tham gia đó, trong đó bao hàm cả nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ. Tại Việt Nam, Bộ Khoa học - Công nghệ vận dụng khái niệm nêu trong Luật Khoa học - Công nghệ quy định cụ thể hơn về quan niệm nhân lực KHCN. Khái niệm này cũng tương đồng với khái niệm NNL nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (Nhân lực NC&PT) được nêu trong Sách Trắng KHCN. Tuy nhiên theo tác giả, NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS có những yêu cầu riêng biệt, khác với các nhóm NNL ở lĩnh vực khác, cụ thể như sau: Thứ nhất, NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS phải trở thành công dân toàn cầu. Thứ hai, NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS là đội ngũ có tính sáng tạo và tư duy đột phá. Thứ ba, NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS vừa phải có khả năng làm việc độc lập, vừa phải có khả năng phối hợp công việc và làm việc nhóm. Thứ tư, NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS phải có năng lực làm chủ và thích ứng nhanh nhất với thiết bị CNS. Từ những phân tích đó, NCS đưa ra khái niệm về NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS như sau: “Nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số 8
- là những công dân toàn cầu, có khả năng nghiên cứu và sáng tạo, có tư duy độc lập và làm việc nhóm, có thể làm chủ và thích ứng nhanh nhất với thành tựu công nghệ số trong quá trình tương tác với các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm tạo ra nhiều giá trị mới”. 2.2.2. Phát triển NNL KHCN nhằm đáp ứng yêu cầu CĐS 2.2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực Sự phát triển nói chung được xem là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên từ trình độ thấp đến trình độ cao hơn, từ đơn giản đến phức tạp. Đối với phát triển NNL, cần xem xét về số lượng, chất lượng và đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất từ trí lực, kỹ năng, kiến thức, thể chất… Tổng hợp các nghiên cứu, luận án cho rằng: “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình xây dựng nguồn nhân lực nâng cao về mọi mặt: phẩm chất, kiến thức, kỹ năng, trình độ và phát huy các yếu tố đó để đạt năng suất, hiệu quả cao trong hoạt động thực tiễn, góp phần thúc đẩy đời sống kinh tế - xã hội ngày càng phát triển”. 2.2.2.2. Phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS Khái niệm phát triển NNL KHCN được xây dựng và phát triển dựa vào khái niệm phát triển NNL nói chung. Khái niệm phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS mang tính chi tiết hơn, nhắm đến mục tiêu cụ thể là CĐS. Chính vì vậy, phát triển NNL KHCN phục vụ, đáp ứng quá trình CĐS và định hình, phát triển nền kinh tế số thì đặc biệt cần có năng lực làm chủ các thiết bị CNS trong quá trình tương tác với các hoạt động kinh tế và thích ứng nhanh nhất với các tiến bộ KHCN. Tác giả đưa ra khái niệm về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS là: “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số là quá trình xây dựng, nâng cao và tối ưu hóa quy mô, trình độ nguồn nhân lực khoa học công nghệ nhằm đảm bảo lực lượng này có năng lực làm chủ và thích ứng nhanh nhất với công nghệ số hiện đại, đáp ứng được những thách thức và cơ hội trong bối cảnh chuyển đổi số”. 2.3. Nội dung phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS 2.3.1. Chủ thể thực hiện phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS Thứ nhất, chủ thể là Nhà nước. Hoạt động phát triển NNL KHCN không hình thành tự phát, mà phụ thuộc chủ yếu vào sự kiến tạo của Nhà nước. Chính vì lẽ đó, đây được coi là chủ thể quan trọng nhất trong hoạt 9
- động phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam. Thứ hai, chủ thể là doanh nghiệp. Quá trình CĐS đặt ra yêu cầu bắt buộc các DN phải thực hiện phát triển NNL KHCN để làm chủ và ứng dụng CNS vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thứ ba, chủ thể là các tổ chức KHCN. Các tổ chức KHCN hiện nay đang nắm giữ vai trò chủ chốt, đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu phát triển KHCN mới; tạo lập môi trường làm việc cho NNL KHCN; đào tạo, phát triển NNL KHCN. 2.3.2. Hoạch định chiến lược, ban hành chính sách và tạo lập khuôn khổ pháp luật phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS Nhà nước là chủ thể tạo lập khuôn khổ pháp luật, hoạch định chiến lược và xây dựng chính sách phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS. Nhà nước sẽ triển khai nội dung trọng tâm là xây dựng bộ máy QLNN, thực hiện tốt chức năng năng QLNN về phát triển NNL KHCN, đồng thời tạo khuôn khổ pháp lý và môi trường chính sách thuận lợi để phát huy sự đóng góp của mọi thành phần kinh tế cho sự phát triển NNL KHCN. Về khuôn khổ pháp luật, quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến NNL. Bên cạnh đó, Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển NNL KHCN phải phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam, nội dung triển khai chi tiết theo từng giai đoạn cụ thể. 2.3.3. Tạo lập môi trường, điều kiện phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam Thứ nhất, Nhà nước là chủ thể thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức ngoài Nhà nước, đặc biệt là các DN và các tổ chức KHCN tham gia phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS. Nhà nước không chuyển giao hay phó thác nhiệm vụ hiến định của mình cho các DN và tổ chức KHCN, mà là tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào hoạt động phát triển NNL KHCN, phục vụ tốt nhất cho quá trình CĐS. Thứ hai, DN và các tổ chức KHCN là chủ thể tạo lập môi trường, điều kiện làm việc, ứng dụng KHCN và CĐS cho NNL KHCN. DN sẽ phát triển NNL KHCN thông qua đơn đặt hàng đảm bảo chuẩn đầu ra của nhân lực KHCN với các cơ sở đào tạo, các tổ chức KHCN hoặc thực hiện chương trình đào tạo tại chính DN. 2.3.4. Xây dựng chính sách thu hút, sử dụng và đào tạo NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS Thứ nhất, DN sẽ không phụ thuộc hoàn toàn vào các chính sách của Nhà nước mà cùng chung tay thực hiện đầu tư vào phát triển NNL KHCN, 10
- giảm tải gánh nặng cho ngân sách nhà nước đang gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, DN thường triển khai các khóa đào tạo linh hoạt về thời gian và phạm vi địa lý cho nhân sự phù hợp theo điều kiện, quy mô của DN. Bên cạnh đó, tự bản thân người lao động cần nhận thức được phải trau dồi, nâng cao năng lực và thích ứng nhanh chóng với CNS trong quá trình làm việc để tham gia vào nhóm NNL KHCN nếu không muốn bị đào thải khỏi thị trường LĐ trong tương lai. Thứ hai, phát triển NNL KHCN chủ yếu đến từ các tổ chức KHCN với hệ thống giáo dục đại học quốc dân là nòng cốt, chủ đạo. Các tổ chức này thực hiện các nhiệm vụ KHCN ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước; nghiên cứu KHCN mới; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài KHCN. 2.4. Tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay 2.4.1. Tiêu chí đánh giá phát triển NNL KHCNđáp ứng yêu cầu CĐS Đánh giá về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS nói riêng hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau. Các chỉ tiêu về tính hợp lý, tính hiệu quả, tính hiệu lực, tính bền vững được đề cập đến trong nhiều công trình như Phương Hữu Từng (2018), Trần Quốc Hiếu (2018) , Dương Quỳnh Hoa (2017) … Trong khi đó, một số nghiên cứu khác như Nguyễn Phan Thu Hằng (2017), Nguyễn Thị Cúc (2020) lại xem xét tiêu chí đánh giá dưới các khía cạnh như chuyển biến về số lượng và chất lượng của NNL, năng suất lao động của NNL đối với hiệu quả hoạt động DN, trình độ chuyên môn tổng hợp, kỹ năng khác cùng với ngoại ngữ, tin học… Trên cơ sở tham khảo và kế thừa các nội dung đó, luận án xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá như sau: tiêu chí về mức độ phù hợp; tính hiệu quả và khả thi của các chính sách; kết quả của sự phát triển NNL KHCN. 2.4.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số Thứ nhất, quan điểm, định hướng của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS.. Thứ hai, trình độ KHCN và mức độ tham gia vào quá trình CĐS. Thứ ba, thị trường LĐ, chính sách đãi ngộ, điều kiện và môi trường làm việc. Thứ tư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. 2.5. Tác động của phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp 11
- 2.5.1. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (FP) cần được xem xét dưới nhiều chỉ tiêu khác nhau, được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu như: Amin và các cộng sự (2017), Chen, Huang và các cộng sự (2012), M. Ahmed (2018), Harrison và Wicks (2013), Santos và Brito (2012). Trong luận án, NCS kế thừa nghiên cứu của Harrison và Wicks (2013), Santos và Brito (2012) về hiệu quả hoạt động DN. 2.5.2. Phát triển NNL KHCN trong doanh nghiệp Nghiên cứu của Pfeffer (1995) đưa ra 16 nội dung, Delery và Doty (1996) xây dựng dựa trên 7 nội dung, COMBS và cộng sự (2006) chỉ ra 13 nội dung, Wang và cộng sử (2020) cho rằng 7, Lu và cộng sự (2015) đưa ra 5 2.5.3. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp Trong nghiên cứu của H. Wang và các cộng sự (2020), CĐS trong DN được đo lường dựa trên 5 nhân tố dẫn đầu: CNS mới, sáng tạo CNS mới, ứng dụng CNS, đổi mới cơ cấu tổ chức, chỉnh sửa kỹ năng tổ chức. 2.5.4. Xây dựng mô hình nghiên cứu 2.5.4.1. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết Nội dung Phát triển NNL KHCN có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của H1 DN H2 CĐS có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của DN CĐS điều tiết tác động từ phát triển NNL KHCN tới hiệu quả hoạt động H3 của DN 2.5.4.2. Mô hình nghiên cứu Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu 12
- - Biến độc lập: Phát triển NNL KHCN (HPHRM) được cấu tạo từ 5 khía cạnh là Đào tạo (TR), Sự tham gia của nhân viên (EP), Phân tích công việc (JA), Đánh giá hiệu quả (PE), Phát triển nhân viên (ED); Chuyển đổi số (DTS). - Biến phụ thuộc: Hiệu quả hoạt động DN (FP) được cấu tạo từ 2 khía cạnh là hiệu quả tài chính (PR) và mức tăng trưởng (GR). 2.6. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Luận án lựa chọn và thực hiện khảo cứu kinh nghiệm của khu vực liên minh châu Âu và một số quốc gia châu Á (gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore) bởi một số lý do sau: Một là, những quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ tham khảo bài học kinh nghiệm hầu hết đều đạt trình độ phát triển NNL KHCN cao trên thế giới. Hai là, phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu, chưa có sự đầu tư bài bản và chưa xây dựng một cách có hệ thống theo lộ trình, theo từng giai đoạn. Bài học kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản sẽ là tham khảo hữu ích vì đây là hai quốc gia không được thiên nhiên ưu ái, thậm chí có xuất phát điểm rất thấp nhưng lại vươn lên trở thành hai nền kinh tế phát triển. Ba là, liên minh châu Âu là nơi áp dụng mô hình phát triển NNL theo chiến lược nhà nước kiến tạo, là mô hình khá phù hợp với Việt Nam bởi lẽ “Xây dựng Nhà nước kiến tạo, chính phủ liêm chính, hành động phục vụ” cũng là mục tiêu của Đảng và Nhà nước được nêu lên trong Văn kiện Đại hội XIII. 2.6.1. Tổng quan kinh nghiệm của các nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số - Kinh nghiệm của khu vực liên minh châu Âu - Kinh nghiệm của khu vực châu Á: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản 2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Một là, hoạt động quản lý nhà nước có vai trò quan trọng trong việc phát triển NNL KHCN đặc biệt là việc xây dựng, hoạch định chiến lược dài hạn và chú trọng hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng NNL quốc gia. Hai là, tăng cường xã hội hóa các nguồn lực trong việc phát triển NNL KHCN nhằm đáp ứng yêu cầu CĐS. Ba là, xây dựng và hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhằm thu hút và trọng dụng nhân tài. Bốn là, tăng cường hoạt động đầu tư phát triển cho lĩnh vực KHCN, đặc biệt là robot và trí tuệ nhân tạo – NNL tương lai của kỷ nguyên số. 13
- CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu Nguồn dữ liệu thứ cấp và Nguồn dữ liệu sơ cấp 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu, tổng quan tài liệu Phương pháp này được NCS sử dụng khi bắt đầu tiếp cận đề tài nhằm thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu đã được công bố về NNL, NNL KHCN, bối cảnh CĐS… Hiện nay, với sự phát triển số lượng thông tin và dữ liệu khổng lồ, NCS phải có sự chọn lọc và nghiên cứu kỹ càng, đó là những tài liệu phù hợp, có độ uy tín cao như báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước, báo cáo của các tổ chức quốc tế, sách chuyên khảo, sách chuyên ngành, những công trình khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế, được chỉ số trích dẫn cao để đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác trong nghiên cứu. 3.1.3. Phương pháp tiếp cận tình huống NCS lựa chọn thực hiện khảo cứu trực tiếp đối với khu vực DN. Việc lựa chọn đối tượng là DN để đảm bảo tính tương đồng của mẫu số nghiên cứu, đồng thời cũng đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Nếu đối tượng nghiên cứu ở quy mô quá lớn, đề tài nghiên cứu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính Luận án dựa trên các tài liệu từ nguồn báo cáo và công trình nghiên cứu trên các tạp chí uy tín đã được tham khảo, phân tích và đánh giá. Bên cạnh đó, luận án thực hiện phỏng vấn chuyên sâu và phỏng vấn nhóm đối với các nhà quản lý cấp trung và cấp cao tại các DN để thu được các kết quả về vấn đề nghiên cứu. 3.2.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu định tính Tổng số 63 nhà quản lý từ cấp trung trở lên từ 48 DN lựa chọn. Các cuộc phỏng vấn được diễn ra trong vòng gần hai tháng từ 15/19/2020 – 31/10/2020. Kết quả nghiên cứu về CĐS tại các DN: Hầu hết các DN đều có nhận thức về CĐS và tầm quan trọng của CĐS trong hoạt động của DN. Tuy nhiên sự nhận thức lại ở các mức độ khác nhau, phụ thuộc vào ngành, lĩnh vực và quy mô của DN. Hầu hết các DN lớn sẽ thực hiện CĐS ở phạm vi 14
- rộng hơn, toàn diện hơn trong khi các DN vừa và nhỏ chưa có thực sự tham gia quyết liệt. Một số các nhà quản lý cho rằng, DN của họ nằm ngoài xu hướng CĐS, chưa thể thực hiện đầu tư và áp dụng mạnh mẽ các công nghệ hiện đại do những lo ngại về vấn đề tài chính và chất lượng NNL. Các DN trong phạm vi phỏng vấn nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của NNL KHCN, điều này được xác nhận bởi chính những lãnh đạo cấp trung và cao của các DN. Tuy nhiên, các nhà quản lý DN không chú trọng phát triển NNL KHCN. Số lượng nhân sự ở cấp bậc chuyên gia tại các DN không nhiều, thậm chí là ít ỏi hoặc không có. Các DN thường xây dựng chính sách tuyển dụng nhân tài hấp dẫn thay vì phát triển, đào tạo NNL KHCN tại chỗ. 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng 3.3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm Nguồn: Đề xuất bởi nghiên cứu sinh 3.3.3. Phát triển thang đo và phiếu khảo sát 3.3.3.1. Phát triển thang đo Bảng 3.1. Tổng hợp biến nghiên cứu, chỉ báo, thang đo và nguồn gốc Biến Nguồn gốc Mã hóa Lu và cộng sự Phát triển NNL KHCN - Đào tạo HPHRM_TR (2015) Phát triển NNL KHCN - Sự tham gia của Lu và cộng sự HPHRM_EP nhân viên (2015) Phát triển NNL KHCN - Phân tích công Lu và cộng sự HPHRM_JA 15
- Biến Nguồn gốc Mã hóa việc (2015) Phát triển NNL KHCN - Đánh giá hiệu Lu và cộng sự HPHRM_PE quả (2015) Phát triển NNL KHCN - Phát triển nhân Lu và cộng sự HPHRM_ED viên (2015) Wang và cộng CĐS DTS sự (2020) Santos và Brito Hiệu quả hoạt động DN - Khả năng sinh (2012), Harrison FP_PR lời và Wicks (2013) Santos và Brito Hiệu quả hoạt động DN - Mức tăng trưởng (2012), Harrison FP_GR và Wicks (2013) 3.3.3.2. Xây dựng phiếu khảo sát Người thực hiện khảo sát tích (√) vào lựa chọn thích hợp vào các câu hỏi được đánh giá theo thang đo likert 5 điểm từ 1 tới 5. Mẫu nghiên cứu: 774 DN (đã được lựa chọn từ trước) thì thu về được 612 phiếu khảo sát. Sau khi loại bỏ những khảo sát không hợp lệ thì nghiên cứu thu được 551 quan sát. Đối tượng trả lời phiếu khảo sát: Các quản lý trong DN thực hiện hoàn thành 1 khảo sát, có thể các phòng ban khác nhau sẽ chia ra và điền những mục khác nhau để hoàn thành khảo sát. 3.3.4. Thiết kế và mẫu nghiên cứu định lượng Bảng 3.2. Mã hóa các biến nghiên cứu Biến Mã phân tích dữ liệu Phát triển NNL KHCN - Đào tạo HPHRM_TR1-4 Phát triển NNL KHCN - Sự tham gia của nhân viên HPHRM_EP1-4 Phát triển NNL KHCN - Phân tích công việc HPHRM_JA1-4 Phát triển NNL KHCN - Đánh giá hiệu quả HPHRM_PE1-2 Phát triển NNL KHCN - Phát triển nhân viên HPHRM_ED1-4 CĐS DTS1-5 FP - Khả năng sinh lời FP_PR1-5 FP - Mức tăng trưởng FP_GR1-5 Mẫu nghiên cứu Mẫu sơ bộ: Nghiên cứu tiến hành chọn mẫu định lượng sơ bộ bao gồm 126 DN trên cả nước. Mẫu chính thức: Nghiên cứu lựa chọn các DN đã hoạt động được ít nhất 3 năm nhằm đảm bảo quan sát đủ độ tin cậy. 3.3.5. Thu thập dữ liệu 3.3.5.1. Thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu sơ bộ 16
- 3.3.5.2. Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng chính thức 3.3.6. Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng Nghiên cứu sử dụng phương pháp PLS-SEM để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa NNL KHCN và hiệu quả hoạt DN. Lý do để sử dụng PLS- SEM là vì dữ liệu khảo sát thường không được phân phối chuẩn. Cụ thể: Kiểm tra độ tin cậy thang đo, Đánh giá mô hình đo lường, Đánh giá mô hình cấu trúc, Kiểm định Boostraping và đánh giá tác động, Phân tích đa nhóm. CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. Khái quát thực trạng NNL KHCN ở Việt Nam 4.1.1. Số lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ NNL của Việt Nam hiện khá dồi dào, đứng thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có quy mô dân số tương đối trẻ, đang trong thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng” với NNL dồi dào, số lượng dân số tăng xấp xỉ 1 triệu người mỗi năm. NNL KHCN ở Việt Nam hiện nay mới chỉ chiếm một tỉ lệ khá khiêm tốn trong tổng lực lượng lao động toàn xã hội, chưa thể đáp ứng được những yêu cầu đặt ra từ quá trình CĐS. Trong tương lai, nhóm nhân lực này cần phải phát triển để chiếm đa số, trở thành nhóm lực lượng lao động chủ đạo của nguồn nhân lực quốc gia. 4.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhìn chung, NNL KHCN tại Việt Nam đã được cải thiện theo từng năm, giúp nâng cao năng suất LĐ của cả nước. Theo báo cáo năng suất Việt Nam, năng suất LĐ toàn nền kinh tế năm 2020 đạt 117,9 triệu đồng/LĐ (khoảng 5.081 USD/LĐ). Chất lượng NNL KHCN vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là về trình độ, năng lực chuyên môn. Bên cạnh đó, trước sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, nhiều LĐ nước ta đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Trong khi đó, nhân lực có thể làm chủ CNS, vận hành máy móc, dây chuyển sản xuất thì hiện nay vẫn đang còn rất hạn chế. 4.2. Phân tích thực trạng về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam 17
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p |
405 |
51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p |
324 |
18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p |
370 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p |
425 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p |
429 |
16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p |
292 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p |
360 |
11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p |
318 |
9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p |
235 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p |
286 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p |
353 |
8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p |
312 |
6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p |
267 |
5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p |
149 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
264 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p |
140 |
4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p |
164 |
3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p |
306 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)