intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ THÁI THỊ NHUNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN CỤM DU LỊCH SƠN TÂY - BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2025
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung Phản biện 1: PGS. TS. Bùi Thị Nga Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS. TS. Đỗ Xuân Luận Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 3: TS. Lê Thị Thanh Thủy Trường Đại học Hùng Vương Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi …… ngày …… tháng …… năm 2025 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sự mở cửa nền kinh tế của các quốc gia đã thúc đẩy du lịch phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, giúp tạo việc làm, tăng thu nhập hộ gia đình, nguồn ngoại tệ cũng như mang lại sự thịnh vượng cho kinh tế nông thôn, đóng góp 10,4% GDP toàn cầu và hơn 330 triệu việc làm (WTTC, 2018). Ở Việt Nam, du lịch là ngành đã và đang được Đảng, Chính phủ quan tâm đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng, phát triển các cụm, khu, điểm du lịch. Điều này đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi và có những hỗ trợ cụ thể nhằm khích lệ, thúc đẩy và tạo bước chuyển biến đột phá trong phát triển du lịch đồng thời đã đem lại diện mạo mới cho ngành, tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế và nội địa. Trong những năm qua, du lịch Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định và có sự phát triển đáng kể. Việc đầu tư phát triển sản phẩm du lịch (SPDL) cũng được chú trọng hơn, xã hội hóa rộng rãi, thu hút nhiều nguồn lực, nhiều thành phần kinh tế tham gia. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Hà Nội đã chủ động cơ cấu lại các SPDL mới tập trung thu hút khách du lịch nội địa. Du lịch đã và đang tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội của Thủ đô phát triển. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của du lịch Hà Nội là còn thiếu những SPDL đặc trưng, hấp dẫn để du khách lưu trú lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn, đặc biệt là thiếu những SPDL đặc sắc gắn với sinh thái, sản xuất nông nghiệp, di sản văn hóa, di tích lịch sử, làng nghề ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì là một trong sáu cụm du lịch trọng điểm của thành phố Hà Nội được UBND thành phố phê duyệt trong Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 4597/QĐ-UBND ngày 16/10/2012. Theo đó, cụm bao gồm huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây và các phụ cận dọc theo đại lộ Thăng Long, quốc lộ 21 và quốc lộ 32 như Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ. SPDL chính mà cụm hướng tới là du lịch tâm linh, du lịch văn hóa làng Việt Cổ, du lịch sinh thái (DLST), nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch vui chơi giải trí, du lịch thể thao cao cấp. Mặc dù được quy hoạch từ cuối năm 2012 nhưng cho đến nay, cụm du lịch này vẫn chưa trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong số các địa danh nổi tiếng của Việt Nam; tiềm năng và thế mạnh từ các SPDL trên địa bàn cụm chưa được khai thác hợp lý; SPDL còn manh mún, nhỏ lẻ và đơn điệu, chưa mang được giá trị thương hiệu riêng; khả năng cạnh tranh còn yếu kém; không có tính chiến lược dài hạn; số lượng SPDL chưa đa dạng, chất lượng SPDL chưa được du khách đánh giá cao dẫn đến số ngày lưu trú, tần suất quay trở lại và chi tiêu của khách du lịch thấp; công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến SPDL còn rất khiêm tốn. Trước thực trạng đó, đòi hỏi phải có các chiến lược, giải pháp tăng cường, thúc đẩy sự phát triển về quy mô SPDL đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng SPDL trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì nhằm nâng cao mức độ hài lòng của du khách, đảm bảo tính bền vững trong phát triển SPDL trên địa bàn cụm thời gian tới. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản phẩm du lịch; - Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội; 1
  4. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội; - Đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển SPDL. Đối tượng khảo sát, thu thập số liệu bao gồm: (i) Khách du lịch (nội địa và quốc tế); (ii) Cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến du lịch; (iii) Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch; (iv) Cộng đồng dân cư địa phương nơi có tài nguyên du lịch (TNDL). 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì, thành phố Hà Nội. Phạm vi thời gian: các số liệu thứ cấp được tác giả thu thập trong giai đoạn 2014 - 2023, số liệu sơ cấp được thu thập trong các năm 2019, 2020, 2021, 2022. Phạm vi nội dung: Luận án tập trung đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển SPDL trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì, thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển SPDL trên địa bàn cụm du lịch trong thời gian tới. Căn cứ vào địa bàn nghiên cứu, đề tài tập trung vào các SPDL thuộc 4 loại hình du lịch chính bao gồm: (i) Du lịch sinh thái; (ii) Du lịch văn hóa, tâm linh; (iii) Du lịch vui chơi giải trí; và (iii) Du lịch nông nghiệp. 1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về lý luận, luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về phát triển SPDL, cụm du lịch. Cụ thể, luận án đã làm rõ nội hàm của phát triển SPDL theo cụm và không bị hạn chế về không gian hành chính, làm rõ góc độ liên kết giữa các điểm du lịch ở các địa phương. Các nội dung phát triển SPDL cũng được tiếp cận theo hướng cụm du lịch tổng hợp, chứ không riêng rẽ từng điểm du lịch hay từng địa phương. Đây là điểm mới so với các đề tài và công trình nghiên cứu trước đó mà tác giả được biết. Về thực tiễn, luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển SPDL trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, thành phố Hà Nội. Ngoài ra, luận án cũng đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển SPDL trên địa bàn cụm thời gian qua; chỉ ra những rào cản trong việc phát triển SPDL tại một số điểm nghiên cứu. Luận án cũng đã cho thấy, cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì chưa thực sự trở thành một cụm du lịch mà chỉ mới tồn tại ở mức độ liên kết về du lịch. Tuy nhiên, liên kết này cũng còn rất yếu ớt khi các địa phương không có một cơ chế hoạt động thực sự, không có một bộ máy để thúc đẩy phát triển SPDL trong dài hạn. Các SPDL trên địa bàn cụm chỉ mới dừng lại ở mức độ manh mún, nhỏ lẻ, tự phát và thiếu sự đổi mới. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất những giải pháp thiết thực trong việc phát triển các SPDL trên địa bàn một cách hiệu quả và bền vững trong thời gian tới. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đã hệ thống hóa, vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế phát triển về phát triển SPDL với những bình luận và cách tiếp cận mới. Cơ sở lý thuyết này là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu về du lịch, phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Sản phẩm của đề tài gồm có báo cáo luận án, các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành đã góp phần bổ sung và làm phong phú thêm tài liệu tham khảo cho ngành kinh tế tại các trường đại học, viện nghiên cứu nhằm phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là nghiên cứu đầu tiên về phát triển SPDL trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, nên có thể trở thành cơ sở thực tiễn để các cụm du lịch khác trong cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng có thể nghiên cứu tham khảo. Kênh thông tin cho các Bộ, Ban ngành, nhất là UBND thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội trong việc 2
  5. hoạch định các chính sách và ban hành giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển các SPDL trên địa bàn thời gian tới. Hướng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu bổ ích sử dụng cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong lĩnh vực kinh tế, quản trị và du lịch. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có thể vận dụng tương ứng các nhóm giải pháp để phát triển du lịch một cách có hiệu quả trong thời gian tới. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH 2.1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu Phát triển SPDL là quá trình phát triển theo số lượng và chất lượng, trong đó sự phát triển SPDL theo số lượng thể hiện ở việc đa dạng hóa, gia tăng thêm một số loại SPDL theo không gian lãnh thổ, theo thời điểm và độ dài thời gian bán sản phẩm. Sự phát triển sản phẩm theo chất lượng thể hiện ở việc nâng cao chất lượng của các SPDL nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhóm khách hàng khác nhau. Cụm du lịch là sự tập trung trong một giới hạn về mặt không gian địa lý với nhiều điểm du lịch có tài nguyên du lịch hấp dẫn, được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. 2.1.2. Phân loại sản phẩm du lịch Phân loại theo đặc tính sản phẩm, sản phẩm du lịch đơn lẻ và sản phẩm du lịch tổng hợp. Phân loại theo loại hình SPDL thì có thể phân thành các nhóm sản phẩm theo từng loại hình du lịch khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí đưa ra như lãnh thổ, tài nguyên du lịch (TNDL), mục đích chuyến đi, đặc điểm địa lý,… 2.1.3. Đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch Ngoài việc có những đặc điểm chung với những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thông thường thì SPDL có các đặc trưng riêng là: (i) SPDL chủ yếu là dịch vụ; (ii) SPDL có tính vô hình, không hoặc khó trưng bày; (iii) SPDL có tính liên kết; (iv) SPDL có tính cạnh tranh; (v) SPDL thường dễ bắt chước; (vi) SPDL mang tính thời vụ; (vii) Khách hàng phải mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm; (viii) Khoảng thời gian từ khi khách mua SPDL đến lúc tiêu dùng là khá lâu; (ix) SPDL được thực hiện ở xa nơi ở của khách hàng. 2.1.4. Vai trò của phát triển sản phẩm du lịch (i) Phát triển SPDL đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch, đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương; (ii) Phát triển SPDL góp phần tích cực vào việc bảo tồn tự nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương; (iii) Góp phần tăng cường nhận thức về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 2.1.5. Nội dung nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch a) Phát triển số lượng SPDL gồm: (i) Phát triển số lượng các loại hình du lịch; (ii) Phát triển số lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; (iii) Phát triển số lượng các tour, tuyến du lịch. b) Phát triển chất lượng SPDL bao gồm: (i) Phát triển chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; (ii) Nâng cao mức độ hài lòng của du khách đối với các SPDL. c) Đánh giá kết quả, hiệu quả phát triển SPDL bao gồm: Về kết quả: (i) Số lượng các loại hình SPDL tăng lên; (ii) Số lượng, quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tăng lên qua các năm; (iii) Số lượng tour, tuyến được mở rộng; (iv) Quy mô khách du lịch tăng lên; (v) Doanh thu du lịch gia tăng qua các năm. Hiệu quả được đo lường dưới góc độ kinh tế, xã hội và môi trường. 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển SPDL bao gồm: (i) Tài nguyên du lịch; (ii) Chính sách, cơ chế của Nhà nước và địa phương; (iii) Nguồn nhân lực du lịch; (iv) Cơ sở hạ tầng 3
  6. kinh tế - xã hội; (v) Nguồn vốn); (vi) Hoạt động xúc tiến, quảng bá SPDL; (vii) Sự tham gia cộng đồng địa phương trong phát triển SPDL; (viii) Liên kết vùng trong phát triển SPDL; (ix) Nhu cầu của du khách. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển SPDL một số quốc gia trên thế giới (Singapore, Thái Lan, Indonesia) và kinh nghiệm phát triển SPDL ở một số địa phương của Việt Nam (Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hội An), tác giả đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm cho cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì như: (i) Các nhà hoạch định chính sách về du lịch cần tạo môi trường chính sách và luật pháp đồng bộ, thống nhất để thúc đẩy SPDL phát triển; (ii) chú trọng việc phát triển đa dạng các SPDL theo từng loại hình du lịch đảm bảo chất lượng và có tính cạnh tranh cao; (iii) Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá SPDL một cách có hiệu quả; (iv) Thúc đẩy cộng đồng địa phương tham gia vào phát triển SPDL; (v) Phát triển các ngành nghề của địa phương tạo ra chuỗi cung ứng SPDL. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Đề tài sử dụng các phương pháp tiếp cận gồm: tiếp cận cụm và TNDL, tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận thể chế, chính sách. Tác giả thực hiện nghiên cứu theo khung phân tích được trình bày ở Hình 3.1. Hình 3.1. Khung phân tích của luận án 3.2. CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Căn cứ vào số lượng và chất lượng các TNDL, sản phẩm chính của từng điểm du lịch trên địa bàn cụm; Căn cứ vào tổng quan các tài liệu trước đây về phát triển SPDL tại các điểm du lịch; Căn cứ vào quy hoạch du lịch và văn bản chính sách của thành phố Hà Nội (Quyết định số 4597/QĐ-UBND ngày 16/10/2012). Nghiên cứu này tập trung vào 2 trọng điểm du lịch chính của cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì là thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì. Tác giả lựa chọn ngẫu nhiên khách du lịch tại 11 địa điểm du lịch để khảo sát bao gồm: Vườn quốc gia Ba Vì, Trang trại đồng quê Ba Vì, Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên, Khu du lịch Ao Vua, Thiên Sơn – Suối Ngà, Làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây, Khu du lịch Đồng Mô, Điểm du lịch Lòng Hồ, đền Và, chùa Mía. 4
  7. 3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài nghiên cứu bao gồm: (i) Số liệu thống kê về tình hình đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, kết quả sản xuất kinh doanh của các huyện thuộc cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì, thành phố Hà Nội (tập trung vào huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây); (ii) Số liệu về tình hình phát triển du lịch của thành phố Hà Nội, các huyện, xã thuộc địa bàn nghiên cứu; (iii) Số liệu và thông tin có liên quan đến tình hình phát triển SPDL ở địa bàn nghiên cứu; (iv) Chủ trương, chính sách, văn bản của Chính phủ, Bộ, Ban ngành đã ban hành liên quan đến phát triển SPDL trên địa bàn cụm. Các thông tin và số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập thông qua một số phương pháp chủ yếu như thảo luận nhóm, phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, quan sát thực tế. Đối tượng khảo sát, thu thập số liệu bao gồm: (i) 400 khách du lịch (huyện Ba Vì là 280 du khách, thị xã Sơn Tây là 120 du khách) đã từng sử dụng các SPDL tại địa bàn khảo sát; (ii) 20 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn cụm (iii) 14 cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến du lịch tại địa bàn nghiên cứu; (iv) 250 cộng đồng dân cư địa phương nơi có TNDL (thuộc địa bàn 5 xã là Đường Lâm, Kim Sơn, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Yên Bài). 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN Thông tin thứ cấp sau khi được thu thập được hệ thống hóa theo các nội dung nghiên cứu. Thông tin sơ cấp được tập hợp và tiến hành kiểm chứng, làm sạch bằng cách loại bỏ các phiếu điều tra có sai sót, không có ý nghĩa hoặc không đáng tin cậy; sau đó các số liệu được xử lý bằng các phần mềm máy tính như Excel và SPSS 20.0. Các phương pháp sử dụng trong phân tích gồm thống kê mô tả, thông kê so sánh, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy với hàm logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về các SPDL trên địa bàn cụm. 3.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của luận án bao gồm các nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng phát triển SPDL trên địa bàn cụm về mặt số lượng, chất lượng, kết quả và hiệu quả; nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển SPDL trên địa bàn cụm. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN CỤM DU LỊCH SƠN TÂY – BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1.1. Thực trạng phát triển số lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm 4.1.1.1. Phát triển số lượng sản phẩm du lịch theo loại hình du lịch Theo Quyết định số 4597/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong sáu cụm du lịch trọng điểm, cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì được định hướng phát triển các sản phẩm chủ yếu là DLST nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa tâm linh núi Ba Vì, văn hóa làng Việt cổ Đường Lâm - Đền Và, du lịch vui chơi giải trí, thể thao cao cấp và du lịch nông nghiệp. Dưới đây là thực trạng phát triển số lượng SPDL theo khu, điểm du lịch và các loại hình du lịch đặc trưng của cụm. 5
  8. Bảng 4.1. Số lượng các sản phẩm du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì giai đoạn 2017 – 2022 ĐVT: Sản phẩm du lịch Tốc độ phát Khu, điểm du lịch 2017 2018 2019 2020 2021 2022 triển BQ (%) Vườn Quốc gia Ba Vì 5 5 6 8 7 15 124,6 Trang trại đồng quê Ba Vì 5 7 8 8 8 10 114,9 Khoang Xanh - Suối Tiên 7 7 8 8 8 9 105,2 Ao Vua 5 5 6 6 6 7 107,0 Thiên Sơn - Suối Ngà 4 4 5 6 7 7 111,8 Làng cổ Đường Lâm 5 6 6 7 7 9 112,5 Thành cổ Sơn Tây 4 5 7 7 7 10 120,1 Khu du lịch Đồng Mô 3 4 4 6 7 7 118,5 Điểm du lịch Lòng Hồ 2 2 2 3 5 8 132,0 Đền Và 3 3 3 3 3 3 100,0 Chùa Mía 3 3 3 3 3 3 100,0 Nguồn: Tác giả tổng hợp (2022) a. Sản phẩm du lịch sinh thái Sản phẩm du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì: Tham quan du lịch khám phá thiên nhiên: Ngắm hoa dã quỳ, thăm vườn nhà kính xương rồng, ngắm suối Ngọc Hoa, thăm động Ngọc Hoa; SPDL nghiên cứu khoa học, thực tập: Quần thể Bách Xanh, quần thể các loài động vật quý hiếm, tham quan khu phế tích người Pháp. Sản phẩm du lịch sinh thái tại Khoang Xanh - Suối Tiên: Ngắm hệ thống thác Tràn, thác Hòa Lan, thác Sầu, thác Hoa, thác Mơ; Thung lũng khủng long; Các trò chơi ngoài trời; Công viên nước; Hồ tạo sóng; Trung tâm suối khoáng nóng; Động trượt tuyết. Sản phẩm du lịch sinh thái tại Ao Vua: Tham quan suối thác Ao Vua; Thăm đền Ao Vua; Ngắm cảnh núi, thác, rừng; Leo núi, lội suối, tắm Ao Vua; Tắm khoáng, tắm thảo dược, xông hơi, xông ngải, bấm huyệt; Du thuyền trên hồ; Đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ. Sản phẩm du lịch sinh thái tại Thiên Sơn - Suối Ngà: Chân núi Hạ Sơn: tắm khoáng, massage, nghỉ ngơi, ăn uống; Lưng chừng núi Trung Sơn: tắm suối, thác, bể bơi, bể tạo sóng cho người lớn và trẻ em; Đỉnh núi Ngoạn Sơn: ngắm núi, rừng thông, thác nước Cổng Trời, bể bơi thiên nhiên; SPDL mới: bể bơi thiên nhiên, chăm sóc sức khỏe, tảm thảo dược, nghỉ dưỡng. Sản phẩm du lịch sinh thái tại hồ Đồng Mô: Tham quan lòng hồ; Câu cá; Thưởng thức các món ăn dân tộc; Thăm sân golf Đồng Mô đẹp nhất Đông Nam Á; Sản phẩm du lịch sinh thái tại điểm du lịch Lòng Hồ; Tham quan, chụp ảnh, lưu trú, nghỉ dưỡng; Chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược; Chèo thuyền kayak,… Nhìn chung, cụm rất giàu tiêm năng phát triển các SPDL sinh thái. Tuy có bước phát triển nhất định nhưng lượng khách chưa nhiều, chi tiêu thấp, thời gian lưu trú ngắn, chủ yếu là thị trường khách nội địa, chưa tạo ra những SPDL mới hấp dẫn và tiềm ẩn nguy cơ phá hủy môi trường sinh thái, nhân văn. b. Sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh Sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh vật thể: Hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú, 244 di tích ở Sơn Tây và 397 di tích ở Ba Vì, chủ yếu là du lịch chuyên đề tham quan, tín ngưỡng. Sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh phi vật thể: Văn hóa nghệ thuật: biểu diễn cồng chiêng, chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; Văn hóa ẩm thực địa phương: gà Mía, thịt quay đòn, chè Cam Lâm, tương, bánh kẹo truyền thống, sữa bò, sữa dê,…; Lễ hội dân gian: 65 6
  9. lễ hội ở Sơn Tây và 76 lễ hội ở Ba Vì; Trò chơi dân gian, giao lưu văn nghệ, chợ quê,…. SPDL văn hóa là SP cốt lõi của cụm nhưng bị hạn chế bởi tính mùa vụ rõ rệt (định kỳ 3-5 năm 1 lần, diễn ra một khoảng thời gian nhất định, SPDL đơn giản, giống nhau. c. Sản phẩm du lịch vui chơi giải trí Các trò chơi tạo cảm giác mạnh (đi tàu cao tốc, đĩa bay, vũ trụ xoay, thảm bay 2 chiều, công viên nước,…); Phù hợp với du khách trẻ tuổi; Phù hợp cho kỳ nghỉ ngắn ngày, cuối tuần; SP nhiều về số lượng nhưng thiếu các dịch vụ sang trọng, cao cấp, không có dịch vụ vào ban đêm, ít hoạt động cho trẻ em. d. Sản phẩm du lịch nông nghiệp Là SPDL mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây theo Kế hoạch số 73/KH-UBND thành phố Hà Nội. Bước đầu địa phương đã có SPDL nông nghiệp nhưng lượng khách chưa nhiều, chủ yếu là học sinh và mới khai thác dựa trên TNDL nông nghiệp sẵn có. 4.1.1.2. Phát triển số lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch a. Hệ thống cơ sở lữ hành Số DN lữ hành Hà Nội tăng nhanh qua các năm. Trong đó, Ba Vì có 5 DN, Sơn Tây có 6 DN. Theo kết quả khảo sát, 3 trong tổng số 11 DN lữ hành trên địa bàn cụm đón trên 5000 khách/năm. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại và 81,3% hướng dẫn viên được cấp thẻ. Hiện tại, Hà Nội có 8 DN lữ hành dẫn tour về cụm Sơn Tây – Ba Vì. Tuy nhiên, điểm yếu của các doanh nghiệp lữ hành là quy mô còn nhỏ và thiếu chủ động trong tìm kiếm thị trường, thiếu SPDL mới. b. Hệ thống cơ sở lưu trú Cụm có 132 đơn vị kinh doanh du lịch (Ba Vì: 80; Sơn Tây: 52), tập trung 2 loại SPDL là DLST, nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa, tâm linh. Giai đoạn 2015 - 2022, số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn cụm tăng 2,3 lần, từ 115 cơ sở lên 267 cơ sở (mức tăng bình quân là 12,8%/năm); số lượng phòng tăng 3,43 lần từ 1.100 phòng lên 3.775 phòng (tăng trưởng bình quân 13,7%/năm). Từ 2020 do ảnh hưởng Covid-19, số cơ sở lưu trú có sự chững lại nhưng ko chuyển mục đích sử dụng mà chỉ tạm thời đóng cửa chờ dịch qua đi. Năm 2022, cơ sở lưu trú từng bước khôi phục trở lại. Tốc độ tăng lên về số lượng phòng nhanh hơn số lượng cơ sở lưu trú cho thấy ngày càng có nhiều cơ sở lưu trú được đầu tư quy mô lớn và có khả năng phục vụ những đoàn khách du lịch đông người. Bên cạnh đó, cụm vẫn còn nhiều cơ sở lưu trú chưa đồng bộ, quy mô nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng và nhu cầu đa dạng của du khách. c. Hệ thống cơ sở vận chuyển Hiện tại, du khách có nhiều sự lựa chọn các phương tiện vận chuyển đến Ba Vì bao gồm xe bus, ô tô cá nhân, xe máy, taxi và xe khách do các công ty lữ hành quản lý. Bảng 4.2. Số lượng phương tiện vận chuyển du khách trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì giai đoạn 2018 – 2022 Tốc độ Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020 2021 2022 phát triển BQ (%) Số cơ sở kinh doanh vận Cơ sở 25 28 30 31 35 108,8 chuyển hành khách Xe ô tô du lịch từ 16 – 45 Chiếc 23 26 22 25 31 107,7 chỗ ngồi Xe điện Chiếc 0 70 73 86 109 116,1 Xe Bus Tuyến 15 16 16 16 18 104,7 Nguồn: UBND thị xã Sơn Tây và UBND huyện Ba Vì (2022) 7
  10. Sau đại dịch Covid-19, thị trường du lịch sôi động trong thời gian gần đây cho thấy những tín hiệu khả quan cho ngành vận tải, lữ hành. Các công ty du lịch theo đó cũng đang trên đà khôi phục và phát triển lớn mạnh trở lại. Tuy nhiên, các đơn vị lữ hành đa số hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu phụ thuộc vào các đơn vị lữ hành từ Hà Nội. d. Hệ thống cơ sở ăn uống Số lượng cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn cụm khá đa dạng bao gồm nhà hàng, quán ăn, các tiệm cà phê,... với chất lượng và mức giá khác nhau cho du khách lựa chọn. Bảng 4.3. Số lượng cơ sở ăn uống trên địa bàn cụm giai đoạn 2017 – 2022 Tốc độ phát Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 2022 triển BQ (%) Số nhà hàng 38 43 52 60 57 62 109,6 Số quán ăn 401 422 460 451 470 498 104,2 Tổng số cơ sở dịch vụ ăn uống 439 465 512 511 527 560 104,8 Nguồn: UBND thị xã Sơn Tây và UBND huyện Ba Vì (2022) e. Dịch vụ mua sắm quà lưu niệm Danh mục hàng hóa lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách còn rất ít. Cụm chỉ có một vài cơ sở bán mặt hàng lưu niệm và đặc sản địa phương như gà đồi Ba Vì; các sản phẩm từ trang trại bò sữa Ba Vì, Công ty cổ phần sữa Ba Vì như sữa thanh trùng, sữa chua, sữa tươi và các đặc sản Ba Vì khác. Ở thị xã Sơn Tây, trọng điểm là làng cổ Đường Lâm, quà lưu niệm chủ yếu là những món quà quê do người dân xã Đường Lâm truyền nghề qua nhiều thế hệ. Một số sản phẩm như kẹo lạc, kẹo dồi, bánh gai, thịt quay đòn, gà Mía, chè lam,... do câu lạc bộ, tổ hội nghề nghiệp ở Đường Lâm (19 thành viên) cùng nhau duy trì nghề chế biến các món ăn truyền thống phục vụ khách du lịch. 4.1.1.3. Thực trạng phát triển số lượng các tour, tuyến sản phẩm du lịch Các tuyến du lịch chính trong cụm Sơn Tây - Ba Vì được xác định theo trục quốc lộ 21, 32 và Láng Hòa Lạc cho phép nối các khu du lịch trong cụm. Bảng 4.4. Tour, tuyến du lịch chính trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây-Ba Vì STT Thị xã Sơn Tây Huyện Ba Vì 1 Tham quan các công trình kiến trúc: Du lịch trải nghiệm thiên nhiên – Du lịch văn Thành cổ Sơn Tây – Làng cổ Đường hóa và nghỉ dưỡng – Du lịch nông nghiệp Lâm – 10 ngôi nhà cổ tiêu biểu 2 Du lịch tâm linh: Du lịch văn hóa, tâm linh: Tuyến 1: Đền Và – Văn Miếu – chùa Tour 1: Du lịch tâm linh – Du lịch khám phá Mía – đình Phùng Hưng – đền Và - Tour 2: Du lịch tâm linh – Du lịch nghỉ dưỡng lăng Ngô Quyền – Du lịch sinh thái Tuyến 2: Chùa Khai Nguyên – chùa Tour 3: Du lịch tâm linh – Du lịch cộng đồng Linh Thông – chùa Mía Tour 4: Du lịch tâm linh – Làng họa sĩ cổ đô 3 Du lịch văn hóa – sinh thái: Làng văn Du lịch sinh thái – Du lịch hội thảo, hội nghị, hóa các dân tộc Việt Nam – hồ Đồng tổ chức sự kiện Mô – các resort trên địa bàn thị xã. 4 Du lịch trải nghiệm: Hành trình thú vị Du lịch sinh thái – Du lịch văn hóa - Ẩm thực đến Làng cổ ở Đường Lâm xứ Đoài (homestay) 5 Du lịch tâm linh kết hợp văn hóa – sinh thái: Chùa Khai Nguyên – đền Du lịch sinh thái - Du lịch nông nghiệp – Du Măng Sơn – Làng văn hóa các dân lịch cộng đồng tộc Việt Nam – hồ Đồng Mô 8
  11. Đây là những tuyến du lịch tổng hợp cho phép du khách đến được hầu hết các điểm du lịch chính trong Vườn quốc gia Ba Vì, khu du lịch Ao Vua, các đền thờ trên núi Ba Vì, làng dân tộc, hồ Suối Hai, thành cổ Sơn Tây, hồ Đồng Mô, sân golf, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Cụm sẽ trở thành trung tâm phân phối khách chính của khu vực theo các trục quốc lộ 21 (Xuân Mai - Sơn Tây) và trục quốc lộ 32 (Sơn Tây - Ba Vì - Suối Hai) để đến các cụm điểm du lịch trong khu vực. Các địa phương trong cụm đã nỗ lực xây dựng các tour, tuyến tham quan du lịch phục vụ cộng đồng, sinh thái, văn hóa, kết hợp chiến lược phát triển kinh tế với tín ngưỡng tâm linh. Các tour, tuyến du lịch trên địa bàn cụm được hình thành trên cơ sở của giai đoạn trước. Các yếu tố về địa lý và giao thông đã tạo tiền đề cho các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến cụm. Tuy nhiên, việc phát triển các SPDL vẫn chưa có nhiều thay đổi, chuyển biến trong nhiều năm qua, chưa xây dựng và hình thành được tour du lịch phục vụ khách du lịch thường xuyên từ trung tâm thành phố Hà Nội tới cụm. Thành phố và địa phương cũng chưa có những quy hoạch mang tính chiến lược tổng thể cho cả vùng, chủ yếu là do tự phát, thiếu sự kết nối giữa các tour tuyến, các điểm du lịch và đơn vị lữ hành, thiếu sự kết hợp của các loại hình du lịch và các SPDL. Khách đến tham quan ở cụm vẫn chủ yếu đi du lịch theo hình thức khám phá tự túc. 4.1.2. Thực trạng phát triển chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm 4.1.2.1. Thực trạng phát triển về chất lượng các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch a. Chất lượng cơ sở lưu trú Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội (2023), tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Hà Nội là 3.650 cơ sở với 65.400 phòng, trong đó có 600 khách sạn, căn hộ đã được xếp hạng từ 1 - 5 sao với 25.057 phòng, chiếm 16,44% tổng số cơ sở lưu trú du lịch và 38,3% tổng số phòng. Bảng 4.5. Chất lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn cụm giai đoạn 2017 – 2022 Năm 2020 Năm 2022 Hạng sao Số lưu trú Số phòng Số lưu trú Số phòng I Sơn Tây 94 1198 112 1306 1 Tổng số cơ sở đã xếp hạng 6 183 10 235 4 sao 1 80 1 80 2 sao 3 67 4 90 1 sao 2 36 5 65 2 Tổng số cơ sở chưa xếp hạng 88 1015 102 1071 Khách sạn 7 144 5 96 Nhà nghỉ 75 723 78 756 Cơ sở lưu trú khác 6 148 19 219 II Ba Vì 120 1916 155 2469 1 Tổng số cơ sở đã xếp hạng 6 514 15 896 5 sao 1 90 1 90 4 sao 1 55 1 55 3 sao trở xuống 4 369 13 751 2 Tổng số cơ sở chưa xếp hạng 114 1402 140 1573 Khách sạn 8 325 4 160 Nhà nghỉ 79 784 90 835 Cơ sở lưu trú khác 27 293 46 578 III Tổng số cơ sở lưu trú 214 3114 267 3775 Nguồn: Phòng Văn hòa - Thông tin thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì (2022) 9
  12. Năm 2022, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao đạt 41,2%, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2021. Tính riêng cho địa bàn cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì trong giai đoạn từ 2017 - 2022, bên cạnh số lượng cơ sở lưu trú tăng theo nhu cầu của du khách thì chất lượng các cơ sở lưu trú cũng được cải thiện hơn và chất lượng dịch vụ, buồng, phòng cũng được nâng lên. Số cơ sở được xếp hạng có sự tăng lên từ 5,6% (năm 2020) lên đến 9,06% (năm 2022). Dịch vụ lưu trú tại huyện Ba Vì phát triển hơn thị xã Sơn Tây và có nhiều sự lựa chọn cho du khách với các mức giá từ bình dân đến cao cấp. Trên địa bàn cụm cũng xuất hiện nhiều sơ sở kinh doanh mô hình nhà vườn, resort mini, homestay kết hợp lưu trú. Bên cạnh những cơ sở lưu trú chất lượng, uy tín và thường xuyên nâng cấp các dịch vụ thì trên địa bàn cụm vẫn còn tồn tại rất nhiều cơ sở lưu trú chưa đủ các điều kiện để hoạt động (về đất đai, trật tự xây dựng, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ). b. Chất lượng cơ sở ăn uống Trên địa bàn cụm có nhiều cơ sở ăn uống có mức chất lượng khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách về món ăn, không gian ẩm thực, giá cả, sự tiện lợi, chất lượng phục vụ và được chia thành 4 loại: (i) Quán ăn bình dân nhỏ nằm theo dọc trục đường quốc lộ, tỉnh lộ và các trục đường đi vào các khu du lịch; (ii) Nhà hàng phục vụ khách du lịch nằm gần khu du lịch; (iii) Nhà hàng nằm trong các khu du lịch trong khuôn viên các khu, điểm du lịch; (iv) Các hộ gia đình sở hữu homestay, chủ nhà cổ kiêm dịch vụ ăn uống cho du khách. Đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống loại 2 và loại 3 nói trên đều được cơ quan y tế thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì, các xã phường tập huấn, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra cho các cơ sở ăn uống trên địa bàn cụm trong nhiều năm qua đó là tình trạng các chủ nhà hàng, quán ăn đầu tư xây dựng chủ yếu là tự phát, phần lớn không có sự tư vấn của chuyên gia nên chất lượng còn thấp. Hệ thống nhà hàng tuy nhiều nhưng chỉ có 9 nhà hàng quy mô lớn trong các khu du lịch, khu resort cao cấp. 4.1.2.2. Sự hài lòng của du khách về sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm a. Thông tin cơ bản của du khách điều tra Trong số du khách khảo sát, số lượng khách nữ nhiều hơn khách nam và đa số du khách có độ tuổi dưới 40 (chiếm 67,8%) và khách đã tốt nghiệp đại học chiếm tỷ lệ cao nhất (36,8%). Khách du lịch thường đến từ các cơ quan nhà nước (31,5%), các trường học (13,3%), cơ quan tư nhân (46,7%) và một số ít là du khách đã nghỉ hưu (8,5%). Thu nhập của khách chủ yếu thấp hơn 20 triệu đồng/tháng (chiếm 74,6%). Du khách đến cụm hầu hết là lần đầu tiên, họ là những người trẻ, thích đi du lịch, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa lịch sử, tâm linh, số ngày lưu trú thường ngắn, đa số là đi về trong ngày (50,5%), còn khách xa ở lại thường là lưu trú 1-2 ngày (chiếm 31,8%). Chi tiêu của du khách vẫn ở mức thấp, hầu hết là dưới 5 triệu đồng/lần đến (75,6%). b. Mức độ hài lòng của du khách về sản phẩm du lịch Một là, hầu hết các yếu tố cấu thành tài nguyên du lịch chưa được du khách hài lòng. Trong đó, du khách phàn nàn nhiều nhất là yếu tố môi trường du lịch và an ninh trật tự tại các điểm đến. 10
  13. 1. Hàng lưu niệm, sản vật địa phương có nhiều 8,5 23,8 22,8 26,5 18,5 sự lựa chọn (3.85) 2. Người dân địa phương thân thiện, cởi mở 23,0 31,3 9,3 21,0 15,5 (4.10) 3. Hoạt động vui chơi, giải trí đa dạng (4.20) 18,0 24,0 11,8 29,0 17,3 4. Ẩm thực phong phú (4.49) 10,5 24,3 8,5 29,5 27,3 5. Điều kiện an ninh trật tự được đảm bảo (4.41) 12,0 8,5 14,0 36,8 28,8 6. Khu du lịch sạch sẽ và trong lành (4.56) 10,0 21,8 8,8 34,0 25,5 7. Thắng cảnh tự nhiên đẹp, độc đáo và hấp dẫn 17,5 23,3 11,5 16,8 26,5 (4.57) 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Biểu đồ 4.1. Sự hài lòng của du khách về tài nguyên du lịch Nguồn: Kết quả khảo sát (2019) Hai là, du khách chưa hài lòng về cơ sở hạ tầng du lịch về khu vệ sinh, bãi đỗ xe, biển báo, đèn chỉ dẫn, phương tiện vận chuyển và tính thuận tiện của đường giao thông. Các khu du lịch chưa được quan tâm đầu tư, cải tạo, khu vệ sinh không được dọn dẹp thường xuyên, bãi đỗ xe quá tải, biển báo chỉ đường quá nhỏ và chưa rõ ràng, giao thông chưa được quy hoạch hợp lý. 1. Khu vệ sinh được thiết kế hợp lí, sạch sẽ (4.27) 24,0 36,7 50,7 96,7 58,7 2. Bãi để xe rộng rãi, thuận tiện (4.90) 35,3 47,3 36,0 78,7 69,3 3. Biển báo, đèn, bảng hiệu chỉ dẫn rõ ràng, dễ đọc 30,0 38,0 45,3 84,7 68,7 (4.61) 4. Phương tiện vận chuyển tốt và an toàn (4.51) 12,0 35,3 17,3 108,0 94,0 5. Đường giao thông thuận tiện, dễ đi lại giữa các 15,3 18,7 42,0 116,0 74,7 điểm, các khu với nhau (4.77) 0,0 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 300,0 Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Biểu đồ 4.2. Sự hài lòng của du khách về cơ sở hạ tầng du lịch Nguồn: Kết quả khảo sát (2019) Ba là, trong số 4 yếu tố tạo nên năng lực phục vụ của HDVDL và NVPVDL thì yếu tố khiến du khách không hài lòng nhất là sự thiếu nhiệt tình, chu đáo của HDVDL, NVPVDL và thái độ phục vụ của họ, còn yếu tố khiến du khách hài lòng nhất là HDVDL và NVPVDL có trang phục đẹp và lịch sự. 11
  14. 1. HDVDL và NVPV có trang phục đẹp và lịch sự (2.13) 34,0 33,3 22,0 6,7 2. HDVDL và NVPV phục vụ nhiệt tình, chu đáo (2.91) 18,0 20,0 22,0 32,7 3. Thái độ phục vụ của HDVDL và NVPV rất nhã nhặn (3.07) 7,3 20,0 38,0 27,3 4. Phong cách phục vụ của HDVDL và NVPV rất chuyên nghiệp (2.19) 34,7 33,3 14,7 12,7 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Biểu đồ 4.3. Sự hài lòng của du khách về năng lực phục vụ của hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ du lịch Nguồn: Kết quả khảo sát (2019) Bốn là, du khách hài lòng nhất về thời gian phục vụ món ăn nhanh chóng, nhân viên có thái độ lịch sự, chu đáo, nhiệt tình, tôn trọng và không chèo kéo khách. Tuy nhiên, món ăn địa phương còn thiếu sự đa dạng, chưa hợp vệ sinh. 1. Nhân viên trong nhà hàng có thái độ lịch 19,0 43,0 20,8 14,52,8 sự, phục vụ chu đáo, nhiệt tình, tôn trọng… 2. Thanh toán nhanh chóng và chính xác 21,0 41,8 29,3 6,0 2,0 (2.66) 3. Thời gian chờ phục vụ món ăn nhanh chóng 46,8 29,0 16,3 7,5 0,5 (1.74) 4. Món ăn được chế biến đa dạng, ngon và 4,0 10,8 28,8 19,0 38,8 hợp vệ sinh (3.72) 5. Nhà hàng, quán ăn được bài trí đẹp mắt, 11,011,5 30,0 30,3 17,3 sạch sẽ (3.49) 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Biểu đồ 4.4. Sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ ăn uống Nguồn: Kết quả khảo sát (2019) Năm là, Phòng nghỉ rộng rãi, thoáng mát, nhà vệ sinh sạch sẽ và nơi ở đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách chính là các yếu tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách về cơ sở lưu trú. Đa số du khách ít hài lòng nhất là thái độ phục vụ của nhân viên khách sạn, nhà nghỉ. Ngược lại, yếu tố không gian và cách bày trí phòng đẹp mắt, đầy đủ tiện nghi, hiện đại, thời gian chờ đợi để nhận phòng, thanh toán nhanh gọn, đảm bảo an toàn hành lý được du khách đánh giá cao (trên 70% du khách cảm thấy hài lòng). 12
  15. 1. Thái độ phục vụ của nhân viên nhiệt tình, thân 15,3 31,8 39,8 8,0 5,3 thiện (2.56) 2. Đảm bảo an toàn hành lý của du khách (1.88) 50,5 20,0 18,0 7,34,3 3. Thời gian chờ đợi để nhận phòng, thanh toán 43,3 40,3 12,82,0 1,8 phòng nhanh gọn (1.76) 4. Không gian và cách bày trí phòng đẹp, đầy đủ 42,0 32,0 21,8 4,0 0,3 tiện nghi, trang thiết bị hiện đại (1.79) 5. Nơi lưu trú đa dạng từ bình dân đến cao cấp, 44,3 33,5 15,8 3,5 3,0 nhiều sự lựa chọn (1.86) 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Biểu đồ 4.5. Sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ lưu trú Nguồn: Kết quả khảo sát (2019) Sáu là, giá cả các dịch vụ như hướng dẫn viên, phương tiện vận chuyển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch, chi phí tham quan hầu như đều được du khách hài lòng, chỉ một số du khách cho rằng giá vé vào cổng tham quan vẫn còn cao ở một số điểm du lịch. Xét về mức độ hài lòng chung thì du khách có tỷ lệ hài lòng về SPDL cao nhất ở Làng cổ Đường Lâm, ít hài lòng nhất ở khu du lịch Đồng Mô và điểm du lịch Lòng Hồ do SPDL vẫn còn đơn điệu, ít đổi mới, ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải quyết. 120 100 80 60 40 20 0 Vườn Trang Khu du Khu du Khu du Làng cổ Thành cổ Khu du Điểm du Đền Và Chùa quốc gia trại đồng lịch lịch Ao lịch Đường Sơn Tây lịch lịch Mía Ba Vì quê Ba Khoang Vua Thiên Lâm Đồng Lòng Hồ Vì Xanh – Sơn – Mô Suối Suối Ngà Tiên Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Biểu đồ 4.6. Mức độ hài lòng chung của du khách về sản phẩm du lịch tại các khu, điểm du lịch điều tra Nguồn: Kết quả khảo sát (2021) 4.1.3. Kết quả, hiệu quả phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm 4.1.3.1. Số lượng khách và tổng doanh thu từ khách du lịch Tổng lượng khách du lịch đến cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì so với toàn thành phố Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ khiêm tốn, chủ yếu tập trung vào khách nội địa. Trong suốt giai đoạn 2014 - 2022, số lượng khách du lịch nội địa đến cụm cao hơn nhiều so với lượng khách quốc tế. Riêng năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, không có khách quốc tế nào trong khi lượng khách nội địa vẫn duy trì 740.000 lượt khách. 13
  16. Bảng 4.6. Lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến Hà Nội và cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì giai đoạn 2014 - 2022 Tổng lượng khách quốc tế Tổng lượng khách nội địa (Lượt khách) (Lượt khách) Cụm Cụm Năm Tỷ lệ Tỷ lệ Hà Nội Sơn Tây - Hà Nội Sơn Tây - (%) (%) Ba Vì Ba Vì 2014 3.010.000 14.824 0,49 15.500.000 2.525.676 16,3 2015 3.263.743 18.512 0,57 16.430.000 2.616.988 15,9 2016 4.020.306 20.394 0,51 17.810.600 2.724.450 15,3 2017 4.950.000 22.457 0,45 18.880.000 2.792.543 14,8 2018 6.005.268 24.870 0,41 20.296.000 2.920.281 14,4 2019 7.025.000 27.650 0,39 21.920.000 3.302.930 15,1 2020 1.107.356 9.610 0,87 7.544.782 1.907.510 25,3 2021 0 0 0 4.000.000 740.000 18,5 2022 1.500.000 9.080 0,61 17.200.000 2.062.360 12,0 Tổng 30.881.673 147.397 - 139.581.382 21.601.738 - Nguồn: Sở du lịch Hà Nội, UBND huyện Ba Vì, UBND thị xã Sơn Tây (2022) Giai đoạn 2014 – 20119, tổng doanh thu du lịch trên địa bàn cụm có sự tăng trưởng đều qua các năm nhưng bị sụt giảm trong hai năm 2020 và 2021 sau đó tăng trở lại vào năm 2022. Mặc dù vậy, doanh thu ngành du lịch vẫn còn rất hạn chế so với tiềm năng của địa phương và các địa phương thuộc khu vực trung tâm Hà Nội. Đặc biệt là doanh thu bình quân tính cho một khách du lịch là rất thấp. Năm 2022 tỷ lệ này đạt cao nhất cũng chỉ mới 150.282 ngàn đồng/người. 3.500.000 160.000 143.184 149.595150.282 140.000 3.000.000 121.330 120.000 2.500.000 114.229 98.632 100.000 2.000.000 87.188 89.357 95.270 80.000 1.500.000 60.000 1.000.000 40.000 500.000 20.000 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Doanh thu (Triệu đồng) Lượng khách (Người) Doanh thu/khách (Ngàn đồng/người) Biểu đồ 4.7. Doanh thu du lịch trên địa bàn cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì giai đoạn 2014 – 2022 Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì (2022) 4.1.3.2. Các thị trường khách du lịch a. Thị trường khách du lịch quốc tế Có 10 thị trường khách đứng đầu về lượng khách đến Hà Nội chiếm 75 - 80% tổng số khách bao gồm Trung Quốc, Pháp, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Đài 14
  17. Loan và Singapore. Trong giai đoạn 2017 - 2019, mức tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế đạt 20,45%/năm. Thị phần khách quốc tế đến Hà Nội ngày càng lớn, chiếm 39% so với cả nước. Nguồn khách quốc tế đến Ba Vì trong những năm gần đây có tăng trưởng hơn so với giai đoạn trước 2014, tuy nhiên lượng khách quốc tế chưa bằng 1% so với lượng khách nội địa. Khách quốc tế đến Ba Vì chủ yếu với hai mục đích chính là du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và du lịch sinh thái. Trong khi đó, lượng khách quốc tế đến thị xã Sơn Tây chủ yếu mục đích du lịch văn hóa, tâm linh đặc biệt là thăm Làng cổ Đường Lâm và các đền, chùa. b. Thị trường khách du lịch nội địa Khách du lịch nội địa đến Hà Nội chiếm tỷ trọng cao, bình quân là 15% trong tổng lượng khách du lịch hàng năm của cả nước. Đặc biệt, giai đoạn 2017 - 2019, khách du lịch nội địa đến Hà Nội tăng trưởng bình quân đạt 7,13%/năm, chiếm 26,4% trên tổng lượng khách du lịch nội địa đi lại giữa các địa phương trên toàn quốc. Riêng cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì chủ yếu vẫn là khách du lịch nội địa, chia thành 2 luồng khách chính. Một là, khách cao cấp đến nghỉ dưỡng tại các resort, đi theo gia đình hoặc cơ quan tổ chức. Hai là, khách bình dân chủ yếu là học sinh, sinh viên, thanh niên và các gia đình đi nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, trải nghiệm DLST, tìm hiểu văn hóa, leo núi, cắm trại, tổ chức trò chơi. Đối tượng khách nội địa chủ yếu thuộc địa bàn thành phố Hà Nội là chính, khách ngoại tỉnh tỷ lệ ít nên khả năng trở lại tái sử dụng sản phẩm và mức độ chi tiêu còn thấp. 8,0 18,0 74,0 Hà Nội Các tỉnh lân cận (bán kính dưới 200km) Các tỉnh khác (bán kính trên 200km) Biểu đồ 4.8. Các thị trường khách nội địa đến cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì 4.1.3.3. Hiệu quả phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm a. Về kinh tế Trong giai đoạn 2010 – 2015, ngành du lịch huyện Ba Vì đón tổng lượng khách đạt hơn 11 triệu lượt người, tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,5%/năm. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng trên 986 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 14,2%/năm. Riêng năm 2016, với nhiều chính sách thu hút khách du lịch, huyện Ba Vì đã đạt 2,6 triệu lượt người, doanh thu từ du lịch đạt 260 tỷ đồng (UBND huyện Ba Vì, 2016). Bước sang giai đoạn 2016 - 2022, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện có xu hướng tăng trưởng đều trong giai đoạn 2016 – 2019, giảm ở năm 2020 và tăng trở lại ở giai đoạn 2021 – 2022. Đặc biệt từ khi có Luật Du lịch sửa đổi và ban hành vào năm 2017, sự phát triển du lịch đã và đang đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ba Vì theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đối với thị xã Sơn Tây, lượng khách tập trung chủ yếu ở các điểm du lịch như Làng cổ Đường Lâm, thành cổ Sơn Tây, khu du lịch Đồng Mô, đền Và, chùa Mía và mới đây có thêm điểm du lịch Lòng Hồ bắt đầu thu hút du khách với các SPDL mới. Khảo sát cho thấy, 78,0% trong tổng số 245 hộ cho rằng tham gia phát triển SPDL sẽ giúp tạo thêm thu nhập, cải thiện đời sống. 15
  18. b. Về xã hội Theo thống kê của UBND huyện, giai đoạn 2010 - 2016, ngành du lịch của huyện đã tạo việc làm ổn định cho hơn 1000 lao động tại chỗ và nhiều lao động ở các vùng lân cận đến kinh doanh trong mùa du lịch, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Năm 2011, 7 xã miền núi của huyện có tổng số hộ nghèo là 2.693 hộ, chiếm 13,15% tổng số hộ dân trên toàn huyện thì năm 2022 số hộ nghèo chỉ còn 177 hộ (chiếm 0,69%). thu nhập bình quân đầu người từ 29 triệu đồng/người/năm (năm 2008) tăng lên 55,6 triệu đồng/người/năm (năm 2022), riêng 7 xã miền núi có thu nhập bình quân đầu người đạt 50,1 triệu đồng/người/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt hơn 10%/năm. c. Về môi trường Bên cạnh những nỗ lực trong việc bảo tồn đa dạng sinh học của địa phương, việc chú trọng phát triển SPDL đạt mục tiêu về kinh tế, xã hội thì cụm cũng nên quan tâm tới việc cải tạo về các vấn đề liên quan đến môi trường du lịch theo hướng bền vững. Mặt trái của việc phát triển du lịch là sự suy thoái về tài nguyên và sự xuống cấp về môi trường dưới tác động của các hoạt động khai thác du lịch đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển SPDL trên địa bàn cụm. Bảng 4.7. Ý kiến của người dân địa phương về ảnh hưởng của phát triển du lịch đến chất lượng môi trường tại các khu, điểm du lịch Hoạt động gây ô nhiễm môi trường, suy Mức độ ảnh hưởng (số ý kiến) TT thoái tài nguyên Cao Trung bình Thấp 1 Hoạt động Tham quan 35 74 136 của du khách Di chuyển trong rừng 115 78 52 Nghiên cứu học tập 43 65 137 Cắm trại, nướng đồ ăn 85 64 96 Leo núi, chèo thuyền 84 56 105 Trải nghiệm sản phẩm 103 46 96 2 Hoạt động Xây dựng đường giao thông 178 61 6 xây dựng hạ Xây dựng nhà hàng, khách 125 67 53 tầng du lịch sạn, khu nghỉ dưỡng 3 Hoạt động Dịch vụ ăn uống, nhà hàng, 169 64 12 kinh doanh khách sạn, lưu trú dịch vụ Dịch vụ vận chuyển 131 46 68 Dịch vụ vui chơi, giải trí 96 87 62 Dịch vụ bán hàng lưu niệm 137 24 84 4 Hoạt động khai thác tài nguyên 193 35 17 Nguồn: Kết quả khảo sát (2022) 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN CỤM DU LỊCH SƠN TÂY – BA VÌ 4.2.1. Tài nguyên du lịch trên địa bàn cụm 4.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Trong nhiều năm qua, hầu hết các TNDL tự nhiên đã được đưa vào khai thác rộng rãi nhưng vẫn chưa thực sự tận dụng hết tiềm năng, thế mạnh của tài nguyên. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc phát triển SPDL thiếu bền vững vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. 4.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn a. Hệ thống lễ hội phong phú và độc đáo Tuy số lượng du khách tham quan còn khiêm tốn, song xu hướng gia tăng của lượng khách đến các địa điểm qua các năm bước đầu khẳng định các SPDL văn hóa, tâm linh dựa trên tài nguyên lễ hội là nhân tố quan trọng thúc đẩy ngành du lịch của cụm trong thời gian tới. 16
  19. b. Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa hấp dẫn Trong nhiều năm qua, hệ thống các di tích được bảo tồn và phát huy vai trò trong khai thác các SPDL văn hóa đặc thù. 4.2.2. Cơ chế, chính sách phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm 4.2.2.1. Chính sách quy hoạch các sản phẩm du lịch Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 25/05/2022 về phương án sơ bộ Quy hoạch du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; Kế hoạch số 79/KH- UBND ngày 10/03/2023, trong đó nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về công tác quy hoạch. Cụ thể, hoàn thiện phương án sơ bộ Quy hoạch du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; xâu chuỗi, tích hợp quy hoạch cụm du lịch trọng điểm, mạng lưới các điểm đến du lịch trọng điểm vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, thị xã Sơn Tây được quy hoạch thành đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đô thị vệ tinh cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, thị xã tập trung phát triển 3 khu vực chính: (1) Khu du lịch Đồng Mô là khu DLST kết hợp vui chơi, thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng, trong đó có Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam; (2) Khu trung tâm thị xã - Thành cổ Sơn Tây - đền Và - làng cổ Đường Lâm là khu du lịch về di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng; (3) Khu du lịch Xuân Khanh là khu vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, DLST. Ngoài ra, trong phương án phát triển thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng nhằm tích hợp vào quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đơn vị tư vấn đã đề xuất hình thành thành phố du lịch vùng thủ đô Ba Vì - Sơn Tây là cực phát triển của Hà Nội và trung tâm du lịch mới của vùng Bắc Bộ. Trong đó, gia tăng liên kết vùng, đề xuất đường sắt đô thị kết nối tới đô thị vệ tinh Sơn Tây và kết nối tới trung tâm du lịch huyện Ba Vì; đô thị Tản Viên Sơn khai thác các hành lang kinh tế đô thị du lịch nông nghiệp dọc tuyến sông Đà, sông Hồng. Riêng Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ được định hướng phát triển mô hình đô thị sinh thái, đô thị nghỉ dưỡng, đô thị nông nghiệp. Mặc dù, thành phố Hà Nội đã có những văn bản chỉ đạo trong việc quy hoạch phát triển SPDL nhưng việc phát triển SPDL của cụm chưa có những chiến lược mang tính tổng thể, các định hướng của cụm chưa có tầm nhìn và cơ sở vững chắc nên phát triển một cách manh mún, tự phát và khó quản lý. 4.2.2.2. Chính sách đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch Cụm mới chỉ huy động được các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng chung cho phát triển du lịch chứ chưa đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật riêng phục vụ phát triển từng loại SPDL. Các nguồn vốn đầu tư mới chỉ tập trung xây dựng và phát triển một số khu, điểm du lịch đặc sắc, nổi bật, mang thương hiệu du lịch thủ đô, là đại diện hình ảnh phục vụ cho hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trên địa bàn cụm. 4.2.2.3. Chính sách đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch Sau đại dịch Covid-19, lượng khách du lịch giảm mạnh đặc biệt là năm 2021, do vậy huyện Ba Vì đã tăng cường công tác truyền thông, quảng bá thông qua một số hoạt động như xây dựng cẩm nang giới thiệu về du lịch Ba Vì, triển khai số hóa du lịch, hướng dẫn viên điện tử và phiên dịch ảo từ 3 - 5 thứ tiếng, lập sơ đồ điện tử, cẩm nang điện tử phim ảnh 3D cho các khu du lịch và một số khu di tích tiêu biểu để đăng tải trên các website. Riêng thị xã Sơn Tây, UBND thị xã đã tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về di tích lịch sử văn hóa trên cổng thông tin điện tử của thị xã, website du lịch, phối hợp với các báo, đài trung ương, thành phố, địa phương và ngành du lịch xây dựng các chương trình, phóng sự, sách, báo, tờ rơi để giới thiệu về di sản văn hóa Sơn Tây gắn với phát triển du lịch. Điển hình như “Hành trình di sản”, “Về Sơn Tây - Về miền di sản”, “Xứ Đoài miền đất đá ong”. Ngoài ra, thị xã cũng phát hành 2 cuốn sách 17
  20. giới thiệu về di tích Thành cổ Sơn Tây và làng cổ Đường Lâm, tham gia các triển lãm, hội nghị xúc tiến thương mại do UBND thành phố Hà Nội tổ chức; triển khai xã hội hóa xây dựng các clip chất lượng cao để giới thiệu tại các hội nghị, sự kiện quảng bá SPDL, văn hóa, trên các nền tảng mạng xã hội nhằm giới thiệu các tour, tuyến du lịch tới du khách trong và ngoài nước. 4.2.3. Nguồn nhân lực cho phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn cụm Thứ nhất, nguồn nhân lực cho du lịch trên địa bàn cụm còn thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ cũng như kiến thức lịch sử, văn hóa, tính chuyên nghiệp trong việc vận hành SPDL. Thứ hai, tình hình số lượng cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn cụm không có sự biến động nhiều qua các năm. Thứ ba, về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ du lịch cũng được các địa phương quan tâm triển khai thực hiện thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn về Luật Du lịch và các quy định liên quan đến hoạt động lưu trú du lịch, lễ tân, buồng phòng cho công chức, viên chức, người quản lý cơ sở lưu trú. 20 15 10 5 0 Số lớp tập huấn Số lượng cán bộ Tập huấn ngoài Tập huấn trong Tập huấn nước nâng cao kỹ năng tham gia tập huấn thành phố thành phố ngoài và nhận thức về du lịch 2020 2021 2022 Biểu đồ 4.9. Số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ du lịch trên địa bàn cụm giai đoạn 2020 - 2022 Nguồn: UBND thị xã Sơn Tây và UBND huyện Ba Vì (2022) 4.2.4. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Thứ nhất, mạng lưới giao thông của huyện Ba Vì khá hoàn chỉnh, có hệ thống đường thủy, đường bộ đa dạng, thuận lợi, nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ Đồng bằng Bắc Bộ. Thứ hai, Sơn Tây có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm ở cửa ngõ phía Tây của Hà Nội, nằm trong vùng Đồng bằng trung du Bắc Bộ, thị xã có nhiều đường giao thông thủy, bộ nối trung tâm thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Hệ thống bưu chính viễn thông 57 89 147 98 9 Hệ thống ngân hàng 1425 91 126 144 Hệ thống y tế 23 46 134 96 101 Hệ thống cung cấp điện 30 53 123 116 78 Hệ thống cấp thoát nước 38 42 103 112 105 Chất lượng đường giao thông đến các điểm du… 43 76 183 52 46 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt Biểu đồ 4.10. Đánh giá của du khách về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn cụm Sơn Tây – Ba Vì Mạng lưới điện được đầu tư đồng bộ, 100% các xã phường trên địa bàn cụm đã có điện lưới quốc gia. Toàn bộ khu vực Sơn Tây và Ba Vì đã được phủ sóng cả mạng hữu tuyến và mạng vô tuyến. Hệ thống cơ sở vật chất dịch vụ y tế của cụm được đầu tư đáp ứng yêu cầu 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2