intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thị Thuận Phản biện 1: GS.TS. Lê Quốc hội Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Anh Trụ Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Đoàn Quang Huy Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi …… ngày …… tháng …… năm 2024 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, các loại rau tươi của nước ta rất phong phú từ rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn rễ và các loại rau gia vị,… trong đó rau tươi xuất khẩu là một trong những sản phẩm quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Mặc dù, năm 2021 Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh Covid – 19 nhưng kim ngạch xuất khẩu rau của Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 1,1 tỷ USD, (tăng 8,9% so với năm 2020) (Tổng cục Hải quan, 2021). Ngoài mang lại kim ngạch xuất khẩu cho đất nước, xuất khẩu rau tươi còn tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt ngành logistics và các ngành dịch vụ phát triển. Đồng thời, góp phần giải quyết việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Cùng với đó, khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế giới (như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA),…) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng rau của Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường có quy mô lớn, sức tiêu thụ mạnh. Tuy có nhiều lợi thế để phát triển nhưng ngành sản xuất rau xuất khẩu của Việt Nam chưa phát huy hết tiềm năng và còn bộc lộ nhiều hạn chế như: sản xuất chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về số lượng và chất lượng; yêu cầu xuất khẩu; thiếu mô hình sản xuất theo chuỗi do sản xuất ra chủ yếu là hộ nông dân có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, khó khăn cho hoạch định đầu tư, quản lý chất lượng và tiêu thụ; các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu chưa thực sự quan tâm trong liên kết sản xuất và tiêu thụ. Rau xuất khẩu Việt Nam cũng đang phải cạnh tranh thương mại quyết liệt giữa các nước sản xuất và xuất khẩu; các rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, đặc biệt là các yêu cầu về kiểm dịch, an toàn thực phẩm rất cao. Trong bối cảnh hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm rau là việc làm quan trọng cần hướng tới sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương cũng không nằm ngoài thực trạng nêu trên. Hải Dương là một trong các tỉnh có diện tích gieo trồng rau lớn của đồng bằng sông Hồng; người dân trên địa bàn tỉnh cũng có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất rau, có truyền thống sản xuất rau xuất khẩu. Trong bối cảnh hạn hán ngày càng gia tăng, xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây trồng nước sang cây trồng cạn thì rau là cây trồng được ưu trên lựa chọn. Vì vậy, phát triển sản xuất rau xuất khẩu sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn và gia tăng thu nhập cho người nông dân. Trong những năm qua các sản phẩm rau của Hải Dương đã từng bước xuất khẩu sang các thị trường khó tính, đặc biệt là đối với một số sản phẩm rau có thế mạnh của tỉnh như hành tỏi cà rốt, bắp cải, su hào, súp lơ, các loại rau gia vị,…(Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hải Dương, 2022). Để thúc đẩy phát triển sản xuất rau và sản xuất rau xuất khẩu ngành nông nghiệp của tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ và thúc đẩy liên kết 4 nhà: nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp - Nhà nước, thường xuyên trao đổi, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, chỉ đạo và giám sát từ khâu sản xuất đến sơ chế, đóng gói, xuất khẩu. Trong 1
  4. những năm qua Hải Dương đã thực hiện nhiều chính sách để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng hàng hóa và hướng đến xuất khẩu, trong đó ngành hàng rau được tỉnh coi là một trong những sản phẩm thế mạnh, chủ lực để phát triển và xuất khẩu, từ đó tạo động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Nhờ vậy, đến thời điểm hiện tại các các loại rau của Hải Dương như cà rốt, hành, tỏi, bắp cải, suplơ, su hào, cà chua, ớt và các loại rau gia vị,… đã xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm rau của tỉnh đã được xuất khẩu đi nhiều thị trường như Trung Quốc, Mỹ, các nước EU, các nước Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tỉnh cũng đã hỗ trợ cấp mã số vùng trồng cho các vùng sản xuất rau xuất khẩu. Năm 2022, tổng sản lượng rau xuất khẩu (cà rốt, su hào, bắp cải, súp lơ…) của tỉnh Hải Dương đạt khoảng 75 nghìn tấn. Trong đó, một số thị trường xuất khẩu tiêu biểu như xuất khẩu sang Hàn Quốc khoảng 20 nghìn tấn; Nhật Bản khoảng 15 nghìn tấn; Malaysia khoảng 15 nghìn tấn; Trung Đông (Dubai), Singapore, Thái Lan, Campuchia khoảng 5 nghìn tấn; một số thị trường mới cao cấp như: Mỹ, EU 1 nghìn tấn… Cùng với đó, nhu cầu của các thị trường này là rất lớn với các sản phẩm rau thế mạnh của tỉnh như cà rốt, bắp cải, súp lơ. Tuy nhiên do chưa đảm bảo về tiêu chuẩn xuất khẩu nên sản lượng các loại rau của Hải Dương xuất khẩu còn rất khiêm tốn so với số lượng sản xuất ra như sản lượng cà rốt xuất khẩu đạt hơn 68% sản lượng sản xuất ra; cây bắp cải và su hào có sản lượng xuất khẩu đạt hơn 10 nghìn tấn và gần 13% sản lượng sản xuất ra (năm 2022) (Sở NN&PTNT Hải Dương, 2022). Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như diện tích sản xuất rau phục vụ xuất khẩu chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương; Chủng loại rau chưa đa dạng; Tỷ lệ diện tích sản xuất rau xuất khẩu so với tổng diện tích gieo trồng rau của tỉnh còn thấp (khoảng 20% năm 2022); Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất rau xuất khẩu thực hiện chưa đồng bộ và thống nhất; Việc thực hiện quy trình sản xuất rau tiên tiến (VietGAP, hữu cơ, tiêu chuẩn xuất khẩu) để đạt các tiêu chuẩn an toàn, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ xuất khẩu vẫn còn nhiều bất cập; việc thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau phục vụ xuất khẩu chưa tốt; Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để hỗ trợ và là đầu tàu trong phát triển sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương còn ít… Bên cạnh đó, hiện nay các nghiên cứu về phát triển sản xuất rau xuất khẩu (tập trung vào nhóm hộ nông dân để cung cấp nguyên liệu, đầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu) hầu như chưa có. Các nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ kỹ thuật, kinh tế chính trị, thương mại, kinh tế đối ngoại hoặc chỉ nghiên cứu xuất khẩu nông sản nói chung, hoặc gộp cả rau và quả. Do vậy, nghiên cứu phát triển sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh và phát triển ngành sản xuất rau nói riêng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau cho người dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 2
  5. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Luận giải và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau xuất khẩu; - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương; - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Các đối tượng khảo sát bao gồm các hộ nông dân sản xuất rau xuất khẩu, tổ/nhóm nông dân (tổ hợp tác), các hợp tác xã có tham gia sản xuất rau xuất khẩu; các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu rau trên địa bàn tỉnh; các cơ quan quản lý và các ban ngành như Sở NN&PTNT, Liên minh hợp tác xã, khuyến nông, chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và các tác nhân trung gian tham gia trong quá trính xuất khẩu rau của tỉnh Hải Dương (thu gom, thương lái,…). 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hải Dương, và tập trung nghiên cứu ở huyện sản xuất rau xuất khẩu như Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Gia Lộc. Phạm vi thời gian: các số liệu thứ cấp được tác giả thu thập trong giai đoạn 2017 – 2022, số liệu sơ cấp được thu nhập trong giai đoạn 2022 - 2023. Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2023 – 2030. Phạm vi nội dung: Vì sản xuất rau xuất khẩu hiện tại ở Hải Dương chủ yếu là hộ nông dân và chủ yếu sản xuất rau vụ đông, các trang trại còn khá ít; các tổ/nhóm nông dân (tổ hợp tác) và hợp tác xã chủ yếu đóng vai trò trung gian còn các hoạt động sản xuất vẫn chủ yếu là các hộ thành viên. Cho nên, luận án tập trung nghiên cứu phát triển sản xuất rau tươi xuất khẩu của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Các hộ sản xuất rau tươi bán cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu rau. Hơn nữa, trên địa bàn tỉnh Hải Dương các hộ sản xuất rau tươi không thực hiện hoạt động xuất khẩu nên đề tài không nghiên cứu các hoạt động sản xuất rau xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nội dung nghiên cứu chính là: sự biến động diện tích, năng suất, sản lượng rau xuất khẩu của tỉnh, các chủng loại rau xuất khẩu, tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu; các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh; mức độ đáp ứng các tiêu chí của rau xuất 3
  6. khẩu; kết quả và hiệu quả sản xuất rau xuất khẩu. Các chủng loại rau xuất khẩu mà luận án tập trung nghiên cứu là: cà rốt, bắp cải và su hào. 1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về lý luận: Luận án đã luận giải và làm rõ khái niệm, đặc điểm và các quy định, tiêu chuẩn, chứng nhận đối với sản xuất rau xuất khẩu, đề xuất các nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất rau xuất khẩu như: (i) tăng trưởng về quy mô sản xuất và thay đổi cơ cấu rau xuất khẩu trong ngành nông nghiệp; (ii) đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết trong sản xuất rau xuất khẩu; (iii) áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất rau xuất khẩu; (iv) tổ chức tiêu thụ rau xuất khẩu; (v) đánh giá kết quả và hiệu quả trong sản xuất rau xuất khẩu. Về thực tiễn: Luận án đã tổng hợp được tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới; tình hình sản xuất, xuất khẩu rau của Việt Nam; cùng với đó là nghiên cứu và đúc rút những bài học kinh nghiệm về phát triển sản xuất rau xuất khẩu có thể áp dụng cho Hải Dương. Đề tài luận án cũng đã phân tích và cung cấp các cơ sở dữ liệu về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương. Những kết quả này có giá trị tham khảo trong hoạch định các chính sách phát triển sản xuất rau xuất khẩu của Hải Dương trong thời gian tới. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: Luận án đã vận dụng lý luận về phát triển sản xuất nông - Ý nghĩa khoa học: Luận án đã vận dụng lý thuyết về phát triển sản xuất nông nghiệp để nghiên cứu phát triển sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn cấp tỉnh. Các nội dung phát triển sản xuất rau xuất khẩu ở một địa phương là phải đảm bảo vừa mở rộng được quy mô sản xuất, thay đổi cơ cấu sản xuất cho phù hợp; đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất; áp dụng các quy trình sản xuất tiến bộ và công nghệ mới vào sản xuất rau xuất khẩu; khùng ngừng nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau xuất khẩu. Tác giả cũng đã vận dụng lý thuyết và phương pháp phân tích hàm hồi quy để xây dựng các tiêu chí đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất rau xuất khẩu của người nông dân trên địa bàn nghiên cứu; Những lý thuyết và phương pháp sử dụng trong luận án có thể làm tài liệu khoa học nhiều những nghiên cứu tiếp sau. - Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng khối lượng và chất lượng rau xuất khẩu của tỉnh, luận án đã chỉ ra rằng, nhiều sản phẩm rau của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn theo yêu cầu của xuất khẩu, nên có lúc phải tiêu thụ nội địa. Các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến từ nhiều phía, đặc biệt là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất rau xuất khẩu của hộ nông dân. Những nhận định này có ý nghĩa thực tế sâu sắc giúp cho tỉnh Hải Dương nghiên cứu xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động và hội nhập như hiện nay. 4
  7. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU XUẤT KHẨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Các khái niệm cơ bản Phát triển sản xuất rau xuất khẩu là quá trình làm cho gia tăng về diện tích, sản lượng rau sản xuất ra phục vụ xuất khẩu, gia tăng về giá trị sản xuất rau xuất khẩu; thay đổi cơ cấu các chủng loại rau tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; phân bổ lại và tổ chức lại sản xuất rau theo hướng xuất khẩu để gia tăng giá trị sản xuất, từ đó giúp cho người sản xuất rau nâng cao thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường các khu vực sản xuất rau 2.1.2. Các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với rau xuất khẩu Quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với rau xuất khẩu: (i) Quy định về ghi nhãn mác hàng hóa; (ii) Quy định về an toàn thực phẩm và tồn dư hóa chất; (iii) Quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm; (iv) Các quy định về chứng nhận trong sản xuất rau.(v) Quy định về kiểm dịch thực vật; (vi) Quy định về khai báo hải quan. 2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất rau xuất khẩu Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất rau xuất khẩu bao gồm: (i) Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và liên kế trong sản xuất rau xuất khẩu; (ii) Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất rau xuất khẩu; (iii) Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất rau xuất khẩu; (iv) Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau xuất khẩu; (v) Triển khai thực hiện chính sách và quy hoạch phát triển sản xuất rau xuất khẩu. 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu: (i) Hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất rau xuất khẩu; (ii) Các hoạt động quản lý chuyên môn của ngành nông nghiệp; (iii) Sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu rau; (iv) Nhận thức và nguồn lực của các cơ sở sản xuất rau xuất khẩu; (v) Hội nhập kinh tế thế giới và nhu cầu thị trường; 2.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Từ nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy nghiên cứu về phát triển sản xuất rau xuất khẩu ở tỉnh Hải Dương chua có nhiều tác giả nghiên cứu, chưa có công trình nghiên cứu và phân tích đánh giá thực trạng, đưa ra quan điểm cũng như các giải pháp phát triển sản xuất rau xuất khẩu ở tỉnh Hải Dương đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 và chưa có tác giả nào nghiên cứu và đánh giá về phát triển sản xuất rau đứng dưới góc độ thấp nhất là các hộ nông dân sản xuất rau. 2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trên cơ sở nghiên cứu thị trường tiêu dung rau trên thế giới; kinh nghiệm phát triển sản xuất rau xuất khẩu của một số địa phương (Hưng Yên, Lâm Đồng), tác giả tác giả đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hải Dương như: chú trọng sản xuất rau tươi rau chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao 5
  8. của người tiêu dùng; Tổ chức liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ, các tiêu chuẩn xuất khẩu; Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu rau; Xây dựng được thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các loại rau đặc sản đặc trưng của Hải Dương; Tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thông tin về thị trường nông sản trên thế giới. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Đề tài sử dụng các phương pháp tiếp cận gồm: tiếp cận chuỗi giá trị, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận hệ thống, tiếp cận chính sách tác giả rút ra khung phân tích cho đề tài như sơ đồ 3.1 Sơ đồ 3.1. Khung phân tích phát triển sản xuất rau xuất khẩu 3.2. CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Việc sản xuất rau được thực hiện trên toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Hải Dương. Trong nghiên cứu này tác giả chọn các huyện để khảo sát dựa trên tiêu chí: (i) có sản xuất rau xuất khẩu; (ii) đã hình thành các vùng nguyên liệu của doanh nghiệp hoặc của nông dân có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm để xuất khẩu; (iii) có các sản phẩm rau đặc trưng, sản xuất quy mô lớn và là thế mạnh trong xuất khẩu của tỉnh; (iv) các huyện được chọn phải có mã số vùng trồng để đáp ứng các tiêu chuẩn về xuất khẩu rau. Dựa trên các tiêu chí trên tác giả tiến hành lựa chọn huyện Gia Lộc với sản phẩm đặc trưng là sản xuất bắp cải, su hào, súp lơ xuất khẩu; huyện Cẩm Giàng với sản phẩm đặc trưng là sản xuất cà rốt xuất khẩu; huyện Tứ Kỳ với các sản phẩm rau đặc trưng là bắp cải, su hào, súp lơ. Tại các huyện được chọn đều có các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm rau sản xuất tại các huyện này đã được các doanh nghiệp thu mua, sơ chế, bảo quản để xuất khẩu sang các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Châu Âu, Malaysia, Singapore, Trung Đông,... 3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU Dữ liệu thứ cấp gồm các công trình nghiên cứu trước đây đã được công bố trên sách, báo, tạp chí; các tài liệu thống kê qua các các năm và các báo cáo ở các 6
  9. ngành liên quan; các tài liệu của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cùng với đó là số liệu của UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh. Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng các phương pháp: (1) quan sát trực tiếp; phỏng vấn cán bộ quản lý nhà nước; phỏng vấn hộ nông dân; phỏng vấn các tác nhân có liên quan (doanh nghiệp, HTX, THT, các xưởng thu mua, sơ chế, kho lạnh trên địa bàn tỉnh) và sử dụng một số công cụ của PRA như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm để thu thập các số liệu phục vụ quá trình nghiên cứu. 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Dữ liệu sau khi được thu thập được tiến hành kiểm tra lại nhằm đảm bảo các yêu cầu đặt ra về tính đại diện, tính chính xác, khách quan và logic trong quá trình thu thập. Các phương pháp sử dụng trong phân tích gồm thống kê mô tả, thông kê so sánh, dãy số biến động thời gian; phân tích SWOT; hạch toán kinh tế hộ, phương pháp cho điểm; Phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy với hàm logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất rau xuất khẩu của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 3.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của luận án bao gồm các nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng sản xuất rau xuất khẩu; nhóm chỉ tiêu phán ánh nguồn lực sản xuất; nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất rau xuất khẩu; Nhóm yếu tố phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau xuất khẩu. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 4.1.1. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuấtvà liên kết trong sản xuất rau xuất khẩu 4.1.1.1. Hình thức tổ chức sản xuất rau xuất khẩu ở tỉnh Hải Dương Hiện nay, chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng các hộ nông dân sản xuất rau theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Số lượng các HTX sản xuất rau xuất khẩu đã tăng từ 31 HTX vào năm 2017 lên 65 HTX vào năm 2022, tăng bình quân khoảng 16%/năm, tăng cao hơn rất nhiều so với số lượng các HTX sản xuất của tỉnh. Điều này đã làm cho tỷ lệ số lượng HTX sản xuất rau xuất khẩu so với tổng số HTX nông nghiệp của tỉnh đã tăng từ hơn 9% vào năm 2017 lên hơn 17% vào năm 2022. Tổng số tổ nhóm nông dân có sản xuất rau năm 2017 là 87 tổ nhóm nông dân và tăng lên 114 tổ nhóm nông dân vào năm 2022 (tăng bình quân hơn 5,5%/năm). Số lượng tổ nhóm nông dân có sản xuất rau xuất khẩu cũng tăng từ 17 tổ nhóm nông dân vào năm 2017 lên 41 tổ nhóm vào năm 2022 (tăng bình quân hơn 19%/năm). Điều này đã làm cho tỷ lệ số lượng tổ nhóm nông dân có sản xuất rau xuất khẩu tăng từ 19% năm 2017 lên gần 36% vào năm 2022 (bảng 4.3). Điều này cho thấy, các chủ trương, chính sách và các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương phần nào đã phát huy được tác 7
  10. dụng, đặc biệt là các chính sách, hoạt động hỗ trợ các hợp tác xã, tổ nhóm nông dân sản xuất rau xuất khẩu. Bảng 4.1. Tình hình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 TĐPT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021 2022 BQ (%) 1. Số lượng tổ, nhóm nông dân Tổ, 87 93 98 103 108 114 105,55 sản xuất rau nhóm Trong đó: Số lượng tổ, nhóm Tổ, 17 21 26 29 36 41 119,25 nông dân có sản xuất rau XK nhóm - Tỷ lệ tổ, nhóm nông dân sản % 19,54 22,58 26,53 28,16 33,33 35,96 - xuất rau XK 2. Số lượng hợp tác xã HTX 473 458 437 458 491 526 102,15 - Trong đó: số lượng HTX HTX 341 329 308 322 345 368 101,54 SXKD nông nghiệp 3. Số lượng HTX có sản xuất rau HTX 128 130 132 150 164 176 106,58 - Trong đó: a. số HTX có sản HTX 31 39 45 51 59 65 115,96 xuất rau XK - Tỷ lệ HTX có sản xuất rau XK % 35,63 41,94 45,92 49,51 54,63 57,02 - Nguồn: Sở NN&PTNT Hải Dương (2022); Liên minh HTX tỉnh Hải Dương (2022) Diện tích sản xuất rau của các tổ nhóm nông dân và các HTX sản xuất rau xuất khẩu cũng tăng lên qua từng năm. Theo số liệu của Sở NN&PTNT Hải Dương, Liên minh HTX tỉnh Hải Dương thì tổng diện tích đất sản xuất rau của các HTX có xuất khẩu rau đã tăng từ hơn 1,4 nghìn ha vào năm 2017 lên hơn 3,2 nghìn ha vào năm 2022 (tăng bình quân khoảng 18%/năm) và làm cho diện tích của các HTX sản xuất rau xuất khẩu so với tổng diện tích sản xuất rau của các HTX và tổ nhóm nông dân tăng từ hơn 16% vào năm 2017 lên gần 23% vào năm 2022. Diện tích sản xuất rau cảu các tổ, nhóm nông dân có sản xuất rau xuất khẩu cũng tăng từ gần 300ha vào năm 2017 lên hơn 800ha vào năm 2018) (tăng bình quân khoảng 22%/năm) và tỷ lệ diện tích sản xuất rau của các tổ, nhóm nông dân sản xuất rau xuất khẩu tăng từ hơn 3% vào năm 2017 lên 5,6% vào năm 2022. Bảng 4.2. Diện tích gieo trồng rau của các hình thức tổ chức sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 TĐPT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021 2022 BQ (%) 1. Tổng DTGT rau của tỉnh ha 31146 31454 30666 30437 30542 30897 99,84 2. Tổng DTGT rau của các ha 8790 9856 10670 11987 12790 14320 110,25 HTX và tổ, nhóm ND SX rau 2.1. DTGT rau của các HTX ha 1430 2030 2286 2631 2896 3286 118,10 có xuất khẩu 2.2. DTGT rau của các tổ, ha 296 387 498 503 698 802 122,06 nhóm nông dân có XK 3. Tỷ lệ DTGT rau của các % 16,27 20,60 21,42 21,95 22,64 22,95 - HTX có rau XK 4. Tỷ lệ DTGT rau của các tổ % 3,37 3,93 4,67 4,20 5,46 5,60 - nhóm có rau XK Nguồn: Sở NN&PTNT Hải Dương (2022); Liên minh HTX tỉnh Hải Dương (2022) 8
  11. Tuy hình thức tổ chức sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay chủ yếu là các hộ nông dân thông qua các tổ, nhóm nông dân và các HTX sản xuất rau nhưng trong khoảng 10 năm trở lại đấy trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã hình thành và phát triển một số doanh nghiệp có tham gia sản xuất rau xuất khẩu và đứng ra bao tiêu, liên kết với các hộ nông dân để tạo ra các vùng nguyên liệu cung cấp sản phẩm rau cho doanh nghiệp để xuất khẩu. Có thể kể đến một số doanh nghiệp như Công ty cổ phần nông sản Hưng Việt; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Trần Vinh, Công ty Trách nhiệm hữu an rau quả an toàn Thanh Hà, công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến nông sản xuất nhập khẩu Vạn Phúc,… nhưng số lượng các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất rau xuất khẩu ở Hải Dương là rất ít. Tổng số các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất rau xuất khẩu ở Hải Dương năm 2022 là 187 doanh nghiệp. 200 187 8.00 Diện tích sản xuất rau bình quân 1 DN (ha) 6.30 6.93 Diện tích sx rau cảu các 150 5.91 6.00 5.10 4.06 4.58 130 145 100 4.00 dn (ha) 69 102 87 50 2.00 0 0.00 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Diện tích sản xuất rau của các doanh nghiệp Diện tích bình quân 1 doanh nghiệp Đồ thị 4.1. Diện tích đất sản xuất rau của các doanh nghiệp có sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 Nguồn: Sở NN&PTNT Hải Dương (2023) Tổng diện tích đất sản xuất rau xuất khẩu của các doanh nghiệp đã tăng từ 69ha năm 2017 lên 187ha vào năm 2022, diện tích đất sản xuất rau xuất khẩu bình quân 1 doanh nghiệp cũng tăng từ hơn 4ha năm 2017 lên gần 7ha vào năm 2022. 4.1.1.2. Liên kết trong sản xuất rau xuất khẩu ở tỉnh Hải Dương Qua khảo sát cho thấy, các hộ nông dân tham gia vào các mối liên kết ngang để giúp đỡ nhau cùng phát triển sản xuất rau nói chung và sản xuất rau xuất khẩu nói riêng, học tập kinh nghiệm sản xuất của nhau, cùng nhau mua bán vật tư đầu vào cho sản xuất rau, tăng vị thế của hộ trong việc đàm phán và tiêu thụ sản phẩm với các tác nhân khác và dễ dàng tiếp cận với các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh. Trong từng nhóm nông dân liên kết với nhau (từng tổ, nhóm nông dân, từng HTX sản xuất rau) sẽ có một hoặc một số thành viên làm trung tâm của nhóm (thường là nhóm trưởng, tổ trưởng hoạc giám đốc các HTX) sẽ đứng là vai trò trung tâm để kết nối các hộ nông dân lại với nhau, điều tiết các hoạt động trong tổ, nhóm và hợp tác xã, xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động trong sản xuất rau xuất khẩu; cung cấp thông tin chung cho cả nhóm. Qua khảo sát cho thấy mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương với các cơ sở cung cấp giống, cung cấp phân bón, 9
  12. thuốc bảo vệ thực ăn hoặc các cơ sở thu mua, sơ chế và các doanh nghiệp xuất khẩu rau còn rất lỏng lẻo. Việc trao đổi với các tác nhân này chủ yếu là việc thỏa thuận giá mua bán, và các thỏa thuận này chỉ diễn ra trong quá trình mua bán, trao đổi chứ hầu như không có các thỏa thuận từ trước. Chỉ ngoại trừ một số chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, thu mua sản phẩm rau xuất khẩu với một số tổ, nhóm, HTX sản xuất rau xuất khẩu thì việc mua bán, liên kết được diễn ra từ trước thông qua các thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc. 100.00 88.15 90.00 80.00 68.52 70.00 60.00 50.00 38.89 35.93 40.00 24.07 21.85 30.00 20.00 10.00 0.00 Mua nguyên liệu Trao đổi công lao Trao đổi kinh Tham gia tập Cung cấp thông Cung cấp thông đầu vào động nghiệm sản xuất huấn kỹ thuật tin thị trường tin và kế hoạch sản xuất rau của các thành viên trong tổ, nhóm Đồ thị 4.2. Tỷ lệ các hộ nông dân tham gia các hoạt động liên kết ngang trong sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương Qua thực tế khảo sát và đánh giá của Sở NN&PTNT Hải Dương sản lượng rau xuất khẩu tiêu thụ sản phẩm rau xuất khẩu thông qua các mối liên kết dọc với các doanh nghiệp xuất khẩu này chưa lớn, phần lớn sản lượng rau xuất khẩu của người dân tại các vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đều được các thương lái, các xưởng sản xuất, sơ chế bảo quản trên địa bàn tỉnh Hải Dương thu mua tự do từ các hộ nông dân, sau đó phân loại, đóng gói và bán lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 40.00 34.44 35.00 ĐVT: % số hộ 30.00 24.07 25.00 20.00 17.78 15.00 10.00 5.00 0.00 Người cung cấp phân bón, thuốc Người thu mua, xưởng sơ chế, Các doanh nghiệp thu mua xuất bảo vệ thực vật chế biến sản phẩm khẩu rau Đồ thị 4.3. Tỷ lệ các hộ nông dân tham gia các hoạt động liên kết dọc trong sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương 4.1.2. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương Trong giai đoạn 2017 – 2022, ngành nông nghiệp của tỉnh Hải Dương đã triển khai rất nhiều hoạt động để khuyến khích người nông dân áp dụng các quy 10
  13. trình kỹ thuật sản xuất vào trong sản xuất để tạo ra các sản phẩm rau đảm bảo an toàn và đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu thông qua việc lồng ghép giới thiệu vào các hoạt động tập huấn kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân thông qua các chương trình khuyến nông của địa phương. Bảng 4.3. Một số hoạt động tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nông dân trong sản xuất rau theo tiêu chuẩn xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 TĐPT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021 2022 BQ (%) 1. Tổ chức tập huấn - Số lớp lớp 67 79 87 75 71 97 107,68 - Số người tham gia lượt người 4680 5210 5870 5230 4730 6630 107,21 2. Hỗ trợ kỹ thuật tại hộ lượt hộ 750 870 965 863 832 1140 108,73 3. Phát thanh bản tin lần 19 28 32 37 41 42 117,19 4. In ấn tài liệu, tờ rơi tài liệu 9700 1050 10640 11860 13200 13850 107,38 Nguồn: Sở NN&PTNT Hải Dương (2022); Trung tâm khuyến nông Hải Dương (2022) Trong giai đoạn 2017 – 2019 nhằm thử nghiệm các giống rau mới để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng chống chịu để có các sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Viện Cây lương thực thực phẩm để triển khai dự án thí nghiệm các giống rau mới vào trong sản xuất nhằm phát triển sản xuất rau theo hướng xuất khẩu của tỉnh với 3 loại cây rau chính là cà rốt, bắp cải và súp lơ. Bảng 4.4. Số hộ và tỷ lệ số hộ nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất rau rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương Hộ sản xuất rau Hộ sản xuất rau XK (n=270) không XK (n=135) Chỉ tiêu Số Tỷ lệ Tỷ lệ Số lượng lượng (%) (%) 1. Sử dụng các giống rau mới 270 100,00 128 94,81 2. Sử dụng phân bón - Sử dụng phân hữu cơ 244 90,37 102 75,56 - Sử dụng phân bón lá 218 80,74 98 72,59 - Sử dụng phân vô cơ 43 15,93 123 91,11 4. Sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học 270 100,00 73 54,07 5. Áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm 231 85,56 31 22,96 6. Sử dụng tài khoản ngân hàng để giao dịch 183 67,78 23 17,04 4.1.3. Tổ chức tiêu thụ rau xuất khẩu của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ rau, xúc tiến thương mại mà tỉnh Hải Dương đã tổ chức như: xây dựng kế hoạch rà soát các đầu mối, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông sản; tổ chức gặp gỡ, đón tiếp và đưa các doanh nghiệp trong và ngoài nước đi khảo sát, thăm thực tế các vùng sản xuất nông sản của tỉnh; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, đơn vị, thương lái đến thu mua sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm rau xuất khẩu nói riêng. Tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động, lễ hội để xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh các sản phẩm rau xuất khẩu của Hải Dương như: sự kiện cắt băng xuất khẩu cà rốt đi Hàn Quốc (ngày 11/01/2022); lễ 11
  14. hội thu hoạch cà rốt năm 2022; Phiên chợ “Nông sản, Đặc sản vùng miền các tỉnh đồng bằng sông Hồng” năm 2022,… các sự kiện này đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến để thăm quan, và tìm hiểu cơ hội đầu tư, thu mua các nông sản, đặc biệt là các sản phẩm rau xuất khẩu thế mạnh của Hải Dương. Đối với các hộ sản xuất rau xuất khẩu thì có chưa đến 1% sản lượng bắp cải và hơn 2% sản lượng su hào sản xuất ra được mang ra chợ bán; khoảng 3% sản lượng cà rốt; 36% sản lượng bắp cải và 38% sản lượng su hào sản xuất ra được bán cho thương lái ngay tại ruộng; khoảng 51% sản lượng cà rốt; khoảng 21% sản lượng bắp cải; khoảng 24% sản lượng su hào được bán cho các hợp tác xã để sơ chế và bán lại cho các doanh nghiệp để đem đi xuất khẩu hoặc tiêu dùng trong nước; khoảng 38% sản lượng cà rốt; khoảng 39% sản lượng bắp cải và khoảng 32% sản lượng su hào của người nông dân tại các vùng nghiên cứu được bán cho các xưởng sơ chế, chế biến bảo quản và kho lạnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương để bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước; khoảng 8% sản lượng cà rốt; khoảng 4% sản lượng bắp cải; và 4% sản lượng su hào của người nông dân được bán trực tiếp cho các doanh nghiệp đem đi xuất khẩu. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các hộ sản xuất rau không xuất khẩu Các hình thức liên kết trong tiêu thụ sản xuất rau xuất khẩu hiện nay vẫn chủ yếu là các hình thức thông qua các thỏa thuận miệng giữa người nông dân và các tác nhân thu mua. Hình thức thu mua bằng các hợp đồng vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu là bán cho các doanh nghiệp hoặc các HTX mới áp dụng hình thức này. 4.1.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương 4.1.4.1. Tăng trưởng về quy mô và thay đổi cơ cấu sản xuất rau xuất khẩu Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hải Dương và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hải Dương thì trong số các loại rau chủ lực của Hải Dương thì cây cà rốt vẫn là cây có sản lượng rau xuất khẩu cao nhất toàn tỉnh và đây cũng được coi là một trong 8 nông sản chủ lực của Hải Dương. Sản lượng bắp cải xuất khẩu của tỉnh đã tăng từ hơn 3,6 nghìn tấn vào năm 2017 lên hơn 12,6 nghìn tấn vào năm 2022 (tăng bình quân khoảng 28%/năm) và chiếm khoảng 10,6% tổng sản lượng bắp cải sản xuất ra của tỉnh. Cây xu hào tuy có sản lượng xuất khẩu thấp nhất với sản lượng xuất khẩu năm 2017 đạt hơn 1,4 nghìn tấn lên hơn 8,7 nghìn tấn vào năm 2022 (tăng bình quân khoảng 43%/năm) và chiếm khoảng 12,8% tổng sản lượng su hào sản xuất ra của tỉnh. Thị trường các loại rau của Hải Dương xuất khẩu là Trung Quốc, Đài Loan, Maylaisia, các nước Trung Đông, Nhật Bản, EU,… Tuy nhiên, sản lượng rau xuất khẩu được vào các thị trường chất lượng cao như Nhật Bản, EU còn khá thấp. Điều này cho thấy phát triển sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương trong những năm vừa qua đã đạt dược những kết quả đáng ghi nhận. 12
  15. Bảng 4.5. Diện tích gieo trồng rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017 – 2022 TĐPT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021 2022 BQ (%) 1. Tổng DTGT rau ha 31146 31454 30666 30437 30542 30897 99,84 - SX theo chương trình, dự án ha 250 300 350 440 580 670 121,79 của tỉnh để XK - DT SX rau theo quy trình GAP ha 13760 14250 14870 15500 15870 16150 103,25 + Trong đó đạt tiêu chuẩn ha 536 587 593 627 698 847 109,58 VietGAP - Sản xuất rau theo tiêu chuẩn ha 4470 4595 4876 5230 5740 6130 106,52 xuất khẩu của DN - DTGT rau truyền thống ha 15646 15372 14762 13473 12837 10837 92.92 2. Tỷ lệ DTGT rau sản xuất theo chương trình, dự án của tỉnh để % 0,80 0,95 1,14 1,45 1,90 2,17 - XK 4. Tỷ lệ DTGT rau theo tiêu chuẩn XK của DN so với tổng % 14,35 14,61 15,90 17,18 18,79 19,84 - DTGT rau Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2023); Sở NN&PTNT Hải Dương (2022) 4.1.4.2. Tiêu chuẩn xuất khẩu Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hải Dương và Sở NN&PTNT Hải Dương thì trong số các loại rau chủ lực của Hải Dương sản lượng cây cà rốt xuất khẩu đã tăng từ hơn 30,7 nghìn tấn vào năm 2017 lên hơn 50,6 nghìn tấn vào năm 2022 và chiếm khoảng 68% tổng sản lượng cà rốt sản xuất ra của tỉnh; hành củ của tỉnh Hải Dương có tổng sản lượng xuất khẩu tăng từ hơn 8,6 nghìn tấn vào năm 2017 lên hơn 17,6 nghìn tấn vào năm 2022 (tăng bình quân khoảng 15%/năm) và chiếm khoảng 16% tổng sản lượng hành củ sản xuất ra của tỉnh; Sản lượng bắp cải xuất khẩu của tỉnh đã tăng từ hơn 3,6 nghìn tấn vào năm 2017 lên hơn 12,6 nghìn tấn vào năm 2022 (tăng bình quân khoảng 28%/năm) và chiếm khoảng 10,6% tổng sản lượng bắp cải sản xuất ra của tỉnh; su hào tuy có sản lượng xuất khẩu thấp nhất với sản lượng xuất khẩu năm 2017 đạt hơn 1,4 nghìn tấn lên hơn 8,7 nghìn tấn vào năm 2022 (tăng bình quân khoảng 43%/năm) và chiếm khoảng 12,8% tổng sản lượng su hào sản xuất ra của tỉnh. Thị trường các loại rau của Hải Dương xuất khẩu là Trung Quốc, Đài Loan, Maylaisia, các nước Trung Đông, Nhật Bản, EU,… Tỷ lệ sản lượng rau xuất khẩu so với tổng sản lượng rau sản xuất ra chưa lớn, tỷ lệ sản phẩm rau sản xuất ra đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu còn khá khiêm tốn so với sản lượng rau sản xuất rau của tỉnh. 4.1.4.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau xuất khẩu Theo số liệu điều tra thì chi phí sản xuất bắp cải xuất khẩu và chi phí su hào xuất khẩu thì tính bình quân tổng chi phí sản xuất 1 sào bắp cải và 1 sào su hào không có sự khác biệt quá lớn giữa 02 nhóm hộ sản xuất xuất khẩu và sản xuất không xuất khẩu (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê). Tuy nhiên, nếu tính riêng về các khoản chi phí thì chi phí sản xuất rau xuất khẩu thì sẽ có các chi phí 13
  16. như chi cho phân hữu cơ, chi cho thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, chi phí thuê đất cao hơn so với các hộ trồng rau không xuất khẩu; nhưng có một số loại chi phí như chi phí về thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học; chi phí cho phân vô cơ (phân hóa học); chi phí lao động quy ra tiền thì nhóm hộ sản xuất rau xuất khẩu có xu hướng thấp hơn khá nhiều so với các hộ nông dân sản xuất rau không xuất khẩu (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê). Điều này cũng dễ nhận thấy khi việc sản xuất rau xuất khẩu phải tuân thủ theo các quy trình kỹ thuật nhất định để nâng cao chất lượng sản phẩm; đảm bảo an toàn thực phẩm; không còn tồn dư các hóa chất trong sản phẩm cây rau,… chứ không được sản xuất theo truyền thống và kinh nghiệm của hộ. Điều này làm cho các chi phí về phân hữu cơ; chi phí về thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học cao hơn so với các hộ sản xuất rau không xuất khẩu. Tính bình quân 1 sào thì hộ sản xuất rau xuất khẩu có giá trị sản xuất đạt hơn 11,2 triệu đồng cao hơn là hơn 8,6 triệu đồng/sào đối với các hộ sản xuất cà rốt không xuất khẩu; đối với rau bắp cải thì các hộ trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu đạt gần 10 triệu đồng/sào; cao hơn là gần 8,2 triệu đồng/sào đối với các hộ trồng không xuất khẩu; đối với su hào thì con số này là 9,6 triệu đồng/sào so với hơn 8 triệu đồng/sào (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê). Bảng 4.6. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất một số loại rau chủ lực của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương (tính bình quân 1 sào bắc bộ (360m2) Cà rốt Bắp cải Su hào Hộ sản Hộ sản Hộ sản Hộ sản Hộ sản Chỉ tiêu ĐVT Hộ sản xuất xuất xuất So sánh xuất So sánh xuất So sánh xuất rau rau rau rau (1) - (2) rau XK (3) - (4) rau XK (5) - (6) XK (1) không không không (3) (5) XK (2) XK (4) XK (6) 1. Sản lượng thu kg 2082,19 1824,40 257,79** 1796,79 1678,73 118,06ns 1436,93 1283,58 153,34* hoạch 2. Giá bán bình ‘000đ./kg 5,41 4,74 0,67* 5,56 4,87 0,69* 6,71 6,26 0,45* quân 3. Giá trị sản tr.đ 11264,66 8647,68 2616,98** 9990,16 8175,43 1814,73** 9641,78 8035,22 1606,55** xuất (GO) 4. Chi phí trung tr.đ 3827,68 3230,42 597,26* 2448,70 1978,71 469,99* 2124,70 1913,73 210,97ns gian (IC) 5. Giá trị gia tr.đ 7436,98 5417,26 2019,72** 7541,46 6196,72 1344,74* 7517,08 6121,49 1395,59* tăng (VA) 6. Tổng chi phí tr.đ 4324,12 4435,09 -110,97ns 3499,50 3366,69 132,81ns 3148,87 3191,58 -42,71ns (TC) 7. Tổng thu nhập tr.đ 6940,54 4212,59 2727,95** 6490,66 4808,74 1681,92** 6492,91 4843,65 1649,26* (TPr) 8. Một số chỉ tiêu hiệu quả - GO/IC lần 2,94 2,68 4,08 4,13 4,54 4,20 - VA/IC lần 1,94 1,68 3,08 3,13 3,54 3,20 - TPr/IC lần 1,81 1,30 2,65 2,43 3,06 2,53 - GO/TC lần 2,61 1,95 2,85 2,43 3,06 2,52 - VA/TC lần 1,72 1,22 2,16 1,84 2,39 1,92 - TPr/TC lần 1,61 0,95 1,85 1,43 2,06 1,52 14
  17. 4.1.5. Chính sách và quy hoạch phát triển sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương Ngay từ năm 2017, UBND tỉnh Hải Dương đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương phối hợp với Viện Cây lượng thực và Cây thực phẩm thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cây rau màu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu phục vụ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương” nhằm tạo được mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nông sản theo chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất rau cho người dân và doanh nghiệp tại Hải Dương. Trong đó tập trung vào các loại rau chủ lực của tỉnh như cà rốt, bắp cải, xu hào, hành củ,… Các vùng sản xuất rau lớn của tỉnh như cây cà rốt ở Cẩm Giàng, Nam Sách; cây bắp cải ở huyện Gia Lộc; thành phố Hải Dương, Tứ Kỳ, Thanh Miện; cây xu hào ở huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kim Thành; cây hành củ ở huyện Kinh Môn, Nam Sách. Dự án sản xuất cây rau màu tập trung được triển khai trong 3 năm 2017 đến năm 2019 với 3 đối trượng cây rau: cà rốt, bắp cải và cây súp lơ tại 5 huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kim Thành, Nam Sách và Cẩm Giàng với quy mô 900 ha với 5.299 lượt hộ nông dân tham gia. Theo Sở NN&PTNT Hải Dương đến hết năm 2022 toàn tỉnh đã xây dựng được các vùng sản xuất rau tập trung như: Vùng sản xuất cà rốt tập trung hàng hóa toàn tỉnh với diện tích 1.150ha, chiếm khoảng 84% tổng diện tích cà rốt toàn tỉnh. ùng sản xuất bắp cải, su hào, súp lơ tập trung với diện tích 3.720ha, chiếm khoảng 71% diện tích toàn tỉnh. Diện tích trồng tập trung tại các xã Hoàng Diệu, Gia Lương, Lê Lợi, Phạm Trấn, Toàn Thắng, Đoàn Thượng,...huyện Gia Lộc; xã Hưng Đạo, Ngọc Kỳ, Nguyên Giáp huyện Tứ Kỳ; xã Đồng Cẩm, Tam Kỳ, Kim Tân, Bình Dân huyện Kim Thành; các xã Phạm Kha, Ngũ Hùng huyện Thanh Miện. Bảng 4.7. Các vùng quy hoạch phát triển rau hàng hóa tập trung hướng đến xuất khẩu của tỉnh Hải Dương Diện tích Tỷ lệ TT Huyện Các huyện sản xuất chính (ha) (%) Cẩm Giàng, Nam Sách, thành 1 Vùng sản xuất cà rốt 1150 84 phố Chí Linh Vùng sản xuất bắp cải, 2 3720 88 Tứ Kỳ, Gia Lộc, Kim Thành su hào, súp lơ 3 Vùng sản xuất hành củ 5620 71 Thị xã Kinh Môn, Nam Sách 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 4.2.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng 4.2.1.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương Trong nghiên cứu này, rất khó bóc tách được cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ riêng cho phát triển sản xuất rau xuất khẩu mà nhận thức rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ (công, tư) không chỉ liên quan đến phát triển một ngành sản xuất nào mà chung cho tất cả các ngành, trong đó có ngành nông nghiệp nói chung và 15
  18. phát triển sản xuất rau xuất khẩu nói riêng. Ngoài ra, trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay thì tỉnh Hải Dương cũng đã thực hiện chuyển đổi số để nâng cao chất lượng quản lý các vùng sản xuất nông nghiệp nói chung và vùng sản xuất rau xuất khẩu nói riêng và hướng dẫn người dân trong việc thực hiện chuyển đổi số trong phát triển sản xuất rau xuất khẩu để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của các quốc gia nhập khẩu. Từ chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp an toàn, truy xuất nguồn gốc nông sản, phục vụ xuất khẩu, tỉnh đã xây dựng và cấp mã số vùng trồng cho các vùng sản xuất rau xuất khẩu như 13 mã số cho vùng trồng cà rốt với tổng diện tích 128 ha và 7 mã số vùng trồng cải bắp với diện tích 35 ha và là gần 100ha sản xuất rau gia vị đã được cấp mã số xuất khẩu châu Âu, Hải Dương là tỉnh đầu tiên được cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm rau, củ đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, đa phần cán bộ quản lý các cấp (tỉnh, huyện và các HTX sản xuất rau xuất khẩu) và người nông dân đều cho rằng hiện nay cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất rau xuất khẩu ở tỉnh Hải Dương hiện nay là khá tốt. Điểm trung bình các tiêu chí đánh giá về cơ sở hạ tầng phục vụ rau xuất khẩu của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và người dân nông dân cho rằng đều ở mức khá tốt (điểm bình quân đều trên 4,2) 4.2.1.2. Các hoạt động quản lý chuyên môn của ngành nông nghiệp Trong quá trình thực hiện công tác quản lý ngành để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất rau xuất khẩu ở Hải Dương vẫn còn một số tồn tại và hạn chế như: việc thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại và hỗ trợ tiêu thụ được giao cho Sở Công thương của tỉnh thực hiện và chủ yếu là thực hiện dàn trải, chưa có trọng tâm; Công tác giám sát và kiểm soát đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thường do cơ quan quản lý thị trường đảm nhận; các cơ quan ngành nông nghiệp chủ yếu chỉ là kiểm tra giám sát điều kiện kinh doanh, các hoạt động phối hợp kiểm tra liên ngành còn chựa thực sự tốt; Công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến các kiến thức cho người nông dân về kỹ thuật sản xuất rau nói chung và kỹ thuật sản xuất rau xuất khẩu nói riêng còn chồng chéo; Việc áp dụng công nghệ thông tin để quản lý cơ sở dữ liệu về vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo sử dụng dữ liệu hiệu quả và truy xuất nguồn gốc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giúp cho công tác quản lý ngành trở lên công khai minh bạch cũng chưa được thực hiện, hoặc mới chỉ được thực hiện rời rạc, không liên thông giữa các cơ quan với nhau. 4.2.1.3. Sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu rau Theo số liệu của Sở NN&PTNT Hải Dương tính đến hết năm 2022 toàn tỉnh mới có 58 kho lạnh, 208 cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh; cùng với đó chỉ có khoảng 31 doanh nghiệp tham gia vào thu mua rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh (không tính các doanh nghiệp ở nơi khác đến thu mua). Sự phát triển của các cơ sở này trong giai đoạn 2017 – 2022 là chưa thực sự nhanh và bền vững. Cùng với đó, thực trạng phát triển của các cơ sở này trên địa bàn Hải Dương vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và phân tán, sản lượng tiếp nhận của các cơ sở này không lớn và thường không lưu trữ được lâu, thường chỉ lưu trữ 1, 2 ngày là xuất 16
  19. đi nên vẫn thường xuyên gây ra các hiện tượng ùn ứ hàng, không thu mua kịp khi vào chính vụ thu hoạch rau. Ngoài ra, các sản phẩm rau xuất khẩu ở Hải Dương chủ yếu là rau vụ động, có tính thời vụ cao (thường khoảng 3 – 4 tháng), nên nhiều khi gây khó khăn cho việc phát triển của các cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến của các kho lạnh trên địa bàn tỉnh. Bảng 4.8. Sự phát triển của các cơ sở chế biến, thu mua rau xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương ĐVT: cơ sở TĐPT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 2022 BQ (%) Số lượng các kho lạnh ở Hải Dương 39 42 43 50 51 58 108,26 Số lượng các cơ sở chế biến rau xuất 175 184 189 190 196 208 103,52 khẩu ở Hải Dương Số lượng các doanh nghiệp thu mua rau 24 25 27 29 29 31 105,25 xuất khẩu ở Hải Dương Nguồn: Sở NN&PTNT Hải Dương (2023) 4.2.1.4. Nhận thức và nguồn lực của hộ sản xuất rau xuất khẩu Theo kết quả khảo sát thì tỷ lệ người dân đã được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất rau theo các tiêu chuẩn xuất khẩu là khá cao. Đối với các hộ sản xuất rau xuất khẩu thì có gần 84% số hộ nông dân đã được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật; còn lại đối với các hộ sản xuất rau không theo tiêu chuẩn xuất khẩu thì cũng đã có hơn 54% số hộ đã được tập huấn kỹ thuật. - Nhận thức và hành vi trong thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu: Cũng chính nhờ những lớp tập huấn kỹ thuật, giới thiệu và tuyên truyền về sản xuất rau theo các tiêu chuẩn xuất khẩu nên nhận thức, hành vi của người nông dân trong việc chấp hành các tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất rau, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật vào sản xuất rau ngày càng được nâng lên và sử dụng hợp lý để nâng cao chất lượng các sản phẩm rau đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu. Bảng 4.9. Hiểu biết của các hộ nông dân về thị trường rau xuất khẩu ĐVT: % số hộ Hộ trồng rau xuất khẩu Hộ Hộ Hộ Tính Chỉ tiêu trồng trồng trồng chung cà rốt bắp cải su hào (n=270) (n=90) (n=90) (n=90) Được giới thiệu thông tin thị trường tiêu thụ rau 54,44 45,56 43,33 47,78 Tự tìm hiểu các thông tin thị trường về rau XK 65,56 47,78 53,33 55,56 Được các tác nhân trung gian (thương lái, xưởng chế biến, doanh nghiệp,…) cung cấp các thông tin thị 42,22 34,44 33,33 36,67 trường Biết được các sản phẩm rau cạnh tranh với các sản 34,44 32,22 26,67 31,11 phẩm của mình khi xuất khẩu Biết được nơi tiêu thụ các sản phẩm rau XK 30,00 21,11 18,89 23,33 17
  20. - Hiểu biết về thị trường của người lao động sản xuất rau xuất khẩu hiện này vân còn khá nhiều hạn chế. Theo kết quả khảo sát thì hiện nay mới chỉ có khoảng 48% người dân được giới thiệu về thông tin thị trường tiêu thụ các sản phẩm rau thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, hoặc các tài liệu mà cơ quan chính quyền địa phương gửi cho hộ. Trong vòng 5 năm trở lại đây thì xu hướng thay đổi diện tích sản xuất rau của các hộ sản xuất rau xuất khẩu có xu hướng tăng lên, còn đối với các hộ sản xuất rau không xuất khẩu có xu hướng giảm xuống. 4.2.1.5. Hội nhập kinh tế thế giới và nhu cầu của thị trường Quá trình hội nhập đã tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng, khả năng cạnh tranh và tăng cường hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời tạo sức ép tích cực lên doanh nghiệp và các nhà sản xuất trong nước, giúp nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng và tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường tiêu dùng khó tính trên thế giới như tạo điều kiện để người nông dân ở Hải Dương trồng rau theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, sản xuất rau hữu cơ, hoặc các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu rau áp dụng các quy trình sản xuất, chế biến rau đạt tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu như ISO, HACCP,… Tuy nhiên, hiện nay thị trường xuất khẩu các loại rau chủ lực ở Hải Dương vẫn chủ yếu tập trung ở các thị trường như Trung Quốc, Trung Đông, Malaysia, Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản… tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường chất lượng cao EU, Hoa Kỳ,… còn thấp. Malaysia Các nước ASEAN gia Một số quốc 20% 7% khác 25% Nhật Bản Other 20% 26% Mỹ, EU Hàn Quốc 1% 27% Đồ thị 4.4. Cơ cấu sản lượng xuất khẩu các loại rau của tỉnh Hải Dương Nguồn: Sở NN&PTNT Hải Dương (2022) Điển hình, giai đoạn đầu năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên sản lượng cà rốt xuất khẩu của huyện trong niên vụ 2019 – 2020 và 2020 – 2021 có mức độ tăng trưởng không cao, nhưng từ đầu năm 2022 do Việt Nam đã mở cửa trở lại và nhiều thị trường quốc tế đã mở cửa, cộng thêm Trung Quốc vẫn giữ nguyên chiến lược “Zero Covid” nên vẫn đóng cửa thị trường nên đã giúp cho cà rốt của Việt Nam nói chung và của Cẩm Giàng nói riêng tăng sức cạnh tranh và có tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu đáng kinh ngạc (so về mẫu mã, chất 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1