Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế - Vai trò của độ mở thương mại và kiểm soát tham nhũng tại các nước đang phát triển
lượt xem 3
download
Luận án nghiên cứu với mục tiêu đánh giá vai trò của độ mở thương mại lên tác động phát triển thị trường chứng khoán đến thị trường kinh tế tại các nước đang phát triển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế - Vai trò của độ mở thương mại và kiểm soát tham nhũng tại các nước đang phát triển
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- PHẠM THỊ HỒNG VÂN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------- PHẠM THỊ HỒNG VÂN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 Mã số: 9340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020
- Coâng trình ñöôïc hoaøn thaønh taïi : ............................................................................. Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc : ............................... (ghi roõ hoï teân, chöùc danh khoa hoïc, hoïc vò) Phaûn bieän 1 :........................................................ ............................................................................. Phaûn bieän 2 :........................................................ ............................................................................. Phaûn bieän 3 :........................................................ ............................................................................. Luaän aùn seõ ñöôïc baûo veä tröôùc Hoäi ñoàng chaám luaän aùn caáp trường hoïp taïi .................................. ............................................................................. Vaøo hoài giôø ngaøy thaùng naêm Coù theå tìm hieåu luaän aùn taïi thö vieän :…………….……………… (ghi teân caùc thö vieän noäp luaän aùn)
- 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Vốn là một trong ba nhân tố chính tạo nên giá trị sản lượng đầu ra của một quốc gia (Cobb-Douglas; Solow). Vốn cung ứng trong nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng và thông qua thị trường chứng khoán (TTCK). Để tăng trưởng kinh tế, nhiều quốc gia đã tích cực phát triển TTCK (Arestis và cộng sự, 2001; Adjasi & Biekpe, 2006; Cooray, 2010; Bundoo, 2017; Durusu-Ciftci và cộng sự, 2017,…) nhưng kết quả chưa đồng nhất. Tại các nước đang phát triển, thể chế chính trị còn tập trung nhiều quyền lực ở khu vực công, tình trạng tham nhũng tràn lan và trở nên phổ biến tại các nước đang phát triển so với những nước giàu (Olken & Pande, 2012; Svensson, 2005; Treisman, 2000; Rauch & Evans, 2000) làm ảnh hưởng đến sự phát triển TTCK nói riêng và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (TTKT) nói chung (Shahbaz & cộng sự, 2013; Bolgorian, 2011; Yartey, 2010; Hooper & cộng sự, 2009). Như vậy, việc KSTN, phát triển TTCK trong điều kiện nền kinh tế mở để góp phần TTKT trở thành mục tiêu hàng đầu cho các quốc gia đang phát triển. Khi mở cửa kinh tế, sự tương tác giữa khu vực công và khu vực tư ngày càng mạnh mẽ. Để tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và thu hút đầu tư, vấn đề kiểm soát than nhũng (KSTN) được các nước đặc biệt quan tâm, do đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng của các mối quan hệ khác. Vì vậy, luận án thực hiện nghiên cứu về “Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: vai trò độ mở thương mại và kiểm soát tham nhũng tại các nước đang phát triển”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Luận án cần giải quyết ba mục tiêu chính:
- 2 (1) Đánh giá vai trò của độ mở thương mại (ĐMTM) lên tác động phát triển TTCK đến TTKT tại các nước đang phát triển. (2) Đánh giá vai trò của KSTN lên tác động của phát triển TTCK đến TTKT tại các nước đang phát triển. (3) Đánh giá vai trò của ĐMTM lên tác động của KSTN đến TTKT tại các nước đang phát triển. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận án là ĐMTM, phát triển TTCK, KSTN và TTKT tại các quốc gia đang phát triển. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án xác định tác động của phát triển TTCK đến TTKT như thế nào khi có vai trò của ĐMTM và KSTN tại các nước đang phát triển (2002 – 2017). 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đầu tiên, nghiên cứu phân tích tổng quát về thực trạng phát triển TTCK, ĐMTM, KSTN, TTKT tại các nước đang phát triển trong giai đoạn 2002 – 2017 để có bức tranh tổng quan về xu hướng thay đổi của các biến chính trong nghiên cứu. Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành ước lượng hệ số hồi quy của mô hình nghiên cứu theo các mục tiêu đặt ra theo phương pháp S-GMM nhằm xử lý triệt để hiện tượng nội sinh của mô hình. 1.5. KẾT CẤU LUẬN ÁN Luận án có kết cấu gồm 5 chương. Phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu được trình bày trong chương 1. Chương 2 trình bày về khung lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được trình bày trong chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận được trình bày trong chương 4. Cuối cùng chương 5 trình bày một số kết luận và hàm ý chính sách.
- 3 Chương 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. KHUNG KHÁI NIỆM 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế (TTKT) Theo Kuznets (1959), “tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bền vững thu nhập bình quân đầu người hay sản lượng trên mỗi lao động”; North và Thomas (1973) phát biểu “tăng trưởng kinh tế chỉ xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số”; hay TTKT bao hàm ý nghĩa là tổng thu nhập trong nền kinh tế phải gia tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số, tức TTKT phải gắn liền với sự gia tăng mức sống vật chất của người dân (Nguyễn Trọng Hoài, 2007). Như vậy, các nhà kinh tế trên đều đồng nhất một hàm ý về TTKT là sự gia tăng về giá trị sản lượng trong mối tương quan với quy mô dân số. 2.1.2. Phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) Theo Bùi Kim Yến (2013), TTCK là một thành phần của thị trường tài chính thực hiện chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Theo Đào Lê Minh (2006), “thị trường chứng khoán là từ ngữ chung chỉ giao dịch mua bán chứng khoán thông qua các thị trường khác nhau, như thị trường tập trung và phi tập trung”. Một cách tổng quát, TTCK là nơi xảy ra quan hệ mua bán các loại chứng khoán được thực hiện bởi những các nhà mô giới mà giá cả giao dịch được hình thành theo quy luật cung cầu. 2.1.3. Độ mở thương mại (ĐMTM) ĐMTM là một khái niệm dùng để phản ánh mức độ mở cửa thương mại quốc tế của một quốc gia. Mức độ thương mại quốc tế thể hiện qua độ lớn của giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu. Trong nghiên cứu này, ĐMTM được hiểu là mức độ trao đổi mua bán hàng hóa qua biên giới của một quốc gia nên nội hàm là thương mại quốc
- 4 tế. ĐMTM càng lớn chứng tỏ quốc gia đó có giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới quốc gia này càng lớn và ngược lại. 2.1.4. Kiểm soát tham nhũng (KSTN) Theo cách đo lường chỉ tiêu KSTN của Ngân hàng thế giới (WB) thì nội hàm KSTN được hiểu là hạn chế sự chuyên quyền bằng phát huy dân chủ ở các cấp, uốn nắn sự tùy tiện bằng xây dựng quy trình trong từng khâu giải quyết công việc và xử lý sai phạm, và tăng cường tính minh bạch bằng thể chế thông qua luật pháp, quy định, điều lệ và xây dựng văn hoá công sở. 2.2. LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.2.1. KSTN trong mối quan hệ giữa phát triển TTCK và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển Theo Mankiw, Rome và Weil (1992), yếu tố hiệu suất các nhân tố tổng hợp (A) trong mô hình tăng trưởng kinh tế của Cobb – Douglass phản ánh mối quan hệ của nhiều nhân tố về môi trường kinh doanh, chất lượng thể chế, tiến bộ công nghệ,… Qua kết quả lược khảo, kết hợp mô hình tăng trưởng, tham nhũng hay KSTN có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế theo hai cách: (1) là một trong những nhân tố tác động gián tiếp đến TTKT qua vai trò của hiệu suất các nhân tố tổng hợp (A) trong mô hình tăng trưởng, như nghiên cứu của Anokhin và Schulze (2009); Acemoglu và Robinson (2008); Duncan (2014); Stefan và cộng sự (2014);…. (2) hay tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ với các nhân tố khác đến TTKT, vì cũng có nhiều nghiên cứu tìm thấy tác động của KSTN đến phát triển TTCK (Bolgorian, 2011; Shahbaz & cộng sự, 2013; Kim & cộng sự, 2018), hay tác động giữa KSTN và ĐMTM (Majeed, 2014; Torrez, 2002)
- 5 Kết quả lược khảo cho thấy hướng tác động thứ (2) của KSTN đến TTKT thì chưa được các nghiên cứu khám phá, mà chỉ tập trung nhiều ở hướng tác động thứ (1) hay khám phá tác động của tham nhũng đến phát triển TTCK hay ĐMTM. Vì vậy tác động gián tiếp của KSTN đến tăng trưởng kinh tế thông qua mối quan hệ giữa phát triển TTCK (hay ĐMTM) đến TTKT chính là khoảng trống nghiên cứu mà luận án quan tâm. 2.2.2. ĐMTM trong mối quan hệ giữa KSTN và TTKT tại các quốc gia đang phát triển Trên thế giới, phần lớn các quốc đều mở cửa giao thương kinh tế với nhau. Nghiên cứu của Torrez (2002) thì khám độ mở thương mại làm tăng tính cạnh tranh nên làm giảm tham nhũng, vì vậy việc hạn chế thương mại sẽ làm tăng tham nhũng của quốc gia. Levchenko (2013) thì chỉ ra rằng khi hai quốc gia có trình độ công nghệ như nhau, khi mở cửa kinh tế giống nhau thì buộc mỗi quốc gia phải cải thiện thể chế theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều này hàm ý rằng độ mở thương mại có thể làm giảm tham nhũng. Trong khi đó, De-Jong và Bogmans (2011) cũng khẳng định tham nhũng cản trở thương mại quốc tế do phải tiêu tốn thêm khoản tiền hối lộ cho hải quan để được nhập khẩu nhiều hơn. Majeed (2014) cũng tìm thấy bằng chứng khẳng định thương mại làm tăng tham nhũng bởi những đặc quyền của cơ quan quản lý nhà nước trong việc cung cấp các chứng nhận về chất lượng, nguồn gốc hàng hóa khi đưa vào lưu thông. Mandal & Marjit (2013) nghiên cứu trên quốc gia có độ mở thương mại thấp, tức còn thực hiện nhiều chính sách bảo hộ thương mại, kết quả cho thấy rằng tham nhũng gắn liền với việc bảo hộ thương mại. Vì vậy Mandal & Marjit (2013) cũng nghi ngờ rằng tự do hóa thương mại không chắc làm cho tham nhũng giảm hơn.
- 6 Như vậy, tình trạng tham nhũng phổ biến tại các quốc gia đang phát triển trước xu hướng mở cửa thương mại liệu tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế là vấn đề mà các nhà quản lý phải quan tâm. Liệu rằng độ mở thương mại có góp phần hạn chế tham nhũng, góp phần TTKT cho các quốc gia đang phát triển không, đây chính là điểm mờ nghiên cứu (chưa đồng nhất kết quả nghiên cứu thực nghiệm) mà luận án quan tâm. Chương 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Từ mục tiêu nghiên cứu, luận án xây dựng bốn giả thuyết nghiên cứu: H1: Tồn tại tác động lấn át của phát triển TTCK lên vai trò của ĐMTM làm cản trở TTKT tại các nước đang phát triển. H2: Tồn tại tác động chi phối của KSTN lên tác động của phát triển TTCK làm hạn chế TTKT tại các nước đang phát triển. H3: ĐMTM làm gia tăng tham nhũng tại các nước đang phát triển. H4: Tồn tại tác động lấn át của KSTN lên vai trò của ĐMTM làm cản trở TTKT tại các nước đang phát triển. 3.2. MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM 3.2.1. ĐMTM, phát triển TTCK, KSTN và tăng trưởng kinh tế ∆ Lg(yi,t) = a0 + a1.Lg(yi,t-1) + a2.Lg(mci,t) + a3.Lg(dci,t) + a4.Lg(hi,t) + a5.(techi,t) + a6.(to-leveli,t) + a7.(cci,t) + a8.(go-effi,t) + a9.(re-quai,t) + a10.infi,t + a11.Lg(mci,t).(to-leveli,t) + υi + μi,t (3.11) 3.2.2. Phát triển TTCK và tăng trưởng kinh tế: Vai trò KSTN ∆Lg(yi,t) = b0 + b1.Lg(yi,t-1) + b2.Lg(mci,t) + b3.Lg(dci,t) + b4.Lg(hi,t) + b5.(techi,t) + b6.(toi,t) + b7.(cc-leveli,t) + b8.(go-effi,t) + b9.(re-quai,t) + b10.infi,t + b11.(cc-leveli,t).Lg(mci,t) + υi +μi,t (3.12) 3.2.3. KSTN và tăng trưởng kinh tế: vai trò của ĐMTM
- 7 ∆ Lg(yi,t) = c0 + c1.Lg(yi,t-1) + c2.Lg(mci,t) + c3.Lg(dci,t) + c4.Lg(hi,t) + c5.(techi,t) + c6.(toi,t) + c7.(cc-leveli,t) + c8.(go-effi,t) + c9.(re_quai,t) + c10.infi,t + c11.(cc-leveli,t).(toi,t). + υi + μi,t (3.13) 3.3. ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH Biến phụ thuộc là yit: chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, đại diện cho giá trị sản lượng đầu ra cho mỗi lao động, dùng đo lường tăng trưởng kinh tế theo khái niệm về TTKT. Các biến độc lập bao gồm: mcit: tỷ lệ (%) vốn hóa thị trường so với GDP, đo lường về mức độ phát triển TTCK; dcit: tỷ lệ (%) vốn tín dụng so với GDP, đo lường về sự phát triển của thị trường tín dụng; hit: là biến vốn nguồn nhân lực, được đo lường qua chỉ số phát triển con người; ccit: là biến KSTN; toit: là biến ĐMTM được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu so với GDP; techit: phản ánh yếu tố công nghệ chung của nền kinh tế; infit: tỷ lệ lạm phát (inf) đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng được cung cấp từ WB; go-effit: là chỉ tiêu hiệu quả chính phủ; re-quait: là chỉ tiêu chất lượng luật lệ. 3.4. MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu là các quốc gia đang phát triển có TTCK theo phân loại của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công bố vào tháng 4 năm 2015. Dữ liệu nghiên cứu là bộ dữ liệu bảng của 36 nước đang phát triển có TTCK hoạt động trong 16 năm (2002-2017). Các chỉ tiêu này gồm phần lớn các chỉ tiêu (thuộc nhóm chỉ số phát triển và nhóm các chỉ số quản trị công) được trích xuất từ WB (cập nhật ngày 30 tháng 1 năm 2019). 3.5. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG 3.5.1. Lựa chọn phương pháp ước lượng Theo lý thuyết kinh tế lượng (Anderson và Hsiao, 1981; Wooldridge, 2012), khi biến độc lập (là biến trễ một kỳ với biến phụ thuộc) tương
- 8 quan với sai số μit thì biến này gây nên hiện tượng nội sinh của mô hình. Mẫu dữ liệu nghiên cứu của luận án có khoảng thời gian nghiên cứu (T=1) ngắn hơn số đối tượng (N=36) nên phù hợp với việc sử dụng mô hình ước lượng S-GMM (Blundell và Bond, 1998) trên mô hình bảng động. Vì vậy, luận án chọn phương pháp ước lượng S-GMM để ước lượng mô hình nghiên cứu. 3.6. KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (Robustness test) Nghiên cứu tiến hành so sánh kết quả ước lượng tác động của KSTN lên tác động của phát triển TTCK đến TTKT trong hai trường hợp thang đo tham nhũng của WB và TI. Bên cạnh đó, luận án còn kiểm định tính vững của mô hình thông qua phương pháp so sánh sự ổn định dấu của các biến chính qua 3 mô hình nghiên cứu (3.11), (3.12) và (3.13). Nếu sự tác động của các biến độc lập chính đến biến phụ thuộc là không đổi dấu chứng tỏ tác động này mang tính nhất quán (tính vững), ổn định và kết quả ước lượng về chiều hướng tác động của các biến này đến biến phụ thuộc là đáng tin cậy (tính hiệu quả). Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. ĐMTM, PHÁT TRIỂN TTCK, KSTN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. 4.1.1. Kết quả hồi quy về tác động của ĐMTM, phát triển TTCK và KSTN đến tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ giữa ĐMTM (to), phát triển TTCK (lg-mc), KSTN (cc) và tăng trưởng kinh tế (d.lgy) theo mô hình lý thuyết (3.9) và mô hình thực nghiệm (3.10) được thể hiện qua kết quả hồi quy ở bảng (4.4). Các biến chính của luận án quan tâm được in đậm phần kết quả.
- 9 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy về tác động của ĐMTM, phát triển TTCK và KSTN đến tăng trưởng kinh tế Biến phụ thuộc d.lgy M1 M2 (3.9) (3.10) L1.Lg(y) -0,091*** -0,111*** (0,023) (0,015) Lg(mc) -0,040*** -0,056*** (0,012) (0,015) Lg(dc) 0,046*** 0,050*** (0,012) (0,009) to 0,041*** 0,044*** (0,011) (0,014) cc 0,048*** 0,059*** (0,013) (0,021) Lg(h) -0,059 0,014 (0,050) (0,075) tech -0,007 -0,001 (0,008) (0,006) go-eff -0,050*** -0,018 (0,018) (0,024) re-qua 0,013 -0,001 (0,018) (0,013) inf 0,005*** (0,001) Const 0,335*** 0,404*** (0,087) (0,059) Số công cụ 31 34
- 10 Số nhóm 36 36 AR(1) test (p-value) 0,015 0,024 AR(2) test (p-value) 0,925 0,267 Hansen J test (p-value) 0,187 0,159 *, **, ***, lần lượt thể hiện mức ý nghĩa 10%, 5%, & 1%; giá trị trong () là sai số chuẩn Độ trễ một kỳ của biến phụ thuộc (L.lgy) có hệ số hồi quy âm và có ý nghĩa thống kê ở cả 2 kết quả nghiên cứu cho thấy dấu hiệu hội tụ của sự TTKT tại các nước đang phát triển, phù hợp theo phân tích của Solow (1956), Barro và cộng sự (1991), Tondl (2001). Biến phát triển TTCK tác động tiêu cực đến TTKT trong khi biến thị trường tín dụng thì tác động tích cực đến TTKT tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Rioja và Valev (2014), Naceur và Ghazouani (2007); điều này là phù hợp theo quy luật của sự đánh đổi theo cách tiếp cận của Durusu-Ciftci và cộng sự (2017). Hệ số hồi quy của biến ĐMTM (to) tác động tích cực đến TTKT, phù hợp với lập luận về lý thuyết và các nghiên cứu trong phần lược khảo (Musila & Yiheyis, 2015; Shahbaz, 2012; Chandran & Munusamy 2009). Bên cạnh đó, biến KSTN (cc) có ý nghĩa thống kê và có giá trị dương, chứng tỏ KSTN tác động thúc đẩy TTKT, tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Cieślik và Goczek (2018), Chang và Hao (2017), Mallik và Saha (2016) khẳng định tham nhũng làm cản trở tăng trưởng kinh tế. Các biến: ĐMTM (to), phát triển TTCK (lg-mc), KSTN (cc) trong mô hình xác định tăng trưởng kinh tế (d.lgy) theo mô hình lý thuyết (3.9) hay mô hình thực nghiệm (3.10) thì chiều hướng tác động của các biến này đến TTKT là không đổi, chứng tỏ tác động của chúng đến tăng trưởng là ổn định.
- 11 4.2. PHÁT TRIỂN TTCK VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: VAI TRÒ ĐMTM. 4.2.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm Bảng 4.5: Kết quả hồi quy của mô hình (3.11) Biến phụ thuộc M3 M4 d.lgy (3.10*) (3.11) L1.Lg(y) -0,125*** -0,121*** (0,018) (0,037) Lg(mc) -0,062*** -0,053*** (0,016) (0,016) Lg(dc) 0,035*** 0,029*** (0,009) (0,009) to-level 0,021*** 0,087*** (0,006) (0,026) cc 0,046** 0,029* (0,018) (0,016) to-level*Lg(mc) -0,038*** (0,014) Lg(h) -0,013 0,007 (0,088) (0,087) tech 0,004 0,0003 (0,007) (0,007) go-eff 0,024 0,047*** (0,019) (0,015) re-qua -0,008 -0,007 (0,013) (0,011) inf 0,005*** 0,005***
- 12 (0,001) (0,001) Const 0,057 0,494*** (0,070) (0,080) Số công cụ 34 35 Số nhóm 36 36 AR(1) test (p-value) 0,015 0,016 AR(2) test (p-value) 0,131 0,133 Hansen J test (p-value) 0,211 0,170 Biến trễ một kỳ của tăng trưởng kinh tế vẫn có hệ số hồi quy âm ở cả cột M3 (3.10*) và cột M4 (3.11) cho thấy dấu hiệu hội tụ của TTKT là ổn định. Theo kết quả từ cột M3, tác động của ĐMTM theo mức độ (to-level) đến TTKT là tích cực. Qua hệ số beta cho thấy khi các quốc gia có ĐMTM ở mức cao sẽ tác động thúc đẩy TTKT cao hơn 0,021 lần so với các nước có ĐMTM thấp. Khi xem xét vai trò của mức độ mở cửa thương mại đến tác động của phát triển TTCK lên TTKT theo mô hình (3.11), ĐMTM theo mức độ vẫn tác động tích cực đến TTKT, phát triển TTCK tác động hạn chế TTKT. Khi chúng tương tác với nhau (to-level*lg-mc) thì tác động tiêu cực của TTCK lấn át tác động tích cực của ĐMTM làm hạn chế TTKT, phù hợp với giả thuyết H1. Điều này cho thấy phát triển TTCK đã chi phối tác động tích cực của ĐMTM lên TTKT. Điều này hàm ý rằng, TTCK tác động lấn át đến vai trò của ĐMTM làm hạn chế TTKT tại các nước đang phát triển, phù hợp với giả thuyết H1, mục tiêu thứ nhất của luận án được giải quyết. 4.2.2. Kiểm tra tính vững của mô hình
- 13 Luận án thực hiện kiểm tra tính vững của mô hình (3.11) bằng cách sử dụng hai thang đo về tham nhũng và kết hợp so sánh sự ổn định dấu của các biến chính của nghiên cứu qua các mô hình. Bảng 4.7: So sánh sự ổn định kết quả nghiên cứu mô hình (3.11) qua hai thang đo tham nhũng Biến phụ thuộc d.lgy M3 M6 M4 M5 (3.10*) theo cc (3.10*) theo cpi (3.11) theo cc (3.11) theo cpi L1.Lg(y) -0,125*** -0,088*** -0,122*** -0,123*** (0,018) (0,016) (0,019) (0,016) Lg(mc) -0,062*** -0,022*** -0,053*** -0,028*** (0,016) (0,006) (0,016) (0,009) Lg(dc) 0,036*** 0,020*** 0,029*** 0,036*** (0,009) (0,007) (0,009) (0,009) to-level 0,021*** 0,013*** 0,087*** 0,058** (0,006) (0,003) (0,026) (0,026) cc 0,046** 0,029* (0,018) (0,016) cpi 0,006** 0,005* (0,003) (0,003) to-level*Lg(mc) -0,379*** -0,023* (0,014) (0,013) Lg(h) -0,013 -0,019 0,007 0,009 (0,088) (0,050) (0,087) (0,064) tech 0,004 -0,005 0,0003 0,0002 (0,007) (0,006) (0,007) (0,006) go-eff 0,024 0,003 0,047*** 0,020* (0,019) (0,011) (0,015) (0,012)
- 14 re-qua -0,009 0,023* -0,007 0,025*** (0,013) (0,012) (0,011) (0,008) inf 0,005*** 0,005*** 0,005*** 0,005*** (0,001) (0,001) (0,001) (0,001) Const 0,507*** 0,300*** 0,494*** 0,412*** (0,070) (0,074) (0,080) (0,060) Số công cụ 34 35 35 35 Số nhóm 36 36 36 36 AR(1) test (p-value) 0,015 0,017 0,016 0,012 AR(2) test (p-value) 0,131 0,127 0,133 0,107 Hansen test (p-value) 0,211 0,182 0,170 0,206 So sánh liên tục 4 kết quả theo cột M3 & M6, M4 & M5, dấu hệ số hồi quy của các biến chính mà luận án quan tâm là ổn định cho dù tham nhũng được đo lường bởi thang đo nào. Dấu hệ số hồi quy của biến tương tác phát triển TTCK và ĐMTM theo mức độ (to- level*lgmc) vẫn ổn định hệ số âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy tác động tương tác này làm hạn chế TTKT. 4.3. PHÁT TRIỂN TTCK VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: VAI TRÒ KIỂM SOÁT THAM NHŨNG. 4.3.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình (3.12) Biến phụ thuộc d.lgy M7 M8 (3.10**) (3.12) L1.Lg(y) -0,124*** 0,062*** (0,013) (0,013) Lg(mc) -0,055*** -0,040*** (0,011) (0,006)
- 15 Lg(dc) 0,060*** 0,034*** (0,007) (0,006) to 0,036*** 0,027*** (0,007) (0,006) cc-level 0,004*** 0,018** (0,002) (0,009) cc-level*Lg(mc) -0,014* (0,008) Lg(h) 0,112* -0,028 (0,068) (0,046) tech 0,002 -0,024*** (0,004) (0,004) go-eff 0,032** -0,009 (0,015) (0,013) re-qua 0,005 0,048 (0,011) (0,008) inf 0,007*** 0,001*** (0,001) (0,0004) Const 0,428*** 0,274*** (0,061) (0,008) Số công cụ 35 36 Số nhóm 36 36 AR(1) test (p-value) 0,015 0,013 AR(2) test (p-value) 0,128 0,767 Hansen test (p-value) 0,296 0,162 Theo kết quả (3.12) từ M8, biến tương tác giữa mức độ KSTN và phát triển TTCK (cc-level*lg(mc)) có hệ số hồi quy âm và có ý nghĩa thống
- 16 kê cho thấy tồn tại tác động tương tác giữa mức độ KSTN và phát triển TTCK đến TTKT. Hệ số hồi quy của biến tương tác có dấu âm cho thấy biến phát triển TTCK tác động ngược chiều đến biến KSTN, tức là khi biến phát triển TTCK tăng thì biến KSTN giảm, đồng nghĩa với tình hình tham nhũng tăng lên. Kết quả tác động của biến tương tác giữa mức độ KSTN và phát triển TTCK là tiêu cực đối với TTKT, hàm ý rằng vì tham nhũng làm cản trở TTKT nên tác động tương tác này theo chiều hướng tác động của tham nhũng, tức làm hạn chế TTKT. Như vậy, KSTN thể hiện vai trò chi phối lên tác động của phát triển TTCK đến TTKT, giả thuyết H2 là phù hợp, mục tiêu thứ hai của luận án được giải quyết. Và đây cũng chính là đóng góp mới của luận án. 4.3.2. Kiểm tra tính vững của mô hình Bảng 4.10: So sánh sự ổn định kết quả nghiên cứu của (3.12) qua hai thang đo tham nhũng Biến phụ thuộc M7 M10 M8 M9 d.lgy (3.10**) theo cc (3.10**) theo cpi (3.12) theo cc (3.12) theo cpi L1.Lg(y) -0,124*** -0,068** -0,062*** -0,096*** (0,013) (0,030) (0,013) (0,020) Lg(mc) -0,055*** -0,026* -0,040*** -0,031** (0,011) (0,015) (0,006) (0,011) Lg(dc) 0,060*** 0,064 0,034*** 0,026** (0,007) (0,018) (0,006) (0,010) to 0,036*** 0,037*** 0,027*** 0,037*** (0,007) (0,012) (0,006) (0,011) cc-level 0,004*** 0,018** (0,002) (0,009) cc-level*Lg(mc) -0,014*
- 17 (0,008) cpi-level 0,057** 0,026*** (0,023) (0,008) cpi-level*lg(mc) -0,015*** (0,004) Lg(h) 0,112* 0,136 -0,028 0,002 (0,068) (0,090) (0,046) (0,057) tech 0,002 -0,015 -0,024*** -0,019*** (0,004) (0,010) (0,004) (0,007) go-eff 0,032** -0,025 -0,009 0,007 (0,015) (0,023) (0,013) (0,014) re-qua 0,005 0,006 0,048 0,049*** (0,011) (0,020) (0,008) (0,012) inf 0,007*** 0,008*** 0,001*** 0,005*** (0,001) (0,001) (0,0004) (0,001) Const 0,428*** 0,170 0,274*** 0,361 (0,061) (0,134) (0,008) (0,079) Số công cụ 35 30 36 32 Số nhóm 36 36 36 36 AR(1) test (p-value) 0,015 0,017 0,013 0,029 AR(2) test (p-value) 0,128 0,126 0,767 0,410 Hansen test (p-value) 0,296 0,155 0,162 0,172 So sánh dấu của các hệ số hồi quy các biến chính mà luận án quan tâm qua bốn cột kết quả nghiên cứu M7 và M10; M8 và M9 trong bảng 4.10 cho thấy chúng đều có dấu đồng nhất và ổn định. Dấu hệ số hồi quy của các nhân tố nghiên cứu của luận án là nhất quán qua hai mô hình (3.10**) và (3.12) trong bốn trường hợp M7, M8, M9, M10 cho
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn