CHƯƠNG 1<br />
GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1 Tính cấp thiết của đề tài luận án<br />
Với vai trò là các tổ chức tài chính trung gian, hệ thống NHTM giúp các nguồn<br />
lực tài chính trong nền kinh tế được luân chuyển, phân bổ và sử dụng một cách có<br />
hiệu quả, từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Bên cạnh đó, hệ thống<br />
NHTM cũng rất dễ gây ra những “tổn thương” nặng nề cho nền kinh tế.<br />
NHTM là chủ thể kinh doanh tiền tệ và có quan hệ mật thiết với nhiều lĩnh<br />
vực khác nhau, nhiều chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, do vậy hoạt động của<br />
ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và trong đó RRTK được xem là một trong<br />
những rủi ro chủ yếu của các NHTM; không chỉ làm gia tăng chi phí và giảm thu<br />
nhập ròng của ngân hàng như rủi ro lãi suất hay rủi ro thị trường gây ra, RRTK ở<br />
mức cao có thể khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán, dẫn đến phá sản, đồng<br />
thời gây tác động dây chuyền tới toàn hệ thống ngân hàng. Đại khủng hoảng của<br />
chủ nghĩa tư bản giai đoạn 1929 - 1933, cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đông<br />
Á năm 1997 hay cuộc đại khủng hoảng tài chính - tiền tệ bắt đầu từ năm 2008 đã<br />
gây ra những tổn hại lớn cho nền tài chính thế giới cũng như Việt Nam mà nguyên<br />
nhân chủ yếu đến từ rủi ro thanh khoản. NHNN Việt Nam đã nhận thức được điều<br />
đó, vẫn luôn tăng cường công tác quản lý, tuy nhiên vẫn bộc lộ những yếu kém<br />
trong hiệu quả hoạt động quản lý RRTK tại Việt Nam.<br />
Chính vì vậ y, đi tìm l ời giải cho bài toán tăng cường quản lý RRTK<br />
đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu và là nhiệm vụ rất cấp thiết hiện<br />
nay, bởi nó không chỉ đảm bảo an toàn, ổn định cho hoạt động của từ ng ngân<br />
hàng; giúp các ngân hàng đứng vữ ng trong quá trình hội nhập, mà còn mở<br />
cánh cửa cho hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính cũng như toàn bộ nền<br />
kinh tế Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững.<br />
Đề tài: “ Quản lý rủi ro thanh khoản ngân hàng thương mại của Ngân<br />
hàng nhà nước Việt Nam” được NCS lựa chọn nghiên cứu nhằm đáp ứng những<br />
đòi hỏi cấp thiết hiện nay trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.<br />
1.2 Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy<br />
đủ về các phương pháp quản lý RRTK của NHTW đối với hệ thống NHTM.<br />
(i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về RRTK của NHTM, quản lý RRTK của<br />
NHTW đối với NHTM. Các vấn đề này sẽ được tiếp cận dựa trên các nguyên tắc<br />
của Hiệp ước Basel II.<br />
(ii) Nghiên cứu về kinh nghiệm, mô hình quản lý RRTK của NHTW một số<br />
nước trên thế giới, các nhân tố của mô hình và khả năng áp dụng trong “khung<br />
cảnh” CSTT ở Việt Nam, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.<br />
(iii) Làm rõ thực trạng quản lý RRTK hệ thống NHTM của NHNN Việt<br />
Nam. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị.<br />
<br />
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br />
(i) Phạm vi nghiên cứu của luận án là hoạt động quản lý RRTK của NHNN Việt<br />
Nam và một số NHTM. 15 NHTM chiếm thị phần lớn trong hệ thống NHTM<br />
Việt Nam (theo số liệu tính đến năm 2015) trong thời gian từ năm 2011- 2015.<br />
(ii) Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề sau:<br />
- Cơ sở lý luận về CSTT của NHTW và về quản lý RRTK của NHTW đối với<br />
các NHTM.<br />
- Kinh nghiệm quản lý RRTK của các NHTW trên thế giới.<br />
- Tình hình RRTK của hệ thống NHTM Việt Nam, thực trạng quản lý RRTK của<br />
NHNN Việt Nam.<br />
1.4 Tổng quan nghiên cứu<br />
1.4.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài<br />
Học thuyết cổ điển nhất về RRTK được đưa ra bởi Thornton (1802) và<br />
Bagehot (1873): rủi ro thanh khoản là hậu quả của việc khi có một lượng tiền được<br />
yêu cầu rút ra khỏi hệ thống ngân hàng từ những người gửi tiền và các ngân hàng<br />
không có khả năng chi trả cho lượng tiền rút ra đó. Do đó để quản lý tốt rủi ro thanh<br />
khoản, các ngân hàng cần nắm giữ nhiều “tài sản tốt”. Goodhart (1999) nhấn mạnh:<br />
các tiêu chuẩn của việc cho vay là điều kiện để giảm thiểu rủi ro, là cách thức để có<br />
những “tài sản tốt”. Vậy nên cần xây dựng và đo lường các tiêu chuẩn này để giảm<br />
thiểu rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng. Các ngân hàng muốn quản lý RRTK tốt<br />
cần phải có một cơ chế rõ ràng để xác định, đo lường, quản lý và giảm thiểu rủi ro<br />
thanh khoản (Comptroller of the Currency 2001).<br />
Tobin (1956) và Niehans (1978) đã nghiên cứu thêm một số đặc điểm thanh<br />
khoản của tài sản và tiền gửi tiết kiệm. Xây dựng mô hình đánh giá RRTK lấy biến<br />
động giá trị tài sản của NHTM như là cơ sở của RRTK và vốn cổ phần là giải pháp<br />
duy nhất để chuẩn bị cho những mất mát do RRTK gây ra và mất mát của một<br />
cuộc chạy đua rút tiền gửi. Tuy nhiên, các tác giả cũng nêu lên nhược điểm của mô<br />
hình là giá trị tài sản của NHTM biến động ngẫu nhiên và khá năng động nên ít<br />
tương quan với mô hình. Nghiên cứu của Aspachs (2005) chỉ ra những yếu tố<br />
quyết định chính sách thanh khoản của các Ngân hàng ở Anh, mối quan hệ giữa<br />
những chính sách kinh tế vĩ mô và chu kỳ kinh tế có tác động mức hỗ trợ thanh<br />
khoản. Nghiên cứu của Aspachs và ctg. (2005), chỉ ra mối quan hệ giữa các ngân<br />
hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng và những ảnh<br />
hưởng đến những rủi ro và khả năng thanh khoản của các ngân hàng.<br />
Năm 2011, nghiên cứu của Vodová đã xác định các yếu tố quyết định tính<br />
thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở Séc, cho thấy mối quan hệ đồng biến<br />
giữa thanh khoản ngân hàng và tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu và lãi suất cho vay<br />
trên thị trường giao dịch liên ngân hàng, mối quan hệ nghịch biến của tỷ lệ lạm<br />
phát, chu kỳ kinh doanh và cuộc khủng hoảng tài chính với tính thanh khoản. Deep<br />
và Schaefer (2004) đã xây dựng một thước đo thanh khoản bằng việc xác định khe<br />
hở thanh khoản để đánh giá RRTK.<br />
Cũng trong năm 2011, nghiên cứu của Vodová được đưa ra nhưng tác giả<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
chỉ tập trung vào một quốc gia duy nhất là Séc, chứ không quan tâm đến nhiều<br />
quốc gia như Bonfim và Kim. Mục đích của nghiên cứu này là qua đó xác định các<br />
yếu tố quyết định tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở Séc. Các dữ<br />
liệu bao gồm giai đoạn từ 2001 đến 2009. Các kết quả phân tích hồi quy dữ liệu<br />
cho thấy rằng có mối quan hệ đồng biến giữa thanh khoản ngân hàng và tỷ lệ an<br />
toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu và lãi suất cho vay trên thị trường giao dịch liên ngân hàng.<br />
Đồng thời, tác giả đã tìm thấy mối quan hệ nghịch biến của tỷ lệ lạm phát, chu kỳ<br />
kinh doanh và cuộc khủng hoảng tài chính với tính thanh khoản. Kết luận được<br />
đưa ra rằng các ngân hàng không sẵn sàng để tạo ra nhiều thanh khoản. Do đó cần<br />
có sự can thiệp từ NHTW bằng các công cụ của CSTT để đảm bảo khả năng thanh<br />
khoản cho các NHTM.<br />
Nghiên cứu của Etienne Bordeleau và Christopher Graham (2010) về tác<br />
động của thanh khoản đến khả năng sinh lợi của ngân hàng chỉ ra rằng tại Mỹ và<br />
Canada, lợi nhuận ngân hàng sẽ được cải thiện đáng kể khi có khả năng thanh<br />
khoản tốt, nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản. . Tuy nhiên đến một mức độ nhất<br />
định, việc sở hữu thêm tài sản thanh khoản sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của ngân<br />
hàng, điều đó khiến cho các ngân hàng “không sẵn sàng để tạo ra nhiều thanh<br />
khoản”.<br />
Theo Hagen và Ho (2003), khi RRTK trong các NHTM tăng dần, NHTW sẽ<br />
phải trực tiếp can thiệp vào thị trường tiền tệ. Vì thế, theo các tác giả này, chỉ số áp<br />
lực thị trường tiền tệ sẽ có thể là chỉ số hữu hiệu để NHTW đo lường rủi ro thanh<br />
khoản của từng NHTM.<br />
Tranh luận về quản lý RRTK đối với NHTM bài viết của Barth (2003) hướng<br />
tới 2 trường phái chính:<br />
(i) Trường phái ủng hộ cho việc có một cơ quan quản lý hợp nhất: tạo sự an<br />
toàn và lành mạnh, cắt giảm sự chênh lệch trong quản lý, giải quyết được<br />
các mâu thuẫn nội tại, tạo sự linh hoạt trong hoạt động quản lý. Trường phái<br />
này tỏ ra hiệu quả trong công tác quản lý cũng như phân bổ nguồn vốn<br />
(ii) Trường phái chống lại cơ quan quản lý hợp nhất: nhiều cơ quan khác<br />
nhau có thể tạo nên những bài học cho nhau, tuy nhiên, chi phí quản lý lại cao hơn.<br />
Sự tập trung quyền vào một cơ quan có thể gây ra rủi ro chuyên quyền.<br />
1.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước<br />
Có khá nhiều các nghiên cứu trong nước về thanh khoản ngân hàng và<br />
QLRRTK của ngân hàng. Đề tài khoa học cấp ngành của Tiến sỹ Tô Ngọc Hưng<br />
(2007), các luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Minh Huệ (2010), Nguyễn Đức Trung<br />
(2012) mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số chỉ tiêu về thanh khoản của hệ<br />
thống NHTM và đánh giá khả năng chống đỡ RRTK; hệ thống hóa hoạt động<br />
giám sát, phân tích, đánh giá và đưa ra một số giải pháp về quản lý rủi ro của hệ<br />
thống NH; hay luận giải các vấn đề đảm bảo an toàn hoạt động dựa trên những<br />
tiêu chuẩn quốc tế mà chưa đặt vấn đề quản lý RRTK trong bối cảnh thực thi<br />
CSTT của NHNN. Luận án tiến sỹ của Nguyễn Tường Vân (2013) đã đưa ra<br />
những lý luận về vốn khả dụng, vai trò của nó trong việc quản lý RRTK hay của<br />
<br />
Lê Văn Hải (2013) nghiên cứu cơ chế tác động của các công cụ CSTT đến RRTK<br />
nhưng chưa đánh giá về mối liên kết giữa các công cụ.<br />
Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động quản lý RRTK NHTM của NHTW<br />
như trong bài viết của Nguyễn Đức Cường (2006), đã đề cập đến việc áp dụng các<br />
nguyên tắc của Basel trong hoạt động quản lý RRTK nhưng không thể dựa vào sự<br />
tự nguyện của các NHTM mà NHTW nên có các định hướng và chế tài cụ thể để<br />
can thiệp. Bài viết của Huỳnh Thị Hương Thảo (2011) nhấn mạnh tới việc đưa ra<br />
các yêu cầu đối với công tác báo cáo của các NHTM cho NHTW<br />
1.4.3 Sự khác biệt trong nghiên cứu của NCS so với các nghiên cứu<br />
trước đó<br />
Sử dụng các tiêu chuẩn mới về quản lý rủi ro thanh khoản NHTM của Ủy<br />
ban Basel II để tiếp cận mô hình, xây dựng phương pháp quản lý RRTK cho phù<br />
hợp. Việc nghiên cứu quản lý RRTK hệ thống NHTM của NHTW được thực<br />
hiện trên cả hệ thống NHTM chứ không riêng NHTM nào, đồng thời luận án<br />
tiếp cận việc quản lý RRTK hệ thống NHTM đứng trên giác độ là NHTW quản<br />
lý rủi ro thanh khoản của NHTM, đặt trong khung cảnh điều hành chính sách<br />
tiền tệ của NHTW.<br />
1.5 Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy:<br />
- Phương pháp phân tích: phân tích định lượng, phân tích định tính, phân<br />
tích tổng hợp, sử dụng các mô hình dựa trên các tình huống giả định. Qua đó đưa<br />
ra những đánh giá, những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp<br />
với lý luận và thực tiễn của công tác quản lý RRTK NHTM ở Việt Nam.<br />
- Phương pháp so sánh: làm rõ sự giống và khác nhau của vấn đề nghiên cứu<br />
qua các năm, các quốc gia… từ đó có các nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải<br />
pháp quản lý RRTK NHTM của NHNN Việt Nam.<br />
- Phương pháp dự báo: đưa ra mô hình dự báo, dự báo và phân tích các xu<br />
thế biến động của các biến độc lập, qua đó dự báo các xu thế của biến phụ thuộc là<br />
RRTK hệ thống NHTM trong tương lai.<br />
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn<br />
chuyên gia đối với các cán bộ NHTM, người gửi tiền… tập hợp các vấn đề khoa<br />
học cho luận án.<br />
1.6 Các đóng góp của luận án<br />
Về mặt lý luận: làm nổi bật tầm quan trọng của việc quản lý RRTK tại các<br />
ngân hàng ở nhiều quốc gia. Qua đó rút ra những bài học từ hệ thống NHTW các<br />
nước trong quản lý RRTK của các NHTM. Nghiên cứu các tiêu chuẩn của hiệp<br />
ước Basel II, đặc biệt là các tiêu chuẩn về quản lý RRTK, xem xét tính khả thi áp<br />
dụng vào thị trườn Việt Nam.<br />
Về mặt thực tiễn: đánh giá được thực trạng RRTK của NHTM, qua đó đưa<br />
ra những cảnh báo, khuyến nghị, và yêu cầu nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong<br />
hoạt động chung của hệ thống ngân hàng, đưa ra cách tiếp cận RRTK bắt đầu từ lợi<br />
nhuận của các ngân hàng, từ đó có thể gia tăng ý thức, thái độ của các ngân hàng<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
đối với RRTK. NCS sẽ đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động<br />
quản lý RRTK của NHNN Việt Nam đối với hệ thống NHTM theo hướng đảm bảo<br />
an toàn cho hệ thống ngân hàng nói chung và từng NHTM nói riêng.<br />
CHƯƠNG 2<br />
NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN<br />
HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG<br />
2.1 Rủi ro thanh khoản của NHTM<br />
2.1.1 Các quan điểm về rủi ro thanh toán của NHTM<br />
Dưới góc độ tài sản: “Thanh khoản của một tài sản là khả năng chuyển đổi<br />
thành tiền của tài sản theo thời gian và với chi phí của việc chuyển đổi là thấp<br />
nhất. Một tài sản được xem là thanh khoản tốt khi đáp ứng các tiêu chí sau: Có sẵn<br />
số lượng để mua hoặc bán, có sẵn thị trường để giao dịch, có sẵn thời gian để giao<br />
dịch, giá cả hợp lý”.<br />
Dưới góc độ NHTM: “thanh khoản là khả năng NHTM đáp ứng đầy đủ và kịp<br />
thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động giao dịch như chi trả<br />
tiền gửi, cho vay, thanh toán và các hoạt động giao dịch tài chính khác”.<br />
Do phải thực hiện các nghiệp vụ thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt nên thanh<br />
khoản của NHTM cũng chủ yếu liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ. Việc<br />
không thực hiện được hoặc không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình<br />
trạng thiếu khả năng thanh khoản hoặc mất khả năng thanh khoản tại ngân hàng.<br />
Cung thanh khoản là số tiền có sẵn hoặc có thể có trong thời gian ngắn để<br />
NH sử dụng.<br />
Cầu thanh khoản phản ánh nhu cầu rút tiền khỏi NH ở những thời điểm<br />
khác nhau.<br />
Xuất phát từ cung thanh khoản và cầu thanh khoản, trạng thái thanh khoản<br />
ròng (NLP –Net Liquidity Position) hay còn gọi là khe hở thanh khoản của<br />
NHTM được tính bằng: Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản. Nếu NLP>0 thì<br />
NHTM đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Nếu NLP