1<br />
<br />
2<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
Muốn đạt được mục tiêu này, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp<br />
và khắc phục những hạn chế, bất cập trên, ngoài việc thống nhất tư duy, coi quản trị rủi<br />
ro là một nghiệp vụ, văn hóa của NHTM; coi quản trị danh mục vay vốn mà trước hết<br />
cho vay doanh nghiệp là “đột phá khâu”, điểm mấu chốt trong hệ thống quản trị rủi ro<br />
tín dụng ngân hàng, thì cần thiết phải xây dựng và thống nhất về nguyên tắc, nội dung,<br />
phân tích thực trạng của quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong thời gian<br />
qua để tìm ra những giải pháp có hiệu quả vừa có tính trước mắt (tương lai gần), vừa có<br />
tính lâu dài (tương lai xa) đảm bảo sự tồn tại phát triển của NHTM Việt Nam theo kịp<br />
các NHTM khác trong khu vực và thế giới. Đồng thời để NHTM Việt Nam vừa mang<br />
tính hiện đại theo chuẩn mực quốc tế Basel I, Basel II, Basel III, vừa mang đậm đà bản<br />
sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, với đặc thù của các doanh nghiệp Việt Nam góp phần<br />
vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng GDP đến hai con số, tạo ra nhiều việc làm<br />
góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.<br />
Muốn vậy, chúng ta phải xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách<br />
quản lý và kinh doanh tín dụng đối với doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu an toàn,<br />
hiệu quả và phát triển bền vững. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đánh giá<br />
đúng thực trạng và tìm ra các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm tăng cường hoàn thiện<br />
nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro và phù hợp với thông lệ quốc tế trong hoạt động kinh<br />
doanh của cá NHTM. Do vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu là: “Quản trị rủi ro tín<br />
dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Thứ nhất: Hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro<br />
tín dụng đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt<br />
Nam;Phân tích đánh giá thực tiễn thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh<br />
nghiệp tại NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2017, từ đó đánh giá những kết quả đạt<br />
được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó;<br />
Thứ hai, đề xuất, định hướng và giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối<br />
với doanh nghiệp tại các NHTM và các biện pháp kiểm tra giám sát danh mục cho vay của<br />
các NHTM Việt Nam nhằm tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.<br />
3. Câu hỏi nghiên cứu<br />
3.1. Câu hỏi quản lý<br />
Những giải pháp nào nhằm tăng cường hoàn thiện và hiệu quả cho quản trị rủi<br />
ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam?<br />
3.2. Câu hỏi nghiên cứu<br />
- Bức tranh thực trạng của quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của<br />
NHTM Việt Nam là gì? Hạn chế cơ bản và nguyên nhân của những hạn chế đó?<br />
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tạo thành các nhân<br />
tố tác động đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam?<br />
- Các NHTM Việt Nam cần thực hiện những giải pháp nào để tăng cường quản<br />
trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp? Hiệu quả của việc thành lập VAMC và Nghị<br />
quyết 42/2017/QH14?<br />
- Chính phủ và NHNN Việt Nam cần điều chỉnh, thay đổi, bổ sung những điều<br />
kiện, chính sách gì cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp?<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Sau khoảng thời gian 30 năm đổi mới hoạt động các ngân hàng ở Việt Nam bắt<br />
đầu bằng Nghị định 53-HĐBT ngày 26/3/1988 về tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà nước<br />
Việt Nam. Có thể chia hoạt động và sự phát triển của các Ngân hàng thương mại Việt<br />
Nam (NHTM) làm 3 giai đoạn (1988-> 1996-1997; 1997-> 2007-2008; 2008-> 20162017). Qua các giai đoạn các NHTM ngày càng đúc rút kinh nghiệm, tăng cường đổi<br />
mới và hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro nâng cao năng lực quản trị rủi ro nhất là<br />
quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp bởi dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm<br />
67% tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng, trong đó tập trung vào doanh nghiệp nhà<br />
nước 16,9%, 12 tập đoàn kinh tế lớn 8,76%. Đây chính là “chiếc túi” chứa đựng rủi ro<br />
tín dụng đối với doanh nghiệp của hệ thống NHTM.<br />
Theo đánh giá của các tổ chức tiền tệ thế giới (IMF) và ngân hàng thế giới (WB)<br />
cũng như Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các NHTM về việc quản trị rủi<br />
ro tín dụng đối với doanh nghiệp Việt Nam: (1) chưa thực sự được quan tâm, coi trọng<br />
đúng mức; (2) chưa tiếp cận với thông lệ quốc tế; (3) hệ thống văn bản và hành lang<br />
pháp lý về tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng nhà nước Việt Nam<br />
đối với NHTM tuy không ngừng chỉnh sửa bổ sung, hoàn thiện, song chưa thực sự bền<br />
vững và lâu dài, chưa có nền tảng vững chắc và chưa thực sự có tác dụng hiệu quả trong<br />
hoạt động các NHTM; (4) hoạt động quản trị rủi ro các NHTM chưa bài bản, chưa có<br />
chiến lược cụ thể, nhất là quản trị rủi ro tín dụng đối với các đối tượng cho vay khác nhau<br />
như doanh nghiệp, cá nhân, tiêu dùng, bất động sản... đều chưa được hình thành và vận<br />
hành trong NHTM: vừa có hiệu quả, vừa có tính đặc thù cho từng NHTM vừa phù hợp với<br />
thông lệ và chuẩn mực quốc tế; (5) hệ thống công nghệ thông tin chưa bắt kịp xu thế, nhiều<br />
NHTM còn hoạt động trên nền tảng Core banking lạc hậu, phụ thuộc quá nhiều vào nhà<br />
cung cấp; (6) trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ ngân hàng<br />
chưa đáp ứng yêu cầu; (7) Mặt khác do xuất phát điểm của các NHTM thấp so với trung<br />
bình khu vực nên việc các NHTM tập trung đến mở rộng tín dụng và tăng cường lợi nhuận<br />
được xem là ưu tiên hàng đầu. Điểm này dẫn đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh<br />
nghiệp hầu như bỏ ngỏ, thậm chí còn mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp dưới chuẩn,<br />
lệch chuẩn... Đã đến lúc quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM không<br />
chỉ là quyền lời nghĩa vụ mà là việc hoán đổi các NHTM.<br />
Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong hoạt động NHTM đã tác động và ảnh<br />
hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh, đến lợi nhuận cũng như đến tồn vong của một<br />
NHTM và từ đó làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế.<br />
Đã đến lúc các nhà CEO ngân hàng không chỉ biết cho vay, biết huy động vốn<br />
mà còn phải biết quản trị rủi ro tín dụng và đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng theo danh<br />
mục vay, cụ thể ở đây là quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Nếu rủi ro tín<br />
dụng chiếm 90% tổng rủi ro của NHTM thì rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp chiếm<br />
gần 70% trong tổng rủi ro tín dụng. Tức là quản trị tốt rủi ro tín dụng đối với doanh<br />
nghiệpgóp phần quan trọng trong quản trị rủi ro của cả NHTM.<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt<br />
Nam giai đoạn 2012-2017. Đây là giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu<br />
và sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng, nợ xấu cao kỷ lục nó ảnh hưởng sâu sắc<br />
đến hoạt động và phát triển của nền kinh tế.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về không gian: Chủ thể nghiên cứu được thực hiện trên danh mục các NHTM<br />
Việt Nam theo thống kê của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, bao gồm: (i) 7 NHTM nhà<br />
nước (Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, CB, GP Bank, Oceanbank) và 28<br />
NHTM Cổ phần.<br />
Khách thể nghiên cứu tập trung vào đặc thù thực trạng tín dụng đối với doanh<br />
nghiệp tại các NHTM Việt Nam và phân theo ngành nghề, địa lý, ngành nhiều rủi ro…<br />
trong môi trường pháp lý hiện hành của thời điểm nghiên cứu để từ đó đưa vào mô hình<br />
nhằm phân tích và đưa ra kết luận, đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trên<br />
cơ sở 4 bước: nhận diện, đo lường, phân tích, xử lý của nội dung quản trị rủi ro tín dụng<br />
đối với doanh nghiệp.<br />
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với<br />
doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2017.<br />
Góc độ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kiến nghị là Luận án của cá nhân<br />
nghiên cứu sinh.<br />
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu<br />
- Cách tiếp cận: Trực diện, trực tiếp đi vào khái niệm, nội dung và “mổ xẻ” khái<br />
niệm - nội dung để đặt vấn đề, luận giải vấn đề và có hướng đi cho từng vấn đề là đối<br />
tượng nghiên cứu;<br />
- Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án có các<br />
phương pháp nghiên cứu thích hợp. Ngoài phương pháp duy vật biện chứng và duy vật<br />
lịch sử thường kinh tế học, lý thuyết tài chính tiền tệ được sử dụng trong nghiên cứu<br />
khoa học nói chung, Luận án đặc biệt chú ý sử dụng một số phương pháp như thống kê,<br />
tổng hợp, diễn giải, quy nạp,…để xử lý các số liệu nhằm lượng hóa các kết quả nghiên<br />
cứu. Ngoài ra Luận án còn sử dụng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị để làm tăng thêm tính trực<br />
quan và sức thuyết phục của Luận án. Đặc biệt, phương pháp kỹ thuật Luận án sử dụng<br />
mô hình hồi quy dữ liệu bảng là mô hình Pooled OLS; kiểm định lựa chọn giữa mô<br />
hình Pooled OLS và mô hìnhtác động cố định FEM, mô hình tác động ngẫu nhiên REM<br />
nhằm xác định yếu tố và mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến rủi ro tín dụng trong quản<br />
trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.<br />
6. Đóng góp mới của đề tài<br />
Về lý luận: Thông qua hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi<br />
ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM, từ đó Luận<br />
án đã đưa ra một khái niệm như sau: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại<br />
các NHTM là việc xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình cho vay đối với doanh<br />
nghiệp và tổ chức điều hành triển khai thực hiện chiến lược, chính sách và quy trình tín<br />
<br />
dụng đối với doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu mà<br />
ngân hàng có thể chấp nhận được”.<br />
Vì mục đích cuối cùng cao nhất của quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp<br />
là tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo phát triển bền vững NHTM và cân đối được giữa rủi ro<br />
có thể chấp nhận và lợi nhuận mang về.<br />
Về thực tiễn:<br />
- Thông qua bức tranh thực trạng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2017<br />
gồm 7 NHTM nhà nước và 28 NHTM Cổ phần, Luận án cho rằng thời gian qua, Hội<br />
đồng quản trị, Hội đồng thành viên của các NHTM Việt Nam đã gia tăng mức độ quan<br />
tâm đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, không ngừng hoàn thiện các quy<br />
định nội bộ, thường xuyên chỉ đạo quyết liệt theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước và<br />
triển khai cụ thể của từng NHTM.<br />
- Luận án đã chỉ ra đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, yếu tố vĩ mô<br />
của nền kinh tế và yếu tố vi mô từ nội tại ngân hàng: (1) tốc độ tăng trưởng (GDP); (2)<br />
quy mô ngân hàng; (3) tốc độ tăng trưởng tín dụng; (4) tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu;<br />
(5) tỷ lệ dư nợ ngắn hạn; (6) tỷlệ dư nợ/vốn huy động; (7) tỷ lệ vốn chủ sở hữu là các<br />
yếu tố có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Thứ tự ảnh hưởng của các<br />
nhân tố được nghiên cứu và kiểm nghiệm trên cơ sở các dữ liệu thực tế để hiểu rõ vai<br />
trò quan trọng của từng yếu tố trong quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.<br />
Cuối cùng là từ những lập luận và phân tích thực trạng, trên cơ sở định hướng tái<br />
cơ cấu các Ngân hàng thương mại giai đoạn 2 của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước<br />
Việt Nam, Luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị với Chính phủ, Ngân<br />
hàng Nhà nước nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Các<br />
nhóm giải pháp và kiến nghị có tính khả thi cao, sát thực tiễn, phù hợp với đặc thù của<br />
Ngân hàng thương mại tăng cường hơn nữa hướng tới nâng cao quản trị rủi ro tín dụng<br />
đối với doanh nghiệp nhằm hạn chế nợ xấu, kiểm soát được nợ xấu. Đáng chú ý là các<br />
giải pháp, kiến nghị sau:<br />
- Phân tán rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp bằng cách đa dạng hóa danh mục<br />
đầu tư, tránh những ngành nghề có tỷ suất đầu tư thấp, rủi ro lớn;<br />
- Việc xử lý nợ xấu và nợ xấu đã bán cho VAMC cần phải được tháo gỡ theo nội<br />
dung của Nghị quyết 42/2017/QH14 của Chình phủ nhằm một mặt thu hồi nợ, bán<br />
thanh lý tài sản để thu nợ, một mặt bán nợ xấu với mục tiêu của các Ngân hàng thương<br />
mại là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển ngân hàng bền vững và<br />
hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.<br />
- Các Ngân hàng thương mại cần tư duy và đối xử bình đẳng trong mối quan hệ<br />
tín dụng đối với các loại hình doanh nghiệp, nhất là về lãi suất, tài sản thế chấp và báo<br />
cáo tài chính.<br />
7. Kết cấu của đề tài<br />
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín<br />
dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại<br />
Chương 2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân<br />
hàng thương mại Việt Nam<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
Chương 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng<br />
đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam<br />
Chương 4. Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại<br />
các Ngân hàng thương mại Việt Nam<br />
<br />
dân sự giữa hai chủ thể là NHTM và một bên là doanh nghiệp, và khách thể là đồng tiền<br />
giao dịch (thông thường là VNĐ). Hai chủ thể đó là: Chủ thể thứ nhất là NHTM là một<br />
định chế tài chính - tín dụng hoạt động trên cơ sở Luật các Tổ chức tín dụng và Luật doanh<br />
nghiệp; chủ thể thứ hai là các doanh nghiệp được hiểu là đơn vị sản xuất kinh doanh cung<br />
ứng dịch vụ nhằm thực hiện một hoặc nhiều hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư<br />
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ nhằm kiếm lời.<br />
Xét trên phương diện doanh nghiệp thì cả hai chủ thể đều là tổ chức có tên riêng, có<br />
tài sản giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh<br />
doanh. Vì thế cả hai chủ thể đều bình đẳng trên mọi phương diện và cùng phân chia lợi<br />
nhuận và cùng chịu rủi ro khi kinh doanh bị rủi ro.<br />
1.2.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp<br />
Thứ nhất, tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội<br />
Thứ hai, tín dụng là kênh chuyển tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô<br />
Thứ ba, tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội<br />
1.2.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng<br />
Một là: Căn cứ vào thời gian tín dụng được chia làm 3 loại: Tín dụng ngắn hạn;<br />
Tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.<br />
Hai là: Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng: Tín dụng bằng tiền; Tín dụng<br />
bằng tài sản vàtín dụng bằng uy tín.<br />
Ba là: Căn cứ vào xuất xứ tín dụng: Tín dụng trực tiếp; Tín dụng gián tiếp.<br />
Bốn là: Tín dụng khác: Bao gồm các khoản tín dụng khác chưa được phân loại ở<br />
trên (Ví dụ tín dụng kinh doanh chứng khoán...).<br />
1.2.1.4. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp<br />
- Là mối quan hệ tín dụng ngân hàng giữa hai chủ thể tham gia một bên là NHTM<br />
và một bên là các doanh nghiệp. Khách thể là tiền tệ (nội tệ hoặc ngoại tệ) do ngân hàng<br />
huy động vốn tức là NHTM đóng vai trò trung gian vừa huy động vốn vừa cho vay.<br />
- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp<br />
với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp, mặc dù vẫn phải đảm<br />
bảo nguyên tắc tín dụng thực chất là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi.<br />
- Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp thường là những khoản vốn lớn được<br />
sử dụng cả nội tệ và ngoại tệ, cả ngắn hạn và trong dài hạn.<br />
1.2.2. Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại<br />
1.2.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp<br />
Ở Việt Nam, căn cứ Khoản 1, Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử<br />
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín<br />
dụng ban hành kèm theo Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2016 của Thống đốc<br />
NHNN thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra<br />
tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc<br />
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.<br />
Theo quy định của NHNN, căn cứ phân loại và trích lập dự phòng là rủi ro tín<br />
dụng, xác định bằng kết quả xếp hạng tín nhiệm hoặc thời gian quá hạn của khoản vay.<br />
Trên thực tế, cách thứ hai được lựa chọn phổ biến hơn.<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ<br />
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP<br />
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến Luận án<br />
Giới thiệu tổng quan và phân nhóm về các công trình nghiên cứu trong và ngoài<br />
nước về vấn đề rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Trên Thế giới có rất nhiều<br />
quan điểm khác nhau về rủi ro tín dụng. Quan điểm rủi ro tín dụng ở các quốc gia và<br />
trong nền kinh tế dưới góc nhìn của các chủ thể khác nhau cũng có sự khác biệt. Rủi ro<br />
tín dụng ngân hàng là yếu tố khó xác định. Đến nay, chưa có sự thống nhất giữa các<br />
nhà nghiên cứu về cách xác định rủi ro tín dụng. Nhưng rủi ro tín dụng ngân hàng thể<br />
hiện tập trung nhất thông qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay.<br />
Có một số công trình nghiên cứu về rủi ro tín dụng, các tác giả thực hiện nghiên<br />
cứu trên các NHTM bị thua lỗ và chỉ ra rằng điều kiện kinh tế riêng biệt của địa<br />
phương cùng sự yếu kém trong hoạt động quản lý ngân hàng là nguyên nhân chính dẫn<br />
đến rủi ro tín dụng. Hay thực hiện trên các NHTM lớn chỉ ra điều kiện kinh tế vĩ mô<br />
thuận lợi, yếu tố tài chính, điều kiện tín dụng, quy mô ngân hàng, chiến lược tín dụng<br />
tác động đến khoản nợ xấu tại NHTM. Trên Thế giới cũng như Việt Nam có nhiều giả<br />
thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm đề cập đến mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ<br />
mô và yếu tố vi mô tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM.<br />
Bên cạnh đó có một số bài báo, Luận án Tiến sĩ tại Việt Nam nghiên cứu về vấn<br />
đề rủi ro tín dụng, chủ yếu tập trung nghiên cứu các khía cạnh rủi ro, thực trạng rủi ro<br />
tín dụng để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế và quản trị rủi ro tín dụng tại các<br />
NHTM. Nhiều Luận án đã chỉ rõ hậu quả rủi ro tín dụng, phân tích nhân tố ảnh hưởng<br />
đến việc đảm bảo an toàn tín dụng của NHTM.<br />
Bên cạnh đó, Chương 1 cũng nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản<br />
trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM. Quản trị rủi ro nói chung và rủi<br />
ro tín dụng đối với doanh nghiệp nói riêng đang trở thành một nội dung quan trọng bậc<br />
nhất trong chiến lược phát triển của từng ngân hàng. Để có cơ sở xây dựng một hệ<br />
thống quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp hiệu quả thì việc tăng cường quản<br />
trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với năng lực<br />
thực tế của ngân hàng là đặc biệt quan trọng. Cụ thể:<br />
1.2. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân<br />
hàng thương mại<br />
1.2.1. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại<br />
1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp<br />
Xét về mối quan hệ dân sự thì tín dụng NHTM đối với doanh nghiệp là mối quan hệ<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
Các khái niệm về rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tuy có khác nhưng đều<br />
thống nhất ở một nội dung coi rủi ro tín dụng là sự bất trắc không mong đợi, gây ra<br />
thiệt hại và có thể đo lường được, là loại rủi ro dẫn đến tổn thất cho ngân hàng trong<br />
trường hợp khách hàng là doanh nghiệp được cấp tín dụng không thực hiện hoặc không<br />
có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết trong hợp đồng tín dụng.<br />
1.2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp<br />
a) Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro<br />
Rủi ro giao dịch (Rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm, rủi ro nghiệp vụ); Rủi ro danh<br />
mục (rủi ro nội tại và rủi ro tập trung).<br />
b) Phân loại rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp theo ngành nghề và lĩnh vực<br />
kinh doanh<br />
Các doanh nghiệp thường kinh doanh theo các lĩnh vực công nghiệp - sản xuất dịch vụ - du lịch - vận tải thương nghiệp (phân phối, bán buôn, bán lẻ, đại lý) hay nông<br />
nghiệp: sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt chế biến, tiêu thụ.<br />
c) Các cách phân loại khác<br />
(1) Theo giai đoạn phát sinh<br />
- Rủi ro trong thẩm định (Rủi ro trước khi cho vay); Rủi ro khi cho vay và Rủi ro<br />
trong quản trị, thu hồi nợ (Rủi ro sau khi cho vay).<br />
(2) Theo sản phẩm tín dụng<br />
- Rủi ro sản phẩm tín dụng nội bảng; Rủi ro sản phẩm tín dụng ngoại bảng.<br />
(3) Theo phạm vi ảnh hưởng<br />
- Rủi ro giao dịch đơn lẻ; Rủi ro hệ thống.<br />
1.2.2.3. Nguyên nhân, hậu quả rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp<br />
(1) Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài<br />
(2) Nguyên nhân từ phía khách hàng doanh nghiệp vay vốn<br />
(3) Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng<br />
b) Hậu quả rủi ro tín dụng<br />
(1) Đối với nền kinh tế<br />
(2) Đối với ngân hàng (giảm lợi nhuận, giảm uy tín, sức cạnh tranh của ngân<br />
hàng, đánh mất thương hiệu và tệ hại hơn ngân hàng có thể bị phá sản nếu kinh doanh<br />
thua lỗ liên tục, mất khả năng thanh khoản một thời gian dài.<br />
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng<br />
thương mại<br />
1.2.3.1. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đối với khách hàng là doanh nghiệp<br />
ợ ấ<br />
<br />
ệ<br />
ỷ ệ ợ ấ<br />
<br />
ệ (%) = <br />
%<br />
ổ ư ợ<br />
1.2.3.2. Hệ số thu nợ đối với khách hàng là doanh nghiệp<br />
ệ ố <br />
ợ á! à <br />
ệ (%)<br />
#<br />
ố <br />
ợ á! à <br />
ệ<br />
%<br />
= <br />
#<br />
ố ! $<br />
% á! à à <br />
ệ<br />
1.2.3.3. Vòng quay vốn tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp<br />
<br />
&ò (<br />
% $ố í ụ đố $ớ á! à <br />
ệ (%)<br />
#<br />
ố <br />
ợ á! à <br />
ệ<br />
= <br />
%<br />
#ư ợ -ì (<br />
â á! à à <br />
ệ<br />
Trong đó dư nợ bình quân có 2 cách tính:<br />
Cách 1: <br />
#<br />
ố -ì (<br />
â á! à à <br />
ệ<br />
#ư ợ !ầ<br />
ỳ + #ư ợ !<br />
ố ỳ<br />
= <br />
3<br />
Cách 2: Tình bình quân gia quyền các ngày trong kỳ<br />
1.2.3.4. Hệ số rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp<br />
4ệ 5ố 6ủ8 69 :í; ớ8 ?ℎáAℎ ℎà;= Bà