intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sang các nước ASEAN trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Chia sẻ: La Thăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong bối cảnh cộng đồng kinh tế Asean AEC được hình thành cuối năm 2015. Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư sang ASEAN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sang các nước ASEAN trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----o0o----- TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ASEAN TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) Nghiên cứu sinh : Trịnh Quang Hưng Khóa : 20A Ngành : Kinh tế quốc tế Người hướng dẫn khoa học : PGS,TS Lê Thị Thu Thủy Hà Nội - 2021
  2. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra rất mạnh mẽ đã tác động sâu rộng tới tăng trưởng kinh tế của các nước trên thế giới với đặc trưng là sự phát triển hoạt động đầu tư quốc tế. Phần lớn dòng vốn đầu tư vẫn chủ yếu từ các nước có nền kinh tế phát triển, nhưng trong thời gian gần đây, hoạt động đầu tư quốc tế của các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi cũng đang gia tăng mạnh mẽ, đang trở thành một bộ phận quan trọng của dòng đầu tư quốc tế, chiếm khoảng 37% dòng vốn đầu tư ra nước ngoài năm 2019 (World Investment Report, 2020). Nguyên nhân là các nước đều nhận thức được vai trò của đầu tư quốc tế đem lại nhiều cơ hội cho cả nước đi đầu tư và chủ đầu tư (đầu tư ra nước ngoài). Cụ thể, các nước đi đầu tư có thể khai thác thị trường ở nước tiếp nhận đầu tư, bảo đảm được nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào giá rẻ (nhân công, nguồn lợi tự nhiên), tạo sự ảnh hưởng đối với nước tiếp nhận đầu tư theo hướng có lợi cho mình trong những vấn đề quốc tế…(Vũ Chí Lộc, 2012). Chính vì thế, các nước có dòng vốn ĐTRNN lớn đều quan tâm đều tích cực thúc đẩy việc hình thành các khung pháp lý song phương, đa phương trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, sở hữu trí tuệ... nhằm mục đích mở đường và tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi, an toàn cho doanh nghiệp khi triển khai các hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Quá trình hợp tác kinh tế của Asean được đẩy mạnh từ năm 1992, nhằm tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và hợp tác khu vực, các nước Asean đã kí tuyên bố thành lập thị trường chung ASEAN – AEC vào ngày 22/11/2015 với mục tiêu hình thành thị trường đơn nhất, tự do thương mại và đầu tư. Nhà đầu tư có thể tham gia các dự án đầu tư đa dạng trên toàn khu vực một cách thuận lợi hơn do khuôn khổ phát lý và quy định trở nên minh bạch, các hạn chế về vốn góp nước ngoài được nới lỏng và qui định bảo hộ đầu tư hiệu quả hơn. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đầu tư trong khu vực với độ ổn định, minh bạch cao và rủi ro thấp hơn. Từ góc độ vĩ mô, các sáng kiến về đầu tư trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN góp phần nâng cao tính hấp dẫn đầu tư của cả khu vực. Với điều kiện thương mại và đầu tư thuận lợi như vậy, thị trường Asean với 666 triệu người tiêu dùng và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 3 nghìn tỷ USD, đã có những thành tựu đáng ghi nhận sau khi thực hiện AEC: sau 3 năm thực hiện AEC vượt từ vị trí thứ 7 lên thứ 5 thế giới vào năm 2018. Thương mại khu vực có tổng trị giá 2,8 nghìn tỷ USD năm 2018, tăng 16,67% so với con số năm 2015 là 2,4 nghìn tỷ USD. Khu vực này đã thu hút 154,7 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2018, mức cao nhất trong lịch sử và tăng 30,4% so với dòng vốn đầu tư nước ngoài trị giá 118,7 tỷ USD trong năm 2015 (VCCI, 2015). ASEAN luôn là một trong những ưu tiên chiến lược trong quá trình mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của nước ta, kể từ khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế năm 1986. Theo đó, hoạt động thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên không ngừng tăng lên: năm 2015 giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN đạt 42 tỉ USD tăng 20 lần sau 20 năm nước ta là thành viên của tổ chức này, đến năm 2019 cán cân thương mại hai chiều đạt 54,9 tỉ USD. Mặt khác, các nước ASEAN cũng là các nước tiến hành đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhiều nhất. Tính đến cuối tháng 7 năm 2020 vốn đăng kí của ASEAN vào Việt Nam chiếm khoảng 21,7% tổng vốn đăng kí của cả nước, tương đương với 82,2 tỉ USD. Ngược lại, Việt Nam cũng đã có những thay đổi về chính sách đầu tư, thay vì chỉ tập trung tiếp nhận vốn từ bên ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chúng ta đã nhận thức được ý nghĩa của hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt là khi AEC được thành lập. Chính vì thế, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước thực hiện ĐTRNN từng bước được hoàn thiện. Số liệu thống kê cho thấy từ năm 1991-2019, tổng số dự án ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN liên tục tăng, lũy kế đạt 791 dự án, tổng số vốn là 11,23 tỷ USD, quy mô bình quân của mỗi dự án đạt 14,1 triệu USD (Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019).
  3. 2 Tuy nhiên, những thành quả đạt được của các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang ASEAN thực tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của Việt Nam và đối tác. Nguyên nhân là quá trình cải cách kinh tế đã đem lại những thành tựu tăng trưởng quan trọng cho nền kinh tế, các doanh nghiệp trong nước đã tích luỹ được vốn và kinh nghiệm cần thiết để có thể hoạt động tốt trên thị trường quốc tế nhưng còn nhiều rào cản pháp lý trong nước hạn chế hoạt động của họ. Đẩy mạnh hoạt động ĐTRNN là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam phát huy lợi thế cạnh tranh, tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế trong bối cảnh các nước thành viên đang thực hiện những chính sách ưu tiên, ưu đãi rất hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Với những lý do trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)”, nhằm xác định các lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi đầu tư sang ASEAN trong bối cảnh thực thi AEC. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp thúc đẩy đầu tư sang ASEAN nhằm khai thác các cơ hội thị trường, nguồn nguyên liệu đầu vào, phục vụ tăng trưởng trong nước trong những năm tới. 2.Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1.Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong bối cảnh cộng đồng kinh tế Asean AEC được hình thành cuối năm 2015. Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư sang ASEAN. 2.2.Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả trả lời lần lượt các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, thực trạng ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN là thế nào? Thứ hai, ĐTTT của doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN chịu tác động của những yếu tố nào? Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những giải pháp chủ yếu nào để đẩy mạnh ĐTTT sang ASEAN trong khuôn khổ AEC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030? 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN. 3.2.Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án nghiên cứu ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN, không đề cập đến đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư gián tiếp sang ASEAN và đầu tư sang các khu vực khác trên thế giới. - Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong giai đoạn từ 2016 trở đi (đến năm 2019) trong so sánh với FDI của giai đoạn trước đó (1991-2015). Thời điểm năm 1991 là thời điểm khi Việt Nam bắt đầu có dự án đầu tư sang ASEAN, bởi vậy NCS lấy mốc thời gian này để nghiên cứu. Một số dữ liệu liên quan đã được cập nhật đến năm 2019. Tuy nhiên, do nhiều dữ liệu trong mô hình chưa được các nguồn chính thống cập nhật đến năm 2018 và 2019, nên việc phân tích mô hình tác động chỉ sử dụng dữ liệu đến năm 2017. Đây cũng có thể coi là một hạn chế của Luận án. - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN. Xây dựng mô hình ước lượng ảnh hưởng của việc thành lập AEC và các yếu tố khác đến ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN. Trên cơ sở đánh giá được các yếu tố tác động đến ĐTTT của doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN, tác giả đề xuất các giải pháp thúc đẩy ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu
  4. 3 4.1.Phương pháp tiếp cận Luận án dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố kéo và yếu tố đẩy (ở góc độ của cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư) tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN. Dựa trên việc đánh giá các yếu tố tác động đến ĐTTT, từ đó đánh giá các cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải khi đầu tư sang khu vực này trong bối cảnh AEC đã có hiệu lực từ năm 2015. 4.2. Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu Các dữ liệu chủ yếu là thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn chính thức khác nhau, bao gồm các báo cáo và dữ liệu về các dự án ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ban Thư ký ASEAN và một số doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư sang ASEAN. Các số liệu được lấy từ năm 1991 đến năm 2019. Dữ liệu này nhằm mục đích đánh giá thực trạng về ĐTTT của Việt Nam trên thị trường ASEAN, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang khu vực ASEAN, nhất là trong bối cảnh AEC đã được thành lập. Bên cạnh đó, để đo lường các yếu tố tác động đến ĐTTT của doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN, tác giả đã sử dụng các dữ liệu từ World Bank của 10 quốc gia ASEAN giai đoạn 1991-2019, như GDP bình quân đầu người, chỉ số cơ sở hạ tầng, chỉ số độ mở của nền kinh tế, chỉ số giá quy đổi theo tỷ giá hối đoái, chỉ số tài nguyên thiên nhiên trên GDP, mức thuế suất đối với thu nhập doanh nghiệp, chỉ số về lao động, chỉ số về rủi ro chính trị của nước tiếp nhận đầu tư và các biến giả. 4.3.Khung phân tích 4.4.Phương pháp ước lượng mô hình dữ liệu mảng Động cơ đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đều chịu ảnh hưởng từ hai nhóm yếu tố: yếu tố từ nước chủ đầu tư – từ góc độ của Việt Nam (yếu tố đẩy) và nhóm yếu tố từ thị trường ASEN (yếu tố kéo). Bên cạnh đó, các cam kết quốc tế cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trên cơ sở đó tác giả sẽ phân tích riêng biệt thành 2 mô hình tác động đến OFDI của Việt Nam sang ASEAN. Mô hình thứ nhất, phân tích dưới góc độ của yếu tố đẩy, khi chính sách của nhà nước và các yếu tố của nền kinh tế có thể tạo ra điều kiện thuận lợi thôi thúc các doanh nghiệp đi đầu tư ra nước ngoài. Mô hình thứ hai, phân tích dưới góc độ của yếu tố kéo, khi các yếu tố về điều kiện về thị trường kinh doanh thuận lợi tại nước tiếp nhận như chi phí sản xuất, nhân lực, tài nguyên và chính sách tại thị trường tiếp nhận có thể tác động tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Góc độ thứ hai cho thấy doanh nghiệp sẽ đi đầu tư tại những nơi nào có chi phí thấp hoặc hiệu quả kinh doanh tốt hơn, hoạt động đầu tư cũng sẽ khác nhau theo các nhóm nước tiếp nhận đầu tư khác nhau. Trong 2 mô hình trên, các biến về cam kết quốc tế liên quan đến đầu tư trong ASEAN và yếu tố trình độ kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư sẽ được xem là các biến kiểm soát. Kết quả phân tích từ hai mô hình sẽ là gợi ý cho các đề xuất giải pháp trong chương 5. Theo đó, các yếu tố đẩy liên quan chủ yếu đến nhóm giải pháp ở góc độ vĩ mô và các yếu tố kéo liên quan đến nhóm giải pháp vi mô. 4.5. Phương pháp xử lý dữ liệu Để tính toán mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN, tác giả đã sử dụng mô hình ước lượng theo phương pháp hồi quy dữ liệu mảng với sự trợ giúp của phần mềm Stata. 5.Những đóng góp mới của luận án 5.1.Về mặt lý luận Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ĐTTTRNN và xây dựng mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong bối cảnh thực thi AEC. Đặc biệt, các chỉ tiêu như độ mở cửa, thuế suất đã được điều chỉnh thay đổi của điều kiện của thị trường chung AEC. Một số yếu tố khác tác động tới thu hút vốn đầu tư của nước tiếp nhận như GDP, GDP/người, chỉ số tài nguyên thiên nhiên/GDP, chỉ số lao động, rủi ro chính trị… được sử dụng phân tích tới mức độ hấp dẫn đầu tư. Đây là đóng
  5. 4 góp quan trọng của luận án so với các nghiên cứu trước mặc dù các yếu tố đánh giá không thay đổi nhưng bối cảnh mới thì vai trò của các yếu tố đã được đánh giá và điều chỉnh lại. 5.2.Về mặt thực tiễn Thứ nhất, luận án đã phân tích tình hình đầu tư của một số quốc gia châu Á đầu tư sang ASEAN như Nhật Bản, Singapore, Malaysia. Đây là bài học kinh nghiệm quan trọng cho cơ quan lập chính sách xây dựng hệ thống khung chính sách phù hợp hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiến hành đầu tư sang ASEAN trong thời gian tới. Thứ hai, luận án đã chỉ ra những kết quả, hạn chế và tìm ra nguyên nhân thông qua phân tích thực trạng ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN giai đoạn 1991-2019. Trong đó, luận án tiến hành đánh giá những khác biệt về thực trạng ĐTTT của doanh nghiệp trong nước sang ASEAN trước và sau khi thực thi AEC. Thứ ba, Luận án đã đề xuất các giải pháp, nhóm giải pháp mới, phù hợp với thực tiễn của AEC nhằm thúc đẩy ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 6.Kết cấu của luận án Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án Chương 2: Cơ sở lý luận về đầu tư đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong khuôn khổ AEC và kinh nghiệm quốc tế Chương 3: Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong khuôn khổ AEC Chương 4: Những yếu tố tác động tới đầu tư trực tiếp sang ASEAN của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong khuôn khổ AEC Chương 5: Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp sang ASEAN của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu Các nghiên cứu lý thuyết về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi. Các công trình nghiên cứu về hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài. 1.2.Sự kế thừa các công trình nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu của luận án 1.2.1.Sự kế thừa các công trình nghiên cứu trước Thứ nhất, lý thuyết OLI và IDP là lý thuyết gần nhất giải thích được các yếu tố tác động đến hoạt động ĐTTTRNN, do đó, luận án sử dụng lý thuyết này làm cơ sở cho phân tích các nhân tố tác động đến ĐTTT của Việt Nam sang ASEAN. Ngoài ra, dựa vào mô hình này, tác giả tiếp cận ở góc độ của cả yếu tố kéo và yếu tố đẩy, nghĩa là đứng dưới góc độ của nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Thứ hai, có nhiều yếu tố tác động đến ĐTTTRNN ở nước đi đầu tư, song sự phân chia các nhân tố thành bốn nhóm của UNCTAD (2006, 2010) gồm: nhóm yếu tố điều kiện thị trường và thương mại, nhóm yếu tố chính sách chính phủ, nhóm yếu tố chi phí sản xuất, nhóm yếu tố điều kiện kinh doanh là tổng quát nhất. Do vậy, luận án sẽ kế thừa các nhân tố này để phân tích các nhân tố tác động đến ĐTTT của Việt Nam sang ASEAN. Thứ ba, để có kết quả về các yếu tố tác động ĐTTT của Việt Nam sang ASEAN, luận án sẽ kế thừa phương pháp mà các công trình nghiên cứu trước đã sử dụng gồm mô hình hồi quy dữ liệu bảng và trường hợp điển hình. Thứ tư, luận án kế thừa các nghiên cứu về bài học kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc khi đầu tư sang ASEAN để từ đó làm bài học cho Việt Nam. Thứ năm, các công trình nghiên cứu về thực trạng, chính sách và vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN là những tài liệu rất hữu ích cho vấn đề nghiên cứu. Do vậy,
  6. 5 luận án sẽ kế thừa những nội dung này để đưa ra các giải pháp, nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động ĐTTT của Việt Nam sang ASEAN đến năm 2025. 1.2.2.Khoảng trống nghiên cứu của luận án Thứ nhất, một vài công trình nghiên cứu của Việt Nam về ĐTTTRNN nhưng chỉ là nghiên cứu định tính, thiếu những phân tích định lượng để hỗ trợ cho các kết luận một cách thuyết phục. Thứ hai, các công trình nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài, đã đề cập các yếu tố tác động đến ĐTTTRNN của một số quốc gia như Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào tiến hành đánh giá đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sang ASEAN trong bối cảnh mới là AEC được thành lập cuối năm 2015. Thứ ba, các công trình nghiên cứu trước chưa lượng hoá các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư sang ASEAN của các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ tư, việc chỉ ra nguyên nhân thành công và chưa thành công của hoạt động ĐTTT sang ASEAN thời gian qua của các doanh nghiệp Việt Nam cần gắn với môi trường mới AEC– mức độ hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực. Thứ năm, việc phân tích hoạt động ĐTTTRNN chưa được phân tích trên quan điểm lợi thế động của cả hai phía, nhà đầu tư và nước nhận đầu tư theo cách tiếp cận hiện đại, lợi thế trong không gian toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, tốc độ di chuyển cao và độ rủi ro lớn. Phương pháp tiếp cận này cho phép xây dựng những khuyến nghị về chính sách thúc đẩy ĐTTT sang ASEAN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phù hợp và có tính khả thi. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI TRONG KHUÔN KHỔ AEC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 2.1.Tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 2.1.1.Một số khái niệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài * Khái niệm Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó nhằm thu được lợi nhuận. * Hình thức đầu tư Theo Luật đầu tư của Việt Nam năm 2014, nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây: - Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. - Thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) ở nước ngoài. - Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài. - Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài. - Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. 2.1.2.Một số lý thuyết điển hình về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn hai lý thuyết gắn với mục tiêu nghiên cứu: Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm và Lý thuyết chiết trung về sản xuất quốc tế 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và mô hình các yếu tố tác động * Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài - Trên góc độ của nước chủ đầu tư (yếu tố đẩy) (1) thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô; (2) các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài; (3) mức độ ổn định về mặt chính trị cũng khiến cho việc hợp tác đầu tư giữa các quốc gia trở nên thuận lợi hơn, từ đó tạo điều kiện cho việc triển khai đầu tư của các doanh nghiệp; (4) tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước chủ đầu tư cũng tạo nên sự thôi thúc khiến
  7. 6 các doanh nghiệp trong nước liên tục phải tìm kiếm thị trường mới để theo kịp tốc độ phát triển nhanh và nóng của thị trường. - Trên góc độ của nước tiếp nhận đầu tư (1) GDP bình quân đầu người của nước tiếp nhận đầu tư; (2) cơ sở hạ tầng của nước tiếp nhận đầu tư; (3) độ mở của nền kinh tế; (4) chính sách ngoại hối; (5) tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên; (6) thuế thu nhập doanh nghiệp; (7) lực lượng lao động; (8) rủi ro chính trị; (9) môi trường pháp luật. * Mô hình các yếu tố tác động Luận án xây dựng mô hình ước lượng các yếu tố tác động đến ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong khuôn khổ AEC. Có 2 mô hình tác động được xây dựng dựa trên cơ sở các yếu tố đẩy và yếu tố kéo, dựa trên góc độ tác động từ phía nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Mô hình phân tích chung được thể hiện theo công thức như sau : OFDIVN= f(LNGDP, INFR, OPE, EXR, RES, CORTAX, LAB, PORISK, GR, AIA, ACIA, AEC) Trong đó: OFDIVN: Vốn đăng ký hàng năm sang từng nước thành viên của ASEAN. LNGDP: GDP bình quân đầu người (đối với mô hình 1 – mô hình dựa trên các yếu tố đẩy, dữ liệu sẽ được lấy của Việt Nam, đối với mô hình 2 – mô hình dựa trên các yếu tố kéo, dữ liệu GDP bình quân đầu người được thu thập từ các nước tiếp nhận đầu tư trong ASEAN) INFR: Chỉ số cơ sở hạ tầng, được tính theo tỷ lệ cá nhân sử dụng internet trong 1 năm. OPE: Chỉ số độ mở của nền kinh tế trong 1 năm, được tính theo tỷ lệ XNK trên GDP của nước tiếp nhận đầu tư. EXR: Chỉ số giá quy đổi theo tỷ giá hối đoái trong 1 năm. RES: Chỉ số tài nguyên thiên nhiên trên GDP trong 1 năm. CORTAX: Mức thuế suất đối với thu nhập doanh nghiệp trong 1 năm. LAB: Chỉ số về lao động, được tính bằng số lao động trên GDP trong 1 năm. PORISK: Chỉ số về rủi ro chính trị trong 1 năm. ATIGA, ACIA, AEC: Các biến giả thể hiện tác động của các hiệp định thương mại và đầu tư trong ASEAN đến việc thu hút vốn FDI của Việt Nam vào ASEAN. Các chỉ số này sẽ nhận giá trị là 1 từ thời điểm có hiệu lực đối với từng nước thành viên khi tham gia, các thời điểm trước đó sẽ nhận giá trị là 0. Đối với góc độ nước chủ đầu tư, NCS chỉ tiếp cận dưới góc độ mô hình chính sách, bao gồm các chính sách về kinh tế vĩ mô (thể hiện thông qua chỉ số GDP), chính sách mở cửa (thể hiện trong chỉ số OPE), sự ổn định về mặt chính trị và các chính sách tác động trực tiếp đến OFDI như chính sách về tỷ giá. Các yếu tố về Hiệp định thương mại và đầu tư trong ASEAN cũng được thêm vào để đánh giá ảnh hưởng của việc tham gia các Hiệp định trong ASEAN có tác động như thế nào đến hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang ASEAN. Tổng kết về biến số, kỳ vọng và cơ sở các kỳ vọng được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.1.Tổng hợp về biến số trong mô hình Biến Kỳ Nguồn lấy dữ liệu Cơ sở các kỳ vọng (Ký hiệu) vọng Dữ liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ OFDIVN KH&ĐT Việt Nam Hatab và các cộng sự (2010); LNGDP + Dữ liệu của World Bank Sevela (2002), Anwar và Mughal, 2014 Tỷ lệ cá nhân sử dụng internet trong tổng dân INFR - số của quốc gia theo dữ liệu của WB qua các Choi, 2003, Liu and Nath (2013) năm M.Mele và cộng sự (2017), Độ mở của nền kinh tế, được tính theo tỷ lệ OPE + Buckley et al. (2007); Pradhan XNK trên GDP của nước tiếp nhận đầu tư (2009); Sanflippo (2010); Kolstad
  8. 7 và Wiig (2012), Anwar và Mughal, 2014 Scott (2002); Tỷ lệ mức giá của yếu tố chuyển đổi PPP EXR - Warner và cộng sự (2004); (GDP) lấy theo số liệu của WB Buckley và cộng sự (2007) Buckley et al. (2007); Pradhan Chỉ số Total natural resources rents của World RES + (2009); Sanflippo (2010); Kolstad Bank và Wiig (2012) M.Mele và cộng sự (2017), Dữ liệu của World Bank và các cơ quan thuế của Buckley et al. (2007); Pradhan CORTAX - các nước ASEAN (2009); Sanflippo (2010); Kolstad và Wiig (2012) M.Mele và cộng sự (2017), Chỉ số về tỷ trọng lao động trong GDP, lấy Buckley et al. (2007); Pradhan, LAB - theo dữ liệu của WB (2009); Sanflippo (2010); Kolstad và Wiig (2012), OECD (2012) Chỉ số được tính trung bình từ một số chỉ số khác từ nguồn của the Economist Intelligence Unit, Diễn đàn Kinh tế toàn cầu (the World PORISK - Ietto-Gillies (2005) Economic Forum), và Dịch vụ Rủi ro chính trị (the Political Risk Services) (theglobaleconomy.com) Biến giả, đối với các nước tham gia các Hiệp ATIGA, ACIA, + định này, sẽ nhận giá trị 1 từ thời điểm tham Tác giả đề xuất AEC gia, còn các thời điểm trước đó nhận giá trị là 0 (Nguồn: Tác giả tự xây dựng, 2020) Đối với biến số về cơ sở hạ tầng, do các chỉ số về cơ sở hạ tầng cứng hoặc chỉ số LPI không được cập nhật liên tục từ năm 1991 đến nay, nên tác giả lựa chọn sử dụng biến chỉ số hạ tầng mềm về tỷ lệ sử dụng internet trên đầu người là cơ sở để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố hạ tầng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường các nước ASEAN. Nghiên cứu của Choi, 2003 cũng cho thấy cứ tăng 10% số lượng người dùng internet trong một nước sẽ dẫn tới làm tăng 2% thu hút vốn FDI vào trong nước. 2.2.Một số vấn đề về Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2.2.1. Khái quát về ASEAN và Cộng đồng Kinh tế ASEAN * Mục tiêu của AEC: (1) Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung; (2) Một khu vực kinh tế cạnh tranh; (3) Phát triển kinh tế cân bằng; (4) Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. * Bản chất của AEC: AEC thực chất là đích hướng tới của các nước ASEAN thông qua việc hiện thực hóa dần dần 04 mục tiêu kể trên. 2.2.2.Các hiệp định về đầu tư trong ASEAN - Hiệp định Khuyến khích & bảo hộ đầu tư (AIGA) và Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) - Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) 2.3. Tình hình đầu tư của một số quốc gia châu Á sang ASEAN và gợi ý cho Việt Nam Từ thực tiễn khi ĐTTT sang ASEAN qua các thời kỳ của Nhật Bản, Singapore và Malaysia có thể là gợi ý để Việt Nam căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình trong việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách về ĐTTT sang ASEAN trong thời gian tới. ĐTTT sang ASEAN là một hoạt động có vai trò và tầm quan trọng rất lớn trong xã hội hiện nay, bên cạnh việcgiúp củng cố vai trò chính trị và địa vị kinh tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, hoạt động đầu tư này còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn tại ASEAN. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG ASEAN TRONG KHUÔN KHỔ AEC 3.1.Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN 3.1.1. Theo địa điểm đầu tư
  9. 8 Bảng 3.1.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang các nước ASEAN giai đoạn1991-2019 Dự án Vốn đăng ký đầu tư Quy mô bình quân Stt Quốc gia Tỷ Tỷ mỗi dự án Số Số tiền trọng trọng (USD/dự án) lượng (USD) (%) (%) 1 Lào 290 36,66 5.124.424.886 45,65 17.549.400 2 Campuchia 214 27,05 3.074.403.356 27,39 14.366.371 3 Myanmar 106 13,40 1.466.384.054 13,06 13.833.812 4 Malaysia 22 2,78 1.169.191.705 10,42 53.145.078 5 Singapore 111 14,03 295.415.083 2,63 2.661.397 6 Indonesia 17 2,15 56.020.416 0,50 3.295.319 7 Thái Lan 22 2,78 30.058.650 0,27 1.366.302 8 Philippines 7 0,88 6.484.780 0,06 926.397 9 Brunei 2 0,25 3.650.000 0,03 1.825.000 Tổng số 791 100 11.226.032.930 100 14.182.304 (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019) 5,124,424,88 6 3,074,403,35 6 1,466,384,05 1,169,191,70 4 5 295,415,083 56,020,416 30,058,650 6,484,780 3,650,000 Biểu đồ 3.1.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo địa điểm đầu tư (Giai đoạn 1991-2019) Đơn vị tính: USD (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019) Bảng 3.2. Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo tình trạng hiệu lực của dự án đầu tư giai đoạn 1991-2019 Số dự án Vốn đăng ký đầu tư Tình trạng hiệu lực của dự án Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng (%) Số tiền (USD) (%) Còn hiệu lực 622 78,31 10.177.301.486 90,66 Hết hiệu lực 169 21,37 1.048.731.,444 9,34 Tổng 791 100 11.226.032.930 100 (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019) 3.1.2.Theo giai đoạn đầu tư Bảng 3.3.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo giai đoạn đầu tư giai đoạn 1991-2019 Dự án Vốn đăng ký đầu tư Quy mô vốn bình Giai đoạn Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng quân mỗi dự án Số lượng (USD/dự án) (%) (USD) (%) 1991-1998 7 0,88 3.664.811 0,03 523.544 1999-2005 72 9,10 2.047.879.417 18,24 28.442.770 2006–2015 465 58,79 7.653.835.239 68,18 16.459.861
  10. 9 2016-2019 247 31,23 1.520.653.463 13,55 6.156.492 Tổng số 791 100 11.226.032.930 100 14.192.203 (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019) Bảng 3.4. Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo lĩnh vực đầu tư và các giai đoạn đầu tư giai đoạn 1991-2019 Tỷ Số dự Vốn đăng ký Giai đoạn Lĩnh vực đầu tư trọng án (USD) (%) Công nghiệp chế biến, chế tạo 1 306.811 8,37 Dịch vụ khác 1 98.000 2,67 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 1 1.000.000 27,29 1991-1998 Vận tải kho bãi 3 760.000 20,74 Xây dựng 1 1.500.000 40,93 Tổng 7 3.664.811 100 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và 9 1.685.331 0,08 xe có động cơ khác Công nghiệp chế biến, chế tạo 29 20.152.561 0,98 Dịch vụ khác 2 407.647 0,02 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 7 3.657.756 0,18 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 1 100.000 0,00 1999-2005 Khai khoáng 9 1.633.457.529 79,76 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 7 110.693.902 5,41 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi 1 273.111.000 13,34 nước và điều hòa không khí Thông tin và truyền thông 1 29.500 0,00 Xây dựng 6 4.584.191 0,22 Tổng 72 2.047.879.417 100 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và 79 87.120.237 1,14 xe có động cơ khác Công nghiệp chế biến, chế tạo 59 234.156.840 3,06 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, 2 7.920.000 0,10 nước thải Dịch vụ khác 15 9.718.912 0,13 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 11 105.211.448 1,37 Giáo dục và đào tạo 3 1.846.700 0,02 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 21 217.258.957 2,84 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 14 6.048.129 0,08 Hoạt động kinh doanh bất động sản 12 369.958.138 4,83 2006-2015 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 18 617.754.489 8,07 Khai khoáng 73 723.929.771 9,46 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1 1.000.000.000 13,07 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 88 2.776.015.792 36,27 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi 6 1.142.891.587 14,93 nước và điều hòa không khí Thông tin và truyền thông 21 246.537.594 3,22 Vận tải kho bãi 18 52.668.000 0,69 Xây dựng 21 40.828.230 0,53 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 3 13.970.415 0,18 Tổng 465 7.653.835.239 100 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và 65 77.893.751 5,12 xe có động cơ khác Công nghiệp chế biến, chế tạo 22 71.216.925 4,68 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, 2 551.000 0,04 nước thải Dịch vụ khác 4 28.389,232 1,87 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2 469,019 0,03 2016 - 2019 Giáo dục và đào tạo 1 135,000 0,01 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 26 6,415,077 0,42 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 8 1,503,916 0,10 Hoạt động kinh doanh bất động sản 2 5,770,000 0,38 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 5 167,719,999 11,03 Khai khoáng 8 50,085,735 3,29 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1 82,000 0,01
  11. 10 Tỷ Số dự Vốn đăng ký Giai đoạn Lĩnh vực đầu tư trọng án (USD) (%) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 11 134,960,756 8,88 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi 2 70,545,000 4,64 nước và điều hòa không khí Thông tin và truyền thông 26 877,266,795 57,69 Vận tải kho bãi 10 7,880,000 0,52 Xây dựng 49 17,749,258 1,17 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 3 2,020,000 0,13 Tổng 247 1,520,653,463 100 (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019) Bảng 3.5.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 1991-2019 Quy mô vốn bình quân Vốn đăng ký Tỷ Số dự mỗi dự án Stt Lĩnh vực đầu tư đầu tư trọng án (USD/dự (USD) (%) án) Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe 1 153 166.699.319 1,48 1.089.538 máy và xe có động cơ khác 2 Công nghiệp chế biến, chế tạo 111 325.833.137 2,90 2.935.434 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác 3 4 8.471.000 0,08 2.117.750 thải, nước thải 4 Dịch vụ khác 22 38.613.791 0,34 1.755.172 5 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 13 105.680.467 0,94 8.129.267 6 Giáo dục và đào tạo 4 1.981.700 0,02 495.425 7 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 54 227.331.790 2,03 4.209.848 8 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 23 7.652.045 0,07 332.698 9 Hoạt động kinh doanh bất động sản 14 375.728.138 3,35 26.837.724 10 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 23 785.474.488 7,00 34.151.065 11 Khai khoáng 90 2.407.473.035 21.45 26.749.700 12 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 2 1.000.082.000 8,91 500.041.000 13 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 107 3.022.670.450 26,93 28.249.257 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, 14 9 1.486.547.587 13,24 165.171.954 hơi nước và điều hòa không khí 15 Thông tin và truyền thông 48 1.123.833.889 10,01 23.413.206 16 Vận tải kho bãi 31 61.308.000 0,55 1.977.677 17 Xây dựng 77 64.661.679 0,58 839.762 18 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 6 15.990.415 0,14 2.665.069 Tổng 791 11.226.032.930 100 14.192.203 (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019) 3.1.4. Theo hình thức đầu tư và theo sở hữu của công ty mẹ ở Việt Nam * Theo hình thức đầu tư Bảng 3.6.Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo hình thức đầu tư giai đoạn 1991-2019 Số vốn đăng ký đầu Tỷ lệ % Hình thức Số dự án Tỷ lệ % về số dự án tư về số vốn đầu tư (USD) đăng ký đầu tư 100% vốn Việt Nam 584 73,90 8.116.291.904 72.299 Liên doanh 1 23,20 150.000 17.509 Hợp đồng hợp tác 13 1,64 1.113.676.819 9.920 kinh doanh (BCC) ở nước ngoài Mua cổ phần 184 0,63 1.965.556.707 0.171 Mua lại 5 0,50 19.147.500 0.100 Hợp danh 4 0,13 11.210.000 0.001 Tổng 791 100 11.226.032.930 100
  12. 11 (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019) * Theo hình thức sở hữu của công ty mẹ ở Việt Nam Bảng 3.7. Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN theo hình thức sở hữu công ty mẹ ở Việt Nam giai đoạn 1991-2019 Hình thức đầu tư Số vốn đăng ký đầu tư (USD) Tỷ lệ % Cá nhân 37.446.157 0,33 Doanh nghiệp tư nhân 5.920.034.786 52,73 Doanh nghiệp có 5.262.348.928 46,88 vốn nhà nước Doanh nghiệp có 6.203.060 0,06 yếu tố nước ngoài Tổng 11.226.032.930 100 (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019) 3.2.Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN 3.2.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, các dự án ĐTTT sang ASEAN đã mang lại doanh thu ngoại tệ cho đất nước đem lại lợi ích kinh tế xã hội, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Thứ hai, các dự án ĐTTT sang ASEAN giúp Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Thứ ba, hoạt động đầu tư trực tiếp sang ASEAN ngày càng đa dạng hơn. Thứ tư, hoạt động ĐTTT sang ASEAN giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi phân phối lao động toàn cầu. Thứ năm, các dự án ĐTTT sang ASEAN đã góp phần tạo ra các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế đi tiên phong trong hoạt động đầu tư sang ASEAN, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực, toàn cầu và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thứ sáu, hoạt động ĐTTT sang ASEAN đã và đang giúp cho Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của nước tiếp nhận đầu tư. Thứ bảy, hoạt động ĐTTT sang ASEAN còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ cao. 3.2.2.Một số hạn chế và nguyên nhân * Một số hạn chế Thứ nhất, một số dự án đầu tư chưa đáp ứng được tiến độ cam kết, số lượng dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào một số thị trường quen thuộc. Thứ hai, tỷ lệ vốn triển khai thực hiện và kết quả kinh doanh của các dự án ĐTTT sang ASEAN còn thấp, hiệu quả đầu tư chưa cao. Thứ ba, hình thức đầu tư sang ASEAN còn hạn chế. Thứ tư, hệ thống các hình thức đầu tư theo chuỗi còn quá ít * Nguyên nhân của các hạn chế  Về phía Nhà nước Việt Nam Thứ nhất, Việt Nam chưa xây dựng chiến lược đầu tư sang ASEAN cả trong trung và dài hạn. Thứ hai, hạn chế trong cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư. Thứ ba, công tác xúc tiến ĐTTT sang ASEAN cũng chưa thực hiện có hiệu quả. Thứ tư, hạn chế trong công tác quản lý đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN.  Từ phía các doanh nghiệp Việt Nam Thứ nhất, năng lực của doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang ASEAN còn yếu. Thứ hai, thiếu thông tin về thị trường đầu tư, trình độ quản lý và công nghệ còn lạc hậu. Thứ ba, thiếu sự hợp tác chặt chẽ của doanh nghiệp với cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện đầu tư ở nước ngoài. Thứ tư, một số doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang ASEAN chưa tuân thủ đúng pháp luật nước sở tại.
  13. 12 Thứ năm, sự liên kết giữa các nhà đầu tư Việt Nam còn yếu Thứ sáu, thiếu vắng các chiến lược đầu tư sang ASEAN tại các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tận dụng các cơ hội mà AEC đem lại. CHƯƠNG 4. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG ASEAN TRONG KHUÔN KHỔ AEC 4.1. Mô hình tác động Tác giả đã đề xuất 2 mô hình tác động, trong đó, mô hình thứ nhất xuất phát từ các yếu tố về phía nước chủ đầu tư (tạo ra yếu tố đẩy đối với hoạt động đầu tư) và mô hình thứ hai tiếp cận dưới góc độ của nước tiếp nhận đầu tư (tạo ra yếu tố kéo tác động đến động cơ đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam). * Mô hình 1: OFDIVN= f(LNGDP, INFR, OPE, EXR, RES, CORTAX, LAB, PORISK, GR, AIA, ACIA, AEC) OFDIVN: Vốn đăng ký hàng năm sang từng nước thành viên của ASEAN. * Mô hình 2: OFDIVN= f(LNGDP, INFR, OPE, EXR, RES, CORTAX, LAB, PORISK, GR, AIA, ACIA, AEC) OFDIVN: Vốn đăng ký hàng năm sang từng nước thành viên của ASEAN. LNGDP: GDP bình quân đầu người (đối với mô hình 1 – mô hình dựa trên các yếu tố đẩy, dữ liệu sẽ được lấy của Việt Nam, đối với mô hình 2 – mô hình dựa trên các yếu tố kéo, dữ liệu GDP bình quân đầu người được thu thập từ các nước tiếp nhận đầu tư trong ASEAN) INFR: Chỉ số cơ sở hạ tầng, được tính theo tỷ lệ cá nhân sử dụng internet trong 1 năm. OPE: Chỉ số độ mở của nền kinh tế trong 1 năm, được tính theo tỷ lệ XNK trên GDP của nước tiếp nhận đầu tư. EXR: Chỉ số giá quy đổi theo tỷ giá hối đoái trong 1 năm. RES: Chỉ số tài nguyên thiên nhiên trên GDP trong 1 năm. CORTAX: Mức thuế suất đối với thu nhập doanh nghiệp trong 1 năm. LAB: Chỉ số về lao động, được tính bằng số lao động trên GDP trong 1 năm. PORISK: Chỉ số về rủi ro chính trị trong 1 năm. ATIGA, ACIA, AEC: Các biến giả thể hiện tác động của các hiệp định thương mại và đầu tư trong ASEAN đến việc thu hút vốn FDI của Việt Nam vào ASEAN. Các chỉ số này sẽ nhận giá trị là 1 từ thời điểm có hiệu lực đối với từng nước thành viên khi tham gia, các thời điểm trước đó sẽ nhận giá trị là 0. 4.2. Phân tích các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN trong khuôn khổ AEC 4.2.1.Mô tả về các biến trong mô hình * Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN (OFDIVN) Bảng 4.1.Vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN qua các giai đoạn Giai đoạn đầu tư Số dự án Số vốn đăng ký đầu tư (triệu USD) 1991 - 1998 8 3,7 1999 - 2005 72 2.047,9 2006 - 2019 711 9.209,2 (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT, 2019) * Chỉ số GDP bình quân đầu người (LNGDP) (Đơn vị tính: USD/người)
  14. 13 57714 60000 28291 40000 3847 1384 9945 2457 12992989 6594 2343 20000 0 1993 1993 2000 2005 2010 2015 2017 Biểu đồ 4.1.GDP bình quân đầu người của các quốc gia trong ASEAN (Nguồn: Số liệu thống kê của World Bank qua các năm) * Chỉ số cơ sở hạ tầng (INFR) Bảng 4.2.Chỉ số sử dụng internet tại các nước ASEAN Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Quốc gia 1999 2005 2014 2015 2016 2017 2018 Campuchia 0.03 0.32 14.00 22.33 32.40 50.00 40 Lào 0.04 0.85 14.26 18.20 21.87 35.00 - Brunei 7.67 36.47 68.77 71.20 90.00 95.60 - Indonesia 0.44 3.60 17.14 21.98 25.37 32,29 40 Myanmar 0.00 0.07 11.52 21.73 25.07 34.00 - Malaysia 12.31 48.63 63.67 71.06 78.79 80.14 81 Philippines 1.43 5.40 49.60 53.70 55.50 63.00 - Singapore 24.16 61.00 79.03 79.01 81.00 84.45 88 Thái Lan 2.43 15.03 34.89 39.32 47.50 52,9 56,8 Việt Nam 0.13 12.74 41.00 43.50 46.50 67.00 70 (Nguồn: Số liệu thống kê của World Bank qua các năm) * Chỉ số độ mở của nền kinh tế trong một năm (OPE) Bảng 4.3. Độ mở trong nền kinh tế của các quốc gia ASEAN Đơn vị tính: % trong GDP Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Quốc gia 2019 2000 2005 2010 2015 2016 2017 Campuchia 110.89 136.83 113.60 127.86 126.95 124.89 123.56 Lào 68.84 71.79 84.72 85.80 75.09 75.83 - Brunei 103.17 97.46 95.37 84.90 87.32 85.18 108.51 Indonesia 71.44 63.99 46.70 41.94 37.44 39.54 37.3 Myanmar 1.17 0.27 0.18 47.36 39.06 39.06 - Malaysia 220.41 203.85 157.94 133.55 128.64 135.92 123.09 Philippines 104.73 97.88 71.42 62.69 64.90 70.66 68.61 Singapore 366.07 422.65 373.44 329.05 310.26 322.43 319.15 Thái Lan 121.30 137.85 127.25 125.90 121.66 121.66 110.3 Việt Nam 111.42 130.71 152.22 178.77 184.69 200.31 210.4 Nguồn: Số liệu của World Bank qua các năm
  15. 14 * Chỉ số giá quy đổi theo tỷ giá hối đoái trong một năm (EXR) 0.80 0.71 0.57 0.61 0.60 0.35 0.410.29 0.48 0.35 0.41 0.41 0.36 0.37 0.31 0.36 0.33 0.31 0.29 0.34 0.330.35 0.40 0.20 Năm 2011 0.00 Năm 2017 Biểu đồ 4.2. Chỉ số giá quy đổi theo ngang giá sức mua (PPP) tại ASEAN Nguồn: Số liệu của World Bank qua các năm * Chỉ số tài nguyên thiên nhiên trên GDP (RES) Bảng 4.4.Chỉ số về thuê tài nguyên thiên nhiên của các nước ASEAN (Đơn vị tính: %) Quốc gia Năm 2000 Năm 2005 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Campuchia 2.46904 1.71983 1.74574 1.90250 1.90250 Lào 4.03002 7.18459 10.21555 9.46952 9.46952 Brunei 26.39209 29.70018 8.33601 9.18575 9.18575 Indonesia 8.76422 8.74675 2.59219 2.49632 2.49632 Myanmar 6.07340 10.20330 4.74102 4.94287 4.94287 Malaysia 9.80154 11.29549 4.43961 4.29616 4.29616 Philippines 0.51829 1.14493 1.79587 1.33035 1.33035 Singapore 0.00033 0.00031 0.00037 0.00046 0.00046 Thái Lan 1.22054 2.17427 1.17908 1.20553 1.20553 Việt Nam 9.09127 10.93613 2.32984 2.30111 2.30111 Nguồn: Số liệu thống kê của World Bank qua các năm1 * Mức thuế suất đối với thu nhập doanh nghiệp trong một năm (CORTAX) Bảng 4.5.Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp tại các nước ASEAN Quốc gia Năm 2001 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2017 Brunei 30 27.5 25.5 23.5 18.5 Campuchia 20 20 20 20 20 Indonesia 30 30 28 25 25 Lào 20 20 35 35 24 Malaysia 28 26 25 25 24 Myanmar 30 30 30 35 25 Philippines 35 35 30 30 30 Singapore 25.5 18 18 17 17 Thái Lan 30 30 30 30 20 Việt Nam 32 28 25 25 20 (Nguồn: tác giả thu thập từ các dữ liệu của các nước thành viên ASEAN) * Chỉ số về lao động (LAB) Bảng 4.6.Tỷ trọng lao động/GDP của các nước ASEAN Quốc gia Năm 2000 Năm 2005 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Campuchia 0.00152 0.00108 0.00053 0.00050 0.00046 0.00042 Lào 0.00140 0.00099 0.00026 0.00024 0.00022 0.00021 Brunei 0.00003 0.00002 0.00001 0.00002 0.00002 0.00002
  16. 15 Indonesia 0.00060 0.00037 0.00014 0.00014 0.00013 0.00013 Myanmar 0.00251 0.00194 0.00038 0.00042 0.00040 0.00037 Malaysia 0.00010 0.00008 0.00004 0.00005 0.00005 0.00005 Philippines 0.00037 0.00033 0.00015 0.00015 0.00014 0.00014 Singapore 0.00002 0.00002 0.00001 0.00001 0.00001 0.00001 Thái Lan 0.00028 0.00020 0.00010 0.00010 0.00009 0.00009 Việt Nam 0.00136 0.00082 0.00030 0.00029 0.00028 0.00026 (Nguồn: tác giả tính toán từ chỉ số về lực lượng lao động và GDP của các nước ASEAN, lấy từ nguồn dữ liệu của World Bank qua các năm) * Chỉ số về rủi ro chính trị trong một năm (PORISK) Bảng 4.7.Chỉ số ổn định chính trị và không có bạo lực, khủng bố của ASEAN Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Quốc gia 2018 2000 2005 2008 2009 2012 2013 2014 2016 2017 Thái Lan 0.46 -0.87 -1.27 -1.42 -1.22 -1.31 -0.91 -0.99 -0.76 -0.73 Singapore 1.14 1.1 1.35 1.18 1.37 1.38 1.19 1.5 1.39 1.51 6 Malaysia 0.09 0.56 0.11 -0.04 -0.01 0.05 0.27 0.14 0.16 0.24 Lào -0.58 -0.49 0.02 -0.16 0.03 0.07 0.5 0.53 0.43 0.42 Campuchia -0.78 -0.4 -0.3 -0.56 -0.1 -0.14 0.02 0.21 0.17 0.11 Philippines -1.39 -1.18 -1.78 -1.73 -1.19 -1.08 -0.71 -1.38 -1.24 -1.12 Myanmar -1.67 -0.9 -1.09 -1.29 -0.94 -1.14 -1.09 -0.8 -1.08 -1.31 Indonesia -2 -1.52 -1.06 -0.75 -0.59 -0.52 -0.42 -0.37 -0.51 -0.53 Brunei 1.3 1.21 1.13 1.39 0.91 1.07 1.26 1.15 1.19 1.2 Việt Nam 0.41 0.48 0.16 0.27 0.27 0.25 -0.02 0.23 0.31 0.2 (Nguồn: Số liệu của World Bank qua các năm) * Các biến khác Ngoài các biến trên, để xem xét việc phân chia theo 2 nhóm nước: ASEAN-6 (Singapore, Thái Lan, Malaisia, Indonesia, Philippines và Brunei)và ASEAN-4 (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) có tác động như thế nào đến việc định hướng đầu tư của doanh nghiệp, tác giả đặt tiêu chí nhóm nước thành biến giả. Nhóm nước ASEAN-6 sẽ mang giá trị 1 và nhóm nước ASEAN-4 mang giá trị 0. 4.2.2.Kết quả ước lượng mô hình và kết luận rút ra từ mô hình Kết quả ước lượng mô hình * Mô hình đo lường các yếu tố từ phía nước chủ đầu tư (yếu tố đẩy) Bảng 4.8.Kết quả ước lượng mô hình đo lường các yếu tố đẩy Biến số OFDI OFDI OFDI 1 2 3 0.797 -0.788 0.313 LNgdp (0.658) (0.547) (0.607) -0.041 OPE (0.203) 14.21 13.90 EXR (0.330) (0.342) 1.408 1.78 1.539 PORISK (0.441) (0.324) (0.390) 1.881 1.655 1.117 AIA (0.147) (0.198) (0.331) 0.426 1.006 1.47 ** ACIA (0.667) (0.257) (0.049) -0.408 -1.264** -1.39*** AEC (0.441) (0.027) (0.012) GR -3.240*** -3.269*** -3.26***
  17. 16 (0.000) (0.000) (0.000) -2.591 31.43 7.774 Hệ số chặn (0.947) (0.276 (0.591) Số quan sát 103 103 103 Hệ số xác định 0.5127 0.5042 0.54995 Mean vif 18.08 11.11 2.89 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu với sự trợ giúp của phần mềm Stata; Giá trị trong ngoặc đơn là p-value, *,**,*** hệ số hồi quy có ý nghĩa ởmức 10%, 5% và 1%). Có thể thấy, trong các mô hình trên, các yếu tố về mặt chính sách không tác động nhiều đến việc ra quyết định đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường ASEAN. Nhưng việc ký kết các Hiệp định đầu tư và Hiệp định thương mại tự do có tác động nhất định đến đầu tư của các doanh nghiệp. Địa bàn đầu tư cũng có tác động đến việc lựa chọn địa bàn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam thường lựa chọn đầu tư sang các thị trường có thu nhập thấp, điều này phù hợp với quy luật dòng chảy của vốn FDI. Tuy nhiên, mặc dù AEC đã có hiệu lực, song tại Việt Nam, dường như tác động đang ngược chiều, có vẻ như các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự nhận thức được các cơ hội mà AEC tạo ra khi đầu tư sang thị trường ASEAN. Bên cạnh đó, trong các chính sách của chính phủ Việt Nam, chưa thực sự gắn kết với các cam kết về đầu tư, nhất là đầu tư ra nước ngoài. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam dường như còn nhiều việc phải làm để có thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. * Mô hình đo lường các yếu tố từ phía nước tiếp nhận đầu tư (yếu tố kéo) Kết quả ước lượng mô hình được thể hiện trong Bảng 4.9 dưới đây: Bảng 4.9.Kết quả ước lượng mô hình đo lường các yếu tố kéo Mô hình tác động ngẫu Biến số Mô hình POLS Mô hình OLS có Robust nhiên -0.031 0.052 0.052 LNgdp (0.933) (0.893) (0.905) -0.020 -0.023** -0.023** INFR (0.245) (0.015) (0.024) 0.017*** 0.015** 0.015** OPE (0.009) (0.015) (0.015) -2.961 -1.195 -1.195 EXP (0.488) (0.764) (0.764) 0.179*** 0.188*** 0.188*** RES (0.007) (0.004) (0.004) -13.001** -13.908*** -13.908** CORTAX (0.011) (0.009) (0.009) 1437.94* 1411.61 1411.61* LAB (0.064) (0.133) (0.088) -0.777 -0.8598* -0.8598* PORISK (0.147) (-0.100) (-0.100) 1.373 1.386* 1.386 AIA (0.130) (0.076) (0.133) 1.93 ** 1.18 *** 1.18 *** ACIA (0.022) ( 0.000) (0.000) -0.281 -0.181 -0.181 AEC (0.773) (0.781) (0.802) -2.98*** -2.78*** -2.78*** GR (0.000) (0.003) (0.000) 16.355*** 15.644*** 15.644*** Hệ số chặn (0.000) (0.000) (0.000) Số quan sát 103 103 103 Hệ số xác định 0.5963 0.5975 0.5975 Kết quả kiểm định lựa chibar2(01) =0.7 chọn mô hình Prob>Chibar2 =0.2015 Kết quả kiểm định bỏ sót F(3, 88) = 0.46 biến Prob > F = 0.7091 chi2(1) = 1.24 Kết quả kiểm định PSSS Prob > chi2 = 0.2655 Kiểm định tự tương quan chi2(1) = 36.77 bậc 1 Prob > chi2 = 0.000
  18. 17 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu với sự trợ giúp của phần mềm Stata; Giá trị trong ngoặc đơn là p-value, *,**,*** hệ số hồi quy có ý nghĩa ởmức 10%, 5% và 1%). Theo kết quả ước lượng ở Bảng 3.15, do kết quả kiểm định lựa chọn mô hình cho kết quả p-value lớn nên không bác bỏ H0, do đó mô hình POLS là phù hợp hơn mô hình tác động ngẫu nhiên. Kết quả kiểm định các vi phạm giả thuyết của mô hình POLS cho biết, mô hình không bỏ sót biến và có PSSS không đổi (do p-value lớn). Tuy nhiên mô hình bị tự tương quan bậc 1. Để kiểm soát vi phạm này, hồi quy OLS có Robust được lựa chọn. Như vậy, mô hình cuối cùng được sử dụng để phân tích là mô hình OLS có Robust. Kết quả ước lượng mô hình OLS có Robust cho biết, một số biến có ảnh hưởng đến ĐTTT của các doanh nghiệp Việt Nam sang các nước ASEAN như: Chi phí cơ sở hạ tầng (INFR), Độ mở của nền kinh tế (OPE), Tài nguyên thiên nhiên (RES), Thuế suất thu nhập doanh nghiệp (CORTAX), Năng suất lao động (LAB), Chỉ số ổn định chính trị (PORISK) và nhóm biến giả ATIGA, IGA, ACIA, GR. Ngược lại, hệ số hồi quy của các biến khác không có ý nghĩa thống kê. Cụ thể: Thứ nhất, chi phí cơ sở hạ tầng kỹ thuật làm giảm đầu tư sang ASEAN: Mặc dù cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư. Nhưng qua nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam thường đầu tư nhiều hơn vào những nước có cơ sở hạ tầng thấp hơn như Lào, Campuchia, Myanmar. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế không ảnh hưởng đến đến tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường ASEAN. Thứ ba, độ mở của nền kinh tế có tác động kích thích tăng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường ASEAN. Thứ tư, chỉ số giá quy đổi theo tỷ giá hối đoái có tác động làm giảm đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN. Thứ năm, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố chủ yếu làm tăng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ sáu, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp làm giảm vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại ASEAN, trong bài toán kinh doanh của doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ vấn đề này. Thứ bảy, chỉ số về lao động có tác động dương tới thu hút vốn đầu tư. Thứ tám, chỉ số về chính trị có tác động ngược chiều đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam trên ASEAN. Thứ chín, do có cùng trình độ phát triển kinh tế và năng lực về khoa học kỹ thuật nên dòng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam thường đổ vào các nước như Lào, Campuchia, Myanmar nhiều so với các nước khác trong khu vực. Thứ mười, các cam kết về tự do thương mại, tự do đầu tư trong ASEAN đều có tác động thuận tới việc đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. * Thảo luận kết quả nghiên cứu Một là, chính phủ cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Hai là, các yếu tố về chi phí sản xuất, chi phí cơ sở hạ tầng, chi phí về thuế thu nhập doanh nghiệp, năng suất lao động đều có tác động đến hiệu quả về đầu tư. Ba là, việc ký kết các Hiệp định trong ASEAN, trong đó có AEC có tác động thuận lợi tới đầu tư. CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG ASEAN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực trạng, kết quả từ mô hình, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, những hạn chế nguyên nhân từ phía nhà nước và doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTT sang ASEAN; trên cơ sở phân tích bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới, mục tiêu,định hướng và quan điểm đối với hoạt động ĐTTT của các doanh nghiệp sang ASEAN, tác giả đề xuất một số giải pháp, nhóm giải pháp, nhóm giải pháp
  19. 18 nhằm thúc đẩy ĐTTT của Việt Nam sang ASEAN trong đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau: 5.1.Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp sang ASEAN cho các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 5.1.1. Chủ động xây dựng chiến lược đầu tư có hiệu quả, chuẩn bị kỹ các điều kiện trước khi đầu tư và chiến lược kinh doanh Thứ nhất, chủ động xây dựng chiến lược đầu tư có hiệu quả. Thứ hai, chuẩn bị kỹ các điều kiện trước khi đầu tư sang ASEAN. Thứ ba, chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh tại nước tiếp nhận đầu tư. 5.1.2.Chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh - Về tài chính - Về chất lượng nguồn nhân lực. - Về trình độ công nghệ - Về quảng bá sản phẩm. 5.1.3.Đa dạng hóa các hình thức đầu tư Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang ASEAN chủ yếu tập trung vào hình thức đầu tư 100% vốn và một số ít theo hình thức liên doanh. Trong khi đó các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT hoặc linh hoạt chuyển đổi các hình thức đầu tư chưa được các doanh nghiệp nước ta chú ý. Thực tế, hình thức đầu tư BOT, BTO, BT tương đối phổ biến tại Việt Nam, đây là giải pháp đầu tư tương đối an toàn, ít rủi ro rất cần được các doanh nghiệp nước ta quan tâm nghiên cứu. 5.1.4.Tăng cường hợp tác với các tổ chức của Việt Nam ở trong và ngoài nước để nhận sự hỗ trợ cần thiết Thứ nhất, tích cực tham gia hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại nước ngoài. Thứ hai, tăng cường kết nối, trao đổi với cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại ASEAN. Hiện nay, hầu như ở các nướCasean, nhất là ở Lào, Campuchia đều có cộng đồng 5.1.5.Tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhà nước và xã hội Thái độ, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhà nước và xã hội thể hiện doanh nghiệp có tồn tại và thành công trên thị trường hay không. Doanh nghiệp cũng cần ý thức được trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc chủ động chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không những tại nước tiếp nhận đầu tư mà còn chính tại nước mình, phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư ra nước ngoài mà phải chấp hành nhiêm quy định của quốc gia sở tại cũng như các cam kết, thỏa thuận quốc tế mà Việt nam ký kết. 5.1.6.Tăng cường khai thác cơ hội đầu tư từ AEC Việc tuyên truyền về AEC từ các cấp ngành có liên quan còn quá yếu và thiếu. Doanh nghiệp chỉ mới tiếp cận được thông tin Việt Nam cam kết những gì, mở cửa thị trường bao nhiêu phần trăm, cắt giảm thuế đối với bao nhiêu danh mục mặt hàng…song thông tin về các nước đối tác, về những cam kết của những nước thành viên thuộc AEC, tỷ lệ mở cửa thị trường ở nước họ, những quy định về vi phạm hay những ưu đãi đầu tư ra sao… thì rất thiếu hoặc chưa được làm đầy đủ. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp dù biết nhưng chưa được hiểu đầy đủ, chưa biết làm thế nào để biến thách thức thành cơ hội, thậm chí chưa biết cách tận dụng những lợi thế và ưu đãi gì từ AEC… 5.2.Kiến nghị đối với Nhà nước 5.2.1.Xây dựng kế hoạch chiến lược tổng thể cấp quốc gia về đầu tư sang ASEAN gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ĐTTT sang ASEAN, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ KH&ĐT phối hợp với các bộ ngành liên quan và doanh nghiệp xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy ĐTRNN nói chung và sang ASEAN nói riêng. Năm 2009, Chính phủ đã ký ban hành Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài” ban hành kèm theo Quyết định số 236/QĐ-TTgngày 20/2/2009, tuy nhiên các giải pháp trong đề án chỉ mang tính ngắn hạn, chưa đồng bộ như chưa xây dựng được cơ chế
  20. 19 ưu đãi, hỗ trợ tài chính cho hoạt động ĐTRNN, hay chưa xây dựng quỹ hỗ trợ hoạt động ĐTRNN, chưa quy định rõ về trách nhiệm của các cơ quan tính pháp lý chưa cao. Xuất phát từ quan điểm ĐTRNN phải được coi là một bộ phận cấu thành trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội nói chung, tác giả cho rằng rất cần thiết phải xây dựng kế hoạch chiến lược tổng thể cấp quốc gia về ĐTRNN gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như của từng ngành, từng địa phương. Chỉ có chiến lược quốc gia mới có tầm nhìn dài hạn, mang tính tổng thể, thể hiện sự thống nhất về nhận thức và đồng bộ trong các giải pháp quản lý, điều hành, hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động này. Chỉ khi có chiến lược quốc gia mới tạo cơ sở và tạo động lực cho các doanh nghiệp trong việc xác định chiến lược, lộ trình đối với ĐTRNN của mình. 5.2.2.Các giải pháp hỗ trợ đầu tư trực tiếp sang ASEAN Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách về ĐTTT sang ASEAN nhằm tạo điều kiện thuận lợi và định hướng cho các nhà đầu tư Việt Nam an toàn và hiệu quả. Thứ hai, tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch về thủ tục hành chính về ĐTRNN; đơn giản hóa hồ sơ và các giấy tờ liên quan, rút ngắn thời gian, giảm chi phí xã hội cho nhà đầu tư. Thứ ba, hình thành đồng bộ các công cụ, biện pháp hỗ trợ hoạt động ĐTRNN, trong đó đặc biệt chú trọng các biện pháp hỗ trợ như tạo khuôn khổ pháp lý an toàn; hỗ trợ cung cấp thông tin chính sách và cơ hội đầu tư nước sở tại, bảo hộ quyền lợi của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài; có chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng đối với hoạt động ĐTRNN đối với một số dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn khuyến khích ĐTRNN theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thứ tư, khuyến khích, hỗ trợ việc thành lập và nâng cao hiệu quả các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại ASEAN. Thứ năm, kết nối giữa các nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài, tạo sức mạnh khi đầu tư vào các địa bàn cụ thể, đảm bảo phát huy thế mạnh của từng nhà đầu tư và bổ sung cho nhau cùng phát triển.. Thứ sáu, xây dựng cơ chế tôn vinh: thưởng, tặng những danh hiệu đối với nhà đầu tư thành đạt ở nước ngoài, có đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. 5.2.3.Các giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về hoạt động ĐTTT sang ASEAN trong bối cảnh hội nhập ASEAN Thứ nhất, xác định rõ nội hàm quản lý nhà nước về ĐTRNN. Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính đối với ĐTRNN theo hướng đơn giản thuận tiện, từng bước phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTRNN, tiến tới bỏ Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN; tăng quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của nhà đầu tư. Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ các giao dịch ngoại hối liên quan đến ĐTRNN; giảm dần và quản lý chặt chẽ hoạt động ĐTRNN có sử dụng vốn của nhà nước; kiểm soát các hành vi rửa tiền trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài, lách luật để chuyển tiền đầu tư, kinh doanh hoặc định cư ở nước ngoài. Thứ tư, nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý hoạt động ĐTRNN, bảo đảm hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước về ĐTRNN . Thứ năm, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển theo chiều sâu, tạo lợi thế trong cạnh tranh. 5.2.4.Tăng cường xúc tiến đầu tư sang ASEAN Thứ nhất, hình thành hệ thống thông tin quốc gia về ĐTTT sang ASEAN. Thứ hai, tiếp tục chủ động tham gia các hoạt động kinh tế quốc tế (tổ chức hội nghị quốc tế, hội chợ triển lãm quốc tế), mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với các quốc gia khác trên thế giới. Phát huy tối đa các lợi thế của thành viên WTO, các cam kết trong AEC.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2